Top 6 Bài soạn "Bài học từ cây cau" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

658

Bài học từ cây cau thuộc thể loại truyện ngắn, được trích trong “Trò chuyện với hàng cau”, Báo Quân đội nhân dân, 9/4/2020. Với giọng văn tha thiết, nhẹ nhàng, sâu lắng, cùng hình...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bài học từ cây cau" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1

Nội dung chính

Qua văn bản Bài học từ cây cau ta thấy được sự trân trọng, yêu mến cây cau của nhân vật “tôi”. Cây cau để lại cho tác giả nhiều kỉ niệm tuổi thơ, cây cau cùng những câu hỏi của ông nội cũng giúp tác giả có những bài học trong cuộc sống.

Trải nghiệm cùng VB

(trang 106, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản từ đầu đến “của dòng họ ta

Lời giải chi tiết:

Có 3 cuộc hỏi - đáp


Suy ngẫm và phản hồi 1

Câu 1 (trang 107, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý các cuộc đối thoại giữa các nhân vật

Lời giải chi tiết:


Suy ngẫm và phản hồi 2

Câu 2 (trang 107, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Phương pháp giải:

Liên hệ suy nghĩ của bản thân

Lời giải chi tiết:

Những cây cau đặc biệt ở chỗ hình dáng, cốt cách, sức sống của cây cau gợi nhắc sự ngay thẳng, vươn cao, cứng cỏi, hòa hợp đón nắng, đón gió, đón chim muông,...


Suy ngẫm và phản hồi 3

Câu 3 (trang 107, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn cuối, chú ý phần độc thoại của nhân vật

Lời giải chi tiết:

Nhân vật xưng “tôi” trò chuyện với chính mình vì nhân vật “tôi” tuy hỏi hàng cau nhưng lại độc thoại và tự cảm nhận câu trả lời cho mình.


Suy ngẫm và phản hồi 4

Câu 4 (trang 107, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Vì con người sống giữa thiên nhiên, không chỉ tìm kiếm trong thiên nhiên vẻ đẹp muôn hình vạn trạng mà còn học được ở thiên nhiên biết bao nhiêu bài học quý báu

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bài học từ cây cau" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2

I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Văn Học

Ông sinh năm 1890, quê ở làng Hoạch Trạch (làng Vạc), xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Thuở nhỏ ông đã học cả Hán học lẫn Tây học. Năm 17 tuổi ông tốt nghiệp trường Thông ngôn, sau đó ông dạy ở trường tiểu học Bờ sông, Hà Nội. Ông còn dạy ở trường Bưởi, trường Sỹ hoạn (hậu bổ), trường Sư phạm...

Sau đó, ông làm Thanh tra các trường sơ học và phụ trách Tu thư cục của Nha học chính. Ông còn làm Hội trưởng Hội ái hữu các nhà giáo, thành viên Khai Trí Tiến Đức, Cổ Kim Thư xã.

Năm 1934, Nguyễn Văn Ngọc được bổ nhiệm đốc học tỉnh Hà Đông, ông tham gia thành lập Hội Phật giáo Bắc Việt và góp sức xây dựng chùa Quán Sứ thành Hội quán trung ương. Hơn 30 năm làm giáo học, ông đã sưu tầm, biên soạn nhiều sách giáo khoa, sách nghiên cứu văn học có giá trị. Ông đặc biệt say mê nền văn hoá dân gian, đã giành cả cuộc đời để sưu tầm, khai thác và phổ biến nền văn học dân gian. Ông mở hiệu sách là Vĩnh Hưng Long thư quán tại 51 Hàng Đường, Hà Nội, chủ yếu là để bán sách của ông viết ra.

Ông còn là một trong những người có công trong việc bảo tồn sân khấu dân gian. Ông cùng người anh cả là nhà trí thức yêu nước Nguyễn Trọng Oánh và ông Đỗ Thập đã lập nên sân khấu Sán nhiên đài, là rạp hát chèo đầu tiên trên sân khấu hộp ở Hà Nội.

Nguyễn Văn Ngọc mất ngày 26 tháng 4 năm 1942. Vì những đóng góp to lớn cho nền văn hóa dân gian, tên của ông được đặt cho hai con đường ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Con gái ông là bà Nguyễn Thị Hy, sinh năm Quý Sửu (1913). Bà từng làm con dâu học giả Phạm Quỳnh, sau này kết hôn với nhà cách mạng Trần Huy Liệu.


 II. Khái quát tác phẩm Bài học từ cây cau

1. Hoàn cảnh sáng tác

Trích Trò chuyện với hàng cau, Báo Quân đội nhân dân, 09/04/2020


2. Thể loại

Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.


3. Bố cục 

Văn bản gồm 2 phần 

- Phần 1: Từ đầu …điều đó làm tôi thấy tự hào : sự trân trọng của người ông dành cho cây cau

- Phần 2: Còn lại: những bài học từ cây cau


4. Tóm tắt

Tác phẩm viết về hình ảnh cây cau quen thuộc mang hình bóng của quê nhà. Những bài học của người ông về cây cau, mỗi người trên cuộc đời đều có suy nghĩ khác nhau


5. Giá trị nội dung

Những bài học của người ông về hàng cau 


6. Đặc sắc nghệ thuật 

- Từ ngữ giản dị, gần gũi

- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm


Trải nghiệm cùng văn bản

Câu hỏi trang 106 SGK Ngữ văn 7 Tập 1 

Trả lời:

Có 3 cuộc hỏi - đáp giữa các nhân vật với nhau trong đoạn này.


Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 trang 107 SGK Ngữ văn 7 Tập 1 

Trả lời:

 Các cuộc         hỏi - đáp

Hỏi

Đáp

Giữa “ông” với “bố”

“Nhìn lây cây cau con thấy điều gì?”

“Con thấy bầu trời xanh”

Giữa “ông” với “tôi”

“Nhìn lên cây cau cháu thấy   gì?”

“Cháu thấy bài học làm người ngay thẳng. Đó là      triết lí của ông phải không ạ?”

Giữa “tôi” với  “ông”

“Vậy nhìn lên cây cau, ông  đã thấy gì ạ?”

“Ông thấy tương lai tươi đẹp của dòng họ ta”

Giữa “tôi” với     hàng cau

“Ở trên đó cau có gì vui?

 Từ trên những tàu cau một đàn chim xòe cánh bay ra

 “Cau có thấy bầu trời cao       rộng?”

 Những tàu cau đung đưa, tạo ra âm thanh xào xạc


Câu 2 trang 107 SGK Ngữ văn 7 Tập 1 

Trả lời:

Theo em, những cây cau đặc biệt ở chỗ nó mọc thẳng tắp, cao vút thẳng lên bầu trời. Sự ngay thẳng, vươn cao của cây cau đã khơi gợi ở mỗi người trong gia đình của nhân vật “tôi” “một cách nghĩ”, “một cách sáng tạo, cách sống và làm việc,...”


Câu 3 trang 107 SGK Ngữ văn 7 Tập 1 

Trả lời:

Trong đoạn văn cuối, từ câu “Một ngày bình an, tôi ngước lên hàng cau và hỏi: “Ở trên đó cau có gì vui?”, đến hết văn bản, nhân vật xưng “tôi” trò chuyện với chính mình. Em kết luận nhưu vậy vì nhân vật “tôi” tuy hỏi hàng cau nhưng lại độc thoại và tự cảm nhận câu trả lời cho mình


Câu 4 trang 107 SGK Ngữ văn 7 Tập 1 

Trả lời:

Có thể nói: trò chuyện về cây cau, với cây cau cũng là cách giúp các nhân vật tự hoàn thiện bản thân vì mỗi người một cách nghĩ, một “sự thấy” sẽ làm nên sự đa tính cách, khác biệt, sáng tạo khác nhau

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bài học từ cây cau" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3

I. Tác giả

- Nguyễn Văn Học

- Quê quán: huyện Phú Xuyên, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội)


II. Tác phẩm Bài học từ cây cau

Thể loại: Nghị luận


Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Trích Trò chuyện với hàng cau, Báo Quân đội nhân dân, 09/04/2020


Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm


Tóm tắt tác phẩm Bài học từ cây cau

- Tác phẩm viết về hình ảnh cây cau quen thuộc mang hình bóng của quê nhà. Những bài học của người ông về cây cau, mỗi người trên cuộc đời đều có suy nghĩ khác nhau


Bố cục tác phẩm Bài học từ cây cauv

- Phần 1: Từ đầu …điều đó làm tôi thấy tự hào : sự trân trọng của người ông dành cho cây cau

- Phần 2: Còn lại: những bài học từ cây cau


Giá trị nội dung tác phẩm Bài học từ cây cau

- Những bài học của người ông về hàng cau


Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bài học từ cây cau

- Từ ngữ giản dị, gần gũi

- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bài học từ cây cau

  • Tình yêu của người ông giành cho hàng cau

- Hàng cau được trồng ở trước và sau nhà thờ tổ

- Những cây cau này được trồng từ rất lâu

- Hàng cau trước và sau nhà, hoa trong khuôn viên chính là những khoản trữ tình mướt mát tạo nên ngôi nhà ấy

+ Người ông là người yêu thiên nhiên, những điều bình dị

+Hình ảnh hàng cau xung quanh nhà tạo nên nét đẹp neo giữ hồn quê

+ Vì yêu cau nên người ông yêu cả dáng hình của cau, yêu tàu lá, yêu hương hoa thơm ngát yêu tổ chim trú ngụ ở đó

  • Cuộc nói chuyện giữa ‘ông” với “bố” và nhân vật tôi

- Sự hiện diện của cây cau rất quen thuộc với tất cả thành viên trong gia đình

+Tự nhiên và thân thuộc như tình thân

+Từ cây cau người ông dạy cho các con của mình tình yêu quê nhà

- Người ông hỏi người bố Nhìn lên cau con thấy điều gì?

+ Người bố trả lời nhìn lên cau con thấy bâu trời xanh

+ Ông lại hỏi câu đó sang người cháu

+ Người cháu trả lời cháu thấy bài học về làm người ngay thẳng

- Theo người ông khi nhìn lên cây thấy tương lai tươi đẹp của dòng họ

- Mỗi người đều có một sự quan sát, cách suy nghĩ khác nhau

- Cuối truyện tác giả nhớ lại những ký ức tuổi thơ với hàng cau

+ Làm những trò xe kéo bằng mo cau.


* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Những kỉ niệm tươi đẹp gắn bó và bài học ý nghĩa với Cây cau của gia đình. 


Câu 1 (trang 107 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hãy điền vào bảng sau những lời hỏi – đáp giữa các nhân vật với nhau và với hàng cau

Trả lời: 


Câu 2 (trang 107 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, những cây cau có gì đặc biệt mà có thể khơi gợi ở mỗi người trong gia đình của nhân vật “tôi” “một cách nghĩ”, “một cách sáng tạo, cách sống và làm việc, ...”?

Trả lời: 

Những cây cau đặc biệt vì đã gắn bó với ngôi nhà, thân thiết và tự nhiên như tình thân với gia đình. Nó thân thuộc khi luôn hiện diện trước nhà, là thực thể trong đời sống và nhiều sinh hoạt văn hóa. Cả nhà đều yêu cây cau, cây cau là tình yêu nhà, yêu thiên nhiên. 


Câu 3 (trang 107 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong đoạn văn cuối, từ câu “Một ngày bình an, tôi ngước lên hàng cau và hỏi: “Ở trên đó cau có gì vui?”, đến hết văn bản, nhân vật xưng “tôi” trò chuyện với hàng cau hay trò chuyện với chính mình? Vì sao em kết luận như vậy?

Trả lời: 

Trong đoạn văn cuối, từ câu “Một ngày bình an, tôi ngước lên hàng cau và hỏi: “Ở trên đó cau có gì vui?”, đến hết văn bản, nhân vật xưng “tôi” trò chuyện với chính mình. Vì không có lời hồi đáp, chỉ là nhân vật tự nói với lòng mình. 


Câu 4 (trang 107 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tại sao có thể nói: trò chuyện về cây cau, với cây cau cũng là một cách giúp các nhân vật hoàn thiện bản thân?

Trả lời: 

Vì khi trò chuyện với cây cau, mỗi người một cách nghĩ, một “sự thấy” khác nhau đã làm nên sự đa tính cách, khác biệt trong mỗi thành viên, để người này không lặp lại người trước. Mỗi người có những cách sáng tạo, cách sống và làm việc, suy nghĩ để hoàn thiện mình. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bài học từ cây cau" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4

Nội dung chính

Qua văn bản Bài học từ cây cau ta thấy được sự trân trọng, yêu mến cây cau của nhân vật “tôi”. Cây cau để lại cho tác giả nhiều kỉ niệm tuổi thơ, cây cau cùng những câu hỏi của ông nội cũng giúp tác giả có những bài học trong cuộc sống.

Trải nghiệm cùng VB

(trang 106, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Có bao nhiêu cuộc hỏi - đáp giữa các nhân vật với nhau trong đoạn này?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản từ đầu đến “của dòng họ ta”

Lời giải chi tiết:

Có 3 cuộc hỏi - đáp giữa các nhân vật với nhau trong đoạn này.


Suy ngẫm và phản hồi 1

Câu 1 (trang 107, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hãy điền vào bảng sau những lời hỏi - đáp giữa các nhân vật với nhau và với hàng cau (làm vào vở)

Các cuộc hỏi - đáp

Hỏi

Đáp

Giữa “ông” với “bố”

“Nhìn lên cây cau con thấy điều gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý các cuộc đối thoại giữa các nhân vật

Lời giải chi tiết:


Suy ngẫm và phản hồi 2

Câu 2 (trang 107, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Theo em, những cây cau có gì đặc biệt mà có thể khơi gợi ở mỗi người trong gia đình của nhân vật “tôi” “một cách nghĩ”, “một cách sáng tạo, cách sống và làm việc,...”?

Phương pháp giải:

Liên hệ suy nghĩ của bản thân

Lời giải chi tiết:

Theo em, những cây cau đặc biệt ở chỗ: hình dáng, cốt cách, sức sống của cây cau gợi nhắc sự ngay thẳng, vươn cao, cứng cỏi, hòa hợp đón nắng, đón gió, đón chim muông,... Đồng thời, về phía các nhân vật trong gia đình "tôi", mỗi người một thế hệ, một kiểu trải nghiệm, một kỉ niệm, tình cảm riêng khi nhìn ngắm cây cau...


Suy ngẫm và phản hồi 3

Câu 3 (trang 107, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Trong đoạn văn cuối, từ câu “Một ngày bình an, tôi ngước lên hàng cau và hỏi: “Ở trên đó cau có gì vui?”, đến hết văn bản, nhân vật xưng “tôi” trò chuyện với hàng cau hay trò chuyện với chính mình? Vì sao em kết luận như vậy?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn cuối, chú ý phần độc thoại của nhân vật

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn văn cuối, từ câu “Một ngày bình an, tôi ngước lên hàng cau và hỏi: “Ở trên đó cau có gì vui?”, đến hết văn bản, nhân vật xưng “tôi” trò chuyện với chính mình. Em kết luận như vậy vì nhân vật “tôi” tuy hỏi hàng cau nhưng lại độc thoại và tự cảm nhận câu trả lời cho mình


Suy ngẫm và phản hồi 4

Câu 4 (trang 107, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Tại sao có thể nói: Trò chuyện về cây cau, với cây cau cũng là cách giúp các nhân vật tự hoàn thiện bản thân?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Có thể nói: Trò chuyện về cây cau, với cây cau cũng là cách giúp các nhân vật tự hoàn thiện bản thân vì con người sống giữa thiên nhiên, không chỉ tìm kiếm trong thiên nhiên vẻ đẹp muôn hình vạn trạng mà còn học được ở thiên nhiên biết bao nhiêu bài học quý báu. Muốn như vậy, phải có khả năng làm bạn với thiên nhiên, tìm được tiếng nói chung với thiên nhiên.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bài học từ cây cau" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5

I. Tác giả văn bản Bài học từ cây cau

- Nguyễn Văn Học 

- Quê quán: Phú Xuyên (Hà Tây cũ)

- Nguyễn Văn Học đã có một gia tài văn chương đáng nể: 22 đầu sách riêng gồm ký, thơ, truyện ngắn và tiểu thuyết. 

- Anh cũng là một nhà báo năng nổ, chịu đi, chịu viết và chưng cất thành những trang văn sinh động từ chính cuộc sống đầy sôi động, muôn hình muôn vẻ.

- Tác phẩm chính: “Những cô gái  bất hạnh ” (NXB Lao động, 2007); “Gái điếm” (NXB Văn học, 2008); “Đường dài của hạnh phúc” (NXB Công an nhân dân, 2008); “Rơi xuống vực sâu” (NXB Công an nhân dân 2009); “Bão người” (NXB Công an nhân dân 2009); “Cao bay xa chạy” (NXB Hà Nội 2010); “Hỗn Danh” (NXB Hội Nhà văn 2011); “Hoa giang hồ” (NXB Văn học 2011); “Khi vết thương nằm xuống” (NXB Văn học năm 2013),…


II. Tìm hiểu tác phẩm Bài học từ cây cau

Thể loại: 

Bài học từ cây cau thuộc thể loại truyện ngắn


Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Văn bản Bài học từ cây cau được trích trong “Trò chuyện với hàng cau”, Báo Quân đội nhân dân, 9/4/2020


Phương thức biểu đạt: 

Văn bản Bài học từ cây cau có phương thức biểu đạt là tự sự, biểu cảm


Người kể chuyện:

Bài học từ cây cau được kể theo ngôi thứ nhất


Tóm tắt văn bản Bài học từ cây cau: 

   Nhân vật “tôi” và những người trong gia đình đều gắn bó với cau một cách tự nhiên. Ngày nào, cau cũng hiện diện trước nhà, gắn bó trong đời sống và sinh hoạt văn hóa. Ông của nhân vật “tôi” chính là người đã gieo lòng yêu cây cau, yêu quê nhà cho bố, chú và nhân vật “tôi” qua những câu hỏi của ông. Nhân vật “tôi” thường trò chuyện với cau để nhớ về tuổi thơ và tự hoàn thiện bản thân hơn.


Bố cục bài Bài học từ cây cau: 

Bài học từ cây cau có bố cục gồm 2 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “dòng họ ta”: Sự gắn bó của những thành viên trong gia đình nhân vật “tôi” với cây cau

- Phần 2: Còn lại: Bài học rút ra từ cây cau của nhân vật “tôi”


Giá trị nội dung: 

- Qua văn bản Bài học từ cây cau ta thấy được sự trân trọng, yêu mến cây cau của nhân vật “tôi”. Cây cau để lại cho tác giả nhiều kỉ niệm tuổi thơ, cây cau cùng những câu hỏi của ông nội cũng giúp tác giả có những bài học trong cuộc sống.


Giá trị nghệ thuật: 

- Giọng văn tha thiết, nhẹ nhàng, sâu lắng

- Tác giả thành công khi thể hiện cái “tôi” trữ tình 

- Hình ảnh gợi cảm, gợi tình


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bài học từ cây cau

  • Mối quan hệ giữa cây cau và gia đình nhân vật “tôi”

* Những cuộc hỏi – đáp giữa các nhân vật với nhau và với cau:

- Giữa ông với bố:

+ Ông hỏi: “Nhìn lên cây cau con thấy gì?”

+ Bố đáp: “Con thấy bầu trời xanh”

- Giữa ông với cháu:

+ Ông hỏi: “Nhìn lên cây cau cháu thấy gì?”

+ Cháu đáp: “Cháu thấy bài học làm người ngay thẳng. Đó là triết lí của ông phải không ạ?”

- Giữa cháu với ông:

+ Cháu hỏi: “Vậy nhìn lên cây cau ông đã thấy gì ạ?”

+ Ông đáp: “Ông thấy tương lai tươi đẹp của dòng họ ta.”

- Nhân vật “tôi” và những người trong gia đình đều gắn bó với cau một cách tự nhiên. 

- Ngày nào, cau cũng hiện diện trước nhà, gắn bó trong “đời sống và sinh hoạt văn hóa”. 

→ Ông của nhân vật “tôi” chính là người đã gieo lòng yêu cây cau, yêu quê nhà cho bố, chú và nhân vật “tôi” qua những câu hỏi của ông.

  • Tình cảm yêu mến và bài học từ cây cau của nhân vật “tôi”

- Nhân vật “tôi” nhận định: Mỗi người một cách nghĩ, một “sự thấy khác nhau.

→ Qua những câu hỏi của ông, mỗi người trong gia đình nhân vật “tôi” đều có một cách sống và làm việc sáng tạo, có ý nghĩa.

- Nhân vật “tôi” trò chuyện với cau, cũng như đang trò chuyện với chính mình:

+ Nhân vật “tôi” hỏi: “Ở trên đó cau có gì vui?”

+ Cau: “một đàn chim xòe cánh bay ra” 

+ Nhân vật “tôi” hỏi: “Cau có thấy bầu trời cao rộng?”

+ Cau: “những tàu cau đung đưa, tạo ra âm thanh xạc xào”

- Nhân vật “tôi” lại nhớ về tuổi thơ:

+ Nhớ trò “kéo xe bằng mo cau”

→ Qua việc mượn cau để trò chuyện với chính mình, ta thấy nhận nhân vật “tôi” là một người sống tình cảm, yêu quê hương, yêu những hàng cau quê hương, luôn nhớ về quê hương, gia đình và những kỉ niệm tuổi thơ. Nhờ có cây cau và những câu hỏi của ông nội đã thôi thúc trong nhân vật “tôi” những suy nghĩ về bài học làm người: sống ngay thẳng như cau, biết nhìn về tương lai tươi sáng và không ngừng cố gắng, hoàn thiện bản thân. 


TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu hỏi: Có bao nhiêu cuộc hỏi - đáp giữa các nhân vật với nhau trong đoạn này?

Trả lời: 

Có 3 cuộc hỏi - đáp giữa các nhân vật với nhau trong đoạn này.


B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu hỏi 1: Hãy điền vào bảng sau những lời hỏi - đáp giữa các nhân vật với nhau và với hàng cau (làm vào vở):

=> Xem hướng dẫn giải

Các cuộc hỏi - đáp

Hỏi

Đáp

Giữa “ông” với “bố”

“Nhìn lên cây cau con thấy điều gì?”

“Con thấy bầu trời xanh”

Giữa “ông” với “tôi”

“Nhìn lên cây cau cháu thấy điều gì?”

“Cháu thấy bài học làm người ngay thẳng. Đó là triết lí của ông phải không ạ?”

Giữa “tôi với “ông”

“Vậy nhìn lên cây cau, ông đã thấy gì ạ?”

“Ông thấy tương lai tươi đẹp của dòng họ ta”

Giữa “tôi” với hàng cau

  1. “Ở trên đó cau có gì vui?”
  2. “Cau có thấy bầu trời cao rộng?”
  3. Từ trên những tàu cau một đàn chim xòe cánh bay ra.
  4. Những tàu cau đung đưa, tạo ra âm thanh xào xạc.

Câu hỏi 2: Theo em, những cây cau có gì đặc biệt mà có thể khơi gợi ở mỗi người trong gia đinh của nhân vật "tôi" "một cách nghĩ", "một cách sáng tạo, cách sống và làm việc,..."?

=> Xem hướng dẫn giải

Theo em, cây cau đặc biệt ở điểm nó mọc thẳng tắp, cao vút lên trên bầu trời. Chính nhờ đặc điểm đó đã khơi gợi mỗi người trong gia đình của nhân vật "tôi" "một cách nghĩ", "một cách sáng tạo, cách sống và làm việc.


Câu hỏi 3: Trong đoạn văn cuối, từ câu "Một ngày bình an, tôi ngước lê hàng cau và hỏi: "Ở trên đó cau có vui?" đến hết văn bản, nhân vật xưng "tôi" trò chuyện với hàng cau hay trò chuyện với chính mình? Vì sao em kết luận như vậy?

=> Xem hướng dẫn giải

Trong đoạn văn cuối, từ câu "Một ngày bình an, tôi ngước lê hàng cau và hỏi: "Ở trên đó cau có vui?" đến hết văn bản, nhân vật xưng "tôi" trò chuyện với hàng cau hay trò chuyện với chính mình vì mặc dù hỏi hàng cau nhưng lại độc thoại và tự cảm nhận cho câu trả lời của chính mình.


Câu hỏi 4: Tại sao có thể nói: trò chuyện về cây cau, với cây cau cũng là cách giúp các nhân vật tự hoàn thiện bản thân?

=> Xem hướng dẫn giải

Có thể nói: trò chuyện về cây cau, với cây cau cũng là cách giúp các nhân vật tự hoàn thiện bản thân bởi vì khi trò chuyện với cây cau, đó sẽ là một cách giúp các nhân vật tự nhìn nhận lại để hoàn thiện bản thân hơn. Bởi mỗi người một cách nghĩ, một “sự thấy” về cây cau sẽ làm nên sự đa tính cách, khác biệt, suy nghĩ khác nhau.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bài học từ cây cau" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6

Tác giả

Tiểu sử

- Nguyễn Văn Học (1981)

- Quê quán: huyện Phú Xuyên, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội)

- Thuở nhỏ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên anh phải làm lụng giúp đỡ bố mẹ buôn bán ngoài chợ. Cuộc sống vất vả đã thôi thúc khát vọng văn chương trong anh

Sự nghiệp

- Tốt nghiệp khóa VIII, Khoa Lý luận – Sáng tác – Phê bình Văn học, Đại học Văn hóa Hà Nội

- Năm 1996 anh được tiếp xúc với báo chí, được thầy giáo khích lệ anh đã sáng tác, viết bài nhiều hơn

- Năm lớp 12 anh đạt giải Nhất trong cuộc thi văn thơ cấp trường

- Tác phẩm chính: Những cô gái bất hạnh (NXB Lao động, 2006); Gái điếm (NXB Văn học, 2008); Đường dài của hạnh phúc (NXB Công an nhân dân, 2008); Rơi xuống vực sâu (NXB Công an nhân dân, 2009); Bão người (NXB Công an nhân dân, 2009); Cao chạy xa bay (NXB Hà Nội, 2010); Hỗn danh (NXB Hội Nhà văn 2011). Tiểu thuyết Bão người đã lọt vào chung khảo cuộc thi tiểu thuyết 2008 – 2010 của Hội Nhà văn Việt Nam (với tên gọi Nhà héo).


Tác phẩm

Tìm hiểu chung

  • Xuất xứ

- Trích Trò chuyện với hàng cau, Báo Quân đội nhân dân, 09/04/2020

  • Bố cục

- Phần 1 (Từ đầu đến “dòng họ ta”): Sự gắn bó của những thành viên trong gia đình nhân vật “tôi” với cây cau

- Phần 2 (Còn lại): Bài học rút ra từ cây cau của nhân vật “tôi”

  • Thể loại: truyện ngắn
  • Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

Giá trị nội dung, nghệ thuật

  • Giá trị nội dung

Qua văn bản Bài học từ cây cau ta thấy được sự trân trọng, yêu mến cây cau của nhân vật “tôi”. Cây cau để lại cho tác giả nhiều kỉ niệm tuổi thơ, cây cau cùng những câu hỏi của ông nội cũng giúp tác giả có những bài học trong cuộc sống.

  • Giá trị nghệ thuật

- Giọng văn tha thiết, nhẹ nhàng, sâu lắng

- Tác giả thành công khi thể hiện cái “tôi” trữ tình 

- Hình ảnh gợi cảm, gợi tình


* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Những cây cau đặc biệt ở chỗ nó mọc thẳng tắp, vươn lên cao vút hướng đến bầu trời, khơi gợi ở mỗi người trong gia đình của nhân vật “tôi” “một cách nghĩ”, “một cách sáng tạo, cách sống và làm việc,...”.

Câu 1 (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) : 

Các cuộc hỏi – đáp

Hỏi

Đáp

Giữa “ông” với “bố”

“Nhìn lên cây cau con thấy điều gì?”

“Con thấy bầu trời xanh”

Giữa “ông” với “tôi”

“Nhìn lên cây cau cháu thấy gì?”

“Cháu thấy bài học làm người ngay thẳng. Đó là triết lí của ông phải không ạ?”

Giữa “tôi” với “ông”

“Vậy nhìn lên cây cau, ông đã thấy gì ạ?”

“Ông thấy tương lai tươi đẹp của dòng họ ta”

Giữa “tôi” với hàng cau

“Ở trên đó cau có gì vui?"

Từ trên những tàu cau một đàn chim xòe cánh bay ra

“Cau có thấy bầu trời cao rộng?”

Những tàu cau đung đưa, tạo ra âm thanh xào xạc


Câu 2 (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) : 

Những cây cau đặc biệt ở chỗ nó mọc thẳng tắp, vươn lên cao vút hướng đến bầu trời. 

Đặc điểm này của cây cau khơi gợi ở mỗi người trong gia đình của nhân vật “tôi” “một cách nghĩ”, “một cách sáng tạo, cách sống và làm việc,...”


Câu 3 (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

Nhân vật xưng “tôi” trò chuyện với chính mình vì nhân vật “tôi” tuy hỏi hàng cau nhưng lại độc thoại và tự cảm nhận câu trả lời cho mình.


Câu 4 (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) : 

Vì mỗi người một cách nghĩ, một “sự thấy” sẽ làm nên sự đa tính cách, khác biệt, sáng tạo khác nhau, không một ai giống ai cả.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 3
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .