Top 6 Bài soạn "Thủy tiên tháng Một" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

6341

"Thủy tiên tháng Một" thuộc thể loại văn bản nghị luận được trích trong cuốn sách Nóng, Phẳng, Chật, nói về những thách thức lớn nhất mà hiện nay nước Mỹ đang đối mặt: khủng...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thủy tiên tháng Một" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

Nội dung chính

Văn bản đã cung cấp cho chúng ta thông tin một cách đầy đủ, khoa học, chính xác về thực trạng thiên nhiên trên toàn Trái Đất. Qua văn bản chúng ta thấy rõ được vấn đề cấp bách trong việc cải thiện xu hướng cực đoan của thời tiết.


Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 78, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

“Thời tiết bây giờ khó lường thật!” - Đó là lời nhận xét ta vẫn thường nghe. Em có cảm nhận gì về những lo lắng ẩn chứa trong đó?

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết:

“Thời tiết bây giờ khó lường thật” Đây là một câu nhận xét hoàn toàn đúng và chính xác khi mà ta đối chiếu với tình hình thực tế hiện nay.  Trong câu nói ta có thể thấy rõ được sự bất lực và xót xa của con người trước sự biến đổi của thời tiết. Qua đó là sự lo lắng ảnh của con người trước tình trạng khí hậu đang diễn biến ngày càng xấu đi.  Mưa hay nắng, nóng hay lạnh giờ đây đã không còn theo bất cứ quy luật nào được định sẵn trước kia của tự nhiên.


Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 78, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Qua quan sát trực tiếp hoặc qua tìm hiểu các nguồn thông tin, em đã biết được những thay đổi bất thường nào trong nhịp sinh trưởng và tập tính của một số loài sinh vật? Những thay đổi bất thường ấy đã gợi lên trong em cảm nhận, suy nghĩ gì?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Qua quan sát trực tiếp thì chúng ta có thể nhận thấy được nhịp sống và sinh hoạt của các loại sinh vật đã bị thay đổi rất nhiều do sự biến đổi khí hậu. Nơi ở, thức ăn, kiếm mồi,.. là những nhu cầu thực tế của các loại sinh vật, thế nhưng những yếu tố đó đang ngày càng biến đổi.

Những thay đổi đó khiến chúng ta phải cảm thấy buồn đau và xót xa. Hàng loạt những con vật, sinh vật nhỏ nhoi đáng thương đang phải chịu sự tàn phá bởi chính những con người. Từ đây em nhận thấy bản thân con người cần hành động để có thể cứu giúp những loài sinh vật đang ngày càng biến đổi dưới chính sự phá hủy trên đôi bàn tay con người.


Đọc văn bản 1

Câu 1 (trang 80, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Tại sao có thể cho rằng người ta đã nhầm lẫn khi dùng thuật ngữ “sự nóng lên của Trái Đất”?

Phương pháp giải:

Em đọc văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Có thể cho rằng người ta đã nhầm lẫn khi sử dụng thuật ngữ “Sự nóng lên của Trái Đất” bởi người ta vẫn nghĩ rằng thuật ngữ gợi lên một cái gì đó đồng nhất, từ từ xảy ra liên quan đến nhiệt độ, có thể không gây ra vấn đề gì. Thế nhưng đó đều là những cách hiểu sai lầm, thực tế khí hậu của Việt Nam đã chứng minh sự thay đổi về thời tiết không đơn giản chỉ là sự nóng lên của Trái đất nữa mà chính là sự rối loạn khí hậu


Đọc văn bản 2

Câu 2 (trang 81, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra thế nào trong thời điểm hiện nay?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Hiện tượng thời tiết cực đoan: Những cơn mưa lớn chưa từng thấy ở bang Ai-o-oa khiến sống Xi-đa tràn bờ và trung tâm thành phố Xi-đa Ra-pít bị lụt. Mực nước sông cao hơn mặt nước biển 9,1m


Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 82, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Hãy chọn trong văn bản một cụm từ có thể khái quát nội dung chính của vấn đề mà tác giả muốn trao đổi

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và xác định cụm từ có thể khái quát nội dung chính của vấn đề

Lời giải chi tiết:

Có nhiều cụm từ có thể lựa chọn: biến đổi khí hậu, sự bất thường của Trái Đất, sự rối loạn khí hậu toàn cầu.


Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 82, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Nhan đề của văn bản đã gợi cho em những ấn tượng, suy nghĩ gì? Chi tiết hoa thủy tiên nở đầu tháng Một có thể được xem là một chi tiết “đắt” hay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc lại phần cuối đoạn văn thứ 2

Lời giải chi tiết:

- Nhan đề của văn bản gợi ấn tượng độc đáo, bởi nó là trải nghiệm, là những quan sát tinh tế của tác giả, thông qua đây người đọc sẽ thấy thú vị để tìm hiểu sâu hơn về văn bản

- Có thể xem chi tiết hoa thủy tiên nở đầu tháng Một là một chi tiết “đắt” vì:

+ Chi tiết đó đã gợi ý cho tác giả tìm được một nhan đề ấn tượng, làm nảy sinh nhiều suy đoán khác nhau về nội dung sẽ được triển khai

+ Khi viết văn bản, tác giả đã kết hợp nhuần nhuyễn việc trình bày những thông tin mang tính khoa học với việc nêu những quan sát và trải nghiệm của bản thân - điều khiến văn bản thực sự có sức hấp dẫn

+ Chi tiết mang tính điển hình, làm nổi bật được ý tưởng cơ bản: việc biến đổi khí hậu đã dẫn đến những quy luật bất thường trong đời sống của muôn loài


Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 82, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

“Sự bất thường của Trái Đất” đã được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng nào? Dựa vào trải nghiệm riêng của em, hãy bổ sung bằng chứng cho vấn đề này.

Phương pháp giải:

Đọc các đoạn 2,3,4,5 để xác định dẫn chứng.

Lời giải chi tiết:

“Sự bất thường của Trái Đất” đã được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng:

- Thời tiết thay đổi bất thường và diễn ra với tốc độ nhanh (hệ quả: thiên tai có quy mô lớn hơn, một số loài sinh vật hoặc biến mất do không kịp thích ứng hoặc phải thay đổi nhịp độ phát triển…)

- Thời tiết đồng thời tồn tại ở hai thái cực (nơi nắng hạn gay gắt; nơi mưa bão, lụt lội kinh hoàng)

=> Đây đều là những bằng chứng vô cùng thuyết phục bởi đó chính là những ví dụ đến từ đời thường, thực tế.


Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 82, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Theo em, trong văn bản, đoạn văn nào thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện thuộc loại “sự biến đổi cực đoan của thời tiết”? Cho biết vì sao em xác định như vậy.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cả 4 đoạn thuộc phần 2 của văn bản đều thể hiện rõ mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện được trình bày. Những lí lẽ và dẫn chứng được tác giả đưa ra nhằm thuyết phục cho luận điểm “Sự biến đổi cực đoan của thời tiết”.


Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 82, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Hãy chỉ ra những dấu hiện chứng tỏ khi viết văn bản này, tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu tham khảo cần thiết.

Phương pháp giải:

Chú ý những câu, đoạn có ghi tên các nhân vật hay tên tài liệu được tác giả trích dẫn ý kiến.

Lời giải chi tiết:

Khi viết một văn bản thông tin thì chúng ta cần tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau để bài văn thêm thuyết phục người đọc. Tác giả cũng vậy, để viết văn bản ông đã dựa vào rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau để làm sáng tỏ được luận điểm mà bản thân ông muốn trình bày. Hàng loạt các tên nhân vật hay các tài liệu mà tác giả trích dẫn ý kiến chính là minh chứng rõ nhất cho việc tác giả đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu để viết nên văn bản này:

+ Báo Niu Ooc Thai-mơ có một câu miêu tả chính xác tình trạng bất thường của Trái đất mà người Ai - o - oa hẳn đang cảm thấy: “Giép-Dooc, nhà thủy văn học đang làm cho Trung tâm thời tiết ở Đa- vin - pót,  Ai - o - oa nói: Thường khi phá kỉ lục, bạn chỉ vượt qua mức cũ 2,5 đến 5cm. Nhưng hơn kỉ lục cũ tận 1,8 m thì quá ngạc nhiên”

+ Trang CNN.com (ngày 07/08/2007) giới thiệu một báo cáo do Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc công bố…..

+ Như Giôn - hô - đơ - rơn nói:....


Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 82, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Tác giả đã đưa vào văn bản rất nhiều số liệu. Đó là những số liệu nào? Việc dẫn số liệu như vậy có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ hai đoạn văn cuối của văn bản

Lời giải chi tiết:

- Tác giả đã đưa vào văn bản rất nhiều số liệu, đó là những số liệu: “lũ và mưa lớn đã làm sập 23 000 ngôi nhà xây bằng gạch đất sét”, “62 người thiệt mạng”, “...cao đến 4,6 m đã tràn qua 68 hòn đảo…”, “nhiệt độ xuống tới -22*C, -18*C…”, “vùng tuyết rơi dày đến 25cm”, “

- Việc dẫn số liệu như vật có tác dụng làm tăng tính thuyết phục cho điều tác giả muốn nói, ngoài ra còn cho thấy mức độ cập nhật thông tin của tác giả (số liệu đưa ra cũ hay mới, chỉ dựa vào một nguồn hay nhiều nguồn tài liệu,...)

- Việc sử dụng số liệu cho tiết của tác giả đã chứng minh được tác giả luôn cập nhập những thông tin về thiên nhiên trên thế giới. Không chỉ vậy các số liệu ấy như là dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh cho luận điểm về việc thế giới ngày càng thay đổi về thiên nhiên. Hơn nữa, những số liệu này cũng giúp người đọc có thể tin được chính xác hơn về điều mà tác giả đang nói đến.


Sau khi đọc 7

Câu 7 (trang 82, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Nêu lên điều có ý nghĩa nhất mà em thu nhận được sau khi đọc văn bản này.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, điều ý nghĩa xoay quanh hai vấn đề chính:

- Văn bản giúp em hiểu như thế nào về vấn đề biến đổi khí hậu trên Trái Đất hiện nay?

- Đọc văn bản “Thủy tiên tháng Một”, em có thêm kiến thức gì về văn bản thông tin nói chung (cách triển khai ý tưởng, sử dụng cước chú, tài liệu tham khảo, các số liệu…)?

Lời giải chi tiết:

Sau khi học xong văn bản này em đã tiếp thu được rất nhiều những kiến thức quý báu. Đầu tiên đó chính là cách đọc hiểu một văn bản thông tin, cách viết một văn bản thông tin từ việc triển khai luận điểm, lấy dẫn chứng và số liệu. Quan trọng hơn là bản thân em đã có cái nhìn đúng đắn nhất về tình trạng biến đổi khí hậu trên thế giới vào thời điểm hiện nay.


Viết kết nối với đọc

(trang 82, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày hiểu biết và suy nghĩ của em về tác động của biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống

Lời giải chi tiết:

Biến đổi khí hậu luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Khí hậu vẫn luôn là sự sống của con người, nó giúp con người có thể sống và hưởng thụ cuộc sống tươi đẹp nhất. Thế nhưng khí hậu hiện nay lại đang ngày càng biến đổi theo chiều hướng xấu đi đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người cũng như là toàn sinh vật trên trái đất. Trái đất thì ngày càng nóng lên, con người đang ở mùa hè mà vẫn phải mặc áo thu đông do thời tiết thất thường, lũ lụt và hạn hán xảy ra càng lúc càng nhiều với mức độ nghiêm trọng, sinh vật thì thiếu đi nơi ở, thức ăn, tập tính sinh hoạt cũng biến đổi để phù hợp với thời tiết. Ở Hà Nội- thủ đô của đất nước cũng không tránh khỏi việc phải gánh chịu những hậu quả khôn lường của biến đổi khí hậu, người dân ra đường vào buổi sáng mà cứ ngỡ đang ở Lào Cai sương mù, giữa tiết trời mùa hạ oi bức vẫn có những ngày chiếc áo thu đông được mặc vì thời tiết thay đổi. Chính những hậu quả khôn lường của biến đổi khí hậu mà con người chúng ta cần chung tay hành động vì một bầu trời xanh của thế giới.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thủy tiên tháng Một" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

* Trước khi đọc: 

Câu 1 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

- Thời tiết luôn thay đổi bất thường với các hiện tượng như băng giá, mưa đá, hạn hán, ngập mặn, …. tiềm ẩn những mối nguy cơ gây nên nhiều thiệt hại khó lường về tài sản và con người. 


Câu 2 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

Hơn một nửa các loài thực vật và một phần ba các loài động vật phổ biến có thể gặp mối đe dọa nghiêm trọng vào thế kỷ này do biến đổi khí hậu, theo một nghiên cứu của trường Đại học vùng Đông Anglia (UEA) cho hay.

Nghiên cứu đã được xuất bản hôm 12/5 trên tạp chí Biến đổi khí hậu tự nhiên (Nature Climate Change) đã nghiên cứu 50.000 loài sinh vật phổ biến và phân bố rộng rãi trên toàn cầu và nhận thấy một nửa các thực vật và một phần ba các động vật sẽ mất phân nửa môi trường sống của chúng vào năm 2080 nếu không có biện pháp gì để giảm tình trạng nóng lên toàn cầu và làm chậm lại tình trạng này.

Điều đó có nghĩa rằng các khu vực địa lý của các loài thực vật và động vật phổ biến sẽ thu hẹp trên quy mô toàn cầu và đa dạng sinh học sẽ suy giảm trên toàn thế giới.

Các thực vật, bò sát và đặc biệt là động vật lưỡng cư được dự đoán là có nguy cơ bị ảnh hưởng lớn nhất. Vùng phụ Sahara Châu Phi, vùng Trung Mỹ, Amazon và Australia là các khu vực sẽ mất gần hết các loài động thực vật. Và một sự suy giảm lớn về số loài thực vật được dự báo cho các khu vực Bắc Phi, Trung Á và Tây Nam châu Âu.


* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

  • Theo dõi: Những cách gọi tên khác nhau đối với hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất.

- Sự nóng lên của Trái Đất

- Sự bất thường của Trái Đất

  • Chú ý: Hiện tượng được nhắc ở đây chứa đựng lời giải thích về nhan đề của văn bản.

- Những bông hoa thủy tiên ở Bet-the-xđa, bang Ma-ri-lan vốn thường nở vào tháng Ba thì năm nay lại được nở từ đầu tháng Một là sự bất thường.

  • Theo dõi: Giải thích của tác giả về sự xuất hiện đồng thời hai thái cực của thời tiết. 

- Nhiệt độ trung bình tăng và Trái Đất nóng lên dẫn tới đất chac hơi nhiều hơn

→ Vì thế:

+ Những khu vực có khí hậu khô tự nhiên sẽ càng khô hơn

+ Tốc độ bay hơi của nước tăng, đưa nhiều hơi nước hơn vào không khí nên những khu vực gần diện tích mặt nước rộng, nơi thường có lượng mưa cao sẽ có xu hướng ẩm ướt hơn

  • Suy luận: Tại sao có thể cho rằng người ta đã nhầm lẫn khi dùng thuật ngữ “sự nóng lên của Trái Đất”? 

- Đây là một sự nhầm lẫn vì:

+ Nó gợi lên một sự đồng nhất, từ từ xảy ra, chủ yếu muốn nhắc đến nhiệt độ, hiện tượng này là bình thường, không gây ra vấn đề gì

+ Thực tế, khí hậu Trái Đất diễn ra khác hẳn, không giống nhau trên các vùng địa lí, nhanh hơn so với tốc độ biến đổi khí hậu tự nhiên trước kia, nhanh hơn khoảng thời gian để hệ sinh thái và xã hội điều chỉnh

+ Nó ảnh hưởng tiêu cực hơn là tích cực tới đời sống con người

  • Theo dõi: Cách trình bày đoạn trích dẫn dài lấy từ một nguồn tài liệu tham khảo có liên quan tới vấn đề đang bàn. 

- Cách trình bày đoạn trích dẫn dài lấy từ một nguồn tài liệu tham khảo có liên quan tới vấn đề đang bàn:

Trang CNN.com (ngày 07/8/2007) giới thiệu một báo cáo do WMO của Liên hợp quốc công cha

  • Liên hệ: Hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra thế nào trong thời điểm hiện nay?  

- Xu hướng hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng cực đoan tiếp tục đến tận mùa hè 2008

+ Những cơn mưa lớn chưa từng thấy ở bang Iowa khiến sông Cedar tràn bờ và trung tâm thành phố Cedar Rapids bị lụt

+ Mực nước sông cao hơn mặt nước biển đến 9,1 m


* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Bài văn nói về sự bất thường của Trái Đất: sự nóng lên toàn cầu của Trái Đất và những hệ lụy của nó. 


Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

- Chọn trong văn bản một cụm từ có thể khái quát được nội dung chính của vấn đề mà tác giả muốn trao đổi:

+ Sự bất thường của Trái Đất


Câu 2 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

- Nhan đề của văn bản đã gợi cho em những ấn tượng, suy nghĩ:

+ Em thấy kì lạ và ấn tượng với nhan đề “Thủy tiên tháng Một” vì khi đọc nhan đề em nghĩ rằng bài viết sẽ nói về hoa Thủy Tiên nhưng không phải như thế.


Câu 3 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

- “Sự bất thường của Trái Đất” đã được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng:

+ Nhiệt độ trung bình Trái Đất tăng sẽ dẫn đến hiện tượng thời tiết bất thường: nóng, hạn hán, bão, lũ lớn hơn

+ Những bông hoa thủy tiên ở Bet-the-xđa, bang Ma-ri-lan vốn thường nở vào tháng Ba thì năm nay lại được nở từ đầu tháng Một là sự bất thường.

- Dựa vào trải nghiệm riêng của em, hãy bổ sung bằng chứng cho vấn đề này: 

+ Sự gia tăng tần suất và cường độ của các đợt nắng nóng khắc nghiệt

+ Lượng mưa lớn

+ Hạn hán xảy ra nhiều hơn


Câu 4 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

- Theo em, trong văn bản, đoạn văn thể hiện rõ mối quan hệ nhân quả giữa các

sự kiện thuộc loại “sự biến đổi cực đoan của thời tiết":

+ Đoạn văn thứ 2: Từ “Sự bất thường của Trái Đất đến “trong sân nhà tôi”

- Em xác định như vậy vì:

+ Đoạn văn có nêu nguyên nhân: nhiệt độ trung bình toàn Trái Đất tăng lên

+ Kết quả: Các hiện tượng thời tiết bất thường: bão, lũ, mưa, cháy rừng, … dữ dội hơn


Câu 5 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

- Dấu hiệu chứng tỏ khi viết văn bản này, tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu tham khảo cần thiết.

+ Trang CNN.com giới thiệu một báo cáo do WMO công cha

+ Tập phim Thoai-lai Dôn

….

Câu 6 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

- Tác giả đã đưa vào văn bản rất nhiều số liệu:

+ 23 000 ngôi nhà xây bằng gạch đất

+ ít nhất 62 người thiệt mạng

+ đợt sóng cao đến 4,6 m

+ 68 hòn đảo của Man-đi-vơ

+ nhiệt độ xuống -22 độ C

+ tuyết rơi dày 25cm

….

- Việc dẫn số liệu như vậy có ý nghĩa: chứng minh hậu quả nặng nề của hiện tượng Trái Đất nóng lên


Câu 7 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

- Em cảm thấy lo lắng trước những hệ lụy mà sự nóng lên bất thường của Trái Đất mang lại

- Em thấy yêu và trân trọng Trái Đất nhiều hơn, sẽ tự nhủ luôn giữ gìn và góp phần nhỏ bảo vệ ngôi nhà chung Trái Đất


* Viết kết nối với đọc 

Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày hiểu biết và suy nghĩ của em về tác động của biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống.

Đoạn văn tham khảo:

Hiện nay, sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài. Nguyên nhân dẫn tới việc biến đổi khí hậu là do có sự thay đổi của môi trường thiên nhiên. Tuy nhiên nguyên nhân có tác động lớn nhất chính là do con người. Ở nơi em sống là Hà Nội, nơi có mật độ dân số gia tăng nhanh chóng, nhu cầu nhà ở, lương thực tăng cao, các nhà máy xí nghiệp. Sự mất cân bằng trong hệ sinh thái đã dẫn đến những thay đổi trong khí hậu trên toàn cầu. Từ vài năm trở lại đây nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên: tình trạng hạn hán kéo dài ảnh hưởng tới vấn đề cây trồng vật nuôi, lũ lụt, thiên tai, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, thiếu nước sinh hoạt hoặc ô nhiễm nguồn nước kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nông dân. Vậy nên chúng ta cần chủ động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường như trồng nhiều cây xanh, tuyên truyền mọi người có ý thức bảo vệ môi trường, ...

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thủy tiên tháng Một" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

I. Tác giả văn bản

- Thô-mát L. Phrít-man sinh năm 1953, là nhà báo người Mỹ, phụ trách chuyên mục các vấn đề quốc tế của báo Niu-oóc Thai-mở. 

- Ông đã ba lần được trao giải Pu-lít-dơ (Pulitzer). 

- Các tác phẩm nổi tiếng: Chiếc xe Lếch-xớt (Lexus) và cây ôliu (1999); Thế giới phẳng (2005 - 2007); Nóng, Phẳng, Chật (2008):...


II. Tìm hiểu tác phẩm

  • Thể loại:

Thủy tiên tháng Một thuộc thể loại văn bản nghị luận

  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Tác phẩm Thủy tiên tháng Một được trích trong cuốn sách Nóng, Phẳng, Chật, nói về những thách thức lớn nhất mà hiện nay nước Mỹ đang đối mặt: khủng hoảng môi trường toàn cầu và việc đánh mất vị thế của một quốc gia dẫn đầu. 

- Đoạn trích Thuỷ tiên tháng Một là một bài nằm trong mục 5 (Sự bất thường của Trái Đất) thuộc phần 2 (Tại sao chúng ta lại ở đây) của cuốn sách.

  • Phương thức biểu đạt :

Văn bản Thủy tiên tháng Một có phương thức biểu đạt là nghị luận

  • Tóm tắt văn bản Thủy tiên tháng Một: 

Sự biến đổi của khí hậu trên Trái Đất không òn là “sự nóng lên của Trái Đất” nữa mà nó còn là “sự bất thường của Trái Đất”. Đây là thuật ngữ do Hân-tơ Lo-vin đặt ra nhằm giải thích rằng nhiệt độ trung bình toàn Trái Đất tăng lên thực sự sẽ dẫn đế khác hiện tượng bất thường khác. Có thể thời tiết sẽ như trong truyện khoa học biễn tưởng. Do nhiệt độ trung bình tăng nên lượng nước bốc hơi sẽ nhiều hơn dẫn tới một vài nơi khô sẽ càng khô hơn, nơi hay mưa sẽ mưa nhiều hơn. Xu hướng cực đoan của thời tiết ngày một tăng tại khắp nơi trên thế giới.

  • Bố cục bài Thủy tiên tháng Một

Thủy tiên tháng Một có bố cục gồm 2 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến… hạn hán kéo dài hơn ở nơi khác): Những tên gọi khác nhau đối với hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất.

- Phần 2 (Còn lại): Lí giải về sự xuất hiện đồng thời hai thái cực của thời tiết.

  • Giá trị nội dung: 

Văn bản đã cung cấp cho chúng ta thông tin một cách đầy đủ, khoa học, chính xác về thực trạng thiên nhiên trên toàn Trái Đất. Qua văn bản chúng ta thấy rõ được vấn đề cấp bách trong việc cải thiện xu hướng cực đoan của thời tiết.

  • Giá trị nghệ thuật: 

- Câu văn ngắn gọn, súc tích.

- Lập luận chặt chẽ, thông tin xác thực, khoa học.


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm

  • Những tên gọi khác nhau đối với hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất.

“Sự nóng lên của trái đất”: khái niệm khá êm ái, chưa diễn tả hết tình hình biến đổi khí hậu.

“Sự bất thường của Trái Đất”

+ Hân-tơ Lo-vin) đặt ra. 

+ Mục đích: giải thích rằng nhiệt độ trung bình trên toàn trái đất đều tăng lên là nguyên nhân gây ra sự bất thường (bão lũ lớn hơn, lũ lụt nặng nề hơn, cháy rừng dữ dội hơn, sự biến mất của các loài sinh vật).

Dẫn chứng lí giải cho nhan đề của văn bản:

+ Hoa thủy tiên vốn thường nở vào tháng Ba, năm nay lại nở từ đầu tháng à Sự bất thường.

→ Sự biến đổi bất thường đáng lo ngại của khí hậu trên trái đất.

  • Lí giải về sự xuất hiện đồng thời hai thái cực của thời tiết.

- Chênh lệch nhiệt độ làm hình thành cũng như tạo ra hướng vận động của gió trên bề mặt Trái Đất.

- Trái Đất nóng hơn, tốc độ bay hơi nước cũng thay đổi à những trận mưa bão rất lớn, những đợt hạn hán kéo dài.

→ Sự gia tăng của xu hướng thời tiết cực đoan.


Trước khi đọc

Câu 1. “Thời tiết bây giờ khó lường thật!” - Đó là lời nhận xét ta vẫn thường nghe. Em có cảm nhận gì về những lo lắng ẩn chứa trong đó?

Cảm nhận: Sự lo lắng, bất an trước việc thời tiết thay đổi thất thường sẽ gây ảnh hưởng đến Trái Đất, cũng như cuộc sống của con người.


Câu 2. Qua quan sát trực tiếp hoặc qua tìm hiểu các nguồn thông tin, em đã biết được những thay đổi bất thường nào trong nhịp sinh trưởng và tập tính của một số loài sinh vật? Những thay đổi bất thường ấy đã gợi lên trong em cảm nhận, suy nghĩ gì?

Một số loài động thực, vật bị tuyệt chủng. Điều đó gây ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học trên Trái Đất.


Đọc văn bản

Câu 1. Tại sao có thể cho rằng người ta đã nhầm lẫn khi dùng thuật ngữ “sự nóng lên của Trái Đất”?

Nó gợi lên một cái gì đó đồng nhất, từ từ xảy ra, chủ yếu muốn nhắc đến nhiệt độ, và hiện tượng đó hoàn toàn có thể không gây ra vấn đề gì. Nhưng thực tế khí hậu Trái Đất đang diễn ra khác hẳn. Nó không giống nhau trên các vùng địa lí. Nó nhanh hơn so với tốc độ biến đổi khí hậu tự nhiên trước kia, đồng thời nhanh hơn khoảng thời gian để hệ sinh thái và xã hội loài người có thể điều chỉnh.


Câu 2. Hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra thế nào trong thời điểm hiện nay?

Những cơn mưa lớn chưa từng thấy, những đợt nắng nóng kéo dài, mùa đông lạnh khác thường…


Sau khi đọc

Câu 1. Hãy chọn trong văn bản một cụm từ có thể khái quát được nội dung chính của vấn đề mà tác giả muốn trao đổi.

Cụm từ: Sự rối loạn khí hậu toàn cầu


Câu 2. Nhan đề của văn bản đã gợi cho em những ấn tượng, suy nghĩ gì? Chi tiết hoa thủy tiên nở đầu tháng Một có thể được xem là một chi tiết “đắt” hay không? Vì sao?

- Nhan đề gợi cho người đọc nhiều ấn tượng, suy nghĩ về nội dung của văn bản.

- Chi tiết hoa thủy tiên nở đầu tháng Một có thể được xem là một chi tiết “đắt”:

  • Gợi ra nhiều suy đoán khác nhau về nội dung sẽ được triển khai trong văn bản.
  • Chi tiết mang tính điển hình, làm nổi bật được ý cơ bản của tác phẩm là biến đổi khí hậu đã dẫn đến những vận động khác thường của muôn loài: Ở Bơ-the-xđa, bang Me-ri-lân, hoa thủy tiên vốn nở vào tháng Ba, nhưng vào năm nay lại nở vào tháng đầu tháng Một, đó chính là sự bất thường.

Câu 3. “Sự bất thường của Trái Đất” đã được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng nào? Dựa vào trải nghiệm riêng của em, hãy bổ sung bằng chứng cho vấn đề này.

- “Sự bất thường của Trái Đất” đã được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng:

  • Các kiểu thời tiết bất thường - từ những đợt nắng nóng ở nơi này đến tuyết dài ở nơi kia…
  • Thời tiết đồng thời tồn tại ở hai thái cực ẩm ướt hơn và khô hạn hơn cùng một lúc.

- Một số bằng chứng:

  • Thiên tai xảy ra nhiều hơn.
  • Các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng…

Câu 4. Theo em, trong văn bản, đoạn văn nào thể hiện rõ mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện thuộc loại “sự biến đổi cực đoan của thời tiết”? Cho biết vì sao em xác định như vậy.

- Đoạn văn: “Tại sao chúng ta lại đồng thời… lớn lao tiềm ẩn”.

- Nguyên nhân: Đoạn văn đã lí giải tạo sao thời tiết lại tồn tại đồng thời hai thái cực.


Câu 5. Hãy chỉ ra những dấu hiệu chứng tỏ khi viết văn bản này, tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu tham khảo cần thiết.

Tác giả đã trích dẫn nguồn từ các trang thông tin như trang CNN.com, báo Niu Ooc Thai-mơ hay các nhận định, quan điểm của các nhà khoa học: Han-tơ Lu-vin, Giôn - hô - đơ - rơn…


Câu 6. Tác giả đã đưa vào văn bản rất nhiều số liệu. Đó là những số liệu nào? Việc dẫn số liệu như vậy có ý nghĩa gì?

- Những số liệu gồm: 23 000 ngôi nhà xây bằng gạch đất; ít nhất 62 người thiệt mạng, đợt sóng cao đến 4,6 m; 68 hòn đảo của Man-đi-vơ; nhiệt độ xuống -22 độ C; -18 độ C ở Chi-lê; tuyết rơi dày 25cm; mức cũ 2,5 đến 5 cm; 1,8 thì quá sức ngạc nhiên.

- Các số liệu này giúp văn bản trở nên chính xác, cụ thể và giàu tính thuyết phục hơn.


Câu 7. Nêu lên điều có ý nghĩa nhất mà em thu nhận được sau khi đọc văn bản này.

Con người cần phải có ý thức bảo vệ thiên nhiên, để làm giảm tối đa những tác hại của sự biến đổi khí hậu.


Viết kết nối với đọc

Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày hiểu biết và suy nghĩ của em về tác động của biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thủy tiên tháng Một" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

I. Tác giả

- Thô- Mát L.Phrít- Man sinh năm 1953

- Ông là nhà báo Mỹ, đã 3 lần được trao giải Pu-lít-zơ

- Tác phẩm chính: chiếc Lếch-xớt và cây ô liu(1999), Thế giới phẳng(2005-2007),…


II. Tác phẩm Thủy tiên tháng Một

  • Thể loại: Chính luận
  • Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Nằm ở mục 5 phần 2 của cuốn sách nóng, phẳng, chật(2008)

- Đây là một tác phẩm nổi bật của Thomas L.Friedman: can đảm, sắc sảo, hiện đại và đầy ắp những nhận thức đáng ngạc nhiên về sự thách thức và hứa hẹn của tương lai.

  • Phương pháp diễn đạt: nghị luận
  • Tóm tắt tác phẩm Thủy tiên tháng Một

- Tác phẩm bàn về sự khác thường của thời tiết “ sự nóng lên của Trái Đất” thông thường hoa Tủy Tiên nở vào tháng 3 năm nay lại nở vào đầu tháng một.Đông thời tác giat đưa ra dẫn chứng, giải thích của sự xuất hiện đồng thời hai thái cực

  • Bố cục tác phẩm Thủy tiên tháng Một

- Phần 1 Từ đầu…cắt cỏ trong sân nhà tôi: giải thích nhan đề

- Phần 2 Tiếp theo…sự bất thường của trái đất năm 2007: hiện tượng nóng lên của Trái Đất

- Phần 3 Còn lại: trích dẫn làm rõ vấn đề đang nói,thực trạng của vấn đề cực đoan

  • Giá trị nội dung tác phẩm Thủy tiên tháng Một

- Bàn về vấn đề” Trái Đất nóng lên”

  • Giá trị nghệ thuật tác phẩm Thủy tiên tháng Một

- Sử dụng biện pháp lập luận, chứng minh, giải thích

- Thành công trong lối sử dụng từ ngữ linh hoạt


III. Tìm hiểu chi tiết Thủy tiên tháng Một

  • Hiện tượng Trái Đất nóng lên

- Sự biến đổi khác thường của thời tiết

+ Thông thường hoa thủy tiên nở vào tháng 3 năm nay nở vào đầu tháng 1

+ Nhiệt độ trung bình chỉ cần tăng lên một chút là thời tiết cũng thay đổi rất nhiều

+ Trái Đất nóng hơn, tốc độ bốc hơi nước thay đổi là nguyên nhân xuất hiện những trận mưa bão lớn

- Tác giả đã giải thích sự khác nhau về khí hậu ở hai thái cực

+ Ẩm ướt hơn, khổ hạn hơn

- Sự nhầm lẫn khi dùng thuật ngữ” sự nóng lên của Trái Đất”

+ Nó gợi lên một sự đồng nhất từ từ xảy ra , chủ yếu muốn nhắc đến nhiệt độ hiện tượng đó hoàn toàn không xảy ra vấn đề gì

+Nhưng thực tế khí hậu của Trái Đất đang diễn ra khác hẳn

+ Nhanh hơn tốc độ biến đổi của tự nhiên

+ Làm ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống con người tiêu cực nhiều hơn tích cực

- Tác giả làm rõ vấn đề bằng đưa ra dẫn chứng minh họa của trang CNN. Com

  • Thực trạng vấn đề hiện nay

- Tác giả đã dẫn chứng hàng loạt các tài liệu để thấy rõ thực trạng vấn đề

- Hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra đến tận mùa hè 2008

+Thành phố Xi-đa Ra-pít bị lụt

+ Mực nước sông lên đỉnh điểm 9,1m, chưa bao giờ thấy

- Vấn đề thiên tai thay đổi do trái đất nóng lên đáng báo động

+Thường khi phá kỉ lục, bạn chỉ có thể vượt qua mức cũ từ 2,5cm đến 5cm

+ Tuy nhiên hiện nay cao tới 1,8m

→ Hiện tượng trái đất nóng lên đang rất cấp bách, sự biến đổi này diễn ra rất rõ rệt,và ngày càng nghiêm trọng


Câu 1 (trang 78, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết:

Trong câu nói ta có thể thấy rõ được sự bất lực và xót xa của con người trước sự biến đổi của thời tiết. Mưa hay nắng, nóng hay lạnh giờ đây đã không còn theo bất cứ quy luật nào được định sẵn trước kia của tự nhiên.


Câu 2 (trang 78, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Nhịp sống và sinh hoạt của các loại sinh vật đã bị thay đổi rất nhiều do sự biến đổi khí hậu.

- Những thay đổi đó khiến chúng ta phải cảm thấy buồn đau và xót xa. Hàng loạt những con vật, sinh vật nhỏ nhoi đáng thương đang phải chịu sự tàn phá bởi chính những con người.


Câu 1 (trang 80, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Phương pháp giải:

Em đọc văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Vì người ta vẫn nghĩ rằng thuật ngữ gợi lên một cái gì đó đồng nhất, từ từ xảy ra liên quan đến nhiệt độ, có thể không gây ra vấn đề gì.


Câu 2 (trang 81, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Những cơn mưa lớn chưa từng thấy ở bang Ai-o-oa khiến sống Xi-đa tràn bờ và trung tâm thành phố Xi-đa Ra-pít bị lụt. Mực nước sông cao hơn mặt nước biển 9,1m


Câu 1 (trang 82, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và xác định cụm từ có thể khái quát nội dung chính của vấn đề

Lời giải chi tiết:

Có nhiều cụm từ có thể lựa chọn: biến đổi khí hậu, sự bất thường của Trái Đất, sự rối loạn khí hậu toàn cầu.


Câu 2 (trang 82, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc lại phần cuối đoạn văn thứ 2

Lời giải chi tiết:

- Nhan đề của văn bản gợi ấn tượng độc đáo, bởi nó là trải nghiệm, là những quan sát tinh tế của tác giả

- Có thể xem chi tiết hoa thủy tiên nở đầu tháng Một là một chi tiết “đắt” vì:

+ Gợi ý cho tác giả tìm được một nhan đề ấn tượng

+ Việc trình bày những thông tin mang tính khoa học với việc nêu những quan sát và trải nghiệm của bản thân khiến văn bản thực sự có sức hấp dẫn

+ Chi tiết mang tính điển hình, làm nổi bật được ý tưởng cơ bản


Câu 3 (trang 82, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc các đoạn 2,3,4,5 để xác định dẫn chứng.

Lời giải chi tiết:

“Sự bất thường của Trái Đất” đã được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng:

- Thời tiết thay đổi bất thường và diễn ra với tốc độ nhanh

- Thời tiết đồng thời tồn tại ở hai thái cực

=> Những bằng chứng vô cùng thuyết phục bởi đó chính là những ví dụ đến từ đời thường, thực tế.


Câu 4 (trang 82, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cả 4 đoạn thuộc phần 2 của văn bản đều thể hiện rõ mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện được trình bày.


Câu 5 (trang 82, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Phương pháp giải:

Chú ý những câu, đoạn có ghi tên các nhân vật hay tên tài liệu được tác giả trích dẫn ý kiến.

Lời giải chi tiết:

Hàng loạt các tên nhân vật hay các tài liệu mà tác giả trích dẫn ý kiến chính là minh chứng rõ nhất cho việc tác giả đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu để viết nên văn bản này:

+ Báo Niu Ooc Thai-mơ có một câu miêu tả chính xác tình trạng bất thường của Trái đất mà người Ai-o-oa hẳn đang cảm thấy: “Giép-Dooc, nhà thủy văn học đang làm cho Trung tâm thời tiết ở Đa-vin-pót,  Ai-o-oa nói: Thường khi phá kỉ lục, bạn chỉ vượt qua mức cũ 2,5 đến 5cm. Nhưng hơn kỉ lục cũ tận 1,8 m thì quá ngạc nhiên”

+ Trang CNN.com (ngày 07/08/2007) giới thiệu một báo cáo do Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc công bố…..

+ Như Giôn - hô - đơ - rơn nói:....


Câu 6 (trang 82, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ hai đoạn văn cuối của văn bản

Lời giải chi tiết:

- Những số liệu: “lũ và mưa lớn đã làm sập 23 000 ngôi nhà xây bằng gạch đất sét”, “62 người thiệt mạng”, “...cao đến 4,6 m đã tràn qua 68 hòn đảo…”, “nhiệt độ xuống tới -22*C, -18*C…”, “vùng tuyết rơi dày đến 25cm”, “

- Việc dẫn số liệu như vật có tác dụng làm tăng tính thuyết phục cho điều tác giả muốn nói, ngoài ra còn cho thấy mức độ cập nhật thông tin của tác giả


Câu 7 (trang 82, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, điều ý nghĩa xoay quanh hai vấn đề chính:

- Văn bản giúp em hiểu như thế nào về vấn đề biến đổi khí hậu trên Trái Đất hiện nay?

- Đọc văn bản “Thủy tiên tháng Một”, em có thêm kiến thức gì về văn bản thông tin nói chung (cách triển khai ý tưởng, sử dụng cước chú, tài liệu tham khảo, các số liệu…)?

Lời giải chi tiết:

Bài học:

- Cách đọc hiểu một văn bản thông tin, cách viết một văn bản thông tin từ việc triển khai luận điểm, lấy dẫn chứng và số liệu

- Có cái nhìn đúng đắn nhất về tình trạng biến đổi khí hậu trên thế giới vào thời điểm hiện nay.


Viết kết nối với đọc

(trang 82, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Lời giải chi tiết:

Biến đổi khí hậu luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Khí hậu vẫn luôn là sự sống của con người, nó giúp con người có thể sống và hưởng thụ cuộc sống tươi đẹp nhất. Thế nhưng khí hậu hiện nay lại đang ngày càng biến đổi theo chiều hướng xấu đi đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người cũng như là toàn sinh vật trên trái đất. Trái đất thì ngày càng nóng lên, con người đang ở mùa hè mà vẫn phải mặc áo thu đông do thời tiết thất thường, lũ lụt và hạn hán xảy ra càng lúc càng nhiều với mức độ nghiêm trọng, sinh vật thì thiếu đi nơi ở, thức ăn, tập tính sinh hoạt cũng biến đổi để phù hợp với thời tiết. Ở Hà Nội- thủ đô của đất nước cũng không tránh khỏi việc phải gánh chịu những hậu quả khôn lường của biến đổi khí hậu, người dân ra đường vào buổi sáng mà cứ ngỡ đang ở Lào Cai sương mù, giữa tiết trời mùa hạ oi bức vẫn có những ngày chiếc áo thu đông được mặc vì thời tiết thay đổi. Chính những hậu quả khôn lường của biến đổi khí hậu mà con người chúng ta cần chung tay hành động vì một bầu trời xanh của thế giới.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thủy tiên tháng Một" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

I. Tác giả văn bản

- Thô-mát L. Phrít-man sinh năm 1953, là nhà báo người Mỹ, phụ trách chuyên mục các vấn đề quốc tế của báo Niu-oóc Thai-mở. 

- Ông đã ba lần được trao giải Pu-lít-dơ (Pulitzer). 

- Các tác phẩm nổi tiếng: Chiếc xe Lếch-xớt (Lexus) và cây ôliu (1999); Thế giới phẳng (2005 - 2007); Nóng, Phẳng, Chật (2008):...


II. Tìm hiểu tác phẩm

  • Thể loại:

Thủy tiên tháng Một thuộc thể loại văn bản nghị luận

  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Tác phẩm Thủy tiên tháng Một được trích trong cuốn sách Nóng, Phẳng, Chật, nói về những thách thức lớn nhất mà hiện nay nước Mỹ đang đối mặt: khủng hoảng môi trường toàn cầu và việc đánh mất vị thế của một quốc gia dẫn đầu. 

- Đoạn trích Thuỷ tiên tháng Một là một bài nằm trong mục 5 (Sự bất thường của Trái Đất) thuộc phần 2 (Tại sao chúng ta lại ở đây) của cuốn sách.

  • Phương thức biểu đạt :

Văn bản Thủy tiên tháng Một có phương thức biểu đạt là nghị luận

  • Tóm tắt văn bản Thủy tiên tháng Một: 

Sự biến đổi của khí hậu trên Trái Đất không òn là “sự nóng lên của Trái Đất” nữa mà nó còn là “sự bất thường của Trái Đất”. Đây là thuật ngữ do Hân-tơ Lo-vin đặt ra nhằm giải thích rằng nhiệt độ trung bình toàn Trái Đất tăng lên thực sự sẽ dẫn đế khác hiện tượng bất thường khác. Có thể thời tiết sẽ như trong truyện khoa học biễn tưởng. Do nhiệt độ trung bình tăng nên lượng nước bốc hơi sẽ nhiều hơn dẫn tới một vài nơi khô sẽ càng khô hơn, nơi hay mưa sẽ mưa nhiều hơn. Xu hướng cực đoan của thời tiết ngày một tăng tại khắp nơi trên thế giới.

  • Bố cục bài Thủy tiên tháng Một

Thủy tiên tháng Một có bố cục gồm 2 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến… hạn hán kéo dài hơn ở nơi khác): Những tên gọi khác nhau đối với hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất.

- Phần 2 (Còn lại): Lí giải về sự xuất hiện đồng thời hai thái cực của thời tiết.

  • Giá trị nội dung: 

Văn bản đã cung cấp cho chúng ta thông tin một cách đầy đủ, khoa học, chính xác về thực trạng thiên nhiên trên toàn Trái Đất. Qua văn bản chúng ta thấy rõ được vấn đề cấp bách trong việc cải thiện xu hướng cực đoan của thời tiết.

  • Giá trị nghệ thuật: 

- Câu văn ngắn gọn, súc tích.

- Lập luận chặt chẽ, thông tin xác thực, khoa học.


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm

  • Những tên gọi khác nhau đối với hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất.

“Sự nóng lên của trái đất”: khái niệm khá êm ái, chưa diễn tả hết tình hình biến đổi khí hậu.

“Sự bất thường của Trái Đất”

+ Hân-tơ Lo-vin) đặt ra. 

+ Mục đích: giải thích rằng nhiệt độ trung bình trên toàn trái đất đều tăng lên là nguyên nhân gây ra sự bất thường (bão lũ lớn hơn, lũ lụt nặng nề hơn, cháy rừng dữ dội hơn, sự biến mất của các loài sinh vật).

Dẫn chứng lí giải cho nhan đề của văn bản:

+ Hoa thủy tiên vốn thường nở vào tháng Ba, năm nay lại nở từ đầu tháng à Sự bất thường.

→ Sự biến đổi bất thường đáng lo ngại của khí hậu trên trái đất.

  • Lí giải về sự xuất hiện đồng thời hai thái cực của thời tiết.

- Chênh lệch nhiệt độ làm hình thành cũng như tạo ra hướng vận động của gió trên bề mặt Trái Đất.

- Trái Đất nóng hơn, tốc độ bay hơi nước cũng thay đổi à những trận mưa bão rất lớn, những đợt hạn hán kéo dài.

→ Sự gia tăng của xu hướng thời tiết cực đoan.


TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: "Thời tiết bây giờ khó lường thật!" - Đó là lời nhận xét ta vẫn thường nghe. Em có cảm nhận gì về những lo lắng ẩn chứa trong đó?

Câu trả lời:

"Thời tiết bây giờ khó lường thật!" - Đó là lời nhận xét ta vẫn thường nghe. Em cảm nhận khi người khác nói câu đó, họ đang cảm thấy bất an, lo lắng về thời tiết sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, đến sức khỏe và cả công việc của họ.


Câu hỏi 2: Qua quan sát trực tiếp hoặc qua tìm hiểu các nguồn thông tin, em đã biết được những thay đổi bất thường nào trong nhịp sinh trưởng và tập tính của một số loài sinh vật? Những thay đổi bất thường ấy đã gợi lên trong em cảm nhận, suy nghĩ gì?

Câu trả lời:

Qua tìm hiểu các nguồn thông tin, em đã biết được những thay đổi bất thường trong nhịp sinh trưởng và tập tính của một số loài sinh vật. Các loài động vật đang đối phó với tình trạng nóng lên toàn câu theo nhiều cách khác nhau. Một số di chuyển đến những khu vực mát mẻ hơn, chẳng hạn như gần các vùng Cực hoặc nơi có độ cao lớn hơn. Một số thay đổi thời gian diễn ra các sự kiện quan trọng trong cuộc sống như thời điểm sinh sản và di cư. Ví dụ loài voi châu Phi bơm máu ấm lên đoi tai lớn của chúng, sau đó vỗ nhẹ để phân tán nhiệt. Mỏ của các loài chim cũng thực hiện một chức năng tương tự - lưu lượng máu được vận chuyển đến mỏ nhiều hơn khi chim cảm thấy nóng. Đó là nguyên nhân khiến mỏ chim ấm hơn phần còn lại của cơ thể.


ĐỌC VĂN BẢN

Câu hỏi 1: Tại sao có thể cho rằng người ta đã nhầm lẫn khi dùng thuật ngữ "sự nóng lên của Trái Đất"?

Câu trả lời:

Có thể cho rằng người ta đã nhầm lẫn khi dùng thuật ngữ "sự nóng lên của Trái Đất" vì nó gợi lên một cái gì đó đồng nhất, xảy ra từ từ, chủ yếu muốn nhắc đến nhiệt độ và hiện tượng đó hoàn toàn có thể không gây ra vấn đề gì. Nhưng thực tế khí hậu Trái Đất đang diễn ra khác hẳn.


Câu hỏi 2: Hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra thế nào trong thời điểm hiện nay?

Câu trả lời:

Hiện tượng thời tiết cực đoan trong thời điểm hiện nay vẫn đang diễn ra. Ở Việt Nam, điển hình là hiện tượng khô hạn và mưa cực đoan ở miền Trung; rét đậm và rét hại ở miền núi phía Bắc; hạn hán và xâm nhập mặn ở miền Nam.


B. Bài tập và hướng dẫn giải

SAU KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Hãy chọn trong văn bản một cụm từ có thể khái quát được nội dung chính của vấn đề mà tác giả muốn trao đổi.

=> Xem hướng dẫn giải

Một cụm từ trong văn bản có thể khái quát được nội dung chính của vấn đề mà tác giả muốn trao đôi: "sự rối loạn khí hậu toàn cầu".


Câu hỏi 2: Nhan đề của văn bản đã gợi cho em những ấn tượng, suy nghĩ gì? Chi tiết hoa thủy tiên nở đầu tháng Một có thể được xem là một chi tiết "đắt" hay không? Vì sao?

=> Xem hướng dẫn giải

- Nhan đề của văn bản gợi cho em ấn tượng đây sẽ là một văn bản tản văn, giống kiểu những văn bản trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng.

- Chi tiết hoa thủy tiên nở đầu tháng Một có thể được xem là một chi tiết "đắt". Vì nó cho thấy cái nhìn tinh tế của tác giả.


Câu hỏi 3: "Sự bất thường của Trái Đất" đã được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng nào? Dựa vào trải nghiệm riêng của em, hãy bổ sung bằng chứng cho vấn đề này.

=> Xem hướng dẫn giải

- "Sự bất thường của Trái Đất" đã được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng:

+ Các hiện tượng được nêu trong bài báo mà tác giả tự đặt tên cho nó là "Sự bất thường của Trái Đất năm 2007".

+ Xu hướng các hiện tượng cực đoan ngày càng cực đoan hơn vẫn tiếp tục cho đến tận mùa hè năm 2008.

+ Câu nói của Jeff Zogg - nhà thủy văn học đang làm việc cho Trung tâm thười tiết ở Davenport.

- Dựa vào trải nghiệm riêng của em, em bổ sung bằng chứng cho vấn đề này: hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra ở Việt Nam: hiện tượng khô hạn và mưa cực đoan ở miền Trung; rét đậm và rét hại ở miền núi phía Bắc; hạn hán và xâm nhập mặn ở miền Nam.


Câu hỏi 4: Theo em, trong văn bản, đoạn văn nào thể hiện rõ mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện thuộc loại "sự biến đổi cực đoan của thời tiết"? Cho biết vì sao em xác định như vậy.

=> Xem hướng dẫn giải

- Theo em, trong văn bản, đoạn văn thể hiện rõ mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện thuộc loại "sự biến đổi cực đoan của thời tiết" là đoạn từ "Tại sao chúng ta lại đồng thời... đe dọa lớn lao tiềm ẩn."

- Em xác định như vậy vì ở đoạn văn này vừa nói đến "sự biến đổi cực đoan của thời tiết", vừa cho thấy nhân quả của nó.


Câu hỏi 5: Hãy chỉ ra những dấu hiệu chứng tỏ khi viết văn bản này, tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu tham khảo cần thiết.

=> Xem hướng dẫn giải

Những dấu hiệu chứng tỏ khi viết văn bản này, tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu tham khảo cần thiết:

+ Tác giả đã nêu tác giả của các cụm từ, câu nói quan trọng như: Hunter Lovins, John Holdren.

+ Dẫn ra các dữ kiện, số liệu theo trang CNN.com giới thiệu một báo cáo do Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc công bố, nội dung về các hiện tượng thời tiết dữ dội trong năm 2007 mà trước kia chưa từng xảy ra.


Câu hỏi 6: Tác giả đã đưa vào văn bản rất nhiều số liệu. Đó là những số liệu nào? Việc dẫn số liệu như vậy có ý nghĩa gì?

=> Xem hướng dẫn giải

- Tác giả đã đưa vào văn bản rất nhiều số liệu. Đó là những số liệu:

+ Trong một báo cáo do Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc công bố, nội dung về các hiện tượng thời tiết dữ dội trong năm 2007 mà trước kia chưa từng xảy ra.

+ Thể hiện sự cực đoan cho đến tận mùa hè 2008.

- Việc dẫn số liệu như vậy giúp củng cố, khẳng định lại các lí lẽ đã nêu trong văn bản. Từ đó, người đọc  hình dung được cụ thể về sự rối loạn khí cậu toàn cầu, thấy được sự cấp bách của việc bảo vệ môi trường.


Câu hỏi 7: Nêu lên điều có ý nghĩa nhất mà em thu nhận được sau khi đọc văn bản này.

=> Xem hướng dẫn giải

Điều có ý nghĩa nhất mà em thu nhận được sau khi đọc văn bản này là nhận thức được về sự rối loạn khí hậu toàn cầu, có ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn.


VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày hiểu biết và suy nghĩ của em về tác động của biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống.

=> Xem hướng dẫn giải

Vấn đề rối loạn khí hậu toàn cầu là một vấn đề nan giải, đã và vẫn đang diễn ra từng ngày. Ngay ở nơi em sống, cũng có thể nhận thấy điều này. Quê hương em nằm ở dải đất miền Trung, nơi mà mùa đông thì lạnh tái tê, mùa hè thì gió Lào thổi. Năm 2020 mới đây, miền Trung đã phải hứng chịu 13 cơn bão nhiệt đới liên tiếp, gây ra tình trạng lũ lụt và sạt lở đất tồi tệ nhất trong 10 năm trở lại. Các căn nhà bị tàn phá, hoa màu hư hại, những người dân quê em vốn đã dễ chạnh lòng, tổn thương nay lại lâm vào cảnh tay trắng. Thật may vì người Việt tương thân, tương ái. Các cơn bão đi qua, miền Trung lại vực dậy sức sống. Em chỉ mong sao tất cả chúng ta có ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn, để ngăn chặn được sự rối loạn khí hậu toàn cầu. Vì khi đó, người dân quê em sẽ bớt đi được những mối lo, vui sống nhiều hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thủy tiên tháng Một" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

I. Giới thiệu tác giả Thô-mát L. Phrít-man

Thô-mát L. Phrít-man (Thomas Friedman - 20/07/1953), sinh ra tại St.Louis Park, một vùng ngoại ô của Minneapolis.

- Là nhà báo người Mỹ, phụ trách chuyên mục các vấn đề quốc tế của báo New York Times.

- Ba lần được trao giải Pu-lít-dơ (Pulitzer)

- Các tác phẩm tiêu biểu: Chiếc Lếch-xớt (Lexus) và cây ô-liu (1999); Thế giới phẳng (2005-2007); Nóng, Phẳng, Chật (2008)..


II. Khái quát tác phẩm Thủy tiên tháng một 

  • Hoàn cảnh sáng tác

Trích Nóng, Phẳng, Chật (2008) nói về những thách thức lớn nhất mà hiện nay nước Mỹ đang đối mặt: khủng hoảng môi trường toàn cầu và việc đánh mất vị thế của một quốc gia dẫn đầu.

Thủy tiên tháng Một là một bài nằm trong mục 5 (Sự bất thường của Trái Đất) thuộc phần 2 (Tại sao chúng ta lại ở đây) của cuốn sách

  • Bố cục: 

- Phần 1 (Từ đầu đến “nó còn là “sự bất thường của Trái Đất” nữa”)

- Phần 2 (Tiếp theo đến “25 cm trên mặt đất…”)

- Phần 3 (còn lại)

  • Tóm tắt 

Sự biến đổi của khí hậu trên Trái Đất không còn là “sự nóng lên của Trái Đất” nữa mà nó còn là “sự bất thường của Trái Đất”. Đây là thuật ngữ do Hân-tơ Lo-vin đặt ra nhằm giải thích rằng nhiệt độ trung bình toàn Trái Đất tăng lên thực sự sẽ dẫn đế khác hiện tượng bất thường khác. Có thể thời tiết sẽ như trong truyện khoa học biễn tưởng. Do nhiệt độ trung bình tăng nên lượng nước bốc hơi sẽ nhiều hơn dẫn tới một vài nơi khô sẽ càng khô hơn, nơi hay mưa sẽ mưa nhiều hơn. Xu hướng cực đoan của thời tiết ngày một tăng tại khắp nơi trên thế giới.

  • Giá trị nội dung

Văn bản đã cung cấp cho chúng ta thông tin một cách đầy đủ, khoa học, chính xác về thực trạng thiên nhiên trên toàn Trái Đất. 

Qua văn bản chúng ta thấy rõ được vấn đề cấp bách trong việc cải thiện xu hướng cực đoan của thời tiết.

  • Giá trị nghệ thuật

- Câu văn ngắn gọn, súc tích.

- Lập luận chặt chẽ, thông tin xác thực, khoa học.


TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: "Thời tiết bây giờ khó lường thật!" - Đó là lời nhận xét ta vẫn thường nghe. Em có cảm nhận gì về những lo lắng ẩn chứa trong đó?

Trả lời: "Thời tiết bây giờ khó lường thật!" - Đó là lời nhận xét ta vẫn thường nghe. Em cảm nhận khi người khác nói câu đó, họ đang cảm thấy bất an, lo lắng về thời tiết sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, đến sức khỏe và cả công việc của họ.


Câu hỏi 2: Qua quan sát trực tiếp hoặc qua tìm hiểu các nguồn thông tin, em đã biết được những thay đổi bất thường nào trong nhịp sinh trưởng và tập tính của một số loài sinh vật? Những thay đổi bất thường ấy đã gợi lên trong em cảm nhận, suy nghĩ gì?

Trả lời: Qua tìm hiểu các nguồn thông tin, em đã biết được những thay đổi bất thường trong nhịp sinh trưởng và tập tính của một số loài sinh vật. Các loài động vật đang đối phó với tình trạng nóng lên toàn câu theo nhiều cách khác nhau. Một số di chuyển đến những khu vực mát mẻ hơn, chẳng hạn như gần các vùng Cực hoặc nơi có độ cao lớn hơn. Một số thay đổi thời gian diễn ra các sự kiện quan trọng trong cuộc sống như thời điểm sinh sản và di cư. Ví dụ loài voi châu Phi bơm máu ấm lên đoi tai lớn của chúng, sau đó vỗ nhẹ để phân tán nhiệt. Mỏ của các loài chim cũng thực hiện một chức năng tương tự - lưu lượng máu được vận chuyển đến mỏ nhiều hơn khi chim cảm thấy nóng. Đó là nguyên nhân khiến mỏ chim ấm hơn phần còn lại của cơ thể.


ĐỌC VĂN BẢN

Câu hỏi 1: Tại sao có thể cho rằng người ta đã nhầm lẫn khi dùng thuật ngữ "sự nóng lên của Trái Đất"?

Trả lời:

Có thể cho rằng người ta đã nhầm lẫn khi dùng thuật ngữ "sự nóng lên của Trái Đất" vì nó gợi lên một cái gì đó đồng nhất, xảy ra từ từ, chủ yếu muốn nhắc đến nhiệt độ và hiện tượng đó hoàn toàn có thể không gây ra vấn đề gì. Nhưng thực tế khí hậu Trái Đất đang diễn ra khác hẳn.


Câu hỏi 2: Hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra thế nào trong thời điểm hiện nay?

Trả lời: Hiện tượng thời tiết cực đoan trong thời điểm hiện nay vẫn đang diễn ra. Ở Việt Nam, điển hình là hiện tượng khô hạn và mưa cực đoan ở miền Trung; rét đậm và rét hại ở miền núi phía Bắc; hạn hán và xâm nhập mặn ở miền Nam.


SAU KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Hãy chọn trong văn bản một cụm từ có thể khái quát được nội dung chính của vấn đề mà tác giả muốn trao đổi.

Trả lời: Một cụm từ trong văn bản có thể khái quát được nội dung chính của vấn đề mà tác giả muốn trao đôi: "sự rối loạn khí hậu toàn cầu".


Câu hỏi 2: Nhan đề của văn bản đã gợi cho em những ấn tượng, suy nghĩ gì? Chi tiết hoa thủy tiên nở đầu tháng Một có thể được xem là một chi tiết "đắt" hay không? Vì sao?

Trả lời:

  • Nhan đề của văn bản gợi cho em ấn tượng đây sẽ là một văn bản tản văn, giống kiểu những văn bản trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng.
  • Chi tiết hoa thủy tiên nở đầu tháng Một có thể được xem là một chi tiết "đắt". Vì nó cho thấy cái nhìn tinh tế của tác giả.

Câu hỏi 3: "Sự bất thường của Trái Đất" đã được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng nào? Dựa vào trải nghiệm riêng của em, hãy bổ sung bằng chứng cho vấn đề này.

Trả lời:

  • "Sự bất thường của Trái Đất" đã được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng:
    • Các hiện tượng được nêu trong bài báo mà tác giả tự đặt tên cho nó là "Sự bất thường của Trái Đất năm 2007".
    • Xu hướng các hiện tượng cực đoan ngày càng cực đoan hơn vẫn tiếp tục cho đến tận mùa hè năm 2008.
    • Câu nói của Jeff Zogg - nhà thủy văn học đang làm việc cho Trung tâm thười tiết ở Davenport.
  • Dựa vào trải nghiệm riêng của em, em bổ sung bằng chứng cho vấn đề này: hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra ở Việt Nam: hiện tượng khô hạn và mưa cực đoan ở miền Trung; rét đậm và rét hại ở miền núi phía Bắc; hạn hán và xâm nhập mặn ở miền Nam.

Câu hỏi 4: Theo em, trong văn bản, đoạn văn nào thể hiện rõ mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện thuộc loại "sự biến đổi cực đoan của thời tiết"? Cho biết vì sao em xác định như vậy.

Trả lời:

  • Theo em, trong văn bản, đoạn văn thể hiện rõ mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện thuộc loại "sự biến đổi cực đoan của thời tiết" là đoạn từ "Tại sao chúng ta lại đồng thời... đe dọa lớn lao tiềm ẩn."
  • Em xác định như vậy vì ở đoạn văn này vừa nói đến "sự biến đổi cực đoan của thời tiết", vừa cho thấy nhân quả của nó.

Câu hỏi 5: Hãy chỉ ra những dấu hiệu chứng tỏ khi viết văn bản này, tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu tham khảo cần thiết.

Trả lời: Những dấu hiệu chứng tỏ khi viết văn bản này, tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu tham khảo cần thiết:

  • Tác giả đã nêu tác giả của các cụm từ, câu nói quan trọng như: Hunter Lovins, John Holdren.
  • Dẫn ra các dữ kiện, số liệu theo trang CNN.com giới thiệu một báo cáo do Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc công bố, nội dung về các hiện tượng thời tiết dữ dội trong năm 2007 mà trước kia chưa từng xảy ra.

Câu hỏi 6: Tác giả đã đưa vào văn bản rất nhiều số liệu. Đó là những số liệu nào? Việc dẫn số liệu như vậy có ý nghĩa gì?

Trả lời: 

  • Tác giả đã đưa vào văn bản rất nhiều số liệu. Đó là những số liệu:
    • Trong một báo cáo do Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc công bố, nội dung về các hiện tượng thời tiết dữ dội trong năm 2007 mà trước kia chưa từng xảy ra.
    • Thể hiện sự cực đoan cho đến tận mùa hè 2008.
  • Việc dẫn số liệu như vậy giúp củng cố, khẳng định lại các lí lẽ đã nêu trong văn bản. Từ đó, người đọc  hình dung được cụ thể về sự rối loạn khí cậu toàn cầu, thấy được sự cấp bách của việc bảo vệ môi trường.

Câu hỏi 7: Nêu lên điều có ý nghĩa nhất mà em thu nhận được sau khi đọc văn bản này.

Trả lời: Điều có ý nghĩa nhất mà em thu nhận được sau khi đọc văn bản này là nhận thức được về sự rối loạn khí hậu toàn cầu, có ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn.


VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày hiểu biết và suy nghĩ của em về tác động của biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống.

Bài làm: 

Vấn đề rối loạn khí hậu toàn cầu là một vấn đề nan giải, đã và vẫn đang diễn ra từng ngày. Quê hương em nằm ở dải đất miền Trung nắng gió, nơi mà mùa đông thì lạnh tái tê, mùa hè hứng chịu những cơn gió Lào khô nóng. Năm 2020 mới đây, miền Trung đã phải hứng chịu 13 cơn bão nhiệt đới liên tiếp, gây ra tình trạng lũ lụt và sạt lở đất tồi tệ nhất trong 10 năm trở lại. Các căn nhà bị tàn phá, hoa màu hư hại, nhiều người dân  lâm vào cảnh tay trắng. Nhờ tinh thần tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam, sau mỗi cơn bão đi qua, miền Trung lại cố gắng vực dậy sức sống. Em hy vọng mỗi chúng ta nên có ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn, để ngăn chặn được sự rối loạn khí hậu toàn cầu. Vì một Trai đất yên bình, con người hạnh phúc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .