Top 5 Bài soạn: Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội (Ngữ văn 8 - SGK Cánh diều) hay nhất

51.4k

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn: Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội (Ngữ văn 8 - SGK Cánh diều) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong...xem thêm ...

Top 0
(có 2 lượt vote)

Bài soạn: Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội - mẫu 1

Định hướng

1.1. Khái niệm:

Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội là kể lại một sự kiện đã diễn ra, để lại cho bản thân người tham gia nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc. Người viết phải là người tham gia trực tiếp, sử dụng ngôi kể thứ nhất (xưng “tôi” hoặc “chúng tôi”,…), kể lại những gì mình đã chứng kiến (sự việc, phong cảnh, thiên nhiên, con người,…), những hoạt động mình đã tham gia, thực hiện,…Trong khi kể, có thể kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả hay biểu cảm.

Chuyến đi có thể là đi du lịch cùng gia đình; đi tham quan một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử cùng bạn bè; đi thăm quê hương, gia đình của bạn bè trong dịp nghỉ;…Hoạt động xã hội có thể là các sinh hoạt đoàn, đội; các việc làm công ích, tình nguyện như hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ người già neo đơn;…


1.2. Để viết bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội, các em cần lưu ý:

- Chọn viết về một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội đã để lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc.

- Trước khi viết, cần tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý.

- Viết bài văn tự sự, kể theo ngôi thứ nhất

- Cần kết hợp kể lại sự việc và miêu tả không gian, cảnh vật, thiên nhiên, con người; phát biểu những nhận xét, cảm nghĩ của bản thân.


Thực hành

2.1. Thực hành viết theo các bước

Đề tài: Kể lại một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa mà em đã tham gia.

a) Chuẩn bị

- Đọc kĩ và tìm hiểu đề để biết yêu cầu đối với bài viết:

+ Trọng tâm cần làm rõ: một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa.

+ Kiểu văn bản chính: tự sự (kể lại).

+ Phạm vi kiến thức cần huy động: kiến thức thực tế, các hoạt động xã hội gần gũi với học sinh; kiến thức lịch sử, địa lí và thơ văn liên quan.

- Nhớ lại những sự việc, con người, cảnh vật,…và những ấn tượng, cảm xúc đặc sắc trong hoạt động xã hội mà em đã tham gia.

- Tìm đọc và tham khảo các bài viết kể về một hạot động xã hội.

- Ghi chép những nội dung liên quan và chuẩn bị tranh ảnh, tư liệu,…(nếu có) về hoạt động xã hội mà em đã tham gia.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý: Ngoài cách đặt câu hỏi có thể tìm ý bằng cách suy luận từ khái quát đến cụ thể. Chẳng hạn, với đề văn nêu trên, có thể tìm ý dựa vào cách suy luận như sau:

+ Xác định vấn đề (ý khái quát): một hoạt động xã hộ giàu ý nghĩa.

+ Phát triển ý khái quát thành các ý lớn: Ví dụ: mục đích của hoạt động, tổ chức hoạt động, quá trình hoạt động,…

+ Phát triển ý lớn thành các ý nhỏ: Ví dụ: Mục đích của hoạt động có thể là giúp đỡ, làm từ thiện, cải tạo môi trường,…

Từ các ý đã tìm được, các em có thể trình bày bằng một sơ đồ gồm ý khái quát (Hoạt động xã hội giàu ý nghĩa); ý phát triển là các nhánh ý lớn và các nhánh ý nhỏ như sau:

- Lập dàn ý: Trên cơ sở các ý đã tìm được, có thể lập dàn ý theo bố cục ba phần:

Mở bài

Giới thiệu khái quát: nêu tên một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa, mục đích và lí do em tham gia hoạt động đó.

Thân bài

Kể về hình thức tổ chức hoạt động (thành phần tham gia, thời gian, địa điểm,…).

Kể về quá trình tiến hành hoạt động (bắt đầu, hoạt động chính, kết thúc).

Nêu kết quả của hoạt động (về vật chất và về tinh thần)

Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của hoạt động và rút ra bài học sau khi tham gia hoạt động xã hội.

c) Viết

Dựa vào dàn ý để viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội. Trong khi viết, chú ý vận dụng cách viết mở bài và kết bài. Bài văn (viết trên lớp hoặc ở nhà) cần lưu ý:

- Đủ cấu trúc ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.

- Có thể mở bài bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Thân bài gồm các đoạn văn, mỗi đoạn văn là một ý lớn.

- Kết bài cần tổng hợp được các ý đã nêu ở thân bài.


* Bài viết mẫu tham khảo:

Sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, nó đã để lại bao đau thương và mất mát về cả mặt tinh thần lẫn vật chất đối với mỗi cá nhân trong cộng đồng, đặc biệt là những đứa trẻ mất đi gia đình, người thân của mình, lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Thật tình cờ khi em đọc được những bài báo liên quan đến thông tin đó, em đã đăng kí tham gia và may mắn trở thành viên của dự án “True love” gây quỹ ủng hộ trẻ em mồ côi, khó khăn do dịch Covid-19 tại Hồ Chí Minh.


Biết được chiến lược của ban Tổ chức đề ra, em đã vô cùng cảm thấy thích thú và hi vọng trải nghiệm quý báu này sẽ góp công sức nhỏ bé để giúp đỡ các em bé mồ côi, khó khăn thêm động lực, tiếp sức mạnh hướng về tương lại phía trước. Ngoài ra, Ban tổ chức mong muốn lan tỏa các thông điệp tích cực; phát huy tinh thần tương thân, tương ái, văn minh, nghĩa tình của người dân Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng nhằm giúp đỡ, chăm lo cho thanh thiếu nhi, người dân bị ảnh hưởng sau dịch Covid-19, các tấm gương kiên trì vượt qua khó khăn; đồng thời, tạo sân chơi giải trí lành mạnh cho đoàn viên, thanh niên, người hâm mộ thể thao, bóng đá trong nước và quốc tế. Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TPHCM dự kiến sẽ gây quỹ và hỗ trợ được ít nhất 1.500 trẻ em, người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố.


Theo Ban Tổ chức, Đội hình huyền thoại của CLB Borussia Dortmund sẽ tới Việt Nam thi đấu với Các ngôi sao Việt Nam (Vietnam All Stars). Trận đấu diễn ra trên Sân vận động Thống Nhất (TPHCM) vào 19 giờ 00 ngày 28/9. Sau khi kết thúc trận đấu, số tiền gây quỹ được sẽ trao đến địa phương nơi có những em bé mồ côi, gặp khó khăn. Và khi đó, những học sinh tham gia tự nguyện như chúng em sẽ theo các đoàn đến từng điểm nhà các em, động viên, hỏi thăm và trao các phần quà để ủng hộ tinh thần các bé.


Trong suốt quá trình chuyến đi thiện nguyện, em vẫn nhớ mãi hình ảnh em bé Trần Mai A với đôi mắt rưng rưng khi nhắc về khoảng thời gian khó khăn mất cả cha lẫn mẹ, em phải sống với bà nội già yếu, không còn khả năng làm ra kinh tế. Việc phải chăm lo cho bà, vừa phải đi nhặt đồng nát kiếm ăn, thật quá sức với một trẻ nhỏ mới 8 tuổi. Em bé có nói một câu mà khiến tim em như ngưng lại, nghèn ngào lúc ấy. Em nói “Em chỉ ước cha và mẹ sống lại”. Tham gia những hoạt động này, em mới thấm thía được nhiều bài học về những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đại dịch Covid diễn ra quá nặng nề và đau thương, cướp đi rất nhiều “bờ vai” vững chắc của các em nhỏ, mà không có gì có thể đánh đổi lại được. Cuộc sống của các em thật khắc nghiệt và khó khăn. Những nỗi đau mà các em phải trải qua chắc sẽ không bao giờ quên được.

Thông qua dự án này, em cũng hy vọng bản thân mình đã góp sức và lan tỏa được niềm hạnh phúc, động lực sống giúp cho những em bé được an ủi phần nào. Cũng nhờ việc làm đó mà em cảm thấy đáng sống và cảm thấy mình sống có ý nghĩa hơn. Mong rằng trong tương lai gần, em sẽ có cơ hội tham gia nhiều chuyến đi, nhiều dự án thiện nguyện hơn nữa để góp phần làm đẹp cho đời.


d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Đọc lại bài văn đã viết, đối chiếu với mục 1. Định hướng và yêu cầu đã nêu ở các bước (chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý) để:

- Kiểm tra về nội dung và hình thức (bố cục, diễn đạt, trình bày).

- Nhận biết các lỗi còn mắc phải và cách chỉnh sửa.

- Tự đánh giá kết quả viết.

Ví dụ, cách kiểm tra bài đã viết:


Phương diện kiểm tra

Câu hỏi kiểm tra

Nội dung

Mở bài:

Đã giới thiệu khái quát nội dung bài viết chưa? (Ở bài viết này là kể về một hoạt động xã hội.)

Thân bài:

- Có nêu được các nội dung cụ thể làm rõ cho nội dung khái quát đã nêu ở mở bài không? (Ở bài viết này là kể lại được chi tiết về một hoạt động xã hội theo một trình tự thống nhất.)

- Nội dung cụ thể có sinh động, đặc sắc, giàu sức thuyết phục không?

- Đã kết hợp được các phương thức biểu đạt khác trong khi viết hay chưa? (Ở bài viết này là kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm trong khi kể.)

- Có nêu được những suy nghĩ và cảm xúc sâu sắc không?

Kết bài:

Đã nêu được ý nghĩa của đề tài, nội dung bài viết hay chưa? (Ở bài viết này là ý nghĩa hoặc bài học thu được sau khi tham gia hoạt động xã hội.)

Hình thức

- Bài viết đã có đủ ba phần chưa? Nội dung (độ dài) các phần có cân đối chưa?

- Bài viết đã đủ ý chưa? Các ý có phù hợp với vấn đề nghị luận và luận điểm không? Có những ý nào trùng lặp nhau không?

- Bài viế có mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,…không?

Đánh giá chung

- Bài viết đáp ứng yêu cầu đạt mức độ nào?

- Em thấy hứng thú hoặc khó khăn nhất khi thực hiện phần nào trong tiến trình thực hành viết?


2.2. Rèn luyện kĩ năng viết mở bài và kết bài

a) Cách thức

- Mở bài trực tiếp: Người viết mở đầu bằng cách nêu trực tiếp vấn đề trọng tâm của bài (không có các câu dẫn dắt).

- Mở bài gián tiếp: Người viết bắt đầu bằng một số câu dẫn dắt, từ đó, nêu vấn đề trọng tâm của bài viết.

- Kết bài: Người viết tổng hợp lại các nội dung đã trình bày ở thân bài và thể hiện bằng một đoạn văn để kết thúc bài viết. Nội dung đoạn kết bài thường nêu lên suy nghĩ của người viết về ý nghĩa và bài học từ vấn đề đã viết.

b) Bài tập

Hãy viết mở bài hoặc kết bài cho đề văn: Kể lại một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa mà em đã tham gia, chứng kiến.


Trả lời:

- Mở bài: Sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, nó đã để lại bao đau thương và mất mát về cả mặt tinh thần lẫn vật chất đối với mỗi cá nhân trong cộng đồng, đặc biệt là những đứa trẻ mất đi gia đình, người thân của mình, lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Thật tình cờ khi em đọc được những bài báo liên quan đến thông tin đó, em đã đăng kí tham gia và may mắn trở thành viên của dự án “True love” gây quỹ ủng hộ trẻ em mồ côi, khó khăn do dịch Covid-19 tại Hồ Chí Minh.


- Kết bài: Thông qua dự án này, em cũng hy vọng bản thân mình đã góp sức và lan tỏa được niềm hạnh phúc, động lực sống giúp cho những em bé được an ủi phần nào. Cũng nhờ việc làm đó mà em cảm thấy đáng sống và cảm thấy mình sống có ý nghĩa hơn. Mong rằng trong tương lai gần, em sẽ có cơ hội tham gia nhiều chuyến đi, nhiều dự án thiện nguyện hơn nữa để góp phần làm đẹp cho đời.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 2 lượt vote)

Bài soạn: Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội - mẫu 2

Định hướng

(trang 29, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội là kể lại một sự kiện đã diễn ra, để lại cho bản thân người tham gia nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc. Người viết phải là người tham gia trực tiếp, sử dụng ngôi kể thứ nhất (xưng “tôi” hoặc “chúng tôi”,...), kể lại những gì mình đã chứng kiến (sự việc, phong cảnh, thiên nhiên, con người,...), những hoạt động minh đã tham gia, thực hiện.... Trong khi kể, có thể kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả hay biểu cảm.

Chuyến đi có thể là đi du lịch cùng gia đình; đi tham quan một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử cùng bạn bè; đi thăm quê hương, gia đình của bạn bè trong dịp nghỉ,... Hoạt động xã hội có thể là các sinh hoạt đoàn, đội; các việc làm công ích, tỉnh nguyện như hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ người già neo đơn,...

Để viết bài văn kể lại một chuyển đi hoặc một hoạt động xã hội, các em cần lưu ý.

- Chọn viết về một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội đã để lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc.

- Trước khi viết, cần tìm hiểu để, tìm ý và lập dàn ý.

- Viết bài văn tự sự, kể theo ngôi thứ nhất (xưng "tôi", "em" hoặc "chúng tôi", “chúng em”,...).

- Cần kết hợp kể lại sự việc và miêu tả không gian, cảnh vật, thiên nhiên, con người; phát biểu những nhận xét, cảm nghĩ của bản thân.


Thực hành

(trang 30, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Kể lại một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa mà em đã tham gia, chứng kiến.

Phương pháp giải:

Dựa vào hướng dẫn và thực hiện bài tập.

Lời giải chi tiết:

Bài làm

“Lá lành đùm lá rách” là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ bao đời nay truyền thống ấy vẫn được giữ gìn và phát huy. Để thực hiện điều đó, vừa qua trường học của em đã có một chuyến đi tình nguyện vô cùng ý nghĩa.


Hôm ấy là ngày chủ nhật đầu tiên của tháng hai, em cùng các bạn được cùng nhau đi thăm quan nhiều nơi với nhiều trải nghiệm thú vị. Hoạt động cuối cùng của chuyến đi là đến thăm làng trẻ em SOS khu vực Hà Nội. Trước khi tới đây em đã được biết nơi đây là nơi cưu mang rất nhiều trẻ em khuyết tật, cơ nhỡ bị bỏ rơi. Em và các bạn cùng lớp đã hồi hộp vô cùng vì đây là lần đầu tiên chúng em được tham gia một hoạt động thiện nguyện. Tại làng trẻ SOS, chúng em đã đi thăm nhiều bạn nhỏ khuyết tật, mồ côi và được chứng kiến những cô chú ở đây chăm sóc cho các bạn. Chúng em được vui chơi cùng các bạn, các bạn ấy rất thân thiện, có nhiều bạn khi biết chúng em đến chơi đã làm những món quà đẹp tặng cho chúng em.


Các bạn ở làng trẻ SOS có rất nhiều tài lẻ bạn biết chơi đàn, bạn biết thổi sáo còn có những bạn hát rất hay. Trong buổi thiện nguyện hôm đó, chúng em đã trao tặng cho các bạn rất nhiều đồ dùng học tập. Mong rằng những món quà đó có thể giúp ích được cho các bạn. Lúc chia tay ra về chúng em thấy xúc động vô cùng. Hoá ra trên đời này còn có nhiều bạn không may mắn đến vậy, nhưng cũng thật tốt khi các bạn được các cô chú tận tình chăm sóc, yêu thương. Có nhiều bạn trong lớp em không nỡ rời đi, các bạn ôm lấy nhau để chào tạm biệt. Ngay cả khi xe đã chuyển bánh các bạn ở làng trẻ SOS vẫn đứng từ xa vẫy chào chúng em.


Lần đầu tiên đi thiện nguyện với em là một trải nghiệm khó quên. Em mong rằng sau này có thể tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện hơn nữa để được giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh hơn mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 1 lượt vote)

Bài soạn: Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội - mẫu 3

Thực hành

2.1. Thực hành theo các bước 

Đề bài: Kể lại một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa mà em đã tham gia, chứng kiến.

=> Xem hướng dẫn giải

Sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, nó đã để lại bao đau thương và mất mát về cả mặt tinh thần lẫn vật chất đối với mỗi cá nhân trong cộng đồng, đặc biệt là những đứa trẻ mất đi gia đình, người thân của mình, lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Thật tình cờ khi em đọc được những bài báo liên quan đến thông tin đó, em đã đăng kí tham gia và may mắn trở thành viên của dự án “True love” gây quỹ ủng hộ trẻ em mồ côi, khó khăn do dịch Covid-19 tại Hồ Chí Minh.


Biết được chiến lược của ban Tổ chức đề ra, em đã vô cùng cảm thấy thích thú và hi vọng trải nghiệm quý báu này sẽ góp công sức nhỏ bé để giúp đỡ các em bé mồ côi, khó khăn thêm động lực, tiếp sức mạnh hướng về tương lại phía trước. Ngoài ra, Ban tổ chức mong muốn lan tỏa các thông điệp tích cực; phát huy tinh thần tương thân, tương ái, văn minh, nghĩa tình của người dân Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng nhằm giúp đỡ, chăm lo cho thanh thiếu nhi, người dân bị ảnh hưởng sau dịch Covid-19, các tấm gương kiên trì vượt qua khó khăn; đồng thời, tạo sân chơi giải trí lành mạnh cho đoàn viên, thanh niên, người hâm mộ thể thao, bóng đá trong nước và quốc tế. Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TPHCM dự kiến sẽ gây quỹ và hỗ trợ được ít nhất 1.500 trẻ em, người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố.


Theo Ban Tổ chức, Đội hình huyền thoại của CLB Borussia Dortmund sẽ tới Việt Nam thi đấu với Các ngôi sao Việt Nam (Vietnam All Stars). Trận đấu diễn ra trên Sân vận động Thống Nhất (TPHCM) vào 19 giờ 00 ngày 28/9. Sau khi kết thúc trận đấu, số tiền gây quỹ được sẽ trao đến địa phương nơi có những em bé mồ côi, gặp khó khăn. Và khi đó, những học sinh tham gia tự nguyện như chúng em sẽ theo các đoàn đến từng điểm nhà các em, động viên, hỏi thăm và trao các phần quà để ủng hộ tinh thần các bé.


Trong suốt quá trình chuyến đi thiện nguyện, em vẫn nhớ mãi hình ảnh em bé Trần Mai A với đôi mắt rưng rưng khi nhắc về khoảng thời gian khó khăn mất cả cha lẫn mẹ, em phải sống với bà nội già yếu, không còn khả năng làm ra kinh tế. Việc phải chăm lo cho bà, vừa phải đi nhặt đồng nát kiếm ăn, thật quá sức với một trẻ nhỏ mới 8 tuổi. Em bé có nói một câu mà khiến tim em như ngưng lại, nghèn ngào lúc ấy. Em nói “Em chỉ ước cha và mẹ sống lại”. Tham gia những hoạt động này, em mới thấm thía được nhiều bài học về những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đại dịch Covid diễn ra quá nặng nề và đau thương, cướp đi rất nhiều “bờ vai” vững chắc của các em nhỏ, mà không có gì có thể đánh đổi lại được. Cuộc sống của các em thật khắc nghiệt và khó khăn. Những nỗi đau mà các em phải trải qua chắc sẽ không bao giờ quên được.


Thông qua dự án này, em cũng hy vọng bản thân mình đã góp sức và lan tỏa được niềm hạnh phúc, động lực sống giúp cho những em bé được an ủi phần nào. Cũng nhờ việc làm đó mà em cảm thấy đáng sống và cảm thấy mình sống có ý nghĩa hơn. Mong rằng trong tương lai gần, em sẽ có cơ hội tham gia nhiều chuyến đi, nhiều dự án thiện nguyện hơn nữa để góp phần làm đẹp cho đời.


2.2. Rèn kĩ năng viết

Đề bài: Hãy viết mở bài hoặc kết bài cho đề văn: Kể lại một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa mà em đã tham gia.

=> Xem hướng dẫn giải

Mở bài:
“Thương người như thể thương thân” - đạo lý đó luôn nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Vào sáng thứ bảy tuần trước, lớp em đã có buổi từ thiện đến trường tiểu học Hùng Sơn thuộc xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
Kết bài:
Em rất thích những cuộc từ thiện ở quê hương, hay trường học của em, những buổi tình nguyện từ thiện giúp em rất nhiều trong cuộc sống. Đó là những bài ngoại khóa, hay những bài học thực tế để em có thể hiểu cuộc sống này nhiều hơn nữa.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 1 lượt vote)

Bài soạn: Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội - mẫu 4

I. Định hướng.

1. Khái niệm:

Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội là kể lại một sự kiện đã diễn ra, để lại cho bản thân người tham gia nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc. Người viết phải là người tham gia trực tiếp, sử dụng ngôi kể thứ nhất (xưng “tôi” hoặc “chúng tôi”,…), kể lại những gì mình đã chứng kiến (sự việc, phong cảnh, thiên nhiên, con người,…), những hoạt động mình đã tham gia, thực hiện,…Trong khi kể, có thể kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả hay biểu cảm.

– Chuyến đi có thể là đi du lịch cùng gia đình; đi tham quan một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử cùng bạn bè; đi thăm quê hương, gia đình của bạn bè trong dịp nghỉ;…Hoạt động xã hội có thể là các sinh hoạt đoàn, đội; các việc làm công ích, tình nguyện như hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ người già neo đơn;…


2. Để viết bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội, các em cần lưu ý:

– Chọn viết về một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội đã để lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc.

– Trước khi viết, cần tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý.

– Viết bài văn tự sự, kể theo ngôi thứ nhất (xưng “tôi”, “em” hoặc “chúng tôi”, “chúng em”,…)

– Cần kết hợp kể lại sự việc và miêu tả không gian, cảnh vật, thiên nhiên, con người; phát biểu những nhận xét, cảm nghĩ của bản thân.


II. Thực hành.

1. Thực hành viết.

Đề tài: Kể lại một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa mà em đã tham gia.

a) Chuẩn bị:

– Đọc kĩ và tìm hiểu đề để biết các thông tin chính trước khi viết:

+ Trọng tâm cần làm rõ: một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa.

+ Kiểu văn bản chính: tự sự (kể lại).

+ Phạm vi kiến thức cần huy động: kiến thức thực tế, các hoạt động xã hội gần gũi với học sinh; kiến thức lịch sử, địa lí và thơ văn liên quan.

– Nhớ lại những sự việc, con người, cảnh vật,…và những ấn tượng, cảm xúc đặc sắc trong hoạt động xã hội mà em đã tham gia, chứng kiến.

– Tìm đọc và tham khảo các bài viết kể về một hạot động xã hội.

– Ghi chép những nội dung liên quan và chuẩn bị tranh ảnh, tư liệu,…(nếu có) về hoạt động xã hội mà em đã tham gia, chứng kiến.

b) Tìm ý và lập dàn ý.

– Tìm ý: Ngoài cách tìm ý bằng việc đặt câu hỏi, sách Ngữ văn 8 cung cấp thêm một số cách khác. Tùy vào yêu cầu của mỗi đề văn, các em lựa chọn cách tìm ý và lập dàn ý cho phù hợp. Chẳng hạn, với đề văn nêu trên, có thể tìm ý dựa vào cách suy luận từ khái quát đến cụ thể như sau:

+ Xác định vấn đề (ý khái quát): một hoạt động xã hộ giàu ý nghĩa.

+ Phát triển ý cụ thể cấp 1 (ý lớn): có thể xác định một số ý lớn như mục đích của hoạt động, hình thức tổ chức, quá trình hoạt động,…

+ Phát triển ý cụ thể cấp 2 (ý nhỏ): từ mỗi ý lớn, triển khai, phát triển thành các ý nhỏ. Ví dụ: Mục đích của hoạt động có thể là giúp đỡ đối tượng nào đó, làm từ thiện,…

Từ các ý đã tìm được, các em có thể trình bày bằng một sơ đồ gồm ý trọng tâm (Hoạt động xã hội giàu ý nghĩa); ý phát triển là các nhánh lớn (ý cấp 1) và các nhánh nhỏ (ý cấp 2) như sau:

– Lập dàn ý: Trên cơ sở các ý đã tìm được, có thể lập dàn ý theo bố cục ba phần:

  • Mở bài

– Giới thiệu khái quát: nêu tên một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa mà em đã tham gia.

  • Thân bài:

– Nêu mục đích của hoạt động, lí do em tham gia hoạt động đó.

– Kể về hình thức tổ chức hoạt động (thành phần tham gia, thời gian, địa điểm,…).

– Kể về quá trình tiến hành hoạt động (bắt đầu, hoạt động chính, kết thúc).

– Nêu kết quả của hoạt động (về vật chất và về tinh thần).

  • Kết bài:

– Khẳng định ý nghĩa và bài học sau khi tham gia hoạt động xã hội.

c) Viết.

Dựa vào dàn ý để viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội. Trong khi viết, chú ý vận dụng cách viết mở bài và kết bài. Bài văn (viết trên lớp hoặc ở nhà) cần lưu ý:

– Đủ cấu trúc ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.

– Có thể mở bài bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

– Thân bài gồm các đoạn văn, mỗi đoạn văn là một ý lớn.

– Kết bài cần tổng hợp được các ý đã nêu ở thân bài.


* Bài viết mẫu tham khảo:

Sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, nó đã để lại bao đau thương và mất mát về cả mặt tinh thần lẫn vật chất đối với mỗi cá nhân trong cộng đồng, đặc biệt là những đứa trẻ mất đi gia đình, người thân của mình, lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Thật tình cờ khi em đọc được những bài báo liên quan đến thông tin đó, em đã đăng kí tham gia và may mắn trở thành viên của dự án “True love” gây quỹ ủng hộ trẻ em mồ côi, khó khăn do dịch Covid-19 tại Hồ Chí Minh.


Biết được chiến lược của ban Tổ chức đề ra, em đã vô cùng cảm thấy thích thú và hi vọng trải nghiệm quý báu này sẽ góp công sức nhỏ bé để giúp đỡ các em bé mồ côi, khó khăn thêm động lực, tiếp sức mạnh hướng về tương lại phía trước. Ngoài ra, Ban tổ chức mong muốn lan tỏa các thông điệp tích cực; phát huy tinh thần tương thân, tương ái, văn minh, nghĩa tình của người dân Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng nhằm giúp đỡ, chăm lo cho thanh thiếu nhi, người dân bị ảnh hưởng sau dịch Covid-19, các tấm gương kiên trì vượt qua khó khăn; đồng thời, tạo sân chơi giải trí lành mạnh cho đoàn viên, thanh niên, người hâm mộ thể thao, bóng đá trong nước và quốc tế. Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TPHCM dự kiến sẽ gây quỹ và hỗ trợ được ít nhất 1.500 trẻ em, người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố.


Theo Ban Tổ chức, Đội hình huyền thoại của CLB Borussia Dortmund sẽ tới Việt Nam thi đấu với Các ngôi sao Việt Nam (Vietnam All Stars). Trận đấu diễn ra trên Sân vận động Thống Nhất (TPHCM) vào 19 giờ 00 ngày 28/9. Sau khi kết thúc trận đấu, số tiền gây quỹ được sẽ trao đến địa phương nơi có những em bé mồ côi, gặp khó khăn. Và khi đó, những học sinh tham gia tự nguyện như chúng em sẽ theo các đoàn đến từng điểm nhà các em, động viên, hỏi thăm và trao các phần quà để ủng hộ tinh thần các bé.


Trong suốt quá trình chuyến đi thiện nguyện, em vẫn nhớ mãi hình ảnh em bé Trần Mai A với đôi mắt rưng rưng khi nhắc về khoảng thời gian khó khăn mất cả cha lẫn mẹ, em phải sống với bà nội già yếu, không còn khả năng làm ra kinh tế. Việc phải chăm lo cho bà, vừa phải đi nhặt đồng nát kiếm ăn, thật quá sức với một trẻ nhỏ mới 8 tuổi. Em bé có nói một câu mà khiến tim em như ngưng lại, nghèn ngào lúc ấy. Em nói “Em chỉ ước cha và mẹ sống lại”. Tham gia những hoạt động này, em mới thấm thía được nhiều bài học về những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đại dịch Covid diễn ra quá nặng nề và đau thương, cướp đi rất nhiều “bờ vai” vững chắc của các em nhỏ, mà không có gì có thể đánh đổi lại được. Cuộc sống của các em thật khắc nghiệt và khó khăn. Những nỗi đau mà các em phải trải qua chắc sẽ không bao giờ quên được.

Thông qua dự án này, em cũng hy vọng bản thân mình đã góp sức và lan tỏa được niềm hạnh phúc, động lực sống giúp cho những em bé được an ủi phần nào. Cũng nhờ việc làm đó mà em cảm thấy đáng sống và cảm thấy mình sống có ý nghĩa hơn. Mong rằng trong tương lai gần, em sẽ có cơ hội tham gia nhiều chuyến đi, nhiều dự án thiện nguyện hơn nữa để góp phần làm đẹp cho đời.


d) Kiểm tra và chỉnh sửa.

Đọc lại bài văn đã viết, đối chiếu với mục 1. Định hướng và yêu cầu đã nêu ở các bước (chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý) để:

– Kiểm tra về nội dung và hình thức (bố cục, diễn đạt, trình bày).

– Nhận biết các lỗi còn mắc phải và cách chỉnh sửa.

– Tự đánh giá kết quả viết.

Ví dụ, cách kiểm tra bài đã viết:

Phương diện kiểm traCâu hỏi kiểm traNội dung

  • Mở bài:

– Đã giới thiệu khái quát nội dung bài viết chưa? (Ở bài viết này là kể về một hoạt động xã hội.)

  • Thân bài:

– Có nêu được các nội dung cụ thể làm rõ cho nội dung khái quát đã nêu ở mở bài không? (Ở bài viết này là kể lại được chi tiết về một hoạt động xã hội theo một trình tự thống nhất.)

– Nội dung cụ thể có sinh động, đặc sắc, giàu sức thuyết phục không?

– Đã kết hợp được các phương thức biểu đạt khác trong khi viết hay chưa? (Ở bài viết này là kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm trong khi kể.)

– Có nêu được những suy nghĩ và cảm xúc sâu sắc không?

  • Kết bài:

– Đã nêu được ý nghĩa của đề tài, nội dung bài viết hay chưa? (Ở bài viết này là ý nghĩa hoặc bài học thu được sau khi tham gia hoạt động xã hội.)

Hình thức– Bài viết đã có đủ ba phần chưa? Nội dung (độ dài) các phần có cân đối chưa?

– Bài viết đã đủ ý chưa? Các ý có phù hợp với vấn đề nghị luận và luận điểm không? Có những ý nào trùng lặp nhau không?

– Bài viế có mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,…không?

Đánh giá chung– Bài viết đáp ứng yêu cầu đạt mức độ nào?

– Em thấy hứng thú hoặc khó khăn nhất khi thực hiện phần nào trong tiến trình thực hành viết?


2. Rèn luyện kĩ năng viết mở bài và kết bài.

a) Cách thức:

Mở bài trực tiếp: Người viết mở đầu bằng cách nêu trực tiếp vấn đề trọng tâm của bài (không có các câu dẫn dắt).

Mở bài gián tiếp: Người viết bắt đầu bằng một số câu dẫn dắt, từ đó, nêu vấn đề trọng tâm của bài viết.

Kết bài: Người viết tổng hợp lại các nội dung đã trình bày ở thân bài và thể hiện bằng một đoạn văn để kết thúc bài viết. Nội dung đoạn kết bài thường nêu lên suy nghĩ của người viết về ý nghĩa và bài học từ vấn đề đã viết.

b) Bài tập.

Hãy viết mở bài hoặc kết bài cho đề văn: Kể lại một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa mà em đã tham gia, chứng kiến.

Bài làm:

Mở bài: Sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, nó đã để lại bao đau thương và mất mát về cả mặt tinh thần lẫn vật chất đối với mỗi cá nhân trong cộng đồng, đặc biệt là những đứa trẻ mất đi gia đình, người thân của mình, lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Thật tình cờ khi em đọc được những bài báo liên quan đến thông tin đó, em đã đăng kí tham gia và may mắn trở thành viên của dự án “True love” gây quỹ ủng hộ trẻ em mồ côi, khó khăn do dịch Covid-19 tại Hồ Chí Minh.

Kết bài: Thông qua dự án này, em cũng hy vọng bản thân mình đã góp sức và lan tỏa được niềm hạnh phúc, động lực sống giúp cho những em bé được an ủi phần nào. Cũng nhờ việc làm đó mà em cảm thấy đáng sống và cảm thấy mình sống có ý nghĩa hơn. Mong rằng trong tương lai gần, em sẽ có cơ hội tham gia nhiều chuyến đi, nhiều dự án thiện nguyện hơn nữa để góp phần làm đẹp cho đời.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn: Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội - mẫu 5

Định hướng trang 29 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội là kể lại một sự kiện đã diễn ra, để lại cho bản thân người tham gia nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc. Người viết phải là người tham gia trực tiếp, sử dụng ngôi kể thứ nhất (xưng “tôi” hoặc “chúng tôi”,...), kể lại những gì mình đã chứng kiến (sự việc, phong cảnh, thiên nhiên, con người,...), những hoạt động minh đã tham gia, thực hiện.... Trong khi kể, có thể kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả hay biểu cảm.

Chuyến đi có thể là đi du lịch cùng gia đình; đi tham quan một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử cùng bạn bè; đi thăm quê hương, gia đình của bạn bè trong dịp nghỉ,... Hoạt động xã hội có thể là các sinh hoạt đoàn, đội; các việc làm công ích, tỉnh nguyện như hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ người già neo đơn,...

Để viết bài văn kể lại một chuyển đi hoặc một hoạt động xã hội, các em cần lưu ý.

- Chọn viết về một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội đã để lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc.

- Trước khi viết, cần tìm hiểu để, tìm ý và lập dàn ý.

- Viết bài văn tự sự, kể theo ngôi thứ nhất (xưng "tôi", "em" hoặc "chúng tôi", “chúng em”,...).

- Cần kết hợp kể lại sự việc và miêu tả không gian, cảnh vật, thiên nhiên, con người; phát biểu những nhận xét, cảm nghĩ của bản thân.


Thực hành trang 30 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Kể lại một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa mà em đã tham gia, chứng kiến.

Trả lời:

Bài làm

“Thương người như thể thương thân” - đạo lý đó luôn nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Vào sáng thứ bảy tuần trước, lớp em đã có buổi từ thiện đến trường tiểu học Hùng Sơn thuộc xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.


Khi nghe thầy cô phổ biến về điều kiện khó khăn trong học tập cũng như trong kinh tế của gia đình các em học sinh trường tiểu học Hùng Sơn. Lớp em đã có kế hoạch quyên góp các vật dụng sinh hoạt hằng ngày như quần áo, đồ dùng học tập như bút, thước, sách vở… Tuy là những món đồ cũ nhưng chúng em luôn hi vọng rằng sẽ giúp một phần nào đó cho cuộc sống của các bạn nơi vùng cao.


Đúng sáu giờ sáng có mặt và tập trung tại trường, chúng em với niềm hăm hở và háo hức hơn so với ngày thường khi ngồi trên xe đi đến một miền đất mới, được gặp các bạn mới. Ngồi ở trên xe, cả lớp hát những bài hát vui nhộn và quen thuộc như “Lớp chúng mình”, “Em là búp măng non”… tạo nên không khí thật náo nhiệt và “độ nóng” cho chuyến đi. Sau gần hai tiếng ngồi trên xe, tuy có hơi mệt một chút vì đường gồ ghề và nhiều ổ gà nhưng nụ cười luôn nở trên môi các bạn. Được thông báo trước, các thầy cô và các bạn ở đây đã chuẩn bị rất chu đáo và đón tiếp đoàn chúng em rất nhiệt tình và niềm nở. Các bạn mặc bộ quần áo đẹp hơn. Sân trường, lớp học được quét dọn sạch sẽ, bảng đen được lau chùi kĩ càng, bàn ghế được sắp xếp ngay ngắn.


Mọi thứ thật tươm tất và sẵn sàng để đón những vị khách từ xa đến. Ngoài kia, những vườn rau xanh tươi tốt của những lớp học bán trú được chăm sóc và làm cỏ sạch sẽ. Luống rau sạch sẽ mang lại những bữa ăn đạm bạc nhưng giàu tình đoàn kết và sự che chở lẫn nhau của các bạn ở vùng cao phải sống xa cha mẹ. Trước khi đến đây, chúng em được biết gia đình các bạn rất khó khăn, đồng thời điều kiện đi lại rất nguy hiểm. Những lúc trời mưa thì lũ quét, bùn lầy, trời nắng thì đất nứt nẻ, khô cằn. Và có thể, chính những điều đó đã tôi luyện cho các bạn học sinh nơi đây sự chăm chỉ, chịu khó.


Sau khi gửi lời chào và lời hỏi thăm tới các thầy cô và các bạn, đoàn chúng em mang những thùng mì tôm, những bao gạo, tập sách vở… từ trên ô tô xuống. Các thầy cô rất vui và xúc động, gửi lời cảm ơn sâu sắc. Các bạn học sinh thì rất hăm hở, cẩn thận nhận món quà từ chúng em. Khi phát quà xong, trời cũng đã trưa. Mọi người chia nhau đi hái rau và nấu cơm. Mọi người đều vui vẻ trò chuyện và sẻ chia công việc với nhau giúp chúng em cảm thấy rất thân thiết và gần gũi. Bữa cơm tuy rất đơn giản, nhưng mọi người ăn rất ngon miệng với tiếng cười rôm rả.


Những việc nhỏ nhoi mà bản thân có thể làm nhưng có thể đem đến niềm vui cho người khác làm bản thân mình cảm thấy có ích hơn đối với xã hội, với cuộc sống. Ở cuộc sống này có những con người đang cần lắm những tấm lòng như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “Sống trên đời sống, cần có một tấm lòng”. 


Khi đã thu dọn xong mọi thứ, chúng em chuẩn bị ra về cho buổi học ngày mai. Trước khi ra về, mọi người đều lưu luyến, bịn rịn chẳng muốn rời. Buổi từ thiện đã để lại cho em những kỉ niệm khó quên và có những người bạn mới thật thú vị. Hy vọng rằng sau này em có thể tham gia nhiều hoạt động từ thiện hơn nữa để làm những việc có ích.


Em rất thích những cuộc từ thiện ở quê hương, hay trường học của em, những buổi tình nguyện từ thiện giúp em rất nhiều trong cuộc sống. Đó là những bài ngoại khóa, hay những bài học thực tế để em có thể hiểu cuộc sống này nhiều hơn nữa.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .