Top 5 Bài soạn: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (Ngữ văn 8 - SGK Cánh diều) hay nhất

583

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (Ngữ văn 8 - SGK Cánh diều) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong bài...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội - mẫu 1

Định hướng

1.1. Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội là nêu rõ ý kiến (quan điểm) của người nói, sử dụng các luận điểm xác đáng và bằng chứng tin cậy, cụ thể nhằm thuyết phục người nghe về một vấn đề xã hội.

Vấn đề xã hội có thể là một câu hỏi cần trả lời, một điều cần giải quyết, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực hay vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực trong cuộc sống. Ví dụ:

- Giúp người cao tuổi – một việc làm đẹp.

- Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh.

- Những hành vi đẹp và không đẹp trong khi tham gia giao thông đường bộ.

Vấn đề xã hội cũng có thể rút ra từ những tác phẩm văn học (đã học, đọc) vì văn học luôn gắn với cuộc sống, luôn đặt ra các vấn đề cần giải quyết của cuộc sống. Chẳng hạn:

- Em hiểu thế nào là lòng nhân ái trong cuộc sống sau khi học truyện Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)?

- Truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc được gợi ra sau khi học truyện ngắn Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư).

1.2. Để trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội, các em cần dự kiến một số nội dung theo bảng sau:


Những điểm cần lưu ý

Yêu cầu cụ thể

Bối cảnh trình bày

Không gian, thời gian

Xác định vấn đề trình bày

Đề tài

Đối tượng người nghe

Thầy cô, bạn bè, người thân trong gia đình

Mục đích

Nêu ý kiến, thuyết phục người nghe

Phương tiện hỗ trợ

Máy móc thiết bị, tranh, ảnh, video clip, sơ đồ, bảng biểu

Nội dung

Mở đầu:

Nêu vấn đề và lí do chọn vấn đề

Nội dung chính:

- Trình tự các luận điểm

- Lí lẽ tương ứng với từng luận điểm

- Bằng chứng tương ứng với từng luận điểm

Kết thúc:

- Khái quát ý nghĩa vấn đề đã trình bày

- Một số đề xuất, kiến nghị (nếu có)

Cách thức và thái độ khi nói

Hướng về người nghe; kết hợp lời nói và cử chỉ, động tác,…; giọng điệu và âm lượng phù hợp


Thực hành

Bài tập (trang 34 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Chọn một trong hai đề bài sau:

(1) Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng: “Hay đổ lỗi cho người khác”.

(2) Suy nghĩ của em về lòng nhân ái trong cuộc sống sau khi học truyện “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam).

a) Chuẩn bị (ví dụ với đề bài 2)

- Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam.

- Xác định đối tượng người nghe, bối cảnh trình bày để chuẩn bị nội dung phù hợp.

- Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video,…và máy chiếu, màn hình (nếu có).

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài trình bày bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi:

+ Văn bản Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam kể về chuyện gì?

→ Văn bản Gió lạnh đầu mùa kể về kể về hai chị em sinh ra trong một gia đình khá giả tên là Sơn và Lan, luôn hòa đồng và gần gũi với những đứa trẻ trong phố huyện. Trong ngày trời chuyển lạnh, hai chị em ra chợ chơi thì thấy Hiên - cô bé hàng xóm đang co ro bên cột quán với manh áo mong manh, rách tả tơi. Sơn bàn với chị Lan đem chiếc áo bông cũ. Về đến nhà, người vú già nói với chị em Sơn mẹ đã biết chuyện. Sợ bị mắng, Sơn và Lan đến nhà Hiên đòi áo nhưng không thấy ai. Đến khi về nhà đã thấy mẹ con Hiên đem áo sang trả. Mẹ Sơn đã cho mẹ Hiên vay tiền để may áo cho con.

+ Nội dung của truyện đặt ra vấn đề về lòng nhân ái như thế nào?

→ Hai chị em đã tặng cho Hiên chiếc áo bông cũ để sưởi ấm qua mùa đông giá rét. Chi tiết này đã thắp sáng tình yêu thương, che chở và giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người. Đồng thời, truyện đã để nhiều cảm xúc trong lòng độc giả, thấm thía từng nỗi khổ đau, bất hạnh với hoàn cảnh éo le của người nghèo khổ. Qua đó thể hiện tình yêu thương bao la, sâu sắc, nồng ấm và thiêng liêng, giúp con người thêm trân quý cuộc sống này hơn.

+ Em hiểu như thế nào là lòng nhân ái?

→ Lòng nhân ái là sự yêu thương, là phẩm chất yêu thương giữa người với người, là sự chia sẻ, cảm thông cho nhau những lúc hoạn nạn, khó khăn.

+ Tại sao trong cuộc sống cần có lòng nhân ái?

→ Để gắn kết bản thân với xã hội, con người sống rất cần phải có tấm lòng nhân ái. Nhân ái giúp ta nâng cao giá trị của bản thân mình, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người càng trở nên tốt đẹp. Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn.

+ Em sẽ làm gì để thể hiện lòng nhân ái?

→ Luôn sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn; Luôn yêu thương mọi người, sẵn sàng cho đi mà không mong nhận lại, không ích kỉ nhỏ nhen, tính toán thiệt hơn với người khác; Sống chan hòa với mọi người xung quanh, luôn mang những điều tích cực đến cho mọi người và lan tỏa được những thông điệp, hành động tốt đẹp ra xã hội.

Ngoài các câu hỏi nêu trên, các em có thể nêu thêm các câu hỏi khác.

- Lập dàn ý, tổ chức hệ thống các ý theo ba phần:

+ Mở đầu: Nêu vấn đề cần trình bày.

+ Nội dung chính: Lần lượt trình bày các nội dung chính đã chuẩn bị trong phần tìm ý.

+ Kết thúc: Khái quát, khẳng định tầm quan trọng của lòng nhân ái trong cuộc sống.

c) Nói và nghe

Hoạt động nói và nghe cần đảm bảo được các yêu cầu sau:

Người nói

Người nghe

- Nội dung trình bày:

+ Vấn đề trình bày được nêu rõ ràng, cụ thể.

+ Ý kiến phong phú, có trọng tâm, trình bày lô gích; lí lẽ và bằng chứng làm nổi bật được vấn đề.

- Hình thức trình bày:

+ Bài trình bày có bố cục rõ ràng.

+ Sử dụng công cụ, thiết bị hỗ trợ phù hợp.

+ Có sự sáng tạo trong trình bày.

- Tác phong, thái độ trình bày:

+ Phong thái tự tin, tôn trọng người nghe, sử dụng ngôn ngữ cơ thể sinh động, phù hợp.

+ Nói trôi chảy, mạch lạc, không bị ngắt quãng, hoặc không có những từ ngữ chêm xen (à, ờ, thì, mà, là,…).

+ Tốc độ nói vừa phải, có nhấn giọng ở những nội dung quan trọng.

+ Giải đáp thắc mắc cụ thể, ngắn gọn, thỏa đáng.

+ Bảo đảm yêu cầu về thời gian trình bày.

- Lắng nghe, xác định và ghi lại các thông tin chính của bài trình bày; những nội dung cần hỏi lại.

- Thể hiện thái độ chú ý lắng nghe; sử dụng các yếu tố cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói.

- Hỏi lại những điểm chưa rõ (nếu cần); có thể trao đổi thêm quan điểm cá nhân về nội dung của bài trình bày.


* Bài nói mẫu tham khảo:

Xin chào thầy cô và các bạn. Ở phần Đọc của Bài 1 Truyện ngắn chúng ta đã từng được tìm hiểu về truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa”. Đây là tác phẩm nổi tiếng của Thạch Lam đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc và gợi ra nhiều suy ngẫm cho mỗi người về tình yêu thương trong cuộc sống.


Với giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, nhà văn đã khắc họa một cách rõ nét hình ảnh các nhân vật xuất hiện xuyên suốt truyện ngắn với chân dung đẹp đẽ, sống động. Hai chị em Lan và Sơn vì thương đám trẻ nghèo mà mang áo của em gái mình ra cho cô bạn nhỏ. Để rồi sợ mẹ mắng mà khép nép không dám nhìn mẹ. Đó chính là khoảnh khắc đẹp đẽ của trẻ em – khoảnh khắc chứa chan tình người khiến cho người đọc chúng ta cũng rưng rưng xúc động. Con người thường chỉ nghĩ đến mình mà khó nghĩ được cho người khác, và người mà có cuộc sống đủ đầy lại càng khó nghĩ cho những người khốn khó hơn mình vì họ không hiểu được những gánh nặng của những người khó khăn. Thế nhưng, những em bé trong câu chuyện dù sống trong nhung lụa vẫn hiểu và thương những mảnh đời khó khăn thì đó thực sự là vẻ đẹp quý giá của tình người.


Truyện không dừng lại ở đó. Phần cuối truyện, mẹ Hiên đã đem cái áo bông đến trả mẹ của Sơn. Hành động này thể cho thấy có những con người trong xã hội xưa, dù sống khó khăn, khổ cực nhưng vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Mẹ Sơn sau khi nghe rõ việc, đã cho mẹ Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Còn với hai chị em Sơn, bà chẳng những không tức giận mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”. Cả mẹ Sơn hay mẹ Hiên đều là những người phụ nữ đức hạnh, giàu lòng tự trọng. Có thể khẳng định rằng truyện ngắn là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương và lòng nhân ái giữa con người với nhau trong xã hội.


Có thể thấy, bức tranh đầu mùa đông được nhà văn Thạch Lam miêu tả rất chính xác, tinh tế. Cảnh vật như nổi hình, nổi khối trước mắt người đọc. Còn bức tranh tình người hiện lên vừa ấm áp, vừa đơn sơ, vừa quen thuộc nhưng rộn ràng, hạnh phúc, dạt dào tình cảm, cảm xúc.


Với ngòi bút tài hoa của nhà văn Thạch Lam, truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả trong suốt mấy mươi năm qua vì vẻ đẹp tình người.


d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Người nói

Người nghe

- Lắng nghe nhận xét của thầy cô, bạn bè,… về bài trình bày.

- Rút kinh nghiệm về việc lựa chọn vấn đề trình bày, quá trình chuẩn bị, nội dung, cách thức và thái độ trình bày,…

- Tự đánh giá:

+ Trong bài trình bày của mình, em hài lòng về những điểm nào (nội dung, hình thức, thái độ)?

+ Điều em muốn thay đổi trong bài trình bày đó là gì?

- Kiểm tra việc nghe và ghi chép các nội dung thông tin (Đã chính xác chưa, thu hoạch được những gì?,…)

- Nêu nhận xét về nội dung, hình thức bài trình bày.

- Đánh giá:

+ Em thấy bài trình bày của bạn có thuyết phục không? Vì sao?

+ Điều em rút ra từ bài trình bày của bạn là gì?

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 1 lượt vote)

Bài soạn: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội - mẫu 2

Định hướng

(trang 30, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Ở Bài 1 trong sách Ngữ văn 8, tập một, các em đã được rèn luyện cách trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội, Bài 6 tiếp tục rèn luyện kĩ năng này. Có rất nhiều vấn đề xã hội cần trao đổi, tuy nhiên, bài học này chỉ nêu lên một số vấn đề phù hợp với học sinh lớp 8 và gắn với nội dung các văn bản ở phần Đọc hiểu.

- Một số vấn đề xã hội trong cuộc sống:

+ Ngưỡng mộ và mê muội thần tượng

+ Học sinh cấp Trung học cơ sở sử dụng xe gắn máy phân khối lớn đến trường

+ Cần biết lựa chọn sách để đọc

- Một số vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học:

+ Giá trị của tình cha con được gợi ra sau khi học truyện Lão Hạc (Nam Cao)

+ Thái độ cần có của người lớn đối với ước mơ của trẻ em được rút ra sau khi đọc văn bản Trong mắt trẻ (Ê-xu-pe-ri)

+ Suy nghĩ về quê hương, mái trường và người thầy sau khi đọc đoạn trích Người thầy đầu tiên (Ai-ma-tốp)


Thực hành

(trang 30, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Chọn một trong hai đề bài sau:

(1) Suy nghĩ của em về ý kiến: “Cần biết lựa chọn sách để đọc”

(2) Suy nghĩ của em về thái độ cần có của người lớn đối với ước mơ của trẻ em sau khi đọc văn bản “Trong mắt trẻ” (trích “Hoàng tử bé” – Ê-xu-pe-ri)


Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo

Xã hội ngày nay đã phát triển và thay đổi rất nhiều, dấu vết thời xưa cũng đã dần phai nhòa. Vậy tại sao chúng ta có thể biết được xã hội, con người cuộc sống ngày xưa như thế nào? Để biết được tất cả những điều đó chúng ta phải cần đến sách. Vậy sách có vai trò gì với nhân loại?


Sách đã đi vào cuộc sống của chúng ta từ rất lâu rồi. Nó đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. Đọc sách giúp ta tích lũy được nhiều kinh nghiệm, mở mang kiến thức và đặc biệt đọc sách giúp ta cảm thấy thoải mái, yêu đời hơn. Giống như Môngtexkiơ đã nói: “ thích đọc sách tức là biết đánh đổi những giờ phút buồn tẻ không thể tránh được trong cuộc đời lấy những giờ phút kì thú”. Đọc sách có thể làm thay đổi cả một con người, một cuộc đời.


Nói tóm lại, đọc sách có rất nhiều lợi ích. Đọc sách để thành công như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông, như Thủ tướng Chu Ân Lai. Đọc sách để trở thành những nhà lãnh đạo như cựu Tổng thống Mĩ Ronald Reagan hay thống đốc bang giàu có hàng đầu của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, California. Mỗi lần tìm hiểu về những người thành đạt, sự liên quan giữa sự thành đạt và sách, chúng ta lại càng hiểu thêm mối quan hệ này, càng hiểu thêm giá trị của sách.


Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt, cần phải có những quyển sách hay, phù hợp với lứa tuổi , và việc cần chú trọng nhiều nhất đó chính là cách đọc sách. Đọc sách phải nghiên cứu, suy ngẫm, tìm tòi, chắt lọc những điều hay để áp dụng vào cuộc sống chứ không phải đọc để lấy thành tích. Đọc sách nhiều mà không hiểu chỉ làm cho chúng ta cảm thấy thêm mệt mỏi, chứ không giúp chúng ta mở mang thêm kiến thức. Vì vậy, cầm trong tay một quyển sách hay chưa phải là tốt, mà tất cả phụ thuộc vào việc chúng ta có biết đọc quyển sách đó hay không.


Hiện nay sách tràn ngập khắp mọi nơi. Nhưng để tìm được một quyển sách hay, phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi thì không phải là dễ. Nếu muốn tìm được một quyển sách vừa ý, chúng ta phải mất hàng giờ ở nhà sách để tìm kiếm. Công việc này mất rất nhiều thời gian và hầu như chẳng mấy lần mang lại được hiệu quả. Vì vậy “Khi gặp được một quyển sách hay, nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần tới nó” đó là câu nói quen thuộc của Thủ tướng Anh Winston.


Sách mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích, nó còn được coi là kho tàng cất giữ di sản tinh thần của nhân loại. Biết đọc sách tức là chúng ta đã thoát khỏi sự chán ghét của cuộc sống, và hướng tới một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn. sách sẽ trở thành một người bạn của tất cả những ai trân trọng nó.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 1 lượt vote)

Bài soạn: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội - mẫu 3

Định hướng (trang 33, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội là nêu rõ ý kiến (quan điểm) của người nói, sử dụng các luận điểm (ý kiến xác đáng) và bằng chứng tin cậy, cụ thể nhằm thuyết phục người nghe về một vấn đề xã hội. Trong khi trình bày có thể sử dụng công nghệ thông tin để tăng hiệu quả.

Vấn đề xã hội có thể là một câu hỏi cần trả lời, một điều cần giải quyết, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực hay vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực trong cuộc sống. Ví dụ:

- Giúp người cao tuổi — một việc làm đẹp.

- Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh.

- Những hành vi đẹp và không đẹp trong khi tham gia giao thông đường bộ.

Vấn đề xã hội cũng có thể được rút ra từ những tác phẩm văn học (đã học, đọc) vì văn học luôn gắn với cuộc sống, luôn đặt ra các vấn đề cần giải quyết của cuộc sống. Chẳng hạn:

- Em hiểu thế nào là lòng nhân ái trong cuộc sống sau khi học truyện Gió lạnh dầu mùa (Thạch Lam)?

- Truyền thống “uống nước nhớ nguồn" của dân tộc được gợi ra sau khi học truyện ngắn Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư).


Thực hành (trang 34, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Chọn một trong hai đề bài sau:

Đề 1: Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: “Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh”.

Đề 2: Suy nghĩ của em về lòng nhân ái trong cuộc sống sau khi học truyện “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam)


Hướng dẫn trả lời:

Đề 1

Trong cuộc đời chúng ta ai cũng sẽ mắc phải những lỗi lầm, nhưng sau khi mắc lỗi chúng ta cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi không thể chỉ biết đổ lỗi cho người khác. Nếu việc đổ lỗi diễn ra thường xuyên nó sẽ trở thành một thói xấu khiến ta trở nên xấu xí trong mắt người khác.


Hay đổ lỗi cho người khác là một thói hư tật xấu cần tránh. Khi chúng ta mắc lỗi, dù là lớn hay nhỏ thì điều đầu tiên cần làm đó là nhìn nhận, xem xét lại chính bản thân mình. Những lỗi lầm trong cuộc đời ta luôn xuất phát từ chính bản thân ta, chính vì vậy ta cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi có như thế ta mới có thể vững vàng, trưởng thành hơn trong cuộc sống. Thói hư tật xấu là tổng hợp của nhiều thói xấu khác nhau trong đó có đổ lỗi. Chúng ta luôn luôn phải nhìn nhận sự việc dưới nhiều góc độ để nhận thức rõ những sai lầm của mình. Nếu ta chỉ biết đổ lỗi thì mãi mãi ta sẽ không thể khá lên được.


Thử tưởng tượng nếu một người cả đời chỉ biết đổ lỗi thì liệu rằng anh ta có thể trở nên cứng cáp, vững chãi trước cuộc sống đầy những bất trắc này? Nếu chỉ biết đổ lỗi ta mãi mãi không thể trưởng thành và sẽ chẳng có ai muốn ở cạnh người hay đổ lỗi cả. Khi ta biết nhận lỗi cuộc sống của ta trở nên yên bình hơn rất nhiều, không cần phải lo lắng hay làm người khác khó chịu khi tiếp xúc. Người hay đổ lỗi là người không bao giờ nhận ra khuyết điểm của mình, luôn tự cho mình là đúng và đổ lỗi cho người khác sau mọi thất bại của mình. Một lời xin lỗi không khiến chúng ta trở nên kém cỏi, một hành động thể hiện sự biết lỗi không khiến chúng ta trở nên hèn mọn. Có sai có sửa, ta luôn cần cố gắng phát huy những điều này để hoàn thiện bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.


Khi chúng ta biết nhận lỗi, sửa lỗi chúng ta sẽ trưởng thành hơn rất nhiều. Vì vậy mong rằng sẽ không có ai mắc phải căn bệnh “đổ lỗi” này nữa.


Đề 2:

Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam viết về đề tài trẻ em. Truyện đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về phong cách nghệ thuật của Thạch Lam.


Tác giả đã khắc họa trước mắt người đọc hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa thật tinh tế. Chỉ sau một đêm mưa rào, trời bắt đầu nổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến khiến con người tưởng rằng mình đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Chỉ vài chi tiết nhưng người đọc đã thấy được sự chuyển biến về thời tiết, thiên.


Câu chuyện tiếp tục diễn biến, đem đến cho người đọc niềm đồng cảm sâu sắc. Mẹ Sơn đã bảo Lan - chị gái của Sơn vào buồng lấy thúng áo ra. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét. Bà giơ lên một chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành. Đó chính là chiếc áo của Duyên - đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nhắc về em gái, Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Chiếc áo bông chính là kỉ vật gợi nhớ về người em gái đã mất với biết bao tình yêu thương sâu sắc. Điều đó cho thấy tình cảm gia đình thắm thiết, sâu sắc.


Trái ngược với cuộc sống sung túc của gia đình Sơn. Những nhân vật trẻ em trong xóm trọ lại có hoàn cảnh thật bất hạnh. Nào tằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan trong những bộ quần áo ấm áp, chúng cảm thấy xuýt xoa, ngưỡng mộ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.


Câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn khi Lan nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Cả hai chị em đều cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”.


Kết thúc đem đến cho người đọc nhiều điều ấn tượng. Hai chị em Sơn lo lắng khi người vú già biết mẹ đã biết chuyện hai chị em lén mang áo cho Hiên. Sơn cảm thấy lo lắng, sợ hãi và sang nhà tìm Hiên để đòi lại áo. Nhưng đó là một phản ứng bình thường của một đứa trẻ khi mắc lỗi và bị phát hiện. Đến khi trở về nhà, chị em Sơn vô cùng ngạc nhiên khi thấy mẹ con cái Hiên đang ở nhà mình. Mẹ Hiên đem chiếc áo bông đến trả mẹ của Sơn. Có thể thấy dù sống khó khăn, khổ cực nhưng bà vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Còn người mẹ của Sơn, sau khi nghe rõ việc, bà đã cho mẹ của Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Điều đó thể hiện mẹ Sơn là một người trái tim nhân hậu. Sau khi mẹ con Hiên về, mẹ Sơn không tức giận, đánh mắng con mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”.


Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Tác phẩm đã để lại những dấu ấn nhất định trong lòng độc giả.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 1 lượt vote)

Bài soạn: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội - mẫu 4

  1. Định hướng

1.1.

- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội là nêu rõ ý kiến (quan điểm) của người nói, sử dụng các luận điểm xác đáng và bằng chứng tin cậy, cụ thể nhằm thuyết phục người nghe về một vấn đề xã hội.

- Vấn đề xã hội có thể là một câu hỏi cần trả lời, một điều cần giải quyết, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực hay vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực trong cuộc sống. Một số ví dụ như:

  • Giúp người cao tuổi – một việc làm đẹp.
  • Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh.
  • Những hành vi đẹp và không đẹp trong khi tham gia giao thông đường bộ.

- Vấn đề xã hội cũng có thể rút ra từ những tác phẩm văn học (đã được học, được đọc) vì văn học luôn gắn với cuộc sống, luôn đặt ra các vấn đề cần giải quyết của cuộc sống. Chẳng hạn:

Em hiểu thế nào là lòng nhân ái trong cuộc sống sau khi học truyện Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)?

Truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc được gợi ra sau khi học truyện ngắn Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư).

1.2. Để trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội, các em cần dự kiến một số nội dung theo bảng sau:


Những điểm cần lưu ý

Yêu cầu cụ thể

Bối cảnh trình bày

Không gian, thời gian

Xác định vấn đề trình bày

Đề tài

Đối tượng người nghe

Thầy cô, bạn bè, người thân trong gia đình

Mục đích

Nêu ý kiến, thuyết phục người nghe

Phương tiện hỗ trợ

Máy móc thiết bị, tranh, ảnh, video clip, sơ đồ, bảng biểu

Nội dung

Mở đầu: Nêu vấn đề và lí do chọn vấn đề

Nội dung chính:

- Trình tự các luận điểm

- Lí lẽ tương ứng với từng luận điểm

- Bằng chứng tương ứng với từng luận điểm

Kết thúc:

- Khái quát ý nghĩa vấn đề đã trình bày

- Một số đề xuất, kiến nghị (nếu có)

Cách thức và thái độ khi nói

Hướng về người nghe; kết hợp lời nói và cử chỉ, động tác,…; giọng điệu và âm lượng phù hợp.


Thực hành

Bài tập (trang 34 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Chọn một trong hai đề bài sau:

(1) Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: “Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh”.

(2) Suy nghĩ của em về lòng nhân ái trong cuộc sống sau khi học truyện “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam).


I. Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu về nhận định "Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính".

II. Thân bài:

* Giải thích ý nghĩa câu nói:

- Thói hư tật xấu ban đầu chỉ là những người khách qua đường, nghĩa là nó đến một cách ngẫu nhiên, vô tình, không có quan hệ quen biết gì với ta nên gặp rồi quên ngay

- Khi đã gắn bó thì không thể sống xa nhau và khó mà quên được nhau.

- Đến một lúc nào đó, thói xấu sẽ trở thành ông chủ nhà khó tính và biến ta thành kẻ phụ thuộc.

- Câu nói khẳng định lại: Thói quen xấu rất dễ dàng chi phối chúng ta, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Do vậy, cần tỉnh táo và tránh xa các tật xấu đó.

* Phân tích, chứng minh và bình luận ý kiến:

- Trong mỗi con người bao giờ cũng có những đức tính tốt và những thói tật xấu.

- Nếu con người không biết tự rèn luyện, hướng tới những gì tốt đẹp thì sẽ bị những thói xấu làm chủ.

Ví dụ: Nói tục, chửi bậy... lúc đầu các bạn nói chỉ theo phong trào, cho vui nhưng lâu dần những câu nói bậy, chửi thề được thốt ra vô ý thức gây phản cảm cho người xung quanh.

- Nếu con người biết tự rèn luyện, biết hướng tới những gì tốt đẹp thì họ sẽ ngày càng phát triển và hoàn thiện mình hơn.

Ví dụ: Nhiều bạn thanh niên dù bị bạn bè lôi kéo nhưng cũng không tham gia, các bạn ấy sống lành mạnh nên có sức khỏe tốt, được mọi người yêu mến...

* Hướng rèn luyện của bản thân nói riêng và của mọi người nói chung:

- Cần phải tỏ rõ một thái độ vững vàng, tránh xa các thói hư tật xấu, dù là nhỏ hay lớn.

- Không nên tò mò và làm quen với thói hư tật xấu.

- Thói hư tật xấu có sức hấp dẫn vô cùng mãnh liệt nên cần đề phòng và cảnh giác.

III. Kết bài:

Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến đã nêu ra ở đề bài.


Suy nghĩ về Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh

Thói quen xấu là những hành vi, cách ứng xử tiêu cực được nảy sinh trong cuộc sống con người. Những thói quen không tốt này nếu như không kịp thời nhận thức và khắc phục nó sẽ ăn sâu bám rễ và có thể chi phối đến những hành vi, tính cách của con người. Bàn về tác hại và khả năng lây lan của những thói quen xấu, có ý kiến cho rằng “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính”.

Thói quen là những hành vi, cách ứng xử quen thuộc được lặp đi lặp lại nhiều lần. Bên cạnh những thói quen tốt vẫn tồn tại rất nhiều những thói quen không tốt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con người. Thói quen xấu có khả năng tác động mạnh mẽ và lây lan nhanh chóng để từ một thói quen lạ dần trở thành thói quen cố hữu và cuối cùng bám rễ trong đời sống của con người.


“Thói xấu ban đầu là người khách qua đường” những thói quen xấu ban đầu được thực hiện một cách vô tình, nó là những hành vi, lời nói hoàn toàn xa lạ mà chúng ta chưa từng thực hiện, bởi vậy mà thói xấu là người khách qua đường, người dưng không quen biết và không có bất cứ mối quan hệ nào với con người. “Sau trở nên người bạn thân ở chung nhà” những thói quen xấu khi được thực hiện thường xuyên sẽ trở nên thân thuộc, dần trở thành phản xạ tự nhiên trước những sự vật, sự việc và trong chính cuộc sống của con người. Khi ấy những thói quen xấu đã trở thành thói quen cố hữu, thân thiết như người bạn thân thiết.


“Kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính” Khi đã quá quen thuộc với những thói quen xấu, con người khó có thể từ bỏ, thậm chí những thói quen xấu ấy còn có khả năng tác động, chi phối đến cuộc sống của con người, buộc con người phải phụ thuộc vào những thói quen xấu ấy. Chẳng hạn, một người không có thói quen xả rác bừa bãi nhưng vì nhìn thấy có nhiều người có hành vi ấy nên cũng bắt chước, thực hiện theo. Nếu không ý thức được hậu quả của hành vi thiếu trách nhiệm ấy, con người sẽ xả rác thường xuyên, quen thuộc và trở thành quen tay. Lâu dài hành vi xả rác bừa bãi ấy sẽ trở thành thói quen khó bỏ, thậm chí nó còn chi phối đến tính cách hàng ngày khiến chúng ta trở nên bừa bãi, vô kỉ luật.


Trong mỗi người đều có những mặt tốt và xấu, chính sự dễ dãi, buông thả, thiếu bản lĩnh là môi trường lí tưởng cho những thói quen xấu hình thành và phát triển. Nếu như không nhận thức được sự nguy hiểm của những thói quen xấu ấy, con người sẽ dần quen với thói quen xấu ấy và bị nó chi phối. Để loại bỏ những thói quen xấu, con người cần tỉnh táo để nhận thức những hành động, lời nói của mình, có ý thức duy trì những thói quen tốt. Cần có sự nghiêm khắc với bản thân trong việc lựa chọn lối sống trong sạch, tốt đẹp; đừng buông xuôi, dễ dãi để sa vào những lối sống tiêu cực.


Câu nói “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính” đã chỉ ra bản chất của những thói quen xấu, từ đó giúp con người nhận thức hậu quả của những thói quen xấu để nhận thức và thay đổi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội - mẫu 5

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội.

I. Định hướng.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội là nêu rõ ý kiến (quan điểm) của người nói, sử dụng các luận điểm (lí lẽ) và bằng chứng tin cậy, cụ thể nhằm thuyết phục người nghe về một vấn đề xã hội. Trong khi trình bày có thể sử dụng công nghệ thông tin để tăng hiệu quả.

Vấn đề xã hội có thể là một câu hỏi cần trả lời, một điều cần giải quyết, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực hay vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực trong cuộc sống. Ví dụ:

– Giúp người cao tuổi – một việc làm đẹp.

– Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh.

– Những hành vi đẹp và không đẹp trong khi tham gia giao thông đường bộ.

Vấn đề xã hội cũng có thể rút ra từ những tác phẩm văn học (đã được học, được đọc) vì văn học luôn gắn với cuộc sống, luôn đặt ra các vấn đề cần giải quyết của cuộc sống. Chẳng hạn:

– Em hiểu thế nào là lòng nhân ái trong cuộc sống sau khi học truyện Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)?

– Truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc được gợi ra sau khi học truyện ngắn Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư).

Để trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội, các em cần dự kiến một số nội dung theo bảng sau:

Những điểm cần lưu ýYêu cầu cụ thểBối cảnh trình bày.– Không gian, thời gian.Xác định vấn đề trình bày.– Đề tài.Đối tượng người nghe.– Thầy cô, bạn bè, người thân trong gia đình.Mục đích.– Nêu ý kiến, thuyết phục người nghe.Phương tiện hỗ trợ.– Máy móc thiết bị, tranh, ảnh, video clip, sơ đồ, bảng biểu.Nội dung

  • Mở đầu:

– Nêu vấn đề và lí do chọn vấn đề.

  • Nội dung chính:

– Trình tự các luận điểm.

– Lí lẽ tương ứng với từng luận điểm.

– Bằng chứng tương ứng với từng luận điểm.

  • Kết thúc:

– Khái quát ý nghĩa vấn đề đã trình bày.

– Một số đề xuất, kiến nghị (nếu có).

Cách thức và thái độ khi nói– Hướng về người nghe; kết hợp lời nói và cử chỉ, động tác,…; giọng điệu và âm lượng phù hợp.


II. Thực hành.

Bài tập: Chọn một trong hai đề bài sau:

(1) Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: “Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh”.

(2) Suy nghĩ của em về lòng nhân ái trong cuộc sống sau khi học truyện “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam).

Ví dụ với đề bài 2:

a) Chuẩn bị:

– Xem lại văn bản Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam.

– Xác định đối tượng, bối cảnh trình bày để chuẩn bị nội dung phù hợp.

– Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video,…và máy chiếu, màn hình (nếu có).

b) Tìm ý và lập dàn ý:

– Tìm ý cho bài trình bày bằng cách đặt câu hỏi:

+ Văn bản Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam kể lại chuyện gì?

→ Văn bản Gió lạnh đầu mùa kể về kể về hai chị em sinh ra trong một gia đình khá giả tên là Sơn và Lan, luôn hòa đồng và gần gũi với những đứa trẻ trong phố huyện. Trong ngày trời chuyển lạnh, hai chị em ra chợ chơi thì thấy Hiên – cô bé hàng xóm đang co ro bên cột quán với manh áo mong manh, rách tả tơi. Sơn bàn với chị Lan đem chiếc áo bông cũ. Về đến nhà, người vú già nói với chị em Sơn mẹ đã biết chuyện. Sợ bị mắng, Sơn và Lan đến nhà Hiên đòi áo nhưng không thấy ai. Đến khi về nhà đã thấy mẹ con Hiên đem áo sang trả. Mẹ Sơn đã cho mẹ Hiên vay tiền để may áo cho con.

+ Nội dung của truyện đặt ra vấn đề về lòng nhân ái như thế nào?

→ Hai chị em đã tặng cho Hiên chiếc áo bông cũ để sưởi ấm qua mùa đông giá rét. Chi tiết này đã thắp sáng tình yêu thương, che chở và giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người. Đồng thời, truyện đã để nhiều cảm xúc trong lòng độc giả, thấm thía từng nỗi khổ đau, bất hạnh với hoàn cảnh éo le của người nghèo khổ. Qua đó thể hiện tình yêu thương bao la, sâu sắc, nồng ấm và thiêng liêng, giúp con người thêm trân quý cuộc sống này hơn.

+ Em hiểu như thế nào là lòng nhân ái?

→ Lòng nhân ái là sự yêu thương, là phẩm chất yêu thương giữa người với người, là sự chia sẻ, cảm thông cho nhau những lúc hoạn nạn, khó khăn.

+ Tại sao trong cuộc sống cần có lòng nhân ái?

→ Để gắn kết bản thân với xã hội, con người sống rất cần phải có tấm lòng nhân ái. Nhân ái giúp ta nâng cao giá trị của bản thân mình, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người càng trở nên tốt đẹp. Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn.

+ Em sẽ làm gì để thể hiện lòng nhân ái?

→ Luôn sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn; Luôn yêu thương mọi người, sẵn sàng cho đi mà không mong nhận lại, không ích kỉ nhỏ nhen, tính toán thiệt hơn với người khác; Sống chan hòa với mọi người xung quanh, luôn mang những điều tích cực đến cho mọi người và lan tỏa được những thông điệp, hành động tốt đẹp ra xã hội.

Ngoài các câu hỏi nêu trên, các em có thể nêu thêm các câu hỏi khác.

– Lập dàn ý, tổ chức hệ thống các ý theo ba phần:

+ Mở đầu: Nêu vấn đề cần trình bày. Ví dụ, truyện Gió lạnh đầu mùa tưởng đơn giản nhưng đặt ra một vấn đề xã hội rất lớn: lòng nhân ái trong cuộc sống.

+ Nội dung chính: Lần lượt trình bày các nội dung chính đã chuẩn bị trong phần tìm ý.

+ Kết thúc: Khái quát, khẳng định tầm quan trọng của lòng nhân ái trong cuộc sống.

c) Nói và nghe.

Hoạt động nói và nghe cần đảm bảo được các yêu cầu sau:

Người nóiNgười nghe– Nội dung trình bày:

+ Vấn đề trình bày được nêu rõ ràng, cụ thể.

+ Nội dung phong phú, có trọng tâm, được trình bày lô gích; lí lẽ và bằng chứng làm nổi bật được vấn đề.

+ Nội dung giải đáp thắc mắc cụ thể, ngắn gọn, thỏa đáng.

– Hình thức trình bày:

+ Bài trình bày có bố cục rõ ràng.

+ Các nội dung minh họa có chất lượng.

+ Sử dụng công cụ, thiết bị hỗ trợ phù hợp.

+ Có sự sáng tạo, tạo được điểm nhấn cho nội dung trình bày.

– Tác phong, thái độ trình bày:

+ Phong thái tự tin, tôn trọng người nghe, sử dụng ngôn ngữ cơ thể sinh động, phù hợp.

+ Nói trôi chảy, mạch lạc, không bị ngắt quãng, hoặc không có những từ ngữ chêm xen (à, ờ, thì, mà, là,…).

+ Tốc độ nói vừa phải, có nhấn giọng ở những nội dung quan trọng.

+ Bảo đảm yêu cầu về thời gian trình bày.

– Lắng nghe, xác định và ghi lại các thông tin chính của bài trình bày; những nội dung cần hỏi lại.

– Thể hiện thái độ chú ý lắng nghe; sử dụng các yếu tố cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói.

– Hỏi lại những điểm chưa rõ (nếu cần); có thể trao đổi thêm quan điểm cá nhân về nội dung của bài trình bày.


* Bài nói mẫu tham khảo:

Trong cuộc đời chúng ta ai cũng sẽ mắc phải những lỗi lầm, nhưng sau khi mắc lỗi chúng ta cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi không thể chỉ biết đổ lỗi cho người khác. Nếu việc đổ lỗi diễn ra thường xuyên nó sẽ trở thành một thói xấu khiến ta trở nên xấu xí trong mắt người khác.


Hay đổ lỗi cho người khác là một thói hư tật xấu cần tránh. Khi chúng ta mắc lỗi, dù là lớn hay nhỏ thì điều đầu tiên cần làm đó là nhìn nhận, xem xét lại chính bản thân mình. Những lỗi lầm trong cuộc đời ta luôn xuất phát từ chính bản thân ta, chính vì vậy ta cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi có như thế ta mới có thể vững vàng, trưởng thành hơn trong cuộc sống. Thói hư tật xấu là tổng hợp của nhiều thói xấu khác nhau trong đó có đổ lỗi. Chúng ta luôn luôn phải nhìn nhận sự việc dưới nhiều góc độ để nhận thức rõ những sai lầm của mình. Nếu ta chỉ biết đổ lỗi thì mãi mãi ta sẽ không thể khá lên được.


Thử tưởng tượng nếu một người cả đời chỉ biết đổ lỗi thì liệu rằng anh ta có thể trở nên cứng cáp, vững chãi trước cuộc sống đầy những bất trắc này? Nếu chỉ biết đổ lỗi ta mãi mãi không thể trưởng thành và sẽ chẳng có ai muốn ở cạnh người hay đổ lỗi cả. Khi ta biết nhận lỗi cuộc sống của ta trở nên yên bình hơn rất nhiều, không cần phải lo lắng hay làm người khác khó chịu khi tiếp xúc. Người hay đổ lỗi là người không bao giờ nhận ra khuyết điểm của mình, luôn tự cho mình là đúng và đổ lỗi cho người khác sau mọi thất bại của mình. Một lời xin lỗi không khiến chúng ta trở nên kém cỏi, một hành động thể hiện sự biết lỗi không khiến chúng ta trở nên hèn mọn. Có sai có sửa, ta luôn cần cố gắng phát huy những điều này để hoàn thiện bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.


Khi chúng ta biết nhận lỗi, sửa lỗi chúng ta sẽ trưởng thành hơn rất nhiều. Vì vậy mong rằng sẽ không có ai mắc phải căn bệnh “đổ lỗi” này nữa.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa:

Người nói

Người nghe

– Lắng nghe nhận xét của các bạn và thầy, cô về bài trình bày.

– Rút kinh nghiệm về việc lựa chọn vấn đề trình bày, quá trình chuẩn bị, nội dung, cách thức và thái độ trình bày,…

– Tự đánh giá:

+ Điều em hài lòng về bài trình bày của mình là gì?

+ Điều gì em muốn thay đổi trong bài trình bày đó?

– Kiểm tra việc nghe và ghi chép các nội dung thông tin đã chính xác chưa, thu hoạch được những gì,…

– Nêu nhận xét về nội dung, hình thức bài trình bày.

– Đánh giá:

+ Em thấy bài trình bày của bạn có thuyết phục không? Vì sao?

+ Điều em học được từ bài trình bày của bạn là gì?

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .