Top 6 Bài soạn "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) hay nhất

6202

"Người cầm quyền khôi phục uy quyền" được trích trong tiểu thuyết lãng mạn nổi tiếng "Những người khốn khổ" của tác giả Vích-to Huy-gô. Thông qua hình ảnh Giăng Van-giăng, tác giả thể hiện,...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

Nội dung chính

Đoạn trích xoay quanh câu chuyện giữa Giăng Van - giăng và Gia - ve khi Phăng - tin bị bắt. 


Tóm tắt

     Khi Phăng-tin bị Gia-ve bắt bỏ tù, nhờ có Giăng Van-giăng đã cứu chị và đưa chị vào bệnh xá để chữa trị. Vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van-giăng buộc phải tự thú mình là ai. Bởi vậy, ông phải đến từ giã Phăng-tin khi nàng chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn. Đoạn trích kể lại tình huống Gia-ve dẫn lính đến bắt Giăng Van-giăng khi ông đến thăm Phăng-tin lúc nàng đang hấp hối. Giăng Van-giăng muốn xin Gia-ve thư cho vài ngày để tìm con giúp Phăng-tin nhưng Gia-ve không đồng ý và buông lời xúc phạm Phăng-tin. Chính điều này đã khiến cho Phăng-tin phải chết. Bất ngờ trước sự ra đi đột ngột của Phăng-tin, Giăng Van-giăng đã rất tức giận, uy quyền của ông khiến Gia-ve phải sợ hãi. Sau đó, Giăng Van-giăng làm những nghĩa vụ cuối cùng đối với Phăng-tin.


Trước khi đọc

Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Bạn hình dung như thế nào về một con người có uy quyền?

Phương pháp giải:

     Học sinh tự định nghĩa, hình dung về một con người uy quyền.

Lời giải chi tiết:

     Một con người có uy quyền phải là một người có tấm lòng nhân hậu; có tiếng nói mạnh mẽ, hành động quyết liệt đáng tin cậy và khiến kẻ ác phải lo sợ, hãi hùng.


Câu 2 (trang 29, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Bạn đã từng đọc cuốn sách hay xem bộ phim nào mà nhân vật trong đó là một người có uy quyền? Bạn hãy chia sẻ ấn tượng của mình về nhân vật ấy.

Phương pháp giải:

- Nhớ lại cuốn sách hoặc bộ phim có nhân vật là một người có uy quyền.

- Chia sẻ ấn tượng của bản thân về nhân vật ấy.

Lời giải chi tiết:

     Nhân vật Giăng Van-giăng trong tác phẩm Những người khốn khổ của Vich-to Huy-gô là một người có uy quyền.

- Ông được nhiều người tin tưởng, là một ông thị trưởng có tiếng nói và quyền uy được người dân tin tưởng.

- Giăng Van-giăng là một người tốt bụng, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

- Ngay cả khi đứng trước mặt tên Gia-ve, uy quyền của ông khiến cho hắn phải sợ hãi.


Trong khi đọc

Câu 1 (trang 29, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng-tin được miêu tả như thế nào?

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Chú ý đoạn văn đầu miêu tả hoàn cảnh của Phăng-tin để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

     Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng-tin được miêu tả:

- Là một người phụ nữ ốm yếu, đang nằm trên giường bệnh.

- Khi nhìn thấy Gia-ve, chị rất sợ hãi và hốt hoảng, cảm thấy như sắp tắt thở.

- Giọng nói đầy sự kinh hoàng, hướng Giăng Van-giăng xin giúp đỡ.


Câu 2 (trang 29, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Vì sao người kể chuyện lại lưu ý “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”?

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Chú ý vào đoạn văn có câu “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi” và tên của nhân vật Giăng Van-giăng trước kia để giải thích lý do.

Lời giải chi tiết:

Người kể chuyện lưu ý “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”:

- Vì để tránh nhầm lẫn tên Giăng Van-giăng với tên trước kia của ông là Ma-đơ-len.

- Trước kia, ông lấy tên Ma-đơ-len với thân phận là thị trưởng thị trấn Mông-tơ-rơi còn từ giờ ông là Giăng Van-giăng – kẻ đang bị pháp luật truy nã.


Câu 3 (trang 40, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Chú ý cách miêu tả giọng nói của Gia-ve.

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Đọc kĩ đoạn văn miêu tả nhân vật Gia-ve và chú ý giọng nói của hắn.

Lời giải chi tiết:

     Gia-ve có giọng nói chứa đựng sự man rợ, điên cuồng như “thú gầm” đến mức không có lời nào ghi được giọng nói của hắn.


Câu 4 (trang 40, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Tại sao Phăng-tin cảm thấy “cả thế giới đang tan biến”?

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Chú ý câu văn viết về tâm trạng của Phăng-tin khi cảm thấy “cả thế giới đang tan biến” để nêu lý do.

Lời giải chi tiết:

     Phăng-tin cảm thấy “cả thế giới đang tan biến” vì chị nhìn thấy người mà mình đã đặt hết hi vọng vào đó - ông thị trưởng Ma-đơ-len hay chính là Giăng Van-giăng đang cúi đầu trước tên chó săn Gia-ve.


Câu 5 (trang 41, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Chú ý ngôn ngữ ra lệnh của Gia-ve và ngôn ngữ của Giăng Van-giăng qua lời đối thoại.

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Đọc kĩ đoạn đối thoại của Gia-ve và Giăng Van-giăng ở trang 41.

- Lưu ý sự khác biệt giữa ngôn ngữ ra lệnh của Gia-ve và ngôn ngữ của Giăng Van-giăng trong cuộc đối thoại đó.

Lời giải chi tiết:

- Ngôn ngữ ra lệnh của Gia-ve là những câu nói cộc lốc như tiếng của con ác thú đang gầm, những tiếng quát tháo và dọa dẫm đầy sự man rợ, ghê tởm.

- Ngôn ngữ của Giăng Van-giăng chứa sự mềm mỏng, nhún nhường và mang theo sự cầu xin nhưng không làm mất đi sự điềm tĩnh.


Câu 6 (trang 41, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Phăng-tin có phản ứng và cảm xúc như thế nào khi nghe nhắc đến đứa con gái của mình.

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Chú ý những câu văn miêu tả cảm xúc của Phăng-tin khi nghe nhắc đến đứa con gái của mình để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

     Cảm xúc và phản ứng của Phăng-tin khi nghe nhắc đến con gái của mình trước hết là sự kích động, sau đó là lo lắng, bất an khi chưa tìm được đứa con đáng thương của mình.


Câu 7 (trang 41, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Chú ý thái độ của Gia-ve khi nói về Giăng Van-giăng.

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Đọc kĩ đoạn văn trang 41 và tập trung vào thái độ của Gia-ve khi nói về Giăng Van-giăng.

Lời giải chi tiết:

     Thái độ của Gia-ve khi nói về Giăng Van-giăng là một thái độ coi thường, khinh thường dành cho một tên tội phạm bị truy nã.


Câu 8 (trang 42, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Tại sao Gia-ve lại thấy run sợ?

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Đọc kĩ đoạn văn sau khi Phăng-tin chết và chú ý nhân vật Gia-ve để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

     Gia-ve cảm thấy run sợ trước hành động giật gãy cái thanh giường cùng với ánh nhìn đầy sự tức giận và uy quyền của Giăng Van-giăng.


Câu 9 (trang 42, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Chú ý hình thức câu hỏi trong lời của người kể chuyện.

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Đọc kĩ đoạn văn có câu hỏi trong lời của người kể chuyện ở trang 42 và lưu ý hình thức câu hỏi đó.

Lời giải chi tiết:

     Hình thức câu hỏi trong lời của người kể chuyện: câu hỏi vừa để hỏi chính mình vừa như hỏi chính Giăng Van-giăng. Những câu hỏi này gợi cho người đọc sự tò mò muốn biết Giăng Van-giăng đã nói gì với Phăng-tin, đồng thời dẫn dắt người đọc chìm vào cảm xúc bi thương, đồng cảm với số phận con người bất hạnh.


Câu 10 (trang 43, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Thái độ của Giăng Van-giăng với Gia-ve thể hiện ở câu nói sau cùng trong đoạn trích.

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Đọc kĩ câu nói cuối cùng trong đoạn trích để lý giải thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve.

Lời giải chi tiết:

     Thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve là một thái độ bình thản, điềm tĩnh nhưng không mất đi sự mạnh mẽ, quyết liệt.


Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 45, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Có thể chia diễn biến đoạn trích này làm mấy phần? Hãy xác định mối liên hệ giữa các phần ấy.

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Dựa vào nội dung của các đoạn văn để xác định cách chia bố cục văn bản và chỉ ra mối liên hệ giữa các phần.

Lời giải chi tiết:

- Có thể chia văn bản thành hai phần:

+ Phần 1 (từ đầu... “Phăng tin tắt thở”): Gia-ve biết thân phận thị trưởng Ma-đơ-len là tù khổ sai Giăng Van-giăng đến bắt ông, và gây ra cái chết của Phăng-tin.

+ Phần 2 (còn lại): Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền.

- Cả hai phần đều nằm trong chỉnh thể đoạn trích, có mối liên hệ mật thiết với nhau. Phần một quyền uy của Giăng Van-giăng còn mờ nhạt, chưa rõ ràng thì phần hai chính là cách mà ông thể hiện uy quyền của bản thân trước tên Gia-ve.


Câu 2 (trang 45, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Bạn cảm nhận như thế nào về thái độ và cách ứng xử của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin? Theo bạn, Giăng Van-giăng có thể đã "thì thầm bên tai Phăng-tin" điều gì ngay sau khi chị qua đời?

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Đọc kĩ những câu văn, đoạn văn nói về cái chết của Phăng-tin.

- Lưu ý những từ ngữ miêu tả thái độ của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Giăng Van-giăng đối xử với Phăng-tin rất nhẹ nhàng, mềm mỏng, tràn đầy sự cảm thông và thể hiện sự đáng tin khi hứa sẽ đi tìm con gái cho chị.

- Khi Phăng-tin qua đời, Giăng Van-giăng có thể đã nói: “Tôi chắc chắn sẽ tìm được Cô-dét về cho chị.”


Câu 3 (trang 45, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve hiện lên như thế nào? Hãy nhận xét về thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật này.

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Đọc kĩ những câu văn, đoạn văn miêu tả nhân vật Gia-ve.

- Từ đó nêu nhận xét về thái độ của người kể chuyện với nhân vật Gia-ve.

Lời giải chi tiết:

+ Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve:

- Có “bộ mặt gớm ghiếc”.

- Lời nói thì cộc lốc, thô bỉ, chứa sự man rợ, điên cuồng như “thú gầm”.

- Cặp mắt “nhìn như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”.

- Điệu cười ghê tởm, phô ra cả hai hàm răng.

+ Thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật này là thái độ ghê tởm, căm ghét.


Câu 4 (trang 45, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Phân tích sự thay đổi trong ngôn ngữ và thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve theo diễn biến của đoạn trích.

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Chú ý những từ ngữ miêu tả ngôn ngữ và thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

     Sự thay đổi trong ngôn ngữ và thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve theo diễn biến của đoạn trích:

- Trước khi Phăng-tin chết, Giăng Van-giăng có thái độ nhẹ nhàng, nhún nhường và hành động điềm tĩnh.

- Sau khi Phăng-tin chết, thái độ của Giăng Van-giăng có sự thay đổi, trở nên quyết liệt hơn, hành động bẻ gãy thanh giường đã khiến Gia-ve phải run sợ.

=> Như vậy, theo diễn biến câu chuyện, thái độ của Giăng Van-giăng với Gia-ve từ sự mềm mỏng, nhún nhường, dần lấy lại uy quyền và trở nên mạnh mẽ hơn. Giăng Van-giăng là một con người chân chính - con người của tình yêu thương.


Câu 5 (trang 45, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba có được thể hiện trong đoạn trích này không? Vì sao?

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Đọc kĩ phần tri thức ngữ văn về người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Dựa vào những lý thuyết về người kể chuyện ngôi thứ ba để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

+ Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba có được thể hiện trong đoạn trích.

+ Lý do cho thấy quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba trong đoạn trích:

- Người kể chuyện trong đoạn trích chỉ hiện ra qua những lời kể, lời bình luận, những câu hỏi gợi mở tâm lý nhân vật trong từng diễn biến của câu chuyện đồng thời thể hiện cách nhìn nhận của mình đối với nhân vật và sự việc đó.

- Người kể chuyện đứng dưới góc nhìn của người thứ ba chứng kiến toàn bộ sự việc từ những sự kiện xảy ra đến nội tâm nhân vật.

- Người kể chuyện trong đoạn trích này đã thể hiện quyền năng của mình, trở thành người kể chuyện toàn tri dẫn dắt người đọc nhập tâm vào câu chuyện mình kể.


Câu 6 (trang 45, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, nhân vật nào thật sự có uy quyền? Do đâu bạn khẳng định như vậy?

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Dựa vào những gì đã tìm hiểu về các nhân vật trong đoạn trích để chỉ ra nhân vật thật sự có uy quyền và lý giải vì sao.

Lời giải chi tiết:

- Trong đoạn trích trên, nhân vật thật sự có uy quyền là nhân vật Giăng Van-giăng.

- Lý do tôi khẳng định như vậy là vì xuyên suốt đoạn trích, tuy Giăng Van-giăng có thái độ nhún nhường với Gia-ve nhưng lời nói, cử chỉ và hành động của anh đều thể hiện sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khiến Gia-ve phải sợ hãi.


Câu 7 (trang 45, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Trong đoạn trích này, theo bạn, điều gì mới làm nên uy quyền của một con người?

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Dựa vào những kiến thức đã học về uy quyền của một con người để nêu hiểu biết của bản thân về điều làm nên uy quyền của một con người.

Lời giải chi tiết:

Điều làm nên quy quyền của một con người:

- Trước hết là ở phẩm chất, tâm hồn lương thiện, giàu lòng thương người.

- Tiếp đến, điều làm nên uy quyền của một con người còn ở lời nói, cử chỉ và hành động phải thể hiện sự mạnh mẽ, quyết liệt khiến người tin tưởng, kính phục.


Kết nối đọc - viết

Bạn có cảm thấy hứng thú khi đọc những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri hay không? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày quan điểm của mình về vấn đề này.

Phương pháp giải:

- Giới thiệu ngắn gọn về quan điểm của bản thân.

- Giải thích khái niệm, ý nghĩa của người kể chuyện toàn tri.

- Triển khai luận điểm, lí lẽ và bằng chứng rõ ràng, mạch lạc và có sự liên kết giữa các đoạn.

- Khái quát lại quan điểm của bản thân.

Lời giải chi tiết:

     Một tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri có khả năng tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt của tác phẩm, khơi gợi sự hứng thú của bạn đọc và không chỉ tái hiện lại câu chuyện một cách hoàn hảo mà còn nêu được quan điểm, thái độ của người kể chuyện. Người kể chuyện toàn tri là một người có kiến thức đầy đủ về các sự kiện của câu chuyện và các động cơ và suy nghĩ chưa được làm sáng tỏ của các nhân vật khác nhau. Một người kể chuyện toàn tri thậm chí có thể biết và nói với người đọc những điều về các nhân vật mà họ không biết cho chính họ. Người kể chuyện toàn tri có thể bị xâm phạm và can thiệp vào việc truyền tải câu chuyện của chính họ để giải quyết trực tiếp cho người đọc; đồng thời  họ còn có thể bình luận về các hành động, truy tố hoặc thậm chí đưa ra những bài học đạo đức. Một người kể chuyện toàn tri cung cấp một ý tưởng về suy nghĩ và cảm xúc của tất cả các nhân vật; điều này đặc biệt hữu ích trong một câu chuyện dài hoặc phức tạp có nhiều nhân vật. Bằng cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của nhiều nhân vật, người kể chuyện cung cấp một cái nhìn đa sắc thái hơn về các sự kiện; nó cũng giúp người đọc hiểu hơn về tâm lý của các nhân vật. Trong văn học, một quan điểm toàn tri là một trong đó người kể chuyện biết suy nghĩ và hành động của mỗi nhân vật trong câu chuyện kể; được gọi là người thứ ba toàn tri. Một người kể chuyện toàn tri ở ngôi thứ ba có thể nhảy tự do giữa tâm trí của các nhân vật khác nhau, trong các chương khác nhau hoặc thậm chí trong cùng một cảnh. Người kể chuyện trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền chính là người kể chuyện toàn tri ngôi thứ ba đã đưa người đọc đến với câu chuyện về ba nhân vật Giăng Van-giăng, Phăng-tin và Gia-ve; đến gần hơn với tâm lý, cảm cúc của các nhân vật và hòa mình vào diễn biến sự việc một cách triệt để. Như vậy, bằng cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của nhiều nhân vật, người kể chuyện toàn tri đã cung cấp một cái nhìn đa sắc thái hơn về các sự kiện; giúp người đọc hiểu được tâm lỹ, cảm xúc của các nhân vật và góp phần tạo nên sự hứng thú của bạn đọc khi đọc tác phẩm đó.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

Tác giả tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền - Ngữ văn 10

I. Tác giả

- Vích-to Huy-gô (1802-1885), là nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch của nước Pháp thế kỉ XIX.

- Thời thơ ấu ông chịu nhiều thiệt thòi về tình cảm, là người thông minh, tài năng.

- Sự nghiệp:

+ Ông là một người có những hoạt động xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ tới những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại.

+ Đóng góp: ông sáng tác trong nhiều lĩnh vực, một số tác phẩm tiêu biểu là Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín mươi ba (1874),...

- Năm 1985, vào dịp 100 năm ngày mất của ông, thế giới đã làm lễ kỉ niệm Huy-gô - Danh nhân văn hóa của nhân loại.


II. Tác phẩm văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền

  • Thể loại: Tiểu thuyết
  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Người cầm quyền khôi phục uy quyền nằm ở cuối phần thứ nhất của bộ tiểu thuyết "Những người khốn khổ".

  • Tóm tắt văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Giăng Van-giăng là người lao động nghèo khổ, vì đập vỡ tủ kính lấy cắp một chiếc bánh mì nuôi cháu, dẫn đến 19 năm tù khổ sai. Ra tù, ông trở thành người tốt ngờ sự cảm hóa của linh mục Mi-ri-en. Ông đổi tên thành Ma-đơ-len, mở nhà máy, giàu có và trở thành thị trưởng. Nhưng ông luôn bị thanh tra mật thám Gia-ve nghi ngờ và theo dõi. Lần đầu tiên gặp Phăng-tin, ông đã giúp đỡ và cứu cô thoát khỏi tay Gia-ve. Khi Phăng-tin chết, ông trở lại với tên thật của mình, vào tù, rồi vượt ngục. Gi ăng-van-giăng giữ lời hứa tìm đến chuộc Cô-dét, đưa lên Pa-ri sống lẩn trốn nhiều năm. Một cuộc khởi nghĩa của nhân dân Pa-ri nổ ra chống chính quyền tư sản (6-1832). Ông cũng có mặt trên chiến lũy và đã cứu sống Ma-ri-uýt (Người yêu của Cô-dét). Ông vun đắp tình yêu cho họ và cuối cùng ông chết trong cảnh cô đơn.

  • Bố cục văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền: 3 phần.

- Phần 1: (Từ đầu đến "chị rùng mình"): Giăng Van-giăng chưa mất hết uy quyền (của một ông thị trưởng).

- Phần 2: (Tiếp theo đến "Phăng-tin đã tắt thở"): Giăng Van-giăng đã mất hết uy quyền trước thanh tra mật thám Gia-ve.

- Phần 3: (Còn lại): Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền của mình.

  • Giá trị nội dung văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền

- Ca ngợi lẽ sống, tình thương "trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau".

- Phê phán giai cấp tư sản vì lợi ích của mình mà chà đạp lên người dân lương thiện.

  • Giá trị nghệ thuật văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền

- Kịch tính:

+ Xây dựng trên những tương phản, đối lập.

+ Thủ pháp hãm chậm, gây bất ngờ.

- Đậm chất lãng mạn:

+ Thủ phá tương phản, phóng đại, so sánh, ẩn dụ, bình luận ngoại đề.

+ Lý tưởng nhân văn: sức mạnh tình thương có khả năng cảm hóa con người, cải tạo xã hội.


III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền

  • Nhan đề "Những người khốn khổ"

- Họ là nạn nhân của cường quyền và áp bức (một người đang bị bắt, một người bị ốm sắp chết mong được gặp con).

→ Họ là những người khốn khổ cùng cưu mang giúp đỡ nhau trong tình yêu thương đồng loại.

  • Hình tượng Giăng Van-giăng

- Hoàn cảnh; tâm trạng:

+ Hoàn cảnh: trớ trêu, ngặt nghèo

Vì nghèo đói nên lấy cắp bánh mì nuôi cháu, bị phạt tù khổ sai 19 năm.

Ra tù → làm thị trưởng → giúp đỡ mọi người.

Gia-ve ghen ghét, tố giác → vào tù.

Ra tù → giúp đỡ mọi người, cuối cùng lại chết trong cảnh cô đơn.

+ Tâm trạng: mâu thuẫn, phức tạp.

Thái độ đối với Gia-e

Trước khi Phăng-tin chết:

Cử chỉ điềm tĩnh

Ngôn ngữ nhã nhặn

→ Không hề khiếp sợ

→ Chỉ lo cho Phăng-tin

→ Hạ giọng van xin vì tình thương.

Sau khi Phăng-tin chết:

Thái độ, hành động quyết liệt, mãnh mẽ - kiềm chế.

Ngôn ngữ ngắn gọn, nghiêm khắc - bình tĩnh.

Chấp nhận chịu bắt; xả thân vì tình thương.

Thái độ đối với Phăng-tin

Trước sự hoảng hốt của Phăng-tin khi Gia-ve xuất hiện

Thái độ trấn an, giọng điệu nhẹ nhàng, điềm tĩnh → Hình ảnh một vị cứu tinh, che chở.

Trước linh hồn Phăng-tin

Ngồi yên lặng, mải miết, không nghĩ đến điều gì trên đời.

Dáng điệu buồn thương khôn tả, thì thầm bên tai Phăng-tin.

Nâng đầu Phăng-tin đặt ngay giữa gối

Thắt lại dây rút cổ áo... đặt lên bàn tay một nụ hôn

→ Con người mang một tình yêu mênh mông.

→ Đấng cứu thế, người cứu rỗi linh hồn.

→ Giăng Van-giăng là hiện thân của tình thương, lòng nhân ái bao la. Đó còn là con người kiên cường dũng cảm dám chống lại cường quyền.

→ Xây dựng nhân vật Giăng Van-giăng, Huy-gô như muốn gửi gắm một thông điệp, một niềm tin vào con đường cải tạo xã hội bằng tình thương và lòng nhân ái vô bờ.

  • Nhân vật Gia-ve

- Giọng nói: Ngắn ngủi, cộc lốc → Chứa đựng sự man rợ, điên cuồng → tiếng thú gầm.

- Cặp mắt: "Như cái móc sắt"... quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ.

- Điệu cười: Phô cả hai hàm răng.

- Hành động, thái độ:

+ Với Phăng-tin: khinh bỉ, mạt sát, lạnh lùng, tàn nhẫn.

+ Với Giăng Van-giăng: hả hê, dữ, sợ hãi, dè chừng.


* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

Người có tiếng nói, có thể sai khiến, thu phục người khác


Câu hỏi (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

Bộ phim Tây Du Kí. Nhân vật Đường Tăng là một người có uy quyền. Tuy không có các phép thần thông như những đồ đệ của mình, nhưng bằng tấm lòng, Đường Tăng có thể thu phục các đồ đệ và khiến giúp họ tu thành chính quả. 


* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng - tin được miêu tả như thế nào?

- Một nữ công nhân đang nằm trên giường bệnh, nóng lòng chờ gặp đứa con gái thân yêu mà chị ngỡ đã được ông thị trưởng giúp đưa về

- Chị không thể chịu đựng bộ mặt gớm ghiếc của Gia-ve, chị thấy mình như tắt thở. 


2. Vì sao người kể chuyện lại lưu ý “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”?

- Vì tác giả muốn nhấn mạnh vào tên Giăng Văn-giăng, tránh nhầm lẫn với tên gọi Ma-đơ-len trước kia của ông


3. Chú ý cách miêu tả giọng nói của Gia - ve.

Trong cái điệu hắn nói lên hai tiếng ấy có cái gì man rợ, điên cuồng


4. Tại sao Phăng - tin cảm thấy “cả thế giới đang tan biến”?

- Chị trông thấy một sự vô lí, vô lí đến nỗi ngay trong những cơn sốt mê sảng hãi hùng nhất, chị cũng không hề thấy có điều như vậy. Chị trông thấy tên chó săn Gia-ve tóm cổ ông thị trưởng và chị thấy ông thị trưởng cúi đầu. 


5. Chú ý ngôn ngữ ra lệnh của Gia - ve và ngôn ngữ của Giăng Van - giăng qua lời đối thoại.

- Gia-ve: lớn tiếng, hách dịch, ra lệnh, quát tháo

- Giăng-văn-giăng: thì thầm, khúm núm, nhún nhường


6. Phăng - tin có phản ứng và cảm xúc như thế nào khi nghe nhắc đến đứa con gái của mình.

- Phản ứng “run lên bần bật”, hốt hoảng, vội vã, lo lắng, bất an


7. Chú ý thái độ của Gia - ve khi nói về Giăng Van - giăng.

- Thái độ coi thường, khinh bỉ


8. Tại sao Gia - ve lại thấy run sợ?

- Gia-ve run sợ trước hành động khản kháng của Giăng Van-giăng: “cầm thanh sắt, từ từ đến chỗ giường Phăng-tin”


9. Chú ý hình thức câu hỏi trong lời của người kể chuyện.

- Câu hỏi không được phát ra như một lời thoại của nhân vật mà là câu hỏi trong lời của người kể chuyện. Đây như một cách vừa để hỏi chính mình, vừa để hỏi Giằn Van-giăng


10. Thái độ của Giăng Van-giăng với Gia - ve thể hiện ở câu nói sau cùng trong đoạn trích.

- Thái độ bình thản, điềm nhiên nhưng vô cùng mạnh mẽ, quyết liệt. 


* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Qua câu chuyện đầy kịch tính với những hình tượng tườn phản, Huy-gô muón gửi tới bạn đọc một thông điệp: Trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng sánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai. 


Gợi ý trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):  

- Có thể chia đoạn trích thành 2 phần:

+ Phần 1: (đầu ... Phăng-tin đã tắt thở): Nghe những lời nói của Gia-ve về ông thị trưởng Ma-đơ-len, đồng thời chứng kiến hành động đầy uy quyền của hắn, Phăng-tin hoảng sợ, ngã đập đầu vào thành giường và ngất xỉu

+ Phần 2: (còn lại): Giăng-van-giăng thể hiện thái độ quyết liệt khiến Gia-ve sợ hãi, ông ngồi xuống thì thầm bên tai Phăng-tin những lời cuối cùng và sửa soạn cho người đã chết.

- Mối quan hệ giữa 2 phần là mối quan hệ nhân quả. Chính thái độ, lời lẽ và hành động của Gia-ve đã gây ra cái chết của Phăng-tin và cũng chính sự hung hăng, sắt đá của Gia-ve đã buộc Giăng-van-giăng phải giật một thanh sắt từ cái giường, lăm lăm trong tay, ngăn sự quấy rầy của Gia-ve để thực hiện bổn phận lương tâm đối với Phăng-tin. 


Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):  

- Giăng-van-giăng thấu hiểu, xót thương vô hạn trước nỗi đau và sự bất hạnh của Phăng-tin. Trong tình huống đối mặt với Gia-ve, dù sắp bị bắt nhưng ông hoàn toàn không bận tâm số phận của bản thân, chỉ dành trọn sự quan tâm, lo lắng cho Phăng-tin. 

- Có thể Giăng Van-giăng đã nói với Phăng-tin những lời cuối cùng sau khi Phăng-tin qua đời là lời hứa bảo vệ Cô-dét. 


Câu 3 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):  

- Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve hiện lên như một kẻ vô nhân tính. Hắn ta đối xử tàn nhẫn, lạnh lùng với tất cả mọi người.

- Người kể thể hiện thái độ căm ghét, lên án, tố cáo đối với nhân vật Gia-ve


Câu 4 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):  

- Ban đầu, Giăng Van-giăng nói năng bình tĩnh, không chút sợ hãi, mặc dù biết mình đã rơi vào tay Gia-ve, gọi đích danh “Gia-ve” với tất cả sự coi thường, khinh bỉ.

- Sau đó, vì muốn tìm được con gái cho Phăng-tin, Giăng Van-giăng hạ giọng, gọi ông: “Tôi cầu xin ông có một điều...”

- Khi muốn được nói những lời cuối cùng với Phăng-tin, ông thể hiện thái độ cương quyết, nói nhẹ nhàng nhưng đầy uy quyền: “Tôi khuyên anh đừng có quấy rầy tôi lúc này”

- Kết thúc mọi việc, Giăng Van-giăng đã chấp nhận tình thế một cách chủ động, bình tĩnh: “Giờ anh muốn làm gì thì làm”

=> Thái độ và ngôn ngữ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve liên tục thay đổi nhưng rất phù hợp bởi nó là hệ quả sự tác động của tình huống, từ cách cư xử tàn nhẫn của Gia-ve. 


Câu 5 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):  

- Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” được kể bằng ngôi thứ ba – người kể chuyện toàn năng. Tuy nhiên, tác giả đã hạn chế phần nào khả năng bao quát của người kể chuyện. 

- Đọc đoạn trích, ta có thể thấy quyền năng có giới hạn của người kể chuyện ngôi thứ ba, biểu hiện rõ nhất ở những đoạn miêu tả lời thì thầm của Giăng Van-giăng với Phăng-tin. Tác giả hoàn toàn có thể để người kể chuyện “nghe” và thuật lại toàn bộ lời nói đó cho người đọc nhưng Víc-to Hu-go đã không “cấp” cho người kể chuyện quyền năng đặc biệt ấy. Ông muốn để người đọc có thể tự mình cảm nhận và đưa ra những phán đoán, từ đó hiểu được những triết lý mà tác giả muốn gửi gắm. 


Câu 6 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

- Trong đoạn trích, Gia-ve và Giăng Van-giăng được miêu tả là những người có uy quyền. Nhưng Giăng Van-giăng mới thực sự là người có uy quyền. Vì trước mọi tình huống. Giăng Van-giăng luôn là người bình tĩnh, làm chủ tình hình, thậm chí khiến Gia-ve phải run sợ. Uy quyền của Giăng Van-giăng là uy quyền của một người dám hi sinh bản thân để thực hiện nghĩa vụ của lương tâm. 


Câu 7 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

Uy quyền con người có thể được tạo nên từ vị thế xã hội hoặc vai trò của người thực thi pháp luật. Tuy nhiên, ở đây, Giăng Van-giăng đã thể hiện được uy quyền của mình khi khiến Gia-ve phải run sợ. Đó là uy quyền được tạo nên bởi tình thương, sức mạnh của lương tâm và đức hi sinh vì người khác. 


* Kết nối đọc - viết (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức): Bạn có hứng thú khi đọc những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày quan điểm của mình về vấn đề này.

Đoạn văn tham khảo:

Khi đọc những câu chuyện của người kể toàn tri, tôi cảm thấy hứng thú và bị hấp dẫn. Bởi tác giả đã đem đến cho bạn đọc một cái nhìn toàn diện và khách quan về tác phẩm. Người kể không tham gia vào việc phân tích diễn biến tâm lý hay đưa ra những bình luận, nhận xét về nhân vật. Nhờ đó, người đọc có được khoảng trống để lấp đầy những cảm nhận, suy tư, trăn trở về những sự việc xảy ra trong tác phẩm. Chính người đọc cũng trở thành một người kể chuyện toàn tri khi đồng hành cùng tác giả khám phá những cung bậc cảm xúc, những tình huống bất ngờ trong tác phẩm. Đó chính là hành trình đồng sáng tạo của độc giả. Do đó, những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri luôn có sức hút, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của bạn đọc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

Chuẩn bị Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Bạn hình dung như thế nào về một con người có uy quyền?

Lời giải 

Hình dung: Theo suy nghĩ của em, người có uy quyền là lời nói và hành động của người đó có sức nặng, sức mạnh khiến người khác phải lo sợ, nể phục.


Câu 2 (trang 39, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Bạn đã đọc cuốn sách hay xem bộ phim nào mà nhân vật trong đó là một người có uy quyền? Bạn hãy chia sẻ ấn tượng của mình về nhân vật ấy.

Lời giải 

Một người có uy quyền mà em từng đọc đó là nhân vật Crawford trong “Sự im lặng của bầy cừu”. Ông là người có chức quyền, làm việc tại FBI, đảm nhận việc đi tìm hung thủ trong những vụ án khó nhằn. Với nhiều năm thâm niên trong nghề, Crawford được lòng tin, sự tín nhiệm cao của mọi người. Với đồng nghiệp, ngoài sự khôn ngoan sắc sảo giúp ích cho việc phá án thì ông nổi tiếng với vai trò người chồng yêu thương vợ hết mực. Crawford – người nhìn ra được tài năng của cô gái đang học đại học (Straling), đưa cô vào “thực chiến” để hỗ trợ đi tìm lời giải cho vụ án. Tuy là người có chức quyền nhưng Crawford luôn cư xử đúng mực, công tư phân minh. Xuyên suốt cả câu chuyện, Crawford hiện lên đầy uy nghiêm, có lúc nhẹ nhàng song đều thể hiện được kiểu nhân vật có tiếng nói và được lòng tin của mọi người.


Đọc hiểu bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng-tin được miêu tả như thế nào?

Lời giải 

Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng-tin;

- Sức khỏe yếu, đang nằm giường bệnh.

- Sợ hãi mỗi lần nhìn thấy Gia-ve.

- Cầu xin ông Man-đơ-len giúp đỡ.


Câu 2 (trang 39, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Vì sao người kể chuyện lại lưu ý “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”?

Lời giải 

Vì: phân biệt giữa Giăng Văn-giăng với Man-đơ-len. Hai cái tên nhưng cùng 1 người, Giăng Văn-giăng là tên hiện tại của ông còn Man-đơ-len là tên trước kia của ông.


Câu 3 (trang 40, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Chú ý cách miêu tả giọng nói của Gia-ve.

Lời giải

Giọng nói của Gia-ve có cái gì man rợ, điên cuồng. Đó không phải là tiếng người nói mà là tiếng ác thú gầm, không có vần nào ghi nổi giọng nói của hắn.


Câu 4 (trang 40, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Tại sao Phăng-tin cảm thấy “cả thế giới đang tan biến”?

Lời giải

Vì cô thấy ông thị trưởng Giăng Văn-giăng bị tên chó săn Gia-ve tóm cổ. Lúc này, ông đang cúi đầu trước tên Gia-ve

Câu 5 (trang 41, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Chú ý ngôn ngữ ra lệnh của Gia-ve và ngôn ngữ của Giăng Van-giăng qua lời đối thoại.

Lời giải 

- Ngôn ngữ ra lệnh của Gia-ve: trống không dù ông Giăng Văn-giăng lớn tuổi hơn tên Gia-ve, tiếng quát tháo, gầm gừ.

- Ngôn ngữ của Giăng Văn-giăng: khẩn cầu, tha thiết, thể hiện sự nhún nhường.


Câu 6 (trang 41, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Phăng-tin có phản ứng và cảm xúc như thế nào khi nghe nhắc đến đứa con gái của mình.

Lời giải 

Cảm xúc: kích động, hoang mang, rối loạn khi chưa tìm được đứa con gái của mình.


Câu 7 (trang 41, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Chú ý thái độ của Gia-ve khi nói về Giăng Van-giăng.

Lời giải 

Thái độ của Gia-ve: thiếu tôn trọng, xấc xược, coi thường Giăng Van-giăng. 


Câu 8 (trang 42, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Tại sao Gia-ve lại thấy run sợ?

Lời giải 

Vì Gia-ve thấy ông Giăng Van-giăng trong chớp mắt đã giật gãy cái gióng chính.


Câu 9 (trang 42, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Chú ý hình thức câu hỏi trong lời của người kể chuyện.

Lời giải 

Hình thức câu hỏi: người kể chuyện như đang hỏi chính mình và hỏi Giăng Van-giăng. 


Câu 10 (trang 43, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Thái độ của Giăng Van-giăng với Gia-ve thể hiện ở câu nói sau cùng trong đoạn trích.

Lời giải 

Thái độ: bình thản, như bất lực.


Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 45, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Có thể chia diễn biến đoạn trích này làm mấy phần? Hãy xác định mối liên hệ giữa các phần ấy.

Lời giải 

- Có thể chia diễn biến đoạn trích làm 2 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến Phăng-tin tắt thở): Gia-ve đến bắt tên tù khổ sai Giăng Van-giăng và gây nên cái chết của chị Phăng-tin.

+ Phần 2 (còn lại): Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền trước tên chó săn Gia-ve.

- Mối liên hệ: gắn bó với nhau. Phần 1 là sự tác động để phần 2 là lúc nhân vật Giăng Van-giăng tỏa sáng uy quyền của mình.


Câu 2 (trang 45, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Bạn cảm nhận như thế nào về thái độ và cách ứng xử của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin? Theo bạn, Giăng Van-giăng có thể đã nói với Phăng-tin điều gì sau khi Phăng-tin qua đời?

Lời giải

- Cảm nhận: ông Giăng van-giăng đối xử với chị Phăng-tin nhẹ nhàng, tôn trọng, thương cảm trước hoàn cảnh của chị, và cố gắng đi tìm đứa con gái mất tích cho chị.

- Có thể, Giăng Van-giăng đã thì thầm sẽ bằng mọi cách, tìm được đứa con gái cho Phăng-tin và mong cô hãy yên nghỉ.


Câu 3 (trang 45, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve hiện lên như thế nào? Nêu nhận xét của bạn về thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật này.

Lời giải 

- Nhân vật Gia-ve hiện lên là người:

+ Bộ mặt gớm ghiếc.

+ Cặp mắt như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ.

+ Giọng kinh hoàng, man rợ, điên cuồng.

+ Giọng nói như tiếng ác thú gầm.

+ Lời nói trống không, xấc xược.

+ Thái độ khinh bỉ người khác.

- Nhận xét: thái độ không ưa, căm ghét.


Câu 4 (trang 45, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Phân tích sự thay đổi trong ngôn ngữ và thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve theo diễn biến của đoạn trích.

Lời giải 

Phân tích:

- Trước khi chị Phăng-tin chết, ông Giăng Van-giăng còn có thái độ nhún nhường trước tên Gia-ve. 

- Sau khi chị Phăng-tin chết, ông Giăng Van-giăng không còn có thái độ nhún nhường để tên Gia-ve được nước lấn tới nữa. Hành động bẻ gãy thanh giường khiến Gia-ve phải khiếp sợ.


Câu 5 (trang 45, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba có được thể hiện trong đoạn trích này không? Vì sao?

Lời giải 

- Người kể chuyện ngôi thứ 3 được thể hiện quyền năng trong đoạn chính.

- Bởi: thông qua lời nói, diễn biến câu chuyện, người kể chuyện đã thể hiện được thái độ của mình đối với từng nhân vật. Người kể chuyện đã dẫn dắt người đọc cuốn theo câu chuyện của mình một cách hấp dẫn, thu hút.


Câu 6 (trang 45, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, nhân vật nào thật sự có uy quyền? Do đâu bạn khẳng định như vậy?

Lời giải

- Nhân vật thật sự có uy quyền là Giăng Van-giăng.

- Bởi lẽ, tuy lúc đầu, Giăng Van-giăng có thái độ nhún nhường với Gia-ve nhưng đấy là vì nghĩ cho Phăng-tin và ông cũng không muốn làm to mọi chuyện. Vậy nhưng, sau khi chị Phăng-tin chết, ông đã không còn giữ thái độ nhún nhường ấy nữa mà chuyển sang hành động quyết liệt hơn khiến tên Gia-ve phải khiếp sợ.


Câu 7 (trang 45, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Trong đoạn trích này, theo bạn, điều gì mới làm nên uy quyền của một con người?

Lời giải

Theo em, uy quyền của một người được làm nên bởi:

- Cách hành xử thấu đáo, phù hợp.

- Tính cách, phẩm chất tốt đẹp.

- Biết đối nhân xử thế.


Kết nối đọc - viết

Bạn có hứng thú khi đọc những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày quan điểm của mình về vấn đề này.

Lời giải 

Ta bắt gặp những tác phẩm tự sự được kể theo ngôi thứ nhất, song cũng không ít những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện ngôi thứ ba. Điều này gây hứng thú trong tôi. Bởi vì, người kể chuyện lúc này sẽ có cái nhìn khách quan, đánh giá được chiều sâu của vấn đề, biết được tính cách của từng nhân vật. Nếu ở tác phẩm tự sự xưng ngôi “tôi”, chúng ta chỉ biết được cảm xúc, suy nghĩ của một nhân vật “tôi”, còn các nhân vật khác sẽ dựa theo ý chí chủ quan của nhân vật “tôi” thì đến với người kể chuyện toàn tri, suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật đều được miêu tả một cách đầy đủ, đa chiều, không dựa trên ý chí chủ quan của một nhân vật. Hơn nữa, người kể chuyện có thể trực tiếp tác động vào câu chuyện theo ý muốn của mình. Và cũng như các tác phẩm tự sự khác, thông qua câu chuyện, người kể chuyện toàn tri luôn để lại những bài học, thông điệp để bạn đọc được tiếp thu, hoàn thiện nhân cách, đạo đức bản thân. Dù là ngôi kể nào được lựa chọn trong tác phẩm tự sự thì đều có ý đồ riêng của người cầm bút. Do vậy, dưới cái nhìn của bản thân, em có phần hứng thú với những câu chuyện được kể dưới ngôi thứ ba hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

I. Tiểu sử - Cuộc đời

- Vích-to Huy-gô (1802 – 1885)  là một thiên tài nở sớm và rọi sáng từ đầu thế kỉ XIX cho đến nay.

- Bản thân:

+ Thời thơ ấu: trải qua nhiều đau khổ do gia đình mâu thuẫn.

+ Ông sinh ra và lớn lên trong thế kỉ XIX, một thế kỉ đầy bão tố cách mạng

+ Là nhà văn nổi tiếng nước Pháp thế kỉ XIX, là chủ soái của dòng văn học lãng mạn tích cực

- Ông là một người suốt đời có những hoạt động  xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ đến những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại


Sự nghiệp văn học

Tác phẩm chính

- Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín ba mươi (1874)…

- Thơ: Lá thu (1831), Tia sáng và bóng tối (1840), …

- Kịch: Ec-na-ni (1830),...

=> Ông là nhà văn đầu tiên của nước Pháp sau khi mất được đưa vào chôn cất ở điện Păng-tê-ông, nơi trước đó chỉ dành cho vua, chúa.

Phong cách nghệ thuật

- Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí tưởng thẩm mỹ V. Huy-go đối với cuộc đời. Đó là Cái đẹp của Tình thương yêu hòa đồng, của Hạnh phúc bình đẳng và của sự Tiến bộ vô tận của Con người. Và đó chính là giá trị bất hủ của ý nghĩa nhân văn trong tác phẩm Victor Hugo.

- Ông đã không ngần ngại xác định chức năng của nghệ sĩ như là một "nhà tiên tri" (prophète), một "pháp sư" (mage), mà tác phẩm là một "âm vang" (écho sonore) của thời đại, hòa hợp cá nhân người sáng tạo với dân tộc, nhân loại và lịch sử trong nhiệm vụ cải tạo cuộc sống để do đó khẳng định vai trò và sứ mệnh cao quí của người nghệ sĩ.


II. Tìm hiểu tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền

  • Thể loại:  Tiểu thuyết
  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

Xuất xứ - Hoàn cảnh sáng tác

* Xuất xứ: "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" được trích trong tiểu thuyết lãng mạn nổi tiếng "Những người khốn khổ".

* Vài nét về tiểu thuyết "Những người khốn khổ"

- Hoàn cảnh sáng tác:

+ Tác phẩm được thai nghén gần 30 năm.

+ Ngay từ 1829,V.Huy-gô đã có ý định viết một cuốn tiểu thuyết về người tù khổ sai. Sau năm 1830 Huy-gô đặc biệt chú ý đến các vấn đề xã hội (phong trào đấu tranh của nhân dân lao động, những bất công xã hội, sự sa đoạ của con người). Huy-gô bắt tay vào việc sưu tầm tài liệu và bắt đầu viết bộ tiểu thuyết này vào năm 1840, thoạt đầu gọi là “Những cảnh cùng khổ” và hoàn thành nó vào năm 1861.

+ Được xuất bản năm 1862

-  Tiểu thuyết "Những người khốn khổ" được chia làm 5 phần

+ Phần thứ nhất: Phăng-tin     

+ Phần thứ hai: Cô-dét

+ Phần thứ ba: Ma- ri-uýt

+ Phần thứ 4: Tình ca phố Pơ- luy- mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ- ni.

+ Phần thứ 5: Giăng Van- giăng.

- Nội dung: Tái hiện lại khung cảnh Pari và nước Pháp ba thập kỉ đầu thế kỉ XIX, xoay quanh số phận nhân vật Giăng Van-giăng, từ khi được ra tù đến lúc qua đời trong lãng quên thầm thầm lặng với thông điệp: Trên đời, chỉ còn một điều ấy thôi, đó là yêu thương nhau.

- Giá trị:

+ Tư tưởng: Tác phẩm đã ghi lại những nét hiện thực về xã hội Pháp vào khoảng năm 1830 - cái xã hội tư sản tàn bạo và tình trạng cùng khổ của người dân lao động.

+ Nghệ thuật: Tác phẩm chứng tỏ được tài năng của Huy-gô qua bút pháp mang khuynh hướng nghệ thuật lãng mạn.

  • Tóm tắt: 

Phăng tin bị Gia-ve bắt bỏ tù, nhờ có Giăng Van-giăng chị mới thoát nạn rồi được đưa vào bệnh xá. Trong lúc đang hết lòng cứu giúp Phăng Tin, Giăng Van-giăng lại quyết định ra tòa tự thú vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan. Đoạn trích kể lại tình huống tên Gia-ve dẫn lính đến bắt Giăng Van-giăng khi ông đến thăm Phăng-tin ở bệnh xá. Khi Gia-ve đến, Phăng-tin nghĩ hắn đến bắt mình nên vô cùng sợ hãi. Vì không muốn dập tắt niềm hi vọng của Phăng-tin nên Giăng Van-giăng hạ mình cầu xin Gia-ve cho ông ba ngày để tìm ra con gái của chị. Nhưng Gia-ve vẫn tàn nhẫn tuyên bố Giăng Van-giăng là một tên tù khổ sai vượt ngục, hắn sẽ bắt ông. Nghe xong những lời lẽ ấy Phăng-tin đã tuyệt vọng tắt thở. Căm phẫn trước sự tàn nhẫn của Gia-ve, Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền khiến Gia-ve phải run sợ. Giăng Van-giăng đến chỗ Phăng- tin nói những lời cuối với chị rồi đứng dậy quay về phía Gia-ve và nói "giờ thì tôi thuộc về anh".

  • Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến "Phăng-tin đã tắt thở"): Gia-ve đến bắt Giăng Van-giăng khiến Phăng-tin đang bị bệnh càng khiếp sợ đến chết.

+ Phần 2 (Còn lại): Giăng Van-giăng từ biệt Phăng-tin, thầm hứa với linh hồn người phụ nữ bất hạnh.

  • Giá trị nội dung: 

- Thông qua hình ảnh Giăng Van-giăng, tác giả thể hiện, quan điểm, tư tưởng, niềm tin vào con đường cải tạo xã hội.

- Cho dù trong hoàn cảnh nào, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai

* Bài học:

- Luôn yêu thương, trân trọng con người.

- Luôn có niềm tin vào con người, vào lòng tốt và tình yêu thương đồng loại của con người.

  • Giá trị nghệ thuật: 

- Bút pháp lãng mạn của Huy – gô

- Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, phóng đại.

- Sử dụng yếu tố hư cấu

- Nghệ thuật đối lập khi xây dựng hình tượng nhân vật

          Gia-ve    >  <   Giăng-van-giăng

            (ác)                        (thiện)


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền

* Sự đối lập giữa hai nhân vật Gia-ve và Giăng Van-giăng

  •  Khi Gia – ve đến bắt Giăng Van-giăng dưới dự chứng kiến của Phăng-tin:

- Chân dung:

* Nhân vật Gia – ve

+ Giọng nói: man rợ, "điên cuồng như tiếng thú gầm".

+ Cặp mắt"nhìn như cái móc sắt từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ, đi thấu vào xương tủy".

+ Cái cười "ghê tởm phô tất cả hai hàm răng" Dùng từ thô lỗ, đầy vẻ khinh miệt, ác ý, độc địa.

=> Từ chỗ lột tả bản chất của Gia-ve qua cử chỉ, hành động tác giả đã vẽ nên ấn tượng về thái độ của Gia-ve qua đôi mắt nhìn của một loài ác thú,

=> Sự so sánh độc đáo đã tạo nên cho bạn đọc cảm giác về sự hiểm ác ẩn chìm trong ánh nhìn.

* Nhân vật Giăng Van - giăng

+ Giọng nói: một giọng nói hết sức nhẹ nhàng và điềm tĩnh: ”cứ yên tâm. Không phải nó đến bắt chị đâu”.

=> Có thể nói, Giăng Van-giăng là người biết đồng cảm và sẻ chia. Sự xuất hiện của con người này thật sự trở thành niềm an ủi, hạnh phúc cho Phăng-tin.

=> Điều này chứng tỏ Giăng Van-giăng là một người có bản lĩnh thép, không sợ cường quyền, ở trong hoàn cảnh này, bản lĩnh thép của Giăng Van-giăng lại tỏa sáng.

- Thái độ:

+ Gia-ve với Giăng Van-giăng:

Ban đầu “hắn đứng lì một chỗ mà nói”, ”kéo giật vào hắn”, sau đó hắn mới “lao tới tiến vào giữa phòng” , “nắm lấy cổ áo ông Thị trưởng”.

=>Tác giả sử dụng hàng loạt những động từ mạnh kế tiếp nhau với mức độ tăng dần nhằm miêu tả hành động của Gia - ve chứa đựng đầy đủ sự bạo tàn nham hiểm của một con ác thú.

=> Quả thật, Gia - ve hiện nguyên hình là một con ác thú không hơn không kém

+ Gia-ve với Phăng-tin:

> Gia-ve không hề quan tâm đến người bệnh là Phăng-tin

> Hắn quát tháo làm náo loạn cả phòng bệnh.

> Hắn không dấu điều mà Giăng-van-giăng phải bí mật với Phăng-tin khi hắn giễu cợt “Mày nói giỡn! Mày xin tao 3 ngày để chuồn hả? Mày bảo là đi tìm đứa con cho con đĩ kia! Á à! Tốt thật, tốt thật đấy!”

=>Thái độ hống hách, quát đạt trịnh thượng, coi khinh con người.

+ Giăng Van-giăng với Gia-ve :

> Thái độ : Đối lập với thái độ của Giave : Nếu như Gia-ve hùng hổ, hách dịch : « Nói to ! Nói to lên !...ai nói với ta thì phải nói to » thì Giăng-van-giăng lại hết sức nhã nhặn : « Tôi biết là anh muốn gì rồi ! »

=> Đây là một thái độ  hết sức khiêm nhường,tự kiềm chế biết mình biết người => Không hề muốn xảy ra xung đột, muốn giữ hòa khí`.

> Lời nói : « Thưa ông...Tôi muốn nói riêng với ông câu này »

=> Ngay cả khi Gia-ve nóng giận, cơn giận sôi sùng sục, bừng bừng khí thế gây chiến thì Giăng-van-giăng vẫn giữ phép lịch sự, từ tốn.

> Giăng-van-giăng có thái độ như thế để xin Giave gia hạn thêm ba ngày để tìm con cho Phăng tin.

+ Giăng Van-giăng với Phăng – tin:

> Yêu thương, trân trọng:

× Ông cầu xin Gia-ve gia hạn để tìm con cho Phăng-tin.

× Ông muốn giữ lời hứa với chị, vì không muốn chị đau khổ thêm nữa. Chứ thực sự, ông có một sức khỏe siêu việt, có thể trốn thoát khỏi tay Gia-ve bất cứ lúc nào.

=> Tất cả những hành động đó đều xuất phát từ lòng thương, sự chở che, bảo vệ con người. 

+ Thái độ của Phăng-tin:

× Với Giăng Van-giăng: Biết ơn, tin tưởng.

× Với Gia-ve: Sợ hãi, ghê tởm. “Chị không thể chịu đựng được bộ mặt gớm ghiếc ấy, chị thấy như chết lịm đi, lấy tay che mặt và kêu lên hãi hùng”, “Chị rùng mình”...

  • Khi Phăng-tin qua đời

- Hành động

Nhân vật Gia-ve

- Phát khùng hét lên, toan gọi lính tráng

- Đứng lại, tay nắm lấy đầu can, lưng tựa vào khung cửa

- Mắt không rời Giăng Văn-giăng

=> Trước những hành động của Giăng Van-giăng, Gia-ve đã phải run sợ.

Nhân vật Giăng Van-giăng

* Với Phăng - tin

- Hành động: Ngồi yên lặng, nâng đầu đặt ngay ngắn, thắt lại dây rút áo, vén gọn tóc, vuốt mắt cho chị.

=> Động thái trang nghiêm, từ tốn, đầy tình thương

=> Hình ảnh gợi xúc động trong lòng người đọc

* Với Gia-ve:

- Hành động : «  Giăng-van-giăng đi tới, giật gãy trong chớp mắt chiếc giường cũ nát...cầm lăm lăm cái thanh giường trong tay và nhìn Giave trừng trừng »

=>  Sử dụng động từ mạnh kết hợp với tính từ  thể hiện hành động mạnh mẽ, quyết liệt, dứt khoát không đắn đo, suy tính.

=> Giăng-van-giăng như người anh hùng sẵn sàng dùng sức mạnh để bảo vệ chở che cho những người cùng khổ

=> Biện pháp nghệ thuật so sánh; thay đổi nhịp điệu câu văn

- Thái độ:

+ Nhân vật Gia-ve với Giăng Van-giăng

> Thái độ: Gia-ve lạnh lùng tàn nhẫn trước tình máu mủ thiêng liêng hắn không một chút động lòng thương xót.

> Trái tim hắn không một chút tình người, hắn là một kẻ vô tình - một kẻ lòng lang dạ thú.

> Trước hành động cao thượng và rất người của Giăng Van-giăng, hắn đã lùi bước trong run sợ.

=> Hình ảnh của một loài ác thú.

=> Gia-ve đứng trên công lí của nền dân chủ tư sản Pháp

+ Nhân vật Giăng Van-giăng với Gia-ve

> Thái độ: Sau khi Phăng-tin chết, Giăng Van-giăng không nín nhịn nữa ông đã phản ứng : "Để tay lên bàn tay Gia-ve đang túm lấy ông, cậy bàn tay hắn ra như cậy bàn tay trẻ con và bảo hắn: Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó"

=> Giăng Van - giăng dần khôi phục lại uy quyền. Lời nói của Giăng Van-giăng tuy từ tốn nhưng có một sức mạnh lớn lao như lời kết án của quan tòa. Địa vị người thực thi công lí đã thay đổi.

=> Giăng Van-giăng dựa trên công lí của lương tri. Chính lương tri đạo đức con người đã mang lại cho Giăng Van-giăng một sức mạnh vô song.

 * Chi tiết cuối: Giăng Van-giăng thì thầm điều gì bên tai Phăng-tin (lúc ấy đã chết rồi) đề rồi sau đó “gương mặt Phăng-tin sáng rỡ lên một cách lạ thường”.

=> Là biểu hiện độc đáo của nghệ thuật lãng mạn, hướng tới cái khác thường, phi thường trong hoàn cảnh khác thường.

=> Đó chính là nụ cười biểu trưng cho niềm tin tưởng của Phăng – tin trước tấm lòng Giăng Van – giăng, rằng sẽ cứu được đứa con của cô.

* Lời bình luận ngoại đề của tác giả:

-  Một loạt các câu hỏi liên tiếp:

+ Khẳng định niềm tin vào sức mạnh của cái thiện

+ Như một niềm trân trọng, an ủi của tác giả

+ Thể hiện tư tưởng, quan điểm của nhà văn trong bất kì khó khăn và tuyệt vọng nào, con người chân chính bằng ánh sáng tình thương có thể đánh đuổi được cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai.

- "Giờ thì tôi thuộc về anh"

=> Câu nói đưa ta trở về với hiện thực khắc nghiệt nhưng câu nói ấy vẫn toát lên một sự thanh thản, sẵn sàng chờ đón tất cả, thoải mái tự do đến lạ thường => Bản chất của sự khôi phục uy quyền tập trung ở cả câu nói này. Gia-ve không thể bắt được Giăng Van-giăng mà chỉ Giăng Van-giăng tự nộp mình vào tay Gia-ve.


* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): 

- Người có uy quyền hoặc là người có địa vị xã hội cao, giàu có, khiến người khác nể sợ hoặc là người có tài năng kiệt xuất, khiến người khác dè chừng và ngưỡng mộ. 

- Một nhân vật có uy quyền: Nhân vật hiệu trưởng Albus Dumbledore trong tiểu thuyết “Harry Potter”. Trong truyện, nhân vật được xây dựng là pháp sư vĩ đại và xuất chúng nhất mọi thời, đến Chúa tể Hắc Ám cũng phải kính nể và e sợ, là một vị hiệu trưởng đáng kính của trường học pháp thuật. Nhân vật tạo nên uy quyền bằng tài năng xuất chúng.


* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng-tin được miêu tả như thế nào?  

- Trong truyện, Phăng-tin là một nữ công nhân bất hạnh (nghèo khổ, phải bán tóc, bán răng để nuôi con).

- Hiện Phăng-tin đang nằm trên giường bệnh trong bệnh xá, đang hết sức ốm yếu; khao khát được gặp con trước khi mất.


2. Vì sao người kể chuyện lại lưu ý “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”? 

- Giăng Van-giăng khi trở thành thị trưởng đã lấy tên là Ma-đơ-len. Nhưng để cứu một người vô tội bị nhận nhầm thành mình, Giăng Van-giăng đã đến tòa thú nhận thân phận thực.

- “Từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”, tức là Giăng Van-giăng đã quay trở về thành thơ xén cây bình thường khi xưa, không còn là thị trưởng uy quyền nữa.


3. Chú ý cách miêu tả giọng nói của Gia-ve.  

+ Giọng điệu “man rợ, điên cuồng”

+ Giọng nói “không phải tiếng người nói mà là tiếng ác thú gầm”

Qua giọng nói đã hé mở tính cách điên cuồng, tàn nhẫn, hung ác của nhân vật.


4. Tại sao Phăng-tin cảm thấy “cả thế giới đang tan biến”? 

- Đối với Phăng-tin, Giăng Van-giăng là thị trưởng luôn làm việc thiện và giúp người nghèo, là hiện thân cho cái đẹp, cái thiện, là sự dũng cảm của chị: “Nhưng ông thị trưởng vẫn đứng đó. Chị còn sợ gì nữa?”

- Nhưng khi thấy tên chó săn tóm cổ Giăng Van-giăng, và “ông thị trưởng cúi đầu”, Phăng-tin tưởng như thấy cái thiện đang cúi đầu chịu thua cái ác. Chị thấy thế giới tốt đẹp này đã biến mất theo cái cúi đầu đó.


5. Chú ý ngôn ngữ ra lệnh của Gia-ve và ngôn ngữ của Giăng Van-giăng qua lời đối thoại.  

- Gia-ve: lời nói cộc lốc, quát nạt, nôn nóng, ép buộc (“Mau lên!”, “Nói to, nói to lên!”, “Ta bảo mày nói to lên cơ mà.”), khinh thường đối phương (cách xưng hô “ta-mày”).

- Giăng Van-giăng: lời nói nhẹ nhàng, lịch sự (cách xưng hô “tôi-ông”), bình tĩnh, kiên định.


6. Phăng-tin có phản ứng và cảm xúc như thế nào khi nghe đến đứa con gái của mình?   

- Phăng-tin có phản ứng mạnh khi nghe đến đứa con: chị “run lên bần bật”, các lời thoại liên tiếp cất lên, đều là những câu kết thúc bằng dấu chấm than, thể hiện cảm xúc dâng trào của chị - Phăng-tin rất muốn, rất khao khát được gặp con gái mình trước khi mất.


7. Chú ý thái độ của Gia-ve khi nói về Giăng Van-giăng.

Trong cuộc đối thoại với Phăng-tin, Gia-ve tỏ ý khinh thường Giăng Van-giăng khi nhắc đến quá khứ của Giăng Van-giăng: “Cái xứ chó đểu gì mà những thằng tù đi đày thì làm ông nọ ông kia”.


8. Tại sao Gia-ve lại thấy run sợ?

- Gia-ve run sợ trước sức mạnh của Giăng Van-giăng, khi Giăng Van-giăng tay không bẻ gãy cái gióng giường, và cầm cái gióng đó “trợn mắt nhìn Gia-ve”. Gia-ve run sợ trước lời cảnh báo của Giăng Van-giăng: “Tôi khuyên anh đừng có quất rầy tôi lúc này”.

- Bởi vì trước đó, Giăng Van-giăng đã kết tội Gia-ve là kẻ “giết chết người đàn bà này rồi”, nên khi thấy Giăng Van-giăng tiến lại gần, Gia-ve run sợ.


9. Chú ý hình thức câu hỏi trong lời của người kể chuyện.

- Người kể chuyện nói thay những câu hỏi mà người đọc cùng thắc mắc khi đọc đến tình tiết Giăng Van-giăng ghé lại thì thầm bên tai Phăng-tin. Qua một loạt câu hỏi, nhà văn đã gợi liên tưởng đến mối liên hệ giữa hai con người khốn khổ, đến việc Giăng Van-giăng thực hiện lời hứa. 

- Đồng thời, đoạn trữ tình ngoại đề này đã góp phần soi sáng tư tưởng tác phẩm: vượt lên trên hiện thực để vươn tới cái đẹp, cái thiện.


10. Thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve thể hiện ở câu nói sau cùng trong đoạn trích.

- Giăng Van-giăng nói với Gia-ve: “Giờ anh muốn làm gì thì làm”. Câu nói thể hiện sự bình thản, ung dung của Giăng Van-giăng. Giăng Van-giăng không sợ Gia-ve, không lo lắng đến việc bị Gia-ve bắt.


* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Văn bản “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” là đoạn cuối của phần “Phăng-tin” trong bộ tiểu thuyết “Những người khốn khổ”, xxay quanh cuộc gặp gỡ của Giăng Van-giăng và Phăng-tin trong bệnh xá, sau khi Giăng Van-giăng quyết định tự thú để cứu người bị nhận oan. Cuối văn bản, Phăng-tin mất trước khi biết sự thật về ông thị trưởng và con gái mình. Giăng Van-giăng đã rơi vào tay Gia-ve.


Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): 

Có thể chia diễn biến đoạn trích thành hai phần:

+ Phần 1 (từ đầu... Phăng-tin đã tắt thở): Gia-ve đến bắt Giăng Van-giăng khiến Phăng-tin đang bị bệnh càng khiếp sợ đến chết. 

+ Phần 2 (còn lại): Giăng Van-giăng từ biệt Phăng-tin, thầm hứa với linh hồn người phụ nữ bất hạnh, khôi phục “uy quyền” trước Gia-ve.


Câu 2 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Thái độ và cách ứng xử của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin:

+ Trước sự hốt hoảng của Phăng–tin khi Gia-ve đến: Trấn an Phăng-tin, quyết tâm tìm đứa con cho chị với thái độ đầy trách nhiệm.

– Khi Phăng–tin chết: Giăng Van-giăng xót thương vô hạn, thì thầm vào tai chị, sửa lại mái tóc cho chị, vuốt mắt cho chị, đặt lên bàn tay chị một nụ hôn.

🡪 Hành động thể hiện thái độ yêu thương của những người cùng khổ với nhau; lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm và bản lĩnh cứng cỏi ở Giăng Van-giăng.

- Theo tôi, Giăng Van-giăng có thể sẽ nói với Phăng-tin về lời hứa nhất định sẽ tìm được đứa con của chị, an ủi linh hồn của Phăng-tin được yên nghỉ, Phăng-tin sẽ được “đi vào bầu ánh sáng vĩ đại của Chúa”, không còn phải chịu khổ sở nơi trần gian nữa.


Câu 3 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Trong đoạn trích này, V. Huy-gô đã có dụng ý miêu tả Gia-ve như một con thú qua các góc độ: bộ dạng, ngôn ngữ, hành động của hắn. 

+ Bộ dạng thú dữ vồ mồi : tiếng thét của hắn: "Mau lên" được miêu tả “không phải là tiếng người mà là tiếng thú gầm”, quát tháo ầm ĩ trong bệnh xá.

+ Hành động thôi miên con mồi ("đứng lì một chỗ”), nhìn chằm chằm vào con mắt (“cặp mắt nhìn như cái móc sắt”).

+ Động tác lao tới con mồi ("tiến vào giữa phòng”).

+ Cười đắc thắng (nhưng là “cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng”).

+ Bản tính vô cảm, vô nhân tính: phủ nhận tình cảm mẹ con của Phăng-tin, vô cảm trước nỗi đau tuyệt vọng của Phăng-tin, vô cảm trước cái chết của Phăng-tin.

- Người kể chuyện thể hiện thái độ căm ghét, khinh bỉ đối với nhân vật Gia-ve.


Câu 4 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Đầu đoạn trích (trước khi Phăng-tin chết): Giăng Van-giăng nói năng lễ phép với Gia-ve, xưng là “tôi - ông”, bị Gia-ve “túm lấy cổ áo", bị xưng hô “mày - tao” nhưng vẫn bình tĩnh, nhún nhường, cầu xin Gia-ve.

- Phần sau của đoạn trích, sau khi Phăng-tin mất: hành động quyết liệt, dứt khoát, kết tội Gia-ve (“Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó”), tìm vũ khí tự vệ (“giật gẫy trong chớp mắt” một “cái thanh giường”), sẵn sàng đối diện với Gia-ve bằng tư thế ngang hàng (“nhìn Gia-ve trừng trừng”), chủ động yêu cầu Gia-ve (“tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này”). Cách xưng hô đã thay đổi sang vị thế ngang hàng (“tôi - anh”).


Câu 5 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ b có được thể hiện trong đoạn trích này, tuy nhiên không phải được thể hiện ở tất cả các tình tiết truyện.

- Biểu hiện của quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba: người kể chuyện biết hết những sự việc sẽ xảy ra, biết được cả một số tâm tư, suy nghĩ của nhân vật khi thực hiện hành động đó.

+ Người kể chuyện ngôi thứ ba đưa ra ra thái độ tâm tư của nhân vật Gia-ve khi hắn vừa mới gặp gvg: “Hắn coi gvg như một kẻ đấu thầu bí hiểm…”. Động từ “coi” ở đây cho thấy người kể chuyện đã xâm nhập vào thế giới nội tâm của nhân vật Gia-ve.

+ Người kể chuyện xâm nhập vào thế giới nội tâm của Phăng-tin để miêu tả các cung bậc cảm xúc của chị: “Chị còn trông thấy một sự vô lý vô lý đến nỗi ngay trong những cơn sốt mê sảng hãi hùng nhất chị cũng không hề thấy có điều như vậy”.

- Tuy nhiên vẫn có những đoạn người kể chuyện ngôi thứ ba không sử dụng quyền năng toàn tri của mình. Ở đoạn cuối, người kể chuyện đã không nêu rõ cho người đọc biết nhân vật gvg thầm thì điều gì vào tai Phăng-tin. Khi không sử dụng quyền năng toàn tri, người kể chuyện ngôi thứ ba đã để người đọc tự tưởng tượng theo mạch truyện.


Câu 6 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trong đoạn trích nhân vật gvg là người thực sự có uy quyền. Tuy Gia-ve là người đã khôi phục uy quyền của một người nhà nước đi bắt kẻ phạm tội, nhưng gvg mới là người nắm quyền chủ động trong tư thế hiên ngang. Sau khi Phăng-tin đột ngột qua đời, gvg không nhún nhường như trước, mà trở nên hiên ngang, quyền uy, trong tư thế đại diện cho cái thiện, khiến Gia-ve phải run sợ.


Câu 7 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Điều thực sự làm nên uy quyền của một con người đấy là việc người ta đại diện cho cái thiện, đại diện cho chính nghĩa, thể hiện lòng thương người và khiến cho những người khác phải nể phục mình. Uy quyền được tạo nên từ sự bình tĩnh, ung dung, hiên ngang, đường hoàng, không phải được tạo nên từ sự bạo lực, ép buộc.


* Kết nối đọc – viết

Bài tập (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Bạn có hứng thú khi đọc những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày quan điểm của mình về vấn đề này.

Đoạn văn tham khảo:

Đối với những tiểu thuyết dài, nhiều tình tiết, nhiều nhân vật, việc tác phẩm được kể bởi người kể chuyện toàn tri giúp người đọc có thể nắm bắt mạch truyện tốt hơn, dễ dàng hơn, hiểu rõ được tâm tư, tình cảm, thái độ của từng nhân vật. Tuy nhiê,n đối với những tác phẩm tự sự ngắn, việc người kể chuyện ngôi thứ ba thực hiện chức năng toàn tri có thể sẽ tước đi cơ hội tưởng tượng và ảnh hưởng đến trải nghiệm của người đọc đọc. Nếu tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri, tác phẩm đó sẽ chỉ có một cách lý giải, có một thái độ đánh giá được hướng dẫn sẵn, và khó có được được sự đồng sáng tạo nơi người đọc. Vì vậy, sự phối kết hợp giữa việc người kể chuyện thực hiện và không thực hiện chức năng toàn tri trong từng đoạn truyện có thể đem đến hiệu quả tốt nhất cho một tác phẩm tự sự.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

KHỞI ĐỘNG

Câu 1: Bạn hình dung như thế nào về một con người có uy quyền?

Trả lời:

Tôi hình dung một con người có uy quyền là một người mà lời nói của họ có trọng lượng, người khác phải nghe theo, kính nể.


Câu 2: Bạn đã từng đọc cuốn sách hay xem bộ phim nào mà trong đó có nhân vật thực sự là một người uy quyền? Bạn hãy chia sẻ ấn tượng của mình về nhân vật ấy.

Trả lời:

Tôi đã từng xem các bộ phim cổ trang Trung Quốc. Nhân vật thực sự có uy quyền thường là Hoàng Thái Hậu, Hoàng Hậu, Hoàng Thượng.


ĐỌC

Câu 1: Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng-tin được miêu tả như thế nào?

Trả lời:

Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng-tin được miêu tả là chị đang ốm yếu, dù không biết chuyện gì đang xảy ra nhưng chị đinh ninh là Gia-ve lại muốn bắt chị. Bộ mặt gớm ghiếc của hắn khiến chị không chịu nổi, cảm thấy như tắt thở, chị lấy tay che mặt và kêu lên, giọng kinh hoàng. Có thể thấy Phăng-tin đang cảm thấy hoảng sợ.


Câu 2: Vì sao người kể chuyện lại lưu ý "từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi"?

Trả lời:

 Người kể chuyện lưu ý "từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi" vì Giăng Van-giăng đã tự thú thân phận thực sự của mình, anh không còn là thị trưởng Ma-đơ-len.


Câu 3: Chú ý cách miêu tả giọng nói của Gia-ve.

Trả lời:

Cách miêu tả giọng nói của Gia-ve cho thấy Gia-ve là một nhân vật tàn ác, nhẫn tâm, đang gào thét để thỏa mãn sự hung hăng của mình.


Câu 4: Tại sao Phăng-tin cảm thấy "cả thé giới đang tan biến"?

Trả lời:

Phăng-tin cảm thấy "cả thế giới đang tan biến" vì "chị trông thấy tên chó săn Gia-ve tóm cổ ông thị trưởng và chị thấy ông thị trưởng cúi đầu", những gì chị tin tưởng trước nay lại bị thay đổi.


Câu 5: Chú ý ngôn ngữ ra lệnh của Gia-ve và ngôn ngữ của Giăng Van-giăng

Trả lời:

Qua lời đối thoại, ta thấy ngôn ngữ ra lệnh của Gia-ve cho thấy sự đắc ý, hống hách, ra oai và muốn người khác phải quỵ lụy mình. Ngôn ngữ của Giăng Van-giăng vẫn chừng mực, lịch sự, khiêm tốn.


Câu 6:  Phăng-tin có phản ứng và cảm xúc như thế nào khi nghe nhắc đến đứa con gái của mình?

Trả lời:

Khi nghe nhắc đến đứa con gái của mình, Phăng-tin có phản ứng là run lên bần bật và cảm xúc của cô lúc này bị kích động.


Câu 7: Chú ý thái độ của Gia-ve khi nói về Giăng Van-giăng.

Trả lời:

Khi nói về Giăng Van-giăng, Gia-ve có thái độ miệt thị, khinh thường.


Câu 8: Tại sao Gia-ve lại thấy run sợ?

Trả lời:

Gia-ve run sợ vì Giăng Van-giăng vì sức mạnh và lời nói của Giăng Van-giăng.


Câu 9: Chú ý hình thức câu hỏi trong lời của người kể chuyện.

Trả lời:

 Hình thức câu hỏi trong lời của người kể chuyện đang dẫn dắt và đồng hành cùng người đọc.


Câu 10: Thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve thể hiện ở câu nói sau cùng trong đoạn trích.

Trả lời:

Thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve thể hiện ở câu nói sau cùng trong đoạn trích cho thấy sự phớt lờ, thả trôi, mặc kệ có phần khinh thường của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve.


B. Bài tập và hướng dẫn giải

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Có thể chia đoạn trích làm mấy phần? Hãy xác định mối liên hệ giữa các phần ấy.

=> Xem hướng dẫn giải

Có thể chia văn bản thành hai phần:

- Phần 1: Từ đầu... Phăng tin tắt thở: Gia-ve tới bắt Giang Van-giăng, gây ra cái chết của Phăng-tin.

- Phần 2: Còn lại: Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền.


Câu 2: Bạn cảm nhận như thế nào về thái độ và cách ứng xử của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin? 

=> Xem hướng dẫn giải

- Giăng Van-giăng có thái độ cảm thông, cư xử mềm mỏng, nhẹ nhàng, tôn trọng Phăng-tin.

- Theo tôi, Giăng Van-giăng có thể đã "thì thầm bên tai Phăng-tin" ngay sau khi chị qua đời là lứa sẽ đem Cô-dét - con gái của chị về.


Câu 3: Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve hiện lên như thế nào? Hãy nhận xét về thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật này.

=> Xem hướng dẫn giải

* Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve hiện lên:

- Có "bộ mặt gớm ghiếc".

- Lời nói cộc lốc, thể hiện sự hách dịch, thô bỉ, điên cuồng, là "tiếng ác thú gầm".

- Cặp mắt "nhìn như cái móc sắt".

- Điệu cười dữ tợn, phô cả hàm răng.

* Thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật này là thái dô đối nghịch, khinh ghét.


Câu 4: Phân tích sự thay đổi trong ngôn ngữ và thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve theo diễn biến của đoạn trích.

=> Xem hướng dẫn giải

Sự thay đổi trong ngôn ngữ và thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve theo diễn biến của đoạn trích:

- Trước khi Phăng-tin chết: Giăng Van-giăng có thái độ mềm mỏng, nhún nhường Gia-ve.

- Sau khi Phăng-tin chết: Giăng Van-giăng trở nên mạnh mẽ, quyết liệt hơn, không còn nể Gia-ve như trước. Hành động bẻ gãy thanh giường sắt và lời nói rất nhỏ mang tính đe dọa của anh khiến Gia-ve phải run sợ.

=> Giăng Van-giăng từ sự mềm mỏng có phần nhún nhường đã trở nên quyết liệt, mạnh mẽ hơn. Nói cách khác, anh đang "lấy lại uy quyền".


Câu 5: Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba có được thể hiện trong đoạn trích này không? Vì sao?

=> Xem hướng dẫn giải

Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba chưa được thể hiện hết trong đoạn trích này. Vì:

- Người kể chuyện đã đưa cho người đọc cái nhìn có mang thái độ của mình: bênh vực Giăng Van-giăng, Phăng-tin và lên án Gia-ve.

- Tuy nhiên, quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba chưa được thể hiện hết vì đã không thể biết Giăng Van-giăng thì thầm điều gì vào thi thể của Phăng-tin.


Câu 6: Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, nhân vật nào thật sự có uy quyền? Do đâu bạn khẳng định như vậy?

=> Xem hướng dẫn giải

- Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, nhân vật Giăng Van-giăng thật sự có uy quyền.

- Tôi khẳng định như vậy vì Giăng Van-giăng là người lễ độ, anh biết mình có thể đánh bại Gia-ve nhưng anh chỉ thể hiện nó khi cần thiết


Câu 7: Trong đoạn trích này, theo bạn, điều gì mới làm nên uy quyền của một con người?

=> Xem hướng dẫn giải

Trong đoạn trích này, theo tôi, điều làm nên uy quyền của một con người là: tình thương người, sự lương thiện và lòng dũng cảm.


KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

Bạn có cảm thấy hứng thú khi đọc những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri không

=> Xem hướng dẫn giải

Các tác phẩm tự sự thường được kể bởi người kể chuyện toàn tri hoặc từ điểm nhìn của các nhân vật (hạn tri). Có người cho rằng, người kể chuyện toàn tri là một ước vọng phi thực tế. Vì vậy mà họ thích câu chuyện được kể từ điểm nhìn của các nhân vật trong truyện hơn. Nhưng cũng có người lại thích đọc tác phẩm được kể bởi người kể chuyện toàn tri. Vì khi đó người đọc có được cái nhìn bao quát về sự việc. Dù tác phẩm tự sự có được kể bởi người kể chuyện toàn tri hay không, tôi cũng đều hứng thú nếu tác phẩm đó có một cốt truyện hấp dẫn hay ngôn từ và thông điệp hay, ý nghĩa. Người kể chuyện của tác phẩm với tôi chỉ là một yếu tố.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

I. Tìm hiểu chung.

  • Tác giả: Vích-to-Huy-gô.

Huy-gô (1802 – 1885) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng cảu nước Pháp và thế giới, là danh nhân văn hóa của nhân loại, người bạn lớn của những người khốn khổ luôn hoạt động vì sự tiến bộ của con người.

Mặc dù trải qua những năm tháng tuổi thơ vất vả, giằng xé trong tình cảm do cha và mẹ có mâu thuẫn, nhưng V. Huy-gô đã tận dụng được kho sách quí báu cùng sự giáo dục của mẹ và những trãi nghiệm khi theo cha chuyển quân để vươn lên trở thành một tên tuổi được cả thế giới ngưỡng mộ.

Sáng tác của V. Huy-gô thể hiện một tình yêu thương bao la đối với những người nghèo khổ. Sáng tác và cuộc đời gắn với thế kỉ XIX- thế kỉ đầy bão tố cách mạng. Ông là cây đại thụ, nhà văn lớn của nước Pháp và nhân loại thế kỉ XIX

Vích-to-Huy-gô là nghệ sĩ toàn diện, sáng tác 3 thể loại:

+ Tiểu thuyết: Những người khốn khổ (1862), Nhà thờ đức bà Pari (1831)
+ Thơ: Tia sáng và bóng tối (1840), Trừng phạt (1853)
+ Kịch: Ecnani (1830)

– Tác phẩm thể hiện lòng thương yêu bao la đối với những người dân lao động nghèo khổ.

  • Tác phẩm: “Những người khốn khổ”.

– Sáng tác năm 1862.

– Cấu trúc: Gồm 5 phần, hơn 2000 trang, hàng trăm nhân vật.

– Nội dung: Tái hiện khung cảnh Pari và nước Pháp ba thập kỉ đầu thế kỉ 19, xoay quanh nhan vạt Giăng Van-giăng từ khi được ra tù đến lúc qua đời, với một thông điệp: trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau.

– Tóm tắt tác phẩm: Vì muốn cứu một nạn nhân mà Gia- ve bắt oan la Săng-ma-chiơ, Giăng-van-giăng buộc phải rự thú mình là ai và Ma-đơ-len chỉ là một cái tên giả. Bởi vậy, ông phải đến từ giã Phăng – tin trong khi nàng chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn đó. Đoạn trích đã kể lại tình huống thanh tra cảnh sát Giave – một hung thần ác sát đối với thế giới tội phạm dẫn lính đến bắt Giăng-van-giăng ở phòng bệnh của Phăng – tin, trước sự chứng kiến của Phăng- tin.

  • Đoạn trích: Người cầm quyền khôi phục uy quyền

– Xuất xứ – vị trí đoạn trích: Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền nằm ở đoạn cuối cùng của phần thứ nhất – mang tên “Phăng-tin” của bộ tiểu thuyết Những người khốn khổ của Vích-to-Huy-gô. Phăng-tin, thị trưởng Ma-đơ-len (Giăng Van-giăng) rơi vào tay Gia-ve. Phăng-tin tắt thở trước khi biết sự thật về ông thị trưởng và con gái mình.

Đoạn trích có một vị trí đặc biệt trong diễn biến cốt truyện về nhân vật trung tâm, đó là khi Giăng van- Giăng (sau một thời gian thành đạt làm thị trưởng với tên gọi là Ma-đơ-len và giúp đỡ rất nhiều người) đã quyết định tự thú để cứu Săng-ma-chi-ơ bị bắt oan. Ở thời điểm ấy Ma-đơ-len đang cứu giúp Phăng-tin. Ông phải đến từ giã cô trong khi cô chưa hề biết gì về sự thật tàn nhẫn.

– Bố cục: 3 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến “Phăng-tin đã tắt thở“): Gia-ve đến bắt Giăng Van-giăng khiến Phăng-tin đang bị bệnh càng khiếp sợ đến chết.
+ Phần 2 (Còn lại): Giăng Van-giăng từ biệt Phăng-tin, thầm hứa với linh hồn người phụ nữ bất hạnh.


* Tóm tắt:

Vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng-van-giăng buộc phải tự thú mình là ai. Bởi vậy, ông đến từ giã Phăng-tin. Gia-ve đã theo ông đến tận bệnh xá nơi Phăng-tin nằm. Khi Gia-ve đến, Phăng-tin tỏ ra vô cùng sợ hãi vì nghĩ rằng hắn đến bắt mình. Giăng-van-giăng cầu xin Gia-ve cho ông ta ba ngày để tìm ra đứa con gái cảu Phăng-tin, nhưng hắn không đồng ý còn liên tục buông lời chửi mắng sỉ nhục Ma-đơ-len và Phăng-tin dù chị đang ốm nặng. Gia-ve túm lấy cổ áo của Ma-đơ-len, nói “không có thị trưởng nào cả, chỉ có một tên cướp, một tên tù khổ sai”. Khi nghe xong những lời ấy, Phăng-tin vô cùng sợ hãi đã tắt thở. Giăng-van-giăng chạy trốn nên hắn đành im lặng. Giăng-van-giăng đến chổ Phăng-tin nói những lời cuối với chị rồi đứng dậy quay về phí Gia-ve và nói “giờ thì tôi thuộc về anh”.


* Nội dung và nghệ thuật

Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” tái hiện khung cảnh Pari và nước Pháp ba thập kỉ đầu thế kỉ 19, xoay quanh nhan vạt Giăng Van-giăng từ khi được ra tù đến lúc qua đời, với một thông điệp: trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau. Đây là một câu chuyện đầy kịch tính với những hình tượng tương phản đối lập, qua đó, Huy-gô muốn gửi tới bạn đọc một thông điệp: trong hoàn cảnh bất công và tuyệt cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai.


* Ý nghĩa nhan đề: “Những người khốn khổ”

Những người khốn khổ mà tác giả muốn đề cập đến là nạn nhân của cường quyền và áp bức (một người đang bị bắt, một người ốm sắp chết mong được gặp con). Họ là những người khốn khổ cùng cưu mang giúp đỡ nhau trong tình yêu thương đồng loại


Trước khi đọc

Câu 1. Bạn hình dung như thế nào về một con người có uy quyền?

Người có uy quyền sẽ khiến người khác cảm thấy nể phục, sợ hãi.


Câu 2. Bạn đã từng đọc cuốn sách hay xem bộ phim nào mà trong đó có nhân vật thực sự là một người uy quyền? Bạn hãy chia sẻ ấn tượng của mình về nhân vật ấy.

- Ví dụ như: Trong phim Tây Du Kí, Ngọc Hoàng là một người uy quyền…


Đọc văn bản

Câu 1. Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng-tin được miêu tả như thế nào?

Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng-tin: Đầu óc ốm yếu của chị không hiểu được một cái gì cả, nhưng chị đinh ninh là Gia-ve muốn bắt chị. Chị không chịu đựng được bộ mặt gớm ghiếc của hắn.


Câu 2. Vì sao người kể chuyện lại lưu ý “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”?

Vì Giăng Van-giăng đã tự thú thân phận thực sự của mình, và ông không còn là thị trưởng Ma-đơ-len.


Câu 3. Tại sao Phăng-tin cảm thấy “cả thế giới đang tan biến”?

Phăng-tin trông thấy Gia-ve tóm cổ ông thị trưởng, và chị thấy ông thị trưởng cúi đầu. Điều đó khiến hy vọng, niềm tin của chị bị dập tắt.


Câu 4. Phăng-tin có phản ứng và cảm xúc như thế nào khi nghe nhắc đến đứa con gái của mình?

Phăng-tin run lên bần bật, muốn đi tìm con gái.


Câu 5. Tại sao Gia-ve lại thấy run sợ?

Gia-ve run sợ trước hành động giật gãy cái thanh giường cùng với ánh nhìn đầy sự tức giận và uy quyền của Giăng Van-giăng.


Trả lời câu hỏi

Câu 1. Có thể chia đoạn trích làm mấy phần? Hãy xác định mối liên hệ giữa các phần ấy.

  • Phần 1. Từ đầu đến “Chị rùng mình”: Khi Giăng Van-giăng vẫn còn uy quyền của một thị trưởng.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “Phăng-tin đã tắt thở”: Thân phận của Giăng Van-giăng bị lộ.
  • Phần 3. Còn lại: Giăng Van-giăng khôi phục lại uy quyền.

=> Các phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.


Câu 2. Bạn cảm nhận như thế nào về thái độ và cách ứng xử của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin? Theo bạn, Giăng Van-giăng có thể đã “thì thầm bên tai Phăng-tin” điều gì ngay sau khi chị qua đời?

- Thái độ và cách ứng xử của Giăng-van-giăng đối với Phăng-tin: Nhẹ nhàng, mềm mỏng và cảm thông trước hoàn cảnh của người phụ nữ bất hạnh.

- Giăng Van-giăng có thể đã “thì thầm bên tai Phăng-tin”: Chị hãy yên nghỉ, tôi sẽ tìm được đứa con gái tội nghiệp về cho chị.


Câu 3. Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve hiện lên như thế nào? Hãy nhận xét về thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật này.

  • Nhân vật Gia-ve

- Nghề nghiệp: là một viên cảnh sát - đại diện cho công lý.

- Ngoại hình:

  • Khuôn mặt: “bộ mặt gớm ghiếc”, đáng sợ đến mức khiến Phăng-tin chỉ mới nhác trông thấy đã như “chết lịm đi”...
  • Giọng nói: lạnh lùng, cộc lốc với tiếng thét “Mau lên!”, “man rợ và điên cuồng, không còn là tiếng người nói mà lá tiếng thú gầm”.
  • Ánh mắt giống như “cái móc sắt”, “từng quen kéo giật về phía hắn bao nhiêu kẻ khốn khổ”.
  • Nụ cười “ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng”.

=> Ngoại hình giống như một con thú đang đói khát lâu ngày đang chờ để nhảy vào con mồi của mình.

- Thái độ:

  • Lạnh lùng, tàn nhẫn trước nỗi khổ của Phăng-tin.
  • Không cảm thấy xót thương cho cái chết của người đàn bà tội nghiệp.

=> Gia-ve mang nội tâm của một con quỷ tàn nhẫn.

  • Thái độ của người kể chuyện: Căm ghét, coi thường.

Câu 4. Phân tích sự thay đổi trong ngôn ngữ và thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve theo diễn biến của đoạn trích.

- Trước khi Phăng-tin chết: nhẹ nhàng, nhún nhường, ngôn ngữ nói chuyện tinh tế hòng che giấu sự thật về Cô-dét, về mình để Phăng-tin có cơ hội sống.

- Sau cái chết của Phăng-tin: thay đổi, khôi phục lại uy quyền với ngôn ngữ lạnh lùng và dứt khoát, kết tội Gia-ve “Anh đã giết chết người phụ nữ này rồi đó”, sẵn sàng chiến đấu để có thể từ biệt Phăng-tin bằng phong thái mạnh mẽ, lạnh lùng khiến Gia-ve run sợ.


Câu 5. Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba có được thể hiện trong đoạn trích này không? Vì sao?

- Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba được thể hiện trong đoạn trích này.

- Người kể chuyện theo ngôi thứ ba đã chứng kiến toàn bộ sự việc, cùng với đó có thể đưa ra những đánh giá, nhận xét đối với nhân vật và sự việc.


Câu 6. Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, nhân vật nào thật sự có uy quyền? Do đâu bạn khẳng định như vậy?

- Nhân vật thực sự có uy quyền: Giăng Van-giăng.

- Nguyên nhân: Uy quyền của Giăng Van-giăng không thể hiện ở vị thế xã hội (ông đang là một tội phạm) mà được thể hiện qua lời nói, hành động và cử chỉ khiến cho một người có vị thế xã hội (một viên cảnh sát - đại diện cho công lý) như Gia-ve cảm thấy sợ hãi.


Câu 7. Trong đoạn trích này, theo bạn, điều gì mới làm nên uy quyền của một con người?

Uy quyền của con người thể hiện ở phẩm chất lương thiện, giàu lòng yêu thương con người. Cùng với đó, lời nói, cử chỉ và hành động phải thể hiện sự mạnh mẽ, quyết liệt khiến người tin tưởng, kính phục.


Kết nối đọc - viết

Bạn có cảm thấy hứng thú khi đọc những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri không? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ trình bày về vấn đề này).

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .