Top 6 Bài soạn "Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp" (Ngữ văn 11 - SGK Cánh diều) hay nhất

66

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp" (Ngữ văn 11 - SGK Cánh diều) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp" - mẫu 1

Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 37, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Tìm hiểu thêm thông tin về quê hương, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du… Lựa chọn, ghi chép lại một số thông tin quan trọng có liên quan đến sự nghiệp văn học của tác giả.

Phương pháp giải:

Chú ý lựa chọn thông tin phù hợp, phục vụ cho việc đọc hiểu.

Lời giải chi tiết:

* Cuộc đời

- Nguyễn Du (1765 –1820) tự là Tố Như (素如), hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ. Ông là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời Lê Mạc, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc" và được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới". Ông có một cuộc đời vô cùng gian truân và cực khổ.

+ Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dài không quá mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, ông và các anh em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản (khi ấy ông Khản đã hơn Nguyễn Du 31 tuổi).

+ Năm 1780 , khi ấy Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh Tý”: Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng là Trịnh Tông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh Tông lên ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và Tham tụng. Quân lính khác phe (sử gọi là “kiêu binh”) không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốn lên Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh. Thế là anh em Nguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi người phải mỗi ngã.

+ Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài), sau đó không rõ vì lẽ gì không đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà (không rõ tên) ở Thái Nguyên , không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế, khi người cha này mất, Nguyễn Du được tập ấm một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.

+ Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).

+ Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau:

Năm 1803 : đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc.

Năm 1805 : thăng hàm Đông Các điện học sĩ.

Năm 1807 : làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương.

Năm 1809 : làm Cai bạ dinh Quảng Bình.

Năm 1813 : thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.

Sau khi đi sứ về vào năm 1814 , ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.

+ Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 18 tháng 9 năm 1820. Lúc đầu (1820), Nguyễn Du được táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Bốn năm sau mới cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh).

- Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.

→ Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống. Cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

* Sự nghiệp văn học

- Nguyễn Du đã để lại một di sản văn chương đồ sộ với những tác phẩm kiệt xuất, ở thể loại nào ông cũng đạt được sự hoàn thiện ở trình độ cổ điển. Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo lỗi lạc với tấm lòng sâu sắc, bao dung, đồng thời ông đã dùng ngòi bút phê phán hiện thực mạnh mẽ, sắc bén.

+ Những tác phẩm bằng chữ Hán của Nguyễn Du rất nhiều, nhưng mãi đến năm 1959 mới được ba nhà nho là: Bùi Kỷ, Phan Võ và Nguyễn Khắc Hanh sưu tầm, phiên dịch, chú thích và giới thiệu tập: Thơ chữ Hán Nguyễn Du (NXB Văn hóa, 1959) chỉ gồm có 102 bài. Đến năm 1965 NXB Văn học đã ra Thơ chữ Hán Nguyễn Du tập mới do Lê Thước và Trương Chính sưu tầm, chú thích, phiên dịch, sắp xếp, gồm 249 bài như: Thanh Hiên thi tập còn gọi là Thanh Hiền tiền hậu tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài thơ trong giai đoạn 1786-1804, gồm 10 năm gió bụi, ông sống ở Thái Bình quê vợ, 6 năm trở lại nhà dưới chân núi Hồng, và 2 năm làm chi huyện ở huyện Bắc Hà. Tập thơ là các bài viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, giai đoạn 1805-1812, ông được thăng hàm Đông các đại học sĩ, làm quan ở Kinh Đô 5 năm và làm cai bạ ở Quảng Bình 3 năm. Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, giai đoạn 1813-1814, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.

+ Những tác phẩm bằng chữ Nôm của Nguyễn Du gồm có: Đoạn trường tân thanh còn có tên gọi khác là Kim Vân Kiều truyện gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh), còn có tên gọi khác là Văn chiêu hồn, Văn tế chiêu hồn.


Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 37, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chuẩn bị bài thuyết trình ngắn về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du để trình bày trước lớp. 

Phương pháp giải:

Dựa vào những thông tin đã tìm được, sắp xếp tóm tắt lại các ý, thêm mở đầu và kết thúc để bài thuyết trình hoàn chỉnh. 

Lời giải chi tiết:

Khi kể về những tác giả có sức ảnh hướng lớn trong nền văn học trung đại Việt Nam, chúng ta không thể nào không nói đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Sau đây, em sẽ thuyết trình về cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông. 

Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, cũng là người giỏi văn chương. Ông thi đỗ tiến sĩ và làm quan Tể tướng. Mẹ là bà Trần Thị Tân, người con gái Bắc Kinh cũng văn hay chữ tốt. Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng làm quan từ dưới thời Lê Trịnh. Tuy gia cảnh xuất thân danh giá nhưng cuộc đời của ông toàn những nỗi đau. Năm 13 tuổi, ông mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải sống với Nguyễn Khản. Nhưng khi ông 15 tuổi, Nguyễn Khản bị khép tội mưu phản, ông lại phải nương nhờ nhà họ hàng xa.

Có thể nói cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử giai đoạn của thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Đây là giai đoạn đầy biến động khi mà giai cấp cai trị thối nát, tham lam, không quan tâm nhân dân, họ chém giết lẫn nhau để tranh giành quyền lực. Có thể nói chế độ phong kiến Việt Nam lúc này đã khủng hoảng trầm trọng và những người dân khốn khổ lúc này đã nổi dậy đấu tranh và tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ. Trong cảnh ấy, Nguyễn Du đã sống phiêu bạt nhiều nơi, lúc ở Thăng Long, lúc ở quê nội Hà Tĩnh, có lúc lại ở quê với Thái Bình. Không may khi mà Nguyễn Ánh lên ngôi năm 1802, Nguyễn Du phải bất đắc dĩ làm quan. Trước khi ông phụng sự nhà Lê nên giờ đây, khi làm quan nhà Nguyễn ông lại rụt rè, ông được cử sang Trung Quốc hai lần nhưng lần hai vào năm 1820 chưa kịp đi thì ông bị bệnh và mất tại Huế.

Nhắc đến sự nghiệp văn học của Nguyễn Du là nhắc đến một sự nghiệp văn học đồ sộ với những kiệt tác ở nhiều thể loại: Các tác phẩm văn học của Nguyễn Du: thơ chữ Hán, Nguyễn Du có 3 tập thơ (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục). Thơ chữ Nôm, Nguyễn Du có hai kiệt tác “Truyện Kiều” và “Văn tế thập loại chúng sinh”. Thơ văn Nguyễn Du có giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh chân thực cuộc đời cơ cực của ông nói riêng, và xã hội đen tối, bất công nói chung. Các phẩm của Nguyễn Du chứa chan tinh thần nhân đạo – một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, luôn hướng tới đồng cảm, bênh vực, ngợi ca và đòi quyền sống cho con người, đặc biệt là người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh. Về thể loại: Nguyễn Du đã đưa hai thể thơ của truyền thống dân tộc đạt đến trình độ điêu luyện và mẫu mực cổ điển. Nguyễn Du đã tiểu thuyết hóa thể loại truyện Nôm, với điểm nhìn trần thuật từ bên trong nhân vật, và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc. Về ngôn ngữ: Nguyễn Du đã có đóng góp to lớn, làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên trong sáng, tinh tế và giàu có. Nói tóm lại, Nguyễn Du đã có những đóng góp to lớn, thúc đẩy tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.

Bài thuyết trình về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du đến đây là kết thúc. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp giúp bài thuyết trình thêm hoàn thiện. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. 


Trong khi đọc 1

Câu 1 (trang 38, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Những điểm đáng lưu ý về gia đình, dòng họ Nguyễn Du là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn thứ hai, tìm các chi tiết về gia đình, dòng họ.

Lời giải chi tiết:

Gia đình, dòng họ Nguyễn Du vừa có truyền thống khoa bảng, đỗ đạt làm quan vừa có truyền thống văn hoá, văn học. Họ Nguyễn ở Tiên Điền là dòng họ có danh vọng lớn đương thời, nhiều người thành đạt trên con đường khoa bảng và công danh. 


Trong khi đọc 2

Câu 2 (trang 38, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Những biến cố lịch sử nào đã tác động tới cuộc đời, con người Nguyễn Du?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn thứ bốn, tìm ra những biến cố lịch sử và ảnh hưởng tới cuộc đời, con người Nguyễn Du.

Lời giải chi tiết:

- Những biến cố lịch sử đã tác động tới cuộc đời, con người Nguyễn Du là:

+ Giai đoạn sụp đổ của triều đình vua Lê - chúa Trịnh.

+ Phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

+ Nguyễn Huệ lật đổ vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong, đồng thời phá quân Xiêm xâm lược ở phương Nam, diệt quân Thanh xâm lược ở phương Bắc đã thu giang sơn về một mối và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. 

+ Triều đại Tây Sơn sụp đổ, triều Nguyễn được vua Gia Long (Nguyễn Ánh) thiết lập và tiếp đến là công cuộc hưng thịnh trở lại của vương triều Nguyễn.


Trong khi đọc 3

Câu 3 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Những điểm đáng lưu ý nào về cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác văn chương của ông?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn thứ năm, tìm các chi tiết về cuộc đời Nguyễn Du ảnh hưởng đến sáng tác văn chương.

Lời giải chi tiết:

- Nguyễn Du đã sống một cuộc đời đầy thăng trầm: Khi trong cảnh “màn lan trưởng huệ" của cậu công tử gia đình đại quý tộc, lúc là kẻ phiêu bạt trong cảnh “mười năm gió bụi” lánh nạn Tây Sơn; khi là người ẩn cư tại quê nhà, lúc làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. 

- Đi nhiều, tiếp xúc nhiều cũng là đặc điểm nổi bật ở cuộc đời đại thi hào. 

+ Bước chân Nguyễn Du đã từng qua nhiều miền quê, từ kinh thành Thăng Long đến kinh đô Huế, từ quê cha Hà Tĩnh, quê mẹ Bắc Ninh đến quê vợ Thái Bình, rồi lánh nạn ở Thái Nguyên, làm quan ở Quảng Bình,... 

+ Những tháng năm đi sứ, Nguyễn Du qua nhiều vùng miền của đất nước Trung Hoa rộng lớn. Ông tiếp xúc và thấu hiểu nhiều tầng lớp người trong xã hội, từ người hát rong, người ăn xin, người nông dân đến những trí thức, quan lại trong triều đình,... Nguyễn Du đã thâu thái được tinh hoa của những vùng văn hoá lớn của đất nước (Kinh Bắc, Thăng Long, Nghệ – Tĩnh, Huế) và tinh hoa văn hoá nước ngoài như Trung Quốc.

→ Sự kết hợp hài hòa giữa đời sống và sách vở đã tạo nên một đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. 


Trong khi đọc 4

Câu 4 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn thứ hai của phần II để tìm ra các tác phẩm tiêu biểu. 

Lời giải chi tiết:

- Các tác phẩm văn học của Nguyễn Du: thơ chữ Hán, Nguyễn Du có 3 tập thơ (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục). 

- Thơ chữ Nôm, Nguyễn Du có hai kiệt tác “Truyện Kiều” và “Văn tế thập loại chúng sinh”.


Trong khi đọc 5

Câu 5 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện như thế nào qua thơ chữ Hán?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn thứ ba của phần II để tìm ra tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.

Lời giải chi tiết:

Thơ chữ Hán Nguyễn Du như nhật kí cuộc đời tác giả, là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc, thương người và tự thương mình: 

+ Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm cảm thương sâu sắc. Đó là những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc, đó là những người nghèo khổ mà tác giả bắt gặp trên đường đi sứ. 

+ Viết về những con người có tài năng, có khi tiết thanh cao, Nguyễn Du vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ. Nguyễn Du cảm nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với những số phận tài năng mà bị kịch. 

+ Do vậy, từ lòng thương người, Nguyễn Du trở về với niềm tự thương. Tự thương cũng là tự ý thức về cá nhân. Niềm tự thương là một nét mới trong tỉnh thần nhân đạo của Nguyễn Du.


Trong khi đọc 6

Câu 6 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý những nội dung làm nên giá trị nhân đạo của kiệt tác Truyện Kiều.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn thứ năm, sáu của phần II để tìm ra nội dung của Truyện Kiều thể hiện rõ giá trị nhân đạo.

Lời giải chi tiết:

- Những nội dung: 

+ Tiếng nói đồng cảm trước bi kịch của con người trong Truyện Kiều thể hiện tập trung qua hình tượng nhân vật Thúy Kiều. Nhân vật phải chịu một cuộc đời hội tụ đầy đủ những bi kịch của con người nói chung và phụ nữ nói riêng: tình yêu, gia đình, nhân phẩm,…

+ Tiếng nói đồng tình với khát vọng chân chính của con người thể hiện tập trung qua tình yêu của Kim Trọng với Thúy Kiều, tình yêu Kim – Kiều tan vỡ nhưng khát vọng tình yêu không mất. Trải qua biết bao đau khổ nhưng Thúy Kiều vẫn vươn lên với khát vọng mạnh mẽ. Sau đó khi gặp Từ Hải, đây là nhân vật hiện thân của khát vọng tự do, công lí. 

→ Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người. Đó cũng là giá trị nhân đạo của kiệt tác văn chương này.


Trong khi đọc 7

Câu 7 (trang 42, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Điểm nổi bật ở thơ chữ Hán Nguyễn Du là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn thứ chín của phần II để tìm ra điểm nổi bật ở thơ chữ Hán.

Lời giải chi tiết:

Thơ Hán Nguyễn Du là những áng văn chương tuyệt tác, phần lớn được viết theo thể thơ Đường luật với đủ các tiểu loại: nếu xét về số câu trong bài thì có tứ tuyệt (tuyệt cú), bát cú, trường thiên; nếu xét về số chữ trong câu thì có ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn. Bút pháp nghệ thuật phong phú, đa dạng: trữ tình, tự sự hiện thực, trào phúng. Tính chất hàm súc, cô đọng, “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời), nghệ thuật đối,... vốn là đặc điểm, thế mạnh của thơ Đường luật được nhà thơ phát huy ở mức cao nhất. Chất trữ tình quyện hoà chất triết lí đem đến sự thâm trầm, sâu sắc của thơ chữ Hán Nguyễn Du.


Trong khi đọc 8

Câu 8 (trang 42, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý những thành công nghệ thuật lớn của kiệt tác Truyện Kiều.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn mười một của phần II để tìm ra những nghệ thuật đặc sắc trong Truyện Kiều.

Lời giải chi tiết:

- Nghệ thuật: 

+ Chuyển thể loại từ tiểu thuyết chương hồi sang truyện thơ Nôm do vậy đã kết hợp được thế mạnh của cả tự sự (yếu tố truyện) và trữ tình (yếu tố thơ). 

+ Điểm nhìn trần thuật từ người đứng ngoài câu chuyện thành người trong cuộc. 

+ Cốt truyện sáng tạo, kết thúc về hình thức là có hậu nhưng bản chất là bi kịch.

+ Xây dựng nhân vật: Phân loại tốt – xấu như truyện cổ tích nhưng cũng có nhân vật không thể phân theo loại tốt – xấu đan xen. 

+ Xây dựng nội tâm nhân vật bằng các bút pháp ước lệ và tả thực mang ý nghĩa cách tân. 

+ Các câu thơ lục bát vừa mang nét dân dã bình dị vừa mang nét trau chuốt nghệ thuật, đạt tới giá trị khuôn thước chuẩn mực.

+ Kết hợp ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian với ngôn ngữ bác học kết tinh từ sách vở.


Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 43, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Văn bản Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp gồm mấy phần? Hãy xác định nội dung chính của từng phần.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bài, dựa vào nội dung các phần để xác định bố cục.

Lời giải chi tiết:

- Văn bản Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp gồm 2 phần:

+ Phần 1: Cuộc đời từng trải với vốn sống phong phú của Nguyễn Du.

+ Phần 2: Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du.


Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 43, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Dựa vào văn bản trên, em hãy nêu lên những điểm nổi bật về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác của ông.

Phương pháp giải:

Đọc lại toàn bài, chú ý những chi tiết thời đại, gia đình, cuộc đời có ảnh hưởng đến sáng tác.

Lời giải chi tiết:

- Gia đình: Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng. Chính điều này là cái nôi nuôi dưỡng tài năng văn học của Nguyễn Du.

- Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống.


Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 43, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Vì sao bài viết khẳng định thơ chữ Hán Nguyễn Du “là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc"?

Phương pháp giải:

Tìm lại phần nội dung về thơ chữ Hán và đưa ra những bình luận phân tích trong bài viết đưa ra về ý kiến.

Lời giải chi tiết:

Bài viết khẳng định thơ chữ Hán Nguyễn Du “là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc" vì nét nổi bật chính trong các sáng tác của Nguyễn Du là sự đề cao xúc cảm, tức đề cao “tình”. Điều  quan trọng hàng đầu, là sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh.


Sau khi đọc 4

Câu 3 (trang 43, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở những mặt nào? Điểm tương đồng và khác biệt về nội dung nhân đạo giữa Truyện Kiều và thơ chữ Hán Nguyễn Du là gì?

Phương pháp giải:

Đọc lại phần có chứa giá trị nhân đạo của Truyện Kiều, chỉ ra thể hiện ở những mặt nào. Tìm ra nội dung nhân đạo của thơ chữ Hán Nguyễn Du và so sánh chỉ ra điểm khác biệt.

Lời giải chi tiết:

- Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở:

+ Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều là nỗi đau đứt ruột từ “những điều trông thấy”, như chính tên của tác phẩm là Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột). 

+ Cốt truyện của Truyện Kiều giống nhiều truyện Nôm với ba phần Gặp gỡ – Thử thách — Đoàn tụ nhưng đồng thời có những sáng tạo mới khi tác giả đã tạo nên một kết thúc về hình thức là có hậu nhưng bản chất là bi kịch.

+ Truyện Kiều có những nhân vật, phân theo loại tốt – xấu, thiện – ác, giống kiểu nhân vật của truyện cổ tích, nhưng cũng có nhân vật không thể phân theo loại, khi tốt – xấu đan xen. Các nhân vật trong Truyện Kiều là những nhân vật tính cách, hơn nữa tính cách có sự thay đổi bởi tác động của hoàn cảnh như nhân vật Thuý Kiều. Tính cách nhân vật được khắc họa bằng cả bút pháp ước lệ và bút pháp tả thực, bằng cả con người với biểu hiện bên ngoài và con người với đời sống nội tâm.

+ Miêu tả nội tâm nhân vật là một thành công nghệ thuật lớn, mang ý nghĩa cách tân của kiệt tác Truyện Kiều. Thiên nhiên trong Truyện Kiều vừa là đối tượng thẩm mĩ, vừa là phương thức thể hiện tâm trạng của nhân vật với nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình".

- Khác biệt: Trong Truyện Kiều, tính cách nhân vật được khắc họa bằng cả bút pháp ước lệ và bút pháp tả thực, bằng cả con người với biểu hiện bên ngoài và con người với đời sống nội tâm, nó mang ý nghĩa cách tân của kiệt tác Truyện Kiều. Còn trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du thì không có điều này. 


Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 43, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Những thành công nào về mặt nghệ thuật của kiệt tác Truyện Kiều được trình bày trong bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp?

Phương pháp giải:

Tìm ra những nghệ thuật đặc sắc của Truyện Kiều được chỉ ra trong bài.

Lời giải chi tiết:

- Nghệ thuật:

+ Chuyển thể loại từ tiểu thuyết chương hồi sang truyện thơ Nôm do vậy đã kết hợp được thế mạnh của cả tự sự (yếu tố truyện) và trữ tình (yếu tố thơ). 

+ Điểm nhìn trần thuật từ người đứng ngoài câu chuyện thành người trong cuộc. 

+ Cốt truyện sáng tạo, kết thúc về hình thức là có hậu nhưng bản chất là bi kịch.

+ Xây dựng nhân vật: Phân loại tốt – xấu như truyện cổ tích nhưng cũng có nhân vật không thể phân theo loại tốt – xấu đan xen. 

+ Xây dựng nội tâm nhân vật bằng các bút pháp ước lệ và tả thực mang ý nghĩa cách tân. 

+ Các câu thơ lục bát vừa mang nét dân dã bình dị vừa mang nét trau chuốt nghệ thuật, đạt tới giá trị khuôn thước chuẩn mực.

+ Kết hợp ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian với ngôn ngữ bác học kết tinh từ sách vở.


Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 43, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nhà thơ Tố Hữu nhận định Nguyễn Du là “người xưa của ta nay”. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu lên suy nghĩ của em về nhận định đó.

Phương pháp giải:

Trình bày suy nghĩ bằng cách giải thích nhận định, phân tích, bình luận để làm rõ.

Lời giải chi tiết:

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc. Những tác phẩm của ông chưa đựng những giá trị tư tưởng, triết lí sống sâu sắc, cũng bởi vậy mà Tố Hữu nhận định ông là “người xưa của ta nay”. “Người xưa” là nhắc đến Nguyễn Du với những mong ước, khát khao lớn lao, còn “ta nay” chính là muốn chỉ Tố Hữu cũng có những suy nghĩ và mong muốn như Nguyễn Du. Trong các sáng tác của ông đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả. Qua tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, ông đã đề ca ngợi hình ảnh người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa nhưng bạc mệnh. Ông sẵn sàng lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người. Ông đề cao quyền bình đẳng, giá trị của mỗi người. Tư tưởng của Nguyễn Du đã vượt qua thời đại để tồn tại đến nay. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp" - mẫu 2

Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 37 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1):

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Tìm hiểu thêm những thông tin về hoàn cảnh lịch sử, văn hóa Việt Nam cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, quê hương, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du,…; lựa chọn, ghi chép lại một số thông tin quan trọng có liên quan tới sự nghiệp văn học của tác giả.

- Tìm đọc tác phẩm Đoạn trường tán thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột), thường quên gọi là Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.

Trả lời:

- Thông tin về Đại thi hào Nguyễn Du:

+ Nguyễn Du (1765 -1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh tại kinh thành Thăng Long (Hà Nội). Cha là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, làm quan đến chức Tham tụng (Tể tướng) dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần quê ở Kinh Bắc –Bắc Ninh. Nguyễn Du ra đời trong một gia đình đại quý tộc, có thế lực vào bậc nhất đương thời.

+ Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống.

+ Cuộc đời: cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

+ Sự nghiệp văn học: sáng tác của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị cả chữ Hán và chữ Nôm:

  • Sáng tác bằng chữ Hán: gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.
  • Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều), Văn chiêu hồn.

- Đặc điểm sáng tác: các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sấu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả. Đồng thời lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.


Đọc hiểu

* Nội dung chính: Văn bản đề cập những thông tin về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Đại thi hào Nguyễn Du.


* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 38 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Những điểm đáng lưu ý về gia đình, dòng họ Nguyễn Du là gì?

Trả lời:

- Gia đình, dòng họ Nguyễn Du là đại quý tộc, có thế lực vào bậc nhất đương thời, vừa có truyền thống khoa bảng, đỗ đạt làm quan, vừa có truyền thống văn hóa, văn học. Đây là một trong những môi trường thuận lợi để phát triển nhân cách và tài năng của Nguyễn Du.


Câu 2 (trang 38 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Những biến cố lịch sử nào đã tác động tới cuộc đời, con người Nguyễn Du?

Trả lời:

- Những biến cố lịch sử đã tác động tới cuộc đời, con người Nguyễn Du:

+ Biến cố “một phen thay đổi sơn hà” trong giai đoạn cuối của nhà Lê, giai đoạn sụp đổ của triều đình vua Lê – chúa Trịnh. Đây là thời kì nổ ra phong trào nông dân khởi nghĩa, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

+ Sau khi Nguyễn Huệ lật độ vua Lê – chúa Trịnh, chúa Nguyễn và quân Xiêm xâm lược ở phương Nam, quân Thanh ở phương Bắc, đã thu giang ơn về một mối và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

+ Tuy nhiên, triều đại Tây Sơn quá ngắn ngủi, triều Nguyễn được vua Gia on thiết lập và tiếp đến là cuộc hưng thịnh trở lại của vương triều Nguyễn.


Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Những điểm đáng lưu ý nào về cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác văn chương của ông?

Trả lời:

- Những điểm đáng lưu ý về cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác văn chương của ông:

+ Ông có cuộc sống gắn bó với những biến cố lớn lao của thời đại nên đem một cuộc đời từng trải và vốn sống phong phú.

+ Ông có một cuộc đời đầy thăng trầm: khi trong cảnh “màn lan trướng huệ”, kẻ phiêu bạt trong cảnh “mười năm gió bụi”, khi là người ẩn cư tại quê nhà, làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, làm chánh sứ sang Trung Quốc. Bởi vậy, ông đi nhiều, tiếp xúc nhiều.

+ Ông tiếp xúc và thấu hiểu được nhiều tầng lớp tri thức, quan lại trong triều đình, thâu lượm được tinh hoa của những vùng văn hóa của đất nước và tinh hoa văn hóa nước người như Trung Quốc.

+ Vốn tri thức về văn hóa, văn hóa dân tộc cũng như Trung Quốc được ông tích lũy đã bồi đắp cho Nguyễn Du một trí tuệ thông tháo, tâm hồn nghệ sĩ phong phú.


Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chú ý những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du.

Trả lời:

- Những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm:

+ Tác phẩm chữ Hán (3 tập thơ với 250 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.

+ Tác phẩm chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh.


Câu 5 (trang 40 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chú ý hiện thực xã hội được phản ánh trong sáng tác của Nguyễn Du.

Trả lời:

- Hiện thực xã hội được phản ánh trong sáng tác của Nguyễn Du: tái hiện lên hoàn cảnh sống của những số phận cơ cực, hẩm hiu (ông già mù hát rong, người mẹ dắt con đi ăn xin,…), những con người sắc tài mà bi kịch (người phụ nữ gảy đàn đất Long Thành, nàng Tiểu Thanh;…). => những bất công của xã hội, những cảnh đời trái ngược.


Câu 6 (trang 41 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện như thế nào qua thơ chữ Hán?

Trả lời:

- Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua thơ chữ Hán:

+ Trái tim nhân đạo của đại thi hào thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương. Ông hướng về những số phận đau khổ, bất hành với niềm cảm thương sâu sắc. Đó là những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc, người nghèo khổ mà tác giả bắt gặp trên đường đi sứ,…

+ Khi viết về những con người có tài năng, có khí tiết thanh cao, ông vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ.

+ Từ lòng thương người, ông trở về với niềm tự thương. Đây là một nét mới trong tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du.


Câu 7 (trang 41 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chú ý những nội dung làm nên giá trị nhân đạo của kiệt tác Truyện Kiều.

Trả lời:

- Những nội dung làm nên giá trị nhân đạo của kiệt tác Truyện Kiều:

+ Truyện là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo với tầng lớp quan lại gian ác, những kẻ lưu manh, vô lại bất nhân, sự khuynh đảo của thế lực đồng tiền,..Trong xã hội ấy, những người lương thiện, những thân phận nhỏ bé bị chà đạp, dập vùi.

+ Ông thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của cong người, được thể hiện qua nhân vật Thúy Kiều. Ở đời Kiều có hai bi kịch lớn hết sức đau đớn: bi kịch tình yêu và bi kịch nhân phẩm.


Câu 8 (trang 43 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Điểm nổi bật ở thơ chữ Hán Nguyễn Du là gì?

Trả lời:

- Điểm nổi bật ở thơ chữ Hán Nguyễn Du:

+ Được viết theo thể Đường luật với đủ các tiểu loại:

  • Xét về số câu: tứ tuyệt (tuyệt cú), bát cú, trường thiên.
  • Xét về số chữ: ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn.

+ Bút pháp nghệ thuật phong phú, đa dạng: trữ tình, tự sự, hiện thực, trào phúng.

+ Tính chất hàm súc, cô đọng, “ý tại ngôn ngoại”, nghệ thuật đối,…

+ Chất trữ tình quyền hòa chất triết lí đem đến sự thâm trầm, sâu sắc của thơ chữ Hán Nguyễn Du.


Câu 9 (trang 43 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chú ý những thành công nghệ thuật lớn của kiệt tác Truyện Kiều.

Trả lời:

- Những thành công nghệ thuật lớn của kiệt tác Truyện Kiều:

+ Miêu tả nội tâm nhân vật là một thành công nghệ thuật lớn, mang ý nghĩa cách tân của kiệt tác Truyện Kiều.

+ Thiên nhiên trong truyện vừa là đối tượng thẩm mĩ, vừa là phương thức thể hiện tâm trạng của nhân vật với nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”.

+ Viết theo thể lúc bát vừa dân dã, bình dị như ca dao, dân ca, vừa trau chuốt nghệ thuật, đạt tới giá trị cổ điển – giá trị khuôn thước, mẫu mực.

+ Có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian với ngôn ngữ bác học kết tinh từ sách vở.


* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Văn bản Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp gồm mấy phần? Hãy xác định nội dung chính của từng phần.

Trả lời:

- Văn bản Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp gồm 2 phần lớn:

+ Phần I – Cuộc đời từng trải với vốn sống phong phú: thông tin về cuộc đời, con người Nguyễn Du và những biến cố tác động ảnh hưởng tới sáng tác văn chương của ông.

+ Phần II – Đại thi hào dân tộc: những thành công trong sáng tác của Nguyễn Du.


Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Dựa vào văn bản trên, em hãy nêu lên những điểm nổi bật về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác của ông.

Trả lời:

- Những điểm nổi bật về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác của ông:

+ Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn hóa, văn học: cha là Nguyễn Nhiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh.

+ Thời đại: cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.

+ Cuộc đời đầy thăng trầm: khi trong cảnh “màn lan trướng huệ”, kẻ phiêu bạt trong cảnh “mười năm gió bụi”, khi là người ẩn cư tại quê nhà, làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, làm chánh sứ sang Trung Quốc. Bởi vậy, ông đi nhiều, tiếp xúc nhiều.


Câu 3 (trang 43 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Vì sao bài viết khẳng định thơ chữ Hán Nguyễn Du “là bức chân dung tự họa về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc”?

Trả lời:

- Bài viết khẳng định thơ chữ Hán Nguyễn Du “là bức chân dung tự họa về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc” vì: Ông cảm nhận bản thân mình cũng là một người cùng cảnh ngộ với những số phận tài năng mà bi kịch. Bởi vậy, ông đặt vị trí của mình vào họ để thấu hiểu, cảm thông, thể hiện lòng thương người, thương cho những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm cảm thương sâu sắc và cũng tự thương cho chính bản thân mình khi dựng nghiệp, khi cô đơn, không tri âm tri kỉ giữa cuộc đời.


Câu 4 (trang 43 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở những mặt nào? Điểm tương đồng và khác biệt về nội dung nhân đạo giữa Truyện Kiều và thơ chữ Hán Nguyễn Du là gì?

Trả lời:

- Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở những mặt: Truyện là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo với tầng lớp quan lại gian ác, những kẻ lưu manh, vô lại bất nhân, sự khuynh đảo của thế lực đồng tiền,..Trong xã hội ấy, những người lương thiện, những thân phận nhỏ bé bị chà đạp, dập vùi. Đồng thời, ông thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người, được thể hiện qua nhân vật Thúy Kiều. Ở đời Kiều có hai bi kịch lớn hết sức đau đớn: bi kịch tình yêu và bi kịch nhân phẩm.

- Điểm tương đồng và khác biệt về nội dung nhân đạo giữa Truyện Kiều và thơ chữ Hán Nguyễn Du:

+ Điểm tương đồng: đều mang giá trị nhân đạo bao la, sâu sắc, cảm thông, thấu hiểu cho những số phận bất hạnh, đầy bi kịch, đau khổ.

+ Điểm khác biệt: Ở Truyện Kiều, thể hiện giá trị nhân đạo ấy thông qua lòng đồng cảm của tác giả tới người phụ nữ xưa thông qua nhân vật Thúy Kiều. Qua đó, tác giả đã phơi bày bộ mặt xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, đồng thời phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội Việt Nam. Truyện Kiều còn là tiếng nói đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ngợi ca vẻ đẹp của con người.


Câu 5 (trang 43 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Truyện Kiều có những thành công gì về nghệ thuật?

Trả lời:

- Những thành công về mặt nghệ thuật của kiệt tác Truyện Kiều được trình bày trong bài Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp:

+ Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện (ngôn ngữ gián tiếp, ngôn ngữ trực tiếp).

+ Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật: được khắc họa bằng cả bút pháp ước lệ và bút pháp tả thực, bằng cả con người với biểu hiện bên ngoài và con người với đời sống nội tâm. Miêu tả nội tâm nhân vật là một thành công nghệ thuật lớn, mang ý nghĩa cách tân của kiệt tác Truyện Kiều.

+ Thiên nhiên trong truyện vừa là đối tượng thẩm mĩ, vừa là phương thức thể hiện tâm trạng của nhân vật với nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”.

+ Truyện Kiều được viết theo thể lúc bát vừa dân dã, bình dị như ca dao, dân ca, vừa trau chuốt nghệ thuật, đạt tới giá trị cổ điển – giá trị khuôn thước, mẫu mực.

+ Ngoài ra, truyện có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian với ngôn ngữ bác học kết tinh từ sách vở. Bởi vậy, kiệt tác Truyện Kiều có ngôn ngữ vẫn được sử dụng trong đời sống hiện đại, ở mọi hoàn cảnh giao tiếp và tầng lớp khác nhau.


Câu 6 (trang 44 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Nhà thơ Tố Hữu nhận định Nguyễn Du là "người xưa của ta nay". Em có suy nghĩ gì về nhận định đó.

Trả lời:

Trong một tác phẩm nhà thơ Tố Hữu viết tặng đại thi hào Nguyễn Du nhân ngày kỉ niệm 200 năm sinh của cụ, ông đã từng nhận định cụ là “người xưa của ta nay”. Sở dĩ ông nói vậy bởi Nguyễn Du là con người của thời đại trước, đã cách nhà thơ Tố Hữu hàng hai trăm năm nên mới gọi cụ là “người xưa”. Đồng thời, xuất phát từ nhận thức và tình cảm sâu sắc với cụ, liên hệ giữa quá khứ với thực tại, Tố Hữu muốn khẳng định với thế hệ tương lai rằng những tư tưởng của Nguyễn Du, tài năng của cụ đã vượt thời gian, cụ đã trở thành danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam, và không chỉ là niềm tự hào của nền văn học Việt Nam mà còn vươn ra tầm thế giới, với những tác phẩm để đời thành công.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp" - mẫu 3

Câu 1. Văn bản Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp gồm mấy phần? Hãy xác định nội dung chính của từng phần.

Trả lời:

Văn bản Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp gồm 2 phần:

- Phần 1: Cuộc đời từng trải và vốn sống phong phú của Nguyễn Du

- Phần 2: Sự nghiệp văn học của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.


Câu 2. Dựa vào văn bản trên, em hãy nêu lên những điểm nổi bật về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác của ông.

Trả lời:

- Về thời đại: Nguyễn Du sinh ra và lớn lên trong thời kì chế độ phong kiến Việt Nam đang rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, thời đại cuối của triều Lê và sự sụp đổ của vua Lê- chúa Trịnh. Các cuộc khởi nghĩa diễn ra khắp nơi, trong đó nổi bật nhất là phong trào Tây Sơn với chiến công của anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.

- Về gia đình: Ông sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống quý tộc, nhiều thế hệ đỗ đạt làm quan trong triều đình. Cha ông là Nguyễn Nhiễm, đỗ tiến sĩ và làm quan to trong triều. Mẹ ông thì có tài hát xướng, anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản đỗ tiến sĩ, yêu văn chương mê âm nhạc. Chính điều này đã nuôi dưỡng niềm đam mê thơ văn của cụ Nguyễn Du.

- Về cuộc đời: Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm, một cuộc đời từng trải với vốn sống phong phú. Có lúc, ông là một cậu ấm trong gia đình quý tộc, rồi lại thành kẻ lánh nạn Tây Sơn, có lúc lại ẩn cư ở quê nhà, rồi lại làm quan trong triều đình nhà Nguyễn. Ông đi nhiều, tiếp xúc nhiều miền quê (quê cha Hà Tĩnh, quê mẹ Bắc Ninh, quê vợ thái Bình, lớn lên ở Thăng Long, làm quan ở kinh đô Huế, lánh nạn ở Thái Nguyên,…) nên ông thấu hiểu được nhiều tầng lớp người trong xã hội.

=> Những  điểm nổi bật về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng sâu sắc tới sáng tác của ông.


Câu 3. Vì sao bài viết khẳng định thơ chữ Hán Nguyễn Du “là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc"?

Trả lời:

Khẳng định thơ chữ Hán Nguyễn Du “là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc" là hoàn toàn đúng bởi: các tác phẩm chữ Hán của ông thể hiện lòng thương người và niềm tự thương. Nội dung hướng về những con người bất hạnh, những số phận đau khổ với niềm cảm thương sâu sắc như: người ca nữ đất La Thành, nàng Tiểu Thanh đất Tây Hồ,… Đó chính là lòng nhân đạo, bao la sâu sắc của Nguyễn Du.


Câu 4. Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở những mặt nào? Điểm tương đồng và khác biệt về nội dung nhân đạo giữa Truyện Kiều và thơ chữ Hán Nguyễn Du là gì?

>>> Xem trả lời

Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều được thể hiện ở những điểm sau: Khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người. Đó chính là giá trị nhân đạo xuyên suốt tác phẩm. 

- Tiếng nói đồng cảm được thể hiện tập trung qua nhân vật Thúy Kiều: đời Kiều là một “tấm gương oan khổ”, là sự hội tụ điển hình cho những bi kịch của con người nói chung và người phụ nữ phong kiến nói riêng. 

+ Bi kịch tình yêu: một mối tình của Thúy Kiều – Kim Trọng vô cùng đẹp đẽ thì lại tan vỡ không thể hàn gắn được

+ Bi kịch nhân phẩm: Kiều rất coi trọng nhân phẩm, biết giữ gìn nhân phẩm nhưng rồi phải thất thân với kẻ dơ bẩn, mất đi sự trinh tiết với những người không xứng đáng.

- Tiếng nói đồng tình với khát vọng chân chính của con người thể hiện qua tình yêu Kim Trọng – Thúy Kiều và qua hình tượng Thúy Kiều, Từ Hải. 

+ Tình yêu Kim Trọng – Thúy Kiều ca ngợi một tình yêu tự do, chung thủy, khẳng định khát vọng tình yêu: tình yêu Kim-Kiều tan vỡ nhưng khát vọng tình yêu thì không dừng lại.

+ Thúy Kiều: là hiện thân cho khát vọng sống, trải qua nhiều sóng gió, nhiều biến cố của cuộc đời nhưng Kiều vẫn vươn lên với khát vọng sống không gì dập tắt nổi.

+ Từ Hải: hiện thân cho khát vọng tự do, công lí bộc lộ qua lí tưởng, chí khí, hành động phi thường “đầu đội trời, chân đạp đất”. Công lí ấy hướng đến những số phận nhỏ bé, những con người bị áp bức đau khổ.

Điểm tương đồng và khác biệt về nội dung nhân đạo giữa Truyện Kiều và thơ chữ Hán Nguyễn Du

- Điểm tương đồng: Đều thể hiện lòng thương người và niềm tự thương. Nội dung hướng về những con người bất hạnh, những số phận đau khổ với niềm cảm thương sâu sắc như: người ca nữ đất La Thành, nàng Tiểu Thanh đất Tây Hồ hay Thúy Kiều. Họ đều là những người phụ nữ có tài, có sắc, có khí tiết thanh cao nhưng lại bạc mệnh.

- Điểm khác biệt: Trong Truyện Kiều tác giả khắc họa tính cách nhân vật bằng bút pháp ước lệ và tả thực, bằng cả con người với biểu hiện bên ngoài và con người với đời sống nội tâm. Khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người (đã trình bày ở trên). Đó chính là giá trị nhân đạo xuyên suốt tác phẩm. 


Câu 5. Những thành công nào về mặt nghệ thuật của kiệt tác Truyện Kiều được trình bày trong bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp?

Trả lời:

Những thành công nào mặt nghệ thuật của kiệt tác Truyện Kiều được trình bày trong bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp thể hiện ở mục 2- Nguyễn Du - Thiên tài nghệ thuật. Đó là:

- Về hình thức sử dụng ngôn ngữ kể chuyện: có 2 hình thức ngôn ngữ kể chuyện là ngôn ngữ gián tiếp, ngôn ngữ trực tiếp thì Nguyễn Du lại thành công với ngôn ngữ nửa trực tiếp.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: phân hóa nhân vật thành người tốt-xấu, thiện-ác đan xen.

- Tính cách nhân vật được khắc họa bằng bút pháp ước lệ và bút pháp tả thực, bằng cả con người với biểu hiện bên ngoài và con người với đời sống nội tâm

- Phương thức thể hiện tâm trạng của nhân vật với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.


Câu 6. Nhà thơ Tố Hữu nhận định Nguyễn Du là “người xưa của ta nay”. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu lên suy nghĩ của em về nhận định đó.

>>> Xem trả lời

Tố Hữu từng nhận định: Nguyễn Du là “người xưa của ta nay”. Nhận định này là hoàn toàn đúng bởi trong các sáng tác của Nguyễn Du đều đề cao giá trị con người và có giá trị nhân văn sâu sắc cho đến tận ngày nay. Các tác phẩm của ông đề thể hiện sự cảm thông và niềm tự thương với những con người nhỏ bé, những số phận bất hạnh, những mảnh đời đau khổ. Đó là những kết quả mà đại thi hào đã quan sát và suy ngẫm trong suốt một cuộc đời thăng trầm mà ông đã đi qua. Các tác phẩm của ông đều có hình ảnh của những người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa nhưng lại bạc mệnh như: người ca nữ đất La Thành, nàng Tiểu Thanh đất Tây Hồ hay nàng Kiều trong Truyện Kiều. Từ đó, ông lên án xã hội phong kiến, đề cao khát vọng sống, khát vọng tình yêu của những người phụ nữ xưa. Đồng thời, tố cáo những bất công, những thế lực đen tối chà đạp con người. Đến cả ngày nay, giá trị đó vẫn còn nguyên giá trị. Bởi vậy, Tố Hữu từng nhận định: Nguyễn Du là “người xưa của ta nay” là hoàn toàn đúng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp" - mẫu 4

Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp.

I. Trước khi đọc.

Câu 1. Tìm hiểu thêm thông tin về quê hương, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du… Lựa chọn, ghi chép lại một số thông tin quan trọng có liên quan đến sự nghiệp văn học của tác giả.

Trả lời:

* Cuộc đời:

– Nguyễn Du (1765 –1820) tự là Tố Như (素如), hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ. Ông là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời Lê Mạc, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là “Đại thi hào dân tộc” và được UNESCO vinh danh là “Danh nhân văn hóa thế giới”. Ông có một cuộc đời vô cùng gian truân và cực khổ.

+ Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dài không quá mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, ông và các anh em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản (khi ấy ông Khản đã hơn Nguyễn Du 31 tuổi).

+ Năm 1780 , khi ấy Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh Tý”: Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng là Trịnh Tông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh Tông lên ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và Tham tụng. Quân lính khác phe (sử gọi là “kiêu binh”) không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốn lên Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh. Thế là anh em Nguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi người phải mỗi ngã.

+ Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài), sau đó không rõ vì lẽ gì không đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà (không rõ tên) ở Thái Nguyên , không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế, khi người cha này mất, Nguyễn Du được tập ấm một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.

+ Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).

+ Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau:

  • Năm 1803 : đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc.
  • Năm 1805 : thăng hàm Đông Các điện học sĩ.
  • Năm 1807 : làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương.
  • Năm 1809 : làm Cai bạ dinh Quảng Bình.
  • Năm 1813 : thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.

Sau khi đi sứ về vào năm 1814 , ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.

+ Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 18 tháng 9 năm 1820. Lúc đầu (1820), Nguyễn Du được táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Bốn năm sau mới cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh).

– Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.

→ Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống. Cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

* Sự nghiệp văn học:

– Nguyễn Du đã để lại một di sản văn chương đồ sộ với những tác phẩm kiệt xuất, ở thể loại nào ông cũng đạt được sự hoàn thiện ở trình độ cổ điển. Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo lỗi lạc với tấm lòng sâu sắc, bao dung, đồng thời ông đã dùng ngòi bút phê phán hiện thực mạnh mẽ, sắc bén.

+ Những tác phẩm bằng chữ Hán của Nguyễn Du rất nhiều, nhưng mãi đến năm 1959 mới được ba nhà nho là: Bùi Kỷ, Phan Võ và Nguyễn Khắc Hanh sưu tầm, phiên dịch, chú thích và giới thiệu tập: Thơ chữ Hán Nguyễn Du (NXB Văn hóa, 1959) chỉ gồm có 102 bài. Đến năm 1965 NXB Văn học đã ra Thơ chữ Hán Nguyễn Du tập mới do Lê Thước và Trương Chính sưu tầm, chú thích, phiên dịch, sắp xếp, gồm 249 bài như: Thanh Hiên thi tập còn gọi là Thanh Hiền tiền hậu tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài thơ trong giai đoạn 1786-1804, gồm 10 năm gió bụi, ông sống ở Thái Bình quê vợ, 6 năm trở lại nhà dưới chân núi Hồng, và 2 năm làm chi huyện ở huyện Bắc Hà. Tập thơ là các bài viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, giai đoạn 1805-1812, ông được thăng hàm Đông các đại học sĩ, làm quan ở Kinh Đô 5 năm và làm cai bạ ở Quảng Bình 3 năm. Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, giai đoạn 1813-1814, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.

+ Những tác phẩm bằng chữ Nôm của Nguyễn Du gồm có: Đoạn trường tân thanh còn có tên gọi khác là Kim Vân Kiều truyện gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh), còn có tên gọi khác là Văn chiêu hồn, Văn tế chiêu hồn..


Câu 2. Chuẩn bị bài thuyết trình ngắn về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du để trình bày trước lớp.

Trả lời:

Khi kể về những tác giả có sức ảnh hướng lớn trong nền văn học trung đại Việt Nam, chúng ta không thể nào không nói đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Sau đây, em sẽ thuyết trình về cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông.


Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, cũng là người giỏi văn chương. Ông thi đỗ tiến sĩ và làm quan Tể tướng. Mẹ là bà Trần Thị Tân, người con gái Bắc Kinh cũng văn hay chữ tốt. Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng làm quan từ dưới thời Lê Trịnh. Tuy gia cảnh xuất thân danh giá nhưng cuộc đời của ông toàn những nỗi đau. Năm 13 tuổi, ông mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải sống với Nguyễn Khản. Nhưng khi ông 15 tuổi, Nguyễn Khản bị khép tội mưu phản, ông lại phải nương nhờ nhà họ hàng xa.

Có thể nói cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử giai đoạn của thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Đây là giai đoạn đầy biến động khi mà giai cấp cai trị thối nát, tham lam, không quan tâm nhân dân, họ chém giết lẫn nhau để tranh giành quyền lực. Có thể nói chế độ phong kiến Việt Nam lúc này đã khủng hoảng trầm trọng và những người dân khốn khổ lúc này đã nổi dậy đấu tranh và tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ. Trong cảnh ấy, Nguyễn Du đã sống phiêu bạt nhiều nơi, lúc ở Thăng Long, lúc ở quê nội Hà Tĩnh, có lúc lại ở quê với Thái Bình. Không may khi mà Nguyễn Ánh lên ngôi năm 1802, Nguyễn Du phải bất đắc dĩ làm quan. Trước khi ông phụng sự nhà Lê nên giờ đây, khi làm quan nhà Nguyễn ông lại rụt rè, ông được cử sang Trung Quốc hai lần nhưng lần hai vào năm 1820 chưa kịp đi thì ông bị bệnh và mất tại Huế.


Nhắc đến sự nghiệp văn học của Nguyễn Du là nhắc đến một sự nghiệp văn học đồ sộ với những kiệt tác ở nhiều thể loại: Các tác phẩm văn học của Nguyễn Du: thơ chữ Hán, Nguyễn Du có 3 tập thơ (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục). Thơ chữ Nôm, Nguyễn Du có hai kiệt tác “Truyện Kiều” và “Văn tế thập loại chúng sinh”. Thơ văn Nguyễn Du có giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh chân thực cuộc đời cơ cực của ông nói riêng, và xã hội đen tối, bất công nói chung. Các phẩm của Nguyễn Du chứa chan tinh thần nhân đạo – một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, luôn hướng tới đồng cảm, bênh vực, ngợi ca và đòi quyền sống cho con người, đặc biệt là người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh. Về thể loại: Nguyễn Du đã đưa hai thể thơ của truyền thống dân tộc đạt đến trình độ điêu luyện và mẫu mực cổ điển. Nguyễn Du đã tiểu thuyết hóa thể loại truyện Nôm, với điểm nhìn trần thuật từ bên trong nhân vật, và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc. Về ngôn ngữ: Nguyễn Du đã có đóng góp to lớn, làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên trong sáng, tinh tế và giàu có. Nói tóm lại, Nguyễn Du đã có những đóng góp to lớn, thúc đẩy tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.


II. Trong khi đọc.

Câu 1. Những điểm đáng lưu ý về gia đình, dòng họ Nguyễn Du là gì?

Trả lời:

– Gia đình, dòng họ Nguyễn Du vừa có truyền thống khoa bảng, đỗ đạt làm quan vừa có truyền thống văn hoá, văn học. Họ Nguyễn ở Tiên Điền là dòng họ có danh vọng lớn đương thời, nhiều người thành đạt trên con đường khoa bảng và công danh.


Câu 2. Những biến cố lịch sử nào đã tác động tới cuộc đời, con người Nguyễn Du?

Trả lời:

– Những biến cố lịch sử đã tác động tới cuộc đời, con người Nguyễn Du là:

+ Giai đoạn sụp đổ của triều đình vua Lê – chúa Trịnh.

+ Phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

+ Nguyễn Huệ lật đổ vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong, đồng thời phá quân Xiêm xâm lược ở phương Nam, diệt quân Thanh xâm lược ở phương Bắc đã thu giang sơn về một mối và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

+ Triều đại Tây Sơn sụp đổ, triều Nguyễn được vua Gia Long (Nguyễn Ánh) thiết lập và tiếp đến là công cuộc hưng thịnh trở lại của vương triều Nguyễn.


Câu 3. Những điểm đáng lưu ý nào về cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác văn chương của ông?

Trả lời:

– Nguyễn Du đã sống một cuộc đời đầy thăng trầm: Khi trong cảnh “màn lan trưởng huệ” của cậu công tử gia đình đại quý tộc, lúc là kẻ phiêu bạt trong cảnh “mười năm gió bụi” lánh nạn Tây Sơn; khi là người ẩn cư tại quê nhà, lúc làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc.

– Đi nhiều, tiếp xúc nhiều cũng là đặc điểm nổi bật ở cuộc đời đại thi hào.

+ Bước chân Nguyễn Du đã từng qua nhiều miền quê, từ kinh thành Thăng Long đến kinh đô Huế, từ quê cha Hà Tĩnh, quê mẹ Bắc Ninh đến quê vợ Thái Bình, rồi lánh nạn ở Thái Nguyên, làm quan ở Quảng Bình,…

+ Những tháng năm đi sứ, Nguyễn Du qua nhiều vùng miền của đất nước Trung Hoa rộng lớn. Ông tiếp xúc và thấu hiểu nhiều tầng lớp người trong xã hội, từ người hát rong, người ăn xin, người nông dân đến những trí thức, quan lại trong triều đình,… Nguyễn Du đã thâu thái được tinh hoa của những vùng văn hoá lớn của đất nước (Kinh Bắc, Thăng Long, Nghệ – Tĩnh, Huế) và tinh hoa văn hoá nước ngoài như Trung Quốc.

→ Sự kết hợp hài hòa giữa đời sống và sách vở đã tạo nên một đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.


Câu 4.  Chú ý các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du.

Trả lời:

– Các tác phẩm văn học của Nguyễn Du: thơ chữ Hán, Nguyễn Du có 3 tập thơ (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục).

– Thơ chữ Nôm, Nguyễn Du có hai kiệt tác “Truyện Kiều” và “Văn tế thập loại chúng sinh”.


Câu 5.  Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện như thế nào qua thơ chữ Hán?

Trả lời:

Thơ chữ Hán Nguyễn Du như nhật kí cuộc đời tác giả, là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc, thương người và tự thương mình:

+ Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm cảm thương sâu sắc. Đó là những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc, đó là những người nghèo khổ mà tác giả bắt gặp trên đường đi sứ.

+ Viết về những con người có tài năng, có khi tiết thanh cao, Nguyễn Du vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ. Nguyễn Du cảm nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với những số phận tài năng mà bị kịch.

+ Do vậy, từ lòng thương người, Nguyễn Du trở về với niềm tự thương. Tự thương cũng là tự ý thức về cá nhân. Niềm tự thương là một nét mới trong tỉnh thần nhân đạo của Nguyễn Du.


Câu 6. Chú ý những nội dung làm nên giá trị nhân đạo của kiệt tác Truyện Kiều.

Trả lời:

– Những nội dung:

+ Tiếng nói đồng cảm trước bi kịch của con người trong Truyện Kiều thể hiện tập trung qua hình tượng nhân vật Thúy Kiều. Nhân vật phải chịu một cuộc đời hội tụ đầy đủ những bi kịch của con người nói chung và phụ nữ nói riêng: tình yêu, gia đình, nhân phẩm,…

+ Tiếng nói đồng tình với khát vọng chân chính của con người thể hiện tập trung qua tình yêu của Kim Trọng với Thúy Kiều, tình yêu Kim – Kiều tan vỡ nhưng khát vọng tình yêu không mất. Trải qua biết bao đau khổ nhưng Thúy Kiều vẫn vươn lên với khát vọng mạnh mẽ. Sau đó khi gặp Từ Hải, đây là nhân vật hiện thân của khát vọng tự do, công lí.

→ Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người. Đó cũng là giá trị nhân đạo của kiệt tác văn chương này.


Câu 7.  Điểm nổi bật ở thơ chữ Hán Nguyễn Du là gì?

Trả lời:

Thơ Hán Nguyễn Du là những áng văn chương tuyệt tác, phần lớn được viết theo thể thơ Đường luật với đủ các tiểu loại: nếu xét về số câu trong bài thì có tứ tuyệt (tuyệt cú), bát cú, trường thiên; nếu xét về số chữ trong câu thì có ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn. Bút pháp nghệ thuật phong phú, đa dạng: trữ tình, tự sự hiện thực, trào phúng. Tính chất hàm súc, cô đọng, “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời), nghệ thuật đối,… vốn là đặc điểm, thế mạnh của thơ Đường luật được nhà thơ phát huy ở mức cao nhất. Chất trữ tình quyện hoà chất triết lí đem đến sự thâm trầm, sâu sắc của thơ chữ Hán Nguyễn Du.


Câu 8.  Chú ý những thành công nghệ thuật lớn của kiệt tác Truyện Kiều.

Trả lời:

– Nghệ thuật:

+ Chuyển thể loại từ tiểu thuyết chương hồi sang truyện thơ Nôm do vậy đã kết hợp được thế mạnh của cả tự sự (yếu tố truyện) và trữ tình (yếu tố thơ).

+ Điểm nhìn trần thuật từ người đứng ngoài câu chuyện thành người trong cuộc.

+ Cốt truyện sáng tạo, kết thúc về hình thức là có hậu nhưng bản chất là bi kịch.

+ Xây dựng nhân vật: Phân loại tốt – xấu như truyện cổ tích nhưng cũng có nhân vật không thể phân theo loại tốt – xấu đan xen.

+ Xây dựng nội tâm nhân vật bằng các bút pháp ước lệ và tả thực mang ý nghĩa cách tân.

+ Các câu thơ lục bát vừa mang nét dân dã bình dị vừa mang nét trau chuốt nghệ thuật, đạt tới giá trị khuôn thước chuẩn mực.

+ Kết hợp ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian với ngôn ngữ bác học kết tinh từ sách vở.


III. Sau khi đọc.

Câu 1. Văn bản Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp gồm mấy phần? Hãy xác định nội dung chính của từng phần.

Trả lời:

– Văn bản Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp gồm 2 phần:

+ Phần 1: Cuộc đời từng trải với vốn sống phong phú của Nguyễn Du.

+ Phần 2: Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du.


Câu 2. Dựa vào văn bản trên, em hãy nêu lên những điểm nổi bật về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác của ông.

Trả lời:

– Gia đình: Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng. Chính điều này là cái nôi nuôi dưỡng tài năng văn học của Nguyễn Du.

– Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống.


Câu 3. Vì sao bài viết khẳng định thơ chữ Hán Nguyễn Du “là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc”?

Trả lời:

– Bài viết khẳng định thơ chữ Hán Nguyễn Du “là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc” vì nét nổi bật chính trong các sáng tác của Nguyễn Du là sự đề cao xúc cảm, tức đề cao “tình”. Điều quan trọng hàng đầu, là sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh.


Câu 3. Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở những mặt nào? Điểm tương đồng và khác biệt về nội dung nhân đạo giữa Truyện Kiều và thơ chữ Hán Nguyễn Du là gì?

Trả lời:

– Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở:

+ Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều là nỗi đau đứt ruột từ “những điều trông thấy”, như chính tên của tác phẩm là Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột).

+ Cốt truyện của Truyện Kiều giống nhiều truyện Nôm với ba phần Gặp gỡ – Thử thách — Đoàn tụ nhưng đồng thời có những sáng tạo mới khi tác giả đã tạo nên một kết thúc về hình thức là có hậu nhưng bản chất là bi kịch.

+ Truyện Kiều có những nhân vật, phân theo loại tốt – xấu, thiện – ác, giống kiểu nhân vật của truyện cổ tích, nhưng cũng có nhân vật không thể phân theo loại, khi tốt – xấu đan xen. Các nhân vật trong Truyện Kiều là những nhân vật tính cách, hơn nữa tính cách có sự thay đổi bởi tác động của hoàn cảnh như nhân vật Thuý Kiều. Tính cách nhân vật được khắc họa bằng cả bút pháp ước lệ và bút pháp tả thực, bằng cả con người với biểu hiện bên ngoài và con người với đời sống nội tâm.

+ Miêu tả nội tâm nhân vật là một thành công nghệ thuật lớn, mang ý nghĩa cách tân của kiệt tác Truyện Kiều. Thiên nhiên trong Truyện Kiều vừa là đối tượng thẩm mĩ, vừa là phương thức thể hiện tâm trạng của nhân vật với nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”.

– Khác biệt: Trong Truyện Kiều, tính cách nhân vật được khắc họa bằng cả bút pháp ước lệ và bút pháp tả thực, bằng cả con người với biểu hiện bên ngoài và con người với đời sống nội tâm, nó mang ý nghĩa cách tân của kiệt tác Truyện Kiều. Còn trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du thì không có điều này.


Câu 5. Những thành công nào về mặt nghệ thuật của kiệt tác Truyện Kiều được trình bày trong bài Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp?

Trả lời:

– Nghệ thuật:

+ Chuyển thể loại từ tiểu thuyết chương hồi sang truyện thơ Nôm do vậy đã kết hợp được thế mạnh của cả tự sự (yếu tố truyện) và trữ tình (yếu tố thơ).

+ Điểm nhìn trần thuật từ người đứng ngoài câu chuyện thành người trong cuộc.

+ Cốt truyện sáng tạo, kết thúc về hình thức là có hậu nhưng bản chất là bi kịch.

+ Xây dựng nhân vật: Phân loại tốt – xấu như truyện cổ tích nhưng cũng có nhân vật không thể phân theo loại tốt – xấu đan xen.

+ Xây dựng nội tâm nhân vật bằng các bút pháp ước lệ và tả thực mang ý nghĩa cách tân.

+ Các câu thơ lục bát vừa mang nét dân dã bình dị vừa mang nét trau chuốt nghệ thuật, đạt tới giá trị khuôn thước chuẩn mực.

+ Kết hợp ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian với ngôn ngữ bác học kết tinh từ sách vở.


Câu 6. Nhà thơ Tố Hữu nhận định Nguyễn Du là “người xưa của ta nay”. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu lên suy nghĩ của em về nhận định đó.

Trả lời:

Trong một tác phẩm nhà thơ Tố Hữu viết tặng đại thi hào Nguyễn Du nhân ngày kỉ niệm 200 năm sinh của cụ, ông đã từng nhận định cụ là “người xưa của ta nay”. Sở dĩ ông nói vậy bởi Nguyễn Du là con người của thời đại trước, đã cách nhà thơ Tố Hữu hàng hai trăm năm nên mới gọi cụ là “người xưa”. Đồng thời, xuất phát từ nhận thức và tình cảm sâu sắc với cụ, liên hệ giữa quá khứ với thực tại, Tố Hữu muốn khẳng định với thế hệ tương lai rằng những tư tưởng của Nguyễn Du, tài năng của cụ đã vượt thời gian, cụ đã trở thành danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam, và không chỉ là niềm tự hào của nền văn học Việt Nam mà còn vươn ra tầm thế giới, với những tác phẩm để đời thành công.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp" - mẫu 5

Câu hỏi giữa bài

Câu 1: Những điểm đáng lưu ý về gia đình, dòng họ Nguyễn Du là gì?

Bài làm

Gia đình, dòng họ Nguyễn Du vừa có truyền thống khoa bảng, đỗ đạt làm quan vừa có truyền thống văn hoá, văn học. Họ Nguyễn ở Tiên Điền là dòng họ có danh vọng lớn đương thời, nhiều người thành đạt trên con đường khoa bảng và công danh.


Câu 2: Những biến cố lịch sử nào đã tác động tới cuộc đời, con người Nguyễn Du?

Bài làm

Những biến cố lịch sử đã tác động tới cuộc đời, con người Nguyễn Du là:

  • Giai đoạn sụp đổ của triều đình vua Lê - chúa Trịnh.
  • Phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
  • Nguyễn Huệ lật đổ vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong, đồng thời phá quân Xiêm xâm lược ở phương Nam, diệt quân Thanh xâm lược ở phương Bắc đã thu giang sơn về một mối và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
  • Triều đại Tây Sơn sụp đổ, triều Nguyễn được vua Gia Long (Nguyễn Ánh) thiết lập và tiếp đến là công cuộc hưng thịnh trở lại của vương triều Nguyễn.

Câu 3: Những điểm đáng lưu ý nào về cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác văn chương của ông?

Bài làm

Nguyễn Du đã sống một cuộc đời đầy thăng trầm: khi trong cảnh “màn lan trưởng huệ" của cậu công tử gia đình đại quý tộc, lúc là kẻ phiêu bạt trong cảnh “mười năm gió bụi” lánh nạn Tây Sơn; khi là người ẩn cư tại quê nhà, lúc làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Đi nhiều, tiếp xúc nhiều cũng là đặc điểm nổi bật ở cuộc đời đại thi hào. Bước chân Nguyễn Du đã từng qua nhiều miền quê, từ kinh thành Thăng Long đến kinh đô Huế, từ quê cha Hà Tĩnh, quê mẹ Bắc Ninh đến quê vợ Thái Bình, rồi lánh nạn ở Thái Nguyên, làm quan ở Quảng Bình,... Những tháng năm đi sứ, Nguyễn Du qua nhiều vùng miền của đất nước Trung Hoa rộng lớn. Ông tiếp xúc và thấu hiểu nhiều tầng lớp người trong xã hội, từ người hát rong, người ăn xin, người nông dân đến những trí thức, quan lại trong triều đình,... Nguyễn Du đã thâu thái) được tinh hoa của những vùng văn hoá lớn của đất nước (Kinh Bắc, Thăng Long, Nghệ – Tĩnh, Huế) và tinh hoa văn hoá nước ngoài như Trung Quốc.


Câu 4: Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện như thế nào qua thơ chữ Hán?

Bài làm

Thơ chữ Hán Nguyễn Du như nhật kí cuộc đời tác giả, là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc. Trái tim nhân đạo của đại thi hào thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương. Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm cảm thương sâu sắc. Đó là những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc, đó là những người nghèo khổ mà tác giả bắt gặp trên đường đi sứ. Viết về những con người có tài năng, có khi tiết thanh cao, Nguyễn Du vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ. Nguyễn Du cảm nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với những số phận tài năng mà bị kịch. Do vậy, từ lòng thương người, Nguyễn Du trở về với niềm tự thương. Tự thương cũng là tự ý thức về cá nhân. Niềm tự thương là một nét mới trong tỉnh thần nhân đạo của Nguyễn Du.


Câu 5: Điểm nổi bật ở thơ chữ Hán Nguyễn Du là gì?

Bài làm

Thơ Hán Nguyễn Du là những áng văn chương tuyệt tác, phần lớn được viết theo thể thơ Đường luật với đủ các tiểu loại: nếu xét về số câu trong bài thì có tứ tuyệt (tuyệt cú), bát cú, trường thiên; nếu xét về số chữ trong câu thì có ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn. Bút pháp nghệ thuật phong phú, đa dạng: trữ tình, tự sự hiện thực, trào phúng. Tính chất hàm súc, cô đọng, “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời), nghệ thuật đối,... vốn là đặc điểm, thế mạnh của thơ Đường luật được nhà thơ phát huy ở mức cao nhất. Chất trữ tình quyện hoà chất triết lí đem đến sự thâm trầm, sâu sắc của thơ chữ Hán Nguyễn Du.


Câu hỏi cuối bài

Câu 1. Văn bản Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp gồm mấy phần? Hãy xác định nội dung chính của từng phần.

Bài làm

Văn bản Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp gồm 2 phần:

  • Phần 1: Cuộc đời từng trài với vốn sống phong phú của Nguyễn Du
  • Phần 2: Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du

Câu 2. Dựa vào văn bản trên, em hãy nêu lên những điểm nổi bật về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác của ông.

Bài làm

- Gia đình: Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng. Chính điều này là cái nôi nuôi dưỡng tài năng văn học của Nguyễn Du.

- Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống.


Câu 3. Vì sao bài viết khẳng định thơ chữ Hán Nguyễn Du “là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc"?

Bài làm

Bài viết khẳng định thơ chữ Hán Nguyễn Du “là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc" vì nét nổi bật chính trong các sáng tác của Nguyễn Du là sự đề cao xúc cảm, tức đề cao “tình”. Điều quan trọng hàng đầu, là sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh.


Câu 4. Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở những mặt nào? Điểm tương đồng và khác biệt về nội dung nhân đạo giữa Truyện Kiều và thơ chữ Hán Nguyễn Du là gì?

Bài làm

Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở:

Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều là nỗi đau đứt ruột từ “những điều trông thấy”, như chính tên của tác phẩm là Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột).

Cốt truyện của Truyện Kiều giống nhiều truyện Nôm với ba phần Gặp gỡ – Thử thách — Đoàn tụ nhưng đồng thời có những sáng tạo mới khi tác giả đã tạo nên một kết thúc về hình thức là có hậu nhưng bản chất là bi kịch.

Truyện Kiều có những nhân vật, phân theo loại tốt – xấu, thiện – ác, giống kiểu nhân vật của truyện cổ tích, nhưng cũng có nhân vật không thể phân theo loại, khi tốt – xấu đan xen. Các nhân vật trong Truyện Kiều là những nhân vật tính cách, hơn nữa tính cách có sự thay đổi bởi tác động của hoàn cảnh như nhân vật Thuý Kiều. Tính cách nhân vật được khắc họa bằng cả bút pháp ước lệ và bút pháp tả thực, bằng cả con người với biểu hiện bên ngoài và con người với đời sống nội tâm.

Miêu tả nội tâm nhân vật là một thành công nghệ thuật lớn, mang ý nghĩa cách tân của kiệt tác Truyện Kiều. Thiên nhiên trong Truyện Kiều vừa là đối tượng thẩm mĩ, vừa là phương thức thể hiện tâm trạng của nhân vật với nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình".

Ở cả văn hoạc chữ Hán và Truyện Kiều, Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm cảm thương sâu sắc. Đó là những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc. Viết về những con người có tài năng, có khi tiết thanh cao, Nguyễn Du vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ. Tuy nhiên trong truyện Kiều, tính cách nhân vật được khắc họa bằng cả bút pháp ước lệ và bút pháp tả thực, bằng cả con người với biểu hiện bên ngoài và con người với đời sống nội tâm, nó mang ý nghĩa cách tân của kiệt tác Truyện Kiều.


Câu 5. Những thành công nào về mặt nghệ thuật của kiệt tác Truyện Kiều được trình bày trong bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp?

Bài làm

Những thành công về mặt nghệ thuật của kiệt tác Truyện Kiều được trình bày trong bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp:

Trong các hình thức ngôn ngữ kể chuyện (ngôn ngữ gián tiếp, ngôn ngữ trực tiếp), Nguyễn Du đặc biệt thành công với ngôn ngữ nửa trực tiếp.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật là trong tác phẩm Truyện Kiều. Tính cách nhân vật được khắc họa bằng cả bút pháp ước lệ và bút pháp tả thực, bằng cả con người với biểu hiện bên ngoài và con người với đời sống nội tâm. Miêu tả nội tâm nhân vật là một thành công nghệ thuật lớn, mang ý nghĩa cách tân của kiệt tác Truyện Kiều.


Câu 6. Nhà thơ Tố Hữu nhận định Nguyễn Du là “người xưa của ta nay”. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu lên suy nghĩ của em về nhận định đó.

Bài làm

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc. Những tác phẩm của ông chưa đựng những giá trị tư tưởng, triết lí sống sâu sắc, cũng bởi vậy mà Tố Hữu nhận định ông là “người xưa của ta nay”. Trong các sáng tác của ông đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sấu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả. Qua tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du, ông đã đề ca ngợi hình ảnh người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa nhưng bạc mệnh. Ông sẵn sàng lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người. Ông đề cao quyền bình đẳng, giá trị của mỗi người. Tư tưởng của Nguyễn Du đã vượt qua thời đại để tồn tại đến nay.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp" - mẫu 6

CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1. Những điểm đáng lưu ý về gia đình, dòng họ Nguyễn Du là gì?

=> Xem hướng dẫn giải

Gia đình, dòng họ Nguyễn Du vừa có truyền thống khoa bảng, đỗ đạt làm quan vừa có truyền thống văn hoá, văn học. Họ Nguyễn ở Tiên Điền là dòng họ có danh vọng lớn đương thời, nhiều người thành đạt trên con đường khoa bảng và công danh. 


Câu 2. Những biến cố lịch sử nào đã tác động tới cuộc đời, con người Nguyễn Du?

=> Xem hướng dẫn giải

Những biến cố lịch sử đã tác động tới cuộc đời, con người Nguyễn Du là:

  • Giai đoạn sụp đổ của triều đình vua Lê - chúa Trịnh.
  • Phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
  • Nguyễn Huệ lật đổ vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong, đồng thời phá quân Xiêm xâm lược ở phương Nam, diệt quân Thanh xâm lược ở phương Bắc đã thu giang sơn về một mối và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. 
  • Triều đại Tây Sơn sụp đổ, triều Nguyễn được vua Gia Long (Nguyễn Ánh) thiết lập và tiếp đến là công cuộc hưng thịnh trở lại của vương triều Nguyễn.

Câu 3. Những điểm đáng lưu ý nào về cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác văn chương của ông?

=> Xem hướng dẫn giải

Nguyễn Du đã sống một cuộc đời đầy thăng trầm: khi trong cảnh “màn lan trưởng huệ" của cậu công tử gia đình đại quý tộc, lúc là kẻ phiêu bạt trong cảnh “mười năm gió bụi” lánh nạn Tây Sơn; khi là người ẩn cư tại quê nhà, lúc làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Đi nhiều, tiếp xúc nhiều cũng là đặc điểm nổi bật ở cuộc đời đại thi hào. Bước chân Nguyễn Du đã từng qua nhiều miền quê, từ kinh thành Thăng Long đến kinh đô Huế, từ quê cha Hà Tĩnh, quê mẹ Bắc Ninh đến quê vợ Thái Bình, rồi lánh nạn ở Thái Nguyên, làm quan ở Quảng Bình,... Những tháng năm đi sứ, Nguyễn Du qua nhiều vùng miền của đất nước Trung Hoa rộng lớn. Ông tiếp xúc và thấu hiểu nhiều tầng lớp người trong xã hội, từ người hát rong, người ăn xin, người nông dân đến những trí thức, quan lại trong triều đình,... Nguyễn Du đã thâu thái) được tinh hoa của những vùng văn hoá lớn của đất nước (Kinh Bắc, Thăng Long, Nghệ – Tĩnh, Huế) và tinh hoa văn hoá nước ngoài như Trung Quốc.


Câu 4. Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện như thế nào qua thơ chữ Hán?

=> Xem hướng dẫn giải

Thơ chữ Hán Nguyễn Du như nhật kí cuộc đời tác giả, là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc. Trái tim nhân đạo của đại thi hào thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương. Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm cảm thương sâu sắc. Đó là những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc, đó là những người nghèo khổ mà tác giả bắt gặp trên đường đi sứ. Viết về những con người có tài năng, có khi tiết thanh cao, Nguyễn Du vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ. Nguyễn Du cảm nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với những số phận tài năng mà bị kịch. Do vậy, từ lòng thương người, Nguyễn Du trở về với niềm tự thương. Tự thương cũng là tự ý thức về cá nhân. Niềm tự thương là một nét mới trong tỉnh thần nhân đạo của Nguyễn Du.


Câu 5. Điểm nổi bật ở thơ chữ Hán Nguyễn Du là gì?

=> Xem hướng dẫn giải

Thơ Hán Nguyễn Du là những áng văn chương tuyệt tác, phần lớn được viết theo thể thơ Đường luật với đủ các tiểu loại: nếu xét về số câu trong bài thì có tứ tuyệt (tuyệt cú), bát cú, trường thiên; nếu xét về số chữ trong câu thì có ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn. Bút pháp nghệ thuật phong phú, đa dạng: trữ tình, tự sự hiện thực, trào phúng. Tính chất hàm súc, cô đọng, “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời), nghệ thuật đối,... vốn là đặc điểm, thế mạnh của thơ Đường luật được nhà thơ phát huy ở mức cao nhất. Chất trữ tình quyện hoà chất triết lí đem đến sự thâm trầm, sâu sắc của thơ chữ Hán Nguyễn Du.


CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1. Văn bản Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp gồm mấy phần? Hãy xác định nội dung chính của từng phần.

=> Xem hướng dẫn giải

Văn bản Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp gồm 2 phần:

  • Phần 1: Cuộc đời từng trài với vốn sống phong phú của Nguyễn Du
  • Phần 2: Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du

Câu 2. Dựa vào văn bản trên, em hãy nêu lên những điểm nổi bật về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác của ông.

=> Xem hướng dẫn giải.

- Gia đình: Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng. Chính điều này là cái nôi nuôi dưỡng tài năng văn học của Nguyễn Du.

- Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống.


Câu 3. Vì sao bài viết khẳng định thơ chữ Hán Nguyễn Du “là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc"?

=> Xem hướng dẫn giải

Bài viết khẳng định thơ chữ Hán Nguyễn Du “là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc" vì nét nổi bật chính trong các sáng tác của Nguyễn Du là sự đề cao xúc cảm, tức đề cao “tình”. Điều  quan trọng hàng đầu, là sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh.


Câu 4. Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở những mặt nào? Điểm tương đồng và khác biệt về nội dung nhân đạo giữa Truyện Kiều và thơ chữ Hán Nguyễn Du là gì?

=> Xem hướng dẫn giải Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở:

  • Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều là nỗi đau đứt ruột từ “những điều trông thấy”, như chính tên của tác phẩm là Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột). 
  • Cốt truyện của Truyện Kiều giống nhiều truyện Nôm với ba phần Gặp gỡ – Thử thách — Đoàn tụ nhưng đồng thời có những sáng tạo mới khi tác giả đã tạo nên một kết thúc về hình thức là có hậu nhưng bản chất là bi kịch.
  • Truyện Kiều có những nhân vật, phân theo loại tốt – xấu, thiện – ác, giống kiểu nhân vật của truyện cổ tích, nhưng cũng có nhân vật không thể phân theo loại, khi tốt – xấu đan xen. Các nhân vật trong Truyện Kiều là những nhân vật tính cách, hơn nữa tính cách có sự thay đổi bởi tác động của hoàn cảnh như nhân vật Thuý Kiều. Tính cách nhân vật được khắc họa bằng cả bút pháp ước lệ và bút pháp tả thực, bằng cả con người với biểu hiện bên ngoài và con người với đời sống nội tâm.
  • Miêu tả nội tâm nhân vật là một thành công nghệ thuật lớn, mang ý nghĩa cách tân của kiệt tác Truyện Kiều. Thiên nhiên trong Truyện Kiều vừa là đối tượng thẩm mĩ, vừa là phương thức thể hiện tâm trạng của nhân vật với nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình".

Ở cả văn hoạc chữ Hán và Truyện Kiều, Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm cảm thương sâu sắc. Đó là những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc. Viết về những con người có tài năng, có khi tiết thanh cao, Nguyễn Du vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ. Tuy nhiên trong truyện Kiều, tính cách nhân vật được khắc họa bằng cả bút pháp ước lệ và bút pháp tả thực, bằng cả con người với biểu hiện bên ngoài và con người với đời sống nội tâm, nó mang ý nghĩa cách tân của kiệt tác Truyện Kiều.


Câu 5. Những thành công nào về mặt nghệ thuật của kiệt tác Truyện Kiều được trình bày trong bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp?

=> Xem hướng dẫn giải

Những thành công về mặt nghệ thuật của kiệt tác Truyện Kiều được trình bày trong bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp:

  • Trong các hình thức ngôn ngữ kể chuyện (ngôn ngữ gián tiếp, ngôn ngữ trực tiếp), Nguyễn Du đặc biệt thành công với ngôn ngữ nửa trực tiếp.
  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật là trong tác phẩm Truyện Kiều. Tính cách nhân vật được khắc họa bằng cả bút pháp ước lệ và bút pháp tả thực, bằng cả con người với biểu hiện bên ngoài và con người với đời sống nội tâm. Miêu tả nội tâm nhân vật là một thành công nghệ thuật lớn, mang ý nghĩa cách tân của kiệt tác Truyện Kiều.

Câu 6. Nhà thơ Tố Hữu nhận định Nguyễn Du là “người xưa của ta nay”. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu lên suy nghĩ của em về nhận định đó.

=> Xem hướng dẫn giải

Nguyễn Du là “người xưa của ta nay” -  Một lời khẳng định của nhà thơ Tố Hữu về đại thi hào Nguyễn Du. Ông là người của quá khứ nhưng cũng là người của hôm nay. Điều này được thể hiện trong giá trị nhân đạo của thơ văn Nguyễn Du. Xuyên suốt sự nghiệp văn học, thơ ca của ông đều thể hiện sự cảm thông và niềm tự thương. Đồng thời, đề cao những chân lí, những lẽ phải, những khát vọng sống của người phụ nữ và xã hội phong kiến xưa. Ở thời của Tố Hữu, nước ta đang trong giai đoạn chống Mỹ gian khổ. Khát vọng lúc này là được độc lập, tự do diệt trừ cái ác. Với nhận thức và tình cảm sâu sắc về Nguyễn Du, Tố Hữu đã nâng tầm của đại thi hào của “người xưa” thành thái độ của “ta nay”. “Người xưa” có ước muốn ra sao thì “ta nay” cũng có khát vọng như thế. Từ đó, thể hiện giá trị nhân văn cao cả đó là diệt trừ cái ác, bảo vệ giá trị của con người như những tác phẩm của Nguyễn Du đã khẳng định và khát vọng về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi.


PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG 

Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp.

=> Xem hướng dẫn giải

Giá trị nội dung: Cung cấp cho người đọc thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du qua đó giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về cuộc đời đại thi hào Nguyễn Du và những cảm hứng, phong cách ... chủ đạo trong sáng tác của ông.


Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp.

=> Xem hướng dẫn giải

Văn bản cung cấp thông tin về quê hương, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du… Bên cạnh đó còn cung cấp một số thông tin quan trọng có liên quan đến sự nghiệp văn học của tác giả.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .