Top 6 Bài soạn "Lễ rửa làng của người Lô Lô" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

66

"Lễ rửa làng của người Lô Lô" in trong Tạp chí Di Sản xuất bản tháng 12/2009 của nhà báo Phạm Thùy Dung. Tác phẩm giới thiệu về lễ rửa làng của người Lô Lô...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lễ rửa làng của người Lô Lô" - mẫu 1

I. Tác giả

- Nhà báo Phạm Thùy Dung


II. Tác phẩm Lễ rửa làng của người Lô Lô

  • Thể loại: Báo chí
  • Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- In trong Tạp chí Di Sản xuất bản tháng 12/2009

  • Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả
  • Tóm tắt tác phẩm Lễ rửa làng của người Lô Lô

Tác phẩm giới thiệu về lễ rửa làng của người Lô Lô bao gồm thời điểm diễn ra lễ hội,những việc cần chuẩn bị cho ngày lễ, các món đồ lễ, thành phần tham dự và những quy định nghiêm ngặt

  • Bố cục tác phẩm Lễ rửa làng của người Lô Lô

- Phần 1: Từ đầu… lễ rửa làng rất đọc đáo, thú vị: lời mở đầu dẫn dắt vào vấn đề nói đến

- Phần: 2 Còn lại: miêu tả về lễ rửa làng của người Lô Lô

  • Giá trị nội dung tác phẩm Lễ rửa làng của người Lô Lô

- Giới thiệu lễ rửa làng của người Lô Lô

  • Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lễ rửa làng của người Lô Lô

- Miêu tả rõ nét về lễ hội

- Mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc


III. Tìm hiểu chi tiết Lễ rửa làng của người Lô Lô

  • Lễ hội rửa làng của người Lô Lô

- Thời gian diễn ra lễ

+ Cứ 3 năm một, lễ hội diễn ra vào cuối tháng hoặc tháng 6

- Chuẩn bị

+ Chọn ngày tổ chức lễ

+ Chọn thầy cúng

+ Phân công sắm sanh đồ lễ

+ Ngày trước diễn lễ chuẩn bị thử hương, chén nước, giấy trúc, con gà trống

- Đoàn người thực hiện lễ cúng bao gồm thầy cúng chính, thầy cúng phụ, một số nam chính hỗ trợ

- Chi tiết các món đồ lễ

+ Chiêng trống rộn ràng nhằm đánh thức những điều ngủ quên, tà khí sợ hãi bay xa

+ Con dê để xua đuổi tà ma

+ Con gà trống trắng, rượu ngô, hạt ngô, cỏ, kiếm gõ, kiếm sắt,ba cành lau, ba cành đào, ba cành mận, miếng vải đỏ, đôi sừng trâu, cây tre to

- Quy định sau lễ cúng 9 ngày người lạ mới được bước vào làng

- Nếu chẳng may có người lạ vào làng dân làng phải sửa soạn lễ cúng lại

  • Ý nghĩa của lễ rửa làng

- Dân làng cảm thấy tin tưởng vào tương lai phía trước

- Mang đậm bản sắc văn hóa cộng đồng

- Đây là tín ngưỡng dân gian,nét đẹp truyền thống làm giàu bản sắc dân tộc Việt Nam


Trước khi đọc

Câu 1 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

- Hàng năm vào xuân thu nhị kỳ, các làng xung quanh đền Hùng đều mở hội với mục đích là cầu mong mùa màng, con người, con của được sinh sôi nảy nở cho đông đàn dài lũ, ngô lúa đầy cót đầy bồ. Lễ hội đó chính là phồn thực - là tín ngưỡng của các cộng đồng trồng lúc nước.

- Để giải thích một cách đơn giản, dễ hiểu thì “phồn thực” chính là từ nói về sự sinh trưởng, sinh sôi nảy nở.Mà vật tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở chính là “nõ nường”. Do vậy, quanh đền Hùng có nhiều làng thờ sinh thực khí - biểu tượng chung của tín ngưỡng phồn thực.


Câu 2 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

- Em đã từng được nghe giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động như trò chơi đá cầu, nhảy dây, trốn tìm, ô ăn quan, …

- Em cảm thấy thật thú vị và tràn đầy hứng hứng khởi, muốn được tham gia vào trò chơi sau khi nghe giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động như trò chơi đá cầu, nhảy dây, trốn tìm, ô ăn quan, …


Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

  • Liên hệ: Thời điểm thường được chọn để tổ chức lễ hội trên mọi miền đất nước?

- Thời điểm: Khi xong xuôi mùa vụ

  • Chú ý: Cách dẫn dắt người đọc vào thông tin chính của văn bản

- Giới thiệu về người Lô Lô

- Sau đó nói về những tính cách tốt và những lễ hội của họ rồi dẫn vào lễ rửa làng của người Lô Lô

  • Theo dõi: Thời điểm diễn ra lễ rửa làng và những việc cần chuẩn bị cho ngày lễ?

- Thời điểm diễn ra lễ rửa làng: Cứ ba năm một, vào tháng 5 hoặc 6 âm lịch

- Những việc cần chuẩn bị cho ngày lễ:

+ Chuẩn bị lễ vật: thẻ hương, chén nước, giấy trúc, con gà trống

+ Tối hôm trước, thầy cúng sẽ thắp hương rồi đặt giấy trúc và chén nước xuống góc nhà khấn xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ

+ Lễ cúng vào ngày hôm sau gồm: một thầy cúng chính, một thầy cúng phụ, một số nam giới

  • Theo dõi: Sự miêu tả chi tiết các món đồ lễ?

- Hai con dê: mùi đặc trưng để xua đuổi tà ma

- Một con gà trống trắng, rượu ngô, hạt ngô, cỏ, kiếm gỗ, kiếm sắt, ba cành lau, ba cành đào, ….

- Cây tre dài được đục miệng ở đoạn giữa và đổ đầy đất vào, rồi cắm hình nhân thể hiện sự sợ hãi của hồn ma với người dân 

  • Theo dõi: Các bên tham dự lễ đã phải làm gì khi những đoàn hành lễ đi quanh làng bản? 

- Có hai người dắt hai con dê

- Những người còn lại: người vác cây tre giả hình ngựa, người quấy hạt ngô, người xách gà trống trắng cùng các cành đào, mận, lau, vải đỏ, … theo sau thầy cúng đi vào từng nhà dân

- Tới nhà nào, gia chủ phải chuẩn bị sẵn hình nhân, hai bó củi, hai bó cỏ cùng thái độ cung kính, thành khẩn

  • Theo dõi: Tác động tinh thần tích cực của lễ rử làng?  

- Xong phần lễ, mọi người thấy nhẹ nhõm hơn và tin tưởng vào một tương lai tươi sáng phía trước

  • Chú ý: Những quy định nghiêm ngặt về hoạt động sau ngày lễ chính?

- Sau lễ cúng, phải 9 ngày sau người lạ mới được bước vào làng

- Nếu chẳng may có người lạ vào làng, người đó phải sửa soạn lễ vật để cúng lại


* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Bài văn thuyết minh về một trong những ngày lễ tiêu biểu của người Lô Lô: Lễ rửa làng.


Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

* Những thông tin chính về lễ rửa làng mà em tiếp nhận được từ văn bản:

- Thời điểm diễn ra hoạt động: Khi xong xuôi mùa vụ

- Sự chuẩn bị:

+ Chuẩn bị lễ vật: thẻ hương, chén nước, giấy trúc, con gà trống

+ Tối hôm trước, thầy cúng sẽ thắp hương rồi đặt giấy trúc và chén nước xuống góc nhà khấn xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ

+ Lễ cúng vào ngày hôm sau gồm: một thầy cúng chính, một thầy cúng phụ, một số nam giới

- Diễn biến hoạt động:

+ Đoàn người thực hiện lễ cúng vào ngày hôm sau gồm: một thầy cúng chính, một thầy cúng phụ và một số nam giới trong làng

+ Đoàn người cùng nhau đi khắp các nhà, vừa đi vừa gõ chiêng trống rộn ràng 

+ Họ mang theo nhiều đồ lễ như: dê, gà, rượu ngô, cỏ, …

- Ý nghĩa hoạt động 


Câu 2 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

- Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là muốn thuyết minh cho mọi người biết về lễ rửa làng của người Lô Lô. Tác giả muốn chứng minh rằng lễ rửa làng của người Lô Lô đã góp phần làm giàu có thêm cho bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam

- Tác giả đã thực hiện mục đích đó bằng cách thuyết minh chi tiết về lễ rửa làng: từ thời điểm được chọn để tổ chức, dẫn dắt người đọc vào thông tin chính, những việc cần chuẩn bị cho ngày lễ, đến những quy định nghiêm ngặt, ….


Câu 3 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

- Văn bản nhắc đến nhiều hoạt động diễn ra trong lễ rửa làng của người Lô Lô.

-  Hoạt động sau lễ cúng: 9 ngày sau người lạ mới được bước vào làng phải được thực hiện theo luật lệ

-  Hoạt động nằm ngoài luật lệ: ăn uống


Câu 4 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

- Tính cộng đồng của các hoạt động trong ngày lễ đã được tô đậm qua những thông tin cụ thể:

+ Ngoài những lúc làm lụng vất vả, họ lại quây quần bên nhau cùng thực hiện những nghi thức cổ truyền

+ Họ cùng nhau thực hiện lễ

+ Xong lễ, ai cũng đều thấy nhẹ nhõm


Câu 5 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

- Qua đọc văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô, em rút ra được kinh nghiệm về cách tạo lập loại văn bản giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động là:

+ Cần nắm rõ về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà ta định tạo lập văn bản giới thiệu

+ Xây dựng các thông tin một cách logic, khoa học, dễ đọc để người đọc có thể nắm bắt được


* Viết kết nối với đọc 

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nhận của em về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô.

Đoạn văn tham khảo:

    Sau khi đọc văn bản “Lễ rửa làng của người dân Lô Lô”, em cảm nhận được tính cộng đồng cùng sự tự hào, trân trọng thiên nhiên, môi trường sống của người Lô Lô. Người Lô Lô là một trong những dân tộc thiểu số có số dân ít nhất tại Việt Nam. Họ thường sống tập trung trong các bản làng cố định. Ngoài những lúc làm lụng vất vả, họ thường quây quần bên nhau để tổ chức nghi thức cổ truyền hướng về nguồn cội. Lễ rửa làng chính là một trong những ngày lễ tiểu biểu của người Lô Lô. Họ cùng nhau ngồi lại chọn thời điểm tổ chức lễ. Rồi lại đoàn kết cùng nhau chuẩn bị cho ngày lễ. Người Lô Lô còn rất cẩn thận, chỉn chu trong việc chọn đồ lễ. Đây cũng là một đức tính tốt đẹp của họ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lễ rửa làng của người Lô Lô" - mẫu 2

Nội dung chính

Văn bản đã cung cấp cho người đọc thông tin đầy đủ, rõ ràng về phong tục rửa làng của người Lô Lô để thấy được nét đẹp về văn hóa và tinh thần của người dân nơi đây.


Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 84, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Hãy kể ngắn gọn một phong tục thể hiện nếp sống gắn bó với thiên nhiên của người Việt Nam (xưa hoặc nay) mà em biết.

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết về các phong tục của dân tộc ta để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Lễ hội cầu mưa của người Chăm H’roi, tỉnh Bình Định luôn có sức hấp dẫn không chỉ đối với đồng bào dân tộc Chăm, mà còn thu hút sự quan tâm của những dân tộc anh em khác sinh sống tại miền Trung. Lễ hội cầu mưa thường tổ chức vào ngày 16 - 20/2 (Âm lịch) hàng năm, già làng là người có uy tín với làng, bản, trong vai trò chủ lễ chỉ đạo, điều hành mọi việc trong lễ hội, từ việc chọn ngày làm lễ đến việc họp người dân trong làng cùng nhau đóng góp đồ lễ. Tùy vào điều kiện của mỗi làng Chăm hay tình hình hạn hán kéo dài mà có thể lễ vật cúng là trâu hoặc heo. Dù trong hoàn cảnh nào trên đài tế luôn phải có đầy đủ một đôi gà trống, hai ché rượu, một vòng sáp ong, một chén gạo và trầu cau... để dâng lên các vị thần ban sức khỏe.


Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 84, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Hẳn em đã từng được nghe giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động nào đó. Hãy nêu một vài ấn tượng của em xung quanh việc giới thiệu này.

Phương pháp giải:

Em dựa vào cảm nhận cá nhân để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Mỗi một lễ hội hay một phong tục đều có quy tắc riêng, khi nghe giới thiệu về các quy tắc của luật lệ của những trò chơi, lễ hội em đều thấy rất hào hứng và phấn khởi, em nhận ra được cách chơi và nét đẹp của từng trò chơi, lễ hội, nhân đó bản thân em cũng có thể mở rộng được tầm hiểu biết của chính bản thân mình.


Đọc văn bản

(trang 86, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Các bên tham dự lễ phải làm những gì khi đoàn hành lễ đi quanh làng bản?

Phương pháp giải:

Em đọc văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Đoàn lễ sẽ đi đến từng nhà, tới nhà nào thì gia chủ nơi đó phải chuẩn bị sẵn hình nhân cùng hai bó củi và hai bó cỏ để nhằm bồi dưỡng công xua đuổi tà ma cho thầy cúng với thái độ chân thành.


Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 87, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Nêu những thông tin chính về lễ rửa làng mà em tiếp nhận được từ văn bản (có thể trình bày dưới hình thức một sơ đồ với các phần: thời điểm diễn ra hoạt động; sự chuẩn bị và diễn biến của hoạt động; ý nghĩa của hoạt động;...)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Những thông tin chính về lễ hội rửa làng mà em tiếp nhận được từ văn bản:

- Thời gian: khi xong mùa vụ, đồi núi thênh thang nên người Lô Lô tổ chức lễ rửa làng để cầu được sự may mắn và tốt lành. Cứ 3 năm một, vào thời điểm tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch người Lô Lô lại chuẩn bị cho ngày lễ.

- Chuẩn bị: Những lễ vật được chuẩn bị gồm thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống.Thầy cúng sẽ thắp hương và đặt giấy trúc cùng chén nước dưới góc nhà để khấn xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng.

- Diễn biến: Đoàn người thực hiện lễ cúng cùng nhau đi khắp các nhà với trống chiêng tưng bừng nhằm xua đuổi tà khí. Đồ lễ có hai con dê, một con gà trống trắng, rượu ngô, hạt ngô, cỏ, kiếm gỗ, kiếm sắt, ba cành lau, ba cành đào, ba cành mận, miếng vải đỏ, đôi sừng trâu và cây tre to. Có hai người dắt hai con dê, những con người còn lại thì người vác tre giả, người xách gà trống,.....

- Ý nghĩa: Sau lễ mọi người thấy tin tưởng vào tương lai tươi sáng phía trước. Đây được coi là tín ngưỡng dân gian và một nét đẹp văn hóa.


Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 87, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là gì? Tác giả đã thực hiện mục đích đó như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

- Mục đích của tác giả khi viết văn bản này là giới thiệu với người đọc về một lễ tục lạ nhưng hết sức có ý nghĩa của người Lô Lô. Với ý thức luôn làm tươi mới, thanh sạch không gian sinh tồn của mình, qua tục lễ này, người Lô Lô đã tạo nên một giá trị văn hóa thực sự đáng quý, cần được lưu giữ, phát huy.

- Để thực hiện mục đích giới thiệu tác giả đã trần thuật một cách tỉ mỉ từng việc làm, hành động theo nghi thức diễn ra trong lễ rửa làng, không quên nhấn mạnh những điểm lạ về lễ vật và cách thức tiến hành.

=> Văn bản giống như một cuốn phim sống động, giúp người đọc như nhìn thấy được tường tận những gì đã diễn ra tại bản làng người Lô Lô. Ảnh minh họa được in kèm văn bản cũng góp phần trực quan hóa những gì được thể hiện bằng ngôn ngữ.


Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 87, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Văn bản nhắc đến nhiều hoạt động diễn ra trong lễ rửa làng của người Lô Lô. Hoạt động nào trong đó phải được thực hiện theo luật lệ, hoạt động nào nằm ngoài luật lệ?

Phương pháp giải:

Phân loại được hai loại hoạt động trong một sự kiện: hoạt động thực hiện theo luật lệ và hoạt động nằm ở vùng ngoài luật lệ.

Lời giải chi tiết:

- Hoạt động theo luật lệ: chọn ngày tổ chức; sắm sanh đồ lễ; mời thầy cúng làm lễ khấn xin tổ tiên đồng ý; diễu hành trong làng với các đồ lễ và dụng cụ cần thiết; tiếp đón đoàn diễu hành; thực hiện việc không để người lạ vào làng trong vòng 9 ngày sau lễ cúng.

- Hoạt động tự do: quần tụ vui chơi, ăn tiệc, uống rượu mừng,...


Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 87, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Tính cộng đồng của các hoạt động trong ngày lễ đã được tô đậm qua những thông tin cụ thể nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản theo từng đoạn để xác định

Lời giải chi tiết:

Tính cộng đồng của các hoạt động trong ngày lễ đã được tô đậm qua những thông tin cụ thể: người Lô Lô  ngồi lại cùng nhau chọn ngày tổ chức lễ rửa làng, thông nhất việc mời thầy cúng và phân công mọi người sắm sanh đồ lễ; Đoàn người sẽ cùng nhau đi khắp các nhà, suốt các hang cùng ngõ hẻm trong làng bản, vừa đi vừa gõ chiêng trống rộn tàng nhằm đánh thức những điều đẹp đẽ ngủ quên và xua đi những rủi ro ám ảnh; Mọi người hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng rồi mới ai về nhà nấy, bắt đầu ba năm yên ổn sinh sống và làm ăn;...


Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 87, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Qua đọc văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô, em rút ra được kinh nghiệm gì về cách tạo lập loại văn bản giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động?

Phương pháp giải:

Chú ý các yếu tố: bố cục của văn bản; loại thông tin cần được trần thuật, miêu tả cụ thể, chi tiết; việc thể hiện quan điểm đánh giá về trò chơi hay hoạt động (thể hiện như thế nào, các ý cần được đặt ở phần nào của văn bản…); việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ…

Lời giải chi tiết:

- Qua văn bản em đã rút ra được bài học về cách viết một văn bản thông tin về quy tắc và luật lệ của một hoạt động:

+ Bố cục của văn bản: cần phải nêu được thời gian diễn ra, sự chuẩn bị, diễn biến của hoạt động và ý nghĩa của chúng.

+ Cần miêu tả cụ thể, chi tiết các thông tin cần thiết trong lễ hội để người đọc có khả năng hình dung ra rõ nhất về lễ hội mà mình đang được nghe và tìm hiểu.

+ Có thể sử dụng thêm tranh ảnh để tăng sức hấp dẫn.


Viết kết nối với đọc

(trang 87, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận của em về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô.

Lời giải chi tiết:

Lễ rửa làng của người Lô Lô thật độc đáo và giàu ý nghĩa. Với mục đích xua tan đi những điều đen tối và đánh thức những điều tốt đẹp đã ngủ quên nên người Lô Lô mới tổ chức ra lễ hội này. Mọi người đều rất vui vẻ và hạnh phúc, tận hưởng không khí của ngày lễ sau những năm tháng mệt mỏi. Sự chuẩn bị chu đáo cùng diễn biến buổi lễ long trọng đã khiến cho người đọc cảm nhận được một nghi lễ thật sự ý nghĩa. Lễ hội rửa làng của người Lô Lô sẽ mãi là lễ hội giàu ý nghĩa truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lễ rửa làng của người Lô Lô" - mẫu 3

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

Phong tục thờ Thần Nông: Trong tâm thức của cư dân nông nghiệp, Thần Nông là vị thần ban cho mùa màng tươi tốt nên việc thờ cúng Thần Nông trở thành một nét văn hóa đặc sắc từ bao đời nay. Đậm nét trong tục thờ này phải thấy ở lễ hội Tòng Lệnh xã Trường Giang (huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang), dân làng dựng một sàn tế cao tới đầu người, trên bắc sạp, dưới cho trẻ con đóng giả làm ếch nhái đợi mưa. Tế xong, chủ tế lấy nước vẩy xuống đàn ếch nhái, ếch nhái kêu ộp ộp báo hiệu mưa về. Một người đàn ông đóng giả làm trâu, một người phía sau đóng làm người đi bừa, một người phụ nữ giả làm người đi cấy đi quanh sàn tế... nghi lễ mang ý nghĩa cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.


Câu 2 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

Em đã được nghe giới thiệu về quy tắc trò chơi ném còn. Các đội sẽ tiến hành ném còn qua một chiếc vòng còn nhỏ có đường kính khoảng 50cm và cao từ 15 - 20m. Người chơi cầm gần cuối đoạn dây vải quay quả còn vài vòng theo chiều kim đồng hồ rồi mới tung lên để quả còn bay lọt qua thì được tính là một điểm. Đội chơi kết thúc lượt chơi với thời gian quy định mà có điểm cao hơn là đội chiến thắng.

Qua cách nghe giới thiệu về trò chơi, quy tắc chơi em ấn tượng với việc chuẩn bị các dụng cụ để bắt đầu trò chơi. Mặc dù nghe đơn giản nhưng thực tế lại rất công phu. Đơn giản ở chỗ chỉ cần ném còn qua lỗ sẽ ghi được điểm. Nhưng làm sao để ném còn vào một vòng tròn nhỏ ở độ cao khoảng đến 15 – 20m là điều không dễ dàng nên em cảm thấy rất hứng thú.


Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

  • Liên hệ: Thời điểm thường được chọn để tổ chức lễ hội trên mọi miền đất nước?

Thời điểm tổ chức lễ hội là khi xong xuôi mùa vụ.

  • Chú ý: Cách dẫn dắt người đọc vào thông tin chính của văn bản

Tác giả dẫn dắt một cách trực tiếp, giới thiệu về văn hóa người Lô Lô và lễ rửa làng.

  • Theo dõi: Thời điểm diễn ra lễ rửa làng và những việc cần chuẩn bị cho ngày lễ?

- Thời điểm: ba năm một vào tháng năm, tháng sáu âm lịch

- Chuẩn bị: chọn ngày tổ chức, mời thầy cúng, phân công người sắm sanh đồ lễ. Người dân chuẩn bị thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống.

  • Theo dõi: Sự miêu tả chi tiết các món đồ lễ?

Chi tiết miêu tả các món đồ lễ: hai con dê, một con gà trống trắng, hạt ngô, rượu ngô, cỏ, kiếm gỗ, kiếm sắt, ba cành lau, ba cành đào, ba cành mận, miếng vài đỏ, đôi sừng trâu và cây tre to.

  • Theo dõi: Các bên tham dự lễ đã phải làm gì khi những đoàn hành lễ đi quanh làng bản? 

Các bên tham dự lễ phải hai người dắt hai con dê, người còn lại thì vác cây tre giả hình ngựa; người quấy hạt ngô; người xách gà trống trắng… theo thầy cúng vào từng nhà dân..tới nhà nào gia chủ phải chuẩn bị sẵn hình nhân cùng hai bó củi và hia bó cỏ để ngầm bồi dưỡng công xua đuổi tà ma của thầy cũng với thái độ cung kính, thành khẩn.

  • Theo dõi: Tác động tinh thần tích cực của lễ rửa làng?  

Mọi người thấy nhẹ nhõm hơn và tin tưởng vào tương lai phía trước, làng bản từ nay sẽ phng quang, sạch sẽ, mọi việc sẽ thuận lợi, may mắn.

  • Chú ý: Những quy định nghiêm ngặt về hoạt động sau ngày lễ chính?

Sau lễ cúng, 9 ngày sau người lạ mới được vào làng. Nếu chẳng may có người lạ vào người đó phải chuẩn bị lễ vật để cúng lại.


* Sau khi đọc

Nội dung chính: Nét đặc sắc trong ễ hội rửa làng của người Lô Lô.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

Thời điểm diễn ra hoạt động

Diễn ra 3 năm một lần, vào tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch.

Sự chuẩn bị

Thầy cúng thắp hương xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng và hoàn tất các thủ tục để tiến hành lễ rửa làng.

Diễn biến của hoạt động

- Đoàn người đi làm lễ rửa làng mang theo đồ lễ, đi khắp các nhà, suốt các hang cùng ngõ hẻm trong làng bản, vừa đi vừa gõ chiêng trống rộn ràng nhằm đánh thức những điều đẹp đẽ ngủ quên và xua đi những rủi ro ám ảnh.

- Đoàn người tới nhà nào thì gia chủ nhà đó phải chuẩn bị sẵn hình nhân cùng hai bó củi và hai bó cỏ để ngầm bồi dưỡng công xua đuổi tà ma cho thầy cúng với thái độ cung kính, thành khẩn.

- Xong phần lễ, mọi người hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu 3 năm yên ổn làm ăn.

- Sau lễ cúng, phải 9 ngày sau người lạ mới được bước vào làng, nếu chẳng may người lạ vào làng, người đó phải sửa soạn lễ vật để cúng lại, bù vào lễ cúng đã bị họ làm mất thiêng.

Ý nghĩa của hoạt động

- Thể hiện những ước vọng tốt lành cho cuộc sống ấm no.

- Là tín ngưỡng dân gian và nét đẹp truyền thống góp phần làm giàu có thêm cho bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.


Câu 2 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

- Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là để giới thiệu về lễ rửa làng của người Lô Lô.

- Tác giả thực hiện mục đích đó bằng cách miêu tả lại chi tiết diễn tiến của lễ rửa làng, từ lúc chuẩn bị cho buổi lễ, cách tiến hành nghi lễ, đến khi nghi lễ kết thúc.


Câu 3 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

- Trong lễ hội rửa làng của người Lô Lô có nhiều hoạt động, trong đó nhiều hoạt động phải thực hiện theo luật lệ như:

+ Lễ hội được diễn ra 3 năm một và được tổ chức vào tháng 5 hoặc tháng 6.

+ Trước ngày lễ rửa làng 1 ngày, người dân chuẩn bị lễ vật gồm thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống để thầy cúng thắp hương xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng.

+ Thầy cúng và đoàn người sẽ mang lễ vật đi khắp các ngõ ngách quanh làng để xua đuổi tà ma và đánh thức những điều đẹp đẽ.

+ Gia chủ phải chuẩn bị hai bó cỏ, 2 bó củi và hình nhân để ngầm trả công cho thầy cúng với lòng thành kính.

- Các hoạt động không phải thực hiện theo luật lệ: Xong phần lễ, mọi người hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu 3 năm yên ổn làm ăn.


Câu 4 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

Tính cộng đồng của các hoạt động diễn ra trong ngày lễ đã được tô đậm qua những thông tin:

- Cứ ba năm một, vào thời điểm tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch, người Lô Lô ngồi lại cùng nhau chọn ngày tổ chức lễ rửa làng, thống nhất việc mời thầy cúng và phân công mọi người sắm sanh đồ lễ.

- Trước ngày lễ rửa làng 1 ngày, người dân chuẩn bị lễ vật gồm thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống để thầy cúng thắp hương xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng.

- Thầy cúng và đoàn người sẽ mang lễ vật đi khắp các ngõ ngách quanh làng để xua đuổi tà ma và đánh thức những điều đẹp đẽ.

- Xong phần lễ, mọi người hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu 3 năm yên ổn làm ăn


Câu 5 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

Qua đọc văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô, em rút ra được kinh nghiệm về tạo lập loại văn bản giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động:

- Giới thiệu chung về trò chơi hay hoạt động.

- Nêu thời gian, địa điểm diễn ra trò chơi/hoạt động và những công việc cần chuẩn bị.

- Miêu tả/giới thiệu chi tiết về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi/hoạt động.

- Nêu ý nghĩa của trò chơi/hoạt động.


* Viết kết nối với đọc

Bài tập (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nhận của em về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô.

Đoạn văn tham khảo:

Mỗi một dân tộc đều có những truyền thống, tập tục riêng thể hiện thế giới niềm tin và văn hóa của mình. Đối với người Lô Lô, lễ rửa làng là một lễ hội hết sức có ý nghĩa. Lễ rửa làng của người Lô Lô nhằm làm cho làng trở nên khang trang, sạch sẽ. Việc "rửa" làng là một cách để tẩy uế những điều xấu, cũ; đồng thời làm mới và chào đón, kêu gọi những điều tốt đẹp sẽ đến. Lễ rửa làng của người Lô Lô đã thể hiện ước muốn vụ mùa bội thu, mưa thuận gió hòa, mang lại bình yên, ấm no cho bản làng. Lễ hội của người Lô Lô không chỉ có phần "lễ", mà còn có phần "hội". Sau khi lễ xong, người dân lại cùng nhau ăn uống vui vẻ, tạo ra sự hòa thuận trong bản làng và cầu chúc cho nhau. Có thể thấy lễ rửa làng của người Lô Lô là một tín ngưỡng dân gian và nét đẹp truyền thống góp phần làm giàu có thêm cho bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lễ rửa làng của người Lô Lô" - mẫu 4

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hãy kể ngắn gọn một phong tục thể hiện nếp sống gắn bó với thiên nhiên của người Việt Nam (xưa hoặc nay) mà em được biết

Trả lời:

Phong tục thờ cúng của người Tày – Thờ Thần Thổ Nông là một trong những nét văn hóa đặc sắc riêng của Người Tày. Thần Thổ Nông là vị thần thổ địa cai quản mảnh đất mà dân bản sinh sống. Khi bắt đầu một sẳn xuất một vụ mới, người Tày lại chuẩn bị nghi lẽ, đồ cúng để thờ các vị thần thổ nông, mong cho một năm mới an lành, cây cối tốt tươi, mùa mang bội thu.


Câu 2 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hẳn em đã từng được nghe giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động nào đó. Hãy nêu một vài ấn tượng của em xung quanh việc giới thiệu này.

Trả lời:

Một vài ấn tượng của em xung quanh việc giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động là:

- Ấn tượng về việc chuẩn bị dụng cụ trước khi bắt đầu vào trò chơi.

- Ấn tượng về phần thưởng dành cho người thắng cuộc.

  • Liên hệ: Thời điểm thường được chọn để tổ chức lễ hội trên mọi miền đất nước?

Trả lời:

Thời điểm thường được chọn để tổ chức lễ hội trên mọi miền đất nước là khi xong xuôi mùa vụ.

  • Chú ý: Cách dẫn dắt người đọc vào thông tin chính của văn bản

Trả lời:

Cách dẫn dắt vào thông tin chính của văn bnar vô cùng độc đáo, tác giả đã giới thiệu những nét chính về đặc điểm, phong tục tập quán của người Lô Lô.

  • Theo dõi: Thời điểm diễn ra lễ rửa làng và những việc cần chuẩn bị cho ngày lễ?

Trả lời:

- Thời điểm diễn ra lễ rửa làng là theo định kì, cứ ba năm một, vào thời điểm tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch.

- Những việc cần chuẩn bị cho ngày lễ:

+ Một ngày trước khi tổ chức lễ rửa làng, người dân chuẩn bị lễ vật gồm một thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống.

+ Đoàn người thực hiện lễ cúng vào ngày hôm sau sẽ cùng nhau đi khắp nhà, suốt các hang cùng ngõ hẻm trong bản làng, vừa đi vừa gõ chiếng trống rộn ràng…

  • Theo dõi: Sự miêu tả chi tiết các món đồ lễ?

Trả lời:

Đồ lễ gồm hai con dê, một con gà trống trắng, rượu ngô, hạt ngô, cỏ, kiếm gỗ, kiếm sắt, ba cành lau, ba cành đào, ba cành mận, miếng vải đỏ, đôi sừng trâu và cây tre to.

  • Theo dõi: Các bên tham dự lễ phải làm gì khi những đoàn hành lễ đi quanh làng bản?

Trả lời:

+ Có hai người dắt hai con dê

+ Những người còn lại, người thì vác cây tre giả hình ngựa, người quấy hạt ngô, người xách gà trống trắng cùng các cành đào, mận, lau, vải đỏ… theo sau thầy cúng đi vào từng nhà người dân.

  • Theo dõi: Tác động tinh thần tích cực của lễ rửa làng?  

Trả lời:

Tác động tinh thần tích cực của lễ rửa làng:

Mọi người nhẹ nhõm hơn và tin tưởng vào một tương lai tươi sáng, làng bản từ nay sẽ phong quang, sạch sẽ và mọi việc sẽ thuận lợi may mắn.

  • Chú ý: Những quy định nghiêm ngặt về hoạt động sau ngày lễ chính?

Trả lời:

Những quy định nghiêm ngặt về hoạt động sau ngày lễ chính là:

Phải 9 ngày sau người lạ mới được bước vào làng vì người Lô Lô cho rằng nếu để người lạ đến, tà ma lại cứ thế theo vào và như vậy lễ sẽ không thiêng nữa. Mếu chẳng may người lạ vào làng thì người đó phải sửa soạn lễ vật để cúng lại, bù vào lễ cúng đã bị họ làm mất thiêng.


* Sau khi đọc

Nội dung chính Lễ rửa làng của người Lô Lô: Văn bản nói về nét đẹp truyền thống trong phong tục “Lễ rửa làng” của người Lô Lô. Từ đó thấy được bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.


Câu 1 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu những thông tin chính về lễ rửa làng mà em tiếp nhận được từ văn bản (có thể trình bày dưới hình thức một sơ đồ với các phần: thời điểm diễn ra hoạt động; sự chuẩn bị và diễn biến của hoạt động; ý nghĩa của hoạt động;…).

Trả lời:

Những thông tin chính về lễ rửa làng mà em tiếp nhận được từ văn bản:

- Thời điểm diễn ra hoạt động: theo định kì, cứ ba năm một, vào thời điểm tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch.

- Sự chuẩn bị:

+ Một ngày trước khi tổ chức lễ rửa làng, người dân chuẩn bị lễ vật gồm một thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống.

+ Đoàn người thực hiện lễ cúng vào ngày hôm sau sẽ cùng nhau đi khắp nhà, suốt các hang cùng ngõ hẻm trong bản làng, vừa đi vừa gõ chiếng trống rộn ràng…

- Diễn biến:

+ Đoàn người đi làm lễ rửa làng mang theo đồ lễ, đi khắp các nhà, suốt các hang cùng ngõ hẻm trong làng bản, vừa đi vừa gõ chiêng trống rộn ràng nhằm đánh thức những điều đẹp đẽ ngủ quên và xua đi những rủi ro ám ảnh.

+ Đoàn người tới nhà nào thì gia chủ nhà đó phải chuẩn bị sẵn hình nhân cùng hai bó củi và hai bó cỏ để ngầm bồi dưỡng công xua đuổi tà ma cho thầy cúng với thái độ cung kính, thành khẩn.

+ Xong phần lễ, mọi người hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu 3 năm yên ổn làm ăn.

+ Sau lễ cúng, phải 9 ngày sau người lạ mới được bước vào làng, nếu chẳng may người lạ vào làng, người đó phải sửa soạn lễ vật để cúng lại, bù vào lễ cúng đã bị họ làm mất thiêng.

- Ý nghĩa của hoạt động:

+ Thể hiện ước vọng tốt lành cho cuốc sống ấm no.

+ Là tín ngưỡng dân gian và nét đẹp truyền thống góp phần làm giàu có thêm cho bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.


Câu 2 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là gì? Tác giả đã thực hiện mục đích đó như thế nào?

Trả lời:

- Mục đích của tác giả khi viết về văn bản này là giới thiệu về lễ rửa làng của người Lô Lô

- Tác giả đã thực hiện mục đích đó bằng cách miêu tả lại chi tiết diễn tiến của lễ rửa làng, từ lúc chuẩn bị cho buổi lễ, cách tiến hành nghi lễ, đến khi nghi lễ kết thúc.


Câu 3 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Văn bản nhắc đến nhiều hoạt động diễn ra trong lễ rửa làng của người Lô Lô. Hoạt động nào trong đó phải được thực hiện theo luật lệ, hoạt động nào nằm ngoài luật lệ?

Trả lời:

Văn bản nhắc đến nhiều hoạt động diễn ra trong lễ rửa làng của người Lô Lô.

- Trong đó nhiều hoạt động phải thực hiện theo luật lệ là:

+ Lễ hội được diễn ra 3 năm một và được tổ chức vào tháng 5 hoặc tháng 6.

+ Trước ngày lễ rửa làng 1 ngày, người dân chuẩn bị lễ vật gồm thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống để thầy cúng thắp hương xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng.

+ Thầy cúng và đoàn người sẽ mang lễ vật đi khắp các ngõ ngách quanh làng để xua đuổi tà ma và đánh thức những điều đẹp đẽ.

+ Gia chủ phải chuẩn bị hai bó cỏ, 2 bó củi và hình nhân để ngầm trả công cho thầy cúng với lòng thành kính.

- Các hoạt động không phải thực hiện theo luật lệ là: Xong phần lễ, mọi người hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu 3 năm yên ổn làm ăn.


Câu 4 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tính cộng đồng của các hoạt động trong ngày lễ đã được tô đậm qua những thông tin cụ thể nào?

Trả lời:

Tính cộng đồng của các hoạt động trong ngày lễ đã được tô đậm qua những thông tin cụ thể là:

- Cứ ba năm một, vào thời điểm tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch, người Lô Lô ngồi lại cùng nhau chọn ngày tổ chức lễ rửa làng, thống nhất việc mời thầy cúng và phân công mọi người sắm sanh đồ lễ.

- Trước ngày lễ rửa làng 1 ngày, người dân chuẩn bị lễ vật gồm thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống để thầy cúng thắp hương xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng.

- Thầy cúng và đoàn người sẽ mang lễ vật đi khắp các ngõ ngách quanh làng để xua đuổi tà ma và đánh thức những điều đẹp đẽ.

- Xong phần lễ, mọi người hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu 3 năm yên ổn làm ăn.


Câu 5 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Qua đọc văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô, em rút ra được kinh nghiệm gì về cách tạo lập loại văn bản giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động?

Trả lời:

- Giới thiệu chung về trò chơi hay hoạt động.

- Nêu thời gian, địa điểm diễn ra trò chơi/hoạt động và những công việc cần chuẩn bị.

- Miêu tả/giới thiệu chi tiết về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi/hoạt động.

- Nêu ý nghĩa của trò chơi/hoạt động.


* Viết kết nối với đọc 

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nhận của em về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nhận của em về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô (Mẫu 1)

Mỗi dân tộc đều có những nét đẹp văn hóa và phong tục tập quán riêng, đối với người Lô Lô cũng vậy. Khi xong xuôi mùa vụ, người Lô Lô lại nghĩ tới việc tổ chức lễ rửa làng vào một ngày đẹp trời với những ước vọng tốt lành cho cuộc sống ấm no. Lễ rửa làng của người Lô Lô thể hiện ước muốn vụ mùa bội thu, mưa thuận gió hòa, mang bình yên và ấm no đến cho người dân. Hơn thế, xong phần lễ mọi người cảm thấy nhẹ nhõm hơn và tin tưởng vào một tương lai tươi sáng phía trước, bản làng từ nay sẽ phong quang sạch sẽ và mọi việc sẽ được thuận lợi, may mắn. Có thể thấy lễ rửa làng của người Lô Lô là một tín ngưỡng dân gian và nét đẹp truyền thống góp phần làm giàu có thêm cho bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lễ rửa làng của người Lô Lô" - mẫu 5

I. Khái quát Lễ rửa làng của người Lô Lô

  • Xuất xứ

Theo Thùy Dung, tạp chí Di sản, tháng 12/2019

  • Thể loại

Tạp chí là từ chỉ chung các loại ấn phẩm báo chí xuất bản định kỳ.

  • Tóm tắt

Văn bản viết về một nét văn hóa đặc biệt của người dân làng Lô Lô, dân tộc thiểu số cư trú tại tỉnh Hà Giang và Cao Bằng vào mỗi dịp kết thúc mùa vụ, đó là cùng nhau tổ chức Lễ rửa làng. Lễ rửa làng còn có tên gọi là lễ mừng ngô mới, bắt nguồn từ nhận thức rằng không gian của họ cần được tẩy rửa định kì với mong muốn hướng về nguồn cội và mong ước một đời sống ấm no cho dân làng. Để tổ chức được nghi thức, người dân cần chuẩn bị thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống, những người tham gia gồm thầy cúng chính, thầy cúng phụ và nam giới theo sau hỗ trợ. Khi thầy cúng bọc tờ giấy trúc lên chén nước mà nước trong chén không bị thấm hoặc đổ ra ngoài thì lễ xin rửa làng đã linh nghiệm, báo hiệu việc cúng lễ sẽ thành công, giúp dân làng Lô Lô có thêm niềm tin vào tương lai phía trước.

  • Bố cục

- Phần một: Từ đầu đến “độc đáo, thú vị”: Giới thiệu lễ rửa làng của người Lô Lô.

- Phần hai: Tiếp theo đến “làm mất thiêng”: Quá trình chuẩn bị và hành lễ rửa làng

- Phần cuối: Còn lại: Ý nghĩa của phong tục

  • Giá trị nội dung

Văn bản đã cung cấp cho người đọc thông tin đầy đủ, rõ ràng về phong tục rửa làng của người Lô Lô để thấy được nét đẹp về văn hóa và tinh thần của người dân nơi đây.

  • Giá trị nghệ thuật

- Lời văn nhẹ nhàng, giàu hình ảnh.

- Câu văn ngắn gọn, đơn giản nhưng giàu sức gợi, cuốn hút người đọc.


Trước khi đọc

Câu 1. Hãy kể ngắn gọn một phong tục thể hiện nếp sống gắn bó với thiên nhiên của người Việt Nam (xưa hoặc nay) mà em được biết.

Phong tục: Chơi hoa ngày tết, hái lộc…


Câu 2. Hẳn em đã từng được nghe giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động nào đó. Hãy nêu một vài ấn tượng của em xung quanh việc giới thiệu này.

Ấn tượng: Mỗi trò chơi hoạt động đều có một quy tắc, luật lệ riêng.


Đọc văn bản

Câu 1. Thời điểm thường được chọn để tổ chức lễ hội trên mọi miền đất nước.

Thời điểm: Thường vào mùa xuân.


Câu 2. Thời điểm diễn ra lễ rửa làng và những việc cần chuẩn bị cho ngày lễ.

  • Thời điểm: Tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch
  • Những việc cần chuẩn bị: Chọn ngày tổ chức lễ rửa làng; Thống nhất việc mới thầy cúng; Phân công mọi người sắm đồ lễ.

Câu 3. Các bên tham dự lễ phải làm những gì khi đoàn hành lễ đi quanh làng bản?

Tới nhà nào, gia chủ nơi đó phải chuẩn bị sẵn hình nhân cùng hai bó củi và hai bó cỏ để nhằm bồi dưỡng công xua đuổi tà ma cho thầy cúng với thái độ chân thành.


Sau khi đọc

Câu 1. Nêu những thông tin chính về lễ rửa làng mà em tiếp nhận được từ văn bản (có thể trình bày dưới hình thức một sơ đồ với các phần: thời điểm diễn ra hoạt động; sự chuẩn bị và diễn biến của hoạt động; ý nghĩa của hoạt động;…).

  • Thời điểm diễn ra hoạt động: Cứ ba năm một, vào thời điểm tháng 5 hoặc b. tháng 6 âm lịch
  • Sự chuẩn bị:

- Người Lô Lô ngồi lại cùng chọn ngày tổ chức lễ rửa làng; Thống nhất việc mới thầy cúng; Phân công mọi người sắm đồ lễ.

- Một ngày trước khi tổ chức lễ rửa làng, người dân chuẩn bị lễ vật gồm thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống.

- Tối ngày hôm trước, thầy cúng sẽ thắp hương rồi đặt giấy trúc và chén nước xuống góc nhà để xin khấn tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng.

  • Diễn biến của hoạt động:

- Đoàn người cùng nhau đi khắp các nhà, suốt các hang cùng ngõ hẻm trong làng bản, vừa đi vừa gõ chiêng trống rộn ràng nhằm đánh thức những điều đẹp đẽ ngủ quên và xua đi những rủi ro ám ảnh.

- Tới nhà nào, gia chủ nhà đó phải chuẩn bị sẵn hình nhân cùng hai bó củi và hai bó cỏ để ngầm bồi dưỡng công xua đuổi tà ma cho thầy cúng với thái độ cung kính, thành khẩn.

- Xong phần lễ, mọi người thấy nhẹ nhõm và tin tưởng vào tương lai tươi sáng phía trước; hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu 3 năm yên ổn sinh sống làm ăn.

- Sau lễ cúng, phải 9 ngày sau người lạ mới được bước vào làng, vì họ cho rằng nếu người lạ đến, tà ma sẽ lại theo vào và như thế lễ không thiêng nữa.

  • Ý nghĩa của hoạt động

Được coi là tín ngưỡng dân gian và nét đẹp truyền thống góp phần làm giàu có thêm cho bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.


Câu 2. Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là gì? Tác giả thực hiện mục đích đó như thế nào?

  • Mục đích: Giới thiệu về lễ rửa làng của người Lô Lô.
  • Tác giả thực hiện mục đích đó: Thuật lại lễ hội một cách cụ thể, chi tiết.

Câu 3. Văn bản nhắc đến nhiều hoạt động diễn ra trong lễ hội rửa làng của người Lô Lô. Hoạt động nào trong đó phải được thực hiện theo luật lệ, hoạt động nào nằm ngoài luật lệ?

- Hoạt động phải được thực hiện theo luật lệ: Chọn ngày tổ chức, Chuẩn bị đồ lễ, Mời thầy cúng, Đoàn người cùng nhau đi khắp làng, Tiếp đón đoàn người, Không cho người lạ vào làng.

- Hoạt động nằm ngoài luật lệ: Tổ chức ăn tiệc, uống rượu mừng…


Câu 4. Tính cộng đồng của các hoạt động diễn ra trong ngày lễ đã được tô đậm qua những thông tin cụ thể nào?

Tính cộng đồng được thể hiện qua những thông tin cụ thể:

- Người Lô Lô ngồi lại cùng nhau chọn ngày tổ chức lễ rửa làng, thống nhất việc mời thầy cúng và phân công mọi người sắm sanh đồ lễ;

- Đoàn người sẽ cùng nhau đi khắp các nhà, suốt các hang cùng ngõ hẻm trong làng bản, vừa đi vừa gõ chiêng trống rộn tàng nhằm đánh thức những điều đẹp đẽ ngủ quên và xua đi những rủi ro ám ảnh;

- Mọi người hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng rồi mới ai về nhà nấy, bắt đầu ba năm yên ổn sinh sống và làm ăn;...


Câu 5. Qua đọc văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô, em rút ra được kinh nghiệm gì về tạo lập loại văn bản giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động?

  • Bố cục của văn bản phải rõ ràng, đầy đủ.
  • Miêu tả chi tiết về quy tắc, luật lệ của trò chơi hay hoạt động.
  • Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như tranh ảnh, sơ đồ…

Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận của em về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lễ rửa làng của người Lô Lô" - mẫu 6

I. Tác giả văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô

- Phạm Thùy Dung, nhà báo, biên tập viên tạp chí Di Sản


II. Tìm hiểu tác phẩm Lễ rửa làng của người Lô Lô

  • Thể loại:

Lễ rửa làng của người Lô Lô thuộc thể loại văn bản thuyết minh

  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

Tác phẩm Lễ rửa làng của người Lô Lô được trích trong tạp chí “Di sản” đăng kỳ tháng 12 năm 2019

  • Phương thức biểu đạt: 

Văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô có phương thức biểu đạt là thuyết minh

  • Tóm tắt văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô:

Mỗi năm khi xong mùa vụ, người làng Lô Lô thường tổ chức nghi lễ rửa làng. Người Lô Lô là dân tộc thiểu số cư trú tại tỉnh Hà Giang và Cao Bằng. Người dân ở đây thường sống tập trung nên có tính cộng đồng rõ nét, họ thường cùng nhau thực hiện những nghi thức cổ truyền hướng về cội nguồn và cùng nhau ước vọng đời sống ấm no. Lễ rửa làng còn có tên gọi là lễ mừng ngô mới, bắt nguồn từ nhận thức rằng không gian của họ cần được tẩy rửa định kì. Một ngày trước khi lễ người dân cần cuẩn bị thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống. Khi thầy cúng bọc tờ giấy trúc lên chén nước mà nước trong chén không bị thấm hoặc đổ ra ngoài thì lễ xin rửa làng đã linh nghiệm, báo hiệu việc cúng lễ sẽ thành công. Đoàn người thực hiện lễ cúng bao gồm thầy cúng chính, thầy cúng phụ và nam giới theo sau hỗ trợ. Họ vừa đi vừa gõ chiêng trống nhằm đánh thức những điều đẹp đẽ và xua tan rủi ro. Cây tre dài trước đó đã được đục miệng ở đoạn giữa và đổ đầy đất, sau đó cắm hình nhân bằng giấy màu rồi cắm hương theo từng hàng dọc ở giữa cây tre giả làm con ngựa. Xong phần lễ mọi người nhẹ nhõm hơn và tin vào tương lai tươi sáng phía trước.

  • Bố cục bài Lễ rửa làng của người Lô Lô: 

Lễ rửa làng của người Lô Lô có bố cục gồm 3 phần:

Phần một: Từ đầu đến “độc đáo, thú vị”: Giới thiệu lễ rửa làng của người Lô Lô.

Phần hai: Tiếp theo đến “làm mất thiêng”: Quá trình chuẩn bị và hành lễ rửa làng

Phần cuối: Còn lại: Ý nghĩa của phong tục

  • Giá trị nội dung: 

Văn bản đã cung cấp cho người đọc thông tin đầy đủ, rõ ràng về phong tục rửa làng của người Lô Lô để thấy được nét đẹp về văn hóa và tinh thần của người dân nơi đây.

  • Giá trị nghệ thuật: 

- Lời văn nhẹ nhàng, giàu hình ảnh.

- Câu văn ngắn gọn, đơn giản nhưng giàu sức gợi, cuốn hút người đọc.


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Lễ rửa làng của người Lô Lô

  • Thời điểm được chọn để tổ chức lễ hội

- Lễ rửa làng hay còn gọi là lễ mừng ngô mới.

- Thời điểm:

+ 3 năm tổ chức một lần

+ Diễn ra vào tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch

- Cách thức:

+ Cả làng ngồi lại với nhau thống nhất cách mời thầy cúng và phân công mọi nguowid sắm đồ lễ.

  • Quá trình lễ hội diễn ra

Quá trình chuẩn bị:

- Đồ cúng: thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống. 

- Nghi lễ: thầy cúng thắp hương đặt giấy trúc và chén nước xuống góc nhà để khấn xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng. Tờ giấy không thấm hoặc bị đổ ra ngoài à linh nghiệm.

Bắt đầu lễ hội

- Đoàn người thực hiện lễ cúng: thầy cúng chính, thầy cúng phụ và một số nam giới trong làng.

- Đoàn người vừa đi vừa gõ để xua đuổi rủi ro, đánh thức những điều đẹp đẽ.

- Đồ lễ: hai con dê, một con gà trống trắng, rượu ngô, hạt ngô, cỏ, kiếm gỗ, kiếm sắt, ba cành lau, ba cành đào, ba cành mận, miếng vải đỏ, đôi sừng trâu và cây tre to,

  • Ý nghĩa của lễ hội

- Xuất phát từ nhận thức rằng không gian sinh sống của họ phải được “làm sạch”, “tẩy rửa” theo định kì để gọt rửa những điều xui xẻo, đem lại điều may mắn.

- Xong lễ mọi người thấy nhẹ nhõm hơn và tin vào tương lai phía trước


TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Hãy kể ngắn gọn một phong tục thể hiện nếp sống gắn bó với thiên nhiên của người Việt Nam (xưa hoặc nay) mà em được biết.

Câu trả lời:

Người Việt Nam có rất nhiều phong tục thể hiện nếp sống gắn bó với thiên nhiên. Tiêu biểu như phong tục thờ Thần Nông. Em xin kể ngắn gọn về phong tục thờ Thần Nông trong lễ hội làng Tòng Lệnh.

Trong tâm thức của cư dân nông nghiệp, Thần Nông là vị thần ban cho mùa màng tươi tốt nên việc thờ cúng Thần Nông trở thành một nét văn hóa đặc sắc từ bao đời nay. Đậm nét trong tục thờ này phải thấy ở lễ hội Tòng Lệnh xã Trường Giang (huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang), dân làng dựng một sàn tế cao tới đầu người, trên bắc sạp, dưới cho trẻ con đóng giả làm ếch nhái đợi mưa. Tế xong, chủ tế lấy nước vẩy xuống đàn ếch nhái, ếch nhái kêu ộp ộp báo hiệu mưa về. Một người đàn ông đóng giả làm trâu, một người phía sau đóng làm người đi bừa, một người phụ nữ giả làm người đi cấy đi quanh sàn tế... nghi lễ mang ý nghĩa cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.


Câu hỏi 2: Hẳn em đã từng dược nghe giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động nào đó. Hãy nêu một vài ấn tượng của em xung quanh việc giới thiệu này.

Câu trả lời:

Em đã được nghe giới thiệu về quy tắc trò chơi ném còn. Các đội sẽ tiến hành ném còn qua một chiếc vòng còn nhỏ có đường kính khoảng 50cm và cao từ 15 - 20m. Người chơi cầm gần cuối đoạn dây vải quay quả còn vài vòng theo chiều kim đồng hồ rồi mới tung lên để quả còn bay lọt qua thì được tính là một điểm. Đội chơi kết thúc lượt chơi với thời gian quy định mà có điểm cao hơn là đội chiến thắng.

Qua cách nghe giới thiệu về trò chơi, quy tắc chơi em ấn tượng với việc chuẩn bị các dụng cụ để bắt đầu trò chơi. Mặc dù nghe đơn giản nhưng thực tế lại rất công phu. Đơn giản ở chỗ chỉ cần ném còn qua lỗ sẽ ghi được điểm. Nhưng làm sao để ném còn vào một vòng tròn nhỏ ở độ cao khoảng đến 15 – 20m là điều không dễ dàng nên em cảm thấy rất hứng thú.


B. Bài tập và hướng dẫn giải

SAU KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Nêu những thông tin chính về lễ rửa làng mà em tiếp nhận được từ văn bản (có thể trình bày dưới hình thức một sơ đồ với các phần: thời điểm diễn ra hoạt động; sự chuẩn bị và diễn biến của hoạt động; ý nghĩa của hoạt động;…).

=> Xem hướng dẫn giải

Thời điểm diễn ra hoạt động

Diễn ra 3 năm một lần, vào tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch.

Sự chuẩn bị

Thầy cúng thắp hương xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng và hoàn tất các thủ tục để tiến hành lễ rửa làng.

Diễn biến của hoạt động

- Đoàn người đi làm lễ rửa làng mang theo đồ lễ, đi khắp các nhà, suốt các hang cùng ngõ hẻm trong làng bản, vừa đi vừa gõ chiêng trống rộn ràng nhằm đánh thức những điều đẹp đẽ ngủ quên và xua đi những rủi ro ám ảnh.

- Đoàn người tới nhà nào thì gia chủ nhà đó phải chuẩn bị sẵn hình nhân cùng hai bó củi và hai bó cỏ để ngầm bồi dưỡng công xua đuổi tà ma cho thầy cúng với thái độ cung kính, thành khẩn.

- Xong phần lễ, mọi người hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu 3 năm yên ổn làm ăn.

- Sau lễ cúng, phải 9 ngày sau người lạ mới được bước vào làng, nếu chẳng may người lạ vào làng, người đó phải sửa soạn lễ vật để cúng lại, bù vào lễ cúng đã bị họ làm mất thiêng.

Ý nghĩa của hoạt động

- Thể hiện những ước vọng tốt lành cho cuộc sống ấm no.

- Là tín ngưỡng dân gian và nét đẹp truyền thống góp phần làm giàu có thêm cho bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.


Câu hỏi 2: Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là gì? Tác giả thực hiện mục đích đó như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

- Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là để giới thiệu về lễ rửa làng của người Lô Lô.

- Tác giả thực hiện mục đích đó bằng cách miêu tả lại chi tiết diễn tiến của lễ rửa làng, từ lúc chuẩn bị cho buổi lễ, cách tiến hành nghi lễ, đến khi nghi lễ kết thúc.


Câu hỏi 3: Văn bản nhắc đến nhiều hoạt động diễn ra trong lễ hội rửa làng của người Lô Lô. Hoạt động nào trong đó phải được thực hiện theo luật lệ, hoạt động nào nằm ngoài luật lệ?

=> Xem hướng dẫn giải

- Trong lễ hội rửa làng của người Lô Lô có nhiều hoạt động, trong đó nhiều hoạt động phải thực hiện theo luật lệ như:

+ Lễ hội được diễn ra 3 năm một và được tổ chức vào tháng 5 hoặc tháng 6.

+ Trước ngày lễ rửa làng 1 ngày, người dân chuẩn bị lễ vật gồm thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống để thầy cúng thắp hương xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng.

+ Thầy cúng và đoàn người sẽ mang lễ vật đi khắp các ngõ ngách quanh làng để xua đuổi tà ma và đánh thức những điều đẹp đẽ.

+ Gia chủ phải chuẩn bị hai bó cỏ, 2 bó củi và hình nhân để ngầm trả công cho thầy cúng với lòng thành kính.

- Các hoạt động không phải thực hiện theo luật lệ: Xong phần lễ, mọi người hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu 3 năm yên ổn làm ăn.


Câu hỏi 4: Tính cộng đồng của các hoạt động diễn ra trong ngày lễ đã được tô đậm qua những thông tin cụ thể nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Tính cộng đồng của các hoạt động diễn ra trong ngày lễ đã được tô đậm qua những thông tin:

- Cứ ba năm một, vào thời điểm tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch, người Lô Lô ngồi lại cùng nhau chọn ngày tổ chức lễ rửa làng, thống nhất việc mời thầy cúng và phân công mọi người sắm sanh đồ lễ.

- Trước ngày lễ rửa làng 1 ngày, người dân chuẩn bị lễ vật gồm thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống để thầy cúng thắp hương xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng.

- Thầy cúng và đoàn người sẽ mang lễ vật đi khắp các ngõ ngách quanh làng để xua đuổi tà ma và đánh thức những điều đẹp đẽ.

- Xong phần lễ, mọi người hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu 3 năm yên ổn làm ăn.


Câu hỏi 5: Qua đọc văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô, em rút ra được kinh nghiệm gì về tạo lập loại văn bản giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động?

=> Xem hướng dẫn giải

Qua đọc văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô, em rút ra được kinh nghiệm về tạo lập loại văn bản giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động:

- Giới thiệu chung về trò chơi hay hoạt động.

- Nêu thời gian, địa điểm diễn ra trò chơi/hoạt động và những công việc cần chuẩn bị.

- Miêu tả/giới thiệu chi tiết về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi/hoạt động.

- Nêu ý nghĩa của trò chơi/hoạt động.


VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận của em về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô.

=> Xem hướng dẫn giải

Mỗi một dân tộc đều có những truyền thống, tập tục riêng thể hiện thế giới niềm tin và văn hóa của mình. Đối với người Lô Lô, lễ rửa làng là một lễ hội hết sức có ý nghĩa. Lễ rửa làng của người Lô Lô nhằm làm cho làng trở nên khang trang, sạch sẽ. Việc "rửa" làng là một cách để tẩy uế những điều xấu, cũ; đồng thời làm mới và chào đón, kêu gọi những điều tốt đẹp sẽ đến. Lễ rửa làng của người Lô Lô đã thể hiện ước muốn vụ mùa bội thu, mưa thuận gió hòa, mang lại bình yên, ấm no cho bản làng. Lễ hội của người Lô Lô không chỉ có phần "lễ", mà còn có phần "hội". Sau khi lễ xong, người dân lại cùng nhau ăn uống vui vẻ, tạo ra sự hòa thuận trong bản làng và cầu chúc cho nhau. Có thể thấy lễ rửa làng của người Lô Lô là một tín ngưỡng dân gian và nét đẹp truyền thống góp phần làm giàu có thêm cho bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .