Top 6 Bài soạn "Người ở bến sông Châu" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) hay nhất
"Người ở bến sông Châu" trích trong tập truyện ngắn cùng tên của nhà văn Sương Minh Nguyệt. Với ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo và nghệ thuật xây dựng hình...xem thêm ...
Bài soạn "Người ở bến sông Châu" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 1
I. Tác giả văn bản Người ở bến sông Châu
- Tên tuổi: Sương Minh Nguyệt tên khai sinh là Nguyễn Ngọc Sơn, sinh năm 1958.
- Quê quán: Ninh Bình
- Phong cách nghệ thuật: tinh tế, nhẹ nhàng, sâu lắng
- Tác phẩm chính: Người về bến sông Châu, Nỗi đau dòng họ, Nơi hoang dã đồng vọng, Dị hương
II. Tìm hiểu tác phẩm Người ở bến sông Châu
- Thể loại: Truyện ngắn
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Trích trong tập truyện ngắn cùng tên
- Phương thức biểu đạt: Tự sự
- Người kể chuyện: ngôi thứ 3
- Tóm tắt: Truyện ngắn của nhà văn Sương Nhật Minh kể về nỗi đau của một người phụ nữ thời kì hậu chiến tranh, người yêu đi lấy vợ, mang trong mình thương tật, nỗi mất mát đồng đội, đó là cô y tá Mây dũng cảm. Bên cạnh đó là dấu vết của chiến tranh lên số phận của những người khác, mặc dù không ra chiến trường như thím Ba
- Bố cục:
Đoạn 1 (từ đầu … cuối con đường về bến): Dì Mây trở về làng, chú San đi lấy vợ
Đoạn 2 (còn lại): Cuộc sống của dì Mây những ngày sau đó
- Giá trị nội dung:
- Thể hiện những góc nhìn con người với những thân phận đầy ám ảnh
- Bài học cho con người sống nhân ái, yêu thương và bao dung hơn
- Giá trị nghệ thuật:
- Ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo.
- Xây dựng hình tượng nhân vật điển hình.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Người ở bến sông Châu
Dì Mây trở về làng, chú San đi lấy vợ
- Cảnh sắc thiên nhiên
+ Hoàng hôn màu đỏ ối
+ Mây đen trắng lẫn lộn bay cuồn cuộn
+ Thủy triều ở sông Châu dâng cao, nước sông đỏ quạch, sóng lớp lớp đập tung vào trụ cầu bị đổ từ thời bom Mĩ
- Cảnh đám rước dâu của chú San và cô Thanh
+ Đám rước dâu rất đông của chú San lấy cô Thanh giáo viên nhà ở bên kia sông
+ Mọi người đều ăn mặc lịch sự, gọn gàng " chú mặc áo sơ vin thắt ca ra vát, cô mặc áo cổ lá sen, các ông các bà mặc áo nâu sồng ngồi nhai trầu trên khoang "
=> Chú San vui sướng, hạnh phúc lắm lúc nào cũng cười
- Dì Mây trở về làng
+ Khoác ba lô màu bạc toong teng ở một bên vai
+ Giọng nghèn nghẹn, gọi ông đò
+ Bước đi tập tễnh xuống dưới bến
=> Thương tật chiến tranh để lại với cô bé với vô vàn nỗi đau và kỉ niệm
Cuộc sống của dì Mây những ngày sau đó
- Công việc:
+ Hàng ngày trở lũ trẻ qua sông để đến trường
- Ngoại hình
+ Da dẻ hồng hào trở lại, tóc mọc dày thêm, cổ trắng ngần.
Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Nhân vật chính trong truyện là dì Mây. Có số phận bất hạnh: tham gia kháng chiến bị mất một chân, trở về thì người mình yêu đã lập gia đình mới. Tính cách, số phận nhân vật được thể hiện qua tình huống: chú San lấy vợ và vợ chú San vượt cạn
- Chiến tranh gây ra nhiều bi thương, chia rẽ với số phận con người. Người kể chuyện có thái độ đồng cảm, thương xót cho số phận của các nhân vật. Dựa vào cách xây dựng tình huống, tính cách nhân vật của tác giả.
- Hậu quả của chiến tranh: gây thiệt hại lớn về kinh tế nước nhà, chia ly gia đình, cướp đi mạng sống của những con người vô tội hoặc khiến họ trở thành khuyết tật suốt đời.
- Tác giả Sương Nguyệt Minh
+ Nhà văn, tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn, sinh năm 1958
+ Ông là nhà văn quân đội, đến với nghiệp văn chương khá muộn màng, năm 1992, lần đầu tiên có truyện ngắn đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trước khi đến với nghiệp văn, ông từng làm nhiều nghề sinh nhai: từ buôn thuốc lá, trứng vịt, pháo; làm nghề khoan giếng, cho đến cắt dán phong bì.
+ Hiện tại, nhà văn Sương Nguyệt Minh đang công tác tại Ban Sáng tác - Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Đọc hiểu
* Nội dung chính:
“Người ở bến sông Châu” của Sương Minh Nguyệt là tác phẩm tái hiện cuộc sống và số phận con người hậu chiến tranh, đồng thời ngợi ca vẻ đẹp của nhân vật dì Mây – một người phụ nữ vị tha, nhân hậu.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Sự việc kể về đám cưới của chú San và cô Thanh – giáo viên ở xóm Bãi bên kia sông. Dì Mây trở về vào đúng ngày chú San đi lấy vợ. Dì trở về khiến mọi người đều rất vui mừng nhưng không ai dám nói đến chuyện chú San đã đi lấy vợ.
Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Lời đối thoại giữa dì Mây và chú San: Dì cương quyết bảo chú về, không muốn nói chuyện vì mọi chuyện đã kết thúc, chú San vẫn cố gắng muốn nói lời xin lỗi tới dì.
- Lời bình luận của người kể:
+ Bố ngồi bó gối quay mặt đi nơi khác. Mẹ ngại ngùng chào đãi bôi. Ông tra thuốc vào nõ điếu, rít liên tục.
+ Dì Mây nuốt nước mắt vào trong; dì chống nạng gỗ, lộc cộc bỏ ra ngoài ngõ, dì May thở hổn hển, tay vịn cảnh dựa hẳn vào cây bưởi, dì Mây tức tưởi;
+ Chú San đứng phắt dậy đi theo, chú San nắm hai tay đập liên hồi vào thân cây. Lá bưởi xào xạc. Vài con chim giật mình bay vút len không trung.
Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Biện phá điệp ngữ: người con gái
=> Nhấn mạnh vào trạng thái, hành động của người con gái bên bến sông Châu
Câu 4 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Chú San: bồi hồi kể lại nỗi nhớ dì Mây khi còn học ở nước ngoài
Câu 5 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Dứt khoát “Không!” => Mặc dù còn thương yêu chú San nhưng dì sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân vì người mình yêu thương.
Câu 6 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Người đưa đẩy, an ủi, kẻ cảm thông, xót xa
Câu 7 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Bây giờ: tóc dì mây rụng nhiều, xơ và thưa
Trước: tóc dì đen óng mượt
=> Tác dụng: Cho thấy được những hậu quả của chiến tranh tác động lên con người
Câu 8 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Dì chợt thoáng buồn
Câu 9 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Trong đêm mưa tầm tã, dì Mây khoác áo mưa đến đỡ đẻ cho vợ chú San – người dì Mây từng yêu tha thiết. Dì quyết định đỡ đẻ cho cô Thanh, mặc cho thím Ba can ngăn.
Câu 10 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Dì Mây khóc vì thương cho số phận của mình: cô đơn, lẻ loi. Chiến tranh đã cướp đi hạnh phúc, tình yêu, cuộc đời lành lặn của dì.
Câu 11 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Chiến tranh gây ra những đau thương mất mát cho gia đình: khiến một người lành lặn trở thành tàn tật, một gia đình toàn vẹn trở nên thiếu vắng, một đứa trẻ bỗng mất đi người thân.
Câu 12 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Những bàn tán về dì Mây với câu chuyện dì lấy chồng. Đồng thời, ta cũng thấy được những hậu quả của chiến tranh của các chiến sĩ qua những lời thoại.
Câu 13 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Sự thay đổi trong tiếng ru: lúc trầm lắng, nghèn nghẹn, xót xa, sau êm ái, trong sáng, mênh mang, ngân nga sâu lắng tận sau thăm con tim những người lính
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Các sự kiện chính
- Dì Mây trở về, chú San đi lấy vợ
- Cuộc trò chuyện của dì Mây với mẹ, Mai và lũ bạn của Mai
- Dì Mây đỡ đẻ cho vợ chú San
- Hậu quả chiến tranh tác động lên số phận con người
- Cách xây dựng cốt truyện của tác giả rất độc đáo, mỗi phần là một tình huống giúp bộc lộ tính cách, phẩm chất của nhân vật, mạch truyện được kể theo trình tự thời gian giúp người đọc có thể dễ dàng theo dõi.
Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Dì Mây là nhân vật trung tâm
Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Dì Mây là người yêu nước, dũng cảm, gan dạ
“Dì Mây chắn cửa hầm che chở cho thương binh. Bom nôt người người lính công binh sốt rét tóc rụng trọc đầu vẫn lành lặn.."
- Dì Mây là người thuỷ chung trong tình yêu
“Ngày ở Trường Sơn, trang nhật kí nào em cũng viết tên anh”
Luôn nhớ về ngày tiễn người yêu đi du học: “Hôm nay là ngày gì? Anh nhớ không? Có ngờ đâu ngày ấy tiễn anh đi cũng là ngày li biệt”
- Dì Mây là người nhân hậu, vị tha
+ Sẵn sàng từ bỏ hạnh phúc cá nhân vì hạnh phúc của người mình yêu và không muốn khiến người khác đau khổ: “Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn và khổ. Anh về đi”
+ Trong đêm mưa tầm tã, dù chân khiếm khuyết nhưng sẵn sàng đi trong đêm để đỡ đẻ cho vợ chú San
=> Dì Mây có cuộc đời ngang trái, éo le nhưng luôn ngời sáng phẩm chất tốt đẹp
Câu 4 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật trên bến sông Châu:
+ Trong mắt hai người không phải màn đêm dưới tán lá bưởi thoang thoảng mùi hương thuần khiết mà là bến sống.
+ Bến sông Châu năm ấy giữa mùa hoa gạo cháy. Từng cánh, từng cánh hoa đỏ tươi rắc đầy lỗi xuống đò....
+ Người con gái chèo đò đưa người con trai đi nước ngoài học. Đò ngang bồng bềnh, bồng bềnh....người con gái bỏ chèo ôm chặt, nép đầu vào ngực người yêu. Con đò cứ trôi đi, chở hai người lặng im ôm nhau như không hề có chiến tranh, không có cuộc chia ly.
+ Hai người kể lại cho nhau nghe những hồi ức đẹp "Ở nước ngoài, đêm nào anh cũng nhớ đến em, nhớ bến sông Châu", "Ngày ở Trường Sơn, trang nhật kí nào em cũng viết tên anh".
+ Tình yêu, nỗi nhớ như kéo không gian, thời gian gần lại. Trong lòng họ, tình yêu, tình thương lại bùng lên bớt chợt, cồn cào, da diết.
+ Không khí ngột ngạt nghẹt thở. Đó đây im ắng hãi hùng như đang dồn nén cho một trận cuồng phong bão tố sắp cuộn lên ở bến sông Châu.
=> Bút pháp miêu tả cảnh đã giúp làm nổi bật lên tâm trạng, cảm xúc đau buồn, tiếc nuối, những suy nghĩ "chúng ta sẽ làm lại", "anh sẽ từ bỏ tất cả. Chúng ta về sống với nhau" giằng xé nội tâm của hai nhân vật dì Mây và chú San.
Câu 5 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Không gian: bên bến sông Châu, nhà dì Mây, nhà chú San
- Thời gian: khi dì Mây đi lính trở về, chú San lấy vợ
- Hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện gắn với những kỉ niệm tình yêu của dì Mây và chú San, đó cũng là nơi phản ánh hiện thực chiến tranh khốc liệt mà bi thương.
Câu 6 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Điểm nhìn của người kể chuyện: ngôi thứ ba, người kể toàn tri, đứng bên ngoài và kể lại câu chuyện
- Tác dụng
+ Dẫn dắt người đọc tìm hiểu thế giới các nhân vật
+ Đưa ra cách nhìn nhận, đánh giá các nhân vật từ điểm nhìn của người kể chuyện
+ Đem đến cho bạn đọc cái nhìn khách quan, đa chiều về cuộc sống
Câu 7 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Vấn đề được đặt ra trong truyện ngắn này là hậu quả chiến tranh tác động lên cuộc sống con người và bài ca của tình người. Những năm tháng kháng chiến gian khổ, ác liệt không chỉ khiến cho biết bao chiến sĩ hi sinh mà còn gây ly biệt gia đình, chia rẽ hạnh phúc đôi lứa. Thế nhưng dù vậy, dân tộc ta vẫn luôn đặt tình yêu nước, đặt nhiệm vụ thống nhất đất nước lên hàng đầu. Và càng trong nghịch cảnh, tình yêu thương giữa người với người lại càng thêm gắn bó, đoàn kết. Đó chính là truyền thống, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam ta.
Bài soạn "Người ở bến sông Châu" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 2
Tác giả
Tác giả Sương Nguyệt Minh
- Đại tá, nhà văn, nhà báo Sương Nguyệt Minh tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn (sinh năm 1958).
- Đã giành nhiều giải thưởng văn học như Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010, Giải thưởng Cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ năm 2003-2004, Giải thưởng Cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1996, Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Bộ Quốc phòng 5 năm (1999-2004)...
- Một số tác phẩm tiêu biểu: “Đêm thánh vô cùng,” “Người về bến sông Châu,” “Lửa cháy trong rừng hoang”, “Mây bay cuối đường”, “Đi qua đồng chiều”, “Mười ba bến nước”, “Miền hoang”, “Dị hương”...
- Phong cách nghệ thuật: tinh tế, nhẹ nhàng, sâu lắng.
Tác phẩm
Người ở bến sông Châu
I. Tìm hiểu chung
- Thể loại: Truyện ngắn
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Trích trong tập truyện ngắn cùng tên
- Phương thức biểu đạt: Tự sự
- Người kể chuyện: ngôi thứ 3
- Tóm tắt: Truyện ngắn của nhà văn Sương Nhật Minh kể về nỗi đau của một người phụ nữ thời kì hậu chiến tranh, người yêu đi lấy vợ, mang trong mình thương tật, nỗi mất mát đồng đội, đó là cô y tá Mây dũng cảm. Bên cạnh đó là dấu vết của chiến tranh lên số phận của những người khác.
- Bố cục:
- Đoạn 1 (từ đầu … cuối con đường về bến): Dì Mây trở về làng, chú San đi lấy vợ
- Đoạn 2 (còn lại): Cuộc sống của dì Mây những ngày sau đó
Giá trị nội dung:
- Thể hiện những góc nhìn con người với những thân phận đầy ám ảnh
- Bài học cho con người sống nhân ái, yêu thương và bao dung hơn
Giá trị nghệ thuật:
- Ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo.
- Xây dựng hình tượng nhân vật điển hình.
II. Tìm hiểu chi tiết
- Bối cảnh câu chuyện
- Không gian: Dòng sông, con đò, cây cầu
- Thời gian: Ngày dì Mây trở về, chập tối, đêm, sáng, chiều chiều, đêm mưa, tháng ba lại về, cuối thu, đêm sông Châu.
→ Ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện.
- Hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu như chứng nhân quan trọng chứng kiến mọi thăng trầm, biến cố đổi thay của những người dân nơi đây.
- Hơn hết đó còn là những sự vật âm thầm chứng kiến những thăng trầm cuộc đời nhân vật chính.
- Nhân vật dì Mây
* Hoàn cảnh
- Trước khi đi xung phong
+ Có mối tình đẹp đẽ, trong trẻo với chú San.
+ Nhưng phải chia tay nhau vì chú San đi học nghề ở nước ngoài. Còn dì thì xung phong làm cô y sĩ Trường Sơn.
→ Mỗi người mỗi ngả
- Khi từ chiến trường bom đạn chờ về
+ Dì bị đạn phạt vào chân, phải đi tập tễnh.
+ Chú San thì đã lấy vợ đúng vào ngày dì trở về
→ Tình cảnh đáng thương, trớ trêu, tủi thân của dì.
* Ngoại hình
- Trước khi đi xung phong
+ Tóc dì đen dài, óng mượt
+ "Dì đẹp gái nhất làng, có khối trai làng ra bến sông ngó trộm dì mày tắm”
- Khi từ chiến trường bom đạn chờ về
+ Mái tóc dì xơ và thưa hơn nhiều
→ Bom đạn chiến tranh đã lấy đi tuổi thanh xuân, tươi đẹp của những người con gái đôi mươi.
* Phẩm chất tính cách
- Dứt khoát, cương quyết
+ Thái độ của dì Mây rất cương quyết, thể hiện sự bản lĩnh kiên cường của người phụ nữ. Dì nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị “Mây, chúng ta sẽ làm lại” của chú San.
+Trước sự thể đã rồi dì nhận phần thiệt thòi về mình, dì chỉ muốn một người đàn bà khổ.
- Vượt lên hoàn cảnh
+ Mặc dù phải dùng chân giả nhưng dì vẫn giúp ông chèo đò
+ Vẫn sống tiếp sau cú sốc đau đớn về tinh thần.
- Yêu thương con người và tốt bụng
+ Không khi nào dì Mây lấy tiền đò của những lứa học sinh đi học cấp 3 trường huyện.
- Khi dì Mây giúp cô Thanh (vợ chú San) vượt cạn, khi cô Thanh đẻ thiếu tháng lại tràng hoa quấn cổ à phẩm chất tốt bụng, tính cách thương người, luôn nghĩ tới người khác của dì Mây. Mặc dù ở vào hoàn cảnh của dì việc làm đó chẳng hề dễ dàng, nhưng dì vẫn không chút e ngại, chần chừ, suy nghĩ gì mà lập tức tới giúp đỡ cô Thanh vượt qua cơn nguy hiểm, để mẹ tròn con vuông.
→ Dì Mây hiện lên với rất nhiều những phẩm chất cao thượng, tốt đẹp, dì đại diện cho những người con gái bước ra từ chiến tranh, mạnh mẽ kiên cường, nhưng đầy tình yêu thương, vị tha sâu sắc.
Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc truyện Người ở bến sông Châu, các em cần chú ý:
+ Nhân vật chính trong truyện là ai? Có số phận như thế nào? Tình cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống nào?
+ Thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là gì? Người kể chuyện có thái độ như thế nào đối với các nhân vật trong truyện? Dựa vào đâu để biết được điều đó?
+ Em biết gì về hậu quả của chiến tranh? Hãy chia sẻ những hiểu biết ấy.
- Tìm hiểu thêm về tác giả Sương Nguyệt Minh và truyện Người ở bến sông Châu lựa chọn những thông tin liên quan giúp em hiểu thêm truyện ngắn này.
Trả lời:
- Về truyện Người ở bến sông Châu:
+ Là truyện ngắn hay, nổi tiếng của nhà văn Sương Nguyệt Minh, được chuyển thể thành phim truyện nhựa: Người trở về.
+ Về mội dung: truyện viết về hậu quả chiến tranh, ca ngợi lòng nhân hậu, ý chí, bản lĩnh vững vàng của người nữ thương binh sau cuộc chiến. Câu chuyện xảy ra tại một làng quê miền Bắc. Người nữ chiến sĩ tên Mây đã được báo tử bất ngờ trở về quê hương đúng ngày người yêu đi lấy vợ. Bị thương do chiến tranh, thân thể không còn nguyên vẹn, trẻ trung, xinh đẹp như xưa, giờ đây, người nữ thương binh phải đối mặt với tình huống trớ trêu của số phận, tiếp tục chịu thêm chấn thương tinh thần. Nhưng bằng phẩm chất kiên cường, bản lĩnh vững vàng của người lính, tâm hồn nhân hậu của người phụ nữ, dì Mây đã kiên cường vượt qua hoàn cảnh trớ trêu của số phận, vươn lên làm người tốt, sống có ích giữa cuộc đời.
- Những thông tin về nhà văn Sương Nguyệt Minh:
* Tiểu sử
- Nhà văn Sương Nguyệt Minh sinh ngày 15-9-1958.
- Nhà văn tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn.
- Quê quán: Yên Mĩ, Yên Mô, Ninh Bình.
- Ông là nhà văn quân đội, đến với sự nghiệp văn chương khá muộn màng. Năm 1992 lần đầu tiên có truyện ngắn đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Hiện tại, nhà văn Sương Nguyệt Minh đang công tác tại ban Sáng tác – Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
* Giải thưởng:
- Giải thưởng cuộc thi bút ký báo Giáo dục thời đại năm 2004 với tác phẩm "Nhọc nhằn gieo chữ vùng cao".
- Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn cuộc thi Nhà xuất bản Giáo dục với tác phẩm "Những bước đi vào đời" năm 2004.
- Giải thưởng Văn học nghệ thuật Bộ Quốc phòng 5 năm 1999 – 2004 với tập bút ký "Trong cơn đại hồng thủy".
- Giải thưởng cuộc thi tập truyện ngắn của Nhà xuất bản Thanh niên với tập truyện ngắn "Đi qua đồng chiều", năm 2004.
- Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn Văn nghệ Quân đội với tác phẩm "Bản kháng án bằng văn", năm 1996.
- Giải thưởng truyện ngắn cuộc thi Cây bút vàng của tạp chí Văn hóa – Văn nghệ Công an (1998 -2001) với tác phẩm "Lửa cháy trong rừng hoang".
- Giải thưởng cuộc thi bút ký Đài tiếng nói Việt Nam năm 2002 -2003 với tác phẩm "Đêm Pà Cò"
- Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ năm 2003-2004 với tác phẩm "Mười ba bến nước"
- Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2010.
* Các tác phẩm tiêu biểu:
Đêm Thánh Vô Cùng (tập truyện ngắn, năm 2011)
Lửa cháy trong rừng hoang
Người về bến sông Châu,
Nỗi đau dòng họ,
Nhọc nhằn gieo chữ vùng cao
Bản kháng án bằng văn
Mây bay cuối đường
Đêm làng Trọng Nhân,
Đêm Pà Cò
Nơi hoang dã đồng vọng,
Những bước đi vào đời
Đi qua đồng chiều (tập truyện ngắn, năm 2004)
Mười ba bến nước,
Dị Hương (tập truyện ngắn, năm 2011)
Đàn ông chọn khe ngực sâu (tập tản văn, năm 2013)
Trong cơn đại hồng thủy
Miền hoang (tiểu thuyết, năm 2014)
Đọc hiểu
* Nội dung chính:
Bằng nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện độc đáo, sử dụng điểm nhìn linh hoạt, bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật sống động, kịch tính; nghệ thuật tả cảnh, sử dụng ẩn dụ, biểu tượng tinh tế. Truyện “Người ở bến sông Châu” đã đề cao, ca ngợi sự hi sinh thầm lặng, bản lĩnh và lòng nhân hậu cao quý của người phụ nữ Việt Nam trong và sau chiến tranh.
* Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tóm tắt sự việc chính của phần này.
Trả lời:
Phần 1 kể chuyện dì Mây về làng đúng ngày chú San – người yêu cũ lấy vợ, tâm trạng ngổn ngang, giằng xé của dì Mây, của chú San và những người thân trong gia đình.
Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý lời đối thoại giữa các nhân vật và lời bình luận của người kể chuyện.
Trả lời:
- Lời đối thoại của chú San: Ân hận, hối lỗi, muốn được làm lại với dì.
- Lời đối thoại của dì Mây: Hụt hẫng, tiếc nuối, tủi thân nhưng rất cương quyết
- Lời bình luận của người kể: Tiếc nuối cho mối tình dang dở giữa chú San và dì Mây.
Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý tác dụng của biện pháp điệp từ trong đoạn này.
Trả lời:
- Biện pháp điệp ngữ nhằm khắc họa không gian thơ mộng, chan chứa tình yêu thường giữa đôi trai gái.
Câu 4 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hình dung tâm trạng của các nhân vật.
Trả lời:
- Chú San: bồi hồi.
- Dì Mây: da diết, nhớ về hồi ức những ngày xa người yêu.
Câu 5 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận xét về quyết định của nhân vật dì Mây.
Trả lời:
- Thái độ của dì Mây rất cương quyết, thể hiện sự bản lĩnh kiên cường của người phụ nữ. Dì nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị “Mây, chúng ta sẽ làm lại” của chú San. Trước sự thể đã rồi dì nhận phần thiệt thòi về mình, dì chỉ muốn một người đàn bà khổ.
Câu 6 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý thái độ của các nhân vật.
Trả lời:
- Những người dân xóm Trại ai biết tin dì Mây về cũng đến thăm nom, hỏi han chia sẻ, cảm thông, xót xa với dì.
- Dì Mây: ngẩn ngơ nhìn hoa gạo đỏ, thở dài, nuối tiếc, xa xăm, …
- Mai – cháu dì cũng suốt ngày bên cạnh dì an ủi, động viên dì.
→ Mọi người ai ai cũng quý mến và yêu thương dì Mây.
Câu 7 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chi tiết về mái tóc dì Mây trước đây và bây giờ có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Mái tóc dì Mây trước kia: dài, đen óng mượt
- Mái tóc dì bây giờ: rụng đi nhiều, xơ và thưa hơn
→ Ý nghĩa: Hình ảnh mái tóc dì đã phơi bày những hiện thực đau đớn của cuộc chiến tranh tàn ác, nơi rừng thiêng, nước độc, hoang vu, sương muối, những trận đổ bệnh vì sốt rét…Đã khiến cho dung nhan, vẻ đẹp của những người con gái bị hủy hoại. Không chỉ dì Mây mà rất nhiều những nữ thanh niên xung phong họ cũng đã hi sinh tuổi trẻ, vẻ đẹp thiếu nữ của mình để đất nước được bình yên, hạnh phúc
Câu 8 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý tâm trạng của nhân vật dì Mây.
Trả lời:
- Khi lũ trẻ trên thuyền nói đến chuyện dì lấy chồng. Dì Mây thoáng buồn, chắc hẳn dì thấy nuối tiếc cho cuộc đời dang dỡ của mình. Dì cũng như bao người con gái khác mơ về một hạnh phúc trọn vẹn với người mình yêu những có lẽ với dì điều đó giờ đây thật quá đỗi xa xỉ.
Câu 9 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tình huống nào đã làm nhân vật bộc lộ phẩm chất và tính cách?
Trả lời:
- Tình huống dì Mây giúp cô Thanh (vợ chú San) vượt cạn, khi cô Thanh đẻ thiếu tháng, thai ngôi ngược lại tràng hoa quấn cổ; một hai phần sống, tám chín phần chết.
- Ở tình huống này, ta thấy được phẩm chất tốt bụng, tính cách thương người, luôn nghĩ tới người khác của dì Mây. Mặc dù ở vào hoàn cảnh của dì việc làm đó chẳng hề dễ dàng, nhưng dì vẫn không chút e ngại, chần chừ, suy nghĩ gì mà lập tức tới giúp đỡ cô Thanh vượt qua cơn nguy hiểm, mẹ tròn con vuông.
Câu 10 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Theo em, vì sao lúc này dì Mây lại khóc?
Trả lời:
- Tiếng khóc lúc này của dì Mây chứa biết bao sự xót xa, tủi hờn, xen lẫn niềm ao ước, chờ mong và vui buồn lẫn lộn. Dì tiếc nuối cho cuộc đời mình, cho mối tình dang dở và hạnh phúc mà đáng ra dì xứng đáng nhận được. Nhưng chỉ vì hoàn cảnh nghiệt ngã mà dì không thể có được.
Câu 11 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Số phận của nhân vật thím Ba, thằng Cún gợi suy nghĩ gì về hậu quả chiến tranh.?
Trả lời:
- Số phận của nhân vật thím Ba, thằng Cún đã gợi ra những hậu quả đáng thương của chiến tranh, bom đạn chiến tranh đã cướp đi những người mẹ khi con mình con thơ ngây dại dột.
Câu 12 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Đoạn này cho biết những thông tin gì quan trọng nào?
Trả lời:
- Đoạn này cho biết những thông tin gì quan trọng là:
+ Lính công binh bắc thêm một nhịp cầu.
+ Họ kháo nhau thủ trưởng tán dì Mây không đổ.
Câu 13 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý sự thay đổi trong tiếng ru của dì Mây.
Trả lời:
- Tiếng ru lúc đầu trầm lắng, nghèn nghẹn, xót xa, sau đó thì êm ái, trong sáng, mênh mang, ngân nga sâu lắng tận sâu thẳm con tim những người lính. Tiếng ru hòa lẫn vào hơi thở sông nước trong đêm, hòa vào hương thơm của cây cỏ, đất trời.
* Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Xác định sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản Người ở bến sông Châu. Theo em, cách xây dựng cốt truyện của tác giả có gì đặc sắc?
Trả lời:
- Xác định sự kiện chính:
Văn bản được chia làm bốn phần, thể hiện nét hiện thực khác biệt, độc đáo của thời kì chống Mỹ cứu nước. Đó là sự tham dự, chiến đấu và hi sinh của người phụ nữ trong và sau chiến tranh.
Phần (1):
Kể chuyện dì Mây về làng đúng ngày chú San - người yêu cũ - cưới vợ cũng như tâm trạng ngổn ngang, giằng xé của dì Mây, chú San và những người thân trong gia đình.
Phần (2):
Kể chuyện dì Mây ra sông ở lều cỏ bên bến sông Châu, phụ giúp người cha chèo đò đưa khách qua sông; tâm trạng buồn tủi của dì Mây, sự quan tâm và tình cảm của mẹ và Mai đối với dì Mây.
Phần (3):
Kể chuyện dì Mây trở lại với nghề y tá, làm việc ở trạm xá xã; cô Thanh - vợ chú San đẻ khó, suýt chết, dì Mây đỡ đẻ, cứu sống cả hai mẹ con.
Phần (4):
Kể chuyện thím Ba chết vì vướng bom bi, dì Mây nhận nuôi thằng Cún - con thím Ba; dì Mây gặp lại chú Quang - người thương binh năm xưa nay về chỉ huy công binh xây cầu qua bến sông Châu; dì Mây từ chối tình cảm của chú Quang; hằng đêm, tiếng dì Mây ru thằng Cún lan xa, vang vọng trên bến sông Châu.
- Nhận xét cách xây dựng cốt truyện:
+ Về việc xây dựng cốt truyện, tác giả đã tạo dựng được tình huống truyện đặc sắc. Đó là tình huống éo le, rắc rối, khó đoán, bộc lộ rõ hoàn cảnh trớ trêu của các nhân vật mà trung tâm là nhân vật dì Mây - một phụ nữ, người nữ quân y từ chiến trường trở về đúng ngày người yêu đi lấy vợ. Từ tình huống trớ trêu, nan giải này, tác giả miêu tả thành công tâm trạng đau khổ của dì Mây, gợi lại quá khứ tình yêu của dì Mây và chú San, khiến nhân vật có chiều dày quá khứ; thể hiện được những biến chuyển, đổi thay về thể chất, tinh thần của dì Mây sau một thời gian về ở bến sông Châu; những hành động, lựa chọn, quyết định mà dì Mây đã thực hiện (ra ở bến sông Châu, phụ giúp cha chèo đò, làm y tá ở trạm xá xã, đỡ đẻ cứu mẹ con cô Thanh, nhận nuôi thằng Cún và từ chối tình cảm của chú Quang).
+ Các sự kiện tạo thành cốt truyện chủ yếu được sắp xếp theo trật tự thời gian, có xen kẽ một vài đoạn hồi tưởng vừa đủ để tạo sức gợi, cúng cấp những thông tin cần thiết về cuộc đời nhân vật (trước khi nhập ngũ, hoàn cảnh bị thương). Cốt truyện có sự vững chắc, kịch tính và các sự kiện chính được liên kết mạch lạc, dễ theo dõi.
Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Ai là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn này? Hãy vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm này với các nhân vật khác trong truyện.
Trả lời:
- Dì Mây là nhân vật trung tâm. Nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuối, thường xuyên có mặt ở hầu hết các sự kiện, tập trung bộc lộ rõ nét khác biệt, độc đáo của cuộc kháng chiến chống Mĩ và chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
- Sơ đồ mối quan hệ giữa các nhân vật:
- Giải thích sơ đồ: Sơ đồ gồm hai trục
+ Trục dọc: thể hiện mối quan hệ gia đình, ruột thịt.
+ Trục ngang: thể hiện quan hệ tình yêu, tình nghĩa, tình đồng đội.
Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích tính cách và phẩm chất của nhân vật dì Mây trong truyện qua các tình huống và sự kiện tiêu biểu. Nêu nhận xét về cuộc đời và tính cách của nhân vật dì Mây.
Trả lời:
- Dì Mây là nhân vật trung tâm của tác phẩm, tính cách và phẩm chất hiện lên qua các tình huống:
Ngày dì Mây về làng, chú San đi lấy vợ
+ Trở về quê hương xúc động, nghẹn ngào.
+ Ngổn ngang, tan nát khi thấy nhà chú San đám cưới.
+ Khi nói chuyện với chú San: đau khổ, uất ức – uất ức, tức tưởi, tình cảm sâu nặng cồn cào, da diết như mê mị đi – tỉnh táo, nhận rõ hoàn cảnh, quyết định dứt khoát.
→ Nhân vật là người có tình cảm da diết, sâu nặng, có ý chí mạnh mẽ, bản lĩnh vững vàng và lòng nhân hậu sâu sắc.
Đêm mưa cô Thanh vượt cạn, thai ngôi ngược suýt chết, dì Mây đỡ đẻ cứu hai mẹ con – tình huống sinh tử, khẩn cấp.
+ Trước tình huống nan giải, dễ bị hiểu lầm, tai vạ, có người can ngăn. Dì Mây không toan tính, ích kỉ mà can đảm, tự tin, tận tâm hết sức vì người khác.
+ Dì Mây giúp cô Thanh sinh nở mẹ tròn con vuông.
→ Nhân vật có bản lĩnh vững vàng, vượt lên tình cảm riêng tư, hoàn thành bổn phận, nghĩa vụ đạo đức tốt đẹp của người làm nghề y.
Tình huống khác như: nhận nuôi thằng Cún khi thím Ba chết vì bom bi, gặp lại chú Quang và từ chối tình cảm của chú, sau khi đỡ đẻ cho cô Thanh, qua tiếng ru thằng Cún.
Nhân vật rất nữ tính, đời thường nhưng cũng rất bản lĩnh, nhân hậu.
→ Dì Mây là một phụ nữ vừa bình dị, gần gũi như bao phụ nữ khác trong tình yêu, trong khát khao làm vợ, làm mẹ, lại có những phút giây yếu đuối, … nhưng trong những hoàn cảnh thử thách, dì đã thể hiện sự cứng cỏi, bản lĩnh vững vàng, tấm lòng nhân hậu tuyệt vời, hiếm có.
Câu 4 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích và nhận xét về bút pháp miêu tả (tả cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật) của tác giả trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu.
Trả lời:
- Tả cảnh sống động, chọn những cảnh nhằm ngụ ý hoặc chuẩn bị cho việc bộc lộ tâm trạng nhân vật: cảnh đám rước dâu qua sông, cảnh bến sông Châu lúc chập tối như báo hiệu sự trớ trêu, sóng gió sắp xảy ra, cảnh đám cưới bên nhà chú San, cảnh bến sông Châu thời chiến tranh qua hồi tưởng nhân vật, cảnh bầu trời đêm sông Châu vào cuối thu, ….
- Tả diễn biến tâm lí: cha con gặp nhau có sức gợi và gây xúc động; dì Mây và chú San gặp nhau đa dạng về cung bậc tình cảm: lúc đau khổ uất ức, lúc như mê lịm đi, lúc bừng tỉnh, lúc nhớ thương da diết, cồn cào; lúc tỉnh táo cương quyết.
Câu 5 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian nào? Tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện.
Trả lời:
- Câu chuyện diễn ra ở hai không gian chính: không gian sinh hoạt gia đình (nhà ông ngoại và nhà chú San), không gian sông nước (bến sông, lều cỏ).
+ Không gian nhà ông ngoại được tập trung thể hiện trong phần (1), ngày dì Mây về làng; không gian nhà chú San được đặc tả ở phần (3) gắn với việc sinh nở của cô Thanh.
+ Không gian bến sông - lều cỏ chủ yếu nổi bật ở phần (2) và (4). Trong phần (4), không gian chiến trường cũng được gợi nhắc qua lời kể của công binh xây cầu.
- Chuyện diễn ra trong thời gian: ngày đầu tiên dì Mây trở về sau chiến tranh; những ngày tháng dì Mây sống ở bến sông Châu (chèo đò chở học sinh qua sông, làm y tá ở trạm xá, nuôi nấng thằng Cún). Thời gian tuyến tính được xen kẽ bởi những khoảng thời gian quá khứ được gợi lại qua các hồi ức, đối thoại (nhan sắc, tình yêu của dì Mây và chú San trước chiến tranh, tình huống dì Mây bị thương ngoài mặt trận vì che chắn cho thương binh Quang).
- Tác giả miêu tả một số hình ảnh như dòng sông, con đò, cây cầu,... Những hình ảnh này có tính ẩn dụ, biểu tượng. Dòng sông gợi lên ý nghĩa về dòng đời bí ẩn, nhiều biến động, sóng gió (như tình yêu của dì Mây và chú San), nhiều hoàn cảnh trớ trêu, đau khổ (như cuộc đời dì Mây, thím Ba, thằng Cún), sự đổi thay tâm trạng, sự hồi sinh (cảnh dì Mây gội đầu, tắm sông cho thấy những mất mát tuổi trẻ và sự hồi sinh của nhân vật); con đò là hình ảnh tượng trưng cho thân phận con người (dì Mây “lỡ đò”), cho sự chia li, sự chuyên chở, nâng đỡ (dì Mây chèo đò tiễn đưa chú San đi học nước ngoài; dì Mây hào phóng đưa học sinh qua sông, dì Mây đỡ đẻ cho cô Thanh); cây cầu với trụ cầu đổ, nhịp cầu gãy là hình ảnh tượng trưng cho chiến tranh phá hoại (trụ cầu đổ đứng trơ trọi, nhịp cầu bị bom đánh sập trơ ở bến sông); cho sự kiến thiết, xây dựng (bộ đội công binh về xây cầu); cho sự hàn gắn, kết nối, nghĩa tình (kết nối giữa quá khứ và hiện tại, nghĩa tình giữa dì Mây và thắng Cún, dì Mây và chú Quang),...
Câu 6 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận xét về điểm nhìn trần thuật và người kể chuyện trong văn bản.
Trả lời:
- Điểm nhìn trần thuật: di chuyển linh hoạt từ bên ngoài (kể những điều nhân vật không thấy, không biết) sang bên trong (thông qua cảm nhận, suy nghĩ của nhân vật Mai) và ngược lại.
- Người kể chuyện: thâm nhập vào đời sống nội tâm phức tạp của nhân vật, thường xuyên mượn vị trí quan sát, thái độ, cảm nhận của nhân vật Mai để kể chuyện. Khiến điểm nhìn có sự thay đổi linh hoạt, giúp người đọc biết được nhiều thông tin về các nhân vật và các sự việc.
Câu 7 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Theo em, vấn đề đặt ra trong truyện ngắn này là gì? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay? Hãy ghi lại một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng).
Trả lời:
Truyện không chủ ý viết về chiến tranh, bom đạn; về những gian khổ, hi sinh của người nữ chiến sĩ ở chiến trường. Truyện tập trung kể về sự hi sinh thầm lặng, bản lĩnh phi thường, phẩm chất tốt đẹp của người nữ thương binh giữa đời thường. Mây, người nữ chiến sĩ quân y Trường Sơn, vốn đã chịu thương tật vì bom đạn, nay trở về quê hương đúng ngày người yêu đi lấy vợ, phải nhận thêm chấn thương tinh thần đau đớn, dai dẳng. Không muốn một người phụ nữ nữa (cô Thanh) phải chịu đau khổ như mình, dì Mây chấp nhận rời xa chú San, lặng lẽ sống nơi lều cỏ bên bến sông Châu. Người phụ nữ ấy không gục ngã vì hai lần đau đớn, vì sự trớ trêu của số phận. Bằng bản lĩnh, nghị lực phi thường, chị đã hoà nhập vào đời sống, sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm mới, sống nghĩa tình, nhân hậu, yêu thương giữa cuộc đời. Bản lĩnh và lòng nhân hậu của nhân vật dì Mây thật đáng ngưỡng mộ. Cuộc sống hôm nay, tuy không còn chiến tranh, bom đạn, nhưng nghị lực phi thường và lòng nhân hậu của nhân vật dì Mây có sức mạnh cổ vũ mọi người can đảm đối mặt và sẵn sàng vượt qua những những tình huống khó khăn trong cuộc sống, có ý chí vươn lên làm người tốt, sống có ích giữa cuộc đời.
Bài soạn "Người ở bến sông Châu" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 3
1. Chuẩn bị
- Nhân vật chính trong truyện là ai? Có số phận như thế nào? Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống nào?
- Nhân vật chính trong truyện: Dì Mây
- Số phận: Éo lé, trái ngang sau khi trở về từ chiến trường.
- Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống: Chú San đi lấy vợ, vợ chú San vượt cạn thiếu tháng được dì Mây đỡ đẻ.
- Thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là gì? Người kể chuyện có thái độ như thế nào đối với các nhân vật trong truyện? Dựa vào đâu để biết được điều đó?
- Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm: Những hậu quả của chiến tranh đã ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.
- Thái độ của người kể: Đồng cảm, thấu hiểu.
- Hậu quả của chiến tranh: Nhiều người đã hy sinh; Nhà cửa bị phá hủy, Nhiều đứa trẻ không có nơi nương tựa…
2. Đọc hiểu
Câu 1. Tóm tắt sự việc chính của phần này.
Chú San lấy cô Thanh, giáo viên ở xóm bãi bên kia sông. Đám rước qua sông một lúc thì dì Mây - người yêu của chú San trở về từ chiến trường. Thím Ba báo tim cho chú Thanh biết. Chú sang nhà tìm gặp dì Mây. Hai người gặp lại trong tình cảnh trớ trêu.
Câu 2. Chi tiết về mái tóc dì Mây trước đây và bây giờ có ý nghĩa gì?
Chi tiết về mái tóc dì Mây trước đây và bây giờ đã cho thấy hiện thức nghiệt ngã của chiến tranh đã tàn phá con người.
Câu 3. Tình huống nào đã làm nhân vật bộc lộ phẩm chất và tính cách?
Vợ chú San vượt cạn thiếu tháng, thai ngôi ngược lại tràng hoa quấn cổ. Thím Ba đã loay hoay đỡ mãi nhưng không được, cô Thanh cũng đuối dần, nguy cơ tử vong khá cao. Dì Mây đã giúp cô Thanh vượt cạn thành công.
Câu 4. Theo em, vì sao lúc này dì Mây lại khóc?
Dì Mây khóc cho số phận của chính mình, đáng lẽ ra giờ đây dì phải được sống hạnh phúc.
Câu 5. Đoạn này cho biết những thông tin quan trọng nào?
Những câu chuyện bàn tán về dì Mây.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Xác định sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản Người ở bến sông Châu. Theo em, cách xây dựng cốt truyện của tác giả có gì đặc sắc?
- Sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản:
- Phần 1: Chú San đi lấy vợ, dì Mây đi bộ đội trở về. Cả hai gặp lại trong tình cảnh trớ trêu.
- Phần 2: Tâm trạng buồn bã của dì Mây qua cuộc nói chuyện với mẹ, Mai và bạn bè của Mai.
- Phần 3: Dì Mây đỡ đẻ giúp vợ của chú San.
- Phần 4: Những lời đồn về dì Mai.
- Cách xây dựng cốt truyện của tác giả: Cốt truyện đơn giản, nhưng lại giàu ý nghĩa. Những chi tiết, sự kiện đều xoay quanh nhân vật chính là dì Mây.
Câu 2. Ai là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn này? Hãy vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm đó với các nhân vật khác trong truyện.
Nhân vật trung tâm: Dì Mây
Sơ đồ trung tâm:
- Dì Mây:
- Người thân trong gia đình: bố dì Mây, mẹ (chị gái của dì Mây), Mai (cháu gái của dì Mây), thím Ba, thằng Cún
- Những người quen: Chú San (người yêu cũ của dì Mây), cô Thanh (vợ của chú San), chú Quang
Câu 3. Phân tích tính cách và phẩm chất của nhân vật dì Mây trong truyện qua các tình huống và sự kiện tiêu biểu. Nêu nhận xét về cuộc đời và tính cách của nhân vật dì Mây.
Câu 4. Phân tích và nhận xét về bút pháp miêu tả (tả cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật) của tác giả trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu.
Câu 5. Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian nào? Tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện.
Câu 6. Nhận xét về điểm nhìn trần thuật và người kể chuyện trong văn bản.
Câu 7. Theo em, vấn đề đặt ra trong truyện ngắn này là gì? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng).
Bài soạn "Người ở bến sông Châu" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 4
Nội dung chính
Câu chuyện kể về nỗi đau của dì Mây khi trở về từ chiến trường. Bên cạnh đó chiến tranh cũng để lại lên số phận của những người khác.
Tóm tắt
Ngày dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ, lấy cô Thanh giáo viên ở xóm Bãi bên kia sông. Khi gặp nhau, chú San nhận hết lỗi về mình và mong muốn cả hai người sẽ làm lại nhưng dì Mây không đồng ý.
Sáng hôm sau, tin dì Mây về loang đi khắp xóm Trại, mọi người đến nhà an ủi, động viên, dì cũng chỉ ngượng ngùng tiếp khách. Khách vãn, dì và Mai ra bến sông Châu. Những kí ức trước đây chưa bao giờ phai nhòa trong dì và tâm trạng cứ thế trầm lặng theo. Vào đêm mưa, vợ chú San vượt cạn thiếu tháng, dì Mây là người đã đỡ đẻ cho cô ấy. Dì Mây đã nhận nuôi bé Cún khi dì Ba chết. Tiếng ru của dì cứ văng vẳng trong đêm trên bến sông Châu.
Chuẩn bị
- Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn.
- Tìm hiểu trước những thông tin nối bật về tác giả Sương Nguyệt Minh và truyện Người ở bến sống Châu.
- Chú ý tìm hiểu về nhân vật chính trong truyện, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm và hậu quả của chiến tranh.
Trong khi đọc
Câu 1
Đề bài: Tóm tắt sự việc chính của phần này.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ những đoạn văn đầu của phần này để tìm ra những sự việc chính.
Lời giải chi tiết:
Sự việc chính của phần này nói về hoàn cảnh gặp gỡ trớ trêu của hai nhân vật dì Mây và chú San. Bởi ngày dì Mây khoác ba lô về làng cũng là ngày chú San đi lấy vợ. Chú lấy cô Thanh, giáo viên ở xóm Bãi bên kia sông. Chú San mặt rạng rỡ, lúc nào cũng cười cười còn dì Mây giọng cứ thế nghèn nghẹn lại.
Câu 2
Đề bài: Chú ý lời đối thoại giữa các nhân vật và lời bình luận của người kể chuyện.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn văn xuất hiện cuộc đối thoại giữa các nhân vật.
- Chú ý lời bình luận của người kể chuyện.
Lời giải chi tiết:
- Cuộc đối thoại giữa dì Mây và chú San diễn ra. Lời thoại của Chú San luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin dì có một cuộc nói chuyện với chú. Lời thoại của dì Mây là sự từ chối. Cuộc đối thoại diễn ra chóng vánh nhưng người đọc có thể cảm nhận rõ sự đau khổ trong tâm trạng của hai nhân vật.
- Lời bình luận của người kể chuyện giúp người đọc dễ dàng hình dung ra không gian đối thoại giữa hai nhân vật cũng như tâm trạng, hành động của họ trong cuộc đối thoại.
Câu 3
Đề bài: Chú ý tác dụng của biện pháp điệp từ trong đoạn này.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoan văn.
- Xác định biện pháp điệp từ trong đoạn văn và chỉ ra tác dụng.
Lời giải chi tiết:
- Biện pháp điệp từ được sử dụng trong đoạn này:
+) “Từng cánh, từng cánh hoa đỏ tươi rắc đầy lối xuống đò”. à điệp từ “từng cánh”.
+) “Đò ngang bồng bềnh, bồng bềnh” à lặp từ “bồng bềnh”.
=> Tác dụng: nhấn mạnh đặc điểm rơi nhẹ, nhiều của những cánh hoa đỏ tươi và trạng thái của con thuyền. Từ đó, vẽ nên một không gian lãng mạn trong chuyến đò dì Mây tiễn chú San đi sang nước ngoài học.
Câu 4
Đề bài: Hình dung tâm trạng và thái độ của các nhân vật.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn văn trong phần này.
- Chú ý những chi tiết miêu tả tâm trạng và thái độ của các nhân vật trong đoạn.
Lời giải chi tiết:
- Tâm trạng và thái độ của nhân vật chú San:
+) Chú San bồi hồi nhớ lại và kể cho dì San nghe về những ngày tháng thiếu vắng dì San. Tình yêu thương mà chú dành cho dì ngày nào một lần nữa bùng cháy. Chú cũng rất kiên quyết và mong muốn cả hai sẽ làm lại từ đầu.
- Tâm trạng và thái độ của nhân vật dì Mây:
Cũng như chú San, tình cảm trong dì Mây vẫn đong đầy, nguyên vẹn như thuở đầu. Dì cũng nhớ lại những ngày nơi Trường Sơn thiếu vắng chú. Nhưng, khi nghe chú San đề nghị sẽ cùng làm lại từ đầu, dì Mây dường như bất ngờ, rồi dần lặng đi, người rũ ra.
- Tâm trạng và thái độ của nhân vật cô Thanh:
+) Cô Thanh đứng bên kia hàng râm bụt cứ đi đi lại lại. Chốc chốc lại dứt lá râm bụt xoàn xoạt => tâm trạng lo lắng, bồn chồn.
Câu 5
Đề bài: Nhận xét về thái độ và quyết định của nhân vật dì Mây.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn miêu tả quyết định của nhân vật dì Mây.
Lời giải chi tiết:
- Tình huống: Bởi trong lòng chú San, tình cảm với dì Mây vẫn đong đầy nên chú ngỏ ý muốn quay lại và cùng sống chung với dì Mây, trong khi chú vừa lấy vợ.
- Quyết định của dì Mây:
+) Dì mây kiên quyết từ chối, mặc sự cố gắng níu kéo của chú San.
Dẫn chứng: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi!” hay “Sự thể đã thế, cố mà sống với nhau cho vuông tròn”.
=> Thái độ của dì Mây rất cương quyết nhưng vẫn có đôi chút sự hụt hẫng, đau lòng bởi dì vẫn còn yêu chú San rất nhiều. Quyết định của dì Mây là đúng đắn. Từ đó, người đọc cảm nhận được dì là một người hiểu chuyện, cảm thông cho số phận của những người phụ nữ, biết quan tâm đến hạnh phúc của người khác.
Câu 6
Đề bài: Chú ý thái độ của các nhân vật.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn văn trong phần này.
- Chú ý những chi tiết miêu tả thái độ của các nhân vật.
Lời giải chi tiết:
Thái độ của các nhân vật:
- Những người hàng xóm có thái độ cảm thông, xót xa cho số phận của dì Mây.
- Dì Mây khi tiếp khách thì khá ngượng ngùng. Khi khách đã về, dì ra bến sông Châu ngồi, tâm trạng lại thơ thẩn, lặng im, nhớ về chú San cùng với tâm trạng nuối tiếc.
- Nhân vật Mai vui vẻ khi dì về.
Câu 7
Đề bài: Chi tiết về mái tóc dì Mây trước đây và bây giờ có ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn văn miêu tả về mái tóc của dì Mây trước đây và bây giờ.
- Đưa ra sự so sánh, kết hợp cùng hoàn cảnh lúc bấy giờ để tìm ra nguyên nhân và ý nghĩa.
Lời giải chi tiết:
- Mái tóc của dì Mây trước đây:
+) Tóc dài (phải đứng lên ghế để chải tóc), đen óng mượt.
+) Tóc bồng bềnh như mây.
- Mái tóc của dì Mây bây giờ: tóc rụng nhiều, xơ và thưa.
=> Mái tóc của dì Mây trước đây và bây giờ đã có sự khác nhau đến chua xót. Nguyên nhân do dì Mây đi bộ đội, đối mặt với những khó khăn, bom đạn, dịch bênh nơi chiến trường. Từ đó, người đọc càng cảm nhận rõ hơn tác hại của chiến tranh gây ra cho con người và sự thiệt thòi cho người con gái.
Câu 8
Đề bài: Chú ý tâm trạng của nhân vật dì Mây.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn miêu tả tâm trạng của nhân vật dì Mây trong đoạn văn này.
Lời giải chi tiết:
Tâm trạng của dì Mây cũng không khá hơn là bao. Đôi lúc, thấy dì Mai chợt cười nhưng khi nghe lũ trẻ nhắc đến chuyện lấy chồng, dì lại thoáng buồn.
Câu 9
Đề bài: Tình huống nào đã giúp nhân vật bộc lộ phẩm chất và nhân cách?
Phương pháp giải:
Chú ý tình huống được nói đến trong đoạn văn này.
Lời giải chi tiết:
- Tình huống giúp nhân vật bộc lộ phẩm chất và nhân cách:
+) Vợ chú San vượt cạn thiếu tháng, thai ngôi ngược lại tràng hoa quấn cổ. Thím Ba đã loay hoay đỡ mãi nhưng không được, cô Thanh cũng đuối dần, nguy cơ tử vong khá cao.
+) Hoàn cảnh: đêm mưa to, đường lên huyện quá xa, đò ngang cách trở, mưa gió dầm đề.
+) Dì Mây lúc này đã khoác áo mưa đến và đỡ đẻ thành công cho cô Thanh.
=> Tác giả đã xây dựng tình huống rất hay để làm nổi bật phẩm chất và nhân cách của nhân vật dì Mây. Bởi, chú San là người đã phản bội tình cảm của dì Mây nhưng dì không chút thù oán, không vì chuyện cá nhân mà ngó lơ tình thế nguy hiểm của vợ chồng chú. Từ đó, người đọc cảm nhận rõ dì Mây luôn quan tâm đến người khác, bao dung, vị tha, có trách nhiệm trong công việc của mình.
Câu 10
Đề bài: Theo em, vì sao lúc này dì Mây lại khóc?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn văn trong phần này.
- Chú ý đến tình huống diễn ra tâm trạng của dì Mây lúc này.
Lời giải chi tiết:
- Tình huống: Sau khi đỡ đẻ thành công cho cô Thanh – vợ chú San, dì Mây đã gục luôn xuống bàn đỡ đẻ và khóc tức tưởi.
- Dì Mây khóc như vậy bởi lẽ người được hưởng hạnh phúc ấy đúng ra là dì Mây. Nhưng giờ đây, khi dì trở về, chú San đã lấy vợ. Đó cũng là lúc những hi vọng, chờ mong, niềm ao ước về một cuộc sống hạnh phúc cùng nhau đã bị dập tắt. Dì Mây khóc cho chính số phận mình, có lẽ giây phút đó, dì đã quá tủi thân và bởi những nỗi đau mà dì chịu đựng, dồn nén trong lòng quá lâu, chỉ trực chờ một khoảnh khắc nào đó, khoảnh khắc mà người con gái ấy không thể gồng mình lên chống đỡ được nữa thì giọt nước mắt ấy sẽ tuôn rơi.
Câu 11
Đề bài: Số phận của nhân vật thím Ba, thằng Cún gợi suy nghĩ gì về hậu quả của chiến tranh?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn văn nói về nhân vật thím Ba và thằng Cún.
- Chú ý đến nguyên nhân dẫn đến số phận của thím Ba và thằng Cún.
Lời giải chi tiết:
- Tình huống: Bến sông Châu vẫn đầy bom bi chưa nổ và thím Ba vì đun te vướng bom bi nên đã qua đời. Vì vậy, thằng Cún đã mất mẹ và được dì Mây nhận nuôi.
- Từ nhân vật của thím Ba, thằng Cún, người đọc cảm nhận rõ hậu quả cay đắng mà chiến tranh để lại. Đó là những sự mất mát đáng tiếc, là những đứa trẻ bơ vơ, không nơi nương tựa vì bố mẹ chúng đã mất vì chiến tranh.
Câu 12
Đề bài: Đoạn này cho biết những thông tin quan trọng gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn văn trong phần này.
- Chú ý những thông tin quan trọng.
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn trên đã cho biết một số thông tin quan trọng gồm:
- Dì Mây được một người thủ trưởng tán nhưng không đổ à Tình cảm sâu nặng và sự thủy chung của dì Mây.
- Công việc của dì Mây ở nơi chiến trường và nguyên nhân khiến chân dì bị thương (Dẫn chứng: Dì Mây chắn cửa hầm che chở cho thương binh. Bom nổ người lính công binh sốt rét tóc rụng trọc đầu vẫn lành lặn, còn cô ý sĩ Trường Sơn bị mảnh đạn phạt một chân”).
Câu 13
Đề bài: Chú ý sự thay đổi trong tiếng ru của dì Mây.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn cuối của văn bản.
Lời giải chi tiết:
Tiếng ru của dì Mây “lúc đầu trầm lắng, nghèn nghẹn, xót xa, sau êm ái, trong sáng, mênh mang, ngân nga sâu lắng tận sâu thẳm con tim những người lính”.
=> Sự thay đổi trong tiếng ru của dì Mây dường như cũng là sự thay đổi trong tâm trạng. Có lẽ, tâm trạng lúc đầu của dì Mây vẫn còn chất chứa sự tủi thân, nỗi buồn từ những chuyện chẳng vui nhưng dần dần, dì đã chấp nhận được sự thật và cùng chung sống với nó.
Trả lời câu hỏi
Câu 1
Đề bài: Xác định sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản Người ở bến sông Châu. Theo em, cách xây dựng cốt truyện của tác giả có gì đặc sắc?
Phương pháp giải:
- Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm
- Xác định sự sự kiện chính của mỗi phần dựa vào nội dung và cảm thụ cá nhân
Lời giải chi tiết:
Sự kiện chính của mỗi phần: Dì Mây về làng, chú San đi lấy vợ, chú lấy cô Thanh giáo viên. Khi biết Mây trở về chú San đã sang và xin lỗi còn muốn làm lại với dì Mây nhưng dì không đồng ý.
Từ khi chuyển về bến sông Châu dì Mây buồn lắm, lúc nào cũng thơ thẩn, cứ nhắc đến chuyện lấy chồng dì Mây lại buồn.
Khi trạm xá được xây, thiếu người dì đã trở lại nghề. Vợ chú San đẻ cạn ối, dì cũng là người đỡ đẻ, khâu xong mọi thứ dì gục gã ngay trên bàn và khóc nức nở.
Bến sông đầy bom chưa nổ cũng chính vì thế nên thím Ba chết vì đun te vướng bom bi. Dì Mây nhận nuôi thằng Cún. Dì ru thằng bé ngủ tiếng ru đã khiến những anh lính công binh bắc cầu dừng tay lắng nghe, tiếng ru êm đềm của dì hòa vào hương thơm của cỏ cây, đất trời.
Cách xây dựng cốt truyện của tác giả tuy giản dị nhưng lại gây ấn tượng mạnh đến độc giả, tạo cho người đọc thấu hiểu được từng lớp văn chương. Từ không gian đến thời gian chỉ xoay quanh nhân vật Dì Mây nhưng được lồng ghép vào xen kẽ rất đặc biệt, nói về làng quê với cái nhìn hiện thực, vừa lãng mạn đan xen vào nhau và vốn am hiểu, cảm thông với người phụ nữ đã làm rung động tâm hồn độc giả.
Câu 2
Đề bài: Ai là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn này? Hãy vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm này với các nhân vật khác trong truyện?
Phương pháp giải:
- Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm
- Xác định nhân vật trung tâm dựa vào nội dung, diễn biến của truyện
- Chú ý phân tích đúng yêu cầu đề bài để vẽ sơ đồ.
Lời giải chi tiết:
Nhân vật trung tâm trong truyện ngắn này là Dì Mây.
Câu 3
Đề bài: Phân tích, làm sáng tỏ tính cách và phẩm chất của nhân vật Dì Mây trong truyện qua các tình huống và sự kiện tiêu biểu. Nêu nhận xét về cuộc đời và tính cách của nhân vật Dì Mây.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ tác phẩm
- Nhận xét tính cách cảu Dì Mây thông qua hành động, cách ứng xử,…
Lời giải chi tiết:
Dì Mây từ chiến trường trở về đúng vào ngày người yêu đi lấy vợ. Trước đây tóc cô dài đến gót chân, xinh đẹp nhất làng đã dũng cảm xung phong ra chiến trường. Cô trở về trong sự lãng quên của gia đình, của người thân và cả của người yêu. Chiến tranh đã lấy của cô đi tuổi trẻ, nhan sắc và cả tình yêu. Vết thương trên người mỗi khi trái gió là lại đau nhức. Cô trở về chỉ còn một mình cô bên chiếc nạn gỗ, bên con búp bê không biết nói. Không chịu được cảnh trớ trêu ấy, Mây đã bỏ ra căn chòi bên bờ để ở, sống với những nỗi buồn thầm lặng không biết bao giờ nguôi ngoai.
Câu 4
Đề bài: Phân tích và nhận xét về bút pháp miêu tả (tả cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật) của tác giả trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ tác phẩm
- Ôn lại những gì liên quan đến biện pháp chêm xen.
Lời giải chi tiết:
Bút pháp miêu tả (tả cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật) của tác giả trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu đã cho ta thấy được niềm say mê khẳng định cái tốt, cái tích cực; phủ nhận những điều xấu xa giả dối sẽ đem lại cho tác phẩm một luồng sinh khí, biến những tư tưởng khô khan thành các hình tượng sinh động, tạo ra một bầu khí quyển nóng bỏng, biến tác phẩm trở thành một sợi dây truyền tình cảm của tác giả đến người tiếp nhận. Sự nhiệt thành trong việc bộc lộ cảm xúc của nhà văn, nhà thơ sẽ khiến “cảm hứng chủ đạo của tác phẩm chi phối sự thống nhất cảm xúc của hình tượng, chi phối hệ thống nghệ thuật biểu cảm của tác phẩm”. Đặc biệt trong thể loại truyện ngắn - một thể loại có dung lượng khiêm tốn, thường lấy cái “khoảnh khắc”, cái “lát cắt” cuộc sống làm căn cốt - thì vai trò của cảm hứng nghệ thuật càng quan trọng. Truyện càng ngắn thì sự dồn nén của tình tiết và sự mãnh liệt trong tình cảm càng đòi hỏi cao. Những xúc cảm tâm lý thường bộc lộ một cách cao độ hơn, thể hiện nội dung tư tưởng một cách nổi bật, tập trung vào một vấn đề nhân sinh trọng tâm chứ không dàn trải như ở thể loại tiểu thuyết.
Sương Nguyệt Minh khai thác những sự kiện, con người trong các cuộc chiến càng không dừng lại ở cái nhìn xuôi chiều, phiến diện. Với chỗ đứng của một người đã có độ lùi khoảng cách thời gian với “một thời đã qua”, Sương Nguyệt Minh nhìn chiến tranh và những người đi ra từ chiến tranh với một cái nhìn sâu hơn, đa chiều hơn. Yêu cầu tái hiện lịch sử giờ chỉ là một phần, nhà văn còn khám phá được thế giới tâm lý con người, số phận con người trong và sau cuộc chiến. Sương Nguyệt Minh biết đặt cuộc chiến trong tương quan với cuộc sống hôm nay, từ đó có những đóng góp không nhỏ vào mảng đề tài viết về chiến tranh. Sự đan xen cảm hứng ở những tác phẩm viết về chiến tranh tạo ra những mảng màu đa dạng trong tác phẩm của Sương Nguyệt Minh. Đọc những câu chuyện của anh viết về thời kỳ khói lửa, người đọc vừa được cảm nhận vẻ đẹp lung linh của những mối tình thời chiến, vừa thấy cái khốc liệt mà bom đạn gây ra cũng như những đổi thay đau lòng khi con người bước vào cuộc sống hòa bình.
Câu 5
Đề bài: Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian nào? Tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện.
Phương pháp giải:
- Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm
- Xác định đúng yêu cầu đề bài.
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện được diễn ra trong khoảng thời gian sau 1986, sau cuộc chiến chống Mỹ ở nước ta.
Ý nghĩa của hình ảnh dòng sông, con đò, cây câu xuất hiện trong truyện: Đây đều là những biểu tượng gắn liền với quê hương sông nước của nhân vật qua đó cho ta thấy được tình yêu mặn mà, tình yêu sắc son thủy chung của lòng người. Chiến tranh không chỉ để lại những vết thương thể xác cho người lính, mà còn làm thay đổi số phận, gây ra những trái ngang đau khổ cho họ ngay cả khi họ trở về với thời bình khi chiến tranh đã kết thúc hậu quả nó để lại vô cùng lớn, làng quê thì hoang tàn nhưng với tình yêu của mình Mây trở về và giữ lòng yêu với một người, nhưng tất cả những hi vọng của cô đều bị dập tắt.
Câu 6
Đề bài: Nhận xét điểm nhìn và người kể chuyện trong văn bản.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản, xác định đúng yêu cầu đề bài
- Nêu quan điểm cá nhân một cách khách quan.
Lời giải chi tiết:
Trong truyện ngắn, người kể chuyện đồng thời đảm nhiệm hai vai trò: vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật, tình huống truyện, tả người, tả cảnh và đưa ra những nhận xét đánh giá về những điều được kể. Người kể chuyện không chỉ giới thiệu, miêu tả về nhân vật, gợi tình huống truyện mà còn đưa ra cách nhìn nhận đánh giá các nhân vật khác từ điểm nhìn của người kể chuyện Người đọc cũng dễ dàng thâm nhập vào thế giới nội tâm đầy phức tạp và bí ẩn của nhân vật qua lời kể trung thực, chân thành của chính họ. Ta có một cái nhìn đầy đủ hơn về người kể, điểm nhìn trần thuật, vai trò của người kể chuyện, mối quan hệ giữa người kể chuyện với nhà văn trong tác phẩm. Lựa chọn hình thức kể chuyện khác nhau, người kể đã đem đến cho bạn đọc cái nhìn đa chiều về cuộc sống, mở rộng tầm khái quát hiện thực của truyện ngắn. Các hình thức kể chuyện trong truyện ngắn còn đánh dấu bước phát triển của truyện ngắn Việt Nam từ truyện ngắn trung đại đến truyện ngắn hiện đại, sự đổi mới trong ý thức nghệ thuật, dấu ấn cá nhân của người cầm bút. Người kể chuyện có thể mang điểm nhìn của tác giả, song tác giả không phải là trung tâm của truyện kể và không có vai trò đáng kể trong việc tổ chức truyện. Điểm nhìn và người kể chuyện trở thành hai phương diện không thể tách rời.
Câu 7
Đề bài: Theo em vấn đề đặt ra trong truyện ngắn này là gì? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng)
Phương pháp giải:
- Đọc và tìm hiểu tác phẩm
- Xác định đúng yêu cầu của bài.
- Xác định vấn đề trong truyện ngắn, đặt vấn đề trong truyện vào hoàn cảnh sống hiện tại và rút ra kết luận.
Lời giải chi tiết:
Theo em vấn đề đặt trong truyện ngắn này là những hậu quả của chiến tranh để lại sau khi giành độc lập dân tộc, người lính Bộ đội Cụ Hồ trở về quê hương.
Hình tượng về con người và thảm họa con người sau cuộc chiến tranh được chuyển tải bằng thứ ngôn ngữ của trái tim bị rung động thật sự. Bị cuốn hút bởi một thực tế, một hiện thực không thể tưởng tượng, không thể hư cấu hơn, tự nó đã làm nên giá trị tư tưởng của tác phẩm. Hậu quả của nó để lại vô cùng nặng nề, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi khói lửa của bom đạn, của các chất hóa học do con người chế tạo nhằm phục vụ cuộc chiến. Các công trình kiến trúc được coi là văn minh nhân loại, những cánh rừng bất tận không còn màu xanh mà chỉ thấy khói lửa… Chiến tranh cũng khiến cho nền kinh tế trở nên kiệt quệ. Bóc lột giữa con người với con người ngày càng gia tăng, chênh lệch giàu nghèo càng rõ ràng. Cuộc sống của người dân thường xuyên rơi vào đói nghèo, trình độ văn hóa thấp,... Văn học hé mở khát vọng bức thiết, đòi hỏi quan tâm đến mỗi số phận cá nhân. Mối quan tâm cộng đồng đã nhường chỗ cho số phận cá nhân. Cái tôi trữ tình tìm thấy tiếng nói khác đầy ắp tâm trạng, nỗi trăn trở, sự day dứt, lo âu đầy trách nhiệm về chiến tranh vệ quốc, về hy sinh, mất mát, về nhu cầu, khát vọng của con người. Đó chính là cơ sở để thức tỉnh ý thức cá nhân và tinh thần nhân bản sẽ trở thành nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo bao trùm của nền văn học sau năm 1975.
Bài soạn "Người ở bến sông Châu" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 5
CHUẨN BỊ
Câu 1: Nhân vật chính trong truyện là ai? Có số phận như thế nào? Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống nào?
Trả lời:
Nhân vật chính trong truyện: dì Mây. Dì Mây có số phận bi thương éo le, ngang trái, đầy đau xót, có những tình cảnh trớ trêu nghiệt ngã sau trận chiến. Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống: chú San đi lấy vợ, vợ chú San vượt cạn thiếu tháng.
Câu 2: Thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là gì? Người kể chuyện có thái độ như thế nào đối với các nhân vật trong truyện? Dựa vào đâu để biết được điều đó?
Trả lời:
Nhân vật chính trong truyện: dì Mây. Dì Mây có số phận bi thương éo le, ngang trái, đầy đau xót, có những tình cảnh trớ trêu nghiệt ngã sau trận chiến. Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống: chú San đi lấy vợ, vợ chú San vượt cạn thiếu tháng.
Câu 3: Em biết gì về hậu quả của chiến tranh? Hãy chia sẻ những hiểu biết ấy.
Trả lời:
Hậu quả của chiến tranh để lại những thương vong: nhiều người đã ngã xuống, những người may mắn sống sót thì lại để lại nhiều di chứng. Bên cạnh đó, chiến tranh còn gây ra những ám ảnh: ám ảnh về cái chết, nỗi đau mất người thân, gia đình bị li tán,...
ĐỌC HIỂU
Câu 1: Tóm tắt sự việc chính của phần này.
Trả lời:
Tóm tắt: kể về việc chú San đi lấy vợ là giáo viên ở xóm Bãi ở bên kia sông mà không đợi dì Mây về. Đám rước qua sông được một lúc thì dì Mây về, dì đứng ở bờ đê xóm Bãi gọi ông với giọng đầy nghẹn ngào khi biết tin chú San đi lấy vợ. Sau khi cập bến, dì nhảy xuống đò và ông ôm lấy dì, đôi vai rung lên, nói với dì Mây những lời an ủi.
Câu 2: Chú ý lời đối thoại giữa các nhân vật và lời bình luận của người kể chuyện.
Trả lời:
Lời đối thoại giữa dì Mây và chú San: Dì cương quyết bảo chú về, không muốn nói chuyện vì mọi chuyện đã kết thúc, chú San vẫn cố gắng muốn nói lời xin lỗi tới dì.
Lời bình luận của người kể:
- Bố ngồi bó gối quay mặt đi nơi khác. Mẹ ngại ngùng chào đãi bôi. Ông tra thuốc vào nõ điếu, rít liên tục.
- Dì Mây nuốt nước mắt vào trong; dì chống nạng gỗ, lộc cộc bỏ ra ngoài ngõ, dì May thở hổn hển, tay vịn cảnh dựa hẳn vào cây bưởi, dì Mây tức tưởi;
- Chú San đứng phắt dậy đi theo, chú San nắm hai tay đập liên hồi vào thân cây. Lá bưởi xào xạc. Vài con chim giật mình bay vút len không trung.
Câu 3: Chú ý tác dụng của biện pháp điệp từ trong đoạn này.
Trả lời:
Tác dụng: tạo khung cảnh lặng im, buồn, âu sầu làm khắc họa lên rõ nét tâm trạng của dì San và chú Mây.
Câu 4: Hình dung tâm trạng của các nhân vật.
Trả lời:
Tâm trạng của các nhân vật:
- Chú San: bồi hồi kể lại nỗi nhớ dì Mây khi còn ở nước ngoài.
- Dì Mây: cũng da diết, đáp lại kể về những trang nhật kí có viết tên chú San.
Câu 5: Nhận xét về quyết định của nhân vật dì Mây.
Trả lời:
Quyết định của nhân vật dì Mây: mặc dù buồn, vẫn còn thương chú San nhiều nhưng dì đã cương quyết dứt khoát với chú "Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi!, "Sự thế đã thế, cố mà sống với nhau cho vuông tròn".
Câu 6: Chú ý thái độ của các nhân vật.
Trả lời:
Thái độ của dì Mây: ngượng ngùng tiếp khách, ngẩn ngơ nhìn hoa gạo đỏ rắc đầy bến sông Châu, dì mơ màng như không nghe lời Mai nói, dì thở dài, nuối tiếc.
Thái độ người ở xóm Trại: người đưa đẩy, an ủi, kẻ cảm thông, xót xa.
Thái độ của Mai: an ủi dì.
Câu 7: Chi tiết về mái tóc dì Mây trước đây và bây giờ có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Chi tiết mái tóc dì Mây trước đây và bây giờ cho ta thấy được sự thay đổi của mái tóc khi dì đi bồ đội. Đối với người con gái, mái tóc tượng trưng cho vẻ đẹp, vậy mà tham gia chiến đấu rồi, dì đã không còn giữ được mái tóc trước kia nữa, nó "rụng nhiều, xơ và thưa" nhiều do hậu quả mà chiến tranh để lại.
Câu 8: Chú ý tâm trạng của nhân vật dì Mây
Trả lời:
Tâm trạng của dì Mây: dì nao lòng, có hôm bỏ bữa; dì chợt thoảng buồn.
Câu 9: Tình huống nào đã làm nhân vật bộc lộ phẩm chất và tính cách?
Trả lời:
Tình huống vợ chú San - cô Thanh vượt cạn thiếu tháng và dì Mây đã cố gắng hết sức đỡ đẻ cho cô mặc kệ lời thím Ba can ngăn.
Câu 10: Theo em, vì sao lúc này dì Mây lại khóc?
Trả lời:
Theo em, dì Mây lại khóc vì dì nghĩ đến bản thân mình, đến tình yêu của mình khi bị chiến tranh làm xa cách. Có lẽ nếu không đi bồ đội, nếu không có chiến tranh, dì Mây cũng có thể hạnh phúc bên chú San.
Câu 11: Số phận của nhân vật thím Ba, thằng Cún gợi suy nghĩ gì về hậu quả chiến tranh?
Trả lời:
Số phận của nhân vật thím Ba, thằng Cún gợi cho em có những suy ngẫm về những hậu quả chiến tranh để lại. Con mât mẹ, gia đình tan nát, đau thương, đó là nỗi đau dai dẳng, lặng thầm nhưng không kém phần dữ dội ở số phận, cuộc đời của hai nhân vật.
Câu 12: Đoạn này cho biết những thông tin quan trọng nào?
Trả lời:
Thông tin đoạn: những bàn tán về dì Mây với câu chuyện dì lấy chồng. Đồng thời, ta cũng thấy được những hậu quả của chiến tranh của các chiến sĩ qua những lời thoại.
Câu 13: Chú ý sự thay đổi trong tiếng ru của dì Mây.
Trả lời:
Sự thay đổi trong tiếng ru của dì Mây: lúc đầu trầm lắng, nghèn nghẹn, xót xa, sau lại êm ái, trong sáng, mênh mang, ngân nga sâu lắng tận sâu thảm con tim người lính.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Xác định sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản Người ở bến sông Châu. Theo em, cách xây dựng cốt truyện của tác giả có gì đặc sắc?
=> Xem hướng dẫn giải
Sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản Người ở bến sông Châu:
- Phần 1: chú San đi lấy vợ, dì Mây đi bồ đội trở về. Hai người họ đã cuộc nói chuyện trong tình cảnh đầy trớ trêu, nghiệt ngã.
- Phần 2: Tâm trạng buồn bã, thơ thẩn đến não lòng của dì Mây thông qua những cuộc nói chuyện với mẹ, Mai và lũ bạn của Mai.
- Phần 3: dì Mây đỡ đẻ giúp vợ của chú San sinh em bé do vợ chú vượt cạn thiếu tháng, thai ngôi bị ngược.
- Phần 4: Số phẩn con người hẩm hiu, đầy đau thương do hậu quả chiến tranh để lại.
Theo em, cách xây dựng cốt truyện của tác giả đặc sắc ở chỗ tác giả đã cụ thể hóa những sự kiện, biến cố, hành động trong truyện giúp cho người đọc có những cái nhìn trầm lặng, sâu lắng về chủ đề chiến tranh thông qua nhân vật dì Mây.
Câu 2: Ai là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn này? Hãy vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm đó với các nhân vật khác trong truyện.
=> Xem hướng dẫn giải
- Nhân vật trung tâm trong truyện ngắn: Dì Mây
- Mối quan hệ giữa Mai với các nhân vật khác trong truyện:
Câu 3: Phân tích tính cách và phẩm chất của nhân vật dì Mây trong truyện qua các tình huống và sự kiện tiêu biểu. Nêu nhận xét về cuộc đời và tính cách của nhân vật dì Mây.
=> Xem hướng dẫn giải
Tính cách và phẩm chất của nhân vật dì Mây trong truyện qua các tình huống và sự kiện tiêu biểu:
- Dì Mây là người dũng cảm, gan dạ, dâng hiến quãng đời thanh xuân tươi đẹp cho cách mạng: "Dì Mây chắn cửa hầm che chở cho thương binh. Bom nôt người người lính công binh sốt rét tóc rụng trọc đầu vẫn lành lặn..". Chính vì sự hi sinh cao cả đó, đã khiến cô từ một người con gái xinh đẹp mà trở thành người chịu nhiều hậu quả của chiến tranh đầy mất mát: Dì Mây bước tập tễnh, tóc Dì Mây rụng nhiều, xơ và thưa, dì có chân giả, chống nạng gỗ.
- Dì Mây có mối tình đằm thắm, trong sáng với chú San, tuy nhiên lại rơi vào nghịch cảnh éo le: ngày cô trở về quê cũng là ngày người yêu – San đi lấy vợ vì tưởng cô hy sinh. Ngay đêm tân hôn, biết tin Mây còn sống quay về, San đã tìm gặp Mây. Anh xin cô được bỏ vợ để cả hai làm lại từ đầu. Mây khóc, từ chối vì cho rằng: “Một người phụ nữ đau khổ và lỡ dở đã là quá đủ”.
- Dì Mây có lòng nhân hậu vị tha, thương người: dì Mây đỡ đẻ giúp vợ của chú San sinh em bé do vợ chú vượt cạn thiếu tháng, thai ngôi bị ngược; dì còn chăm sóc thằng Cún thay thím Ba vì thím đã mất do chiến tranh.
=> Qua đây, ta thấy được cuộc đời của dì thật đau xót, đầy éo le. Cuộc chiến tranh đã cướp đi tất cả: tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc và mài mòn dần những gì còn sót lại của cô trở về sau chiến tranh.
Câu 4: Phân tích và nhận xét về bút pháp miêu tả (tả cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật) của tác giả trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu.
=> Xem hướng dẫn giải
Cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật trên bến sông Châu:
- Trong mắt hai người không phải màn đêm dưới tán lá bưởi thoang thoảng mùi hương thuần khiết mà là bến sống.
- Bến sông Châu năm ấy giữa mùa hoa gạo cháy. Từng cánh, từng cánh hoa đỏ tươi rắc đầy lỗi xuống đò....
- Người con gái chèo đò đưa người con trai đi nước ngoài học. Đò ngang bồng bềnh, bồng bềnh....người con gái bỏ chèo ôm chặt, nép đầu vào ngực người yêu. Con đò cứ trôi đi, chở hai người lặng im ôm nhau như không hề có chiến tranh, không có cuộc chia ly.
- Hai người kể lại cho nhau nghe những hồi ức đẹp "Ở nước ngoài, đêm nào anh cũng nhớ đến em, nhớ bến sông Châu", "Ngày ở Trường Sơn, trang nhật kí nào em cũng viết tên anh".
- Tình yêu, nỗi nhớ như kéo không gian, thời gian gần lại. Trong lòng họ, tình yêu, tình thương lại bùng lên bớt chợt, cồn cào, da diết.
- Không khí ngột ngạt nghẹt thở. Đó đây im ắng hãi hùng như đang dồn nén cho một trận cuồng phong bão tố sắp cuộn lên ở bến sông Châu.
=> Bút pháp miêu tả cảnh đã giúp làm nổi bật lên tâm trạng, cảm xúc đau buồn, tiếc nuối, những suy nghĩ "chúng ta sẽ làm lại", "anh sẽ từ bỏ tất cả. Chúng ta về sống với nhau" giằng xé nội tâm của hai nhân vật dì Mây và chú San.
Câu 5: Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian nào? Tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện.
=> Xem hướng dẫn giải
- Không gian: trên bến sông Châu, ở nhà dì Mây, ở nhà chú San.
- Thời gian: khi dì Mây đi lính trở về, chú San lấy vợ.
- Ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện: nó gắn liền với tình yêu của dì Mây và chú San, đồng thời nó hiện lên sự thật nghiệt ngã về chiến tranh đầy tan tác, đau thương.
Câu 7: Theo em, vấn đề đặt ra trong truyện ngắn này là gì? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng).
=> Xem hướng dẫn giải
Thông qua truyện ngắn Người ở bến sông Châu của nhà văn Sương Nguyệt Minh, đã cho em thấy sự nghiệt ngã về cuộc chiến tranh để lại thông qua hình ảnh người phụ nữ. Đó là một người phụ nữ rất đẹp, rất sắc sảo thông minh, đầy lòng nhân hậu vị tha... Nhưng người phụ nữ ấy có "định mệnh của nàng Kiều", nỗi đau thân thế cứ vây hãm cuộc đời của họ. Chiến tranh đã cướp đi tất cả: tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc và mài mòn dần những gì còn sót lại của người phụ nữ trở về sau chiến tranh. Chưa bao giờ, trong văn học Việt Nam xuất hiện người phụ nữ trở về sau chiến tranh lại bi thương đến vậy. Đành rằng hiện thực chiến tranh còn bi thảm hơn thế, nhưng những gì từ trước mà thế hệ trẻ ngày hôm nay biết được đều mang vẻ bi tráng hào hùng.
Bài soạn "Người ở bến sông Châu" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 6
Tóm tắt
Ngày dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ, lấy cô Thanh giáo viên ở xóm Bãi bên kia sông. Đám rước qua sông một lúc thì dì Mây về, dì gọi ông với giọng nghèn nghẹn. Cỗ cưới vẫn đông như vậy, còn bên nhà dì Mây, chẳng ai có thể tập trung làm được việc gì. Một lát sau, chú San rẽ hàng râm bụt, bổ sang. Chú San nhận hết lỗi về mình và mong muốn cả hai người sẽ làm lại nhưng dì Mây không đồng ý. Bên kia hàng râm bụt, cô Thanh đi đi lại lại.
Sáng hôm sau, tin dì Mây về loang đi khắp xóm Trại, mọi người đến nhà an ủi, động viên, dì cũng chỉ ngượng ngùng tiếp khách. Khách vãn, dì và Mai ra bến sông Châu. Những kí ức trước đây chưa bao giờ phai nhòa trong dì và tâm trạng cứ thế trầm lặng theo. Khi làng xây trạm xá mới, dì Mây trở lại nghề vì trước đây dì là quân y sĩ Trường Sơn. Vào đêm mưa, vợ chú San vượt cạn thiếu tháng, dì Mây là người đã đỡ đẻ cho cô ấy. Khi xong, dì gục luôn xuống bàn đỡ đẻ rồi khóc tức tưởi. Chuyện chẳng lành xảy đến khi thím Ba chết do thím đun te vướng bom bi. Dì Mây là người đã nhận nuôi bé Cún. Chuyện tình của thủ trưởng và dì Mây chẳng biết có thật không nhưng được mọi người truyền tai nhau khá nhiều. Và tiếng ru của dì cứ văng vẳng trong đêm trên bến sông Châu, đến nỗi đêm nào vắng đi tiếng ru ấy, những người lính công binh lại thao thức hoài.
Chuẩn bị
- Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn.
- Tìm hiểu trước những thông tin nối bật về tác giả Sương Nguyệt Minh và truyện Người ở bến sống Châu.
- Chú ý tìm hiểu về nhân vật chính trong truyện, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm và hậu quả của chiến tranh.
Đọc hiểu
Trong khi đọc
Câu 1 trang 13 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Tóm tắt sự việc chính của phần này.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ những đoạn văn đầu của phần này để tìm ra những sự việc chính.
Lời giải:
Sự việc chính của phần này nói về hoàn cảnh gặp gỡ trớ trêu của hai nhân vật dì Mây và chú San. Bởi ngày dì Mây khoác ba lô về làng cũng là ngày chú San đi lấy vợ. Chú lấy cô Thanh, giáo viên ở xóm Bãi bên kia sông. Chú San mặt rạng rỡ, lúc nào cũng cười cười còn dì Mây giọng cứ thế nghèn nghẹn lại.
Câu 2 trang 14 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Chú ý lời đối thoại giữa các nhân vật và lời bình luận của người kể chuyện.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn văn xuất hiện cuộc đối thoại giữa các nhân vật.
- Chú ý lời bình luận của người kể chuyện.
Lời giải:
- Cuộc đối thoại giữa dì Mây và chú San diễn ra. Lời thoại của Chú San luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin dì có một cuộc nói chuyện với chú. Lời thoại của dì Mây là sự từ chối. Cuộc đối thoại diễn ra chóng vánh nhưng người đọc có thể cảm nhận rõ sự đau khổ trong tâm trạng của hai nhân vật.
- Lời bình luận của người kể chuyện giúp người đọc dễ dàng hình dung ra không gian đối thoại giữa hai nhân vật cũng như tâm trạng, hành động của họ trong cuộc đối thoại.
Câu 3 trang 14 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Chú ý tác dụng của biện pháp điệp từ trong đoạn này.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoan văn.
- Xác định biện pháp điệp từ trong đoạn văn và chỉ ra tác dụng.
Lời giải:
- Biện pháp điệp từ được sử dụng trong đoạn này:
+) “Từng cánh, từng cánh hoa đỏ tươi rắc đầy lối xuống đò”. à điệp từ “từng cánh”.
+) “Đò ngang bồng bềnh, bồng bềnh” à lặp từ “bồng bềnh”.
=> Tác dụng: nhấn mạnh đặc điểm rơi nhẹ, nhiều của những cánh hoa đỏ tươi và trạng thái của con thuyền. Từ đó, vẽ nên một không gian lãng mạn trong chuyến đò dì Mây tiễn chú San đi sang nước ngoài học.
Câu 4 trang 15 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Hình dung tâm trạng và thái độ của các nhân vật.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn văn trong phần này.
- Chú ý những chi tiết miêu tả tâm trạng và thái độ của các nhân vật trong đoạn.
Lời giải:
- Tâm trạng và thái độ của nhân vật chú San:
+) Chú San bồi hồi nhớ lại và kể cho dì San nghe về những ngày tháng thiếu vắng dì San. Tình yêu thương mà chú dành cho dì ngày nào một lần nữa bùng cháy. Chú cũng rất kiên quyết và mong muốn cả hai sẽ làm lại từ đầu.
- Tâm trạng và thái độ của nhân vật dì Mây:
Cũng như chú San, tình cảm trong dì Mây vẫn đong đầy, nguyên vẹn như thuở đầu. Dì cũng nhớ lại những ngày nơi Trường Sơn thiếu vắng chú. Nhưng, khi nghe chú San đề nghị sẽ cùng làm lại từ đầu, dì Mây dường như bất ngờ, rồi dần lặng đi, người rũ ra.
- Tâm trạng và thái độ của nhân vật cô Thanh:
+) Cô Thanh đứng bên kia hàng râm bụt cứ đi đi lại lại. Chốc chốc lại dứt lá râm bụt xoàn xoạt => tâm trạng lo lắng, bồn chồn.
Câu 5 trang 15 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Nhận xét về thái độ và quyết định của nhân vật dì Mây.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn miêu tả quyết định của nhân vật dì Mây.
Lời giải:
- Tình huống: Bởi trong lòng chú San, tình cảm với dì Mây vẫn đong đầy nên chú ngỏ ý muốn quay lại và cùng sống chung với dì Mây, trong khi chú vừa lấy vợ.
- Quyết định của dì Mây:
+) Dì mây kiên quyết từ chối, mặc sự cố gắng níu kéo của chú San.
Dẫn chứng: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi!” hay “Sự thể đã thế, cố mà sống với nhau cho vuông tròn”.
=> Thái độ của dì Mây rất cương quyết nhưng vẫn có đôi chút sự hụt hẫng, đau lòng bởi dì vẫn còn yêu chú San rất nhiều. Quyết định của dì Mây là đúng đắn. Từ đó, người đọc cảm nhận được dì là một người hiểu chuyện, cảm thông cho số phận của những người phụ nữ, biết quan tâm đến hạnh phúc của người khác.
Câu 6 trang 15 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Chú ý thái độ của các nhân vật.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn văn trong phần này.
- Chú ý những chi tiết miêu tả thái độ của các nhân vật.
Lời giải:
Thái độ của các nhân vật:
- Những người hàng xóm có thái độ cảm thông, xót xa cho số phận của dì Mây.
- Dì Mây khi tiếp khách thì khá ngượng ngùng. Khi khách đã về, dì ra bến sông Châu ngồi, tâm trạng lại thơ thẩn, lặng im, nhớ về chú San cùng với tâm trạng nuối tiếc.
- Nhân vật Mai vui vẻ khi dì về.
Câu 7 trang 16 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Chi tiết về mái tóc dì Mây trước đây và bây giờ có ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn văn miêu tả về mái tóc của dì Mây trước đây và bây giờ.
- Đưa ra sự so sánh, kết hợp cùng hoàn cảnh lúc bấy giờ để tìm ra nguyên nhân và ý nghĩa.
Lời giải:
- Mái tóc của dì Mây trước đây:
+) Tóc dài (phải đứng lên ghế để chải tóc), đen óng mượt.
+) Tóc bồng bềnh như mây.
- Mái tóc của dì Mây bây giờ: tóc rụng nhiều, xơ và thưa.
=> Mái tóc của dì Mây trước đây và bây giờ đã có sự khác nhau đến chua xót. Nguyên nhân do dì Mây đi bộ đội, đối mặt với những khó khăn, bom đạn, dịch bênh nơi chiến trường. Từ đó, người đọc càng cảm nhận rõ hơn tác hại của chiến tranh gây ra cho con người và sự thiệt thòi cho người con gái.
Câu 8 trang 16 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Chú ý tâm trạng của nhân vật dì Mây.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn miêu tả tâm trạng của nhân vật dì Mây trong đoạn văn này.
Lời giải:
Tâm trạng của dì Mây cũng không khá hơn là bao. Đôi lúc, thấy dì Mai chợt cười nhưng khi nghe lũ trẻ nhắc đến chuyện lấy chồng, dì lại thoáng buồn.
Câu 9 trang 18 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Tình huống nào đã giúp nhân vật bộc lộ phẩm chất và nhân cách?
Phương pháp giải:
Chú ý tình huống được nói đến trong đoạn văn này.
Lời giải:
- Tình huống giúp nhân vật bộc lộ phẩm chất và nhân cách:
+) Vợ chú San vượt cạn thiếu tháng, thai ngôi ngược lại tràng hoa quấn cổ. Thím Ba đã loay hoay đỡ mãi nhưng không được, cô Thanh cũng đuối dần, nguy cơ tử vong khá cao.
+) Hoàn cảnh: đêm mưa to, đường lên huyện quá xa, đò ngang cách trở, mưa gió dầm đề.
+) Dì Mây lúc này đã khoác áo mưa đến và đỡ đẻ thành công cho cô Thanh.
=> Tác giả đã xây dựng tình huống rất hay để làm nổi bật phẩm chất và nhân cách của nhân vật dì Mây. Bởi, chú San là người đã phản bội tình cảm của dì Mây nhưng dì không chút thù oán, không vì chuyện cá nhân mà ngó lơ tình thế nguy hiểm của vợ chồng chú. Từ đó, người đọc cảm nhận rõ dì Mây luôn quan tâm đến người khác, bao dung, vị tha, có trách nhiệm trong công việc của mình.
Câu 10 trang 18 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Theo em, vì sao lúc này dì Mây lại khóc?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn văn trong phần này.
- Chú ý đến tình huống diễn ra tâm trạng của dì Mây lúc này.
Lời giải:
- Tình huống: Sau khi đỡ đẻ thành công cho cô Thanh – vợ chú San, dì Mây đã gục luôn xuống bàn đỡ đẻ và khóc tức tưởi.
- Dì Mây khóc như vậy bởi lẽ người được hưởng hạnh phúc ấy đúng ra là dì Mây. Nhưng giờ đây, khi dì trở về, chú San đã lấy vợ. Đó cũng là lúc những hi vọng, chờ mong, niềm ao ước về một cuộc sống hạnh phúc cùng nhau đã bị dập tắt. Dì Mây khóc cho chính số phận mình, có lẽ giây phút đó, dì đã quá tủi thân và bởi những nỗi đau mà dì chịu đựng, dồn nén trong lòng quá lâu, chỉ trực chờ một khoảnh khắc nào đó, khoảnh khắc mà người con gái ấy không thể gồng mình lên chống đỡ được nữa thì giọt nước mắt ấy sẽ tuôn rơi.
Câu 11 trang 19 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Số phận của nhân vật thím Ba, thằng Cún gợi suy nghĩ gì về hậu quả của chiến tranh?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn văn nói về nhân vật thím Ba và thằng Cún.
- Chú ý đến nguyên nhân dẫn đến số phận của thím Ba và thằng Cún.
Lời giải:
- Tình huống: Bến sông Châu vẫn đầy bom bi chưa nổ và thím Ba vì đun te vướng bom bi nên đã qua đời. Vì vậy, thằng Cún đã mất mẹ và được dì Mây nhận nuôi.
- Từ nhân vật của thím Ba, thằng Cún, người đọc cảm nhận rõ hậu quả cay đắng mà chiến tranh để lại. Đó là những sự mất mát đáng tiếc, là những đứa trẻ bơ vơ, không nơi nương tựa vì bố mẹ chúng đã mất vì chiến tranh.
Câu 12 trang 19 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Đoạn này cho biết những thông tin quan trọng gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn văn trong phần này.
- Chú ý những thông tin quan trọng.
Lời giải:
Đoạn văn trên đã cho biết một số thông tin quan trọng gồm:
- Dì Mây được một người thủ trưởng tán nhưng không đổ à Tình cảm sâu nặng và sự thủy chung của dì Mây.
- Công việc của dì Mây ở nơi chiến trường và nguyên nhân khiến chân dì bị thương (Dẫn chứng: Dì Mây chắn cửa hầm che chở cho thương binh. Bom nổ người lính công binh sốt rét tóc rụng trọc đầu vẫn lành lặn, còn cô ý sĩ Trường Sơn bị mảnh đạn phạt một chân”).
Câu 13 trang 20 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Chú ý sự thay đổi trong tiếng ru của dì Mây.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn cuối của văn bản.
Lời giải:
Tiếng ru của dì Mây “lúc đầu trầm lắng, nghèn nghẹn, xót xa, sau êm ái, trong sáng, mênh mang, ngân nga sâu lắng tận sâu thẳm con tim những người lính”.
=> Sự thay đổi trong tiếng ru của dì Mây dường như cũng là sự thay đổi trong tâm trạng. Có lẽ, tâm trạng lúc đầu của dì Mây vẫn còn chất chứa sự tủi thân, nỗi buồn từ những chuyện chẳng vui nhưng dần dần, dì đã chấp nhận được sự thật và cùng chung sống với nó.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 trang 20 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Xác định sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản Người ở bến sông Châu. Theo em, cách xây dựng cốt truyện của tác giả có gì đặc sắc?
Phương pháp giải:
- Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm
- Xác định sự sự kiện chính của mỗi phần dựa vào nội dung và cảm thụ cá nhân
Lời giải:
Sự kiện chính của mỗi phần: Dì Mây về làng, chú San đi lấy vợ, chú lấy cô Thanh giáo viên. Khi biết Mây trở về chú San đã sang và xin lỗi còn muốn làm lại với dì Mây nhưng dì không đồng ý.
Từ khi chuyển về bến sông Châu dì Mây buồn lắm, lúc nào cũng thơ thẩn, cứ nhắc đến chuyện lấy chồng dì Mây lại buồn.
Khi trạm xá được xây, thiếu người dì đã trở lại nghề. Vợ chú San đẻ cạn ối, dì cũng là người đỡ đẻ, khâu xong mọi thứ dì gục gã ngay trên bàn và khóc nức nở.
Bến sông đầy bom chưa nổ cũng chính vì thế nên thím Ba chết vì đun te vướng bom bi. Dì Mây nhận nuôi thằng Cún. Dì ru thằng bé ngủ tiếng ru đã khiến những anh lính công binh bắc cầu dừng tay lắng nghe, tiếng ru êm đềm của dì hòa vào hương thơm của cỏ cây, đất trời.
Cách xây dựng cốt truyện của tác giả tuy giản dị nhưng lại gây ấn tượng mạnh đến độc giả, tạo cho người đọc thấu hiểu được từng lớp văn chương. Từ không gian đến thời gian chỉ xoay quanh nhân vật Dì Mây nhưng được lồng ghép vào xen kẽ rất đặc biệt, nói về làng quê với cái nhìn hiện thực, vừa lãng mạn đan xen vào nhau và vốn am hiểu, cảm thông với người phụ nữ đã làm rung động tâm hồn độc giả.
Câu 2 trang 20 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Ai là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn này? Hãy vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm này với các nhân vật khác trong truyện?
Phương pháp giải:
- Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm
- Xác định nhân vật trung tâm dựa vào nội dung, diễn biến của truyện
- Chú ý phân tích đúng yêu cầu đề bài để vẽ sơ đồ.
Lời giải:
Nhân vật trung tâm trong truyện ngắn này là Dì Mây.
Câu 3 trang 20 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Phân tích, làm sáng tỏ tính cách và phẩm chất của nhân vật Dì Mây trong truyện qua các tình huống và sự kiện tiêu biểu. Nêu nhận xét về cuộc đời và tính cách của nhân vật Dì Mây.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ tác phẩm
- Nhận xét tính cách cảu Dì Mây thông qua hành động, cách ứng xử,…
Lời giải:
Dì Mây từ chiến trường trở về đúng vào ngày người yêu đi lấy vợ. Trước đây tóc cô dài đến gót chân, xinh đẹp nhất làng đã dũng cảm xung phong ra chiến trường. Cô trở về trong sự lãng quên của gia đình, của người thân và cả của người yêu. Chiến tranh đã lấy của cô đi tuổi trẻ, nhan sắc và cả tình yêu. Vết thương trên người mỗi khi trái gió là lại đau nhức. Cô trở về chỉ còn một mình cô bên chiếc nạn gỗ, bên con búp bê không biết nói. Không chịu được cảnh trớ trêu ấy, Mây đã bỏ ra căn chòi bên bờ để ở, sống với những nỗi buồn thầm lặng không biết bao giờ nguôi ngoai.
Câu 4 trang 20 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Phân tích và nhận xét về bút pháp miêu tả (tả cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật) của tác giả trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ tác phẩm
- Ôn lại những gì liên quan đến biện pháp chêm xen.
Lời giải:
Bút pháp miêu tả (tả cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật) của tác giả trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu đã cho ta thấy được niềm say mê khẳng định cái tốt, cái tích cực; phủ nhận những điều xấu xa giả dối sẽ đem lại cho tác phẩm một luồng sinh khí, biến những tư tưởng khô khan thành các hình tượng sinh động, tạo ra một bầu khí quyển nóng bỏng, biến tác phẩm trở thành một sợi dây truyền tình cảm của tác giả đến người tiếp nhận. Sự nhiệt thành trong việc bộc lộ cảm xúc của nhà văn, nhà thơ sẽ khiến “cảm hứng chủ đạo của tác phẩm chi phối sự thống nhất cảm xúc của hình tượng, chi phối hệ thống nghệ thuật biểu cảm của tác phẩm”. Đặc biệt trong thể loại truyện ngắn - một thể loại có dung lượng khiêm tốn, thường lấy cái “khoảnh khắc”, cái “lát cắt” cuộc sống làm căn cốt - thì vai trò của cảm hứng nghệ thuật càng quan trọng. Truyện càng ngắn thì sự dồn nén của tình tiết và sự mãnh liệt trong tình cảm càng đòi hỏi cao. Những xúc cảm tâm lý thường bộc lộ một cách cao độ hơn, thể hiện nội dung tư tưởng một cách nổi bật, tập trung vào một vấn đề nhân sinh trọng tâm chứ không dàn trải như ở thể loại tiểu thuyết.
Sương Nguyệt Minh khai thác những sự kiện, con người trong các cuộc chiến càng không dừng lại ở cái nhìn xuôi chiều, phiến diện. Với chỗ đứng của một người đã có độ lùi khoảng cách thời gian với “một thời đã qua”, Sương Nguyệt Minh nhìn chiến tranh và những người đi ra từ chiến tranh với một cái nhìn sâu hơn, đa chiều hơn. Yêu cầu tái hiện lịch sử giờ chỉ là một phần, nhà văn còn khám phá được thế giới tâm lý con người, số phận con người trong và sau cuộc chiến. Sương Nguyệt Minh biết đặt cuộc chiến trong tương quan với cuộc sống hôm nay, từ đó có những đóng góp không nhỏ vào mảng đề tài viết về chiến tranh. Sự đan xen cảm hứng ở những tác phẩm viết về chiến tranh tạo ra những mảng màu đa dạng trong tác phẩm của Sương Nguyệt Minh. Đọc những câu chuyện của anh viết về thời kỳ khói lửa, người đọc vừa được cảm nhận vẻ đẹp lung linh của những mối tình thời chiến, vừa thấy cái khốc liệt mà bom đạn gây ra cũng như những đổi thay đau lòng khi con người bước vào cuộc sống hòa bình.
Câu 5 trang 20 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian nào? Tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện.
Phương pháp giải:
- Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm
- Xác định đúng yêu cầu đề bài.
Lời giải:
Câu chuyện được diễn ra trong khoảng thời gian sau 1986, sau cuộc chiến chống Mỹ ở nước ta.
Ý nghĩa của hình ảnh dòng sông, con đò, cây câu xuất hiện trong truyện: Đây đều là những biểu tượng gắn liền với quê hương sông nước của nhân vật qua đó cho ta thấy được tình yêu mặn mà, tình yêu sắc son thủy chung của lòng người. Chiến tranh không chỉ để lại những vết thương thể xác cho người lính, mà còn làm thay đổi số phận, gây ra những trái ngang đau khổ cho họ ngay cả khi họ trở về với thời bình khi chiến tranh đã kết thúc hậu quả nó để lại vô cùng lớn, làng quê thì hoang tàn nhưng với tình yêu của mình Mây trở về và giữ lòng yêu với một người, nhưng tất cả những hi vọng của cô đều bị dập tắt.
Câu 6 trang 20 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Nhận xét điểm nhìn và người kể chuyện trong văn bản.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản, xác định đúng yêu cầu đề bài
- Nêu quan điểm cá nhân một cách khách quan.
Lời giải:
Trong truyện ngắn, người kể chuyện đồng thời đảm nhiệm hai vai trò: vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật, tình huống truyện, tả người, tả cảnh và đưa ra những nhận xét đánh giá về những điều được kể. Người kể chuyện không chỉ giới thiệu, miêu tả về nhân vật, gợi tình huống truyện mà còn đưa ra cách nhìn nhận đánh giá các nhân vật khác từ điểm nhìn của người kể chuyện Người đọc cũng dễ dàng thâm nhập vào thế giới nội tâm đầy phức tạp và bí ẩn của nhân vật qua lời kể trung thực, chân thành của chính họ. Ta có một cái nhìn đầy đủ hơn về người kể, điểm nhìn trần thuật, vai trò của người kể chuyện, mối quan hệ giữa người kể chuyện với nhà văn trong tác phẩm. Lựa chọn hình thức kể chuyện khác nhau, người kể đã đem đến cho bạn đọc cái nhìn đa chiều về cuộc sống, mở rộng tầm khái quát hiện thực của truyện ngắn. Các hình thức kể chuyện trong truyện ngắn còn đánh dấu bước phát triển của truyện ngắn Việt Nam từ truyện ngắn trung đại đến truyện ngắn hiện đại, sự đổi mới trong ý thức nghệ thuật, dấu ấn cá nhân của người cầm bút. Người kể chuyện có thể mang điểm nhìn của tác giả, song tác giả không phải là trung tâm của truyện kể và không có vai trò đáng kể trong việc tổ chức truyện. Điểm nhìn và người kể chuyện trở thành hai phương diện không thể tách rời.
Câu 7 trang 20 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Theo em vấn đề đặt ra trong truyện ngắn này là gì? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng)
Phương pháp giải:
- Đọc và tìm hiểu tác phẩm
- Xác định đúng yêu cầu của bài.
- Xác định vấn đề trong truyện ngắn, đặt vấn đề trong truyện vào hoàn cảnh sống hiện tại và rút ra kết luận.
Lời giải:
Theo em vấn đề đặt trong truyện ngắn này là những hậu quả của chiến tranh để lại sau khi giành độc lập dân tộc, người lính Bộ đội Cụ Hồ trở về quê hương.
Hình tượng về con người và thảm họa con người sau cuộc chiến tranh được chuyển tải bằng thứ ngôn ngữ của trái tim bị rung động thật sự. Bị cuốn hút bởi một thực tế, một hiện thực không thể tưởng tượng, không thể hư cấu hơn, tự nó đã làm nên giá trị tư tưởng của tác phẩm. Hậu quả của nó để lại vô cùng nặng nề, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi khói lửa của bom đạn, của các chất hóa học do con người chế tạo nhằm phục vụ cuộc chiến. Các công trình kiến trúc được coi là văn minh nhân loại, những cánh rừng bất tận không còn màu xanh mà chỉ thấy khói lửa… Chiến tranh cũng khiến cho nền kinh tế trở nên kiệt quệ. Bóc lột giữa con người với con người ngày càng gia tăng, chênh lệch giàu nghèo càng rõ ràng. Cuộc sống của người dân thường xuyên rơi vào đói nghèo, trình độ văn hóa thấp,... Văn học hé mở khát vọng bức thiết, đòi hỏi quan tâm đến mỗi số phận cá nhân. Mối quan tâm cộng đồng đã nhường chỗ cho số phận cá nhân. Cái tôi trữ tình tìm thấy tiếng nói khác đầy ắp tâm trạng, nỗi trăn trở, sự day dứt, lo âu đầy trách nhiệm về chiến tranh vệ quốc, về hy sinh, mất mát, về nhu cầu, khát vọng của con người. Đó chính là cơ sở để thức tỉnh ý thức cá nhân và tinh thần nhân bản sẽ trở thành nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo bao trùm của nền văn học sau năm 1975.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .