Top 6 Bài soạn "Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) hay nhất
Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) hay nhất mà Alltop đã tổng hợp trong...xem thêm ...
Bài soạn "Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 1
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
- Đề 1
- Đề 2
Chọn một trong hai đề văn sau để thực hành kĩ năng viết:
Đề 1: Suy nghĩ về những tấm gương vượt qua số phận của chính mình.
Đề 2: Viết bài văn nghị luận bàn về sức mạnh của ý chí con người trong cuộc sống nhân học các đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng và Chiến thắng Mtao Mxây
Đề 1
Suy nghĩ về những tấm gương vượt qua số phận của chính mình.
Phương pháp giải:
- Ôn lại kiến thức cũ
- Áp dụng vào bài -> Những tấm gương vượt qua số phận của chính mình
Lời giải chi tiết:
Dàn ý
Mở bài: Dẵn dắt và giới thiệu về vẻ đẹp của những con người vượt qua số phân của chính mình
Thân bài:
+ Giới thiệu khái quát một số tấm gương vượt qua số phận tiêu biểu -> vẻ đẹp chung của họ
+ Giải thích khái niệm ý chí, nghị lực và sức mạnh của phẩm chất tinh thần
+ Lí giải vì sao ý chí, nghị lực có thẻ trở thành sức mạnh giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách tưởng như không thể vượt qua
+ Chứng minh: Nêu lên và phân tích các ví dụ trong cuộc sống và trong văn học về những con người đã vượt qua số phận, đã chiến thắng nhờ có ý chí mạnh mẽ
+ Bình luận
Kết luận: khẳng định và đánh giá khái quát lại vấn đề
Bài làm
Mỗi chúng ta khi sinh ra đời chúng ta không thể tự lựa chọn cha mẹ hay số phận cho chính mình được. Tạo hóa cho mỗi con người một số phận khác nhau. Có những người vừa sinh ra đã gặp nhiều may mắn hạnh phúc có ba mẹ yêu thương, sinh ra trong một gia đình giàu có sung túc. Ngược lại có những người vừa sinh ra đã thiệt thòi bởi hoàn cảnh của gia đình khó khăn, hoặc bị ba mẹ bỏ rơi không cha không mẹ, có những người sinh ra đã không được khỏe mạnh bằng chúng bạn của mình, thiệt thòi hơn các bạn rất nhiều. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì những con người chúng ta đều cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Có những người dù bị thiệt thòi trong cuộc sống nhưng họ không vì thế mà buông xuôi cuộc đời mình mà luôn cố gắng vươn lên trong cuộc sống để không thua kém bạn bè. Những con người đó thật sự là tấm gương sáng để cho chúng ta noi theo, thái độ sống tích cực của họ.
Trong xã hội của chúng ta còn nhiều con người chịu nhiều thiệt thòi đó họ không đầu hàng số phận không chấp nhận mình sẽ là gánh nặng của gia đình và xã hội họ cố gắng vươn lên trong cuộc sống của chính mình quả là một điều thật sự đáng ngưỡng mộ. Như thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí một con người đã chịu rất nhiều trong cuộc sống khi sinh ra đã bị liệt hai tay. Nhưng bằng nghị lực phi thường của mình thầy đã cố gắng học viết chữ bằng chân. Những ngày đầu tập viết những nét chữ viết bằng tay còn khó khăn thì những nét chữ bằng chân vô cùng khó. Nhưng thầy Nguyễn Ngọc Kí vẫn kiên nhẫn tập viết mỗi ngày để rồi thầy có thể theo đuổi sự nghiệp học hành của mình. Rồi thầy Nguyễn Ngọc Kí đã thi đỗ đại học rồi trở thành một thầy giáo. Một thầy giáo dạy giỏi viết chữ bằng chân. Đó chính là một nỗ lực phi thường của mỗi con người.
Những con người thiệt thòi, khi họ sinh ra đã không được lành lặn nhưng chính nhờ ý chí, nghị lực sống phi thường của mình mà họ đã vươn lên trở thành những con người thành đạt không hề thua kém những người lành lặn. Thậm chí, nhiều bạn trẻ khỏe mạnh lành lặn nhưng sự nỗ lực trong cuộc sống lại không. Họ để cho những thói hư tật xấu trong cuộc sống cám dỗ mình rồi trở thành những kẻ tội phạm gây ra những tội ác ghê rợn. Những bạn trẻ này thật sự là gánh nặng của xã hội, họ thật sự không biết tận dụng những lợi thế mà cuộc sống, tạo hóa đã ban tặng cho mình sống hoài sống phí tuổi trẻ tương lai của mình. Trong khi đó nhiều người vừa sinh ra do những ảnh hưởng của chất độc màu da cam, hoặc do tạo hóa nên khi vừa chào đời họ đã thiệt thòi, nhưng họ vẫn luôn sống có ích, có ước mơ hoài bão của mình.
Cái đáng quý nhất của mỗi con người này chính là nghị lực sống kiên cường, phi thường của họ. Dù cuộc sống có nhiều khắc nghiệt nhưng họ vẫn vươn lên trong cuộc sống với những ước mơ, hoài bão vô cùng lớn lao. Những con người này thường phải nỗ lực gấp hai, ba lần thậm chí mười lần so với người khỏe mạnh bình thường nhưng họ lại tạo ra những kỳ tích mà người khỏe mạnh bình thường cũng không làm được. Dù tạo hóa không công bằng với họ nhưng họ không trông chờ vào lòng từ bi, thương hại của người khác mà luôn chủ động trong cuộc sống của mình. Thậm chí họ còn tạo nên nhiều thành công khiến cho người khác phải nể phục. Họ sinh ra có thể thiếu đi một bộ phận nào đó trên cơ thể nhưng bằng bàn tay khối óc của mình họ đã kiên cường vươn lên trong cuộc sống. Họ quyết khẳng định vị trí của mình không làm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chính trái tim khối óc, ý chí của con người đã chiến thắng mọi thứ trong cuộc sống. Những con người có nghị lực sống thì không có khó khăn nào có thể làm họ gục ngã.
Đề 2
Viết bài văn nghị luận bàn về sức mạnh của ý chí con người trong cuộc sống nhân học các đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng và Chiến thắng Mtao Mxây
Phương pháp giải:
- Ôn lại kiến thức cũ
- Áp dụng vào bài
Lời giải chi tiết:
Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của ý chí trong cuộc sống
Thân bài
- Giải thích: “Ý chí” là tinh thần, khả năng, năng lực vượt qua thử thách để thực hiện mục tiêu trong cuộc sống của mình
+ Có ý chí, con người sẽ vượt qua được thử thách, mạnh mẽ đứng lên sau thất bại
- Biểu hiện:
+ Luôn có tinh thần vượt khó khắn
+ Sống có mục tiêu, ước mơ, hoài bão, nỗ lực thực hiện ước mơ đó
+ Luôn chăm chỉ, siêng năng, cần cù trong mọi công việc
+ Có kế hoạch rõ ràng, luôn trau dồi học hỏi
- Ý nghĩa:
+ Là nhân tố quyết định thành công của một người
+ Giúp họ sống tích cực và đúng đắn, không sa ngã vào tệ nạn
- Dẫn chứng:
+ Thầy Nguyễn Ngọc Ký
+ Hồ Chí Minh: Vượt qua đại dương, đi hơn 30 nước tìm đường giải phóng dân tộc
- Phản đề:
+ Có một số bộ phận sống không ý chí, mục tiêu, hoài bão
+ Sống buông thả, sa vào tệ nạn xã hội
Kết bài: Bài học về rèn luyện ý chí
Bài làm
Xung quanh chúng ta, có biết bao nhiêu người đã vượt lên số phận, chiến thắng hoàn cảnh khắc nghiệt để vươn đến điều tốt đẹp nhất. Đó thực sự là tấm gương để mỗi người học tập, rèn luyện. Cũng vì thế mà nghị lực sống luôn được coi trọng và phát huy không ngừng nghỉ.
Nghị lực sống của con người trước hết chính là bản lĩnh, sự cố gắng, kiên cường để vượt lên tất cả những khó khăn và thử thách. Để có được nghị lực phi thường đó thì bắt buộc con người đó phải chịu quá nhiều vất vả, nhiều dằn vặt. Đây có thể coi là động lực để hình thành nên ý chí, nghị lực này.
Đâu đây trong cuộc sống, chúng ta vẫn bắt gặp không ít người, không ít số phận có được nghị lực vươn lên như vậy. Hình ảnh cậu bé tàn tật vẫn lê la xung quanh khu chợ mỗi buổi chiều tà, ánh mắt cậu buồn rười rượi để bán vé số. Những bước đi nặng nề ấy giữa tiết trời nắng chang chang và tiếng rao vé số như xé lòng. Dù đói nghèo, dù tàn tật nhưng cậu vẫn cố gắng để nuôi sống bản thân, để có thể không phải ngửa tay xin người khác. Một cuộc đời tàn nhưng không phế khiến mọi người rớt nước mắt. Chính nghị lực, sự nỗ lực đã khiến cậu bé vượt lên chính mình, trước kết là vượt lên sự kì thị của mọi người và lòng tự ti của bản thân mình.
Nghị lực sống của con người còn được biểu hiện rất đơn giản, thường xuyên trong cuộc sống, và nó tồn tại ở trong chính con người bạn.Con đườngđại học gian nan, với nhiều thử thách ở phía trước. Bạn muốn chạm vào cánh cổng đại học, nơi bạn có thể thực hiệnước mơcủa mình. Bạn phải cố gắng, phải kiên cường, phải tìm tòi. Nếu không có nghị lực thì liệu rằng bạn có thể đạt được ước mơ đó không.
Khi đã có nghị lực trong con người mình thì bạn sẽ thấy mình trường thành hơn, học tập được nhiều điều. Những người có nghị lực là những người có thể tự đứng lên bằng chính đôi chân, bằng sức lực của bản thân, không dựa dẫm, ỉ lại vào bất kỳ ai. Đây không phải là điều mà ai cũng có thể làm được.
Nghị lực sẽ giúp bạn có thể tự tin đương đầu với thử thách, sóng gió, kể cả nỗi bất hạnh và mất mát bạn cũng có thể chịu đựng được. Là bởi vì bạn đã được rèn giũa, tôi luyện hằng hằng bằng chính nghị lực của bản thân. Chắc hẳn chúng ta chưa quên hình ảnh người thầy Nguyễn Ngọc Ký với sự cố gắng, nỗ lực, vượt lên chính mình để có thể trở thành người có ích cho xã hội như hiện nay. Không phải tự nhiên mà họ thành tài, cũng không phải trời thương, trời cho. Đó chính là quá trình cố gắng, kiên trì, miệt mài và không ít lần rơi nước mắt để có thể đạt được kết quả đáng ngưỡng mộ này. Đó chính là nghị lực phi thường, một nghị lực khiến ai cũng phải ngưỡng mộ và ngạc nhiên.
Tuy nhiên, bên cạnh những người biết vươn lên, có nghị lực thì có một số người có lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, ý chí tiến thủ. Điều này thật nguy hại khi chính bản thân họ đang tự đưa mình vào ngõ cụt. Không cố gắng, không có chí tiến thủ, không biết tự hoàn thiện mình thì chắc chắn sẽ chỉ mãi mãi là người đi sau. Xã hội cần những con người có ý chí và nghị lực chứ không cần những kẻ có bằng cấp nhưng thiếu thực lực.
Mỗi chúng ta hiện nay đang là học sinh, đang ngồi trên ghế nhà trường thì nghị lực là điều vô cùng quan trọng. Rèn luyện đức tính này thì bạn sẽ là người có một bước đệm chạm vào tương lai rất dễ dàng. Nghị lực sống của con người là điều mà mỗi người cần cố gắng, cần rèn luyện để có thể hoàn thiện bản thân và trở thành người có ích cho xã hội.
Bài soạn "Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 2
Định hướng
a) Nghị luận về một vấn đề xã hội có thể bàn luận về một tư tưởng, đạo lí,... nhưng cũng có thể nghị luận về một hiện tượng có thực trong đời sống con người, sự việc,...) hoặc một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
- Vấn đề xã hội đưa ra bàn luận có thể là hiện tượng tích cực, cũng có thể là hiện tượng tiêu cực hoặc có cả hai.
- Như thế đòi hỏi người viết cần thể hiện được quan điểm của mình, từ đó phân tích, biểu dương cái tốt, cái đẹp và lên án, phê phán cái sai, vạch trần cái xấu, cái ác,..., nêu lên hướng khắc phục, giúp người đọc hiểu và làm theo cái đúng, có nhận thức và hành động tích cực,...
* Tìm hiểu bài mẫu: Khi ta thay đổi thế giới sẽ đổi thay
Câu hỏi (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Đoạn trích nêu lên hiện tượng gì của đời sống?
- Nhận biết luận điểm và cách triển khai luận điểm.
- Nhận biết các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ trong văn bản.
- Quan điểm và thái độ của người viết về vấn đề nêu lên là gì?
Trả lời
- Đoạn trích nêu lên hiện tượng: Đổ lỗi, nói dối, không có trách nhiệm với hành động của mình.
- Luận điểm và cách triển khai luận điểm:
+ Đổ lỗi là cách hành xử mà nhiều người mắc phải.
+ Cần thay đổi, tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
- Các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ trong văn bản:
+ Giải thích: thế nào là đổ lỗi
+ Phân tích: Cách hành xử không đúng
+ Chứng minh: Câu chuyện của bản thân tác giả
+ Bác bỏ: Những lí do khiến người ta đổ lỗi cho người khác.
- Quan điểm và thái độ của người viết về vấn đề nêu lên: Phê phán, không ủng hộ việc đổ lỗi, quy tội cho người khác, không chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
b) Để viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội các em cần chú ý:
- Tìm hiểu đề (đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài, xác định các thao tác lập luận, xác định phạm vi dẫn chứng của bài viết); xem lại các tác phẩm đã học liên quan đến vấn đề xã hội đặt ra của đề bài, ...
- Xác định các luận điểm, luận cứ trong bài viết, lựa chọn các dẫn chứng tiêu biểu cho mỗi luận cứ.
- Triển khai bài viết đảm bảo sáng rõ ý kiến và hệ thống luận điểm; cấu trúc chặt chẽ; sử dụng các bằng chứng thuyết phục - chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ.
- Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và suy nghĩ của bản thân.
Thực hành
Bài tập (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chọn một trong hai đề văn sau để thực hành kĩ năng viết:
Đề 1: Suy nghĩ về những tấm gương vượt qua số phận của chính mình.
Đề 2: Viết bài văn nghị luận bàn về sức mạnh của ý chi con người trong cuộc sống nhân học các đoạn trích “Hê-ra-clét đi tìm tảo vàng” và “Chiến thắng Mtao Mxây”.
a) Chuẩn bị (ví dụ với đề 1)
Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề:
- Về nội dung: nêu lên suy nghĩ về hiện tượng những con người vượt qua số phận cần ca ngợi, biểu dương.
- Về thao tác nghị luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
- Về phạm vi dẫn chứng: có thể lấy bằng chứng từ những con người và sự việc trong đời sống, từ các tác phẩm văn học hay những tấm gương từ sách, báo và phương tiện thông tin đại chúng, ...
b) Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
+ Thế nào là vượt qua số phận của chính mình?
→ “Số phận” là những điều đã được an bài từ trước theo quy luật của thiên mệnh hay là cách chúng ta thường nói về những khó khăn trở ngại trong cuộc đời? Nếu hiểu “số phận” gắn với những lời thở than, trách móc thì cụm từ này thiên nhiều về hàm ý nói về những rào cản, những “ranh giới” trong cuộc sống. “Những người không chịu thua số phận” là những người có bản lĩnh và nghị lực để vượt qua những ranh giới ấy.
+ Để vượt qua được số phận cần đến những phẩm chất gì?
→ Dũng cảm, kiên trì, bền bỉ, có lòng quyết tâm và ý chí sắt đá.
+ Tại sao những phẩm chất ấy lại có thể tạo nên sức mạnh, giúp con người vượt qua được số phận của chính mình?
→ Những phẩm chất ấy có thể tạo nên sức mạnh, chúng hợp lại tạo nên cho chúng ta một tinh thần tốt, suy nghĩ thông suốt, không dễ bị khuất phục bởi những khó khăn thường xuyên xảy đến, giúp con người có đủ sức bền để có thể vượt lên, đạt tới đích đến cuối cùng.
+ Những tấm gương vượt qua số phận được thể hiện cụ thể như thế nào?
→ Những tấm gương vượt qua số phận: Nguyễn Sơn Lâm – chinh phục Phan xi păng bằng nạng gỗ; Cô gái “xương thủy tinh” Nguyễn Phương Anh; Nick Vujicic; Stephen Hawking – "ông hoàng vật lý", nhà bác học huyền thoại, tác giả cuốn sách nổi tiếng "Lược sử thời gian"; …
+ Có thể rút ra bài học gì từ những tấm gương vượt qua số phận ấy?
→ Rút ra bài học: Trong hoàn cảnh đầy đủ tiện nghi sung túc, được sống trong sự yêu thương, quan tâm của cha mẹ, xã hội thì không ít học sinh, thanh niên tự đánh mất mình, lao vào tệ nạn xã hội, lối sống vô nghĩa ăn chơi, hưởng thụ, không biết cố gắng phấn đấu, để trở thành người có ích cho xã hội, đất nước.
- Trách nhiệm của chúng ta: Giúp đỡ, yêu thương, tương trợ lẫn nhau
- Lập dàn ý bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý tìm được thành ba phần theo gợi ý sau đây:
Mở bài
Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần bàn luận (vẻ đẹp của những con người vượt qua số phận của chính mình).
Thân bài
Lần lượt triển khai vấn đề nêu ở mở bài theo một trình tự nhất định. Tham khảo gợi ý sau đây:
+ Giới thiệu khái quát một số tấm gương vượt qua số phận tiêu biểu; từ đó, rút ra vẻ đẹp chung: họ đều vượt qua khó khăn, thử thách của cuộc sống bằng sức mạnh của ý chí, nghị lực con người.
+ Giải thích khái niệm ý chí, nghị lực và sức mạnh của phẩm chất tinh thần:
- Ý chí, nghị lực là phẩm chất tinh thần của một con người, một cộng đồng, dân tộc, thể hiện quyết tâm rất cao, không lùi bước trước khó khăn, gian khổ nhằm đạt bằng được mục đích đã đề ra.
- Nêu lên những biểu hiện cụ thể của ý chí, nghị lực: Ý chí của con người được thể hiện qua suy nghĩ, tình cảm và đặc biệt qua các hành động, việc làm.
- Lí giải vì sao ý chí, nghị lực có thể trở thành sức mạnh giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách tưởng như không thể vượt qua.
+ Chứng minh: Nêu lên và phân tích các ví dụ trong cuộc sống và trong văn học về những con người đã vượt qua số phận, đã chiến thắng nhờ có ý chí mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực của cuộc sống xưa và nay (trong lịch sử dụng nước, giữ nước trong cuộc sống lao động, chiến đấu; trong hoạt động văn hoá, thể thao; trong nghiên cứu, học tập,... Cũng có thể lấy ví dụ về những nhân vật trong các tác phẩm văn học để phân tích và làm sáng tỏ sức mạnh của ý chí, nghị lực trong cuộc sống).
+ Bình luận:
- Đề cao vai trò của ý chí, nghị lực trong cuộc sống và phê phán những biểu hiện thiếu ý chí, nghị lực (nản chí, ngại khó, yếu đuối,...).
+ Liên hệ và nêu lên phương hướng rèn luyện bản thân để có sức mạnh ý chí, nghị lực trong cuộc sống.
Kết bài
Khẳng định và đánh giá khái quát lại vấn đề đã bàn luận: sự cần thiết phải có ý chí, nghị lực trong cuộc sống.
c) Viết
* Bài viết mẫu tham khảo:
Trong cuộc sống, có những con người không may mắn khi chào đời. Tạo hóa đã thật bất công với họ. Trong số ấy không ít người chấp nhận số phận, thở ngắn than dài ngậm ngùi cho qua ngày tháng. Nhưng, vẫn có rất nhiều người trong số họ đã ko chấp nhập sự bằng lòng, họ đã dũng cảm và bền bỉ vượt lên sự an bài của tạo hóa. Thật đáng quý!
Lá xanh tươi rồi cũng sẽ về với cội, cuộc sống con người hối hả rồi cũng sẽ lắng vào dòng cát bụi thời gian. Nên lá kia đâu thể mãi màu xanh tháng năm. Nên tuổi đời con người đâu thể “Hai lần thắm lại”. Cho nên là người thì phải sống một cuộc đời có ý nghĩa. Phải có ý chí, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh, vượt lên những khó khăn, gian nan phía trước. Giống như anh Nguyễn Ngọc Ký, anh Hoa Xuân Tứ, anh Đỗ Trọng Khôi… họ đều là những người không may mắn nhưng họ vẫn tự mình vươn lên. Họ là “những người không chịu thua số phận”, là những tấm gương sáng cho tất cả chúng ta học tập.
“Số phận” ở đây được hiểu là những nỗi khốn khổ về hoàn cảnh hoặc bất hạnh (tàn tật, khiếm khuyết,…) về thể xác của một ai đó. Xưa nay, số phận thường được nhiều người coi là sự an bài của ông trời, do trời định đoạt “Ngẫm hay muôn sự tại trời” (Nguyễn Du, “Truyện Kiều”) nên người có số phận bất hạnh thường có tâm lí cam chịu, trời phạt đành chịu…“Những người không chịu thua số phận” là những con người có ý chí, nghị lực, niềm tin vào cuộc sống. Họ không đầu hàng trước số phận mà mạnh mẽ vươn lên để sống một cuộc sống có ích và ý nghĩa.
Những con người không chịu thua số phận là những con người có nhận thức đúng đắn về số phận, họ nhận ra rằng số phận nằm trong tay mỗi con người và họ quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho mình và người thân, để trở thành người có ích….Họ là những người có nhiều đóng góp cho xã hội, họ tự phục vụ mình, làm ra của cải nuôi sống bản thân, giảm bớt gánh nặng cho gia đình, cho xã hội, cống hiến cho xã hội…Họ là những tấm gương sáng, tấm gương vươn lên trên nỗi bất hạnh của mình để cất lên những tiếng ca ca ngợi cuộc đời, nhen lên niềm tin lẽ sống cho mọi người…
Nếu như chim mang tiếng hót cho đời thêm vui, nếu như hoa mang vẻ đẹp cho đời thêm sắc, thì nghị lực, không chịu thua số phận đã mang lại cho họ những điều đáng quý. “Không chịu thua số phận” giúp họ có tinh thần, quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để sống có ích, sống có cống hiến cho xã hội, giảm bớt gánh nặng cho gia đình… “Tàn” nhưng không “phế”, bằng khả năng của mình họ đã có nhiều thành công và khẳng định được mình trong xã hội. Hơn hết, họ là những tấm gương sáng để lại trong chúng ta bài học sâu sắc về nghị lực và ý chí vươn lên. Chính những tấm gương về họ dạy cho chúng ta phải biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để thực hiện hoài bão ước mơ. Không ai khác, họ là thần tượng của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày hôm nay. Không đao to búa lớn, chính cuộc đời họ - “những người không chịu thua số phận” là thông điệp cao cả về lối sống có ích. Làm thơ, viết văn, dạy học… bằng những công việc thầm lặng, họ đã cống hiến cho xã hội như cây xanh làm đẹp cho đời, điểm tô cho cuộc sống. Họ là bài học lớn cho thể hệ trẻ hôm nay, trong hoàn cảnh đầy đủ tiện nghi sung túc, được sống trong sự yêu thương, quan tâm của cha mẹ, xã hội thì không ít học sinh, thanh niên tự đánh mất mình, lao vào tệ nạn xã hội, lối sống vô nghĩa ăn chơi, hưởng thụ, không biết cố gắng phấn đấu, để trở thành người cho ích cho xã hội, đất nước.
Hiểu vậy, biết để mỗi người trong chúng ta, nhất là thế hệ trẻ càng phải hiểu mình phải sống ra sao, sống thế nào cho xứng với chân giá trị làm người. Soi vào những tấm gương cao cả ấy để không ngừng hoàn thiện bản thân. Con đừơng dẫn đến thành công không bằng phẳng bao giờ. Vậy nên, càng phải thấm rằng: “Trên đường dẫn đến thành công không có vết chân của kẻ lười biếng” . Trên vạn dặm, hãy biết chọn một dặm đường và đi cho đến. Để một lúc nào đó quay lại nhìn lại ta hiểu rằng, cuộc đời này đã có gương mặt của ta.
Tương lai đang đợi chờ ta phía trước. Để có một tương lai rạng rỡ, mỗi chúng ta hãy sống nhiệt tình và trọn vẹn với hiện tai . Dẫu những ngày ta đang sống còn gian khổ, khó khăn đến mức nào thì cũng hãy vững tin mà sống. Bạn hãy tự đi trên đôi bàn chân của chính mình , chắc chắn bạn sẽ tới cái đích mà bạn muốn!
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của mình về những con người, những tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công (như anh Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng tay, dùng chân viết chữ; anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay, dùng vai viết chữ; anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt đã tự học, trở thành nhà thơ; anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động, liệt toàn thân đã tự học, trở thành nhà văn,…) sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Đọc lại bài văn đã viết. Đối chiếu với các yêu cầu đã nêu ở các bước chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý) để kiểm tra và chỉnh sửa theo gợi ý sau:
Nội dung kiểm tra
Yêu cầu cụ thể
Bố cục ba phần
- Mở bài: Đã giới thiệu được vấn đề xã hội cần bàn luận chưa?
- Thân bài:
+ Có giới thiệu được khái quát một số tấm gương vượt qua số phận tiêu biểu hay không? + Có giải thích được khái niệm ý chí, nghị lực và lí giải vì sao ý chí, nghị lực tạo nên sức mạnh không?
+ Đã phân tích, chứng minh được sức mạnh ý chí, nghị lực thể hiện qua các nhân vật đã nêu ở phần khái quát để làm sáng tỏ hệ thống luận điểm chưa?
+ Có nêu được ý kiến bình luận vấn đề và liên hệ, phát biểu được suy nghĩ riêng của người viết không?
- Kết bài: Có khái quát được ý nghĩa của vấn đề không?
Các lỗi còn mắc
- Lỗi về ý: thiếu ý, lặp ý, lạc ý.
- Lỗi về trình bày, chính tả, dùng từ và diễn đạt.
Đánh giá chung
- Bài viết đáp ứng yêu cầu đạt mức độ nào?
- Em thấy hứng thú hoặc khó khăn nhất khi thực hiện phần nào trong tiến trình thực hành viết?
Bài soạn "Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 3
Định hướng
a) Nghị luận về một vấn đề xã hội có thể bàn luận về một tư tưởng, đạo lí, nhưng cũng có thể phát biểu, trao đổi về một hiện tượng có thực trong đời sống (con người, sự việc...) hoặc một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học Vấn đề xã hội đưa ra ban luận có thể là hiện tượng tích cực, cũng có thể là hiện tượng tiêu cực hoặc cả hai. Như thế đòi hỏi người viết cần thể hiện được quan điểm của mình, từ đó, phân tích, biểu dương cái tốt, cái đẹp và lên án phê phán cái sau, vạch trần cái xấu, cái ác... nêu lên hướng khắc phục, giúp người đọc hiểu và làm theo cái đúng. có nhận thức và hành động tích cực,
b) Để viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, các em cần chú ý:
- Tìm hiểu để (đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài, xác định các thao tác lập luận, xác định phạm vi dẫn chứng của bài viết); xem lại các tác phẩm đã học liên quan đến vấn đề xã hội đặt ra của đề bài....
- Xác định các luận điểm, luận cứ trong bài viết, lựa chọn các dẫn chứng tiêu biểu.
- Triển khai bài viết đảm bảo sáng rõ ý kiến và hệ thống luận điểm; cấu trúc chặt chẽ, sử dụng các bằng chứng thuyết phục – chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ.
Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và suy nghĩ của bản thân
Thực hành
Đề bài: Suy nghĩ về những tấm gương vượt lên số phận của chính mình.
Bài văn tham khảo
Mỗi chúng ta đều có cuộc đời của riêng mình và không ai có quyền tự lựa chọn số phận cho chính mình. Bạn sinh ra trong hạnh phúc, đầy đủ về vật chất và tinh thần, nhưng ngoài kia có biết bao số phận đang ngày đêm vật lộn trước số phận bất hạnh của chính mình. Đó là điều đáng quý trọng hơn bao giờ hết.
Vượt lên số phận của chính mình là sự vươn lên, không chịu khuất phục trước số phận bất hạnh của chính bản thân mình. Cuộc đời bạn nghèo khó, khốn khổ, bạn không chấp nhận sự bất công đó mà luôn cố gắng, nỗ lực để kiếm tìm một cuộc sống có nhiều sự tốt đẹp hơn – đó chính là vượt lên số phận của chính mình. Ngay cả khi bạn đã đầy đủ về mọi mặt, đôi khi bạn cũng cần vượt lên nó để làm những điều mình thật sự muốn, thật sự thích. Hài lòng với những gì mình có đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận sự an bài của số phận và bạn sẽ rất khó có thể phát triển bản thân mình theo đúng cách.
Trong cuộc sống, ta có thể bắt gặp được những tấm gương luôn phấn đấu, vượt lên số phận bất hạnh của chính mình. Ngay từ xa xưa, chắc hẳn các bạn đã nghe đến câu chuyện về Mạc Đĩnh Chi – một trạng nguyên trẻ dưới thời Trần Anh Tông. Sự thật thuở nhỏ, nhà ông rất nghèo, không có cả đèn để học. Như một số người họ sẽ chấp nhận số phận, bỏ con đường học hành và thay vào đó là đi kiếm cơm. Nhưng Mạc Trang nguyên thì không. Ông ban ngày vẫn làm việc phụ giúp gia đình, ban đêm, ông bắt đom đóm, cho vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách. Chính ánh đèn lập lòe mờ nhạt trong đêm tối đó đã làm rạng rỡ thêm về nhân vật này – một tấm gương sáng về tinh thần vượt lên số phận của chính mình.
Hay như ngày nay, hình ảnh nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký không còn xa lạ với chúng ta – một tấm gương sáng cho tinh thần vượt lên số phận. Sinh ra với cơ thể không lành lặn, thầy bị tật nguyền hai tay và không thể cầm bút viết. Nhưng bằng ý chí, nghị lực phi thường của mình, thầy đã dùng chân để viết. Ban đầu thầy gặp rất nhiều khó khăn nhưng bằng sự kiên trì, nỗ lực không mệt mỏi, thầy đã có thể tiếp tục sự nghiệp học hành của chính mình và trở thành một nhà giáo xuất sắc.
Mọi người trong xã hội đều như vậy, đều mang trong mình những suy nghĩ vượt lên số phận của chính mình. Họ luôn nỗ lực, kiên trì và thành công đã mỉm cười với họ như một niềm an ủi “làm tốt lắm”. Chúng ta cũng vậy, cũng cần có tinh thần như vậy. Hãy noi theo những tấm gương sáng về tinh thần vượt lên số phận của chính mình để không chịu khuất phục trước nó. Trong cuộc đời sẽ có một khoảng trời nhỏ dành riêng cho bạn, hãy kiếm tìm nó bằng chính đôi tay của mình.
Bài soạn "Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 4
1. ĐỊNH HƯỚNG
a) Nghị luận về một vấn đề xã hội có thể bàn luận về một tư tưởng, đạo lí,... nhưng cũng có thể nghị luận về một hiện tượng có thực trong đời sống con người, sự việc,...) hoặc một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
- Vấn đề xã hội đưa ra bàn luận có thể là hiện tượng tích cực, cũng có thể là hiện tượng tiêu cực hoặc có cả hai.
- Như thế đòi hỏi người viết cần thể hiện được quan điểm của mình, từ đó phân tích, biểu dương cái tốt, cái đẹp và lên án, phê phán cái sai, vạch trần cái xấu, cái ác,..., nêu lên hướng khắc phục, giúp người đọc hiểu và làm theo cái đúng, có nhận thức và hành động tích cực,...
Đọc văn bản: KHI TA THAY ĐỔI, THẾ GIỚI SẼ ĐỔI THAY
Trả lời câu hỏi:
Câu 1. Đoạn trích nêu lên hiện tượng gì của đời sống?
Trả lời
Đoạn trích nêu lên hiện tượng: Đổ lỗi, nói dối, không có trách nhiệm với hành động của mình.
Câu 2. Nhận biết luận điểm và cách triển khai luận điểm.
Trả lời
- Luận điểm và cách triển khai luận điểm:
+ Đổ lỗi là cách hành xử mà nhiều người mắc phải.
+ Cần thay đổi, tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
Câu 3. Nhận biết các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ... trong văn bản.
Trả lời
- Các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ trong văn bản:
+ Giải thích: thế nào là đổ lỗi
+ Phân tích: Cách hành xử không đúng
+ Chứng minh: Câu chuyện của bản thân tác giả
+ Bác bỏ: Những lí do khiến người ta đổ lỗi cho người khác.
Câu 4. Quan điểm và thái độ của người viết về vấn đề nêu lên là gì?
Trả lời
- Quan điểm và thái độ của người viết về vấn đề nêu lên: Phê phán, không ủng hộ việc đổ lỗi, quy tội cho người khác, không chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
b) Để viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội các em cần chú ý:
- Tìm hiểu đề (đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài, xác định các thao tác lập luận, xác định phạm vi dẫn chứng của bài viết); xem lại các tác phẩm đã học liên quan đến vấn đề xã hội đặt ra của đề bài, ...
- Xác định các luận điểm, luận cứ trong bài viết, lựa chọn các dẫn chứng tiêu biểu cho mỗi luận cứ.
- Triển khai bài viết đảm bảo sáng rõ ý kiến và hệ thống luận điểm; cấu trúc chặt chẽ; sử dụng các bằng chứng thuyết phục - chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ.
- Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và suy nghĩ của bản thân.
2. THỰC HÀNH
Bài tập: Chọn một trong hai đề văn sau để thực hành kĩ năng viết:
Đề 1: Suy nghĩ về những tấm gương vượt qua số phận của chính mình.
Đề 2: Từ các đoạn trích được học "Hê-ra-clét đi tìm táo vàng" và " Chiến thắng Mtao Mxây", viết bài văn nghị luận bàn về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.
a) Chuẩn bị
*Với đề 1
Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề:
- Về nội dung: nêu lên suy nghĩ về hiện tượng những con người vượt qua số phận cần ca ngợi, biểu dương.
- Về thao tác nghị luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
- Về phạm vi dẫn chứng: có thể lấy bằng chứng từ những con người và sự việc trong đời sống, từ các tác phẩm văn học hay những tấm gương từ sách, báo và phương tiện thông tin đại chúng, ...
*Với đề 2
Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề:
- Về nội dung: nêu lên suy nghĩ về ý chí của con người thông qua hình tượng Hê-ra-clét và Đăm Săn
- Về thao tác nghị luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
- Về phạm vi dẫn chứng: có thể lấy bằng chứng từ 2 văn bản "Hê-ra-clét đi tìm táo vàng" và " Chiến thắng Mtao Mxây"
b) Tìm ý và lập dàn ý
*Với đề 1
- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
+ Thế nào là vượt qua số phận của chính mình?
→ “Số phận” là những điều đã được an bài từ trước theo quy luật của thiên mệnh hay là cách chúng ta thường nói về những khó khăn trở ngại trong cuộc đời? Nếu hiểu “số phận” gắn với những lời thở than, trách móc thì cụm từ này thiên nhiều về hàm ý nói về những rào cản, những “ranh giới” trong cuộc sống. “Những người không chịu thua số phận” là những người có bản lĩnh và nghị lực để vượt qua những ranh giới ấy.
+ Để vượt qua được số phận cần đến những phẩm chất gì?
→ Dũng cảm, kiên trì, bền bỉ, có lòng quyết tâm và ý chí sắt đá.
+ Tại sao những phẩm chất ấy lại có thể tạo nên sức mạnh, giúp con người vượt qua được số phận của chính mình?
→ Những phẩm chất ấy có thể tạo nên sức mạnh, chúng hợp lại tạo nên cho chúng ta một tinh thần tốt, suy nghĩ thông suốt, không dễ bị khuất phục bởi những khó khăn thường xuyên xảy đến, giúp con người có đủ sức bền để có thể vượt lên, đạt tới đích đến cuối cùng.
+ Những tấm gương vượt qua số phận được thể hiện cụ thể như thế nào?
→ Những tấm gương vượt qua số phận: Nguyễn Sơn Lâm – chinh phục Phan xi păng bằng nạng gỗ; Cô gái “xương thủy tinh” Nguyễn Phương Anh; Nick Vujicic; Stephen Hawking – "ông hoàng vật lý", nhà bác học huyền thoại, tác giả cuốn sách nổi tiếng "Lược sử thời gian"; …
+ Có thể rút ra bài học gì từ những tấm gương vượt qua số phận ấy?
→ Rút ra bài học: Trong hoàn cảnh đầy đủ tiện nghi sung túc, được sống trong sự yêu thương, quan tâm của cha mẹ, xã hội thì không ít học sinh, thanh niên tự đánh mất mình, lao vào tệ nạn xã hội, lối sống vô nghĩa ăn chơi, hưởng thụ, không biết cố gắng phấn đấu, để trở thành người có ích cho xã hội, đất nước.
- Trách nhiệm của chúng ta: Giúp đỡ, yêu thương, tương trợ lẫn nhau
- Lập dàn ý
Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần bàn luận (vẻ đẹp của những con người vượt qua số phận của chính mình).
Thân bài
Lần lượt triển khai vấn đề nêu ở mở bài theo một trình tự nhất định. Tham khảo gợi ý sau đây:
+ Giới thiệu khái quát một số tấm gương vượt qua số phận tiêu biểu; từ đó, rút ra vẻ đẹp chung: họ đều vượt qua khó khăn, thử thách của cuộc sống bằng sức mạnh của ý chí, nghị lực con người.
+ Giải thích khái niệm ý chí, nghị lực và sức mạnh của phẩm chất tinh thần:
- Ý chí, nghị lực là phẩm chất tinh thần của một con người, một cộng đồng, dân tộc, thể hiện quyết tâm rất cao, không lùi bước trước khó khăn, gian khổ nhằm đạt bằng được mục đích đã đề ra.
- Nêu lên những biểu hiện cụ thể của ý chí, nghị lực: Ý chí của con người được thể hiện qua suy nghĩ, tình cảm và đặc biệt qua các hành động, việc làm.
- Lí giải vì sao ý chí, nghị lực có thể trở thành sức mạnh giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách tưởng như không thể vượt qua.
+ Chứng minh: Nêu lên và phân tích các ví dụ trong cuộc sống và trong văn học về những con người đã vượt qua số phận, đã chiến thắng nhờ có ý chí mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực của cuộc sống xưa và nay (trong lịch sử dụng nước, giữ nước trong cuộc sống lao động, chiến đấu; trong hoạt động văn hoá, thể thao; trong nghiên cứu, học tập,... Cũng có thể lấy ví dụ về những nhân vật trong các tác phẩm văn học để phân tích và làm sáng tỏ sức mạnh của ý chí, nghị lực trong cuộc sống).
+ Bình luận:
- Đề cao vai trò của ý chí, nghị lực trong cuộc sống và phê phán những biểu hiện thiếu ý chí, nghị lực (nản chí, ngại khó, yếu đuối,...).
+ Liên hệ và nêu lên phương hướng rèn luyện bản thân để có sức mạnh ý chí, nghị lực trong cuộc sống.
Kết bài: Khẳng định và đánh giá khái quát lại vấn đề đã bàn luận: sự cần thiết phải có ý chí, nghị lực trong cuộc sống.
*Với đề 2
- Dựa theo hướng dẫn tìm ý ở đề 1, các em áp dụng vào tìm ý với đề 2.
- Lập dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của ý chí trong cuộc sống
Thân bài
- Giải thích: “Ý chí” là tinh thần, khả năng, năng lực vượt qua thử thách để thực hiện mục tiêu trong cuộc sống của mình
+ Có ý chí, con người sẽ vượt qua được thử thách, mạnh mẽ đứng lên sau thất bại
- Biểu hiện:
+ Luôn có tinh thần vượt khó khắn
+ Sống có mục tiêu, ước mơ, hoài bão, nỗ lực thực hiện ước mơ đó
+ Luôn chăm chỉ, siêng năng, cần cù trong mọi công việc
+ Có kế hoạch rõ ràng, luôn trau dồi học hỏi
- Ý nghĩa:
+ Là nhân tố quyết định thành công của một người
+ Giúp họ sống tích cực và đúng đắn, không sa ngã vào tệ nạn
- Dẫn chứng:
+ Hê-ra-clét đã vượt ra rất nhiều khó khăn thử thách để tìm được cây táo vàng
+ Đăm Săn: Đánh bại tù trưởng giàu có khác để giành lại người vợ bị cướp, dành lại danh dự và trở thành người anh hùng của thị tộc.
- Phản đề:
+ Có một số bộ phận sống không ý chí, mục tiêu, hoài bão
+ Sống buông thả, sa vào tệ nạn xã hội
Kết bài: Bài học về rèn luyện ý chí
c) Viết
- Dựa vào dàn ý đã lập để viết bài văn.
- Cần chú ý:
+ Bài viết đủ ba phần
+ Các luận điểm trong phần thân bài cần làm rõ cho vấn đề nêu ở mở bài
+ Các ví dụ phải đúng, tiêu biểu và phong phú
+ Lập luận chặt chẽ, lời văn trong sáng, thể hiện được thái độ, tình cảm vủa người viết đối với vấn đề nghị luận.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Đọc lại bài văn đã viết. Đối chiếu với mục 1. Định hướng và dàn ý ở trên để phát hiện và sửa lỗi.
Tuyển tập các bài văn nghị luận về vấn đề xã hội là gợi ý, định hướng giúp các em hoàn thành tốt cho phần soạn bài viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội lớp 10 Cánh Diều
3. BÀI THAM KHẢO VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI
Bài tham khảo 1
Trong cuộc sống, có những con người không may mắn khi chào đời. Tạo hóa đã thật bất công với họ. Trong số ấy không ít người chấp nhận số phận, thở ngắn than dài ngậm ngùi cho qua ngày tháng. Nhưng, vẫn có rất nhiều người trong số họ đã ko chấp nhập sự bằng lòng, họ đã dũng cảm và bền bỉ vượt lên sự an bài của tạo hóa. Thật đáng quý!
Lá xanh tươi rồi cũng sẽ về với cội, cuộc sống con người hối hả rồi cũng sẽ lắng vào dòng cát bụi thời gian. Nên lá kia đâu thể mãi màu xanh tháng năm. Nên tuổi đời con người đâu thể “Hai lần thắm lại”. Cho nên là người thì phải sống một cuộc đời có ý nghĩa. Phải có ý chí, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh, vượt lên những khó khăn, gian nan phía trước. Giống như anh Nguyễn Ngọc Ký, anh Hoa Xuân Tứ, anh Đỗ Trọng Khôi… họ đều là những người không may mắn nhưng họ vẫn tự mình vươn lên. Họ là “những người không chịu thua số phận”, là những tấm gương sáng cho tất cả chúng ta học tập.
“Số phận” ở đây được hiểu là những nỗi khốn khổ về hoàn cảnh hoặc bất hạnh (tàn tật, khiếm khuyết,…) về thể xác của một ai đó. Xưa nay, số phận thường được nhiều người coi là sự an bài của ông trời, do trời định đoạt “Ngẫm hay muôn sự tại trời” (Nguyễn Du, “Truyện Kiều”) nên người có số phận bất hạnh thường có tâm lí cam chịu, trời phạt đành chịu…“Những người không chịu thua số phận” là những con người có ý chí, nghị lực, niềm tin vào cuộc sống. Họ không đầu hàng trước số phận mà mạnh mẽ vươn lên để sống một cuộc sống có ích và ý nghĩa
.
Những con người không chịu thua số phận là những con người có nhận thức đúng đắn về số phận, họ nhận ra rằng số phận nằm trong tay mỗi con người và họ quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho mình và người thân, để trở thành người có ích….Họ là những người có nhiều đóng góp cho xã hội, họ tự phục vụ mình, làm ra của cải nuôi sống bản thân, giảm bớt gánh nặng cho gia đình, cho xã hội, cống hiến cho xã hội…Họ là những tấm gương sáng, tấm gương vươn lên trên nỗi bất hạnh của mình để cất lên những tiếng ca ca ngợi cuộc đời, nhen lên niềm tin lẽ sống cho mọi người…
Nếu như chim mang tiếng hót cho đời thêm vui, nếu như hoa mang vẻ đẹp cho đời thêm sắc, thì nghị lực, không chịu thua số phận đã mang lại cho họ những điều đáng quý. “Không chịu thua số phận” giúp họ có tinh thần, quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để sống có ích, sống có cống hiến cho xã hội, giảm bớt gánh nặng cho gia đình… “Tàn” nhưng không “phế”, bằng khả năng của mình họ đã có nhiều thành công và khẳng định được mình trong xã hội. Hơn hết, họ là những tấm gương sáng để lại trong chúng ta bài học sâu sắc về nghị lực và ý chí vươn lên. Chính những tấm gương về họ dạy cho chúng ta phải biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để thực hiện hoài bão ước mơ. Không ai khác, họ là thần tượng của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày hôm nay. Không đao to búa lớn, chính cuộc đời họ - “những người không chịu thua số phận” là thông điệp cao cả về lối sống có ích. Làm thơ, viết văn, dạy học… bằng những công việc thầm lặng, họ đã cống hiến cho xã hội như cây xanh làm đẹp cho đời, điểm tô cho cuộc sống. Họ là bài học lớn cho thể hệ trẻ hôm nay, trong hoàn cảnh đầy đủ tiện nghi sung túc, được sống trong sự yêu thương, quan tâm của cha mẹ, xã hội thì không ít học sinh, thanh niên tự đánh mất mình, lao vào tệ nạn xã hội, lối sống vô nghĩa ăn chơi, hưởng thụ, không biết cố gắng phấn đấu, để trở thành người cho ích cho xã hội, đất nước.
Hiểu vậy, biết để mỗi người trong chúng ta, nhất là thế hệ trẻ càng phải hiểu mình phải sống ra sao, sống thế nào cho xứng với chân giá trị làm người. Soi vào những tấm gương cao cả ấy để không ngừng hoàn thiện bản thân. Con đừơng dẫn đến thành công không bằng phẳng bao giờ. Vậy nên, càng phải thấm rằng: “Trên đường dẫn đến thành công không có vết chân của kẻ lười biếng” . Trên vạn dặm, hãy biết chọn một dặm đường và đi cho đến. Để một lúc nào đó quay lại nhìn lại ta hiểu rằng, cuộc đời này đã có gương mặt của ta.
Tương lai đang đợi chờ ta phía trước. Để có một tương lai rạng rỡ, mỗi chúng ta hãy sống nhiệt tình và trọn vẹn với hiện tai . Dẫu những ngày ta đang sống còn gian khổ, khó khăn đến mức nào thì cũng hãy vững tin mà sống. Bạn hãy tự đi trên đôi bàn chân của chính mình , chắc chắn bạn sẽ tới cái đích mà bạn muốn!
Bài tham khảo 2
Mỗi chúng ta khi sinh ra đời chúng ta không thể tự lựa chọn cha mẹ hay số phận cho chính mình được. Tạo hóa cho mỗi con người một số phận khác nhau. Có những người vừa sinh ra đã gặp nhiều may mắn hạnh phúc có ba mẹ yêu thương, sinh ra trong một gia đình giàu có sung túc. Ngược lại có những người vừa sinh ra đã thiệt thòi bởi hoàn cảnh của gia đình khó khăn, hoặc bị ba mẹ bỏ rơi không cha không mẹ, có những người sinh ra đã không được khỏe mạnh bằng chúng bạn của mình, thiệt thòi hơn các bạn rất nhiều. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì những con người chúng ta đều cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Có những người dù bị thiệt thòi trong cuộc sống nhưng họ không vì thế mà buông xuôi cuộc đời mình mà luôn cố gắng vươn lên trong cuộc sống để không thua kém bạn bè. Những con người đó thật sự là tấm gương sáng để cho chúng ta noi theo, thái độ sống tích cực của họ.
Trong xã hội của chúng ta còn nhiều con người chịu nhiều thiệt thòi đó họ không đầu hàng số phận không chấp nhận mình sẽ là gánh nặng của gia đình và xã hội họ cố gắng vươn lên trong cuộc sống của chính mình quả là một điều thật sự đáng ngưỡng mộ. Như thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí một con người đã chịu rất nhiều trong cuộc sống khi sinh ra đã bị liệt hai tay.
Nhưng bằng nghị lực phi thường của mình thầy đã cố gắng học viết chữ bằng chân. Những ngày đầu tập viết những nét chữ viết bằng tay còn khó khăn thì những nét chữ bằng chân vô cùng khó. Nhưng thầy Nguyễn Ngọc Kí vẫn kiên nhẫn tập viết mỗi ngày để rồi thầy có thể theo đuổi sự nghiệp học hành của mình. Rồi thầy Nguyễn Ngọc Kí đã thi đỗ đại học rồi trở thành một thầy giáo. Một thầy giáo dạy giỏi viết chữ bằng chân. Đó chính là một nỗ lực phi thường của mỗi con người.
Những con người thiệt thòi, khi họ sinh ra đã không được lành lặn nhưng chính nhờ ý chí, nghị lực sống phi thường của mình mà họ đã vươn lên trở thành những con người thành đạt không hề thua kém những người lành lặn. Thậm chí, nhiều bạn trẻ khỏe mạnh lành lặn nhưng sự nỗ lực trong cuộc sống lại không. Họ để cho những thói hư tật xấu trong cuộc sống cám dỗ mình rồi trở thành những kẻ tội phạm gây ra những tội ác ghê rợn. Những bạn trẻ này thật sự là gánh nặng của xã hội, họ thật sự không biết tận dụng những lợi thế mà cuộc sống, tạo hóa đã ban tặng cho mình sống hoài sống phí tuổi trẻ tương lai của mình. Trong khi đó nhiều người vừa sinh ra do những ảnh hưởng của chất độc màu da cam, hoặc do tạo hóa nên khi vừa chào đời họ đã thiệt thòi, nhưng họ vẫn luôn sống có ích, có ước mơ hoài bão của mình.
Cái đáng quý nhất của mỗi con người này chính là nghị lực sống kiên cường, phi thường của họ. Dù cuộc sống có nhiều khắc nghiệt nhưng họ vẫn vươn lên trong cuộc sống với những ước mơ, hoài bão vô cùng lớn lao. Những con người này thường phải nỗ lực gấp hai, ba lần thậm chí mười lần so với người khỏe mạnh bình thường nhưng họ lại tạo ra những kỳ tích mà người khỏe mạnh bình thường cũng không làm được. Dù tạo hóa không công bằng với họ nhưng họ không trông chờ vào lòng từ bi, thương hại của người khác mà luôn chủ động trong cuộc sống của mình. Thậm chí họ còn tạo nên nhiều thành công khiến cho người khác phải nể phục. Họ sinh ra có thể thiếu đi một bộ phận nào đó trên cơ thể nhưng bằng bàn tay khối óc của mình họ đã kiên cường vươn lên trong cuộc sống. Họ quyết khẳng định vị trí của mình không làm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chính trái tim khối óc, ý chí của con người đã chiến thắng mọi thứ trong cuộc sống. Những con người có nghị lực sống thì không có khó khăn nào có thể làm họ gục ngã.
Bài tham khảo 3
Xung quanh chúng ta, có biết bao nhiêu người đã vượt lên số phận, chiến thắng hoàn cảnh khắc nghiệt để vươn đến điều tốt đẹp nhất. Đó thực sự là tấm gương để mỗi người học tập, rèn luyện. Cũng vì thế mà nghị lực sống luôn được coi trọng và phát huy không ngừng nghỉ.
Nghị lực sống của con người trước hết chính là bản lĩnh, sự cố gắng, kiên cường để vượt lên tất cả những khó khăn và thử thách. Để có được nghị lực phi thường đó thì bắt buộc con người đó phải chịu quá nhiều vất vả, nhiều dằn vặt. Đây có thể coi là động lực để hình thành nên ý chí, nghị lực này.
Đâu đây trong cuộc sống, chúng ta vẫn bắt gặp không ít người, không ít số phận có được nghị lực vươn lên như vậy. Hình ảnh cậu bé tàn tật vẫn lê la xung quanh khu chợ mỗi buổi chiều tà, ánh mắt cậu buồn rười rượi để bán vé số. Những bước đi nặng nề ấy giữa tiết trời nắng chang chang và tiếng rao vé số như xé lòng. Dù đói nghèo, dù tàn tật nhưng cậu vẫn cố gắng để nuôi sống bản thân, để có thể không phải ngửa tay xin người khác. Một cuộc đời tàn nhưng không phế khiến mọi người rớt nước mắt. Chính nghị lực, sự nỗ lực đã khiến cậu bé vượt lên chính mình, trước kết là vượt lên sự kì thị của mọi người và lòng tự ti của bản thân mình.
Nghị lực sống của con người còn được biểu hiện rất đơn giản, thường xuyên trong cuộc sống, và nó tồn tại ở trong chính con người bạn.Con đườngđại học gian nan, với nhiều thử thách ở phía trước. Bạn muốn chạm vào cánh cổng đại học, nơi bạn có thể thực hiệnước mơcủa mình. Bạn phải cố gắng, phải kiên cường, phải tìm tòi. Nếu không có nghị lực thì liệu rằng bạn có thể đạt được ước mơ đó không.
Khi đã có nghị lực trong con người mình thì bạn sẽ thấy mình trường thành hơn, học tập được nhiều điều. Những người có nghị lực là những người có thể tự đứng lên bằng chính đôi chân, bằng sức lực của bản thân, không dựa dẫm, ỉ lại vào bất kỳ ai. Đây không phải là điều mà ai cũng có thể làm được.
Nghị lực sẽ giúp bạn có thể tự tin đương đầu với thử thách, sóng gió, kể cả nỗi bất hạnh và mất mát bạn cũng có thể chịu đựng được. Là bởi vì bạn đã được rèn giũa, tôi luyện hằng hằng bằng chính nghị lực của bản thân. Chắc hẳn chúng ta chưa quên hình ảnh người thầy Nguyễn Ngọc Ký với sự cố gắng, nỗ lực, vượt lên chính mình để có thể trở thành người có ích cho xã hội như hiện nay. Không phải tự nhiên mà họ thành tài, cũng không phải trời thương, trời cho. Đó chính là quá trình cố gắng, kiên trì, miệt mài và không ít lần rơi nước mắt để có thể đạt được kết quả đáng ngưỡng mộ này. Đó chính là nghị lực phi thường, một nghị lực khiến ai cũng phải ngưỡng mộ và ngạc nhiên.
Tuy nhiên, bên cạnh những người biết vươn lên, có nghị lực thì có một số người có lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, ý chí tiến thủ. Điều này thật nguy hại khi chính bản thân họ đang tự đưa mình vào ngõ cụt. Không cố gắng, không có chí tiến thủ, không biết tự hoàn thiện mình thì chắc chắn sẽ chỉ mãi mãi là người đi sau. Xã hội cần những con người có ý chí và nghị lực chứ không cần những kẻ có bằng cấp nhưng thiếu thực lực.
Mỗi chúng ta hiện nay đang là học sinh, đang ngồi trên ghế nhà trường thì nghị lực là điều vô cùng quan trọng. Rèn luyện đức tính này thì bạn sẽ là người có một bước đệm chạm vào tương lai rất dễ dàng. Nghị lực sống của con người là điều mà mỗi người cần cố gắng, cần rèn luyện để có thể hoàn thiện bản thân và trở thành người có ích cho xã hội.
Bài soạn "Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 5
I. Viết Bài Văn Nghị Luận Về Một Vấn Đề Xã Hội: Suy Nghĩ Về Những Tấm Gương Vượt Lên Số Phận Của Chính Mình
- Dàn ý
a. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận: những tấm gương vượt lên số phận của chính mình.
b. Thân bài
* Giải thích:
- Vượt lên số phận của chính mình là dũng cảm đối mặt với mọi khó khăn trong cuộc sống, không gục ngã hay dễ dàng từ bỏ trước những thử thách, biết biến khiếm khuyết của bản thân trở thành điểm mạnh.
* Bàn luận về những tấm gương vượt lên số phận của chính mình:
- Biểu hiện của những tấm gương đó:
+ Không ngừng nỗ lực, cố gắng trong cuộc sống và công việc.
+ Không quản khó khăn, thử thách, dũng cảm đối mặt và đương đầu với những chướng ngại vật.
+ Biết cách thay đổi bản thân để phù hợp với hoàn cảnh.
+ Luôn lạc quan, tràn đầy niềm tin và sức sống vào tương lai phía trước.
+ Dẫn chứng về những tấm gương vượt lên số phận của chính mình: Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, nhà văn của nghị lực Trần Trà My,...
- Nguyên nhân giúp họ có sức mạnh để vượt lên số phận:
+ Họ có những suy nghĩ tốt đẹp cùng ý chí, nghị lực và niềm tin vào cuộc sống.
+ Có sự đồng hành, ủng hộ, giúp đỡ từ gia đình, bạn bè, người thân.
+ Những lời dè bỉu, chê bai của người đời là một phần động lực để họ thay đổi chính mình.
- Ý nghĩa của việc vượt lên số phận của chính mình:
+ Giúp bản thân trở nên hoàn hảo hơn, là phiên bản tốt nhất của chính mình.
+ Là tấm gương sáng để tất cả mọi người cùng học tập và noi theo.
+ Xã hội ngày càng trở nên văn minh và tốt đẹp hơn nữa.
- Phê phán: Những con người không có ý chí, quyết tâm, thấy gian nan thử thách thì đã từ bỏ.
- Bài học:
+ Cần có lí tưởng sống đúng đắn, rèn luyện bản lĩnh, ý chí để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống.
+ Không nên kì thị, ghét bỏ những người kém may mắn, thay vào đó, chúng ta cần biết giúp đỡ, tôn trọng họ nhiều hơn.
c. Kết bài:
- Khẳng định và đánh giá khái quát lại vấn đề đã bàn luận.
- Bài viết Suy nghĩ về những tấm gương vượt lên số phận của chính mình
Chúng ta thật may mắn khi sinh ra đã có một cơ thể lành lặn và hoàn thiện. Tuy nhiên, trong xã hội kia, vẫn còn nhiều người phải chịu khiếm khuyết và di chứng bệnh tật. Không chấp nhận từ bỏ, gục ngã trước khó khăn, họ đã và đang cố gắng vươn lên từng ngày. Họ chính là những tấm gương sáng trong việc vượt lên số phận của chính mình.
Các bạn hiểu như thế nào về cụm từ "vượt lên số phận của chính mình?". Theo tôi, vượt lên số phận của chính mình là dũng cảm đối mặt với mọi khó khăn trong cuộc sống, không gục ngã hay dễ dàng từ bỏ trước những thử thách, biết biến khiếm khuyết của bản thân trở thành điểm mạnh. Các tấm gương biết vượt lên số phận có thể không rực rỡ như mấy bông hoa tươi đẹp nơi vườn hoa nhưng lại mang đến hương sắc ngọt ngào cho cuộc đời này.
Có thể thấy, khi phải đối diện với khó khăn, thử thách, họ sẽ dũng cảm đối mặt và đương đầu. Họ không ngừng nỗ lực, cố gắng trong cuộc sống và công việc. Thay vì nản chí hay kêu ca, họ tìm cách khắc phục rồi giải quyết các vấn đề. Đặc biệt, những tấm gương ấy luôn biết thay đổi bản thân để phù hợp với hoàn cảnh. Họ tự ý thức được khiếm khuyết trên cơ thể cùng trở ngại của bệnh tật nhưng không bao giờ tự ti. Ở họ luôn tràn đầy tinh thần lạc quan, niềm tin vào tương lai phía trước. Như vậy, những tấm gương biết vượt lên số phận của chính mình vẫn đang tỏa sáng theo một cách riêng biệt nào đó.
Chắc hẳn, mỗi người chúng ta từng nghe đến câu chuyện về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Trong cuốn tự truyện "Tôi đi học" của mình, thầy đã trích dẫn câu nói nổi tiếng như sau "Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình". Từ đây, ta có thể thấy được sự mạnh mẽ, ý chí vươn lên hoàn cảnh éo le của thầy Ký. Tuy bị liệt cả hai tay nhưng thầy đã dùng đôi chân để viết lên số phận cho bản thân. Sau này, thầy trở thành một nhà giáo ưu tú, dìu dắt rất nhiều thế hệ học trò cập bến tri thức. Hay tấm gương nhà văn của nghị lực - Trần Trà My cũng làm chúng ta càng thêm khâm phục. Dù phải chịu những biến chứng đau đớn sau cuộc phẫu thuật không thành công, chị vẫn cố gắng luyện tập và rèn luyện sức khỏe. Sau này, chị trở thành một nhà văn trẻ tuổi và là cây bút quen thuộc với nhiều độc giả yêu thích đọc sách.
Để có thể vượt lên số phận bất hạnh ấy, những con người đó luôn chan chứa niềm tin tươi đẹp vào cuộc sống phía trước. Họ mang trong mình suy nghĩ lạc quan, tích cực cùng mong muốn được cống hiến, góp sức cho xã hội đất nước "tàn nhưng không phế". Bên cạnh đó, sự đồng hành, ủng hộ và giúp đỡ từ mọi người xung quanh như gia đình, người thân là điểm tựa vững chắc giúp họ bước đầu xây dựng một khởi đầu mới. Những lời dè bỉu, chê bai của người đời cũng là một phần động lực để họ thay đổi chính mình.
Vượt lên số phận của chính mình sẽ giúp mỗi người trở nên hoàn hảo hơn. Không còn sự tự ti, mặc cảm về khiếm khuyết ở bản thân, họ dũng cảm bước ra khỏi những rào cản, từ đó vững vàng tiến về con đường rộng mở. Họ trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, tự làm chủ và nắm giữ vận mệnh, tương lai. Những con người vượt khó ấy cũng là tấm gương sáng để tất cả mọi người học tập, noi theo trong việc đối mặt với khó khăn, thách thức ở đời. Từ đây, xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp và văn minh, các cá nhân sẽ rèn luyện được bản lĩnh, ý chí quý giá.
Bên cạnh những tấm gương sáng luôn vươn lên số phận bản thân, chúng ta vẫn bắt gặp một vài người không có quyết tâm, dũng cảm, thấy gian nan thử thách thì đã vội từ bỏ. Thay vì hành động, họ lại lựa chọn buông thả mọi thứ, sống mà không có mục tiêu hay ước mơ.
Bạn ơi, đừng để thời gian quý giá của chúng ta trôi đi một cách lãng phí và vô bổ. Mỗi người hãy lựa chọn sống tích cực, sống cống hiến. Hãy bồi dưỡng những lí tưởng đúng đắn, rèn luyện bản lĩnh để có thể đối mặt với mọi trường hợp. Ngoài ra, chúng ta cũng cần sống yêu thương, nhân ái với mọi người xung quanh. Chẳng ai sinh ra được lựa chọn cơ thể của bản thân. Vì thế, chúng ta không nên kì thị, ghét bỏ những người kém may mắn, thay vào đó, cần biết giúp đỡ, tôn trọng họ nhiều hơn.
Những tấm gương sáng vượt lên số phận của chính mình đã ghi lại dấu ấn đặc biệt cho cuộc sống này. Họ lan tỏa và truyền tải những thông điệp ý nghĩa về tinh thần dũng cảm, ý chí cùng sự lạc quan tới tất cả mọi người.
Bài văn mẫu: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Ngữ văn 10 Cánh Diều
II. Từ Các Đoạn Trích Được Học "Hê-Ra-Clét Đi Tìm Táo Vàng" Và "Chiến Thắng Mtao Mxây", Viết Bài Văn Nghị Luận Bàn Về Sức Mạnh Ý Chí Của Con Người Trong Cuộc Sống.
- Dàn ý Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
a. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận: sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.
b. Thân bài
* Giải thích:
- Ý chí là một phẩm chất tốt đẹp cần có ở mỗi người. Người có ý chí luôn quyết tâm, dũng cảm đối mặt với thách thức, khó khăn. Thay vì lựa chọn từ bỏ hay thỏa hiệp, họ sẽ tìm cách khắc phục chướng ngại vật, giải quyết các vấn đề vướng mắc.
- Sức mạnh ý chí của con người có vai trò quan trọng trong cuộc sống, là yếu tố thúc đẩy mỗi cá nhân vững vàng tiến bước về phía trước.
* Bàn luận về những tấm gương vượt lên số phận của chính mình:
- Biểu hiện của người có sức mạnh ý chí:
+ Người có sức mạnh ý chí luôn lạc quan, giữ vững nghị lực. Trước những khó khăn, họ sẽ không lùi bước hay đầu hàng mà tìm cách khắc phục và vượt qua nó.
+ Người có ý chí thường cố gắng trau dồi, học hỏi để bản thân trở nên tốt đẹp nữa. Họ không muốn mình mãi đứng yên một chỗ. Họ khao khát được bay cao, bay xa, tiếp xúc với những chân trời mới lạ.
+ Dẫn chứng về những người có sức mạnh ý chí: thế hệ ông cha trong kháng chiến chống Mĩ, những vận động viên trong Pa-ra-game.
- Ý nghĩa của việc sống có sức mạnh ý chí:
+ Giúp mỗi cá nhân sống có định hướng rõ ràng.
+ Sức mạnh ý chí giúp khẳng định giá trị bản thân mỗi người.
- Phê phán:
+ Những con người "ăn to nói lớn" nhưng không dám làm.
+ Những con người chưa làm nhưng đã nghĩ tới thất bại.
+ Một số khác gặp khó khăn thì lùi bước, nản chí.
- Bài học:
+ Cần rèn luyện và bồi luyện bản lĩnh để có thể giải quyết những khó khăn trong cuộc sống.
+ Luôn cố gắng trau dồi, học hỏi để vươn lên.
c. Kết bài:
- Khẳng định và đánh giá khái quát lại vấn đề đã bàn luận. - Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội: Viết bài văn nghị luận bàn về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống
Hai văn bản "Hê-ra-clét đi tìm táo vàng" và "Chiến thắng Mtao Mxây" đã cho ta thấy được sức mạnh to lớn của ý chí đối với mỗi người. Đây là điểm tựa vững chắc giúp con người vượt qua khó khăn và vươn tới thành công.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh "Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên". Trên đời này, nếu luôn vững lòng quyết chí thì sẽ không một việc nào đánh gục được chúng ta. Người có ý chí luôn quyết tâm, dũng cảm đối mặt với khó khăn, thách thức. Thay vì lựa chọn từ bỏ hay thỏa hiệp, họ sẽ tìm cách khắc phục chướng ngại vật, giải quyết các vấn đề vướng mắc. Từ đây, ta có thể khẳng định rằng ý chí là một phẩm chất tốt đẹp. Như vậy, sức mạnh ý chí của con người có vai trò quan trọng trong cuộc sống, là yếu tố thúc đẩy mỗi cá nhân vững vàng tiến bước về phía trước.
Người có sức mạnh ý chí, nghị lực lớn lao sẽ luôn lạc quan khi đối diện với cuộc sống. Đứng trước khó khăn, gian khổ, họ sẽ không lùi bước hay đầu hàng mà tìm mọi cách khắc phục và vượt qua nó. Họ cũng luôn tự ý thức trau dồi học tập những tri thức mới. Họ không muốn bản thân mãi kìm kẹp trong một giới hạn nhất định hay giậm chân mãi tại ở vị trí đó. Họ khao khát được bay cao, bay xa, mở mang và tiếp xúc với những chân trời mới lạ. Ta có thể thấy, sức mạnh ý chí đã góp phần giúp Hê-ra-clét chiến thắng các vị thần trong cuộc giao đấu, đem táo vàng về cho nhà vua sau bao thử thách. Hay nhân vật Đăm Săn của "Chiến thắng Mtao Mxây" cũng làm người đọc thêm khâm phục. Chàng mang trong mình khí phách anh hùng, dũng cảm chiến đấu để cứu vợ. Ở cuộc sống hiện thực đời thường, thế hệ ông cha chúng ta bước ra từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là tấm gương sáng về việc sống có ý chí, nghị lực. Mặc dù phương tiện chiến đấu lạc hậu, không có ưu thế về khoa học kĩ thuật như quân địch nhưng cha ông không từ bỏ. Họ đã làm nên chiến thắng vẻ vang, mang đến mùa xuân hòa bình, độc lập cho toàn dân tộc. Ngày nay, các vận viên khuyết tật cũng vượt lên những khiếm khuyết của bản thân, kiên cường thi đấu và giành về rất nhiều huy chương trong Đại hội Thể thao Pa-ra-game.
Khi mỗi cá nhân biết sống có ý chí, nghị lực, họ sẽ vạch ra được những định hướng rõ ràng. Không còn mơ hồ bất định về tương lai, họ mang trong mình mục tiêu, lí tưởng hay ước mơ cao đẹp. Để thực hiện được những mong muốn ấy, họ phải tự tay xây dựng, phát triển và giải quyết mọi vấn đề. Như vậy, sức mạnh ý chí còn giúp chúng ta khẳng định được giá trị bản thân, mỗi người ngày càng hoàn hảo và là phiên bản tốt nhất của chính mình. Ngoài ra, các cá nhân có sức mạnh ý chí sẽ luôn được mọi người yêu mến, tôn trọng.
Hiện nay, một bộ phận không nhỏ vẫn chưa nhận ra tầm quan trọng của việc sống có sức mạnh ý chí. Những con người đó thường có xu hướng "thùng rỗng kêu to", nói lời hay ý đẹp nhưng lại không dám hành động. Một vài người chưa làm đã nghĩ tới thất bại. Số khác gặp khó khăn, thử thách thì vội chùn bước, nản chí, đổ lỗi cho hoàn cảnh. Đây đều là các trường hợp cần tự thức tỉnh và thay đổi kịp thời.
Cuộc sống là muôn màu vạn trạng, điều đó đòi hỏi con người phải nhanh chóng theo kịp dòng chảy. Để có thể dễ dàng đối diện với mọi biến chuyển của đời sống, mỗi người cần chăm chỉ rèn luyện và bồi dưỡng bản lĩnh, tinh thần lạc quan cùng ý chí quyết tâm. Ngoài ra, chúng ta phải luôn cố gắng học tập, mở rộng tri thức để phục vụ cho chính mình.
Người xưa đã nói "Có chí thì nên". Chúng ta muốn thành công thì phải có sức mạnh ý chí. Mỗi người hãy mạnh mẽ và vững vàng trước mọi biến cố, giống như những cây xương rồng bền bỉ sinh trưởng trên hoang mạc khô cằn.
Bài soạn "Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 6
Định hướng
a) Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội đã được học ở Bài 1. Ở đây, tiếp tục rèn luyện viết bài nghị luận xã hội, nhưng bàn về một tư tưởng, đạo lí. Đọc văn bản sau đây và lí giải: Vì sao văn bản này được coi là bài nghị luận về một vấn đề xã hội?
* Tìm hiểu bài mẫu:
Câu hỏi (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Văn bản bàn về vấn đề gì?
- Xác định luận đề và luận điểm của văn bản
- Chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng
- Nhận biết các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh, …
- Nhận biết các tri thức về bối cảnh lịch sử, văn hóa, hiểu biết về Nguyễn Trãi được nêu trong bài.
Trả lời:
- Văn bản bàn về vấn đề:
Nguyễn Trãi luôn coi mình là trí thức và đã có những đóng góp vẻ vang của người trí thức vào sự nghiệp của dân tộc anh hùng.
- Xác định luận đề và luận điểm của văn bản:
+ Ưu hoạn của Nguyễn Trãi là ưu hoạn của người gắn bó với nhân dân, là ưu hoạn của bản thân nhân dân, là ưu hoạn đã tạo nên chính sự nghiệp của người trí thức.
- Chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng:
Lí lẽ:
+ Sao có thể gọi trí thức là những kẻ chỉ lo lắng cho bản thân và chỉ băn khoăn trước sự mất còn nhỏ nhặt của cuộc sống?
+ Sao có thể gọi trí thức là những kẻ không ra khỏi cái vỏ ốc của thân phận mình, không thấy được lẽ sống của nhân loại, không xác định được trách nhiệm trước vận mệnh của Tổ quốc và nhân dân?
Bằng chứng:
+ Khi Trần Hưng Đạo “ngày quên ăn, đêm quên ngủ, nước mắt đầm đìa, lòng đau như cắt” thì ưu hoạn của ông chính là ưu hoạn của người trí thức anh hùng trước sự tàn bạo của quân thù và nguy cơ diệt vong của cả dân tộc.
- Nhận biết các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh, …:
+ Thao tác giải thích: Đau khổ của người trí thức chính là ….
+ Thao tác phân tích: Phân tích Nguyễn Trãi suốt đời suy tư trước nỗi đau khổ của nhân dân …
+ Thao tác bác bỏ: Khắc hẳn với những nhà nho đương thời mà một bộ phận đã theo giặc, một bộ phận khác đi với các vua Hậu Trần, Nguyễn Trãi tìm đến Lê Lợi….
…..
- Nhận biết các tri thức về bối cảnh lịch sử, văn hóa, hiểu biết về Nguyễn Trãi được nêu trong bài.
+ Bối cảnh lịch sử, văn hóa: Lê Lợi – người anh hùng áo vải Lam Sơn không thuộc dòng họ vua chúa nhưng có khả năng tập hợp quảng đại nhân dân để giải phóng đất nước. Nguyễn Trãi đã đi theo Lê Lợi đánh giặc.
+ Hiểu biết về Nguyễn Trãi: Nguyễn Trãi tình nguyện suốt đời trung thành dưới cờ của Lê Lợi
b) Để viết được bài nghị luận về một vấn đề xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lí, các em cần lưu ý:
- Lựa chọn một vấn đề tư tưởng, đạo lí nổi bật trong đời sống xã hội để làm đề tải cho bài nghị luận. Loại đề nghị luận này thường thông qua các câu danh ngôn, tục ngữ, ca dao hoặc lời phát biểu nổi tiếng của các nhân vật lịch sử... để yêu cầu người viết bàn luận, làm rõ.
- Nên tìm tòi các vấn đề tư tưởng, đạo lí có tính thời sự và liên quan đến thế hệ trẻ. Ví dụ như: lí tưởng sống của thanh niên xưa và nay, quan niệm về lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc của lớp trẻ thời kì hội nhập,...
- Tìm hiểu kĩ vấn đề được lựa chọn, xác định nội dung cần được trình bày.
- Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết: xác định luận đề, các luận điểm, lựa chọn dẫn chứng. Bố cục bài viết theo ba phần các luận điểm, lí lẽ được triển khai phải gắn bó mật thiết và xuất phát từ luận đề đã nêu. Các dẫn chứng có thể lấy từ đời sống, trong lịch sử và trong tác phẩm văn học.
- Xác định rõ thái độ, tình cảm khi bàn luận về vấn đề đã nêu. Vận dụng được kiến thức và những trải nghiệm trong thực tế để bài viết trở nên sâu sắc và có ý nghĩa xã hội hơn.
Thực hành:
Bài tập (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Đề bài: Quan niệm của em về lòng yêu nước.
a) Chuẩn bị
- Xác định yêu cầu của đề Xem lại mục Định hướng ở trên.
- Tìm hiểu quan niệm và những biểu hiện cụ thể con người, sự việc, nhân vật, sự kiện,...) về lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong cuộc sống và trong lịch sử dụng nước, giữ nước từ xưa đến nay của dân tộc ta.
- Liên hệ với một số tác phẩm văn học đã học, đã đọc viết về lòng yêu nước (từ văn học dân gian đến văn học viết).
b) Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài viết theo gợi dẫn:
Gợi ý trả lời:
- Em quan niệm lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ cho lợi ích của tổ quốc.
- Các biểu hiện của lòng yêu nước:
Thời kỳ chiến tranh
+ Sẵn sàng dấn thân mình ra chiến trường để chiến đấu chống lại kẻ thù.
+ Không ngại khó khăn, gian khổ góp phần giành độc lập cho dân tộc, thống nhất đất nước.
+ Hậu phương thì tăng gia sản xuất, quyên góp lương thực lương thực, thực phẩm để chi viện cho tiền tuyến.
+ Sức mạnh của lòng yêu nước thời kỳ này vô cùng to lớn, có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước.
Thời kỳ hòa bình
+ Xây dựng đất nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa.
+ Mong muốn mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và sự phát triển bền vững đất nước.
+ Nỗ lực góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới như lời Bác Hồ dạy.
+ Hơn thế nữa, lòng yêu nước còn biểu hiện qua tình yêu gia đình, tình yêu giữa con người với con người.
Thi sĩ, nhạc sĩ thể hiện lòng yêu nước qua các tác phẩm thơ ca, nhạc họa ca ngợi những vị anh hùng dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp của đất nước.
- Lòng yêu nước có giá trị và ý nghĩa to lớn. Lòng yêu nước truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nguồn sức mạnh vô giá. Có biết bao thế hệ thanh thiếu niên đã cố gắng học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.
- Quan niệm yêu nước ngày nay mới so với truyền thống là:
+ Ngày xưa yêu nước là cùng nhau đoàn kết chống giặc
+ Ngày nay thời bình là cùng nhau đoàn kết, phấn đấu, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau
- Ví dụ về lòng yêu nước: tham gia các hoạt động từ thiện, xây dựng trường học, bệnh viện ở những vùng xa xôi, luôn luôn giữ được những phong tục tập quán tốt của tổ tiên giới thiệu với bạn bè quốc tế, cần cù lao động,phát minh ra các công cụ lao động máy cắt lúa, máy xấy lúa, các máy móc tự động khác,...giúp nâng cao nâng suất lao động và chất lượng sản phẩm nhằm phát triển đất nước, ...
- Lập dàn ý bằng cách lựa chọn và sắp xếp các ý theo ba phần lớn của bài văn
* Dàn ý mẫu tham khảo:
I. Mở bài:
- Dẫn dắt từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ
- Đặt ra câu hỏi: Liệu tinh thần yêu nước xưa và nay có thay đổi, có khác biệt hay không? Quan niệm của em về lòng yêu nước?
II. Thân bài:
Giải thích về lòng yêu nước
- Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.
- Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình.
Biểu hiện của lòng yêu nước
* Thời kỳ chiến tranh
- Đứng lên, cầm súng ra chiến trường để chiến đấu chống lại kẻ thù. Không ngại khó khăn, gian khổ mà xông lên giành độc lập cho dân tộc.
- Ở hậu phương thì không ngừng tăng gia sản xuất, chắt chiu lương thực, thực phẩm để chi viện cho chiến trường
- Lòng yêu nước ở giai đoạn này là một tình cảm quyết liệt mà mạnh mẽ
+ Lấy ví dụ, lòng yêu nước thể hiện qua một số câu nói nổi tiếng như: “Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” hay “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.
+ Các tấm gương hy sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Thạc…
+ Sức mạnh của lòng yêu nước vô cùng lớn, như Bác Hồ đã nói: “Lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”
* Thời kỳ hòa bình
- Thể hiện ở nhưng hoạt động nhằm hướng tới con đường Xã hội chủ nghĩa . Với mong muốn mang lại cuộc sống no đủ, đầm ấm cho nhân dân và sự phát triển bền vững.
- Thể hiện trong công việc và trong cuộc sống. Là không ngừng nỗ lực để góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
- Ngoài ra, lòng yêu nước còn thể hiện qua những tình cảm giản dị, gần gũi: tình yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu thương giữa con người với con người…
- Lòng yêu nước còn là niềm trăn trở trước những vấn đề của đất nước, dùng hành động thực tế để giải quyết những vấn đề đó.
- Lòng yêu nước còn được thể hiện ở lòng tự hào dân tộc: biểu hiện cụ thể qua các áng thơ văn ngợi ca tinh thần ngoan cường của dân tộc; các bảo tàng lưu giữ những kỷ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc.
Vai trò của lòng yêu nước
- Là bệ đỡ tinh thần cho con người: là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ; giúp đồng bào luôn vững tâm tiến bước (Kiều bào luôn hướng về tổ quốc; Con người khi về già đều muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn). Chính lòng yêu nước đã bồi dưỡng tâm hồn những con người nước Việt trở nên vững vàng, mạnh mẽ trong hành trình sống khắc nghiệt.
- Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân mình.
Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Đất nước
- Lòng yêu nước không phải là lời nói suông mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:
- Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài.
- Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác…
- Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đáng
- Bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật…
- Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.
III. Kết bài:
- Khẳng định lòng yêu nước của mỗi công dân Việt Nam
- Kêu gọi mọi người hãy quên đi sự ích kỷ bản thân, “cái tôi” cá nhân để cùng hướng về tổ quốc.
c) Viết
- Dựa vào dàn ý đã lập, có thể viết các đoạn văn hoặc cả bài văn theo yêu cầu của để. Chẳng hạn:
+ Rèn luyện viết mở bài, kết bài.
+ Viết đoạn văn triển khai các biểu hiện sinh động về tinh thần yêu nước qua một số tấm gương về con người, sự việc cụ thể từ xưa đến nay trong một lĩnh vực nào đó (chiến đấu, học tập, nghiên cứu, thể thao hoặc xây dựng đất nước,...).
+ Viết đoạn văn phân tích lòng yêu nước biểu hiện qua một số tác phẩm thơ văn đã học.
+ Viết đoạn văn trao đổi, chứng minh, phản bác những quan niệm chưa đúng về lòng yêu nước qua một số ví dụ cụ thể thưởng thấy trong cuộc sống,...
- Trong khi viết, các em cần chú ý:
+ Lấy dẫn chứng trong cả cuộc sống và các tác phẩm văn học, nêu và phân tích các dẫn chứng ấy để làm rõ vấn đề (tránh việc chỉ nêu ra các dẫn chứng mà không phân tích, nhận xét).
+ Phát biểu cảm nghĩ và quan niệm của cá nhân về lòng yêu nước một cách trung thực, giản dị, tránh hô hào, khuôn sáo, bắt chước,...
+ Trích dẫn cần chính xác, tôn trọng các ý kiến của người khác, phải trích dẫn theo đúng quy định, tránh việc chép lại ý và lời văn của người khác.
* Bài viết mẫu tham khảo:
Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.
Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.
Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước giành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.
Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù. Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.
Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quê yên bình, cho những dòng sông đỏ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.
Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. Chúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình. Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.
Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.
Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.
Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Đọc lại bài, đoạn văn đã viết để xem xét theo hướng dẫn sau:
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .