Top 6 Bài soạn "Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) hay nhất

69

"Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận" là văn bản thông tin theo Đào Bình Trịnh được trích từ thegioidisan.vn. Văn bản ca ngợi văn lễ hội Ka-tê của...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận" - mẫu 1

I. Tìm hiểu tác phẩm Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

  1. Thể loại: Bản tin 
  2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: văn bản được trích từ thegioidisan.vn
  3. Phương thức biểu đạt: Thuyết minh 
  4. Người kể chuyện: Ngôi thứ 3
  5. Tóm tắt: Nêu những thông tin về lễ hội của người Chăm
  6. Bố cục:

- Phần 1: từ đầu đến “ liên tục”: Thời gian tổ chức lễ hội

- Phần 2: tiếp đến “ của mình”: Phần nghi lễ

- Phần 3 : tiếp đến “ bị xóa nhòa”: Phần hội

- Phần 4: còn lại: Ý nghĩa lễ hội

Giá trị nội dung:

- Giới thiệu về  Katê của người chăm ở Ninh Thuận

Giá trị nghệ thuật: 

- Hình ảnh sinh động, chân thực

- Ngôn ngữ thực tế, rõ ràng


II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

  • Lễ hội Katê của người chăm ở Ninh Thuận

- Là một lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hóa của dân tộc Chăm

- Là dịp để người Chăm dâng lễ vật tri ân các vị thần và tưởng nhớ ttoor tiên của mình.

  • Thời gian

- Khi hoa ta-ghi-lao nở tím sườn núi là lúc đó người Chăm nô nức chuẩn bị lễ hội Kate

- Lễ hội được tổ chức vào đầu tháng 7 âm lịch Chăm, tức là khoảng tháng cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch.

- Trước kia kéo dài suốt 1 tháng, hiện nay rút xuống khoảng 1 tuần 

  • Phần lễ hội

* Phần lễ thức

- Rất quan trọng kéo dài khoảng 3 ngày liên tiếp

- Ngày đầu tiên: đoàn người Chăm và Ra-glai dâng sản vật lên thần linh tại tháp Pô-klong Ga-rai

- Ngày thứ hai: đoàn người Chăm và Ra-glai tổ chức rước y trang lên tháp Pô-klong Ga-rai và mặc y trang cho các vị thần

* Phần lễ hội

- Kéo dài 4 ngày còn lại của tuần

- Hoa đăng được thắp sáng khắp mọi ngả đường

- Người Chăm tổ chức các hội thi, hội diễn, trò chơi dân gian, chương trình văn nghệ, thể dục thể thao sôi động: lễ hội đội chum nước, thi đi cà kheo, làm bánh gừng, thi giã gạo…

=> Điểm đặc sắc của lễ hội: “phần nghi lễ” và “phần hội” rất đặc sắc và phong phú, làm nên nét riêng và độc đáo của lễ hội Ka-tê

  • Ý nghĩa của lễ hội

- Là niềm tự hào của người Chăm

- Là dịp để bày tỏ sự tri ân với tổ tiên, các bậc tiền bối đã có công tạo dựng và bảo vệ cuộc sống của họ

- Là ngày đoàn viên của các thành viên trong gia đình, thăm hỏi họ hàng và bạn bè

- Là khoảng thời gian đáng quý để đồng bào nơi đây tận hưởng hạnh phúc và bình an sau một năm lao động hăng say, miệt mài.


Nội dung chính

Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin về lễ hội Ka - tê - một lễ hội đặc sắc của dân tộc Chăm.


Tóm tắt

Ka-tê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của dân tộc Chăm. Đây là dịp người Chăm dâng lễ vật tri ân các vị thần và tưởng nhớ tổ tiên của mình. Về Ninh Thuận dịp lễ hội, du khách không chỉ dược chiêm bái các đền tháp cổ mà còn được thưởng thức các loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc.” Ka – tê không chỉ là một lễ hội dân gian truyền thống mà còn là một “kho tàng” lưu trữ văn hóa của người Chăm. Cùng với thời gian, nhiều điểm của lễ hội đã phải thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh, nhưng những giá trị tinh thần sâu sắc của lễ hội Ka – tê vẫn chưa một lần thay dổi. Đối với người Chăm, Ka – tê là một dịp để quay quần, vui chơi, để gắn kết cộng đồng đồng thời cũng là khoảng thười gian linh thiêng gửi tới các vị thần những mong muốn của mình. Lễ hôi Ka – tê chính là một phần trong tâm thức của mỗi người con dân tộc Chăm, là một lễ hội tốt đẹp đã và đang được bảo tồn nguyên vẹn giá trị.


Chuẩn bị

Đọc trước văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận. Tìm đọc và ghi chép lại những thông tin cơ bản, ngắn gọn về dân tộc Chăm. Hãy cho biết nguồn thông tin mà em đã truy xuất.

Phương pháp giải:

- Đọc trước văn bản

- Chọn lọc thông tin

- Trích dẫn tài liệu

Lời giải chi tiết:

- Chăm Panduranga hay Đông Chăm gồm những người Chăm cư trú ở Ninh Thuận, Bình Thuận, có tên gọi là Chăm Panduranga (Chăm Phan Rang); tổng số khoảng 119.000 người (Ninh thuận: 72.000; Bình Thuận: 47.000), đây là nhóm cộng đồng Chăm lớn nhất chiếm khoảng 67,60% tổng số người Chăm ở Việt Nam. (nguồn: vi.wikipedia.org)

- Người Chăm sinh sống ở Ninh Thuận nhiều nhất so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Vì thế, văn hóa Chăm ở đây khá đậm chất được thể hiện qua chữ viết, trang phục, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, nghề gốm, dệt thổ cẩm. (ngồn: baoninhthuan.com.vn).

- Văn hóa Chăm còn thể hiện sự độc đáo và đặc sắc ở chỗ cho đến nay người Chăm vẫn giữ các nghi lễ như: lễ Katê, lễ Rija Nưgar, lễ Rija Praung, lễ khai mương, lễ xuống gặt, lễ mừng cơm mới... (ngồn: baoninhthuan.com.vn).

- Không gian văn hóa Chăm có sức lôi cuốn đặc biệt, từ phong tục tập quán theo chế độ mẫu hệ, đến những nghi lễ, tín ngưỡng cùng nhiều nghệ thuật dân gian truyền thống khác. (nguồn: baoninhthuan.com.vn).


Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 105, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Nhan đề văn bản liên quan như thế nào với đề tài của bài viết này?

Phương pháp giải:

- Đọc nhan đề văn bản, nhận diện nội dung nhan đề

- Đọc toàn bộ văn bản để xác định đề tài của văn bản

- Chỉ ra sự liên quan giữa nhan đề và văn bản

Lời giải chi tiết:

- Nhan đề: Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

- Đề tài: Viết về lễ hội dân gian Việt Nam (cụ thể là lễ hội dân gian của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận)

=> Nhan đề có mối liên quan mật thiết với đề tài hay nói cách khác nhan đề đã khái quát đề tài của văn bản.


Câu 2 (trang 105, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Qua văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, tác giả đã đem đến những thông tin cơ bản nào về lễ hội Ka – tê của người Chăm ở Ninh Thuận? Hãy chỉ ra điểm đặc sắc của lễ hội này.

Phương pháp giải:

- Đọc toàn bộ văn bản để xác định những thông tin cơ bản về lễ hội Ka-tê của người chăm ở Ninh Thuận được nói đến trong văn bản

- Chỉ ra điểm đặc sắc của lễ hội

Lời giải chi tiết:

- Những thông tin cơ bản về lễ hội Ka-tê trong văn bản:

+ Thời gian diễn ra lễ hội Ka-tê

+ Phần lễ và phần hội của lễ hội Ka-tê

+ Ý nghĩa của lễ hội Ka-tê

- Điểm đặc sắc của lễ hội: “phần nghi lễ” và “phần hội” rất đặc sắc và phong phú, làm nên nét riêng và độc đáo của lễ hội Ka-tê.


Câu 3 (trang 105, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Theo em, phương thức miêu tả và tự sự có tác dụng như thế nào đối với việc truyền tải thông tin ở văn bản này? Nếu bỏ các đoạn miêu tả, tự sự đó thì tính hiệu quả của việc thể hiện nội dung thông tin sẽ ra sao?

Phương pháp giải:

- Nhận biết được phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự

- Đọc văn bản => Chỉ ra tác dụng của các phương thức biểu đạt này.

- Chỉ ra tính hiệu quả của việc thể hiện nội dung thông tin nếu cắt bỏ các đoạn tự sự, miêu tả.

Lời giải chi tiết:

- Trong văn bản, phương thức tự sự và miêu tả có vai trò vô cùng quan trọng trong việc truyền tải thông tin. Nó có tác dụng làm rõ, mang tính xác thực, mang đến lượng thông tin lớn, chi tiết về lễ hội Ka-tê đến với người đọc.

- Nếu bỏ các đoạn miêu tả, tự sự, văn bản sẽ trở nên khô khan, nghèo nàn thông tin => không có sự hiệu quả trong truyền đạt thông tin.


Câu 4 (trang 105, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Tìm điểm giống nhau giữa phong tục của người Chăm (qua lễ hội Ka-tê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống). Nêu nhận xét của em về điểm giống nhau đó.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản => Tìm hiểu về phong tục của người Chăm (qua lễ hội Ka-tê)

- Quan sát phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống)

- Chỉ ra điểm giống nhau về phong tục của hai dân tộc

Lời giải chi tiết:

     Điểm giống nhau giữa phong tục của người chăm (qua lễ hội Katê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống) đó là về ý nghĩa: Đây là khoảng thời gian những thành viên trong gia đình vui Tết đoàn viên, thể hiện sự tri ân với ông bà, tổ tiên, những bậc tiền bối và cầu chúc cho một năm hạnh phúc, bình an.

Nhận xét: Ở Việt Nam, dù là bất cứ dân tộc nào cũng luôn luôn đề cao lòng biết ơn với ông bà, tổ tiên – những thế hệ đi trước đã có công sinh thành, dưỡng dục.


Câu 5 (trang 105, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Nếu viết một văn bản thông tin tổng hợp giới thiệu ngày Tết âm lịch ở quê hương mình, em sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản gì và sử dụng những hình ảnh nào để minh họa?

Phương pháp giải:

- Xác định đối tượng viết bài giới thiệu: Giới thiệu ngày Tết âm lịch ở quê hương mình

- Quan sát ngày Tết âm lịch ở quê hương mình

- Hình thành ý tưởng (sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản gì? Sử dụng hình ảnh nào để minh họa?)

Lời giải chi tiết:

- Nếu viết một văn bản thông tin tổng hợp giới thiệu ngày Tết âm lịch ở quê hương mình, em sẽ giới thiệu:

+ Thời gian diễn ra ngày Tết âm lịch

+ Các lễ nghi ngày Tết: Nghi thức thờ cúng tổ tiên

+ Các hoạt động ngày Tết: Chúc Tết, tục lì xì đầu năm, …

+ Ý nghĩa ngày Tết cổ truyền: Là dịp gia đình đoàn viên, bày tỏ lòng kính trọng và lòng tin về sự cầu bình an, đầu năm mới, …

- Sử dụng các hình ảnh như:

+ Ảnh thờ cúng (Gia đình bày mâm cỗ cúng gia tiên,…)

+ Ảnh hoạt động ngày Tết (Con cháu mừng tuổi ông bà, mọi người quây quần bên nhau đầu năm mới…)


Trong khi đọc

Câu 1 (trang 101, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Phần in đậm này có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

     Đọc phần in đậm, phân tích và khái quát vấn đề được nêu trong đoạn.

Lời giải chi tiết:

- Phần in đậm là một lời giới thiệu, một lời mào đầu giưới thiệu chung về chủ đề chính được nhắc đến trong bài viết.

- Phần in đậm đóng vai trò rất lớn quyết định việc đọc tiếp hay dừng lại của độc giả. Bởi một phần mở đầu hấp dẫn, thu hút sẽ giúp cho người đọc có hứng thú tìm hiểu phần tiếp theo của tác phẩm. Một phần mở đầu hay sẽ khiến người ta có thiện cảm và thích thú với bài viết, từ đó sẵn sàng bỏ thời gian của mình để đọc tiếp những phần sau.

- Ngoài ra, phần in đậm còn có vai trò định hướng, làm cho bài viết mạch lạc và đảm bảo tính logic.


Câu 2 (trang 102, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Phần cung cấp thông 1 tin nào cho người đọc?

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản.

- Tóm tắt vấn đề từ đó rút ra kết luận.

Lời giải chi tiết:

     Đoạn 1 nói về thời gian, hoàn cảnh diễn ra lễ hội Ka-tê. Đồng thời đoạn 1 cũng nêu ra được thời gian diễn ra lễ hội Ka-tê của trước đây và thời gian diễn ra lễ hội Ka-tê của ngày nay, từ đó so sánh và làm rõ sự thay đổi, khác biệt.


Câu 3 (trang 103, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Đặc điểm nào của lễ hội Ka-té được thể hiện qua bức ảnh này?

Phương pháp giải:

- Quan sát kĩ bức ảnh

- Đọc kĩ nội dung văn bản

- Liên hệ đến hình ảnh và rút ra kết luận

Lời giải chi tiết:

     Đây chính là thời điểm ngày thứ hai của lễ hội, đoàn nguời Chăm và Ra-glai mới tổ chúc rước y trang lên tháp Pô-klông Ga-rai. Thầy cả lẽo) vinh dự dẫn đầu đoàn rước y trang lên tháp. Ông khoác trên người áo choàng và đầu chít khăn, chúng đều mang màu trắng. Phía sau thầy cả lễ là các vị chức sắc, thanh niên và trí thức Chăm. Các bộ lễ phục được đặt trên kiệu, có lọng che hai bên. Phía sau là các cô thôn nữ xinh đẹp trong trang phục áo dài Chăm truyền thống. Họ vừa đi vừa múa quạt vui vẻ rộn ràng. Tiếp đó là đoàn người Ra-glai múa và đánh mã la), thổi kèn bầu.


Câu 4 (trang 104, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Bức ảnh cho thấy điểu gì về phần hội trong lễ hội Ka-tê?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản, xác định chi tiết

- Quan sát hình ảnh để rút ra nhận xét, kết luận

Lời giải chi tiết:

Bực ảnh cho thấy phần hội trong lễ hội Ka-tê:

- “Trong thời gian lễ hội, hoa đăng đều được thắp sáng trên mọi ngả đường.”

- “Tất cả những người tham gia lễ hội đều cảm thấy phấn chấn trước khi bước vào một vụ mùa mới.”

- “Khắp nơi là âm thanh vang vọng của các nhạc cụ dân tộc Chăm (trống Ghi-năng, Ba-ra-nung và kèn Sa-ra-nai) hoà quyện với giọng hát của nam thanh, nữ tú,...”

- “Trong các điệu hát tạ ơn thần linh, tổ tiên, các thiếu nữ Chăm thẹn thùng thả dáng cùng các điệu múa quạt, múa đội Thong-ha-la (cỗ bồng trầu). Việc trình diễnnhững điệu múa này để cầu các vị thần ban cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu và đời sống của người dân ấm no, hạnh phúc.”

=> Tất cả những chi tiết trên đều cho thấy phần hội trong lễ hội Ka – tê diễn ra vô cùng sôi động, vui vẻ. mội người đều tham gia vào các trò chơi, điệu hát để thể hiện mong muốn của cả cộng đồng về mùa màng tươi tốt và cuộc sống ấm no, không khí rất tưng bừng và hạnh phúc.


Câu 5 (trang 104, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Tìm chi tiết kể về nét độc đáo trong lễ hội Ka-tê của người Chăm.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Phân tích để tìm kiếm chi tiết

- So sánh với đặc điểm của những lễ hội khác mà em đã biết để tìm ra điểm khác biệt.

Lời giải chi tiết:

- “Trong mỗi năm, một gia đình được cử đại diện làm mầm cúng tế thần linh và phần lộc thụ hưởng được chia đều cho các hộ gia đình.”

- “Trong ngày hội, du khách dễ bắt gặp hình ảnh đội chum nước rất duyên dáng, khéo léo của các cô gái Chăm trong cuộc thi để nhanh về đích.”

- “Ở khoảng sân rộng, nam thanh nữ tú Chăm thể hiện những bài dân ca, biểu diễn dân vũ. Họ say sưa ca hát, nhảy múa đến đèm khuya.”

- “Hội làng tan dần, mọi người hân hoan trở về mái ẩm gia đình để họp mặt gia tiên.”


Câu 6 (trang 105, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm hướng tới đều gì?

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản

- Trả lời những câu hỏi gợi mở cạnh văn bản

- Xâu chuỗi lại và rút ra kết luận

Lời giải chi tiết:

- Lễ hội Katê là bức tranh phác họa đời sống sinh hoạt cộng đồng, nơi hội tụ những giá trị tinh hoa văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm. Lễ hội mang ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; cầu mong cho sự hòa hợp lứa đôi, sự sinh sôi nảy nở của con người và vạn vật.

- Thông qua lễ hội Ka – tê người Chăm hướng tới cuộc sống cộng đồng hòa thuận, ấm no, hạnh phúc. Thể hiện sự biết ơn của bản thân mình đối với các vị thần linh và gia tiên. Đồng thời cũng thể hiện khát vọng về một màu màng bội thu, ấm no của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận" - mẫu 2

I. Khái quát văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

1. Xuất xứ

- Văn bản được đăng trên báo thegioidisan.vn

2. Bố cục Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

Văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận được chia thành 3 phần:

- Phần 1: Giới thiệu về lễ hội Ka-tê và thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội

- Phần 2: Phần nghi lễ của lễ hội Ka-tê

- Phần 3: Phần hội với những hoạt động, trò chơi của mọi người tham gia.

3. Nội dung chính 

Văn bản cung cấp những thông tin về Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận bao gồm: thời gian, địa điểm, phần nghi lễ, phần hội và tình cảm của người Chăm đối với văn hoá đó.

4. Giá trị nội dung 

- Thể hiện được những nét văn hóa cổ truyền của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc thờ cúng, sinh hoạt văn hóa, phần nào cho thấy đời sống tâm linh phong phú của người Chăm.

- Cung cấp cho người đọc những thông tin về lễ hội Ka-tê một cách khách quan, đầy đủ, chân thực

- Cho thấy tình cảm yêu mến, trân trọng của người đưa tin với những giá trị văn hóa của dân tộc.

5. Giá trị nghệ thuật 

- Sử dụng ngôn từ rõ ràng, rành mạch, khách quan, phù hợp với văn bản thông tin

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa thuyết minh và miêu tả, tự sự, tăng tính hiệu quả của việc thể hiện thông tin

- Có bố cục hợp lý, cung cấp thông tin một cách khách quan


Chuẩn bị

Đọc trước văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận. Tìm đọc và ghi chép lại những thông tin cơ bản, ngắn gọn về dân tộc Chăm. Hãy cho biết nguồn thông tin mà em đã truy xuất.

Trả lời:

- Người Chăm là dân tộc sinh sống ở miề duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời. Họ đã từng kiến tạo nên một nền văn hóa rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ. Người Chăm đã xây dựng lên vương quốc Chăm pa từ thế kỉ VII. Hiện nay, bộ phận người Chăm cư trú chủ yếu ở Ninh Thuận và Bình Thuận và họ chủ yếu theo đạo Bà la môn.

- Nguồn thông tin từ cema.gov.vn


* Trả lời câu hỏi giữa bài

Nội dung chính Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận: Văn bản kể về lễ hội Ka-tê của người Chăm ở Ninh Thuận.

Câu 1 trang 100 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Phần in đậm này có tác dụng gì?

Trả lời:

Phần in đậm có tác dụng giới thiệu chung về Lễ hội Ka-tê của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận.


Câu 2 trang 101 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Phần 1 cung cấp thông tin gì cho người đọc?

Trả lời:

Phần 1 cung cấp thông tin về thời gian, hoàn cảnh diễn ra lễ hội Ka-tê của người Chăm.


Câu 3 trang 102 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Hoạt động nào của lễ hội Ka-tê được thể hiện qua bức ảnh này?

Trả lời:

Hoạt động nhảy múa và tổ chức nghi lễ rước trong lễ hội của người dân tộc Chăm.


Câu 4 trang 103 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Bức ảnh cho thấy hoạt động nào của phần hội?

Trả lời:

Bức ảnh cho thấy hoạt động múa quạt theo giai điệu truyền thống của người dân tộc Chăm trong lễ hội Ka-tê.


Câu 5 trang 103 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Tìm chi tiết kể về nét độc đáo trong lễ hội Ka-tê của người Chăm.

Trả lời:

Chi tiết kể về nét độc đáo trong lễ hội Ka-tê của người Chăm:

- Trong các điệu hát tạ ơn thần linh, tổ tiên, các thiếu nưc Chăm thẹn thùng thả dáng cùng điệu múa quạt, múa dội Thong-ha-la.

- Việc trình diễn những điệu múa này để các vị thần ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và đời sống của người dân ấm no, hạnh phúc.


Câu 6 trang 104 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm hướng tới điều gì?

Trả lời:

Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm hướng tới việc tri ân đối với tổ tiên, các bậc tiền bối đã có công tạo dựng và bảo vệ cuộc sống cho họ. Đây cũng là khoảng thời gian họ vui Tết đoàn viên, đến thăm họ hàng, bạn bè, tận hưởng những ngày tháng vui vẻ, thân thiện, hạnh phúc.


* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 104 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Nhan đề cung cấp những thông tin ban đầu nào về nội dung văn bản? Vì sao tác giả không đưa tên gọi của lễ hội (Ka-tê) vào nhan đề?

Trả lời:

- Nhan đề cung cấp thông tin ban đầu rằng lễ hội Ka-tê ở Ninh Thuận là một lễ hội dân gian đặc sắc.

- Tác giả không đưa tên gọi là lễ hội Ka-tê bởi nếu chỉ nêu ra như vậy thì người đọc sẽ chưa hình dung rõ ràng được đây là lễ hội gì, của toàn thể dân tộc hay chỉ thuộc về một dân tộc. Như vậy sẽ không để lại ấn tượng tốt cho người đọc.


Câu 2 trang 104 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Qua văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, tác giả đã đem đến những thông tin cơ bản nào về lễ hội Ka-tê của người Chăm ở Ninh Thuận?

Trả lời:

Những thông tin cơ bản về lễ hội Ka-tê của người Chăm ở Ninh Thuận là:

- Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội

- Phần nghi lễ và phần lễ hội của lễ hội Ka-tê

- Ý nghĩa của lễ hội Ka-tê đối với cộng đồng người Chăm


Câu 3 trang 104 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Theo em, phương thức miêu tả và tự sự có tác dụng như thế nào đối với việc truyền tải thông tin ở văn bản này?

Trả lời:

Theo em, phương thức miêu tả và tự sự có tác dụng trong việc truyền tải thông tin một cách cụ thể, rõ ràng và chân thực nhất. Nó giúp người đọc vừa đọc ca đã có thể hình dung ra được lễ hội Ka-tê là lễ hội như nào, hoàn cảnh ra đâu và khi nào…


Câu 4 trang 104 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Tìm điểm giống nhau giữa phong tục của người Chăm (qua lễ hội Ka-tê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống). Nêu nhận xét của em về điểm giống nhau đó.

Trả lời:

- Điểm giống nhau giữa phong tục của người Chăm (qua lễ hội Ka-tê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống):

+ Đều là những ngày lễ quan trong của mỗi dân tộc

+ Đều có truyền thống lịch sử lâu đời

+ Thường kéo dài trong nhiều ngày

+ Cả hai đều mang ý nghĩa về sự sum vầy gia đình, Tết đoàn viên, ngày để ăn chơi, vui vẻ, thăm họ hàng… sau những ngày tháng làm việc vất vả, mệt nhọc.

→ Dù là bất cứ dân tộc nào trên đất nước Việt Nam, họ đều mang trong mình những nét đẹp dân gian truyền thống, ý nghĩa và đáng kính trọng. Nó thể hiện nếp sống đa dạng trong phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt tinh thần của mỗi dân tộc.


Câu 5 trang 104 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Nếu viết một văn bản thông tin tổng hợp giới thiệu ngày Tết âm lịch ở quê hương mình, em sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản gì và sử dụng những hình ảnh nào để minh hoạ?

Trả lời:

Nếu viết một văn bản thông tin tổng hợp giới thiệu ngày Tết âm lịch ở quê hương mình, em sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản và sử dụng những hình ảnh để minh hoạ là:

- Địa điểm, thời gian, lịch sử của ngày Tết cổ truyền

- Trước ngày Tết

- Trong ngày Tết

- Ý nghĩa của Tết cổ truyền

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 3
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận" - mẫu 3

I. Tác phẩm Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận (theo Đào Bình Trịnh)

  1. Thể loại: Văn bản thông tin
  2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Theo ĐÀO BÌNH TRỊNH, thegioidisan.vn
  3. Phương thức biểu đạt: Thuyết minh
  4. Tóm tắt tác phẩm Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận (theo Đào Bình Trịnh)

Ka-tê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của dân tộc Chăm. Đây là dịp người Chăm dâng lễ vật tri ân các vị thần và tưởng nhớ tổ tiên của mình. Về Ninh Thuận dịp lễ hội, du khách không chỉ dược chiêm bái các đền tháp cổ mà còn được thưởng thức các loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc.” Ka – tê không chỉ là một lễ hội dân gian truyền thống mà còn là một “kho tàng” lưu trữ văn hóa của người Chăm. Cùng với thời gian, nhiều điểm của lễ hội đã phải thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh, nhưng những giá trị tinh thần sâu sắc của lễ hội Ka – tê vẫn chưa một lần thay dổi. Đối với người Chăm, Ka – tê là một dịp để quay quần, vui chơi, để gắn kết cộng đồng đồng thời cũng là khoảng thười gian linh thiêng gửi tới các vị thần những mong muốn của mình. Lễ hôi Ka – tê chính là một phần trong tâm thwucs của mỗi người con dân tộc Chăm, là một lễ hội tốt đẹp đã và đang được bảo tồn nguyên vẹn giá trị.


Bố cục tác phẩm Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận (theo Đào Bình Trịnh)

- Đoạn 1: Từ đầu đến “ba ngày liên tục”: Giới thiệu về lễ hội Ka-tê

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “ý nguyện của mình”: Giới thiệu phần nghi lễ

- Đoạn 3: Tiếp theo đến “như bị xóa nhòa”: Giới thiệu phần hội

- Đoạn 4: Còn lại: Ý nghĩa của lễ hội Ka- tê


Giá trị nội dung tác phẩm Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận (theo Đào Bình Trịnh)

- Ca ngợi văn lễ hội Ka-tê của người dân tộc Chăm, một nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống của người dân nơi đây.


Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận (theo Đào Bình Trịnh)

- Thông tin được trình bày rất rõ ràng, cụ thể.

- Ngôn từ mạch lạc, phổ thông dễ hiểu


II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận (theo Đào Bình Trịnh)

Nét đặc sắc về nghi lễ của lễ hội Ka – tê

- Đoàn nguời Chăm và Ra-glai mới tổ chúc rước y trang lên tháp Pô-klông Ga-rai. Thầy cả lẽo) vinh dự dẫn đầu đoàn rước y trang lên tháp.

- Ông khoác trên người áo choàng và đầu chít khăn, chúng đều mang màu trắng. Phía sau thầy cả lễ là các vị chức sắc, thanh niên và trí thức Chăm.

- Các bộ lễ phục được đặt trên kiệu, có lọng che hai bên. Phía sau là các cô thôn nữ xinh đẹp trong trang phục áo dài Chăm truyền thống.

- Họ vừa đi vừa múa quạt vui vẻ rộn ràng.

- Tiếp đó là đoàn người Ra-glai múa và đánh mã la), thổi kèn bầu.


Nét đặc về phần hội của lễ hội Ka- tê

- “Trong thời gian lễ hội, hoa đăng đều được thắp sáng trên mọi ngả đường.”

- “Tất cả những người tham gia lễ hội đều cảm thấy phấn chấn trước khi bước vào một vụ mùa mới.”

- “Khắp nơi là âm thanh vang vọng của các nhạc cụ dân tộc Chăm (trống Ghi-năng, Ba-ra-nung và kèn Sa-ra-nai) hoà quyện với giọng hát của nam thanh, nữ tú,...”

- “Trong các điệu hát tạ ơn thần linh, tổ tiên, các thiếu nữ Chăm thẹn thùng thả dáng cùng các điệu múa quạt, múa đội Thong-ha-la (cỗ bồng trầu). Việc trình diễnnhững điệu múa này để cầu các vị thần ban cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu và đời sống của người dân ấm no, hạnh phúc.”

=> Tất cả những chi tiết trên đều cho thấy phần hội trong lễ hội Ka – tê diễn ra vô cùng sôi động, vui vẻ. mội người đều tham gia vào các trò chơi, điệu hát để thể hiện mong muốn của cả cộng đồng về mùa màng tươi tốt và cuộc sống ấm no, không khí rất tưng bừng và hạnh phúc.


* Nét đặc sắc trong lễ hội

- “Trong mỗi năm, một gia đình được cử đại diện làm mầm cúng tế thần linh và phần lộc thụ hưởng được chia đều cho các hộ gia đình.”

- “Trong ngày hội, du khách dễ bắt gặp hình ảnh đội chum nước rất duyên dáng, khéo léo của các cô gái Chăm trong cuộc thi để nhanh về đích.”

- “Ở khoảng sân rộng, nam thanh nữ tú Chăm thể hiện những bài dân ca, biểu diễn dân vũ. Họ say sưa ca hát, nhảy múa đến đèm khuya.”

- “Hội làng tan dần, mọi người hân hoan trở về mái ẩm gia đình để họp mặt gia tiên.”


Ý nghĩa của lễ hội Ka – tê

- Lễ hội Katê là bức tranh phác họa đời sống sinh hoạt cộng đồng, nơi hội tụ những giá trị tinh hoa văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm. Lễ hội mang ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; cầu mong cho sự hòa hợp lứa đôi, sự sinh sôi nảy nở của con người và vạn vật.

- Thông qua lễ hội Ka – tê người Chăm hướng tới cuộc sống cộng đồng hòa thuận, ấm no, hạnh phúc. Thể hiện sự biết


Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Ka-tê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hóa của dân tộc Chăm.

- Thời gian tổ chức: tháng 7 lịch Chăm (cuối tháng 9 – đầu tháng 10 dương lịch)

- Địa điểm: làng Chăm Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận


Đọc hiểu

* Nội dung chính:

Văn bản cung cấp những thông tin về Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận bao gồm: thời gian, địa điểm, phần nghi lễ, phần hội và tình cảm của người Chăm đối với văn hoá đó.


* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Nhấn mạnh đến bạn đọc Ka-tê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm


Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội

- So sánh cách tổ chức trước đây và hiện nay


Câu 3 (trang 102 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Thầy cả lễ dẫn đầu đoàn rước y trang lên tháp

- Phía sau là các cô thôn nữ xinh đẹp trong trang phục áo dài Chăm truyền thống. Họ vừa đi vừa múa quạt vui vẻ rộn ràng.


Câu 4 (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Những hoạt động thể thao vui tươi luôn diễn ra sôi nổi ngay lúc y trang của thần linh được rước về đến làng.

- Trong các điệu hát tạ ơn thần linh, tổ tiên, các thiếu nữ Chăm thẹn thùng thả dáng cùng các điệu múa quạt, múa đội Thong-ha-la


Câu 5 (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Phần lễ: Trong các điệu hát tạ ơn thần linh, tổ tiên, các thiếu nữ Chăm thẹn thùng thả dáng cùng các điệu múa quạt, múa đội Thong-ha-la

- Phần hội: Trong mỗi năm, một gia đình được cử đại diện làm mâm cúng tế thần linh và phần lộc thụ hưởng được chia đều cho các hộ gia đình; trong ngày lễ hội, du khách dễ bắt gặp hình ảnh đội chum nước rất duyên dáng, khéo léo của các cô gái Chăm trong cuộc thi để nhanh về đích; Ở khoảng sân rộng, nam thanh nữ tú Chăm thể hiện những bài dân ca, biểu diễn dân vũ; hội làng tan dần, mọi người hân hoan trở về mái ấm gia đình để họp mặt gia tiên.


Câu 6 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Người Chăm hướng đênns sự tri ân đối với tổ tiên, các bậc tiền bối đã có công tạo dựng và bảo vệ cuộc sống cho họ


* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Nhan đề đã nêu lên đề tài của bài viết: Văn hoá Việt Nam


Câu 2 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Văn bản cung cấp những thông tin về Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận bao gồm: thời gian, địa điểm, phần nghi lễ, phần hội và ý nghĩa của lễ hội đối với người Chăm

- Những điểm đặc sắc

- Phần lễ:

+ Khi những nghi lễ đầu tiên diễn ra tại tháp Pô-klong Ga-rai thì tại làng Kuh Nhút,  xã Phước Hà, một đoàn người rước y chang của thần linh khởi hành về hướng lễ hội Katê

+ Trong các điệu hát tạ ơn thần linh, tổ tiên, các thiếu nữ Chăm thẹn thùng thả dáng cùng các điệu múa quạt, múa đội Thong-ha-la

- Phần hội:

+ Trong mỗi năm, một gia đình được cử đại diện làm mâm cúng tế thần linh và phần lộc thụ hưởng được chia đều cho các hộ gia đình; trong ngày lễ hội, du khách dễ bắt gặp hình ảnh đội chum nước rất duyên dáng, khéo léo của các cô gái Chăm trong cuộc thi để nhanh về đích; Ở khoảng sân rộng, nam thanh nữ tú Chăm thể hiện những bài dân ca, biểu diễn dân vũ; hội làng tan dần, mọi người hân hoan trở về mái ấm gia đình để họp mặt gia tiên.


Câu 3 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Phương thức miêu tả và tự sự giúp người đọc dễ dàng tưởng tượng những sự kiện chính diễn ra trong lễ hội và các hoạt động của con người.

- Nếu bỏ các đoạn miêu tả, tự sự thì văn bản sẽ không thể cung cấp đầy đủ thông tin đến bạn về lễ hội.


Câu 4 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Điểm giống nhau giữa phong tục của người Chăm (qua lễ hội Ka-tê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống): đều là khoảng thời gian mà mọi người quây quần bên nhau, thể hiện sự kính trọng, lòng biết ơn của bản thân mình đến các vị thần linh và gia tiên.

=> Thể hiện truyền thống thuỷ chung nghĩa tình, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của người Việt Nam.


Câu 5 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Em sẽ giới thiệu các thông tin:

+ Thời gian, địa điểm tổ chức

+ Lịch trình các hoạt động và ý nghĩa mỗi hoạt động

+ Ý nghĩa hoạt động đó đối với người dân

- Hình ảnh

+ Đình làng – nơi diễn ra nghi lễ

+ Sân vận động của làng – nơi diễn ra các hoạt động

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận" - mẫu 4

Câu hỏi (trang 101, SGK Ngữ Văn 10, tập một): 

Đề bài: Đọc trước văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận. Tìm đọc và ghi chép lại những thông tin cơ bản, ngắn gọn về dân tộc Chăm. Hãy cho biết nguồn thông tin mà em đã truy xuất.

Lời giải

- Dân tộc Chăm có tên gọi khác là Chàm, Chiêm, Chiêm Thành, Chăm pa, Hroi…, thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô - Pôlinêxia.

- Tập trung ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, ngoài ra còn có ở các tỉnh An Giang, Bình Định, Đồng Nai, Phú Yên, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.

- Người chăm ở nhà trệt, gồm một trật tự: nhà khách, nhà của cha mẹ và các con nhỏ tuổi, nhà của các cô gái đã lập gia đình, nhà bếp và nhà tục trong đó có kho thóc, buồng tân hôn và là chỗ ở vợ chồng cô gái út.

- Truyền thống nông nghiệp ruộng nước, giỏi làm thuỷ lợi và làm vườn trồng cây ăn trái. Bộ phận người Chăm ở Nam Bộ lại sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới, dệt thủ công và buôn bán nhỏ, nghề nông chỉ là thứ yếu. Nghề thủ công phát triển ở vùng Chăm nổi tiếng là dệt lụa tơ tằm và nghề gốm nặn tay, nung trên các lò lộ thiên.

- Trang phục: Nam nữ đều quấn váy tấm; đàn ông mặc áo cánh ngắn xẻ ngực cài khuy; đàn bà mặc áo dài chui đầu.

- Gia đình người Chăm mang truyền thống mẫu hệ. Ở những vùng theo Hồi giáo Islam, tuy gia đình đã chuyển sang phụ hệ, vai trò nam giới được đề cao, nhưng những tập quán mẫu hệ vẫn tồn tại khá đậm nét trong quan hệ gia đình, dòng họ với việc thờ cúng tổ tiên.

- Nghệ thuật: hàng trăm toà tháp Chàm cổ kính, trống cơm, nhạc nam ai, ca hò Huế...


Đọc hiểu bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 101, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Phần in đậm này có tác dụng gì?

Lời giải 

Tác dụng:

- Giới thiệu cho bạn đọc biết về lễ hội dân gian đặc sắc nhất của dân tộc Chăm chính là lễ Ka-tê.

- Giúp bạn đọc hiểu được nội dung mà người viết chuẩn bị nói đến.


Câu 2 (trang 102, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Phần 1 cung cấp thông tin nào cho người đọc?

Lời giải 

Cung cấp thông tin:

- Dấu hiệu để biết tết Ka-tê đến là thời điểm hoa ta-ghi-lao nở tím sườn núi.

- Thời gian chuẩn bị lễ hội Ka-tê là vào đầu tháng 7 lịch Chăm.

- Ngày nay, lễ được rút ngắn trong 1 tuần, lễ quan trọng sẽ diễn ra trong 3 ngày.


Câu 3 (trang 103, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Đặc điểm nào của lễ hội Ka-té được thể hiện qua bức ảnh này?

Lời giải 

Đặc điểm: thầy cả lễ dẫn đầu đoàn rước y trang lên tháp Po-lkong Ga-rai. Phía sau là cả các vị chức sắc, thanh niên và trí thức. Sau đó, là các cô thôn nữ vừa đi vừa múa quạt. Cuối cùng là đoàn người Ra-glai múa và đánh mã la, thổi kèn bầu. Đây là ngày thứ 2 của lễ hội.


Câu 4 (trang 104, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Bức ảnh cho thấy điểu gì về phần hội trong lễ hội Ka-tê?

Lời giải 

Phần hội trong lễ hội Ka-tê:

- Kéo dài đến hết tuần.

- Hoa đăng thắp sáng trên mọi ngả đường.

- Âm thanh của các nhạc cụ dân tộc Chăm hòa với giọng hát của nam thanh, nữ tú.

- Các thiếu nữ thả dáng cùng điệu múa quạt, múa đội Thong-ha-la.


Câu 5 (trang 104, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Tìm chi tiết kể về nét độc đáo trong lễ hội Ka-tê của người Chăm.

Lời giải 

Chi tiết:

- Mỗi năm, một gia đình được cử đại diện làm mâm cúng tế thần linh và phần lộc thụ hưởng được chia đều cho các hộ gia đình.

- Hình ảnh đội chum nước rất duyên dáng, khéo léo của các cô gái Chăm trong cuộc thi để nhanh về đích.

- Nam thanh nữ tú Cahwm thể hiện những bài dân ca, biểu diễn dân vũ.

- Trong không khí tưng bừng, náo nhiệt của lễ hội Ka-tê, mọi khoảng cách giữa con người với nhau như bị xóa nhòa.


Câu 6 (trang 105, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm hướng tới đều gì?

Lời giải 

Người Chăm hướng tới: sự tri ân đối với tổ tiên, các bậc tiền bối đã có công tạo dựng và bảo vệ cuộc sống cho họ. Đồng thời, là khoảng thời gian đoàn viên, nơi gặp gỡ niềm vui và sự hạnh phúc, hưởng thụ những phút giây yên bình.


Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 105, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Nhan đề văn bản liên quan như thế nào với đề tài của bài viết này?

Lời giải 

Nhan đề và đề tài có sự liên quan: nhan đề là nội dung mà đề tài muốn nói đến. Cụ thể ở đây chính là lễ hội Ka-tê của dân tộc Chăm. Tác giả khéo léo thể hiện đề tài trên phương diện nhan đề để người đọc dễ hiểu.


Câu 2 (trang 105, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Qua văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, tác giả đã đem đến những thông tin cơ bản nào về lễ hội Ka – tê của người Chăm ở Ninh Thuận? Hãy chỉ ra điểm đặc sắc của lễ hội này.

Lời giải 

Tác giả đã đem đến những thông tin về lễ hội: thời gian diễn ra, nội dung của buổi lễ gồm phần lễ và phần hội của người Chăm và cuối cùng là ý nghĩa của lễ hội Ka-tê đối với người dân tộc Chăm ở Ninh Thuận.

Điểm đặc sắc: lễ hội Ka-tê gồm phần lễ và phần hội rõ ràng. Sau khi xong phần nghi thức diễn ra tại đền tháp Pô-klong Ga-rai thì đến phần hội với những hoạt động thể thao vui tươi mang theo niềm vui, phấn chấn trước khi vào một mùa vụ mới.


Câu 3 (trang 105, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Theo em, phương thức miêu tả và tự sự có tác dụng như thế nào đối với việc truyền tải thông tin ở văn bản này? Nếu bỏ các đoạn miêu tả, tự sự đó thì tính hiệu quả của việc thể hiện nội dung thông tin sẽ ra sao?

Lời giải

- Tác dụng: truyền tải thông tin rõ ràng, chi tiết đến bạn đọc về lễ hội Ka-tê của người Chăm ở Ninh Thuận. Người đọc không bị lúng túng hay khó hiểu khi tiếp cận thêm một lễ hội dân gian đặc sắc trên đất nước. Từ đó hiểu hơn về những nền văn hóa đa dạng, phong phú của quê hương.

- Nếu bỏ các đoạn miêu tả, tự sự thì chắc chắn rằng, hiệu quả bài viết sẽ không cao, không truyền tải được đầy đủ nội dung của lễ hội. Theo em, bài viết của tác giả rất chi tiết, cô đọng, nếu bỏ một phần thì bài viết sẽ mất đi giá trị của nó trong việc thể hiện nội dung thông tin.


Câu 4 (trang 105, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Tìm điểm giống nhau giữa phong tục của người Chăm (qua lễ hội Ka-tê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống). Nêu nhận xét của em về điểm giống nhau đó.

Lời giải 

Giống nhau: đều là khoảng thời gian đoàn viên, sum họp, đến thăm họ hàng, bạn bè của những thành viên trong gia đình trong ngày Tết.

Nhận xét: Qua đây, chúng ta có thể thấy được sự hướng về cội nguồn của những người con đất Việt. Dù mang trong mình dân tộc gì, thì tất cả chúng ta đều mang dành sự tri ân đến những người đi trước đã sinh, nuôi lớn và dạy bảo thành người. Đó là tấm lòng yêu gia đình, yêu quê hương.


Câu 5 (trang 105, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Nếu viết một văn bản thông tin tổng hợp giới thiệu ngày Tết âm lịch ở quê hương mình, em sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản gì và sử dụng những hình ảnh nào để minh họa?

Lời giải 

Em sẽ giới thiệu về:

- Thời gian diễn ra ngày Tết âm lịch bắt đầu từ 23 tháng Chạp đến 7 tháng Giêng.

- Phần lễ: thường trong phạm vi gia đình. Những ngày trước Tết, các thành viên sẽ đi tảo mộ; dọn dẹp nhà cửa; mua sắm những thứ đồ thiết yếu và trang trí cây mai, cành đào…; thờ cúng tổ tiên…

- Phần hội: ăn tất niên, chúc Tết, du xuân, gặp gỡ bạn bè…

- Ý nghĩa: cầu chúc một năm mới bình an, dồi dào sức khỏe, học hành – công việc thuận lợi, gặp nhiều may mắn.

Hình ảnh minh họa:

- Gia đình đi tảo mộ.

- Du xuân.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận" - mẫu 5

1. Chuẩn bị

  • Người Chăm hay còn gọi là người Chàm, người Chiêm, người Chiêm Thành…
  • Họ sinh sống chủ yếu ở tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và một số tỉnh thành khác.
  • Văn hóa truyền thống với nhiều nghi lễ, tục lệ độc đáo…

2. Đọc hiểu

Câu 1. Phần in đậm này có tác dụng gì?

Giới thiệu nội dung của bài viết.


Câu 2. Phần 1 cung cấp thông tin nào cho người đọc?

Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội.


Câu 3. Hoạt động nào của lễ hội Ka-tê được thể hiện qua bức ảnh này?

Đoàn người Chăm và Ra-glai mới tổ chức rước y trang lên tháp Pô-klông Ga-rai.


Câu 4. Bức ảnh cho thấy điều gì về phần hội trong lễ hội Ka-tê?

Điệu múa truyền thống được trình diễn ở lễ hội.


Câu 5. Tìm chi tiết kể về nét độc đáo trong lễ hội Ka-tê của người Chăm.

  • Trong mỗi năm, một gia đình được cử đại diện làm mâm cúng tế thần linh và phần lộc thụ hưởng được chia đều cho các hộ gia đình;
  • Trong ngày lễ hội, du khách dễ bắt gặp hình ảnh đội chum nước rất duyên dáng, khéo léo của các cô gái Chăm trong cuộc thi để nhanh về đích;
  • Ở khoảng sân rộng, nam thanh nữ tú Chăm thể hiện những bài dân ca, biểu diễn dân vũ; hội làng tan dần, mọi người hân hoan trở về mái ấm gia đình để họp mặt gia tiên.

Câu 6. Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm hướng tới điều gì?

Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm hướng tới: Cuộc sống hạnh phúc, bình an.


3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Nhan đề văn bản liên quan như thế nào với đề tài của bài viết này?

Nhan đề đã nêu được đề tài của bài viết.


Câu 2. Qua văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, tác giả đã đem đến những thông tin cơ bản nào về lễ hội Ka-tê của người Chăm ở Ninh Thuận?

  • Thời gian diễn ra lễ hội
  • Giới thiệu phần lễ và phần hội
  • Ý nghĩa của lễ hội

Câu 3. Theo em, phương thức miêu tả và tự sự có tác dụng như thế nào đối với việc truyền tải thông tin ở văn bản này?

Phương thức miêu tả và tự sự góp phần làm rõ thông tin về lễ hội Ka-tê, giúp người đọc nắm được một cách rõ ràng hơn.


Câu 4. Tìm điểm giống nhau giữa phong tục của người Chăm (qua lễ hội Ka-tê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống). Nêu nhận xét của em về điểm giống nhau đó.

Ý nghĩa: Khoảng thời gian để mọi người quây quần, tận hưởng giây phút bình an, hạnh phúc; Thể hiện sự kính trọng, biết ơn tới các vị gia tiên, thần linh.


Câu 5. Nếu viết một văn bản thông tin tổng hợp giới thiệu ngày Tết âm lịch ở quê hương mình, em sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản gì và sử dụng những hình ảnh nào để minh họa?

- Những thông tin cơ bản:

  • Thời gian, địa điểm
  • Diễn biến của lễ hội
  • Ý nghĩa của lễ hội

- Tranh minh họa cho các hoạt động của lễ hội.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận" - mẫu 6

Chuẩn bị

Câu hỏi trang 101 SGK Ngữ văn 10 Tập 1

Trả lời:

- Chăm Panduranga hay Đông Chăm gồm những người Chăm cư trú ở Ninh Thuận, Bình Thuận, có tên gọi là Chăm Panduranga (Chăm Phan Rang); tổng số khoảng 119.000 người (Ninh thuận: 72.000; Bình Thuận: 47.000), đây là nhóm cộng đồng Chăm lớn nhất chiếm khoảng 67,60% tổng số người Chăm ở Việt Nam. (nguồn: vi.wikipedia.org)

- Người Chăm sinh sống ở Ninh Thuận nhiều nhất so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Vì thế, văn hóa Chăm ở đây khá đậm chất được thể hiện qua chữ viết, trang phục, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, nghề gốm, dệt thổ cẩm. (ngồn: baoninhthuan.com.vn).

- Văn hóa Chăm còn thể hiện sự độc đáo và đặc sắc ở chỗ cho đến nay người Chăm vẫn giữ các nghi lễ như: lễ Katê, lễ Rija Nưgar, lễ Rija Praung, lễ khai mương, lễ xuống gặt, lễ mừng cơm mới... (ngồn: baoninhthuan.com.vn).

- Không gian văn hóa Chăm có sức lôi cuốn đặc biệt, từ phong tục tập quán theo chế độ mẫu hệ, đến những nghi lễ, tín ngưỡng cùng nhiều nghệ thuật dân gian truyền thống khác. (nguồn: baoninhthuan.com.vn).


Trong khi đọc

Câu 1 trang 101 SGK Ngữ văn 10 Tập 1

Trả lời:

- Phần in đậm là một lời giới thiệu, một lời mào đầu giưới thiệu chung về chủ đề chính được nhắc đến trong bài viết.

- Phần in đậm đóng vai trò rất lớn quyết định việc đọc tiếp hay dừng lại của độc giả. Bởi một phần mở đầu hấp dẫn, thu hút sẽ giúp cho người đọc có hứng thú tìm hiểu phần tiếp theo của tác phẩm. Một phần mở đầu hay sẽ khiến người ta có thiện cảm và thích thú với bài viết, từ đó sẵn sàng bỏ thời gian của mình để đọc tiếp những phần sau.

- Ngoài ra, phần in đậm còn có vai trò định hướng, làm cho bài viết mạch lạc và đảm bảo tính logic.


Câu 2 trang 102 SGK Ngữ văn 10 Tập 1

Trả lời:

Đoạn 1 nói về thời gian, hoàn cảnh diễn ra lễ hội Ka-tê. Đồng thời đoạn 1 cũng nêu ra được thời gian diễn ra lễ hội Ka-tê của trước đây và thời gian diễn ra lễ hội Ka-tê của ngày nay, từ đó so sánh và làm rõ sự thay đổi, khác biệt.


Câu 3 trang 103 SGK Ngữ văn 10 Tập 1

Trả lời:

     Đây chính là thời điểm ngày thứ hai của lễ hội, đoàn nguời Chăm và Ra-glai mới tổ chúc rước y trang lên tháp Pô-klông Ga-rai. Thầy cả lẽo) vinh dự dẫn đầu đoàn rước y trang lên tháp. Ông khoác trên người áo choàng và đầu chít khăn, chúng đều mang màu trắng. Phía sau thầy cả lễ là các vị chức sắc, thanh niên và trí thức Chăm. Các bộ lễ phục được đặt trên kiệu, có lọng che hai bên. Phía sau là các cô thôn nữ xinh đẹp trong trang phục áo dài Chăm truyền thống. Họ vừa đi vừa múa quạt vui vẻ rộn ràng. Tiếp đó là đoàn người Ra-glai múa và đánh mã la), thổi kèn bầu.


Câu 4 trang 104 SGK Ngữ văn 10 Tập 1

Trả lời:

Bực ảnh cho thấy phần hội trong lễ hội Ka-tê:

- “Trong thời gian lễ hội, hoa đăng đều được thắp sáng trên mọi ngả đường.”

- “Tất cả những người tham gia lễ hội đều cảm thấy phấn chấn trước khi bước vào một vụ mùa mới.”

- “Khắp nơi là âm thanh vang vọng của các nhạc cụ dân tộc Chăm (trống Ghi-năng, Ba-ra-nung và kèn Sa-ra-nai) hoà quyện với giọng hát của nam thanh, nữ tú,...”

- “Trong các điệu hát tạ ơn thần linh, tổ tiên, các thiếu nữ Chăm thẹn thùng thả dáng cùng các điệu múa quạt, múa đội Thong-ha-la (cỗ bồng trầu). Việc trình diễnnhững điệu múa này để cầu các vị thần ban cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu và đời sống của người dân ấm no, hạnh phúc.”

=> Tất cả những chi tiết trên đều cho thấy phần hội trong lễ hội Ka – tê diễn ra vô cùng sôi động, vui vẻ. mội người đều tham gia vào các trò chơi, điệu hát để thể hiện mong muốn của cả cộng đồng về mùa màng tươi tốt và cuộc sống ấm no, không khí rất tưng bừng và hạnh phúc.


Câu 5 trang 104 SGK Ngữ văn 10 Tập 1

Trả lời:

- “Trong mỗi năm, một gia đình được cử đại diện làm mầm cúng tế thần linh và phần lộc thụ hưởng được chia đều cho các hộ gia đình.”

- “Trong ngày hội, du khách dễ bắt gặp hình ảnh đội chum nước rất duyên dáng, khéo léo của các cô gái Chăm trong cuộc thi để nhanh về đích.”

- “Ở khoảng sân rộng, nam thanh nữ tú Chăm thể hiện những bài dân ca, biểu diễn dân vũ. Họ say sưa ca hát, nhảy múa đến đèm khuya.”

- “Hội làng tan dần, mọi người hân hoan trở về mái ẩm gia đình để họp mặt gia tiên.”


Câu 6 trang 105 SGK Ngữ văn 10 Tập 1

Trả lời:

- Lễ hội Katê là bức tranh phác họa đời sống sinh hoạt cộng đồng, nơi hội tụ những giá trị tinh hoa văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm. Lễ hội mang ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; cầu mong cho sự hòa hợp lứa đôi, sự sinh sôi nảy nở của con người và vạn vật.

- Thông qua lễ hội Ka – tê người Chăm hướng tới cuộc sống cộng đồng hòa thuận, ấm no, hạnh phúc. Thể hiện sự biết ơn của bản thân mình đối với các vị thần linh và gia tiên. Đồng thời cũng thể hiện khát vọng về một màu màng bội thu, ấm no của mình.


Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 105 SGK Ngữ văn 10 Tập 1

Trả lời:

- Nhan đề: Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

- Đề tài: Viết về lễ hội dân gian Việt Nam (cụ thể là lễ hội dân gian của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận)

=> Nhan đề có mối liên quan mật thiết với đề tài hay nói cách khác nhan đề đã khái quát đề tài của văn bản.


Câu 2 trang 105 SGK Ngữ văn 10 Tập 1

Trả lời:

- Những thông tin cơ bản về lễ hội Ka-tê trong văn bản:

+ Thời gian diễn ra lễ hội Ka-tê

+ Phần lễ và phần hội của lễ hội Ka-tê

+ Ý nghĩa của lễ hội Ka-tê

- Điểm đặc sắc của lễ hội: “phần nghi lễ” và “phần hội” rất đặc sắc và phong phú, làm nên nét riêng và độc đáo của lễ hội Ka-tê.


Câu 3 trang 105 SGK Ngữ văn 10 Tập 1

Trả lời:

- Trong văn bản, phương thức tự sự và miêu tả có vai trò vô cùng quan trọng trong việc truyền tải thông tin. Nó có tác dụng làm rõ, mang tính xác thực, mang đến lượng thông tin lớn, chi tiết về lễ hội Ka-tê đến với người đọc.

- Nếu bỏ các đoạn miêu tả, tự sự, văn bản sẽ trở nên khô khan, nghèo nàn thông tin => không có sự hiệu quả trong truyền đạt thông tin.


Câu 4 trang 105 SGK Ngữ văn 10 Tập 1

Trả lời:

     Điểm giống nhau giữa phong tục của người chăm (qua lễ hội Katê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống) đó là về ý nghĩa: Đây là khoảng thời gian những thành viên trong gia đình vui Tết đoàn viên, thể hiện sự tri ân với ông bà, tổ tiên, những bậc tiền bối và cầu chúc cho một năm hạnh phúc, bình an.

Nhận xét: Ở Việt Nam, dù là bất cứ dân tộc nào cũng luôn luôn đề cao lòng biết ơn với ông bà, tổ tiên – những thế hệ đi trước đã có công sinh thành, dưỡng dục.


Câu 5 trang 105 SGK Ngữ văn 10 Tập 1

Trả lời:

- Nếu viết một văn bản thông tin tổng hợp giới thiệu ngày Tết âm lịch ở quê hương mình, em sẽ giới thiệu:

+ Thời gian diễn ra ngày Tết âm lịch

+ Các lễ nghi ngày Tết: Nghi thức thờ cúng tổ tiên

+ Các hoạt động ngày Tết: Chúc Tết, tục lì xì đầu năm, …

+ Ý nghĩa ngày Tết cổ truyền: Là dịp gia đình đoàn viên, bày tỏ lòng kính trọng và lòng tin về sự cầu bình an, đầu năm mới, …

- Sử dụng các hình ảnh như:

+ Ảnh thờ cúng (Gia đình bày mâm cỗ cúng gia tiên,…)

+ Ảnh hoạt động ngày Tết (Con cháu mừng tuổi ông bà, mọi người quây quần bên nhau đầu năm mới…)


Tóm tắt Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

     Ka-tê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của dân tộc Chăm. Đây là dịp người Chăm dâng lễ vật tri ân các vị thần và tưởng nhớ tổ tiên của mình. Về Ninh Thuận dịp lễ hội, du khách không chỉ dược chiêm bái các đền tháp cổ mà còn được thưởng thức các loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc.” Ka – tê không chỉ là một lễ hội dân gian truyền thống mà còn là một “kho tàng” lưu trữ văn hóa của người Chăm. Cùng với thời gian, nhiều điểm của lễ hội đã phải thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh, nhưng những giá trị tinh thần sâu sắc của lễ hội Ka – tê vẫn chưa một lần thay dổi. Đối với người Chăm, Ka – tê là một dịp để quay quần, vui chơi, để gắn kết cộng đồng đồng thời cũng là khoảng thười gian linh thiêng gửi tới các vị thần những mong muốn của mình. Lễ hội Ka – tê chính là một phần trong tâm thức của mỗi người con dân tộc Chăm, là một lễ hội tốt đẹp đã và đang được bảo tồn nguyên vẹn giá trị.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .