Top 6 Bài soạn "Mẹ" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

6169

Bài thơ "Mẹ" được in trong tác phẩm "Đêm sông Cầu" của tác giả Đỗ Trung Lai. Với lời thơ nhẹ nhàng, thiết tha và sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm, bài thơ...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Mẹ" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1

Nội dung chính

Bài thơ mượn hình ảnh cây cau quen thuộc để khắc họa mẹ. Qua đó, bài thơ thể hiện sự vất vả của cuộc đời mẹ, tình yêu thương chân thành của con dành cho mẹ và sự đau đớn, buồn tủi khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, dường như ngày con xa mẹ đang đến gần.

Câu 1 (Trang 106, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

So sánh vần và nhịp trong bài Mẹ với bài Đợi mẹMột con mèo nằm ngủ trên ngực tôi. Phân tích tác dụng của những cách gieo vần và ngắt nhịp khác nhau trong ba bài thơ.

Phương pháp giải:

Dựa vào văn bản và những kiến thức đã học, so sánh vần, nhịp trong bài Mẹ với bài Đợi mẹ và Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi. Từ đó phân tích tác dụng của chúng.

Lời giải chi tiết:

Văn bản

Cách gieo vần

Cách ngắt nhịp

Tác dụng

Mẹ

Vần cách (thẳng-trắng; (già-xa; on-còn)

2/2

1/3

Khiến bài thơ trở nên sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm hơn.

Đợi mẹ

Gieo vần linh hoạt Vần cách ( nhà-xa; ao-vào; mận-mơ)

Nhịp lẻ linh hoạt

2/3/2

2/3

2/3/2/3

Thể hiện được tâm trạng nhớ nhung, chờ đợi, nhịp điệu chậm rãi hòa cùng tâm trạng.

Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi

Vần chân (mèo-veo; hoắt-nhắt; ủ-ngủ; chì-đi)

3/2/3/2

2/2/3/2

5/5

Thể hiện sự yêu mến, trân trọng những kỉ niệm về chú mèo.


Câu 2 (Trang 106, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Em có nhận xét gì về cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của người con với mẹ trong bài thơ này? Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ để làm rõ ý kiến của em.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, nêu nhận xét của em về cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của người con với mẹ trong bài thơ và phân tích một số yếu tố để làm rõ ý kiến.

Lời giải chi tiết:

- Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của người con với mẹ trong bài thơ: thể hiện tình cảm một cách trực tiếp, sự tiếc nuối, thương xót đối với mẹ, sự yêu thương, kính trọng đối với mẹ.

- Biện pháp tu từ so sánh mẹ với cau để thấy được sự vất vả, hy sinh, tần tảo của mẹ. Qua đó thể hiện sự thương xót, trân trọng mẹ.

+ Hình ảnh “Con nâng trên tay” thể hiện sự yêu thương, nâng niu, gìn giữ, coi trọng.

+ “Không cầm được lệ” nhà thơ xót xa, tiếc nuối về sự già đi nhanh chóng của mẹ.


Câu 3 (Trang 106, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Chủ đề bài thơ là gì?

Phương pháp giải:

Nêu chủ đề bài thơ dựa vào sự hiểu biết của em.

Lời giải chi tiết:

Chủ đề bài thơ là: Tình mẫu tử cao quý.


Câu 4 (Trang 106, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Theo em, nhà thơ muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ? Thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào đối với em?

Phương pháp giải:

Dựa vào suy ngẫm bản thân, nêu thông điệp nhà thơ gửi gắm và ý nghĩa của thông điệp ấy đối với em.

Lời giải chi tiết:

- Theo em, nhà thơ muốn gửi gắm thông điệp qua bài thơ là: Phải biết yêu thương, chăm sóc, quan tâm đối với mẹ vì mẹ là tất cả đối với ta, mẹ đã hy sinh, chăm sóc, nuôi ta khôn lớn từng ngày.

- Thông điệp ấy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với em, nó giúp em nhận ra những điều em vẫn thường bỏ lỡ: đó chính sự sự quan tâm đến người thân yêu của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Mẹ" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2

* Hướng dẫn đọc

Nội dung chính Mẹ: Bài thơ Mẹ đã thể hiện tình cảm, cảm xúc yêu quý, kính trọng mẹ của người con.


Câu 1 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): So sánh vần và nhịp trong bài Mẹ với bài Đợi mẹ và Một con mèo đang nằm ngủ trên ngực tôi. Phân tích tác dụng của những cách gieo vần và ngắt nhịp khác nhau trong bài thơ. 

Trả lời: 

Văn bản

So sánh

Mẹ

Đợi mẹ

Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi

Vần

Vần trắc

Vần sát

Vần tiếp (mèo-veo, đen-yên)

Nhịp

Nhịp thơ 2/2

Nhịp thơ 2/3

Nhịp thơ 3/2/3, 3/3/2

→ Tác dụng của những cách gieo vần và ngắt nhịp trong các bài thơ trên giúp cho câu thơ có nhịp điệu, dễ nhớ. Với vần nhịp đa dạng như vậy, nó tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc và đồng thời làm nổi bật nên tình cảm của tác giả qua mỗi bài thơ.


Câu 2 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em có nhận xét gì về cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của người con với mẹ trong bài thơ này? Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ để làm rõ ý kiến của em. 

Trả lời: 

Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của người con với mẹ qua hình ảnh hết sức gần gũi đời thường « cây cau », « quả cau », đó là nỗi xót xa, nuối tiếc, buồn khi chứng kiến người mẹ của mình ngày càng một già đi. Hình ảnh « Con nâng trên tay/ Không cầm được lệ », người con nâng niu miếng cau hay chính là thể hiện sự trân trong, kình mến người mẹ của mình mà không « cầm » được lệ chứa đựng bao tình cảm, sự xót xa,… Câu hỏi tu từ : « Sao mẹ ta già ? » một câu hỏi dường như chính người hỏi cũng cảm thấy bất lực trong sự vô vọng buộc phải thốt ra để tự hỏi ông trời, người con dường như cảm thấy tuyệt vọng, bất lực khi chỉ có thể chúng kiến mẹ ngày một già đi mà không thể níu kéo, làm gì được.


Câu 3 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chủ đề bài thơ là gì?

Trả lời: 

Chủ đề của bài thơ xoay quanh tình cảm gia đình đằm thắm, thiêng liêng.


Câu 4 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, nhà thơ muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ? Thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào đối với em?

Trả lời: 

Nhà thơ muốn nhắn gửi tới tất cả độc giả một thông điệp: hãy luôn trân trọng, nâng niu những khoảng thời gian bên mẹ, hãy biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ, thấu cảm được những gì họ đã hi sinh cho con cái. Thông điệp này giúp em bừng tỉnh, nhắc nhở chúng ta rằng hãy quan tâm, chăm sóc và hiếu thảo với cha mẹ khi còn cơ hội, đừng để khi quá muộn. Hãy để sau này nhìn lại sẽ chỉ là những kỉ niệm vui vẻ bên nhau thay vì là sự tiếc nuối, buồn thương.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Mẹ" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3

I. Tác giả văn bản Mẹ

- Đỗ Trung Lai sinh ngày 7-4-1940 

- Quê quán: Thôn Hạ, Phùng Xá (làng Bùng), Mỹ Đức, Hà Đông cũ (nay thuộc Hà Nội)

- Ông trở thành: Nguyên trưởng phòng Quân đội nhân dân cuối tuần, báo Quân đội nhân dân, Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, Nguyên Phó tổng biên tập thường trực báo Tiếng nói Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam,  Hội viên Hội Nhà văn, Hội Nhà báo Việt Nam.

- Tác phẩm chính:

+ Đêm sông Cầu- Thơ- NXB Quân đội Nhân dân, 1990.

+ Anh, em và những người khác- Thơ- NXB Văn học, 1990.

+ Đỗ Trung Lai, Thơ và tranh- NXB Quân đội Nhân dân, 1998.

+ Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu- Truyện ngắn và ký- NXB Quân đội Nhân dân, 2000.

+ Đỗ Trung Lai- Đêm sông Cầu và thơ chọn (Tuyển- NXB Quân đội Nhân dân, 2004)

Thời thơ ấu của chàng Lau Sậy hay là Tha hương- Tiểu thuyết- NXB Hội Nhà văn- 2008.


II. Tìm hiểu tác phẩm Mẹ

  • Thể loại: 

Mẹ thuộc thể loại thơ

  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Bài thơ Mẹ được in trong tác phẩm Đêm sông Cầu

  • Phương thức biểu đạt:

Mẹ có phương thức biểu đạt là biểu cảm

  • Tóm tắt văn bản Mẹ

Bài thơ Mẹ đã thể hiện tình cảm, cảm xúc yêu quý, kính trọng mẹ của người con. Tác giả đã so sánh cuộc đời của mẹ với cau và nhận thấy rằng cau thì vẫn thẳng, xanh rờn còn mẹ thì đầu đã bạc. Khi cau gần với trời, mẹ càng gần với đất. Cây càng cao lớn lên thì người mẹ của ta ngày càng già, càng yếu đi. Sao mẹ ta già khiến trời không thể trả lời được vì đây là quy luật của cuộc đời, khi con ngày càng lớn lên thì mẹ sẽ ngày càng già đi. Công lao của mẹ đối với ta là không gì có thể đền đáp được.

  • Bố cục bài Mẹ: 

Mẹ có bố cục gồm 2 phần

- Phần 1: ba khổ thơ đầu: Cuộc đời của mẹ

- Phần 2: Còn lại: Tình cảm, cảm xúc yêu thương, kính trọng của người con với mẹ

  • Giá trị nội dung: 

- Bài thơ Mẹ đã thể hiện tình cảm, cảm xúc yêu quý, kính trọng mẹ của người con.

  • Giá trị nghệ thuật: 

- Lời thơ nhẹ nhàng, thiết tha

- Sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm

- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Mẹ

  • Cuộc đời của mẹ:

- Tác giả đã so sánh cuộc đời của mẹ với cau:

+ Cau thì “vẫn thẳng”. “ngọn xanh rờn” nhưng mẹ thì “đầu bạc trắng”

+ Cau thì “ngày một cao” nhưng mẹ thì “ngày một thấp”

+ Cau “gần với giời”, mẹ thì “gần đất”

+ Ngày người con bé, cau mẹ “bổ tư”, giờ “cau bổ tám”

- Nhận xét:

+ Cuộc đời của người mẹ một nắng hai sương, vất vả làm lụng để lo cho con từng giấc ngủ. Khi so sánh mẹ với cây cau ta càng thấy thương mẹ hơn

+ Cây càng cao lớn lên thì người mẹ của ta ngày càng già, càng yếu đi

→ Công lao của mẹ đối với ta là không gì có thể đền đáp được. Chúng ta phải biết yêu thương, kính trọng mẹ và trân trọng từng ngày tháng được sống bên mẹ.

  • Tình cảm, cảm xúc yêu thương, kính trọng của người con với mẹ

- Hình ảnh so sánh:

+ Miếng cau khô “khô gầy như mẹ”

→ Hình ảnh cau lại xuất hiện, nhưng lần này không phải là cây cau cao xanh rờn mà là miếng cau khô gầy

- Người con nâng cau trên tay nghĩ đến mẹ mà rơi lệ

- Người con hỏi giời: “Sao mẹ ta già?”

- Trời không đáp, “mây bay về xa”

- Nhận xét:

+ Câu hỏi: Sao mẹ ta già khiến trời không thể trả lời được vì đây là quy luật của cuộc đời, khi con ngày càng lớn lên thì mẹ sẽ ngày càng già đi

+ Chúng ta không thể thay đổi được quy luật của đời người

+ Mẹ là người luôn yêu thương, luôn muốn dành những điều tốt nhất cho con cái. Mẹ chăm lo cho con từng bữa ăn, giấc ngủ, mẹ làm lụng không quản ngày đêm để lo cho con

+ Mẹ yêu thương, vỗ về ta hồi ta còn bé và khi ta đã lớn mẹ luôn mong ta sẽ trở thành một người tốt, có tương lai tươi sáng, giúp ích cho xã hội

→ Bài học: Hãy luôn yêu thương cha mẹ, trân trọng từng ngày tháng ở bên gia đình, sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ mình.


Câu 1. So sánh vần và nhịp trong bài Mẹ với bài Đợi mẹ và Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi. Phân tích tác dụng của những cách gieo vần và ngắt nhịp khác nhau trong ba bài thơ.

- Mẹ:

  • Cách gieo vần: Vần cách (bé - mẹ, già - xa)
  • Nhịp: 2/2

- Đợi mẹ:

  • Cách gieo vần: Vần cách (nhà - xa, ao - vào)
  • Nhịp: 2/2/3, 2/2, 3/3, 2/3, 3/2…

- Một con mèo ngủ trên ngực tôi:

  • Vần: Vần cách ( mèo - veo; ủ - ngủ; chì - đi)
  • Nhịp: 2/2/3/2 hoặc 3/2/3/2

=> Cách gieo vần và ngắt nhịp góp phần diễn tả tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình.


Câu 2. Em có nhận xét gì về cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của người con với mẹ trong bài thơ này? Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ để làm rõ ý kiến của em.

- Bài thơ Mẹ là lời của người con, bộc lộ cảm xúc xót xa, thương cảm khi mẹ ngày càng có tuổi.

- Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ:

Một số từ ngữ, hình ảnh: lưng mẹ “còng” - cau “thẳng”; cau “ngọn xanh rờn” - mẹ “đầu bạc trắng”; cau “ngày càng cao” - mẹ “ngày một thấp”; cau “gần giời” - mẹ “gần đất”; một miếng cau khô/khô gầy như mẹ…

- Biện pháp tu từ:

  • Tương phản đối lập: “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng”, “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”: Gợi ra sự liên tưởng về tuổi già của mẹ.
  • So sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: Hình ảnh mẹ già như miếng cau khô để gợi lên sự già nua héo hắt của người mẹ.
  • Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?”: Hỏi đấy mà như muốn bộc lộ nỗi xót xa, đau lòng trước thực tại.

Câu 3. Chủ đề bài thơ là gì?

Chủ đề bài thơ: Tình cảm xót xa, thương cảm khi mẹ ngày càng có tuổi.


Câu 4. Theo em, nhà thơ muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ? Thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào đối với em?

- Thông điệp: Hãy trân trọng những giây phút được ở bên cạnh người mẹ, biết yêu thương và trân trọng người mẹ của mình.

- Thông điệp ấy giúp em trân trọng và yêu mến mẹ nhiều hơn, tích cực rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Mẹ" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4

Câu 1 (Trang 106, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

So sánh vần và nhịp trong bài Mẹ với bài Đợi mẹMột con mèo nằm ngủ trên ngực tôi. Phân tích tác dụng của những cách gieo vần và ngắt nhịp khác nhau trong ba bài thơ.

Phương pháp giải:

Dựa vào văn bản và những kiến thức đã học, so sánh vần, nhịp trong bài Mẹ với bài Đợi mẹ và Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi. Từ đó phân tích tác dụng của chúng.

Lời giải chi tiết:

Văn bản

Cách gieo vần

Cách ngắt nhịp

Tác dụng

Mẹ

Vần cách (thẳng-trắng; (già-xa; on-còn)

2/2

1/3

Khiến bài thơ trở nên sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm hơn.

Đợi mẹ

Gieo vần linh hoạt Vần cách ( nhà-xa; ao-vào; mận-mơ)

Nhịp lẻ linh hoạt

2/3/2

2/3

2/3/2/3

Thể hiện được tâm trạng nhớ nhung, chờ đợi, nhịp điệu chậm rãi hòa cùng tâm trạng.

Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi

Vần chân (mèo-veo; hoắt-nhắt; ủ-ngủ; chì-đi)

3/2/3/2

2/2/3/2

5/5

Thể hiện sự yêu mến, trân trọng những kỉ niệm về chú mèo.


Câu 2 (Trang 106, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Em có nhận xét gì về cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của người con với mẹ trong bài thơ này? Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ để làm rõ ý kiến của em.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, nêu nhận xét của em về cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của người con với mẹ trong bài thơ và phân tích một số yếu tố để làm rõ ý kiến.

Lời giải chi tiết:

– Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của người con với mẹ trong bài thơ: thể hiện tình cảm một cách trực tiếp, sự tiếc nuối, thương xót đối với mẹ, sự yêu thương, kính trọng đối với mẹ.

– Biện pháp tu từ so sánh mẹ với cau để thấy được sự vất vả, hy sinh, tần tảo của mẹ. Qua đó thể hiện sự thương xót, trân trọng mẹ.

+ Hình ảnh “Con nâng trên tay” thể hiện sự yêu thương, nâng niu, gìn giữ, coi trọng.

+ “Không cầm được lệ” nhà thơ xót xa, tiếc nuối về sự già đi nhanh chóng của mẹ.


Câu 3 (Trang 106, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Chủ đề bài thơ là gì?

Phương pháp giải:

Nêu chủ đề bài thơ dựa vào sự hiểu biết của em.

Lời giải chi tiết:

Chủ đề bài thơ là: Tình mẫu tử cao quý.


Câu 4 (Trang 106, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Theo em, nhà thơ muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ? Thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào đối với em?

Phương pháp giải:

Dựa vào suy ngẫm bản thân, nêu thông điệp nhà thơ gửi gắm và ý nghĩa của thông điệp ấy đối với em.

Lời giải chi tiết:

– Theo em, nhà thơ muốn gửi gắm thông điệp qua bài thơ là: Phải biết yêu thương, chăm sóc, quan tâm đối với mẹ vì mẹ là tất cả đối với ta, mẹ đã hy sinh, chăm sóc, nuôi ta khôn lớn từng ngày.

– Thông điệp ấy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với em, nó giúp em nhận ra những điều em vẫn thường bỏ lỡ: đó chính sự sự quan tâm đến người thân yêu của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Mẹ" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5

Nội dung: Bài thơ mượn hình ảnh cây cau quen thuộc để khắc họa mẹ. Qua đó, bài thơ thể hiện sự vất vả của cuộc đời mẹ, tình yêu thương chân thành của con dành cho mẹ và sự đau đớn, buồn tủi khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, dường như ngày con xa mẹ đang đến gần.


Câu 1. So sánh vần và nhịp trong bài Mẹ với bài Đợi mẹ và Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi. Phân tích tác dụng của những cách gieo vần và ngắt nhịp khác nhau trong ba bài thơ.

Trả lời:

Bài thơVần, nhịpTác dụngMẹVần cách.

Nhịp 2/2

Giúp tăng tính gợi hình, biểu cảm. Dễ thuộc, dễ nhớ.Đợi mẹVần lưng.

Nhịp 3/3, 2/3, 3/2

Tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

Nhịp điệu linh hoạt nhằm giàu sức gợi, giản dị và đầy tự nhiên.

Một con mèo đang nằm ngủ trên ngực tôVần cách.

Nhịp 3/5, 4/5, 3/4

Nhịp điệu linh hoạt khi thôi thúc, lúc nhẹ nhàng, tăng sức biểu đạt mạnh mẽ về tình cảm.

Nhấn mạnh lời hát ru.


Câu 2. Em có nhận xét gì về cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của người con với mẹ trong bài thơ này? Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ để làm rõ ý kiến của em.

Trả lời:

– Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của người con với mẹ trong bài thơ: thể hiện tình cảm một cách trực tiếp, sự tiếc nuối, thương xót đối với mẹ, sự yêu thương, kính trọng đối với mẹ.

– Biện pháp tu từ so sánh mẹ với cau để thấy được sự vất vả, hy sinh, tần tảo của mẹ. Qua đó thể hiện sự thương xót, trân trọng mẹ.

+ Hình ảnh “Con nâng trên tay” thể hiện sự yêu thương, nâng niu, gìn giữ, coi trọng.

+ “Không cầm được lệ” nhà thơ xót xa, tiếc nuối về sự già đi nhanh chóng của mẹ.


Câu 3. Chủ đề bài thơ là gì?

Trả lời:

– Chủ đề bài thơ là: Tình mẫu tử cao quý.


Câu 4. Theo em, nhà thơ muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ? Thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào đối với em?

Trả lời:

– Thông điệp: Mượn hình ảnh cau để thể hiện sự yêu thương, trân quý mẹ lại càng xót xa, ngậm ngùi khi tuổi già ập đến với mẹ, trách giận thời gian trôi quá nhanh. Chính vì vậy mỗi chúng ta cần trân trọng từng giây phút bên cạnh mẹ của mình, yêu thương mẹ hết lòng mình.

– Thông điệp đó đã nhắc nhở em rằng phải cố gắng học hành chăm chỉ, trở thành người con ngoan, thấu hiểu, quan tâm, dành nhiều thời gian cho mẹ hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Mẹ" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6

I. Tác giả

- Đỗ Trung Lai sinh năm 1950

- Quê quán: Hà Nội

- Tác phẩm chính :  Đêm sông Cầu (thơ, 1990), Anh em và những người khác (thơ, 1990), Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991), Thơ và tranh (1998)


II. Tác phẩm Mẹ

  • Thể thơ: 4 chữ
  • Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm in trong Đêm Sông Cầu, NXB Quân đội,2003

  • Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
  • Tóm tắt Mẹ

- Bài thơ viết về hình ảnh người mẹ già đi theo năm tháng, hình ảnh của bà gắn liền với cau. Qua đó thể hiện tình yêu sâu sắc của người con giành cho mẹ.

  • Bố cục tác phẩm Mẹ

- Phần 1: 2 khổ đầu : Hình ảnh người mẹ già

- Phần 2: Còn lại : mẹ ăn cau

  • Giá trị nội dung tác phẩm Mẹ

- Tình yêu sâu sắc của người con giành cho mẹ

  • Giá trị nghệ thuật tác phẩm Mẹ

- Thể thơ 4 chữ

- Sử dụng hình ảnh so sánh

- Lời thơ giản dị,giàu tình cảm


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Mẹ

  • Hình ảnh người mẹ

- Cau là hình ảnh quê hương, chân chất, gần gũi

- Tác giả đã lấy hình ảnh cau để so với mẹ

+ Từ đây người đọc thấy sự khác biệt lớn

+ Mọi sự vật , con người đều thay đổi theo thời gian

+ Mẹ già lưng còng đi

+ Cây cau thì mỗi ngày mỗi vương thẳng

+ Lá cau xanh rờn

+ Nhưng tóc người mẹ đã bạc dần theo năm tháng

+ Tác giả sử dụng hình ảnh tương phản để cho thấy một sự thật đáng buồn

+ Cây càng phát triển, mẹ ngày càng già đi “đất”

+ Miếng trầu là hình ảnh quen thuộc gắn bó trong kí ức tác giả từ bé

+ Hình ảnh miếng trầu là đầu câu chuyện được mẹ nhai lúc rỗi

+ Một sự thay đổi lớn lúc bé tác giả thấy mẹ chia thầy 4 miếng cau

+ Bây giờ răng mẹ yếu trái cau phải chia làm 8

- Tác giả so sánh miếng cau khô cũng giống như người mẹ của mình

  • Thông điệp từ bài thơ

- Tình mẫu tử luôn là tình cảm tiêng liêng nhất

- Thời gian không chờ đợi một ai cả

+ Tre già thì măng mọc

+ Ai rồi cũng già mẹ mình cũng vậy

+ Sự già đi của mẹ không chờ ta

- Hãy trân trọng những giây phút bên mẹ

- Mỗi người hãy sống tốt, cố găng đền đáp công ơn của mẹ khi còn có thể


* Hướng dẫn đọc

Nội dung chính: Tình cảm của người con dành cho mẹ.


Câu 1 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): So sánh vần và nhịp trong bài Mẹ với bài Đợi mẹMột con mèo đang nằm ngủ trên ngực tôi. Phân tích tác dụng của những cách gieo vần và ngắt nhịp khác nhau trong bài thơ.

Trả lời:

Các bài có cách ngắt nhịp khác nhau phù hợp với nội dung biểu đạt từng bài. Bài Đợi mẹ ngắt nhịp ¾, Mẹ ngắt nhịp 1/3, 2/2, Một con mèo đang nằm ngủ trên ngực tôi 3/5.


Câu 2 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em có nhận xét gì về cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của người con với mẹ trong bài thơ này? Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ để làm rõ ý kiến của em.

Trả lời:

Tình cảm của người con với mẹ trong bài thật sâu sắc và cảm động. Qua những chi tiết so sánh mẹ với cau. Cau ngày càng cao còn mẹ ngày một thấp. Sự đối lập giữa hai điều càng làm người con đau đớn khi nhận ra mẹ ngày một già yếu và xa mình. Người con luôn nhớ kỉ niệm ở bên mẹ.


Câu 3 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chủ đề bài thơ là gì?

Trả lời:

Chủ đề bài thơ là lắng nghe trái tim, tình yêu thương với mẹ.


Câu 4 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, nhà thơ muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ? Thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào đối với em?

Trả lời:

Theo em, nhà thơ muốn gửi gắm thông điệp hãy yêu thương và trân trọng mẹ. Thông điệp ấy có ý nghĩa nhắc nhở em về tình cảm với mẹ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .