Top 6 Bài soạn "Người thầy đầu tiên" (Ngữ văn 7- SGK Kết nối tri thức) hay nhất

6355

"Người thầy đầu tiên" là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của đại văn hào Aitmatov sáng tác năm 1962. Tác phẩm này đã được đưa vào giảng dạy ở nhiều nước trên...xem thêm ...

Top 0
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Người thầy đầu tiên" (Ngữ văn 7- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

I. Tác giả văn bản Người thầy đầu tiên

- Ai-ma-tốp (1928 - 2008) là nhà văn Cư-gơ-rư-xtan, một nước cộng hòa ở vùng trung Á, thuộc Liên Xô trước đây.

- Ông bắt đầu hoạt động sáng tác văn học từ năm 1952, khi ông còn là sinh viên.

- Đề tài chủ yếu trong tác phẩm của ông: cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-xtan…

- Một số tác phẩm như: Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên, Con tàu trắng…


II. Tìm hiểu tác phẩm Người thầy đầu tiên

  1. Thể loại:

Người thầy đầu tiên thuộc thể loại truyện vừa


2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

Người thầy đầu tiên là truyện vừa, sáng tác năm 1962, lấy bối cảnh cuộc sống ở một vùng Quê miền núi còn rất lạc hậu ở Cư-rơ-gư-đơ-xtan (Kyrgyzstan) vào những năm đầu thế kỉ XX. Nhân vật chính là An-tu-nai (Altyna), một cô bé mồ côi, phải sống với gia đình chú thím, bị đối xử tàn nhẫn,… Thầy Đuy-sen (Dyuishen) đã kiên trì dạy An-tu-nai học chữ; hết lòng bảo vệ và giúp An-tu-nai có cơ hội lên thành phố tiếp tục việc học hành. An-tư-nai rất yêu quý thầy Đuy-sen nhưng do hoàn cảnh, thầy trò phải xa cách rồi bật tin nhau. Mấy chục năm sau, An-tư-nai đã là một viện sĩ, trở về thăm làng và gặp lại người thầy đầu tiên của minh trong một tình huống rất éo le. Bà đã viết thư nhờ người hoạ sĩ đồng hương kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen như một hành động chuộc lỗi.


3. Phương thức biểu đạt:

Văn bản Người thầy đầu tiên có phương thức biểu đạt là tự sự


4. Người kể chuyện:

Văn bản Người thầy đầu tiên được kể theo ngôi thứ nhất


5. Tóm tắt văn bản Người thầy đầu tiên: 

Đoạn trích Người thầy đầu tiên là lời kể lại của người họa sĩ và An-tư-nai về một người thầy đầu tiên của họ và của cả ngôi làng. Đuy-sen là một người thầy tuyệt vời, không chỉ vận động các học sinh tới trường, thầy còn tự tay cõng các em nhỏ qua suối, không quản thời tiết lạnh buốt hay bị những kẻ cưỡi ngựa châm chọc. Thầy Đuy-sen quan tâm đến các học sinh và đặc biệt là An-tư-nai, mong cô bé có thể lên thành phố lớn học tập. Câu chuyện kể lại từ An-tư-nai khiến người họa sĩ đồng hương cảm thấy day dứt và muốn vẽ bức tranh thật đẹp về hai thầy trò.


6. Bố cục bài Người thầy đầu tiên: 

Người thầy đầu tiên có bố cục gồm 4 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “kể hết chuyện này”: Lời kể của người họa sĩ về bức thư của An-tư-nai.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “bước về làng”: Lần gặp mặt đầu tiên của thầy Đuy-sen và An-tư-nai.

+ Phần 3: Tiếp theo đến “thầy Đuy-sen giảng bài”: Hình ảnh thầy Đuy-sen trong kí ức của An-tư-nai.

+ Phần 4: Còn lại: Những trăn trở trong lòng người họa sĩ khi nghĩ về thầy Đuy-sen và An-tư-nai.


7. Giá trị nội dung: 

Người thầy đầu tiên ca ngợi người thầy Đuy-sen với những tâm huyết, sự tận tụy và tình cảm mà thầy dành cho học sinh của mình, đặc biệt là An-tư-nai. Người thầy Đuy-sen đã thay đổi cuộc đời của cô bé An-tư-nai, người đã vun trồng ước mơ, hy vọng cho những học trò nhỏ. 


8. Giá trị nghệ thuật: 

- Ngòi bút đậm chất hội họa

- Sự chuyển đổi nhân vật người kể chuyện linh hoạt, độc đáo

- Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật gần gũi, khắc họa tính cách nhân vật


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Người thầy đầu tiên

  • Lời kể của người họa sĩ về bức thư của An-tư-nai

- Người kể chuyện: người họa sĩ

- Quan hệ với An-tư-nai: đồng hương

- Hoàn cảnh: cùng được mời về dự buổi khánh thành ngôi trường mới, người họa sĩ nhận được thư của An-tư-nai, nhờ kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen.

- Câu chuyện mà An-tư-nai muốn kể “xứng đáng được chú ý”, mọi người đều cần biết câu chuyện này

- Lá thư gây ấn tượng mạnh với người họa sĩ, nhất định phải kể lại câu chuyện

→ Gây cho người đọc sự tò mò, thắc mắc về câu chuyện sắp kể.

  • Lần gặp mặt đầu tiên của thầy Đuy-sen và An-tư-nai.

- Thay đổi người kể chuyện: người họa sĩ → An-tư-nai

- Thay đổi thời gian: hiện tại → quá khứ, khi An-tư-nai còn là một cô bé chưa được đi học.

- Hoàn cảnh gặp mặt thầy Đuy-sen: An-tư-nai trở về từ chân núi với cái túi đựng đầy 


* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

- Mỗi người chúng ta đều được học các thầy cô giáo khác nhau, và mỗi chúng ta sẽ có những cảm nhận ấn tượng về thầy cô khác nhau. Các bạn hãy chia sẻ với mọi người về thầy/cô mà bạn yêu quý.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

  • Nhận biết: Người kể chuyện ở đây là ai?

- Người kể chuyện là anh họa sĩ xưng tôi

  • Theo dõi: Sự thay đổi nhân vật người kể chuyện

- Sự thay đổi nhân vật người kể chuyện: bà An-tư-nai xưng tôi

  • Theo dõi: Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật.

- Cuộc đối thoại giữa thầy Đuy-sen và An-tư-nai

  • Theo dõi: Những chi tiết miêu tả sự quan tâm, chăm sóc các học trò của thấy Đuy-sen.

- Những chi tiết miêu tả sự quan tâm, chăm sóc các học trò của thấy Đuy-sen: Thầy bế các em qua suối: lưng thì cõng, tay thì bế.

  • Theo dõi: Suy nghĩ, cảm xúc của An-tư-nại về mọi người, về thầy Đuy-sen.

- Suy nghĩ, cảm xúc của An-tư-nại về mọi người, về thầy Đuy-sen:

+ Bọn nhà giàu: đó là những con người ngu xuẩn, bộ mặt láo xược, ngu lắm, tồi lắm.

+ Thầy lạc quan kể chuyện vui cho học sinh quên đi mọi sự.

+ Thầy cố gắng tìm gỗ làm cầu cho học sinh qua suối.

  • Hình dung: Hình ảnh thấy Đuy-sen trong kí ức của An-tư-nai.

- Hình ảnh thấy Đuy-sen trong kí ức của An-tư-nai: 

+ Thầy đi chân không, làm không ngơi tay. 

+ Khi thấy An-tư-nai ngã, thầy quẳng tảng đá trên tay, nhảy ngay lại, đỡ lên, rồi bế chạy lên bờ, lót chiếc áo choàng đặt An-tư-nai vào đó. 

+ Thày xoa hai chân, bóp chặt đôi tay lạnh cóng và đưa lên miệng hà hơi

=> Hình ảnh một người thầy chu đáo, tận tâm và thương yêu học trò.

  • Theo dõi: Tình cảm của An-tư-nai và các học trò dành cho thầy Đuy-sen.

- Tình cảm của An-tư-nai và các học trò dành cho thầy Đuy-sen:

+ An-tư-nai ước thầy là anh ruột, được bá cổ thầy, thủ thỉ với thầy những lời đẹp đẽ nhất.

+ Học trò: yêu mến thầy vì tấm lòng nhân từ, ý nghĩ tốt lành, vì những ước mơ của thầy về tương lai của học trò

  • Nhận biết: Người kể chuyện ở phần (4) là ai?

- Người kể chuyện ở phần (4) là: anh họa sĩ xưng tôi

  • Suy luận: Người kể chuyện băn khoăn, trăn trở về điều gì?

- Người kể chuyện băn khoăn, trăn trở về: bức tranh đang dở dành tặng người thầy đầu tiên của làng.


* Sau khi đọc

Nội dung chính: Văn bản Người thầy đầu tiên kể về thầy giáo Đuy-sen hết lòng vì học trò và cô học trò An-tư-nai thông minh lanh lợi. Qua đó người đọc thấy được tình cảm thầy trò cao quý và thiêng liêng.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Người kể chuyện và ngôi kể trong từng phần của đoạn trích là:

Phần

Người kể

Ngôi kể

1

Anh họa sĩ

Thứ nhất

2

An-tư-nai

Thứ nhất

3

An-tư-nai

Thứ nhất

4

Anh họa sĩ

Thứ nhất


Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

- Các nhân vật người kể chuyện trong đoạn trích có mối quan hệ: hai người cùng một làng, cùng được mời về dự khánh thành ngôi trường mới.


Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

- Hoàn cảnh sống của An-tư-nai qua cuộc trò chuyện giữa thầy và các bạn nhỏ là mồ côi cha mẹ, sống cùng chú thím, cuộc sống khó khăn, phải đi kiếm phân bò, phân ngựa khô về để làm chất đốt.


Câu 4 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

+ Thầy bế các em qua suối: lưng thì cõng, tay thì bế.

+ Thầy đi chân không, làm không ngơi tay. 

+ Khi thấy An-tư-nai ngã, thầy quẳng tảng đá trên tay, nhảy ngay lại, đỡ lên, rồi bế chạy lên bờ, lót chiếc áo choàng đặt An-tư-nai vào đó. 

+ Thày xoa hai chân, bóp chặt đôi tay lạnh cóng và đưa lên miệng hà hơi ấm.

Khái quát đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen: 

 Thầy Đuy-sen là một người thầy chu đáo, tận tâm và thương yêu học trò.


Câu 5 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

- Tình cảm của An-tư-nai dành cho thầy Đuy-sen:

+ An-tư-nai ước thầy là anh ruột, được bá cổ thầy, thủ thỉ với thầy những lời đẹp đẽ nhất.

+ Yêu mến thầy vì tấm lòng nhân từ, ý nghĩ tốt lành, vì những ước mơ của thầy về tương lai của học trò

- Nhờ “người thầy đầu tiên" ấy, cuộc đời An-tư-nai đã thay đổi từ cô bé nghèo mồ côi trở thành bà viện sĩ Mát-xcơ-va.


Câu 6 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

- Ở phần (4), nhân vật người hoạ sĩ đã có những ý tưởng cho bức tranh vẽ thầy

Đuy-sen là:

+ Hai cây phong của An-tư-nai và Đuy-sen

+ Một đứa bé đi chân không, da rám nắng

+ Người thầy đầu tiên, bế trẻ con qua suối, cạnh đấy những con ngựa no nê hung dữ

+ Người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh

+ Một bức tranh giống tiếng gọi của Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại.

- Em ủng hộ ý tưởng: “Người thầy đầu tiên”, đó là lúc Đuy-sen bế trẻ con qua suối, cạnh đấy những con ngựa no nê hung dữ, những con người đần độn, mũ lông cáo đỏ đi qua đang chế giễu ông… Em ủng hộ ý tưởng này là bởi hình ảnh có sự đối lập giữa những con người ngu xuẩn, hung dữ với hình ảnh người thầy đang chăm lo cho học trò. Sự đối lập đó càng làm tăng thêm giá trị, vai trò của người thầy.


Câu 7 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Cách nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong đoạn trích:  đầu tiên là họa sĩ kể chuyện, tiếp đến là An-tư-nai và kết thúc là họa sĩ kể chuyện. Người họa sĩ kể chuyện khiến cho câu chuyện được kể sẽ khách quan hơn bằng con mắt của người ngoài cuộc, và khi An-tư-nai kể người đọc sẽ tin tưởng vào nội dung câu chuyện và người đọc cũng thấy được cảm xúc chân thật của những người trong câu chuyện.


* Viết kết nối với đọc 

Em hãy viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

Đoạn văn tham khảo: 

Kể lại nội dung phần (1) bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

Mùa thu năm ấy anh họa sĩ nhận được một bức điện mời về dự khánh thành ngôi trường mới của làng. Nhận được thư anh rất vui và háo hức. Trong số những người được mời về dự có cả bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va là đồng hương với anh. Kết thúc buổi lễ cả hai cùng trở về thành phố. Bà viện sĩ đã viết thư cho anh nhờ kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen với dân làng và mọi người như một hành động chuộc lỗi. Anh họa sĩ đã mang nặng lòng những ấn tượng của lá thư ấy mấy ngày liền và quyết định thay mặt và An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va kể hết câu chuyện. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Người thầy đầu tiên" (Ngữ văn 7- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hãy kể ngắn gọn về một người thầy/ cô giáo mà em đặc biệt yêu quý.

Trả lời:

Cô Hoa là giáo viên em rất yêu quý. Cô dạy văn rất hay không chỉ vì phương pháp dạy dễ hiểu mà còn có giọng nói trầm ấm, ngọt ngào. Nhờ có cô mà một đứa “dễ buồn ngủ” trước những giờ học văn như em ngày càng thấy hứng thú và yêu thích môn Văn nhiều hơn.


* Đọc văn bản

  • Nhận biết: Người kể chuyện ở đây là ai?

Trả lời:

- Người kể chuyện ở phần 1 và 4 là một họa sĩ trẻ, cùng quê với An-tư-nai.

- Người kể chuyện ở phần 2 và 3 là An-tư-nai.

  • Theo dõi: Sự thay đổi nhân vật người kể chuyện

Trả lời:

Việc thay đổi nhân vật người kể chuyện giữa các phần trong đoạn trích chính là dụng ý nghệ thuật của tác giả, khiến cho câu chuyện được soi chiếu từ nhiều chiều, trở nên phong phú, hấp dẫn và chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn.

  • Theo dõi: Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật.

Trả lời:

Cuộc đối thoại giữa các nhân vật đã cho thấy tình cảm của An-tư-nai dành cho người thầy đáng kính của mình là thầy Đuy-sen. Đồng thời cũng thấy được, hoàn cảnh sống của An-tư-nai: thiếu thốn về cả vật chất và tình cảm, không được yêu thương, chăm sóc.

  • Theo dõi: Những chi tiết miêu tả sự quan tâm, chăm sóc các học trò của thấy Đuy-sen.

Trả lời:

Những chi tiết miêu tả sự quan tâm, chăm sóc các học trò của thầy Đuy-sen là:

- Trước những trận mưa tuyết đầu mùa, phải lội qua suối lòng đá để đi học, về sau khi không thể nào lội qua được nữa vì nước băng lạnh cóng chân, thầy Đuy sen đã bế các em qua suối, lưng thì cõng, tay thì bế và cứ như thế thần lần lượt đưa hết các em sang.

- Thầy Đuy-sen cố gắng kiếm gỗ để bắc cầu qua suối, giúp các em qua suối dễ dàng để đến trường.

- Thầy xoa hai bàn chân đã tím, cứng đờ như gỗ của tôi, bóp chặt đôi tay lạnh cóng…

→ Thầy Đuy-sen là một người có mục đích sống cao đẹp, kiên nhẫn, nhân hậu và giàu lòng vị tha.

  • Theo dõi: Suy nghĩ, cảm xúc của An-tư-nại về mọi người, về thầy Đuy-sen.

Trả lời:

Suy nghĩ, cảm xúc của An-tư-nai:

- Về mọi người: Trước những hành động chế nhạo, cười cợt của bọn nhà giàu dành cho thầy Đuy-sen, An-tư-nai cảm thấy vô cùng khó chịu, chỉ “muốn đuổi theo những con người ngu xuẩn ấy, muốn nắm lấy cương ngựa và quát thẳng vào những bộ mặt láo xược của họ: “Các người không được nói thầy giáo của chúng tôi như thế! Các người ngu lắm, các người tồi lắm” …và chỉ biết nuốt những giọt lệ căm uất đang trào lên, nóng hổi.

- Về thầy Đuy-sen: Yêu và quý trọng những tình cảm thầy đã dành cho đám học trò chúng tôi.

  • Hình dung: Hình ảnh thầy Đuy-sen trong kí ức của An-tư-nai.

Trả lời:

Trong kí ức của An-tư-nai, thầy Đuy-sen là một người tuyệt vời, luôn quan tâm học trò nhỏ của mình, giàu tình yêu thương, nhân hậu.

  • Theo dõi: Tình cảm của An-tư-nai và các học trò dành cho thầy Đuy-sen.

Trả lời:

“Chắc chắn tất cả đám học sinh chúng tôi đứa nào cũng yêu mến thầy vì tấm lòng nhân từ, vì những ý nghĩ tốt lành, vì những ước mơ của thầy về tương lai chúng tôi”.

  • Nhận biết: Người kể chuyện ở phần (4) là ai?

Trả lời:

Người kể chuyện ở phần 4 là anh họa sĩ.

  • Suy luận: Người kể chuyện băn khoăn, trăn trở về điều gì?

Trả lời:

Người kể chuyện băn khăn, trăn trở về tác phẩm đang còn dang dở, nhân vật “tôi” đã nhớ lại cuộc sống khổ ải mà mình đã từng trải qua, không biết nên vẽ nội dung bức tranh là gì: vẽ hai cây phong của thầy Đuy-sen và An-tư nai; vẽ tranh đề tài “người thầy đầu tiên” hay vẽ lại khoảnh khắc người thầy tiễn An-tư-nai lên tỉnh và cất tiếng gọi An-tư-nai lần cuối cùng.


* Sau khi đọc

Nội dung chính: Thể hiện tình cảm trân trọng, biết ơn của An-tư-nai đối với thầy Đuy-sen – người thầy nhân hậu, giàu tình yêu thương đã làm thay đổi cuộc sống của An-tư-nai.


Câu 1 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Xác định người kể chuyện và ngôi kể trong từng phần của đoạn trích.

Trả lời:

- Người kể chuyện ở phần 1 và 4 là một họa sĩ trẻ, cùng quê với An-tư-nai.

- Người kể chuyện ở phần 2 và 3 là An-tư-nai.

→ Trong cả 4 phần đều được sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể xưng “tôi”.


Câu 2 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Các nhân vật người kể chuyện trong đoạn trích có mối quan hệ như thế nào?

Trả lời:

Mối quan hệ giữa 2 người kể chuyện: An-tư-nai và anh họa sĩ đều sinh ra và lớn lên ở Mát-xco-va và có quen biết nhau. Họ đều được mời về dự lễ khánh thành ngôi trường mới của quê hương.


Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Qua cuộc trò chuyện giữa các bạn nhỏ và thầy Đuy-sen ở phần (2), em hình dung như thế nào về hoàn cảnh sống của An-tư-nai?

Trả lời:

An-tư-nai là một cô bé mồ côi không biết chữ, sống tại một vùng quê nghèo khó, lạc hậu và từng bị người thím độc ác bán đi… Nhờ thầy Đuy-sen và sự thông minh của mình, An-tư-nai đã có cơ hội được lên thành phố học tập và trở thành một viện sĩ nổi tiếng.


Câu 4 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Em hãy đọc kĩ phần (3) của đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:

Trả lời:

- Ngôn ngữ đối thoại: trò chuyện, thuyết phục các em nhỏ đi học; động viên, khích lệ An-tư-nai...

- Hành động: một mình sửa sang nhà kho cũ thành lớp học; bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá; kiên trì dạy chữ cho các em bất chấp hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt, khắc nghiệt, sự đơn độc; mơ ước về một tương lai tươi sáng cho học trò.

- Cảm xúc, suy nghĩ của An-tư-nai về thầy: cảm nhận về lòng nhân hậu, tình yêu thương của thầy; mong ước thầy là người ruột thịt của mình…

→ Thầy Đuy-sen là một người có lý tưởng sống cao đẹp, cương nghị, kiên nhẫn, nhân hậu và giàu lòng yêu thương đặc biệt là yêu thương học trò của mình.


Câu 5 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): An-tư-nai đã dành cho thầy Đuy-sen tình cảm như thế nào? Nhờ “người thầy đầu tiên"

ấy, cuộc đời An-tư-nai đã thay đổi ra sao?

Trả lời:

- An-tư-nai đặc biệt yêu quý, ngưỡng mộ và biết ơn người thầy đầu tiên của mình.

- Nhờ có thầy Đuy-sen, từ một cô bé mồ côi không biết chữ, ở một vùng quê nghèo khó lạc hậu... An-tư-nai đã có cơ hội học tập trên thành phố và trở thành một viện sĩ nổi tiếng.


Câu 6 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Ở phần (4), nhân vật người hoạ sĩ đã có những ý tưởng gì cho bức tranh vẽ thầy

Đuy-sen? Em ủng hộ ý tưởng nào của hoạ sĩ?

Trả lời:

Ở phần (4), nhân vật người hoạ sĩ đã có những ý tưởng cho bức tranh vẽ thầy

Đuy-sen là:

+ Vẽ hai cây phong thầy Đuy-sen và An-tư-nai trồng, cùng đứa trẻ với đôi mắt hân hoan nhìn vào cõi xa xăm kì ảo.

+ Vẽ cảnh tượng thầy Đuy-sen bế trẻ em qua con suối mùa đông.

+ Vẽ lại khoảnh khắc thầy Đuy-sen tiễn An-tư-nai lên tỉnh sao cho bức tranh ấy diễn tả tiếng gọi cất lên từ tâm hồn Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe văng vẳng lại, sẽ vang dội mãi trong lòng mỗi người.

- Mỗi ý tưởng của người họa sĩ đều có những nét độc đáo riêng, tuy nhiên em ủng hộ ý tưởng thứ 2: cảnh tượng thầy Đuy-sen bế trẻ em qua con suối mùa đông. Vì nó sát với nhan đề của truyện.


Câu 7 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, cách nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong đoạn trích có tác dụng gì?

Trả lời:

Việc thay đổi nhân vật người kể chuyện giữa các phần trong đoạn trích chính là dụng ý nghệ thuật của tác giả, khiến cho câu chuyện được soi chiếu từ nhiều chiều, trở nên phong phú, hấp dẫn và chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn.


* Viết kết nối với đọc 

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

Em hãy viết đoạn văn kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba (Mẫu 1)

Kể lại phần (1)

Mùa thu năm ngoái, người họa sĩ nhận được một bức thư điện từ làng gửi đến mời ông về dự buổi khánh thành ngôi trường mới. Ông sẽ về làng dạo quanh, ngắm cảnh và vẽ ít bức kí họa. Ở đó ông gặp bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Bà đã viết cho ông một bức thư khi ông trở về thành phố. Bà An-tư-nai đã nhờ người họa sĩ kể lại câu chuyện cuộc đời bà cho mọi người, nhất là lứa tuổi trẻ. Và ông đã quyết định sẽ kể câu chuyện đó.

Kể lại phần (4)

Người họa sĩ đã nhiều lần vẽ đi vẽ lại bức kí họa. Ông đi đi lại lại trong cảnh tĩnh mịch của buổi lê minh và cứ suy nghĩ mãi, bức tranh của ông mới chỉ là một ý đồ. Ông đã nghĩ ra nhiều ý tưởng để vẽ Người thầy đầu tiên. Đó là vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai, hoặc vẽ một đứa bé đi chân không, da rám nắng, hoặc lúc Đuy-sen bế trẻ con qua suối trên những con ngựa nô nê hung dữ, những con người đần độn chế giễu ông, hoặc vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Người thầy đầu tiên" (Ngữ văn 7- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

Tác giả

  1. Tiểu sử

- Ai-tơ-ma-tốp (1928 – 2008) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ờ vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây

- Hoạt động văn học của Ai-ma-tốp bắt đầu từ năm 1952, khi ông là sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Cư-rơ-gư-xtan. Từ năm 1956 đến năm 1958 ông học Trường viết văn M. Goóc-ki ở Mát-xcơ-va. Sau khi tốt nghiệp (1959), Ai-tơ-ma-tốp làm phóng viên báo Sự thật thường trú tại Cư-rơ-gư-xtan.

- Tác phẩm đầu tiên khiến Ai-tơ-ma-tốp nổi tiếng là tập truyện Núi đồi và thảo nguyên (được tặng giải thưởng Lê-nin về văn học năm 1963).


2. Sự nghiệp văn học

- Tác phẩm của Ai-tơ-ma-tốp chủ yếu viết về cuộc sống khắc nghiệt mà cũng rất giàu chất thơ ở quê hương ông. Lối viết của Ai-tơ-ma-tốp cô động, hàm súc, có nhiều cách tân độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện.

- Nhiều tác phẩm của ông từ lâu đã rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như Cây phong non trùm khăn đỏ (1961), Người thầy đầu tiên (1962), Con tàu trắng (1970), Và một ngày dài hơn thế kỉ (1980),...


Tác phẩm

Tìm hiểu chung

  • Xuất xứ

- Sáng tác năm 1962

- Bối cảnh: truyện lấy bối cảnh cuộc sống ở một vùng quê miền núi còn rất lạc hậu ở Cư-rơ-gư-dơ-xtan vào những năm đầu thế kỉ XX

  • Tóm tắt

Truyện kể về nhân vật chính là An-tư-nai, một cô bé mồ côi, phải sống với gia đình chú thím, bị đối xử tàn nhẫn,... Thầy Đuy-sen đã kiên trì dạy An-tư-nai học chữ; hết lòng bảo vệ và giúp An-tư-nai có cơ hội lên thành phố tiếp tục việc học hành. An-tư-nai rất yêu quý thầy Đuy-sen nhưng do hoàn cảnh, thầy trò phải xa cách rồi bặt tin nhau. Mấy chục năm sau, An-tư-nai đã là một viện sĩ, trở về thăm làng và gặp lại người thầy đầu tiên của mình trong một tình huống rất éo le. Bà đã viết thư nhờ người họa sĩ đồng hương kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen như một hành động chuộc lỗi.

  • Bố cục: 4 phần

- Phần 1 (từ “Mùa thu năm ngoái” … “kể hết chuyện này”): Lời kể của người họa sĩ về bức thư của An-tư-nai

- Phần 2 (tiếp theo đến “rảo bước về làng”): Lần gặp mặt đầu tiên của thầy Đuy-sen và An-tư-nai

- Phần 3 (tiếp theo đến “nghe thầy Đuy-sen giảng bài”): Hình ảnh thầy Đuy-sen trong kí ức của An-tư-nai

- Phần 4 (còn lại): Những trăn trở trong lòng người họa sĩ khi nghĩ về thầy Đuy-sen và An-tư-nai

  • Thể loại: truyện ngắn
  • Phương thức biểu đạt: tự sự
  • Giá trị nội dung, nghệ thuật

Giá trị nội dung

- Tác phẩm cho người đọc cảm nhận được niềm tin vào cuộc sống, đó là câu chuyện không chỉ của người thầy mà còn của người cha có tấm lòng cao cả.

- Người thầy đầu tiên đã thành công khắc họa nên một câu chuyện tuyệt đẹp về tình thầy trog cũng như phản ánh được chế độ phong kiến lạc hậu với những quan niệm sai trái, không kém phần nặng nề.

Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ giản dị

- Lối viết hấp dẫn, thú vị


Trước khi đọc bài Người thầy đầu tiên

Hãy kể ngắn gọn về một thầy, cô giáo mà em đặc biệt yêu quý.

Lời giải 

Trong suốt quãng thời gian được đến trường, gặp gỡ rất nhiều thầy cô, thế nhưng, trong em luôn ấn tượng với cô giáo dạy Ngữ văn. Cô luôn kể cho em cũng như các bạn trong lớp nghe về những mẩu chuyện thường ngày trong cuộc sống, dạy chúng em cách ứng xử với mọi người. Tuy là giáo viên bộ môn nhưng cô rất quan tâm đến lớp. Những bài giảng của cô, “lũ quỷ” chúng em luôn hào hứng nghe giảng. Môn Văn đến với chúng em không còn là những giờ giảng buồn ngủ hay nhàm chán nữa. Nhờ có cô, chúng em được sống dậy với văn chương, thấy được nét đẹp tài tình của nhiều tác giả.


Đọc hiểu bài Người thầy đầu tiên

Câu 1 (trang 65 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Người kể chuyện ở đây là ai?

Lời giải 

Người ở chuyện ở đây là họa sĩ đồng hương của bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va.


Câu 2 (trang 70 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Người kể chuyện ở phần (4) là ai?

Lời giải 

Người kể chuyện là họa sĩ đồng hương của bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va.


Câu 3 (trang 70 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Người kể chuyện băn khoăn, trăn trở về điều gì?

Lời giải

Người kể băn khoăn, trăn trở việc bức tranh của người kể chuyện dành cho người thầy đầu tiên của làng sẽ không ra gì hết.


Sau khi đọc bài Người thầy đầu tiên

Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Xác định người kể chuyện và ngôi kể trong từng phần của đoạn trích.

ADVERTISING

Lời giải 

- Người kể chuyện qua các phần là:

+ Phần (1): họa sĩ đồng hương của bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va

+ Phần (2), (3): An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va

+ Phần (4): họa sĩ đồng hương của bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất.


Câu 2 (trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Các nhân vật người kể chuyện trong đoạn trích có mối quan hệ như thế nào?

Lời giải 

Mối quan hệ: các nhân vật là đồng hương với nhau tại làng Ku-ku-rêu, nay đều sinh sống ở Mat-xco-va.


Câu 3 (trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Qua cuộc trò chuyện giữa các bạn nhỏ và thầy Đuy-sen ở phần (2), em hình dung như thế nào về hoàn cảnh sống của An-tư-nai?

Lời giải 

Em hình dung An-tư-nai có hoàn cảnh sống: mồ côi ba mẹ, ở với chú thím. An-tư-nai có cuộc sống khó khăn, thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần.


Câu 4 (trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em hãy đọc kĩ phần (3) của đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:

Lời giải 

a) Qua nhân vật An-tư-nai, hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên.

b) Chi tiết:

- Đuy-sen mỉm cười hiền từ.

- Đuy-sen bế các em qua suối.

- Lưng thì cõng, tay thì bế, lần lượt đưa hết các em sang.

- Thầy Đuy-sen không để ý đến những lời lăng mạ đó, coi như không nghe thấy gì hết.

- Thầy cố gắng để kiếm đủ gỗ để bắc một chiếc cầu nhỏ qua suối.

- Thầy đỡ tôi lên tay, bế tôi chạy vào bờ… hết xoa hai chân đã tím bầm lại bóng chắt đôi tay lạnh cóng,… đưa lên miệng hà hơi ấm cho tôi.

- Thầy âu yếm nhìn tôi.

c) Tính cách thầy Đuy-sen hiện lên là một người giàu lòng nhân ái. Thầy yêu và quan tâm tới những người học trò. Thầy có lí tưởng sống cao đẹp khi cố gắng kiếm đủ gỗ để làm cầu bắc qua suối. Đuy-sen là một người thầy có tâm, tấm lòng nhân hậu.


Câu 5 (trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

An-tư-nai đã dành cho thầy Đuy-sen tình cảm như thế nào? Nhờ “người thầy đầu tiên” ấy, cuộc đời An-tư-nai đã thay đổi ra sao?

Lời giải 

- An-tư-nai đã dành sự yêu mến, biết ơn tới người thầy Đuy-sen.

- Nhờ “người thầy đầu tiên” ấy, cuộc đời An-tư-nai đã có sự chuyển mình từ một người mồ côi sống ở vùng quê nghèo, có cuộc sống đáng thương trở thành một viện sĩ nổi tiếng khi có cơ hội lên thành phố học tập. Đó là sự chuyển mình tích cực, đáng ngưỡng mộ cho cô gái An-tư-nai.


Câu 6 (trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Ở phần (4), nhân vật người họa sĩ đã có những ý tưởng gì cho bức tranh vẽ thầy Đuy-sen? Em ủng hộ ý tưởng nào của họa sĩ?

Lời giải 

Những ý tưởng cho bức tranh vẽ thầy Đuy-sen:

- Vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai. Một đứa bé đi chân không, da rám nắng, để nó trèo lên cao và nhìn cành phong với đôi mắt hân hoan trong cõi xa xăm kì ảo.

- Vẽ Đuy-sen bế trẻ con qua suối bên cạnh những con ngựa no nê hung dữ, những con người đần độn, mũ lông cáo đỏ đi qua đang chế giễu.

- Vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh.

Em ủng hộ ý tưởng đầu tiên. Bởi vì nó khắc họa được cuộc đời đầu tiên, chính là giây phút mà thầy Đuy-sen và An-tư-nai biết nhau. Sống trong hoàn cảnh bất hạnh, đáng thương, đôi mắt thể hiện ước vọng muốn thoát li, đi tới một vùng đất khác hạnh phúc hơn.


Câu 7 (trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Theo em, cách nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong đoạn trích có tác dụng gì?

Lời giải 

Theo em, cách nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần có tác dụng truyền tải được ý nghĩa mà tác giả muốn nói đến. Nếu chỉ chăm chăm vào một nhân vật, nó sẽ mang tính chủ quan nhiều hơn. Việc thay đổi linh hoạt kiểu người kể chuyện giúp cho đoạn trích mới mẻ, sáng tạo, không bị nhàm chán, và suy nghĩ của các nhân vật trong ngôi kể thứ nhất sẽ khách quan hơn.


Viết kết nối với đọc 

Em hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

Lời giải 

Kể lại phần (1):

Để vẽ bức tranh Người thầy đầu tiên, người họa sĩ đã vẽ rất nhiều lần. Mở tung cửa sổ, đi tìm nguồn cảm hứng mới cho chính mình, vậy nhưng, suy nghĩ, suy nghĩ mãi, ông chỉ cảm thấy bức tranh chỉ mới là một ý đồ. Ông lên rất nhiều ý tưởng cho bức vẽ. Hay là vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai; có một đứa bé đi chân không, da rám nắng, để nó trèo lên cao và nhìn cành phong với đôi mắt hân hoan trong cõi xa xăm kì ảo? Hay là vẽ Đuy-sen bế trẻ con qua suối bên cạnh những con ngựa no nê hung dữ, những con người đần độn, mũ lông cáo đỏ đi qua đang chế giễu. Hoặc là cảnh người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh? 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Người thầy đầu tiên" (Ngữ văn 7- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

TRƯỚC KHI ĐỌC

Hãy kể ngắn gọn về một thầy, cô giáo mà em đặc biệt yêu quý.

Trả lời:

Cô giáo mà em đặc biệt yêu quý là cô Khang - chủ nhiệm lớp của em. Cô là người dịu dàng, hiền lành. Nhờ sự động viên của cô mà em đã đạt được kết quả cao trong học tập.


ĐỌC VĂN BẢN

Câu hỏi 1: Người kể chuyện ở đây phần (1) là ai?

Trả lời:

Người kể chuyện ở phần (1) là tác giả - họa sĩ.


Câu hỏi 2: Người kể chuyện ở phần (4) là ai?

Trả lời:

Người kể chuyện ở phần (4) là người kể chuyện ở phần (1) - tác giả - họa sĩ.


Câu hỏi 3: Người kể chuyện băn khoăn, trăn trở về điều gì?

Trả lời: 

Người kể chuyện băn khoăn, trăn trở về tác phẩm dở dang của mình, sợ rằng nó sẽ chẳng ra gì hết.


B. Bài tập và hướng dẫn giải

SAU KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Xác định người kể chuyện và ngôi kể trong từng phần của đoạn trích.

=> Xem hướng dẫn giải

- Phần (1): ngôi kể thứ nhất - họa sĩ.

- Phần (2): ngôi kể thứ nhất - bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va.

- Phần (3): ngôi kể thứ nhất - bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va.

- Phần (4): ngôi kể thứ nhất - họa sĩ.


Câu hỏi 2: Các nhân vật người kể chuyện trong đoạn trích có mối quan hệ như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Các nhân vật người kể chuyện trong đoạn trích có mối quan hệ đồng hương với nhau. Họ đều sinh ra và lớn lên ở làng Ku-ku-rêu; hiện cùng sống ở Mát-xcơ-va và có quen biết nhau. Họ cùng được mời về dự lễ khánh thành ngôi trường mới của quê hương.


Câu hỏi 3: Qua cuộc trò chuyện giữa các bạn nhỏ và thầy Đuy-sen ở phần (2), em hình dung như thế nào về hoàn cảnh sống của An-tư-nai?

=> Xem hướng dẫn giải

Qua cuộc trò chuyện giữa các bạn nhỏ và thầy Đuy-sen ở phần (2), có thể thấy hoàn cảnh sống của An-tư-nai rất khó khăn (nhà nghèo, mồ côi cha mẹ, ở với chú thím), khắc nghiệt (chịu đựng lạnh giá để đến lớp).


Câu hỏi 4: Em hãy đọc kĩ phần (3) của đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:

=> Xem hướng dẫn giải

Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai.

Những chi tiết tiêu biểu nào được nhà văn sử dụng để khắc họa nhân vật thầy Đuy-sen:

+ Thầy Đuy-sen cõng, bế các bạn nhỏ qua suối để đi học.

+ Thầy Đuy-sen kể chuyện vui để các bạn nhỏ quên hết mọi sự.

+ Thầy Đuy-sen lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân.

+ Khi An-tư-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tư-nai lên, đỡ lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tư-nai ngồi và chăm sóc, sau đó một mình làm hết việc lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ.

+ Ghi nhớ từng hành động nhỏ của học trò: đoán được An-tư-nai trút lại ki-giắc ở trường.

+ Mong cho học trò được đi học ở thành phố.

Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen:

+ Có tấm lòng nhân từ, ý nghĩ tốt lành

+ Yêu mến trẻ nhỏ, mong cho các em được học hành đến nơi đến chốn

+ Kiên trì, chịu khó


Câu hỏi 5: An-tư-nai đã dành cho thầy Đuy-sen tình cảm như thế nào? Nhờ "người thầy đầu tiên" ấy, cuộc đời An-tư-nai đã thay đổi ra sao?

=> Xem hướng dẫn giải

 - An-tư-nai rất quý mến và muốn thầy Đuy-sen là anh ruột của mình.

- Nhờ "người thầy đầu tiên" ấy, An-tư-nai cố gắng học tập và trở thành một viện sĩ.


Câu hỏi 6: Ở phần (4), nhân vật họa sĩ đã có những ý tưởng gì cho bức tranh vẽ thầy Đuy-sen? Em ủng hộ ý tưởng nào của họa sĩ?

=> Xem hướng dẫn giải

- Ở phần (4), nhân vật họa sĩ đã có những ý tưởng gì cho bức tranh vẽ thầy Đuy-sen:

+ Vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai

+ Vẽ một đứa bé đi chân không, da rám nắng, trèo lên cao và ngồi lên một cành phong, đôi mắt hân hoan nhìn vào cõi xa xăm kì ảo.

+ Vẽ bức tranh đề là "Người thầy đầu tiên", có thể là lúc thầy Đuy-sen bế trẻ con qua con suối và cạnh đấy, trên những con ngựa no nê hung dữ, những con người đần độn, mũ lông cáo đỏ đi qua đang chế giễu ông.

+ Vẽ thầy Đuy-sen tiễn An-tư-nai lên tỉnh.

- Em ủng hộ quyết định vẽ bức tranh đề là "Người thầy đầu tiên", là lúc thầy Đuy-sen bế trẻ con qua con suối.


Câu hỏi 7: Theo em, cách nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong đoạn trích có tác dụng gì?

=> Xem hướng dẫn giải

Theo em, cách nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong đoạn trích có tác dụng giúp câu chuyện đa dạng điểm nhìn, có tính đa thanh.


VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Em hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

=> Xem hướng dẫn giải

- Kể lại nội dung phần (1): Mùa thu năm ngoái tôi nhận được một bức điện từ làng tôi gửi đến, mời về dự buổi khánh thành ngôi trường mới do nông trường xây dựng. Cả bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va cũng được mời đến. Tôi nghe nói bà đã về đây một hai hôm rồi đi thẳng lên Mát-xcơ-va. Bà đã gửi một bức thư cho tôi để nhờ chia sẻ về câu chuyện của bà, gắn liền với ngôi trường. Bức thư ấy đã khiến tôi trăn trở mấy ngày hôm nay.


- Kể lại nội dung phần (4): Tôi đã nghĩ rất nhiều về câu chuyện của bà An-tư-nai. Tôi muốn vẽ một bức tranh về câu chuyện của bà với thầy Đuy-sen. Chắc chắn tôi sẽ phải vẽ, dù số phận thật trớ trêu khi đặt cây bút vẽ vào tay tôi. Có thể tôi sẽ vẽ hình ảnh hai cây phong, cũng có thể tôi sẽ vẽ bà An-tư-nai khi còn nhỏ đã trèo lên cây phong và mơ mộng thế nào. Hoặc, tôi sẽ đặt tên bức tranh là "Người thầy đầu tiên", trong đó có cảnh thầy Đuy-sen bế các bạn nhỏ qua suối mà bên cạnh là đám nhà giàu đang chế giễu ông hay cảnh thầy tiễn An-tư-nai lên tỉnh học. Bức tranh như thế giống như tiếng gọi của thầy Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại, sẽ vang dội mãi trong lòng mỗi người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Người thầy đầu tiên" (Ngữ văn 7- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Nhận biết: Người kể chuyện ở đây là ai?

- Người kể chuyện ở đây là người họa sĩ đồng hương với An – tư- nai


2. Theo dõi: Sự thay đổi nhân vật người kể chuyện

- Nhân vật người kể chuyện ở đây là An – tư - nai


3. Theo dõi: Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật.

Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật:

- Thầy giáo rất quan tâm đến những người học sinh của mình.

- An-tư-nai vẫn còn hơi e ngại và tự ti vì hoàn cảnh của mình.


4. Theo dõi: Những chi tiết miêu tả sự quan tâm, chăm sóc các học trò của thấy Đuy-sen.

- Những chi tiết miêu tả sự quan tâm, chăm sóc các học trò của thầy Đuy – sen:

- Thầy Đuy-sen đã bế những em học trò nhỏ qua suối, lưng thì cõng, tay thì bế.


5. Theo dõi: Suy nghĩ, cảm xúc của An-tư-nại về mọi người, về thầy Đuy-sen.

- Suy nghĩ, cảm xúc của An-tư-nai về mọi người: muốn đuổi theo những người ngu xuẩn ấy, muốn cầm lấy cương ngựa và quát thẳng vào bộ mặt láo xược của họ.

- Suy nghĩ, cảm xúc của An-tư-nai về thầy Đuy-sen: trân trọng, yêu kính thầy và cảm thấy bức xúc khi mọi người có hành động, thái độ không phải với thầy.


6. Hình dung: Hình ảnh thấy Đuy-sen trong kí ức của An-tư-nai.

- Hình ảnh thầy Đuy-sen trong kí ức của An-tư-nai: thầy đi chân không, làm không ngơi tay…khi An-tu-nai bị chuột rút thầy đã lẳng tảng đá đi, nhảy ngay lại đỡ cậu lên, bế cậu lên…thầy xoa hai chân đã tím bầm… thầy hà hơi ấm cho tôi


7. Theo dõi: Tình cảm của An-tư-nai và các học trò dành cho thầy Đuy-sen.

- Đám học trò ai cũng yêu mến thầy, còn An-tư-nai thì ước thầy là anh ruột của mình.


8. Nhận biết: Người kể chuyện ở phần (4) là ai?

- Người kể chuyện ở phần 4 là người họa sĩ đồng hương với An-tư-nai.


9. Suy luận: Người kể chuyện băn khoăn, trăn trở về điều gì?

- Người kể chuyện băn khoăn, trăn trở về tác phẩm dang dở của mình.


* Sau khi đọc

Nội dung chính: Câu chuyện là kí ức đẹp đẽ của cô bé An-tư-nai về người thầy đầu tiên của mình.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Người kể chuyện qua các phần là:

+ Phần (1) người kể chuyện là người họa sĩ đồng hương với An-tư-nai

+ Phần (2), (3) người kể chuyện là An-tư-nai

ad

+ Phần (4) người kể chuyện là người họa sĩ đồng hương với An-tư-nai

- Ngôi kể trong cả 4 phần đều sử dụng ngôi thứ nhất xưng “tôi”.


Câu 2 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Các nhân vật người kể chuyện trong đoạn trích có mối quan hệ đồng hương với nhau. Họ đều sinh ra và lớn lên ở làng Ku-ku-rêu; hiện cùng sống ở Mát-xcơ-va và có quen biết nhau. Họ cùng được mời về dự lễ khánh thành ngôi trường mới của quê hương.

Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Qua cuộc trò chuyện giữa các bạn nhỏ và thầy Đuy-sen ở phần (2), An-tư-nai là trẻ mồ côi, ở với chú thím, cuộc sống thiếu thốn cả về vật chất và tình cảm, không được chăm sóc, yêu thương.

Câu 4 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Ngôn ngữ đối thoại: trò chuyện, thuyết phục các em nhỏ đi học; động viên, khích lệ An-tư-nai,...

- Hành động: một mình sửa sang nhà kho cũ thành lớp học; bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá; kiên trì dạy chữ cho các em bất chấp hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt, khắc nghiệt, sự đơn độc; mơ ước về một tương lai tươi sáng cho học trò

- Cảm xúc, suy nghĩ của An-tư-nai về thầy: cảm nhận về lòng nhân hậu, tình yêu thương của thầy; mong ước thầy là người ruột thịt của mình…

3. Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen: có mục đích sống cao đẹp, cương nghị, kiên nhẫn, nhân hậu, vị tha… trong đó, nổi bật nhất là tình cảm yêu thương, hết lòng vì học trò.


Câu 5 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- An-tư-nai đã dành cho thầy Đuy-sen tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ và biết ơn vì tấm lòng nhân từ, những ý nghĩ tốt lành và những ước mơ của thầy về tương lai cô và những đứa trẻ. Cô ước thầy là anh ruột của mình, tình cảm thân thương như ruột thịt.

- Nhờ “người thầy đầu tiên” ấy, cuộc đời An-tư-nai đã thay đổi, từ một cô bé mồ côi không biết chữ, ở một vùng quê nghèo khó, lạc hậu, từng bị người thím độc ác bán đi,... An-tư-nai đã có được cơ hội lên thành phố học tập và trở thành một viện sĩ nổi tiếng.


Câu 6 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Ở phần (4) nhân vật người họa sĩ đã có những ý tưởng cho bức tranh vẽ thầy Đuy-sen là: 

- Vẽ hai cây phong thầy Đuy-sen và An-tư-nai trồng, cùng đứa trẻ với đôi mắt hân hoan nhìn vào cõi xa xăm kì ảo

- Vẽ cảnh tượng thầy Đuy-sen bế trẻ em qua con suối mùa đông

- Vẽ khoảnh khắc thầy Đuy-sen tiễn An-tư-nai lên tỉnh, sao cho bức tranh ấy diễn tả được tiếng gội cất lên từ tâm hồn Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại, sẽ vang dội mãi trong lòng mỗi người

Em ủng hộ ý tưởng vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh vì nó thể hiện được mong muốn của người họa sĩ sao cho bức tranh ấy giống như tiếng gọi của thầy Đuy-sen mà cho đến nay vẫn còn vẳng lại, vang dội trong lòng mỗi người.


Câu 7 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Theo em, cách nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong đoạn trích có tác dụng giúp người đọc có thể theo dõi linh hoạt câu chuyện được soi chiếu từ nhiều chiều, trở nên phong phú, hấp dẫn, chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn.

* Viết kết nối với đọc

Em hãy viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

Đoạn văn tham khảo:

Mùa thu năm ngoái, người họa sĩ nhận được một bức thư điện từ làng gửi đến mời ông về dự buổi khánh thành ngôi trường mới. Ông sẽ về làng dạo quanh, ngắm cảnh và vẽ ít bức kí họa. Ở đó ông gặp bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Bà đã viết cho ông một bức thư khi ông trở về thành phố. Bà An-tư-nai đã nhờ người họa sĩ kể lại câu chuyện cuộc đời bà cho mọi người, nhất là lứa tuổi trẻ. Và ông đã quyết định sẽ kể câu chuyện đó.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Người thầy đầu tiên" (Ngữ văn 7- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

I. Giới thiệu tác giả Ai-tơ-ma-tốp

Ai-ma-tốp (1928 – 2008) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ờ vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây. 

- Hoạt động văn học của Ai-ma-tốp bắt đầu từ năm 1952, khi ông là sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Cư-rơ-gư- xtan. Từ năm 1956 đến năm 1958 ông học Trường viết văn M. Goóc-ki ở Mát- xcơ-va. Sau khi tốt nghiệp (1959), Ai-ma-tốp làm phóng viên báo Sự thật thường trú tại Cư-rơ-gư-xtan.

- Tác phẩm đầu tiên khiến Ai-ma-tốp nổi tiếng là tập truyện Núi đồi và thảo nguyên (được tặng giải thưởng Lê-nin về văn học năm 1963).

- Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của Ai-ma-tốp là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-xtan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách hi sinh thời chiến tranh, thái độ tích cực đấu tranh của tầng lớp thanh niên, trước hết là nữ thanh niên để thoát khỏi sự ràng buộc của những tập tục lạc hậu.

- Nhiều tác phẩm của ông từ lâu đã rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên, Con tàu trắng...


II. Khái quát tác phẩm Người thầy đầu tiên

1. Hoàn cảnh sáng tác

Người thầy đầu tiên là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của đại văn hào Aitmatov sáng tác năm 1962. Tác phẩm này đã được đưa vào giảng dạy ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. 


2. Thể loại 

Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu chuyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó.


3. Bố cục

Văn bản Người thầy đầu tiên được chia thành 4 phần:

- Phần 1 (từ “Mùa thu năm ngoái” … “kể hết chuyện này”)

- Phần 2 (tiếp theo đến “rảo bước về làng”)

- Phần 3 (tiếp theo đến “nghe thầy Đuy-sen giảng bài”)

- Phần 4 (còn lại)


4. Tóm tắt

Nội dung truyện được đặt vào bối cảnh vùng quê hẻo lánh của Kyrgyzstan vào giữa những năm 20 thế kỉ trước. Thời đó, trình độ phát triển ở đây còn thấp, tư tưởng phong kiến, gia trưởng còn nặng nề, phụ nữ bị coi thường, trẻ mồ côi bị rẻ rúng.

Cô bé Altynai mồ côi sống trong gia đình chú thím ở làng Kurkureu, chẳng được học hành, và phải chịu sự giám sát, sai khiến hà khắc của bà thím. Dyuyshen được Đoàn Thanh niên Cộng sản cử về làng để mở trường, đã kịp thời cứu giúp, cho em đến trường học. Sau này Altynai trở thành nữ viện sĩ Altynai Xu-lai-ma-nô-va, còn thầy Dyuyshen về già đi đưa thư. Khi Altynai còn đang học ở trường làng, có hôm thầy Dyuyshen mang về trường hai cây phong non và bảo em: ''Hai cây phong này thầy mang về cho em đây. Chúng ta sẽ cùng trồng. Và trong khi chờ chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, em sẽ trưởng thành, em sẽ là một người tốt... Em bây giờ trẻ măng như một thân cây non, như đôi cây phong nhỏ này...''.


5. Giá trị nội dung

- Tác phẩm cho người đọc cảm nhận được niềm tin vào cuộc sống, đó là câu chuyện không chỉ của người thầy mà còn của người cha có tấm lòng cao cả.

- Người thầy đầu tiên đã thành công khắc học nên một câu chuyện tuyệt đẹp về tình thầy cũng như phản ánh được chế độ phong kiến lạc hậu với những quan niệm sai trái, không kém phần nặng nề.


6. Đặc sắc nghệ thuật

- Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo.

- Sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc.

- Nghệ thuật nhân hóa với những liên tưởng tác bạo đầy chất thơ tại nên sức hấp đẫn cho văn bản.


Trước khi đọc

Hãy kể ngắn gọn về một thầy, cô giáo mà em đặc biệt yêu quý.

Gợi ý:

Em rất yêu quý cô Nhật Hạ. Cô là giáo viên chủ nhiệm của lớp em. Năm nay, cô ba mươi sáu tuổi. Cô rất xinh đẹp, dịu dàng. Cô có gói nhẹ nhàng, ấm áp. Mỗi giờ học, chúng em đều chăm chú lắng nghe cô giảng bài. Cô cũng rất quan tâm đến học sinh.


Đọc văn bản

Câu 1. Người kể chuyện ở đây là ai?

Người kể chuyện: Người họa sĩ


Câu 2. Người kể chuyện ở phần (4) là ai?

Người kể chuyện: Người họa sĩ


Câu 3. Người kể chuyện băn khoăn, trăn trở về điều gì?

Người kể chuyện băn khoăn về bức tranh sẽ dở dang, chẳng ra gì hết.


Sau khi đọc

Câu 1. Xác định người kể chuyện và ngôi kể trong từng phần của đoạn trích.

  • Phần (1): ngôi kể thứ nhất - người họa sĩ.
  • Phần (2): ngôi kể thứ nhất - bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va.
  • Phần (3): ngôi kể thứ nhất - bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va.
  • Phần (4): ngôi kể thứ nhất - người họa sĩ.

Câu 2. Các nhân vật người kể chuyện trong đoạn trích có mối quan hệ như thế nào?

Người họa sĩ và bà An-tư-nai là đồng hương của nhau.


Câu 3. Qua cuộc trò chuyện giữa các bạn nhỏ và thầy Đuy-sen ở phần (2), em hình dung như thế nào về hoàn cảnh sống của An-tư-nai?

Hoàn cảnh sống của An-tư-nai rất khó khăn: Mồ côi cha mẹ, sống cùng chú thím, thiếu thốn về cả vật chất và tình cảm…


Câu 4. Em hãy đọc kĩ phần (3) của đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:

Gợi ý:

  • Bế hoặc cõng các em nhỏ qua suối.
  • Lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân.
  • Khi An-tư-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tư-nai lên, đỡ lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tư-nai ngồi và chăm sóc, sau đó một mình làm hết việc lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ.…
  1. Tính cách nhân vật thầy Đuy-sen: nhân hậu, kiên nhẫn, giàu tình yêu thương.


Câu 5. An-tư-nai đã dành cho thầy Đuy-sen tình cảm như thế nào? Nhờ “người thầy đầu tiên” ấy, cuộc đời An-tư-nai đã thay đổi ra sao?

  • An-tư-nai đã dành cho thầy Đuy-sen: sự yêu mến, kính trọng.
  • Nhờ “người thầy đầu tiên” ấy, cuộc đời An-tư-nai đã thay đổi: cố gắng học tập, trở thành một viện sĩ.

Câu 6. Ở phần (4), nhân vật họa sĩ đã có những ý tưởng gì cho bức tranh vẽ thầy Đuy-sen? Em ủng hộ ý tưởng nào của họa sĩ?

- Ý tưởng:

  • Vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai.
  • Vẽ một đứa bé đi chân không, da rám nắng.
  • Vẽ thầy Đuy-sen bế trẻ con qua con suối và cạnh đấy, trên những con ngựa no nê hung dữ, những con người đần độn, mũ lông cáo đỏ đi qua đang chế giễu ông.
  • Vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh.

- Mỗi ý tưởng đều thú vị, nhưng tôi ủng hộ nhất là ý tưởng vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh.


Câu 7. Theo em, cách nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong đoạn trích có tác dụng gì?

Giúp cho câu chuyện có được điểm nhìn đa dạng, câu chuyện trở nên có chiều sâu, hấp dẫn hơn.


Viết kết nối với đọc

Em hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .