Top 6 Bài soạn "Thề nguyền và vĩnh biệt" (Ngữ văn 11 - SGK Cánh diều) hay nhất

622

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Thề nguyền và vĩnh biệt" (Ngữ văn 11 - SGK Cánh diều) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc các...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thề nguyền và vĩnh biệt" - mẫu 1`

Nội dung chính

Tác phẩm “Thề nguyền và vĩnh biệt” nói về tình yêu thắm thiết của một đôi trai gái thuộc hai dòng họ có mồi thù từ lâu đời với nhau. Do những xô xát cũng như nhiều hiểu lầm, cuối cùng cả hai đã chọn cách tự tử. Cái chết của họ đã giúp cho cả hai dòng họ giải toả những oán hờn.


Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 96, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Đọc trước văn bản Thề nguyền và vĩnh biệt , tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Sếch-xpia?

Phương pháp giải:

Chú ý lựa chọn thông tin phù hợp, phục vụ cho việc đọc hiểu. 

Lời giải chi tiết:

* Tác giả

- Uy-li-am Sếch-xpia (1564 – 1616) sinh ra tại  Stratford-upon-Avon nước Anh.

- Năm 1578 gia đình sa sút, ông buộc phải thôi học.

- Năm 1585 ông lên Luân Đôn kiếm sống và bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật.

- Năm 1612 ông rời Luân Đôn về quê sinh sống.

- U. Sếch-xpia viết hơn 40 vở kịch, tất cả đều dưới dạng thơ, và được chia thành ba loại:

+ Hài kịch: “Giông tố”, “As you like it”, “Cardenio”, ...

+ Bi kịch: “Hamlet”, “Othello”, “King Lear”, “ Romeo and Juliet”,...

+ Kịch lịch sử: “King John”, “Henry V”, “Richard II”, ....

- Tác phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của tự do, của lòng nhân ái bao la và của niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và khả năng vươn dậy để khẳng định cuộc sống con người.


Trong khi đọc 1

Câu 1 (trang 97, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chú ý cách hình dung của Rô-mê-ô về Giu-li-ét.

Phương pháp giải:

Chỉ ra những chi tiết miêu tả về Giu-li-ét qua lời của Rô-mê-ô.

Lời giải chi tiết:

- Hình dung: 

+ Nàng Giu-li-ét là Mặt Trời. 

+ Vừng Đông đẹp tươi ơi!

+ Người mà ta sùng kính, người mà ta yêu thương…


Trong khi đọc 2

Câu 2 (trang 97, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Tại sao Giu-li-ét lại nói “Chỉ có tên họ chàng là kẻ thù của em thôi.”

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lời nói của Giu-li-ét để hiểu lí do.

Lời giải chi tiết:

Giu-li-ét nói vậy vì hai nhà có ân oán với nhau và vì lẽ đó cho nên có thể họ sẽ không được hai bên đồng ý, sẽ bị chia cách. 


Trong khi đọc 3

Câu 3 (trang 98, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chú ý sự nguy hiểm mà Rô-mê-ô phải chịu để được gặp Giu-li-ét. 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lời nói của Giu-li-ét khi lo lắng cho Rô-mê-ô để chỉ ra được sự nguy hiểm.

Lời giải chi tiết:

- Sự nguy hiểm: 

+ Vượt tường.

+ Nếu bị bắt sẽ bị giết chết. 


Trong khi đọc 4

Câu 4 (trang 100, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Tại sao Giu-li-ét lại nghĩ tiếng hót là của chim họa mi?

Phương pháp giải:

Chỉ ra câu văn nhắc đến hình ảnh chim họa mi, chú đến những lời giải thích của Giu-li-ét ngay sau đó?

Lời giải chi tiết:

Giu-li-ét nghĩ đó là chim họa mi vì đêm nào nó cũng đậu ở cây lựu trước cửa sổ phòng cô mà hót cho nên cô biết rất rõ. 


Trong khi đọc 5

Câu 5 (trang 101, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chú ý sự tương phản giữa ánh sáng và tăm tối trong câu thoại này của Rô-mê-ô. 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ câu văn và tìm ra hình ảnh đối lập, trái ngược nhau. 

Lời giải chi tiết:

+ Mỗi lúc một sáng…thêm vào tăm tối.

→ Sự tương phản thể hiện việc khi trời càng sáng cũng là lúc hai người phải xa nhau, cả hai cùng nhung nhớ, lưu luyến không muốn rời xa. 


Trong khi đọc 6

Câu 6 (trang 101, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Cách cảm nhận của Rô-mê-ô và Giu-li-ét về nhau có gì lưu ý?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ những lời đối thoại cuối và chỉ ra khi chia tay nhau vì trời đã sáng giống nhau hay khác nhau.

Lời giải chi tiết:

Cách cảm nhận giống nhau: Cùng có linh cảm rằng lần này có thể là lần cuối được gặp nhau, có thể sẽ phải chia xa. Và khi nhìn đối phương đều thấy đối phương rất nhợt nhạt mờ ảo, thể hiện tâm trạng đau buồn của cả hai.


Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 101, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Đoạn trích xoay quanh cuộc đối thoại của những nhân vật nào? Mối quan hệ của họ là gì?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài và đưa ra tên nhân vật xuất hiện, họ xưng hô với nhau như thế nào từ đó rút ra được mối quan hệ. 

Lời giải chi tiết:

- Đoạn trích xoay quanh cuộc đối thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, hai nhân vật chính của vở kịch. 

- Mối quan hệ: Hai người yêu nhau sâu nặng nhưng dòng họ của hai người lại là kẻ thù truyền kiếp.


Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 101, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Cảnh gặp gỡ, tình tự của Rô-mê-ô và Giu-li-ét luôn phải diễn ra trong khoảng thời gian và không gian nào? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài và tìm ra không gian, thời gian gặp gỡ của hai nhân vật. 

Lời giải chi tiết:

Cảnh tình tự, gặp gỡ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét luôn phải diễn ra trong khoảng thời gian ban đêm và trong không gian vắng vẻ chỉ có hai người họ. Vì tình yêu của họ không được sự chấp thuận của cha mẹ và dòng họ. Nếu họ bị phát hiện là gặp gỡ và yêu nhau thì sẽ bị ngăn cấm, khó mà được ra ngoài gặp được nhau.


Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 101, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Tìm và phân tích những lời đối thoại cho thấy: 

a) Tình yêu say đắm giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

b) Những rào cản, khó khăn ngáng trở mối tình say đắm của họ.

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài và tìm ra những lời đối thoại thể hiện nội dung và phân tích cụ thể tình cảm của cả hai.

Lời giải chi tiết:

Tình yêu say đắm giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

- Lời thoại của Rô-mê-ô: "Ái tình, ái tình đã xui tôi tìm kiếm. Ái tình đã cho tôi lời khuyên, và tôi đã cho ái tình đôi mắt. Tôi chẳng phải là tay thuỷ thủ, nhưng giá nàng có ở nơi bờ biển xa xăm nhất, thì tôi cũng sẵn sàng liều mình vì báu vật." 

→ Rô-mê-ô cho rằng chính tình yêu đã dẫn lối đưa chàng tìm đến bên nàng, dù ở đâu, chàng cũng sẵn sàng tìm kiếm.

- Lời thoại của Giu-li-ét: "Chàng hãy từ bỏ tên họ đi" hoặc "Cái tên kia đâu có phải là xương thịt của chàng, chàng hãy đổi nó lấy cả tấm thân em".

→ Vì tình yêu của đời mình mà cả hai đều sẵn sàng thay tên đổi họ, sẵn sàng làm bất kì điều gì về nhau.

b. Những rào cản, khó khăn ngáng trở mối tình của họ.

- Có thể nói, rào cản và khó khăn lớn nhất ngáng trở mối tình của họ là sự thù hận và mối thù truyền kiếp của hai dòng họ. Những lời đối thoại cho thấy điều đó là:

+ "Nàng là họ Ca-piu-lét sao? Ôi oan trái yêu quý, đời sống của ta nay nằm trong tay người thù".

+ "Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi...", "chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi" 

+ "Từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa"; "tôi thù ghét cái tên tôi..."; "chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu...".

→ Vì tình yêu mà cả hai đều ghét bỏ chính tên họ của mình và sẵn sàng đổi nó để theo đuổi tình yêu.


Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 102, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hãy chỉ ra sự thay đổi trong âm hưởng chính của tình yêu từ Cảnh II, Hồi hai sang Cảnh V, Hồi ba? Sự thay đổi này góp phần thể hiện chủ đề của văn bản như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc Hồi hai, Hồi ba để nhận ra sự thay đổi về âm hưởng thông qua giọng điệu, khung cảnh xuất hiện của hai nhân vật chính. 

Lời giải chi tiết:

- Sự thay đổi trong âm hưởng chính của tình yêu từ Cảnh II, Hồi hai sang Cảnh V, Hồi ba được thể hiện:

+ Tiếng sét ái tình nảy sinh trong lòng hai con người khi tham dự buổi tiệc. Thay vì về nhà ngay sau khi buổi tiệc kết thúc, Rô-mê-ô quay lại, trèo qua tường để vào vườn nhà nàng Giu-li-ét để bày tỏ tình cảm của mình. Sự xinh đẹp của Giu-li-ét làm cho Rô-mê-ô mê mệt.

+ Hai chữ "tình yêu" được Rô-mê-ô nhắc lại nhiều lần càng làm cho Giu-li-ét càng tin tưởng vào tình yêu này. Họ sẵn sàng thay tên đổi họ vì tình yêu của cuộc đời mình.

→ Sự thay đổi này góp phần thể hiện rất rõ tình yêu chân thành của hai nhân vật chính trong tác phẩm.


Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 102, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Lời thoại nào trong đoạn trích khiến em cảm thấy thú vị nhất? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, chỉ ra lời thoại thú vị và gây ấn tượng nhất với em và giải thích lí do. 

Lời giải chi tiết:

- Lời thoại nào trong đoạn trích khiến em cảm thấy thú vị nhất là lời thoại đầu tiên của Rô-mê-ô trong đoạn trích: 

+ "Ái tình, ái tình đã xui tôi tìm kiếm. Ái tình đã cho tôi lời khuyên, và tôi đã cho ái tình đôi mắt. Tôi chẳng phải là tay thuỷ thủ, nhưng giá nàng có ở nơi bờ biển xa xăm nhất, thì tôi cũng sẵn sàng liều mình vì báu vật."

→ Lời thoại đã thể hiện được tình yêu chân thành, mãnh liệt của Rô-mê-ô dành cho Giu-li-ét. Sức mạnh của tình yêu đã làm cho Rô-mê-ô có thể tìm thấy Giu-li-ét dù nàng có ở bất cứ nơi đâu, anh sẵn sàng hy sinh cả bản thân mình để tìm kiếm và giữ gìn tình yêu ấy. Một tình yêu vô cùng sâu sắc và cao cả. 


Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 102, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Cảnh II, Hồi hai) khiến em liên tưởng đến tác phẩm nào trong văn học Việt Nam? Sự liên tưởng đó đem đến cho em những cảm xúc và suy nghĩ gì?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, gợi nhớ về tác phẩm em đã học có xuất hiện cảnh thề nguyền, từ đó đưa ra cảm xúc và suy nghĩ của bản thân. 

Lời giải chi tiết:

- Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét khiến em liên tưởng đến tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du trong văn học Việt Nam. Cụ thể là đoạn trích nói về lời thề nguyền của Kim Trọng và Thúy Kiều. 

- Cảnh thề nguyền của cả hai tác phẩm đều khiến em cảm thấy xót xa và đau đớn. Những lời hứa cuối cùng đó đều cho thấy sự hy vọng của những nhân vật trong tình yêu và sự tuyệt vọng khi họ phải tách biệt nhau. Điều này khiến em suy nghĩ về tình yêu và cuộc đời, về sự hy vọng và tuyệt vọng trong cuộc sống.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thề nguyền và vĩnh biệt" - mẫu 2

Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 96 sgk Ngữ văn 11 Tập 2)

- Đọc trước đoạn trích Thề nguyễn và vĩnh biệt, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Uy-li-am Sếch-xpia (William Shakespeare)

- Đọc nội dung tóm tắt sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

Thời Trung cổ, ở thành Vê-rô-na (Verona) của nước Ý, giữa hai họ Môn-ta-ghiu (Montague) và Ca-piu-lét (Capulet) có mối thủ lâu đời. Trong một buổi dạ yến, Rô-mê-ô (con trai tộc trưởng họ Môn-ta-ghỉu) bất ngờ gặp Giu-li-ét (con gái tộc trưởng họ Ca-piu-lét). Cả hai ngay lập tức cảm mến nhau (Hồi một). Hai người, bất chấp lễ giáo, đã cùng nhau thề nguyền dưới trăng (xem đoạn trích Hồi hai, cảnh II). Chiều hôm sau, tại nhà thờ, dưới sự chứng kiến của tu sĩ Lâu răn (Laurent), họ đã cùng nhau đỉnh hôn (Hồi hai, cảnh VI)

Cũng trong buổi chiều đó, Ti-bản (Tybalt) — anh họ của Giu-li-ét – trong một cuộc xô xát, đã sát hại Mo-kiu-ti-ô (Murcutio) . người bạn tâm giao của Rô-mê-ô. Để trả thù cho bạn, Rô-mê-ô đã giao đấu và đâm tử thương Ti-bân. Sau khi xét xử, vương chủ đày Rô-mê-ô đi biệt xứ tại Man-tua (Maniua), nếu không sẽ bị xử tội chết. Được sự giúp đỡ của nhũ mẫu, đêm đó, Rô-mê-ô và Giu-li-ét gặp nhau tại phòng của Giu-li-ét để chia tay (xem đoạn trích Hồi ba, cảnh V).

Cũng thời điểm đó, cha mẹ của Giu-li-ét quyết định gả năng cho Bá tước Pa-ri (Hồi ba, cảnh IV). Tuyệt vọng. Giu-li-ét đến cầu cứu tu sĩ Lâu-rân. Theo lời khuyên của tu sĩ, Giu-li-ét quyết định giả chết: năng uống một lọ thuốc ngủ do tu sĩ chế khiến thân thể lạnh cứng như đã chết và chi tỉnh dậy sau 42 tiếngGia đình tưởng nàng đã chết bản đưa thi thể nàng vào hầm mộ của dòng họ Ca-piu-lét. Trong thời gian đó, tu sĩ cho người đến báo tin cho Rô-mê-ô để chàng trở về, chờ khả năng tỉnh dậy, hai người sẽ cùng nhau bỏ trốn (Hồi bốn).

Ở nơi lưu đày, Rô-mê-ô đã không nhận được tin báo của tu sĩ, mà lại nhận được tin về cái chết của Giu-li-ét nên đã mua một lọ thuốc độc rồi lập tức trong đêm tìm đến hầm mộ của dòng họ Ca-piu-lét. Tại đây, Rô-mê-ô uống thuốc độc, hôn Giu-li-ét và chết. Giu-li-ét tinh dậy, thấy người yêu đã chết. Quá đau đớn, nàng hôn Rô-mê-ô rồi dùng con dao của chàng để tự sát. Chứng kiến cái chết của đôi tình nhân và nghe lời thuật lại của tu sĩ Lâu-vân, hai dòng họ đã xoá bỏ hận thù (Hồi năm)

Trả lời:

Thông tin về tác giả Uy-li-am Sếch-xpia (William Shakespeare)

- Uy-li-am Sếch-xpia (William Shakespeare, 1564-1616), nhà soạn kịch thiên tài của người Anh và là kịch gia số một của nhân loại. Ông sinh tại Xtrát-phớt, một thị trấn trung tâm nước Anh.

- Là bậc thầy của văn học phục hưng, Sếch-xpia sáng tác với nguồn cảm hứng dồi dào, say mê về cuộc đời. Ở những vở kịch ban đầu, cái nhìn của Sếchxpia đầy trong sáng, chan chứa niềm tin vào con người và cuộc đời. Con người và những nỗi buồn vui trần thế là trung tâm trong tác phẩm của ông.


Đọc hiểu

* Nội dung chính: Tác phẩm “Thề nguyền và vĩnh biệt” nói về tình yêu thắm thiết của một đôi trai gái thuộc hai dòng họ có mồi thù từ lâu đời với nhau. Do những xô xát cũng như nhiều hiểu lầm, cuối cùng cả hai đã chọn cách tự tử. Cái chết của họ đã giúp cho cả hai dòng họ giải toả những oán hờn.


* Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1. (trang 97 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý cách hình dung của Rô-mê-ô về Giu-li-ét.

Trả lời:

Hình dung của Rô-mê-ô về Giu-li-ét: mắt nàng lấp lánh, đôi gò má nàng sẽ làm cho các vì sao tinh tú nọ phải hổ ngươi, như vừng dương làm ánh đèn phải thẹn thùng, còn cặp mắt trên bầu trời sẽ rọi khắp khoảng không một làn ánh sáng tưng bừng đến nỗi chim chóc sẽ lên tiếng hót vang vì tưởng là đêm đã tàn.


Câu 2. (trang 97 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tại sao Giu-li-ét lại nói: "Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi"?

Trả lời

Vì gia tộc của hai người là kẻ thù truyền kiếp của nhau. Người Giu-li-ét yêu là chàng thanh niên tên Rô-mê-ô, không liên quan gì đến dòng họ Môn-ta-ghiu. Cô cho rằng, chỉ cần Rô-mê-ô có cái họ khác là họ có thể đến bên nhau.


Câu 3. (trang 98 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý sự nguy hiểm mà Rô-mê-ô phải đối mặt để được gặp Giu-li-ét.

Trả lời:

Sự nguy hiểm mà Rô-mê-ô phải đối mặt để được gặp Giu-li-ét: chàng khó lòng thoát chết.


Câu 4. (trang 100 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tại sao Giu-li-ét lại nghĩ tiếng hót là của chim họa mi?

Trả lời:

Sơn ca là sứ giả của bình minh. Khi chim sơn ca hót là lúc Rô-mê-ô phải ròi đi, Giu-li-ét luyến tiếc rời xa chàng và đó là lí do nàng thà nghĩ đó là tiếng hót của chim họa mi cũng không muốn nghĩ đó là tiếng hót của chim sơn ca.


Câu 5. (trang 101 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý sự tương phản giữa ánh sáng và tăm tối trong câu thoại này của Rô-mê-ô.

Trả lời:

Sự tương phản giữa ánh sáng và tăm tối trong câu thoại này của Rô-mê-ô: viền sáng những đám mây đang phải rời nhau ngoài phương đông, những ngọn bạch lạp đã tắt, bình minh đang kiễng chân rón rén trên đỉnh núi xa mờ; trời mỗi lúc một sáng; trời sắp sáng;


Câu 6. (trang 101 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Cách cảm nhận của Rô-mê-ô và Giu-li-ét về nhau có gì cần lưu ý? 

Trả lời:

- Giu-li-ét coi Rô-mê-ô là ông hoàng, người chồng của mình. Nàng yêu chàng tha thiết, không thể ngừng lo lắng nếu không biết thông tin của chàng. Nàng lo lắng đến khi gặp lại chàng, nhan sắc có còn được như bây giờ hay không; lo lắng chàng đi có an toàn hay không, họ còn có thể gặp lại nhau.

- Rô-mê-ô cũng rất yêu Ju-li-ét. Dù nàng có thế nào, chàng vẫn sẽ mãi yêu nàng. 


* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1. (trang 101 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Đoạn trích xoay quanh cuộc đối thoại của những nhân vật nào? Mối của họ là gì?

Trả lời:

Đoạn trích xoay quanh cuộc đối thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, hai nhân vật chính của vở kịch. 

Hai người yêu nhau sâu nặng nhưng dòng họ của hai người lại là kẻ thù truyền kiếp.


Câu 2. (trang 101 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Cảnh tình tự, gặp gỡ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét luôn phải diễn ra trong khoảng thời gian và không gian nào? Vì sao?

Trả lời:

Cảnh tình tự, gặp gỡ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét luôn phải diễn ra trong khoảng thời gian ban đêm và trong không gian vắng vẻ chỉ có hai người họ. Vì tình yêu của họ không được sự chấp thuận của cha mẹ và dòng họ. Nếu họ bị phát hiện là gặp gỡ và yêu nhau thì sẽ bị ngăn cấm, khó mà được ra ngoài gặp được nhau.


Câu 3. (trang 101 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tìm và phân tích những lời đối thoại cho thấy: 

a) Tình yêu say đắm giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

b) Những rào cản, khó khăn ngáng trở mối tình say đắm của họ.

Trả lời:

Tình yêu say đắm giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

- Lời thoại của Rô-mê-ô: "Ái tình, ái tình đã xui tôi tìm kiếm. Ái tình đã cho tôi lời khuyên, và tôi đã cho ái tình đôi mắt. Tôi chẳng phải là tay thuỷ thủ, nhưng giá nàng có ở nơi bờ biển xa xăm nhất, thì tôi cũng sẵn sàng liều mình vì báu vật." 

→ Rô-mê-ô cho rằng chính tình yêu đã dẫn lối đưa chàng tìm đến bên nàng, dù ở đâu, chàng cũng sẵn sàng tìm kiếm.

- Lời thoại của Giu-li-ét: "Chàng hãy từ bỏ tên họ đi" hoặc "Cái tên kia đâu có phải là xương thịt của chàng, chàng hãy đổi nó lấy cả tấm thân em".

→ Vì tình yêu của đời mình mà cả hai đều sẵn sàng thay tên đổi họ, sẵn sàng làm bất kì điều gì về nhau.

b. Những rào cản, khó khăn ngáng trở mối tình của họ.

Có thể nói, rào cản và khó khăn lớn nhất ngáng trở mối tình của họ là sự thù hận và mối thù truyền kiếp của hai dòng họ. Những lời đối thoại cho thấy điều đó là:

+ "Nàng là họ Ca-piu-lét sao? Ôi oan trái yêu quý, đời sống của ta nay nằm trong tay người thù".

+ "Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi...", "chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi" 

+ "Từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa"; "tôi thù ghét cái tên tôi..."; "chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu...".

→ Vì tình yêu mà cả hai đều ghét bỏ chính tên họ của mình và sẵn sàng đổi nó để theo đuổi tình yêu.


Câu 4. (trang 102 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hãy chỉ ra sự thay đổi trong âm hưởng chính của tình yêu từ Cảnh II, Hồi hai sang Cảnh V, Hồi ba? Sự thay đổi này góp phần thể hiện chủ đề của văn bản như thế nào?

Trả lời:

Sự thay đổi trong âm hưởng chính của tình yêu từ Cảnh II, Hồi hai sang Cảnh V, Hồi ba được thể hiện:

+ Tiếng sét ái tình nảy sinh trong lòng hai con người khi tham dự buổi sự tiệc. Thay vì về nhà ngay sau khi buổi tiệc kết thúc, Rô-mê-ô quay lại, trèo qua tường để vào vườn nhà nàng Giu-li-ét để bày tỏ tình cảm của mình. Sự xinh đẹp của Giu-li-ét làm cho Rô-mê-ô mê mệt

+ Hai chữ "tình yêu" được Rô-mê-ô nhắc lại nhiều lần càng làm cho Giu-li-ét càng tin tưởng vào tình yêu này. Họ sẵn sàng thay tên đổi họ vì tình yêu của cuộc đời mình.

→ Sự thay đổi này góp phần thể hiện rất rõ tình yêu chân thành của hau nhân vật chính trong tác phẩm.


Câu 5. (trang 102 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Lời thoại nào trong đoạn trích khiến em cảm thấy thú vị nhất? Vì sao?

Trả lời:

Lời thoại nào trong đoạn trích khiến em cảm thấy thú vị nhất là lời thoại đầu tiên của Rô-mê-ô trong đoạn trích: "Ái tình, ái tình đã xui tôi tìm kiếm. Ái tình đã cho tôi lời khuyên, và tôi đã cho ái tình đôi mắt. Tôi chẳng phải là tay thuỷ thủ, nhưng giá nàng có ở nơi bờ biển xa xăm nhất, thì tôi cũng sẵn sàng liều mình vì báu vật."

→ Lời thoại đã thể hiện được tình yêu chân thành, mãnh liệt của Rô-mê-ô giành cho Giu-li-ét. Sức mạnh của tình yêu đã làm cho Rô-mê-ô có thể tìm thấy Giu-li-ét dù nàng có ở bất cứ nơi đâu, anh sẵn sàng hy sinh cả bản thân mình để tìm kiếm và giữ gìn tình yêu ấy.


Câu 6. (trang 102 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Cảnh II, Hồi hai) khiến em liên tưởng đến tác phẩm nào trong văn học Việt Nam? Sự liên tưởng đó đem đến cho em những cảm xúc và suy nghĩ gì?

Trả lời:

Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét khiến em liên tưởng đến tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du trong văn học Việt Nam. Cụ thể là đoạn trích Thề nguyền trích từ câu 431 đến câu 452 trong Truyện Kiều. 

Cảnh thề nguyền của cả hai nhân vật trong "Romeo and Juliet" và Truyện Kiều đều là những tình huống cực kỳ đau lòng và đầy bi kịch. Cả hai đều là những lời hứa cuối cùng, hứa rằng họ sẽ không bao giờ quên nhau và sẽ cùng nhau tìm đường ra khỏi nỗi đau đớn và đau khổ. Nhưng cả hai cũng đều mang trong mình một sự hy vọng về một tương lai tươi đẹp, một cuộc sống mới, tự do và hạnh phúc.

Cảnh thề nguyền của cả hai tác phẩm đều khiến em cảm thấy xót xa và đau đớn. Những lời hứa cuối cùng đó đều cho thấy sự hy vọng của những nhân vật trong tình yêu và sự tuyệt vọng khi họ phải tách biệt nhau. Điều này khiến em suy nghĩ về tình yêu và cuộc đời, về sự hy vọng và tuyệt vọng trong cuộc sống.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thề nguyền và vĩnh biệt" - mẫu 3

Câu 1. Đoạn trích xoay quanh cuộc đối thoại của những nhân vật nào? Mối của họ là gì?

Trả lời:

Đoạn trích xoay quanh cuộc đối thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, hai nhân vật chính của vở kịch. 

Hai người yêu nhau sâu nặng nhưng dòng họ của hai người lại là kẻ thù truyền kiếp.


Câu 2. Cảnh tình tự, gặp gỡ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét luôn phải diễn ra trong khoảng thời gian và không gian nào? Vì sao?

Trả lời:

Cảnh tình tự, gặp gỡ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét luôn phải diễn ra trong khoảng thời gian ban đêm và trong không gian vắng vẻ chỉ có hai người họ. Vì tình yêu của họ không được sự chấp thuận của cha mẹ và dòng họ. Nếu họ bị phát hiện là gặp gỡ và yêu nhau thì sẽ bị ngăn cấm, khó mà được ra ngoài gặp được nhau.


Câu 3. Tìm và phân tích những lời đối thoại cho thấy: 

a) Tình yêu say đắm giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

b) Những rào cản, khó khăn ngáng trở mối tình say đắm của họ.

Trả lời:

Tình yêu say đắm giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

- Lời thoại của Rô-mê-ô: "Ái tình, ái tình đã xui tôi tìm kiếm. Ái tình đã cho tôi lời khuyên, và tôi đã cho ái tình đôi mắt. Tôi chẳng phải là tay thuỷ thủ, nhưng giá nàng có ở nơi bờ biển xa xăm nhất, thì tôi cũng sẵn sàng liều mình vì báu vật." 

→ Rô-mê-ô cho rằng chính tình yêu đã dẫn lối đưa chàng tìm đến bên nàng, dù ở đâu, chàng cũng sẵn sàng tìm kiếm.

- Lời thoại của Giu-li-ét: "Chàng hãy từ bỏ tên họ đi" hoặc "Cái tên kia đâu có phải là xương thịt của chàng, chàng hãy đổi nó lấy cả tấm thân em".

→ Vì tình yêu của đời mình mà cả hai đều sẵn sàng thay tên đổi họ, sẵn sàng làm bất kì điều gì về nhau.

b. Những rào cản, khó khăn ngáng trở mối tình của họ.

Có thể nói, rào cản và khó khăn lớn nhất ngáng trở mối tình của họ là sự thù hận và mối thù truyền kiếp của hai dòng họ. Những lời đối thoại cho thấy điều đó là:

+ "Nàng là họ Ca-piu-lét sao? Ôi oan trái yêu quý, đời sống của ta nay nằm trong tay người thù".

+ "Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi...", "chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi" 

+ "Từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa"; "tôi thù ghét cái tên tôi..."; "chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu...".

→ Vì tình yêu mà cả hai đều ghét bỏ chính tên họ của mình và sẵn sàng đổi nó để theo đuổi tình yêu.


Câu 4. Hãy chỉ ra sự thay đổi trong âm hưởng chính của tình yêu từ Cảnh II, Hồi hai sang Cảnh V, Hồi ba? Sự thay đổi này góp phần thể hiện chủ đề của văn bản như thế nào?

Trả lời:

Sự thay đổi trong âm hưởng chính của tình yêu từ Cảnh II, Hồi hai sang Cảnh V, Hồi ba được thể hiện:

+ Tiếng sét ái tình nảy sinh trong lòng hai con người khi tham dự buổi sự tiệc. Thay vì về nhà ngay sau khi buổi tiệc kết thúc, Rô-mê-ô quay lại, trèo qua tường để vào vườn nhà nàng Giu-li-ét để bày tỏ tình cảm của mình. Sự xinh đẹp của Giu-li-ét làm cho Rô-mê-ô mê mệt

+ Hai chữ "tình yêu" được Rô-mê-ô nhắc lại nhiều lần càng làm cho Giu-li-ét càng tin tưởng vào tình yêu này. Họ sẵn sàng thay tên đổi họ vì tình yêu của cuộc đời mình.

→ Sự thay đổi này góp phần thể hiện rất rõ tình yêu chân thành của hau nhân vật chính trong tác phẩm.


Câu 5. Lời thoại nào trong đoạn trích khiến em cảm thấy thú vị nhất? Vì sao?

Trả lời:

Lời thoại nào trong đoạn trích khiến em cảm thấy thú vị nhất là lời thoại đầu tiên của Rô-mê-ô trong đoạn trích: "Ái tình, ái tình đã xui tôi tìm kiếm. Ái tình đã cho tôi lời khuyên, và tôi đã cho ái tình đôi mắt. Tôi chẳng phải là tay thuỷ thủ, nhưng giá nàng có ở nơi bờ biển xa xăm nhất, thì tôi cũng sẵn sàng liều mình vì báu vật."

→ Lời thoại đã thể hiện được tình yêu chân thành, mãnh liệt của Rô-mê-ô giành cho Giu-li-ét. Sức mạnh của tình yêu đã làm cho Rô-mê-ô có thể tìm thấy Giu-li-ét dù nàng có ở bất cứ nơi đâu, anh sẵn sàng hy sinh cả bản thân mình để tìm kiếm và giữ gìn tình yêu ấy.


Câu 6. Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Cảnh II, Hồi hai) khiến em liên tưởng đến tác phẩm nào trong văn học Việt Nam? Sự liên tưởng đó đem đến cho em những cảm xúc và suy nghĩ gì?

Câu trả lời số 1: 

Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét khiến em liên tưởng đến tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du trong văn học Việt Nam. Cụ thể là đoạn trích Thề nguyền trích từ câu 431 đến câu 452 trong Truyện Kiều. 

Cảnh thề nguyền của cả hai nhân vật trong "Romeo and Juliet" và Truyện Kiều đều là những tình huống cực kỳ đau lòng và đầy bi kịch. Cả hai đều là những lời hứa cuối cùng, hứa rằng họ sẽ không bao giờ quên nhau và sẽ cùng nhau tìm đường ra khỏi nỗi đau đớn và đau khổ. Nhưng cả hai cũng đều mang trong mình một sự hy vọng về một tương lai tươi đẹp, một cuộc sống mới, tự do và hạnh phúc.

Cảnh thề nguyền của cả hai tác phẩm đều khiến em cảm thấy xót xa và đau đớn. Những lời hứa cuối cùng đó đều cho thấy sự hy vọng của những nhân vật trong tình yêu và sự tuyệt vọng khi họ phải tách biệt nhau. Điều này khiến em suy nghĩ về tình yêu và cuộc đời, về sự hy vọng và tuyệt vọng trong cuộc sống.


Câu trả lời số 2: 

Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét khiến em liên tưởng đến đoạn trích “Thề nguyền” trong tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du trong văn học Việt Nam. 

Cả hai cảnh thề nguyền trong hai tác phẩm đều có những điểm tương đồng nhất định. Trong "Rô-mê-ô và Giu-li-ét", vì mối hận thù gia tộc mà hai con người đẹp đôi vừa lứa, yêu nhau thắm thiết không thể đến được với nhau. Họ sẵn sàng vì tình yêu mà đổi tên, đổi họ, từ bỏ dòng họ của mình và mong những mối hận thù dai dẳng của hai dòng họ có thể bị xóa bỏ. Còn trong đoạn “Thề nguyền” của Truyện Kiều, Thúy Kiều và Kim Trọng đều đã cam kết với nhau rằng họ sẽ sống để đền đáp cho tội lỗi của cha mẹ mình, nhưng lại phải đối mặt với sự tàn nhẫn của số phận khi Thúy Kiều bị ép gả cho người khác và Kiều phải sống trong đau khổ và cô đơn. Tuy nhiên, trong niềm tin vào tình yêu và sự hy vọng vào một ngày nào đó họ sẽ được đoàn tụ, cả hai đã thề nguyền rằng sẽ không bao giờ quên nhau và sẽ cùng nhau đấu tranh cho cuộc sống mới.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thề nguyền và vĩnh biệt" - mẫu 4

CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1. Tại sao Giu-li-ét lại nói: "Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi"?

Hướng dẫn trả lời:

Vì gia tộc của hai người là kẻ thù truyền kiếp của nhau. Người Giu-li-ét yêu là chàng thanh niên tên Rô-mê-ô, không liên quan gì đến dòng họ Môn-ta-ghiu. Cô cho rằng, chỉ cần Rô-mê-ô có cái họ khác là họ có thể đến bên nhau.


Câu 2. Tại sao Giu-li-ét lại nghĩ tiếng hót là của chim họa mi?

Hướng dẫn trả lời:

  • Sơn ca là sứ giả của bình minh. Khi chim sơn ca hót là lúc Rô-mê-ô phải ròi đi, Giu-li-ét luyến tiếc rời xa chàng và đó là lí do nàng thà nghĩ đó là tiếng hót của chim họa mi cũng không muốn nghĩ đó là tiếng hót của chim sơn ca.

Câu 3. Cách cảm nhận của Rô-mê-ô và Giu-li-ét về nhau có gì cần lưu ý? 

Hướng dẫn trả lời:

  • Giu-li-ét coi Rô-mê-ô là ông hoàng, người chồng của mình. Nàng yêu chàng tha thiết, không thể ngừng lo lắng nếu không biết thông tin của chàng. Nàng lo lắng đến khi gặp lại chàng, nhan sắc có còn được như bây giờ hay không; lo lắng chàng đi có an toàn hay không, họ còn có thể gặp lại nhau.
  • Rô-mê-ô cũng rất yêu Ju-li-ét. Dù nàng có thế nào, chàng vẫn sẽ mãi yêu nàng. 

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1. Đoạn trích xoay quanh cuộc đối thoại của những nhân vật nào? Mối quan hệ của họ là gì?

Hướng dẫn trả lời:

  • Đoạn trích xoay quanh cuộc đối thoại của những nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Dòng họ của hai người là kẻ thù truyền kiếp, thế nhưng, hai người lại yêu nhau.

Câu 2. Cảnh gặp gỡ, tình tự của Rô-mê-ô và Giu-li-ét luôn phải diễn ra trong khoảng thời gian và không gian như thế nào? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

  • Cảnh gặp gỡ, tình tự của Rô-mê-ô và Giu-li-ét luôn phải diễn ra vào ban đêm và trong một không gian vắng vẻ chỉ có hai người họ. Cảnh gặp gỡ, tình tự của diễn ra trong khoảng không gian, thời gian như vậy vì dòng họ của hai người là kẻ thù truyền kiếp của nhau, tình yêu của họ không nhận được sự ủng hộ của gia đình hai bên. Nếu chuyện của hai người bị phát hiện chắc chắn sẽ bị ngăn cấm, họ sẽ khó gặp được nhau.

Câu 3. Tìm và phân tích những lời đối thoại cho thấy:

a) Tình yêu say đắm giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

b) Những rào cản, khó khăn ngáng trở mối tình của họ.

Hướng dẫn trả lời:

Tình yêu say đắm giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

- Rô-mê-ô

  • Khi Giu-li-ét hỏi Rô-mê-ô làm sao biết lối đến ban công phòng nàng. Rô-mê-ô đã nói: "Ái tình, ái tình đã xui tôi tìm kiếm. Ái tình đã cho tôi lời khuyên, và tôi đã cho ái tình đôi mắt. Tôi chẳng phải là tay thuỷ thủ, nhưng giá nàng có ở nơi bờ biển xa xăm nhất, thì tôi cũng sẵn sàng liều mình vì báu vật." Chàng cho rằng chính tình yêu đã đưa chàng đến bên nàng. 
  • Đối với Rô-mê-ô, vẻ đẹp của Giu-li-ét được so sánh với "vầng dương" thì đôi mắt của nàng lại được so sánh với các ngôi sao và đó là "hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời". Sự so sánh được đẩy lên cấp độ cao hơn "Nếu mắt nàng lên thay cho sao và sao xuống nằm dưới đôi lông mày kia thì thế nào nhỉ?", chắc "cặp mắt nàng trên bầu trời sẽ rọi khắp khoảng không một làn ánh sáng tưng bừng...". Các nét đẹp trên khuôn mặt Giu-li-ét lần lượt hiện lên làm dấy lên khao khát yêu đương mãnh liệt "Kìa! Nàng tì má lên bàn tay! Ước gì ta là chiếc bao tay để mơn trớn đôi gò má ấy!”.

- Giu-li-ét

  • Các lời thoại của Giu-li-ét cũng là sự thổ lộ tình yêu trực tiếp, không ngại ngùng, không phải thổ lộ trực tiếp với Rô-mê-ô mà để nói với chính mình. Giu-li-ét không biết người yêu đang đứng nấp gần đấy.
  • Giu-li-ét rất yêu Rô-mê-ô. Đó là lí do, nàng tha thiết, tự đề xuất các giải pháp "Chàng hãy từ bỏ tên họ đi" hoặc "Cái tên kia đâu có phải là xương thịt của chàng, chàng hãy đổi nó lấy cả tấm thân em".

b. Những rào cản, khó khăn ngáng trở mối tình của họ.

  • Cảnh trong đoạn trích xảy ra sau khi Rô-mê-ô và Giu-li-ét gặp gỡ nhau trong lễ hội hóa trang (cuộc gặp gỡ đã làm nảy sinh tình yêu của họ). Trong cuộc gặp gỡ đó, chính Rô-mê-ô đã thốt lên "Nàng là họ Ca-piu-lét sao? Ôi oan trái yêu quý, đời sống của ta nay nằm trong tay người thù" và Giu-li-ét cũng đã nhận thức được điều đó. Cả hai đều đã nhận thức được tình cảnh oái oăm, hoàn cảnh thù địch mà họ bị đặt vào.
  • Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong hoàn cảnh hai dòng họ có mối hận thù truyền kiếp. Tính chất thù hận của hai dòng họ được phản ánh trong lời thoại của Giu-li-ét như "Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi...", "chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi" và trong lời thoại của Rô-mê-ô "Từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa"; "tôi thù ghét cái tên tôi..."; "chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu...".
  • Nỗi ám ảnh về hận thù giữa hai dòng họ khiến Giu-li-ét lo lắng cho tình yêu, còn Rô-mê-ô thì sẵn sàng từ bỏ dòng họ để đến với tình yêu. Điều mà Rô-mê-ô sợ là không chiếm được tình yêu của Giu-li-ét "ánh mắt của em còn nguy hiểm cho tôi hơn hai chục lưỡi kiếm của họ; em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng hận thù của họ nữa đâu".

Câu 4. Hãy chỉ ra sự thay đổi trong âm hưởng chính của tình yêu từ Hồi hai, cảnh II sang Hồi ba, cảnh V. Sự thay đổi này góp phần thể hiện chủ đề của văn bản như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Sự thay đổi trong âm hưởng chính của tình yêu từ Cảnh II, Hồi hai sang Cảnh V, Hồi ba được thể hiện:

+ Tiếng sét ái tình nảy sinh trong lòng hai con người khi tham dự buổi sự tiệc. Thay vì về nhà ngay sau khi buổi tiệc kết thúc, Rô-mê-ô quay lại, trèo qua tường để vào vườn nhà nàng Giu-li-ét để bày tỏ tình cảm của mình. Sự xinh đẹp của Giu-li-ét làm cho Rô-mê-ô mê mệt

+ Hai chữ "tình yêu" được Rô-mê-ô nhắc lại nhiều lần càng làm cho Giu-li-ét càng tin tưởng vào tình yêu này. Họ sẵn sàng thay tên đổi họ vì tình yêu của cuộc đời mình.

→ Sự thay đổi này góp phần thể hiện rất rõ tình yêu chân thành của hau nhân vật chính trong tác phẩm.


Câu 5. Lời thoại nào trong đoạn trích khiến em cảm thấy thú vị nhất? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

  • Lời thoại nào trong đoạn trích khiến em cảm thấy thú vị nhất là lời thoại đầu tiên của Rô-mê-ô trong đoạn trích. Lời thoại đã thể hiện được suy nghĩ, tâm trạng của những kẻ si tình. Trong khung cảnh đêm khuya, trăng trở thành đối tượng để Rô-mê-ô so sánh với vẻ đẹp của Giu-li-ét. Trong mắt Rô-mê-ô, nàng như "vầng dương" lúc bình minh; sự xuất hiện của "vầng dương" khiến "ả Hằng Nga" trở nên "héo hon", 'nhợt nhạt". Mạch suy nghĩ của Rô-mê-ô là tâm lí của người đang khát khao yêu đương nên so sánh có chút cường điệu vẫn phù hợp.

Câu 6. Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Hồi hai, cảnh II) gợi em liên tưởng đến cảnh thề nguyền nào trong văn học Việt Nam? Nêu suy nghĩ của em về điểm giống và khác nhau của những cảnh đó.

Hướng dẫn trả lời:

Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét khiến em liên tưởng đến tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du trong văn học Việt Nam. Cụ thể là đoạn trích Thề nguyền trích từ câu 431 đến câu 452 trong Truyện Kiều. 

Cảnh thề nguyền của cả hai nhân vật trong "Romeo and Juliet" và Truyện Kiều đều là những tình huống cực kỳ đau lòng và đầy bi kịch. Cả hai đều là những lời hứa cuối cùng, hứa rằng họ sẽ không bao giờ quên nhau và sẽ cùng nhau tìm đường ra khỏi nỗi đau đớn và đau khổ. Nhưng cả hai cũng đều mang trong mình một sự hy vọng về một tương lai tươi đẹp, một cuộc sống mới, tự do và hạnh phúc.

Cảnh thề nguyền của cả hai tác phẩm đều khiến em cảm thấy xót xa và đau đớn. Những lời hứa cuối cùng đó đều cho thấy sự hy vọng của những nhân vật trong tình yêu và sự tuyệt vọng khi họ phải tách biệt nhau. Điều này khiến em suy nghĩ về tình yêu và cuộc đời, về sự hy vọng và tuyệt vọng trong cuộc sống.


PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG 

Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Thề nguyền và vĩnh biệt

Hướng dẫn trả lời:

- Giá trị nội dung

Vở kịch dựa trên xung đột giữa khát vọng yêu đương mãnh liệt với hoàn cảnh thù địch vây hãm. Thông qua câu chuyện tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tác giả ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của tình người, tình đời theo lí tưởng chủ nghĩa nhân văn. Mối tình của họ khẳng định sức sống vươn dậy trên mọi hoàn cảnh của con người. Mối tình đó cũng là lời kết án đanh thép, tố cáo thành kiến phong kiến, nguyên nhân thù hận của tình người, của chủ nghĩa nhân văn

- Giá trị nghệ thuật

  • Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt thành công ở những đoạn độc thoại nội tâm.
  • Cách nói, lối nói hồn nhiên của hai nhân vật, cách sử dụng lối nói của nhau để xóa đi sự ngăn cách mà hận thù tạo ra.

Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Thề nguyền và vĩnh biệt.

Hướng dẫn trả lời:

  • Tác phẩm “Thề nguyền và vĩnh biệt” nói về tình yêu thắm thiết của một đôi trai gái thuộc hai dòng họ có mồi thù từ lâu đời với nhau. Do những xô xát cũng như nhiều hiểu lầm, cuối cùng cả hai đã chọn cách tự tử. Cái chết của họ đã giúp cho cả hai dòng họ giải toả những oán hờn.

Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Thề nguyền và vĩnh biệt.

Hướng dẫn trả lời:

Tác giả

- Uy-li-am Sếch-xpia (1564 - 1616), là nhà văn, nhà viết kịch người Anh. Ông được coi là nhà văn vĩ đại và thiên tài nhất nước Anh. Sếch-xpia được sinh ra và lớn lên tại Stratford-upon-Avon đến năm 18 tuổi, ông lấy vợ và có ba người con.

- Đặc điểm nghệ thuật: Các tác phẩm của ông chủ yếu là hài kịch và kịch lịch sử, ông viết một cách rất tinh tế của nghệ thuật từ những năm cuối thế kỉ XVI, ông có phong cách nghệ thuật riêng trong sáng tác hài kịch của mình, riêng biệt và không giống với nghệ sĩ khác.

- Tác giả - Tác phẩm: Thề nguyền và vĩnh biệt (hoàn cảnh sáng tác, bố cục)

- Tác phẩm chính:

  • Các tác phẩm hài kịch: All's Well That Ends Well; As You Like It; Cardenio (tên chính thức The History of Cardenio),…
  • Bi kịch: Antony and Cleopatra; Coriolanus (tên chính thức The Tragedy of Coriolanus); Cymbeline (tên chính thức The Tragedy of Cymbeline, King of Britain); Hamlet; King Lear;…

Tác phẩm

- Thể loại: Kịch 

- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp biểu cảm

- Tác phẩm “Thề nguyền và vĩnh biệt” trích trong vở kịch “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”.


Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thề nguyền và vĩnh biệt" - mẫu 5

Tóm tắt nội dung chính bài Thề nguyền và vĩnh biệt - Mẫu số 1

Đoạn văn miêu tả về tác phẩm "Thề nguyền và vĩnh biệt" của nhà soạn kịch Sếch-xpia trong thời đại Phục hưng. Tác phẩm này ca ngợi sự giải phóng bản thân, tiến tới những mối tình cảm tự nhiên, chân thành bước ra khỏi những ràng buộc của đạo đức phong kiến bảo thủ, lạc hậu. Cả hai nhân vật chính của tác phẩm là Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều là hình tượng và đẹp tiêu biểu cho con người thời đại Phục hưng. Đoạn văn miêu tả cảnh đầu tiên khi Rô-mê-ô và Giu-li-ét gặp gỡ, bất chấp mọi giới hạn, họ đã cùng thề nguyền và sẵn sàng gạt bỏ mọi thù hận, sự ngăn cấm giữa hai dòng họ để tiến tới với nhau. Tác giả tài năng của tác phẩm đã miêu tả vẻ đẹp của Giu-li-ét và so sánh nó với mặt trời lúc rạng đông để thể hiện sự lung linh, quyến rũ của nhân vật. Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều có một khát vọng tình yêu mãnh liệt và họ đã vượt qua mọi rào cản của gia đình, xã hội để cùng nhau trọn vẹn tình yêu.


Tóm tắt nội dung chính bài Thề nguyền và vĩnh biệt - Mẫu số 2

Bài Thề nguyền và vĩnh biệt của nhà văn Sếch-xpia nói về tình yêu đầy bi thương giữa hai người trẻ thuộc hai dòng họ kẻ thù. Từ cái nhìn đầu tiên, Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã say mê nhau và quyết định bỏ qua mọi thù hận, sự ngăn cấm của gia đình và xã hội để tiến tới với nhau. Tình yêu của họ chịu nhiều thử thách và cuối cùng cả hai đã chọn cách tự tử để giải thoát khỏi cuộc đời đầy đau khổ và bi kịch. Tác giả Sếch-xpia đã lên án và tố cáo những hành động, thành kiến vô nhân đạo tồn tại và khống chế sự tự do của con người, đồng thời ca ngợi sự giải phóng bản thân, tiến tới những mối tình cảm tự nhiên, chân thành bước ra khỏi những ràng buộc của đạo đức phong kiến bảo thủ, lạc hậu. Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều là những hình tượng đẹp tiêu biểu cho con người thời kì Phục hưng, với khát vọng tình yêu chân thành và giải phóng bản thân. Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã trở thành biểu tượng cho tình yêu đầy bi thương và đam mê trong lòng nhiều người. Câu chuyện của họ khơi gợi nhiều cảm xúc và ý nghĩa về sự hy sinh, tình yêu và đau khổ. Chính vì thế, Thề nguyền và vĩnh biệt được coi là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của Sếch-xpia và trở thành kinh điển trong văn học thế giới.


Tóm tắt nội dung chính bài Thề nguyền và vĩnh biệt - Mẫu số 3

Vở kịch "Thề nguyền và vĩnh biệt" của nhà soạn kịch Sếch-xpia là một tác phẩm để đời nói về tình yêu tha thiết giữa hai đôi trai gái thuộc hai dòng họ luôn coi nhau là kẻ thù. Dù có nhiều xô xát và hiểu lầm, cuối cùng cả hai đều chọn cách tự tử để giải thoát và giúp cho cả hai dòng họ giải toả những oán hận từ xa xưa. Tác giả đã lên án và tố cáo những hành động, thành kiến vô nhân đạo tồn tại và khống chế sự tự do của con người, đồng thời ca ngợi sự giải phóng bản thân, tiến tới những mối tình cảm tự nhiên, chân thành bước ra khỏi những ràng buộc của đạo đức phong kiến bảo thủ, lạc hậu. Hai nhân vật chính là những hình tượng và đẹp tiêu biểu cho con người thời kì Phục hưng. Đoạn văn mô tả cảnh đầu tiên Rô-mê-ô và Giu-li-ét gặp gỡ và yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên, bất chấp mọi giới hạn. Nàng Giu-li-ét hiện ra với vẻ đẹp làm mê mẩn lòng người, chàng Rô-mê-ô so sánh vẻ đẹp của nàng với mặt trời mọc lúc rạng đông. Cả hai đều có khát vọng tình yêu, và vượt qua mọi khó khăn, bỏ qua mối thù truyền thuyết để khiến cho tình yêu của mình trở nên thăng hoa và tiến đến bất tử.



Phân tích Thề nguyền và vĩnh biệt

Rô-mê-ô và Giu-li-ét là vở kịch của nhà soạn kịch thiên tài Sếch-xpia trong thời đại Phục hưng. Đây là thời kỳ tiến bộ nhất mà nhân loại gọi là bước ngoặt của nhân loại. Chưa bao giờ tình yêu, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa nhân văn lên ngôi và được phản ánh mạnh mẽ trong thời kỳ này đến thế. Rô-mê-ô và Giu-li-ét cũng không nằm ngoài mạch cảm hứng sáng tác ấy. Vở kịch khá đồ sộ song có một số phân đoạn tiêu biểu như Thề nguyền và vĩnh biệt.


Vở kịch này nói về tình yêu thắm thiết, khăng khít của đôi bạn trẻ Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Nhưng trớ trêu thay họ lại sinh ra từ hai dòng họ có mối hiềm khích với nhau từ rất lâu. Thế nên tình yêu của họ bị cả dòng họ hết sức cấm cảm, chia lìa. Để bảo vệ tình yêu đôi bạn trẻ đã đi đến hành động quyết liệt tự tử, không thể bên nhau lúc còn sống thì trọn đời bên nhau ngay cả lúc chết. Chính cái chết của họ đã giúp cả hai dòng họ hoá giải mọi oán hờn. Qua đó tác phẩm đã tố cáo tội ác của chế độ phong kiến chà đạp lên hạnh phúc của con người, những định kiến cổ hủ giống như chiếc cùm gông khóa chặt ước mơ, khát vọng của con người. Đồng thời cũng ca ngợi tình yêu, ước mơ, dám thể hiện, dám đấu tranh của con người trước các thế lực phong kiến. Khẳng định giá trị của tình yêu đích thực sẽ giúp con người xóa bỏ mọi hận thù và xích lại gần nhau hơn.


Đoạn trích Thề nguyền và vĩnh biệt tập trung tái hiện cảnh đôi trai tài gái sắc gặp nhau sau đêm vũ hội. Trúng phải tiếng sét ái tình, họ đã tìm gặp nhau, trao cho nhau tình yêu, những lời thề nguyền hẹn ước đầy ân tình, rồi chia tay nhau trong nhớ thương. Mặc dù khi nghe danh xưng cả hai đều biết họ sẽ khó có thể đến được với nhau. Thế nhưng hai người vẫn yêu nhau một cách mãnh liệt, không thể chối bỏ được tình cảm của mình.


Trước mắt Romeo là một thiếu nữ xinh đẹp, ngọt ngào, chàng như đắm chìm vào trong vẻ đẹp đến u mê của nàng Giu-li-ét. Dưới con mắt của kẻ si tình nàng hiện lên giống như vầng mặt trời, làm lu mờ ánh sáng của mọi vị tinh tú khác. Đôi mắt nàng giống như hai ngôi sao đẹp nhất trên bầu trời, vẻ đẹp ấy khiến cho Romeo chết lặng và chàng cũng chẳng ngần ngại thổ lộ tình cảm của mình dành cho nàng.


Về phía Juliet nàng cũng có cảm mến với chàng trai này, trong tình yêu nàng cũng vô cùng chủ động, đáp lại tình cảm chân thành ấy. Không rụt rè, không e ngại, không giấu diếm, chủ nghĩa cá nhân, tự do trong tình yêu và hôn nhân đã được thể hiện qua hành động chủ động của đôi bạn trẻ. Dẫu biết rằng phía trước sẽ có rất nhiều chông gai, rào cản, mọi thứ sẽ không suôn sẻ nhưng đôi trẻ đã bỏ qua tất cả, chỉ trong giây phút này sống đúng với con tim của mình.


Đôi trẻ thể hiện tình yêu trong một không gian đặc biệt: vắng vẻ, kín đáo nhằm trốn tránh ánh mắt dò xét theo dõi của hai bên gia đình. Giữa một khung cảnh éo le như thế đôi trẻ đã bày tỏ tình cảm, hứa hẹn những điều tốt đẹp ở tương lai phía trước. Vì tình yêu đôi trẻ sẵn sàng hoá giải mọi thù hận của hai dòng họ. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của tình yêu có giá trị và ý nghĩa lớn như thế nào.


Đoạn trích thề nguyền và vĩnh biệt tập trung xây dựng các cuộc đối thoại mang tính kịch giữa hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Ngôn ngữ đã được dịch nên chúng tôi không bàn nhiều, chúng tôi chỉ quan tâm đến kết cấu, tình huống được xây dựng. Với một tình huống, bối cảnh độc đáo và một kết cấu khá chặt chẽ, đoạn trích xứng đáng được đánh giá là một trong những đoạn trích hay nhất của vở kịch này.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thề nguyền và vĩnh biệt" - mẫu 6

Dàn ý Phân tích Thề nguyền và vĩnh biệt

I. Mở bài

Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.

II. Thân bài

- Nội dung: Tác phẩm nói về tình yêu thắm thiết của một đôi trai gái thuộc hai dòng họ có mồi thù từ lâu đời với nhau. Do những xô xát cũng như nhiều hiểu lầm, cuối cùng cả hai đã chọn cách tự tử. Cái chết của họ đã giúp cho cả hai dòng họ giải toả những oán hờn.

III. Kết bài

Nêu cảm nhận của bản thân khi học xong tác phẩm.


Phân tích Thề nguyền và vĩnh biệt

Nhà soạn kịch nổi tiếng người Anh- Sếch-xpia trong thời đại Phục hưng, một thời đại mà được đánh giá là “bước ngoặt tiến bộ vĩ đại nhất từ trước đến bây giờ loài người chưa từng thấy”. Thời đại mà chủ nghĩa nhân văn lên ngôi, kết tinh từ những khao khát tự do, được giải phóng khỏi những xích xiềng, phép tắc của chế độ phong kiến cũng như chủ nghĩa khổ hạnh của giáo hội thời kì trung cổ.


Chắc hẳn, trong mỗi chúng ta, không ai là không biết tới vở kịch để đời Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tác phẩm nói về tình yêu thắm thiết của một đôi trai gái thuộc hai dòng họ có mồi thù từ lâu đời với nhau. Do những xô xát cũng như nhiều hiểu lầm, cuối cùng cả hai đã chọn cách tự tử. Cái chết của họ đã giúp cho cả hai dòng họ giải toả những oán hờn.


Qua đó, Sếch-xpia đã lên án và tố cáo những thành kiến vô nhân đạo tồn tại trong chế độ phong kiến, đồng thời đề cao sự giải phóng những mối tình cảm tự nhiên, chân thành thoát khỏi sự ràng buộc của đạo đức phong kiến lạc hậu. Hai nhân vật đều là những hình tượng đẹp tiêu biểu cho con người thời kì Phục hưng : hồn nhiên, trung thực, hồn nhiên, trong sáng, có ý thức sâu sắc về quyền sống, quyền làm người của bản tha. Chất trữ tình trong nội dung và nghệ thuật xây dựng vờ kịch hấp dẫn đã giúp cho tác phẩm vươn lên trở thành một kiệt tác xuất sắc trong lịch sử văn học nhân loại.


Đoạn trích trong bài nói về cảnh đầu tiên gặp gỡ cùng thề nguyền sẵn sàng bất chấp mọi thù hận, sự ngăn cản giữa hai dòng họ của đôi bạn trẻ.


Tình cờ gặp gỡ buổi dạ hội, tiếng sét ái tình đã thúc dục, đưa bước chân Rô-mê-ô quay lại, trèo qua tường để vào vườn nhà nàng Giu-li-ét “dạ hội vừa kết thúc, Rô-mê-ô cùng bạn bè ra về nhưng chàng quay lại ngay, trèo tường vào vườn”. Dưới ánh trăng lãng mạn, huyền diệu, hai bạn trẻ đã bày tỏ cho nhau về tình yêu cháy bỏng của mình.


Trong khung cảnh trữ tình ấy, dưới con mắt của chàng Rô- mê- a, vầng trăng sao bì được với nhan sắc của Giu-li-ét. Nhà văn đã rất tài hoa khi để cho chàng so sánh vẻ đẹp của nàng với mặt trời mọc lúc rạng đông khiến cho mặt trăng trở nên héo hon, nhợt nhạt. Cũng như khi vầng thái dương từ từ mọc lên tỏa ra tia sáng chói lóa, hình ảnh Giu-li-ét thấp thoáng xuất hiện bên khung cửa sổ.


Từ đó, Sếch-xpia đã rất tài tình khi để cho mạch suy nghĩ của Rô- mê-ô tâp trung vào nhìn vàp đôi mắt xinh đẹp của nàng Giu- li- ét và từ từ chuyển dần: "Nàng nhìn kìa, miệng nàng có nói gì dâu... Đôi mắt nàng lên tiếng", ánh mắt long lanh ấy đã khiến Rô-mê-ô ngỡ như đôi môi mấp máy. Rô-mê-ô so sánh đôi mắt của nàng sáng chói như hai ngôi sao đẹp nhất trên bầu trời đêm. Qua tâm hồn đắm say của Rô- mê- ô, chẳng có gì có thể so bì được với đôi mắt xinh đẹp ấy “Sao xuống nằm dưới đổi lông mày kia ư ?... Đôi mắt nàng lên thay cho sao ư?”... Một cách đầy sự tự nhiên, hướng mạch suy nghĩ của chàng chuyển sang ca ngợi đôi gò má hồngđến cuối cùng: "Kìa, nàng tì má lên bàn tay ..."


Thông thường, người con gái sẽ chẳng bao giờ chủ động thổ lộ tình cảm của mình dành cho người mình yêu. Phải chăng do vô tình mà nàng Giu-li-ét đã làm chuyện đó. Khi biết được có kẻ đã nghe được tâm sự của mình, đầu tiên nàng nghi người đứng trong bóng tối ngoài kia là một kẻ xa lạ (lời thoại 8), nhưng rồi nàng mới rõ đó chính là chàng Rô-mê-ô (lời thoại 10). Chẳng phải ngẫu nhiên mà Giu-li-ét lại nhắc tới dòng họ Môn-ta-ghiu nhà Rô-mê-ô, mối thù truyền kiếp của hai dòng họ vẫn là một thứ ám ảnh đối với bản thân nàng. Những lời đáp lại đầy chân thành của Rô-mê-ô được thể hiện qua các từ ngữ "người yêu, nàng tiên yên quy',… với quyết tâm dứt khoát rời bỏ dòng họ Môn-ta-ghiu nhưng lại chưa bảo đảm chắc chắn tình yêu thật sự của Rô-mê-ô dành cho nàng. Bởi vậy nên Giu-li-ép đã hỏi một câu tưởng trừng như là dư thừa : ''Anh làm thế nào mà tới được chốn này, anh ơi, và tới làm gì thế?"


Lời đáp của Rô-mê-ô cùng hai chữ "tình yêu" lần đầu được tác giả nói tới và nhắc đi, nhắc lại khoảng bốn lần đã làm cho nàng Giu-li-ét hoàn toàn tin tưởng vào tình yêu Rô-mê-ô dành cho mình. Chàng ấy đã vượt qua mấy bức tường đá để vào được nơi này, nhưng liệu rằng việc làm đó có hòa giả được được mối hận thù ngàn năm giữa hai dòng họ hay không ?


Lời đáp của Rô-mê-ô trong lời thoại thứ 15 đã làm giải tỏa mối băn khoăn, bận tâm của nàn Giu-li-ét và câu nói: "Em chằng đời muốn họ bắt anh nơi đây" là lời tế nhị nhằm đáp lại rằng bản thân mình đã chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô, có thể thấy khác hẳn với những lời lẽ táo bạo, quá mạnh dạn như lúc ban đầu khi nàng tưởng rằng không có ai nghe thấy lời mình nói.


Diễn biến tâm trạng của chàng Giu-li-ét đã thể hiện rất rõ nàng tình yêu chân thành, da diết mà mình dành cho Rô-mê-ô nhưng lại chẳng biết Rô-mê-ô có tình cảm với mình không, có yêu, có cảm xúc với mình hay không. Và dường như nàng ấy cũng đã sẵn sàng vượt qua mối thù hận giữa hai dòng họ để tiến tới với chàng, chỉ chờ chàng quyết định thôi. Qua đây độc giả có thể thấy rõ vấn đề "tình yêu và thù hận đã được đôi trẻ cùng nhau giải quyết".


Khát vọng tình yêu luôn luôn tiềm tàng và cháy trong trái tim khi con người chúng ta gặp được định mệnh của mình. Nhưng không phải ai cũng có đủ dũng khí và sức mạnh để vượt qua mọi rào cản, bảo vệ tình yêu của mình. Sức mạnh phải được tạo nên từ chính sự cộng hưởng của hai trái tim đang yêu. Và Rô-mê-ô và Giu-li-ét, họ không chỉ đã thành công đưa tình yêu của mình vượt qua chông gai mà còn khiến cho tình yêu ấy trở nên thăng hoa và tiến tới bất tử. Thiên tài nghệ thuật của nhà văn Sếch-xpia cùng với tư tưởng nhân văn sâu sắc vượt thời đại ông đã cộng hưởng và làm nên điều kì diệu đó.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .