Top 6 Bài soạn "Lời của cây" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

6587

"Lời của cây" in trong tập "Những bài thơ em yêu" của tác giả Trần Hữu Thung. Bài thơ viết về hành trình sinh ra và lớn lên của cây xanh. Hành trình đó trải...xem thêm ...

Top 0
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Lời của cây" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1

I. Tác giả

- Trần Hữu Thung (1923- 1999)

- Quê quán: Nghệ An

- Phong cách nghệ thuật: Thơ ông mộc mạc, dân dã, chân chất hồn quê

- Tác phẩm chính: Dặn con(1955), Gió Nam(1962), Đất quê mình(1971)….


II. Tác Phẩm Lời của cây

  • Thể loại: thơ 4 chữ
  • Tác phẩm Lời của cây

- In trong tập Những bài thơ em yêu

  • Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm
  • Tóm tắt tác phẩm Lời của cây

Bài thơ viết về hành trình sinh ra và lớn lên của cây xanh. Hành trình đó trải qua rất nhiều giai đoạn, rất nhiều khó khăn để trở thành một cây xanh và khát vọng của cây muốn cống hiến cho đời

  • Bố cục tác phẩm Lời của cây

- Phần 1 khổ 1: cây đang giai đoạn là hạt

- Phần 2 khổ 2,3,4 : cây đã nảy mầm

- Phần 3 còn lại: giai đoạn thành cây

  • Giá trị nội dung tác phẩm Lời của cây

- Quá trình hình thành và lớn lên của cây, và khát vọng làm đẹp cho đời

  • Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lời của cây

- Từ ngữ miêu tả chi tiết,sắp xếp theo trình tự hợp lý

- Thể thơ 5 chữ

- Sử dụng biện pháp nhân hóa

- Mang đến giá trị nhân văn sâu sắc


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Lời của cây

  • Quá trình phát triển của cây

- Cây trải qua 3 giai đoạn

+ Khi chưa gieo xuống đất thì hạt nằm lặng thinh trong bàn tay người

+ Sau đó, hạt được gieo xuống một thời gian trở thành mầm

+ Nhú lên giọt sữa

+ Hạt nhú lên chồi non

+ Tác giả đã dùng hình ảnh nhân hóa “thì thầm”

+ Về cấu trúc thì hạt được bao bọc bởi vỏ bên ngoài

+ Ở giai đoạn này mầm phải tránh gió bắc, mưa giông

+ Sau một thời gian mầm được mở mắt

+ Mầm thành cây non đón ánh mặt trời

+ Dần dần cây lớn lên ra những lá non đầu tiên

+ Lá cây có màu xanh, lá bắt đầu lớn dần

→→ Quy trình lớn lên của cây phải trải qua nhiều giai đoạn, nhiều khó khăn

  • Chân lý cuộc đời

- Một cái hạt nhỏ bé muốn trở thành một cái cây phải trải qua nhiều giai đoạn, thử thách, chịu được gió sương

+ Cái cây ấy dần lớn lên có khát vọng làm đẹp , góp bóng mát, màu xanh cho đất trời

- Con người cũng thế sinh ra là một đứa bé dần dần được lớn lên,ai rồi cũng trải qua sương gió cuộc đời để trưởng thành

+ Mỗi người là tế bào trong xã hội hãy trở thành người có ích, làm đẹp cho đời


Chuẩn bị đọc

(trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Em đã bao giờ quan sát quá trình lớn lên của một cái cây, một bông hoa hay một con vật chưa? Điều đó gợi cho em suy nghĩ hoặc cảm xúc gì?

Phương pháp giải:

Em hãy nhớ lại lần em quan sát một hạt đậu đen nảy mầm, hoặc một cây hoa hồng đơm bông hay quá trình ra đời cho đến lúc trưởng thành của chú chó cưng nhà em và nêu suy nghĩ hoặc của mình

Lời giải chi tiết:

- Em đã từng chứng kiến quá trình lớn lên của một cái cây/ một bông hoa/một con vật rồi.

- Khi nhìn quá trình lớn lên ấy em có suy nghĩ về sự vận động, trưởng thành và lớn lên của từng loài. Mỗi vật đều có một linh hồn, một đời sống riêng, có quá trình hình thành và phát triển. Nhìn quá trình lớn lên ấy, em thấy háo hức, thích thú và chờ mong sự lớn lên từng ngày của nó


Trải nghiệm cùng VB

(trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Em hình dung thế nào về hiện tượng nảy mầm qua hình ảnh “nhú lên giọt sữa”?

Phương pháp giải:

Em hãy tự tưởng tượng

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh “nhú lên giọt sữa” khiến em hình dung về mầm non đang nhô lên khỏi mặt đất, phát triển, biến đổi, mầm non căng tràn nhựa sống như giọt sữa

Suy ngẫm và phản hồi 1

Câu 1 (trang 14, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Năm khổ thơ đầu là lời của ai? Khổ thơ cuối là lời của ai? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ năm khổ thơ đầu và khổ cuối, chú ý lời thơ

Lời giải chi tiết:

- Năm khổ thơ đầu là lời của tác giả => Khẳng định như vậy vì đây chính là lời kể của tác giả về quá trình lớn lên của hạt mầm. Dựa vào chi tiết hạt mầm trong tay tác giả và các hành động “ghé tai, nghe” của tác giả khi hạt bắt đầu nảy mầm

- Khổ thơ cuối là lời của cây => Khẳng định như vậy vì ở khổ cuối, chi tiết cây nói: “Cây chính là tôi”, đại từ nhân xưng “tôi” như một lời nói giới thiệu của cây về sự xuất hiện của mình


Suy ngẫm và phản hồi 2

Câu 2 (trang 14, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Tìm một số hình ảnh, từ ngữ đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây và thể hiện quá trình đó bằng sơ đồ

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ, chú ý các hình ảnh, từ ngữ miêu tả quá trình từ hạt thành cây

Lời giải chi tiết:

- Một số hình ảnh, từ ngữ được tác giả sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây là: nằm lặng thinh, nảy mầm, nhú lên giọt sữa, thì thầm, mầm mở mắt, đón tia nắng hồng, nở vài lá bé

- Qúa trình từ hạt thành cây: 

Khổ 1: Hạt lặng thinh => Khổ 2: Mầm nhú lên giọt sữa, biết nói thì thầm => Khổ 3: Mầm được chăm sóc như đứa trẻ sơ sinh => Khổ 4: Mầm kiêng gió kiêng mưa, lớn lên nhờ đón tia nắng hồng => Khổ 5: Cây đã thành, lá xanh bập bẹ tiếng nói => Khổ 6: Cây bập bẹ xưng tên họ, hứa hẹn góp xanh cho đời


Suy ngẫm và phản hồi 3

Câu 3 (trang 14, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Theo em, những dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt” thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa hạt mầm và nhân vật đang “ghé tai nghe rõ”?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ 2 và khổ 4 để xác định mối quan hệ của hạt mầm và nhân vật

Lời giải chi tiết:

Theo em, những dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt” thể hiện mối quan hệ vô cùng gần gũi, giao cảm giữa thiên nhiên và nhà thơ, sự nâng niu sự sống. Nhân vật “tôi” như một người bạn đồng hành, chứng kiến toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của hạt mầm. Ngoài ra, nhân vật “tôi” còn chính là người lắng nghe những tâm tình, ở bên cạnh hạt mầm


Suy ngẫm và phản hồi 4

Câu 4 (trang 14, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Tìm những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho nhưng mầm cây. Hãy cho biết đó là tình cảm gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích, chú ý từ ngữ biểu cảm

Lời giải chi tiết:

- Những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho nhưng mầm cây là: Hạt nằm lặng thinh, Ghé tai nghe rõ, Nghe bàn tay vỗ, Nghe tiếng ru hời, Nghe mầm mở mắt

- Đó là tình cảm nâng niu, yêu thương, trân trọng của tác giả đối với mầm cây


Suy ngẫm và phản hồi 5

Câu 5 (trang 14, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Xác định các biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản. Nêu tác dụng của chúng

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và xác định các biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết:

Các biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản là: nhân hóa, điệp ngữ 

- Nhân hóa: hạt nằm lặng thinh, mầm đã thì thầm, mầm kiêng gió bấc, đón tia nắng hồng, bập bẹ

=> Tác dụng: làm cho hạt mầm trở nên sinh động, có hồn; giúp nó trở nên gần gũi, thân thuộc và có thể biểu hiện được những suy nghĩ hay bày tỏ được tình cảm của con người.

- Điệp từ “nghe” lặp lại 4 lần

=> Tác dụng: nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó, mật thiết giữa nhân vật tôi và hạt mầm. Lắng nghe từng biến chuyển nhỏ nhất của hạt mầm từ đó cho thấy mầm cũng có sức sống, có linh hồn riêng.


Suy ngẫm và phản hồi 6

Câu 6 (trang 14, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp trong bài thơ trên và cho biết vần và nhịp có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện “lời của cây”

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ, chú ý cách gieo vần, ngắt nhịp có gì đặc biệt

Lời giải chi tiết:

- Cách gieo vần chân: mình-thinh; mầm-thầm; giông-hồng;... kết hợp cùng ngắt nhịp 2/2 tạo nên nhịp điệu cho bài thơ.

- Nhờ cách gieo vần và ngắt nhịp đã góp phần vào việc liên kết các câu thơ, tạo nhịp điệu nhẹ nhàng, thể hiện được giọng điệu tâm tình, thủ thỉ của cây,... góp phần vào việc thể hiện nội dung bài thơ và làm cho câu thơ dễ đi vào lòng bạn đọc


Suy ngẫm và phản hồi 7

Câu 7 (trang 14, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Xác định chủ đề và thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

- Chủ đề: Bài thơ thể hiện tình yêu thương, trân trọng những mầm xanh thiên nhiên

- Thông điệp: Hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống ấy mới là những mầm sống; mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời.


Suy ngẫm và phản hồi 8

Câu 8 (trang 14, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hãy tưởng tượng mình là một cái cây, một bông hoa hoặc một con vật cưng trong nhà và viết khoảng năm câu thể hiện cảm xúc khi hóa thân vào chúng.

Phương pháp giải:

Liên hệ tưởng tượng bản thân

Lời giải chi tiết:

Xin chào tất cả các bạn, các bạn nhìn thấy tôi có quen không? Tôi chính là cây bàng che bóng mát cho các bạn mỗi giờ ra chơi đây. Các bạn nhìn xem thân tôi thật to lớn, với những tán lá rộng, sum suê như những cánh tay khổng lồ bảo vệ mọi người khỏi những tia nắng chói chang, Tôi thấy rất vui vì mình làm được điều đó có ích cho mọi người. Mỗi ngày tôi đều được các bạn học sinh tưới cho những dòng nước mát lành, nó giúp tôi cao hơn từng ngày. Để không phụ công lao chăm sóc ấy tôi sẽ lớn thật nhanh hơn nữa để tán lá rộng thêm và tỏa bóng mát cho thật nhiều người. Làm một cây bàng là một điều thú bị và đáng để trải nghiệm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lời của cây" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Em đã bao giờ quan sát quá trình lớn lên của một cái cây, một bông hoa hay một con vật chưa? Điều đó gợi cho em suy nghĩ hoặc cảm xúc gì?

Trả lời: 

- Em đã từng được quan sát quá trình lớn lên của một cái cây rồi. (hoặc một bông hoa; hoặc một con vật)

- Điều này đã gợi cho em những suy nghĩ và cảm xúc rất đặc biệt:

+ Thấy ngạc nhiên, kì thú, lạ lẫm

+ Thấy xúc động vì sự kì diệu của tự nhiên

+ Mong muốn được tự tay trồng / nuôi / chăm sóc chúng

+ Từ đó, trong lòng em dậy lên tình yêu thiên nhiên và khao khát bảo vệ tự nhiên…


* Trải nghiệm cùng văn bản 

  • Tưởng tượng: Em hình dung thế nào về hiện tượng nảy mầm qua hình ảnh “nhú lên giọt sữa”? 

- Hình ảnh “nhú lên giọt sữa” đã miêu tả vô cùng sinh động và độc đáo về hiện tượng nảy mầm. Lá mầm đầu tiên nhú lên từ mặt đất của hạt được ví như giọt sữa đã không chỉ là nổi bật hình dáng ngộ nghĩnh và sự non nớt mà còn gợi ra sự gần gũi, thân thương của những hạt mầm nhỏ bé.

→ Hiện tượng nảy mầm qua cái nhìn của trẻ thơ trở nên ngộ nghĩnh, dí dỏm và vô cùng đáng yêu, độc đáo.

  • Theo dõi: Chú ý những động từ miêu tả quá trình lớn lên của hạt mầm ở các khổ thơ 2,3 và 4?

- Các động từ miêu tả quá trình lớn lên của hạt mầm: nảy (mầm), nhú (lên), thì thầm, ghé, nghe, nằm, vỗ, kiêng, mở (mắt), đón…

→ Gợi ra quá trình lớn lên của hạt mầm vô cùng thú vị và độc đáo; đó không còn là một quá trình tự nhiên vô thức mà giống như một quá trình đầy sự chờ đợi, háo hức và thiêng liêng


* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: 

Bài thơ “Lời của cây” của Trần Hữu Thung đã thể hiện tình yêu thương, trân trọng những mầm xanh thiên nhiên. Qua đó gửi gắm thông điệp hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống ấy mới là những mầm sống; mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời.


Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Năm khổ thơ đầu là lời của ai? Khổ thơ cuối là lời của ai? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Trả lời: 

- Năm khổ thơ đầu là lời của nhân vật trữ tình (tác giả). Cách xưng hô của tác nhà thơ đã khẳng định điều này: “Cầm trong tay mình” và gọi những đối tượng được nhắc tới bằng chính tên gọi của nó: hạt, mầm, cây, lá… 

- Khổ cuối là lời của hạt mầm vì đến đây, cách xưng hô và giọng điệu đã thay đổi: 

+ Cách gọi trực tiếp: “Rằng các bạn ơi”

+ Lời giải thích xưng tôi: “Cây chính là tôi…”

+ Nội dung: Lời nhắn gửi của hạt mầm tới các bạn: Tôi (hạt mầm) sau này lớn lên sẽ trở thành cây và góp màu xanh của mình vào sự tươi xanh của đất trời. Quan đó, khẳng định vai trò, ý nghĩa của cây cối đối với cuộc sống con người.


Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Tìm một số hình ảnh, từ ngữ đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây và thể hiện quá trình đó bằng sơ đồ. 

Trả lời:

 

Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Theo em, những dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt” thể hiện

mối quan hệ như thế nào giữa hạt mầm và nhân vật đang “Ghé tai nghe rõ”? 

Trả lời: 

Mối quan hệ gần gũi, thân thiết như những người bạn của nhau


Câu 4 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Tìm những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho những mầm cây. Hãy cho biết đó là tình cảm gì? 

Trả lời: 

- Những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả: 

+ Cầm trong tay mình

+ Giọt sữa

+ Ghé tai nghe rõ

+ Mầm kiêng… Kiêng nhất…

+ Nghe mầm mở mắt

+ Vài lá bé

+ Lá nghe màu xanh.

Bắt đầu bập bẹ

→ Tình cảm: yêu thương, trân trọng, gìn giữ, nâng niu, quan tâm…


Câu 5 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Xác định các biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản. Phân tích tác dụng của chúng. 

Trả lời: 

- Biện pháp tu từ chủ yếu nhất là nhân hoá, khi miêu tả hạt mầm bằng hàng loạt những từ ngữ vốn được dùng để tả người: nằm lặng thinh, thì thầm, nghe, kiêng, mở mắt, đón, bập bẹ,… Nhất là khi để hạt mầm tự cất tiếng nói, gửi lời nhắn nhủ tới bạn đọc ở khổ cuối

- Ngoài ra, bài thơ còn sử dụng một số biện pháp tu từ khác như ẩn dụ (Nhú lên giọt sữa); điệp từ điệp ngữ (nghe…; kiêng…)

→ Việc sử dụng các biện pháp tu từ như vậy đã không chỉ thể hiện mối quan hệ gần gũi của hạt mầm với con người; thể hiện tình yêu và sự gắn bó thân thiết với thế giới tự nhiên của nhân vật trữ tình mà còn góp phần xây dựng thế giới hình ảnh thiên nhiên thêm phần sinh động, ấn tượng và hấp dẫn.


Câu 6 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp trong bài thơ trên và cho biết vần và nhịp đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện “lời của cây”. 

Trả lời: 

- Gieo vần chân: mình – thinh; mầm – thầm; nôi – hời; bắc – mắt; giông – hồng; thành – xanh; bé – bẹ; ơi – tôi; lớn – trời…

- Ngắt nhịp chẵn

→ Cách gieo vần và ngắt nhịp này cùng với thể thơ bốn chữ đã góp phần thể hiện rất tự nhiên “lời của cây”. Đó là nhứng lời giãi bày, tâm sự nhẹ nhàng, hồn nhiên, nhí nhảnh và có phần ngây thơ, trong sáng những cũng rất ý nhị, mang những ý nhĩa sâu sa đáng suy ngẫm.


Câu 7 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Xác định chủ đề và thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. 

Trả lời: 

- Chủ đề: Sự trân trọng, tình yêu và gắn bó giữa con người và cây cỏ

- Thông điệp: Hãy yêu cây xanh, trân trọng sự sống của cây, bởi cây làm nên một phần cuộc sống xinh đẹp, đáng yêu này.


Câu 8 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Hãy tưởng tượng mình là một cái cây, một bông hoa hoặc một con vật cưng trong nhà và viết khoảng năm câu thể hiện cảm xúc khi mình hoá thân.

Trả lời: 

- Gợi ý:

+ Xưng hô ở ngôi thứ nhất để thiện hiện cảm xúc của một cái cây / bông hoa hoặc con vật cưng đã được nhân cách hoá.

+ Giới thiệu bản thân và thể hiện nét cảm xúc khi viết đoạn văn đặc biệt này: 

+ Thể hiện cảm xúc của bản thân trong vai của một cái cây / bông hoa hoặc con vật:

* Vui vẻ, hạnh phúc vì đang được tận hưởng cuộc sống tự do tự tại trong thế giới tự nhiên bao la, rộng lớn và đẹp đẽ (hoặc được sống gần với con người, được chăm sóc và nâng niu)

* Tự hào, kiêu hãnh vì vẻ đẹp của mình đã góp phần tô điểm cho cuộc sống, mang đến niềm vui cho con người

+ Nhắn nhủ thông điệp ý nghĩa đến đồng loại hoặc với con người

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lời của cây" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3

Tri thức Ngữ văn

Thơ bốn chữ, năm chữ

  • Thơ bốn chữ là thể thơ mỗi dòng có bốn chữ, thường có nhịp 2/2.
  • Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng có năm chữ, thường có nhịp 3/2 hoặc 2/3.

Hình ảnh trong thơ

Hình ảnh trong thơ là những chi tiết, cảnh tượng từ thực tế đời sống, được tái hiện bằng ngôn ngữ thơ ca, góp phần diễn tả cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ về thế giới con người.

Vần, nhịp và vai trò của vần, nhịp trong thơ

  • Vần

- Vần trong thơ gồm vần chân và vần lưng:

Vần chân là vần được gieo ở cuối dòng thơ, nghĩa là các tiếng ở cuối dòng với nhau.

Vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ, nghĩa là tiếng cuối ở dòng thơ trên vần với tiếng giữa ở dòng dưới, hoặc các tiếng trong cùng một dòng thơ hiệp vần với nhau.

- Vai trò của vần: liên kết các dòng và câu thơ, đánh dấu nhịp thơ, tạo nhạc điệu…

  • Nhịp

- Nhịp thơ được thể hiện ở chỗ ngắt chia dòng và câu thơ thành từng vế hoặc ở cách xuống dòng đều đặn cuối mỗi dòng thơ.

- Nhịp có tác dụng tạo tiết tấu, làm nên nhạc điệu cho bài thơ, góp phần biểu đạt nội dung bài thơ…

Thông điệp

Thông điệp là ý tưởng quan trọng nhất, là bài học, là cách ứng xử mà tác giả muốn gửi đến người đọc.

Phó từ

Phó từ là những từ chuyên đi kèm với danh từ, động từ, tính từ.


Soạn bài Lời của cây

Chuẩn bị đọc

Em đã bao giờ quan sát quá trình lớn lên của một cái cây, một bông hoa hay một con vật chưa? Điều đó gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì?

Gợi ý:

- Quan sát: Em đã quan sát quá trình hạt đậu nảy mầm, hoa đồng tiền nở, con mèo sinh ra và lớn lên…

- Suy nghĩ và cảm xúc: Quá trình đó cần nhiều thời gian, cảm thấy thích thú khi được quan sát…


Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1. Em hình dung thế nào về hiện tượng nảy mầm qua hình ảnh “nhú lên giọt sữa”.

Hình ảnh mầm non nhú lên khỏi mặt đất, căng tràn nhựa sống để phát triển.


Câu 2. Chú ý những động từ miêu tả quá trình hạt mầm lớn lên ở khổ 2, 3, và 4.

Các động từ: nhú lên, mở mắt.


Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Năm khổ thơ đầu là lời của ai? Khổ thơ cuối là lời của ai? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

  • Năm khổ thơ đầu là lời của tác giả. Đây là lời kể của tác giả về quá trình nảy mầm của cây.
  • Khổ thơ cuối là lời của cây. Dựa vào “Rằng các bạn ơi/Cây chính là tôi”.

Câu 2. Tìm một số hình ảnh, từ ngữ đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây và thể hiện quá trình đó bằng sơ đồ.

- Một số hình ảnh, từ ngữ đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây: nằm lặng thinh, nảy mầm, nhú lên giọt sữa, thì thầm, mầm mở mắt, đón tia nắng hồng, nở vài lá bé.

- Sơ đồ: Hạt lặng thinh - Nhú lên giọt sữa - Mầm mở mắt - Cây đã thành.


Câu 3. Theo em, những dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt” thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa hạt mầm và nhân vật đang “ghé tai nghe rõ”?

Những dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt” thể hiện mối quan hệ vô cùng gắn bó giữa hạt mầm và nhân vật đang “ghé tai nghe rõ”. Dường như giữa mầm cây và nhân vật có sự giao cảm, thấu hiểu.


Câu 4. Tìm những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho nhưng mầm cây. Hãy cho biết đó là tình cảm gì?

  • Những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho nhưng mầm cây là: Hạt nằm lặng thinh, Ghé tai nghe rõ, Nghe bàn tay vỗ, Nghe tiếng ru hời, Nghe mầm mở mắt
  • Tình cảm: Yêu mến, trân trọng và nâng niu.

Câu 5. Xác định các biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản. Phân tích tác dụng của chúng.

Các biện pháp tu từ:

  • Nhân hóa “nằm lặng thinh”, “ghé tai nghe rõ”... - tạo sự gần gũi giống như con người.
  • Điệp ngữ: “nghe” - nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó, giao cảm giữa mầm cây và con người.

Câu 6. Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp trong bài thơ trên và cho biết vần và nhịp đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện “lời của cây”.

- Cách gieo vần: vần chân (mình - thinh, mầm - thầm, giông - hồng, thành - xanh, ơi - lớn).

- Cách ngắt nhịp 2/2.

=> Giọng điệu nhẹ nhàng, tâm tình như đang trò chuyện với mầm cây.


Câu 7. Xác định chủ đề và thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Chủ đề: Bài thơ thể hiện sự trân trọng đối với mầm xanh, mở rộng ra chính là cây cối.

- Thông điệp: Con người cần biết lắng nghe để thấu hiểu và biết trân trọng những mầm xanh của sự sống.


Câu 8. Hãy tưởng tượng mình là một cái cây, một bông hoa hoặc một con vật cưng trong nhà và viết khoảng năm câu thể hiện cảm xúc khi mình hóa thân.

Gợi ý: Tôi chính là loài hoa hướng dương. Vào những ngày nắng rực rỡ, tôi thường hướng về phía mặt trời để đón lấy ánh nắng ấm áp. Màu vàng của tôi cùng với màu vàng của nắng tạo nên màu sắc tuyệt đẹp của thiên nhiên. Tôi là loài hoa tượng trưng cho niềm tin và hy vọng. Điều đó khiến tôi cảm thấy rất tự hào.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lời của cây" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Em đã bao giờ quan sát quá trình lớn lên của một cái cây, một bông hoa hay một con vật chưa? Điều đó gợi cho em suy nghĩ hoặc cảm xúc gì?

Trả lời: 

- Em đã từng quan sát quá trình lớn lên của một bông hoa và một con vật.

- Quan sát quá trình đó, em thấy mọi vật đều mang trong mình sự sống diệu kỳ, chúng đều có sự hình thành và lớn lên như con người vậy. Sự sinh sôi, nảy nở ấy không khỏi khiến em mong chờ, háo hức từng ngày.

* Trải nghiệm cùng văn bản 

  • Tưởng tượng: Em hình dung thế nào về hiện tượng nảy mầm qua hình ảnh “nhú lên giọt sữa”? 

Hình ảnh “nhú lên giọt sữa” khiến em hình dung về sự hình thành của mầm non, mầm non đó đang nhô lên khỏi mặt đất, nó có sự biến đổi, phát triển và căng tràn sự sống giống như giọt sữa.

  • Theo dõi: Chú ý những động từ miêu tả quá trình lớn lên của hạt mầm ở các khổ thơ 2,3 và 4?

Những động từ miêu tả quá trình lớn lên của cây ở các khổ thơ 2,3 và 4 là:

+ Khổ 2: “Nhú lên”

+ Khổ 3: “nằm giữa”, “làm nôi”

+ Khổ 4:  “kiêng”, “mở mắt”


* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Bài thơ nói về quá trình hình thành và phát triển của cây, thể hiện sự nâng niu, trân trọng sự sống ngay từ khi sự sống ấy mới là những mầm sống.

Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Năm khổ thơ đầu là lời của ai? Khổ thơ cuối là lời của ai? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Trả lời: 

- Năm khổ thơ đầu là lời của tác giả.

→ Dựa vào chi tiết hạt mầm trong tay tác giả và các hoạt động “ghé tai, nghe” của tác giả khi hạt bắt đầu nảy mầm.

- Khổi cuối là lời của cây.

→ Dựa vào chi tiết cây nói: “cây chính là tôi”, đại từ nhân xưng “tôi” là lời giới thiệu của cây về sự xuất hiện của mình.


Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Tìm một số hình ảnh, từ ngữ đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây và thể hiện quá trình đó bằng sơ đồ. 

Trả lời: 

- Một số hình ảnh, từ ngữ được tác giả sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây là: nằm lặng thinh, nảy mầm, nhú lên giọt sữa, thì thầm, mầm mở mắt, đón tia nắng hồng, nở vài lá bé.

-  Qúa trình từ hạt thành cây: 


Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Theo em, những dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt” thể hiện

mối quan hệ như thế nào giữa hạt mầm và nhân vật đang “Ghé tai nghe rõ”? 

Trả lời: 

Thể hiện mối quan hệ vô cùng gần gũi, giao cảm giữa thiên nhiên và nhà thơ, sự nâng niu và trân trọng sự sống.


Câu 4 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Tìm những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho những mầm cây. Hãy cho biết đó là tình cảm gì? 

Trả lời: 

- Những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho nhưng mầm cây là: Hạt nằm lặng thinh, Ghé tai nghe rõ, Nghe bàn tay vỗ, Nghe tiếng ru hời, Nghe mầm mở mắt.

→ Đây là tình cảm nâng niu, yêu thương, trân trọng của tác giả đối với mầm cây.


Câu 5 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Xác định các biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản. Phân tích tác dụng của chúng. 

Trả lời: 

Các biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản là:

- Nhân hóa: hạt nằm lặng thinh, mầm đã thì thầm, mầm kiêng gió bấc, đón tia nắng hồng, bập bẹ.

→ Tác dụng: làm cho hạt mầm trở nên sinh động, có hồn; giúp nó trở nên gần gũi, thân thuộc. 

- Điệp từ “nghe” lặp lại 4 lần.

→ Tác dụng: nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó, mật thiết giữa nhân vật tôi và hạt mầm.


Câu 6 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp trong bài thơ trên và cho biết vần và nhịp đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện “lời của cây”. 

Trả lời: 

- Cách gieo vần chân: mình - thinh; mầm - thầm; giông – hồng,...

- Cách ngắt nhịp 2/2 tạo nên nhịp điệu cho bài thơ.

→ Giúp liên kết các câu thơ, tạo nhịp điệu nhẹ nhàng, thể hiện được giọng điệu tâm tình, thủ thỉ của cây,... góp phần vào việc thể hiện nội dung bài thơ và làm cho câu thơ dễ đi vào lòng người đọc.


Câu 7 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Xác định chủ đề và thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. 

Trả lời: 

- Chủ đề: Tình yêu thương, sự nâng niu, trân trọng những mầm xanh thiên nhiên.

- Thông điệp: Hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống ấy mới là những mầm sống; mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời.


Câu 8 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Hãy tưởng tượng mình là một cái cây, một bông hoa hoặc một con vật cưng trong nhà và viết khoảng năm câu thể hiện cảm xúc khi mình hoá thân.

Trả lời: 

Chào các bạn, xin tự giới thiệu mình là hoa hồng. Các bạn nhìn xem thân mình mảnh mai, màu xanh thẫm, có gai to và sắc nhọn. Mình có những cánh hoa màu đỏ thắm mịn màng, đan xen vào nhau thành từng lớp. Mình rất vui vì được tỏa hương thơm và khoe sắc đỏ, mỗi ngày mình đều được cô Lan tưới cho những dòng nước mát lành, nó giúp mình tươi tắn và cao hơn mỗi ngày. Để không phụ công chăm sóc của cô ấy, mình sẽ lớn thật nhanh, nở ra những bông hoa thật đẹp giúp khu vườn của cô lúc nào cũng thơm mát và rực rỡ.  

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lời của cây" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5

I. Giới thiệu tác giả Trần Hữu Thung

Trần Hữu Thung (1923-1999) sinh tại quê gốc Diễn Châu, Nghệ An. Tham gia Việt Minh từ 1944. Trong kháng chiến chống Pháp là cán sự văn hoá, cán bộ tuyên truyền thuộc Liên khu IV rồi phụ trách Chi hội văn nghệ liên khu. Làm thơ, viết ca dao nhiều từ dạo đó. Từ 1948 – 1952, ông là Cán sự văn hóa văn nghệ của Tiểu ban văn hóa văn nghệ Liên khu IV. Từ 1952 đến 1953, ông là cán bộ tuyên truyền ở Thanh Hóa. 1954 – 1956, ông công tác tại Sở tuyên truyền Liên khu IV, phụ trách Chi hội văn nghệ Liên khu IV. 1957 – 1959, ông là Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam. 1960 – I961, ông học trường Đảng Nguyễn Ái Quốc. 1962 – 1965 : cán bộ Vụ văn nghệ Ban tuyên giáo TƯ. 1965 – 1986 ông là Hội trưởng Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh. Nhà thơ mất ở quê nhà, tỉnh Nghệ An, 31.7. 1999.

Trần Hữu Thung có phong cách một nhà thơ dân gian. Thơ đối với ông, những ngày đầu cầm bút, chỉ là phương tiện công tác, ông viết để ca ngợi chiến công, phổ biến chủ trương chính sách, phản ánh đời sống người nông dân kháng chiến. Lời lẽ mộc mạc, tình cảm thật thà, phổ cập. Trần Hữu Thung không quan tâm lắm đến cái mà bây giờ ta gọi là trữ tình riêng tư. Ông không nói chuyện mình. Không vui buồn chuyện riêng. Đúng hơn, lòng ông vui buồn cùng vận nước, tình dân.


Tác phẩm đã xuất bản : Đồng tháng Tám: (tập thơ đoạt Giải Nhì về thơ của Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955), Dặn con (thơ – 1955), Ngày thu ấy (thơ 1957), Gió Nam (thơ – 1962), Hai Tô hò khoan (thơ – 1961), Chị Nguyễn Thị Minh Khai (thơ – 1961), Đất quê mình (thơ – 1971), Tiếng chím đồng (thơ – 1975), Mặt đường mặt đồng (thơ), Lời mách sáo (thơ), Anh vẫn hành quân (tuyển thơ – 1983), Sen quê Bác (thơ – 1985). Các sáng tác văn xuôi : Ngày ấy bên sông Lam (kịch bản phim truyện – 1980), Ký ức đồng chiêm (ký – 1988, đoạt Giải Nhất cuộc thi ký do báo Văn nghệ và đài TNVN tổ chức), Hồi ức về săn bắn (1966). Tiểu luận : Tôi làm ca dao (1959), Tiếng hát ru (1975). Sưu tầm văn học : Ca dao về Bác Hồ, Giai thoạivăn học ở Nghệ Tĩnh.


II. Khái quát tác phẩm Lời của cây

1. Hoàn cảnh sáng tác 

In trong Những bài thơ em yêu, Phạm Hổ, Nguyễn Nghiệp tuyển chọn


2. Thể loại: Thơ bốn chữ 

Thơ tứ ngôn (Thơ 4 chữ): Là loại thơ có thể gọi là đơn giản nhất về niêm luật, bởi vì luật bằng trắc chỉ được áp dụng cho chữ thứ 2 và chữ thứ 4 trong câu mà thôi. Tuy nhiên, nếu người viết không biết vận dụng ngôn từ một cách khéo léo thì rất dễ trở thành 1 bài vè. Bởi vậy, thơ 4 chữ là thể thơ dễ làm nhưng khó hay.


3. Bố cục

Bài thơ được chia thành 2 phần 

- Phần 1 (5 khổ thơ đầu): Quá trình phát triển thành cây của hạt mầm

- Phần 2 (khổ cuối): Lời giới thiệu của cây về sự xuất hiện của mình


4. Giá trị nội dung

- Lời của cây ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây. Qua đó, thể hiện tình cảm, cảm xúc nâng niu, trân trọng mà nhân vật trình dành cho mầm cây.

- Bài thơ như một bức thông điệp gửi đến người đọc: Hãy yêu cây, trân trọng sự sống của cây, bởi cây làm nên một phần cuộc sống xinh đẹp, đáng yêu này


5. Đặc sắc nghệ thuật 

- Thể thơ bốn chữ, lối viết giản dị, gần gũi, bài thi ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây


III. Câu hỏi vận dụng kiến thức bài thơ Lời của cây 

Câu hỏi 1: Năm khổ thơ đầu là lời của ai? Khổ thơ cuối là lời của ai? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Lời giải:

- Năm khổ thơ đầu là lời của nhân vật trữ tình (tác giả). Cách xưng hô của tác nhà thơ đã khẳng định điều này: “Cầm trong tay mình” và gọi những đối tượng được nhắc tới bằng chính tên gọi của nó: hạt, mầm, cây, lá… 

- Khổ cuối là lời của hạt mầm vì đến đây, cách xưng hô và giọng điệu đã thay đổi: 

+ Cách gọi trực tiếp: “Rằng các bạn ơi”

+ Lời giải thích xưng tôi: “Cây chính là tôi…”

+ Nội dung: Lời nhắn gửi của hạt mầm tới các bạn: Tôi (hạt mầm) sau này lớn lên sẽ trở thành cây và góp màu xanh cảu mình vào sự tươi xanh của đất trời. Quan đó, khẳng định vai trò, ý nghĩa của cây cối đối với cuộc sống con người.


Câu hỏi 2:  Theo em, những dòng thơ như "Ghé tai nghe rõ", "Nghe mầm mở mắt" thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa hạt mầm và nhân vật đang "ghé tai nghe rõ"?

Lời giải:

Những dòng thơ như "Ghé tai nghe rõ", "Nghe mầm mở mắt" đã thể hiện mối quan hệ gần gũi, giao cảm giữa thiên nhiên và nhà thơ, sự nâng niu sự sống. Cho thấy tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho mầm cây, đó là tình yêu thương, trìu mến, đầy sự nâng niu.


Câu hỏi 3: Tìm một số hình ảnh, từ ngữ đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây và thể hiện quá trình đó bằng sơ đồ.

Lời giải:

- Một số hình ảnh, từ ngữ đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây: nằm lặng thinh, nảy mầm, nhú lên giọt sữa, thì thầm, mầm mở mắt, đón tia nắng hồng, nở vài lá bé.

- Sơ đồ: Hạt lặng thinh - Nhú lên giọt sữa - Mầm mở mắt - Cây đã thành.


Câu hỏi 4: Xác định các biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản. Phân tích tác dụng của chúng

Lời giải:

Các biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản là: nhân hóa, điệp ngữ 

- Nhân hóa: Hạt nằm lặng thinh, mầm đã thì thầm, mầm kiêng gió bấc, đón tia nắng hồng, bập bẹ

=> Tác dụng: Làm cho hạt mầm trở nên sinh động, có hồn; giúp nó trở nên gần gũi, thân thuộc và có thể biểu hiện được những suy nghĩ hay bày tỏ được tình cảm của con người.

- Điệp từ “nghe” lặp lại 4 lần

=> Tác dụng: Nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó, mật thiết giữa nhân vật tôi và hạt mầm. Lắng nghe từng biến chuyển nhỏ nhất của hạt mầm từ đó cho thấy mầm cũng có sức sống, có linh hồn riêng.


Câu hỏi 5: Tìm những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho những mầm cây. Hãy cho biết đó là tình cảm gì? 

Lời giải:

- Những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả: 

+ Cầm trong tay mình

+ Giọt sữa

+ Ghé tai nghe rõ

+ Mầm kiêng… Kiêng nhất…

+ Nghe mầm mở mắt

+ Vài lá bé

+ Lá nghe màu xanh.

Bắt đầu bập bẹ

→ Tình cảm: Yêu thương, trân trọng, gìn giữ, nâng niu, quan tâm…


Chuẩn bị đọc bài Lời của cây

Em đã bao giờ quan sát quá trình lớn lên của một cái cây, một bông hoa hay một con vật chưa? Điều đó gợi cho em suy nghĩ hoặc cảm xúc gì?

Lời giải

- Em đã từng quan sát quá trình lớn lên của cái cây, bông hoa, con vật.

- Điều đó gợi cho em suy nghĩ về sự trưởng thành của mỗi loài. Loài nào cũng vậy, từ nhỏ bé, qua năm tháng, dưới bàn tay chăm sóc của con người hay tự nó “vươn mình” mà lớn lên.


Trải nghiệm cùng bài Lời của cây

Em hình dung thế nào về hiện tượng nảy mầm qua hình ảnh “nhú lên giọt sữa”?

Lời giải 

Hiện tượng nảy mầm qua hình ảnh “nhú lên giọt sữa” khiến em hình dung về một vật gì đấy đang nhô lên mang sức sống căng tràn.


Suy ngẫm và phản hồi bài Lời của cây

Câu 1 (trang 14, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Năm khổ thơ đầu là lời của ai? Khổ thơ cuối là lời của ai? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Lời giải

- Năm khổ thơ đầu là lời của tác giả. Dựa vào dòng thơ “Cầm trong tay mình” ở khổ một, sau đó, nhà thơ kể về quá trình lớn lên của hạt mầm gieo xuống đất.

- Khổ thơ cuối là lời của cây. Dựa vào dòng thơ “Cây chính là tôi” mang hàm ý giới thiệu.


Câu 2 (trang 14, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tìm một số hình ảnh, từ ngữ đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây và thể hiện quá trình đó bằng sơ đồ

Lời giải 

- Một số hình ảnh, từ ngữ được tác giả sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây là: hạt nằm lặng thinh, hạt nảy mầm – nhú lên giọt sữa, mầm mở mắt – đón tia nắng hồng, cây đã thành – nở vài lá bé.


Câu 3 (trang 14, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Theo em, những dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt” thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa hạt mầm và nhân vật đang “ghé tai nghe rõ”?

Lời giải 

Theo em, những dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt” thể hiện mối quan hệ gần gũi giữa tác giả với thiên nhiên. Thông qua nhân vật “tôi”, nhà thơ chứng kiến toàn bộ quá trình hình thành, lớn lên và phát triển. Mỗi một hành trình của cây, nhà thơ không chỉ cảm bằng nhãn quan mà còn cảm bằng đôi tai – lắng nghe hạt mầm. Có thể thấy, tác giả là một người yêu thiên nhiên.


Câu 4 (trang 14, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tìm những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho nhưng mầm cây. Hãy cho biết đó là tình cảm gì?

Lời giải

- Những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho nhưng mầm cây là:  lặng thinh, ghé tai nghe rõ, nghe bàn tay vỗ, nghe tiếng ru hời, nghe mầm mở mắt, nghe màu xanh.

- Đó là tình cảm nâng niu, yêu thiên nhiên của tác giả.


Câu 5 (trang 14, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Xác định các biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản. Phân tích tác dụng của chúng

Lời giải 

Các biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản là: nhân hóa, điệp ngữ 

- Nhân hóa: hạt mầm lặng thinh, mầm đã thì thầm, mầm kiêng gió bấc, mầm mở mắt, bập bẹ. Hạt mầm vô tri được tác giả biến hóa thành hạt mầm có đầy đủ cảm xúc, và tiến trình phát triển như người. Điều này làm hạt mậm trở nên có hồn, gần gũi với chúng ta.

- Điệp ngữ “nghe” lặp lại 04 lần: “Nghe bàn tay vỗ”, “Nghe tiếng ru hời”, “Nghe mầm mở mắt”, “Nghe màu xanh” nhấn mạnh hạt mầm có cảm xúc như con người. Thông qua đó, thể hiện được tình cảm của tác giả dành cho hạt mầm. Đó là sự trân trọng, nâng niu, am hiểu về tiến trình phát triển của cây.


Câu 6 (trang 14, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp trong bài thơ trên và cho biết vần và nhịp đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện “lời của cây”

Lời giải 

- Cách gieo vần chân: mình-thinh; mầm-thầm; giông-hồng; thành-xanh; ơi-trời. và cách ngắt nhịp 02/02 có tác dụng thể hiện giọng điệu thủ thỉ, nhẹ nhàng của cây; làm câu thơ trở nên nhẹ nhàng, uyển chuyển. Đọc bài thơ chậm rãi, đi vào lòng người đọc một cách tự nhiên.


Câu 7 (trang 14, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Xác định chủ đề và thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc

Lời giải 

- Chủ đề: Tình yêu thiên nhiên.

- Thông điệp: Qua văn bản, tác giả muốn nhắn nhủ tới chúng ta bài học về tình yêu thương, biết trân trọng những mầm sống mới. Không chỉ là cây cối, mà mỗi sự vật hiện diện xung quanh, dù là nhỏ bé, đều phải biết nâng niu. Nhất là đối với cây xanh tỏa bóng cho loài người.


Câu 8 (trang 14, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hãy tưởng tượng mình là một cái cây, một bông hoa hoặc một con vật cưng trong nhà và viết khoảng năm câu thể hiện cảm xúc khi mình hóa thân

Lời giải 

Mình là chú chó Rona được một gia đình trung lưu mua về nuôi. Suýt chút nữa, mình đã bị người ta đem vào quán và trở thành mồi nhậu. Mình biết ơn gia đình này rất nhiều! Lúc đến nhà, mình có chút rụt rè. Những đứa con nhà chủ không ngần ngại tắm rửa, ôm, cho mình ăn và lót ổ cho mình nằm khỏi đêm mưa. Đã gắn bó ở ngôi nhà hơn 05 tháng, mình lớn lên từng ngày. Tuy không thể nói cho những người trong gia đình, nhưng mình rất yêu quý họ. Để trả ơn cho gia đình, mình chỉ có thể làm tốt công việc của mình, bảo vệ giấc ngủ của chủ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lời của cây" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6

I. Tác giả văn bản Lời của cây

- Trần Hữu Thung (1923-1999) 

- Quê quán: Diễn Châu, Nghệ An.

- Phong cách nghệ thuật: Thơ đối với ông, những ngày đầu cầm bút, chỉ là phương tiện công tác, ông viết để ca ngợi chiến công, phổ biến chủ trương chính sách, phản ánh đời sống người nông dân kháng chiến. Lời lẽ mộc mạc, tình cảm thật thà, phổ cập. Đúng hơn, lòng ông vui buồn cùng vận nước, tình dân.

- Tác phẩm chính: Việt Nam ly khúc (1944), thơ dài, Thăm lúa (1950), thơ Dặn con (1955), tập thơ Ngày thu ấy: Khúc ca Cách mạng tháng 8 (1957), trường ca Tôi làm ca dao (1959), tiểu luận Hai Tộ hò khoan (1961), thơ Chị Nguyễn Thị Minh Khai (1961), truyện thơ Gió Nam (1962), truyện thơ Đồng tháng Tám (1965), ….


II. Tìm hiểu tác phẩm Lời của cây

  • Thể loại: 

Lời của cây thuộc thể loại thơ bốn chữ

  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Tác phẩm Lời của cây in trong Những bài thơ yêu em, Phạm Hổ, Nguyễn Nghiệp tuyển chọn, NXB Giáo dục Việt Nam, 2004.

  • Phương thức biểu đạt: 

Văn bản Lời của cây có phương thức biểu đạt là biểu cảm, tự sự, miêu tả

  • Bố cục bài Lời của cây: 

Lời của cây có bố cục gồm 2 phần:

- Phần 1: 5 khổ thơ đầu: Quá trình lớn lên của hạt mầm và tình cảm của tác giả dành cho cây

- Phần 2: Khổ thơ cuối: Cây bày tỏ mong muốn sau này sẽ góp xanh đất trời.

  • Tóm tắt văn bản Lời của cây 

Bài thơ “Lời của cây” là tình cảm mà tác giả bày tỏ về quá trình hạt mầm lớn lên thành cây cùng mong muốn cây sau này sẽ góp đất xanh trời.

  • Giá trị nội dung: 

- Qua bài thơ Lời của cây, tác giả Trần Hữu Thung đã yêu mến mà dành những từ ngữ mộc mạc, giản dị, hồn nhiên để miêu tả quá trình hạt mầm lớn lên thành cây cùng mong muốn cây sau này sẽ góp đất xanh trời.

  • Giá trị nghệ thuật: 

- Thơ bốn chữ phù hợp với việc sáng tác thơ cho trẻ em do dễ đọc, dễ nhớ 

- Nhân hóa

- Lời thơ mộc mạc, giản dị, hồn nhiên

- Từ ngữ gợi hình, gợi cảm, đặc sắc để miêu tả quá trình lớn lên của mầm cây.


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Lời của cây

  • Quá trình lớn lên của hạt mầm:

- Khi đang là hạt: “cầm trong tay”, “hạt nằm”, “lặng thinh”, …

→ Hạt cây khi đang nằm trong tay tác giả vẫn chưa gieo xuống đất, chưa có sự sống nên hạt vẫn lặng thinh.

- Khi hạt nảy mầm: “nhú lên giọt sữa”, “thì thầm”, “nghe rõ”

→ Khi hạt được tác giả nâng niu, yêu thương mà gieo xuống đất, hạt giờ đây đã bắt đầu có sự sống, hạt nhú lên giọt sữa tinh khiết, khiến tác giả cảm tưởng như ghé tai vào sẽ nghe thấy rõ mầm cây đang thì thầm điều gì đó

- Hạt bắt đầu lớn lên: “Mầm tròn”, “nằm giữa”, “vỏ hạt”, “làm nôi”, “tiếng ru”, “bàn tay vỗ”, “kiêng gió”, “kiêng mưa giông”, “mở mắt”, “đón nắng hồng”,…

→ Một loạt từ ngữ gợi hình, gợi cảm: Tác giả đã liên tưởng, tưởng tượng hình ảnh hạt mầm nằm giữa và vỏ hạt làm nôi như một em bé ngoan đang nằm ngủ trong nôi, trong tiếng ru hời và bàn tay vỗ về, yêu thương của người mẹ hiền.

→ Hình ảnh nhân hóa: mầm mở mắt đón nắng hồng thật trong sáng, đáng yêu như một đứa trẻ thơ.

- Hạt thành cây: “nở vài lá bé”, “bập bẽ”

→ Hình ảnh hạt lớn lên thành cây khiến ta liên tưởng tới quá trình lớn lên của đứa trẻ con, bắt đầu bập bẹ những tiếng nói đầu tiên…

  • Tình cảm, cảm xúc và thông điệp của tác giả:

- Tác giả hẳn phải yêu và trân trọng thiên nhiên rất nhiều mới có thể viết ra những vần thơ mộc mạc, giản dị, hồn nhiên và hay đến thế.

- Thông điệp: Cây cối xung quanh ta rất đáng được trân trọng, đó là một món quà mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người. Chúng ta cần trồng nhiều cây xanh, bảo vệ cây, không chặt phá rừng bừa bãi. Đây cũng chính là bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta.


CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu hỏi: Em đã bao giờ quan sát quá trình lớn lên của một cái cây, một bông hoa hay một con vật chưa? Điều đó gợi cho em suy nghĩ hoặc cảm xúc gì?

Trả lời:

Em đã quan sát quá trình lớn lên của chú chó con nhà em từ lúc mới được chó mẹ sinh ra đến bây giờ khi nó trưởng thành. Em cảm thấy thật là kì diệu và vô cùng thích thú bởi sự phát triển thay đổi rõ rệt của chú chó.


TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu hỏi 1: Em hình dung thế nào về hiện tượng nảy mầm qua hình ảnh "nhú lên giọt sữa"?

Trả lời:

Hiện tượng nảy mầm được ví với giọt sữa trắng trong, trong trẻo, đã khiến em hình dung ra chiếc mầm cây nhỏ bé, non nớt nhưng cũng đầy sự dễ thương.

Câu hỏi 2: Chú ý những động từ miêu tả quá trình lớn lên của hạt mầm ở các khổ thơ 2, 3, 4.

Trả lời:

Những động từ miêu tả quá trình lớn lên của hạt mầm:

+ Khổ 2: nhú, thì thầm, ghé tai.
+ Khổ 3: nằm, nghe.
+ Khổ 4: kiêng, nghe, đón.


B. Bài tập và hướng dẫn giải

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu hỏi 1: Năm khổ thơ đầu là lời của ai? Khổ thơ cuối là lời của ai? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

=> Xem hướng dẫn giải

- Năm khổ thơ đầu là lời của tác giả.

- Khổ thơ cuối là lời của cây.

- Dựa vào những câu thơ được tác giả miêu tả, nói thay tâm tình của mầm cây nên ta xác định năm khổ thơ đầu là lời của tác giả. Đối với khổ thơ cuối, tác khẳng định được đó là lời của cây bởi tác giả nhường lời cho cây xanh cất tiếng nói “khi cây đã thành”, nhân vật được nhân hóa, chính thức xưng “tôi”.


Câu hỏi 2: Tìm một số hình ảnh, từ ngữ đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây và thể hiện quá trình đó bằng sơ đồ.

=> Xem hướng dẫn giải

Một số hình ảnh, từ ngữ đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây và thể hiện quá trình đó bằng sơ đồ:

- Khi còn là hạt: " nằm lặng thinh".

- Khi đã lên mầm: "nhú lên giọt sữa", "thì thầm", "kiêng gió bắc", "kiêng mưa giông", "đón tia nắng hồng".

- Khi đã thành cây: "nghe màu xanh", "bắt đầu bập bẹ", "góp xanh đất trời".


Câu hỏi 3: Theo em, những dòng thơ như "Ghé tai nghe rõ", "Nghe mầm mở mắt" thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa hạt mầm và nhân vật đang "ghé tai nghe rõ"?

=> Xem hướng dẫn giải

Những dòng thơ như "Ghé tai nghe rõ", "Nghe mầm mở mắt" đã thể hiện mối quan hệ gần gũi, giao cảm giữa thiên nhiên và nhà thơ, sự nâng niu sự sống. Cho thấy tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho mầm cây, đó là tình yêu thương, trìu mến, đầy sự nâng niu.


Câu hỏi 4: Tìm những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho những mầm cây. Hãy cho biết đó là tình cảm gì.

=> Xem hướng dẫn giải

- Những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho nhưng mầm cây là: Hạt nằm lặng thinh, Ghé tai nghe rõ, Nghe bàn tay vỗ, Nghe tiếng ru hời, Nghe mầm mở mắt.

- Đó là tình cảm nâng niu, yêu thương, trân trọng của tác giả đối với mầm cây.


Câu hỏi 5: Xác định các biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản. Nêu tác dụng của chúng.

=> Xem hướng dẫn giải

- Các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản: nhân hóa, ẩn dụ và hoán dụ. 
- Tác dụng: đã làm những câu thở trở nên đa nghĩa, đa thanh, giàu sức gợi hình gợi cảm và đầy sinh động.


Câu hỏi 6: Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp trong bài thơ trên và cho biết vần và nhịp đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện "lời của cây"?

=> Xem hướng dẫn giải

- Nhịp thơ 2/2 dễ thuộc, dễ nhớ, đều đặn như nhịp đưa nôi, vừa diễn tả nhịp điệu êm đềm của đời sống cây xanh, vừa thể hiện cảm xúc yêu thương trìu mến của tác giả.

- Nhịp thơ 1/3 (Rằng các bạn ơi) nói lên sự khác biệt, có tác dụng nhấn mạnh vào khao khát của cây khi muốn được con người hiểu và giao cảm.

- Việc sử dung cách gieo vần, ngắt nhịp vậy đã kiến bài thơ trở nên sinh động với tiết tấu vui tươi, đầy phù hợp với nội dung của bài thơ.


Câu hỏi 7: Xác định chủ đề và thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

=> Xem hướng dẫn giải

  • Chủ đề: Bài thơ thể hiện tình yêu thương, trân trọng những mầm xanh thiên nhiên.
  • Thông điệp: Hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống mưới là những mầm non. Bởi mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời. Bên cạnh đó, tác giả muốn gửi gắm thông điệp rằng các bạn nhỏ cũng như những mầm cây, cũng phát triển từ bé đến lớn, góp phần xây dựng cuộc sống tươi đẹp.

Câu hỏi 8: Hãy tưởng tượng mình là một cái cây, một bông hoa hoặc một con vật cưng trong nhà và viết khoảng năm câu thể hiện cảm xúc khi hóa thân vào chúng.

=> Xem hướng dẫn giải

Tôi là chú mèo Mi Mi, được cậu chủ nhặt từ ngoài đường về. Mặc dù vậy, tôi luôn được cậu yêu chiều như con cưng trong nhà. Mỗi ngày trôi qua với tôi đều là một ngày tràn ngập vui vẻ. Cậu chủ luôn âu yếm, vuốt ve tôi, và thường ôm tôi mỗi tối đi ngủ. Tôi cảm thấy mình thật may mắn và hạnh phúc bởi những điều cậu chủ dành cho tôi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .