Top 6 Bài soạn "Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) hay nhất
Văn bản "Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ" trích "Tuyển tập Nguyễn Đăng Mạnh", tập 1, 2005. Qua Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ, Nguyễn Đăng Mạnh...xem thêm ...
Bài soạn "Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ" số 1
1. Chuẩn bị
Câu 1: Khi đọc văn bản nghị luận các em cần chú ý:
- Văn bản biết về vấn đề gì?
- Ở văn bản này, người viết định thuyết phục điều gì?
- Để thuyết phục người viết đã nêu ra những lí lẽ và bằng chứng cụ thể nào?
Trả lời:
* Văn bản viết về Nguyên Hồng
* Nguời viết định thuyết phục rằng Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ
* Để thuyết phục, người viết đã đưa ra lí lẽ, luận điểm:
- Nguyên Hồng là nhà văn khá nhạy cảm, dễ xúc động
=> Lí lẽ đưa ra: Ông dễ khóc khi nhớ đên bạn bè, đồng chí chia ngọt sẻ bùi, khóc khi nghĩ tới đời sống khổ cực của mình
- Hoàn cảnh sống luôn thiếu thốn, đậm:" chất dân nghèo, chất lao động", luôn khao khát tình yêu nên Nguyên Hồng dễ cảm thông với những người bất hạnh.
=> Lí lẽ đưa ra:
Hoàn cảnh sống của ông từ nhỏ: cha mất năm 12 tuổi, mẹ đi bước nữa, cuộc đời mẹ ông gắn bó với một người chồng nghiện ngập
Truyện Mợ du, Những ngày thơ ấu cùng là những dòng cảm xúc, hồi tưởng cảm xúc của tác giả.
Vừa học vừa làm mọi việc, kiếm sống bằng những " nghề nhỏ mọn"
- Chất dân nghèo, lao động thâm sâu vào văn chương, con người ông
=> Lí lẽ: Phong thái, cung cách sinh hoạt giản dị
Câu 2: Đọc trước đoạn trích Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ, tìm hiểu thêm thông tin về nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh.
Trả lời:
Tìm hiểu về nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh:
Nguyễn Đăng Mạnh sinh năm 1930 ở Nam Định, nguyên quán tại Gia Lâm, Hà Nội.
Thiếu thời, ông theo học ở trường Chu Văn An, Hà Nội. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, trường ông học sơ tán lên Phú Thọ, rồi trường bị giải tán. Ông theo học trường trung cấp sư phạm ở Tuyên Quang và bước vào nghề giáo.
Năm 1960, Nguyễn Đăng Mạnh được giữ lại trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm cán bộ giảng dạy. Từ đó ông bắt đầu viết nghiên cứu và trở thành nhà nghiên cứu phê bình. Nguyễn Đăng Mạnh được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Ông nổi tiếng gần đây là nhờ quyển hồi ký có viết một vài chi tiết về chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 3: Vận dụng những hiểu biết sau khi học văn bản Trong lòng mẹ ( bài 3) để đọc hiểu và tìm ra những thông tin được bổ sung khi học bài này.
Trả lời:
Những thông tin được bổ sung thêm về tác giả trong bài này:
- Cuộc đời, hoàn cảnh sống của Nguyên Hồng
- Phong cách sống, con người, văn chương của nhà văn Nguyên Hồng
2. Đọc hiểu
* Câu hỏi giữa bài:
Câu 1: Ý chính của phần 1 là gì? Chú ý câu mở đầu, các câu triển khai và câu kết.
Trả lời:
Ý chính của phần 1 là chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn dễ xúc động, là người có trái tim nhạy cảm.
Câu 2: Phần 2 tập trung phân tích nội dung nào? Chú ý lĩ lẽ, bằng chứng.
Trả lời:
Phần 2 tập trung phân tích hoàn cảnh gia đình của Nguyên Hồng
Câu 3: Các câu trong hổi kí của Nguyên Hồng là bằng chứng cho ý kiến nào?
Trả lời:
Các câu trong hổi kí của Nguyên Hồng là bằng chứng cho sự đồng cảm, xót thương với những người nghèo khồ hay cũng chính là tiếng lòng, khát khao của chính tác giả.
Câu 4: Đoạn này làm rõ thêm điều gì ở nhà văn Nguyên Hồng?
Trả lời:
Đoạn này làm rõ thêm sự bần cùng, khổ cực, tuổi thơ vất vả của tác giả
Câu 5: Điều gì làm nên sự khác biệt của tác phẩm Nguyên Hồng?
Trả lời:
Điều làm nên sự khác biệt của tác phẩm Nguyên Hồng là ở hoàn cảnh sống của ông
Câu 6: Câu nói của bà Nguyên Hồng làm sáng tỏ cho điều gì?
Trả lời:
Câu nói của bà Nguyên Hồng làm sáng tỏ nhân cách, phẩm chất, phong cách sống của Nguyên hồng
* Câu hỏi cuối bài:
Câu 1: Văn bản viết về vấn đề gì? Nội dung của bài viết có liên quan như thế nào với nhan để Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ? Nếu được đặt nhan đề khác cho văn bản, em sẽ đặt là gì?
Trả lời:
- Văn bản viết về vấn đề Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ.
- Nội dung của bài viết chính là nhan đề của tác phẩm.
- Em thấy nhan đề của tác giả đặt ra là rất phù hợp nhưng nếu được đặt nhan đề cho văn bản em sẽ đặt như: Nhà văn của những kiếp người khốn cùng.
Câu 2: Để thuyết phục người đọc rằng: Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ khóc”, tác giả đã nêu lên những bằng chứng nào (ví dụ: “khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt”;...)?
Trả lời:
Tác giả nên lên bằng chứng:
- Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí chia ngọt sẻ bùi, khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân
- Khóc khi nhớ đến công ơn, quê hương, nhớ ơn Đảng và Bác hồ
- khóc khi kể lại những khổ đau oan trái của những nhân vật là những đứa con tinh thần mà chính ông " hư cấu lên"
Câu 3: Ý chính của phần 1 trong văn bản là: Nguyên Hồng "rất dễ xúc động, rất dễ khóc”. Theo em, ý chính của phần 2 và phần 3 là gì?
Trả lời:
Ý chính của phần 2 và 3: Hoàn cảnh sống và tuổi thơ cơ cực của Nguyên Hồng
Câu 4: Văn bản trên cho em hiểu thêm gì về nội dung đoạn trích Trong lòng mẹ đã học ở Bài 3?
Trả lời:
Văn bản trên cho ta hiểu thêm về con người Nguyên Hồng, hiểu được rằng vì sao đoạn trích Trong lòng mẹ lại có những miêu tả chân thực, đầy cảm xúc như thế.
Câu 5: Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng.
Trả lời:
Bài viết tham khảo
Nguyên Hồng quả là nhà văn của những người cùng khổ. Chính bởi hoàn cảnh khó khăn, nghèo cùng cực thiếu thốn tình yêu nên ông có những thấu hiểu, đồng cảm cho những kiếp người bần cùng. Cha mất, mẹ đi thêm bước nữa, tuổi thơ ông " đầu đường xó chợ", bươn chảy làm đủ mọi nghề . Chính vì thế chất nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương và vào thế giới nghệ thuật của tác giả.
Bài soạn "Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ" số 2
1. Chuẩn bị
Câu hỏi trang 73 SGK Ngữ Văn 1: Khi đọc văn bản nghị luận các em cần chú ý
+ Văn bản biết về vấn đề gì?
+ Ở văn bản này, người viết định thuyết phục điều gì?
+ Để thuyết phục người viết đã nêu ra những lí lẽ và bằng chứng cụ thể nào?
Trả lời:
- Văn bản viết về nhà văn Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ
- Ở văn bản này người viết muốn thuyết phục người đọc rằng Nguyên Hồng là một nhà văn của những người nhân dân cực khổ lầm than.
- Để thuyết phục người đọc người viết đã đưa ra những lí lẽ và bằng chứng sau:
+ Nguyên Hồng là người khóc rất nhiều à đây là con người nhạy cảm, dễ xúc động.
+ Nguyên nhân do khóc nhiều, nhạy cảm, dễ xúc động là do thiếu tình cảm gia đình từ nhỏ. Được tác giả chứng minh qua các dẫn chứng cụ thể, cha mất năm 12 tuổi, mẹ đẻ bị gia đình chồng khinh miệt, ruồng bỏ nên lấy chồng mới lại hay đi làm ăn xa, Nguyên Hồng phải sống với bà cô cay nghiệt
- Nguyên Hồng là một nhà văn đậm chất dân nghèo, dân lao động. Được tác giả chứng minh qua tuổi thơ phải tiếp xúc cùng những hạng người thấp kém nhất trong xã hội. Đến năm 16 tuổi thì nhập hẳn vào cuộc sống đó được thể hiện cụ thể qua ngoại hình và cung cách sinh hoạt.
Câu hỏi trang 73 SGK Ngữ Văn 1: Đọc trước đoạn trích Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ, tìm hiểu thêm thông tin về nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh.
Trả lời:
Nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh
Cuộc đời
- Nguyễn Đăng Mạnh sinh năm 1930 ở Nam Định, nguyên quán tại Gia Lâm, Hà Nội.
- Thiếu thời, ông theo học ở trường Chu Văn An, Hà Nội. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, trường ông học sơ tán lên Phú Thọ, rồi trường bị giải tán. Ông theo học trường trung cấp sư phạm ở Tuyên Quang và bước vào nghề giáo.
- Năm 1960, Nguyễn Đăng Mạnh được giữ lại trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm cán bộ giảng dạy. Từ đó ông bắt đầu viết nghiên cứu và trở thành nhà nghiên cứu phê bình.
- Về già sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau một thời gian lâm bệnh, GS Nguyễn Đăng Mạnh đã từ trần vào chiều ngày 9/2/2018 tại Bệnh viện hữu nghị Việt –Xô Hà Nội, hưởng thọ 89 tuổi.
Sự nghiệp
- Ông từng làm chủ nhiệm bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Nguyễn Đăng Mạnh là chủ biên sách giáo khoa văn học lớp 11 và 12 chương trình cải cách giáo dục 1980–1992.
- Nguyễn Đăng Mạnh được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.
Những tác phẩm tiêu biểu
- Ông viết rất nhiều và nổi bật về cả chất lượng và số lượng là các sáng tác về nghiên cứu và phê bình văn học.
- Một số tác phẩm nổi bật như: Mấy vấn đề phương pháp tìm hiểu, phân tích thơ Hồ Chí Minh (1987)/ Văn học Việt Nam 1945–1975, 2 tập (chủ biên, 1988–1990)/ Nguyên Hồng, con người và sự nghiệp (1988)/ Chân dung văn học, tập I (1990)/ Văn và dạy học văn (1993)
2. Đọc hiểu
a. Trong khi đọc
Câu hỏi trang 73 SGK Ngữ Văn 1: Ý chính của phần 1 là gì? Chú ý câu mở đầu, các câu triển khai và câu kết.
Trả lời:
- Ý chính của phần (1) nhằm nói đến việc Nguyên Hồng là một nhà văn rất nhạy cảm và dễ xúc động trong tất cả mọi sự việc đã xảy ra trong cuộc sống.
Câu hỏi trang 74 SGK Ngữ Văn 1: Phần 2 tập trung phân tích nội dung nào? Chú ý lí lẽ, bằng chứng.
Trả lời:
- Trong phần (2) tác giả tập trung phân tích tuổi thơ cơ cực, bất hạnh khi thiếu đi tình cảm gia đình.
Câu hỏi trang 74 SGK Ngữ Văn 1: Các câu trong hồi kí của Nguyên Hồng là bằng chứng cho ý kiến nào?
Trả lời:
- Những câu văn đó đã nói lên những thiếu thốn, bất hạnh của tuổi thơ Nguyên Hồng
Câu hỏi trang 74 SGK Ngữ Văn 1: Đoạn này làm rõ thêm điều gì ở nhà văn Nguyên Hồng?
Trả lời:
- Đoạn này nói đến cuộc sống không chỉ cơ cực vì thiếu đi tình yêu thương gia đình mà còn thiếu thốn về cả vật chất. Nguyên Hồng phải sống cảnh lang bạt, đầu đường xó chợ, làm đủ nghề, tiếp xúc với đủ loại người trong xã hội.
Câu hỏi trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Điều làm nên sự khác biệt của tác phẩm Nguyên Hồng là ở hoàn cảnh sống của ông
Trả lời:
- Điều làm nên sự khác biệt ở các tác phẩm của Nguyên Hồng là “chất dân nghèo, chất lao động” ta không thể tìm thấy điều này ở những cây bút khác
Câu hỏi trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Câu nói của bà Nguyên Hồng làm sáng tỏ cho điều gì?
Trả lời:
- Câu nói của bà Nguyên Hồng như một dẫn chứng chân thật để nói về con người Nguyên Hồng một người nhân dân chân chất từ cách sinh hoạt, ăn mặc, nói năng và nó đi cả vào văn chương vào các sáng tác của ông.
b. Sau khi đọc
Câu 1 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Văn bản viết về vấn đề gì? Nội dung của bài viết có liên quan như thế nào với nhan đề Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ? Nếu được đặt nhan đề khác cho văn bản, em sẽ đặt là gì?
Trả lời:
- Văn bản viết về nhà văn Nguyên Hồng nhà văn của những người cùng khổ
- Nội dung của văn bản có liên quan chặt chẽ tới nhan đề, trong phần nội dung tác giả đã đưa ra những lí lẽ, bằng chứng rõ ràng, thuyết phục để làm sáng tỏ nhan đề “Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ”
- Nếu đặt nhan đề khác cho văn bản em sẽ đặt là “Chất riêng khác trong văn chương Nguyên Hồng”
Câu 2 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Để thuyết phục người đọc rằng: Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ khóc”, tác giả đã nêu lên những bằng chứng nào (ví dụ: “khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt”;...)?
Trả lời:
- Để thuyết phục người đọc rằng “Nguyên Hồng rất hay khóc” tác giả đã đưa ra những bằng chứng sau:
+ Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia ngọt sẻ bùi
+ Khóc khi nhớ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước
+ Khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc...
+ Khóc khi kể lại những oan trái, đau khổ của những nhân vật là đứa con tinh thần do mình “hư cấu”
Câu 3 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Ý chính của phần 1 trong văn bản là: Nguyên Hồng "rất dễ xúc động, rất dễ khóc”. Theo em, ý chính của phần 2 và phần 3 là gì?
Trả lời:
- Nội dung phần (2) là tuổi thơ cơ cực, bất hạnh khi thiếu đi tình cảm gia đình của Nguyên Hồng.
- Nội dung phần (3) là cuộc sống không chỉ cơ cực vì thiếu đi tình yêu thương gia đình mà còn thiếu thốn về cả vật chất. Nguyên Hồng phải sống cảnh lang bạt, đầu đường xó chợ, làm đủ nghề, tiếp xúc với đủ loại người trong xã hội. Đây cũng là nguyên nhân làm nên “chất dân nghèo, chất lao động” trong những sáng tác của ông
Câu 4 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Văn bản trên cho em hiểu thêm gì về nội dung đoạn trích Trong lòng mẹ đã học ở Bài 3?
Trả lời:
- Qua văn bản trên đã giúp em hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn về cuộc đời về tuổi thơ của cậu bé Hồng, sự thiếu thốn tình cảm gia đình sâu sắc, khao khát được âu yếm vuốt ve trong vòng tay của mẹ.
- Đồng thời qua văn bản này em mới thấm thía những lời văn sinh động, chân thật mà rất sâu sắc được Nguyên Hồng viết ra ở đoạn trích Trong lòng mẹ
Câu 5 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng.
Trả lời:
Nguyên Hồng nhà văn đã để lại cho nền văn học dân tộc biết bao tác phẩm có giá trị: Những ngày thơ ấu, Bì vỏ, Bảy Hựu,...Nhưng ít ai biết rằng tác giả này phải trải qua cuộc đời với vô vàn thương tổn ngay khi còn thơ ấu. Cha mẹ lấy nhau do sự sắp đặt chứ không hề có tình yêu. Lên 12 tuổi cha mất, mẹ đi làm ăn xa, Nguyên Hồng phải ở với người cô cay nghiệt. Cảnh ngộ ấy đã ném nhà văn vào môi trường với những người khắc khổ, đầu đường xó chợ, ở dưới đáy của xã hội. Cũng từ đó những trang văn của ông “đậm đà chất dân nghèo, chất lao động” mà không thể bắt gặp ở bất cứ đâu. Càng tìm hiểu về cuộc đời và con người ông chúng ta càng thấm thía hơn những trang văn mà ông viết.
Bài soạn "Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ" số 3
1. Chuẩn bị
Khi đọc văn bản nghị luận các em cần chú ý:
+ Văn bản biết về vấn đề gì?
+ Ở văn bản này, người viết định thuyết phục điều gì?
+ Để thuyết phục người viết đã nêu ra những lí lẽ và bằng chứng cụ thể nào?
- Đọc trước đoạn trích Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ, tìm hiểu thêm thông tin về nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh.
- Vận dụng những hiểu biết sau khi học văn bản Trong lòng mẹ ( bài 3) để đọc hiểu và tìm ra những thông tin được bổ sung khi học bài này.
Bài làm:
+ Văn bản viết về Nguyên Hồng
+ Nguời viết định thuyết phục rằng Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ
+ Để thuyết phục, người viết đã đưa ra lí lẽ, luận điểm:
- Nguyên Hồng là nhà văn khá nhạy cảm, dễ xúc động
- Lí lẽ đưa ra:
- Ông dễ khóc khi nhớ đên bạn bè, đồng chí chia ngọt sẻ bùi, khóc khi nghĩ tới đời sống khổ cực của mình
- Hoàn cảnh sống luôn thiếu thốn, đậm:" chất dân nghèo, chất lao động", luôn khao khát tình yêu nên Nguyên Hồng dễ cảm thông với những người bất hạnh.
- Lí lẽ đưa ra:
- Hoàn cảnh sống của ông từ nhỏ: cha mất năm 12 tuổi, mẹ đi bước nữa, cuộc đời mẹ ông gắn bó với một người chồng nghiện ngập
- Truyện Mợ du, Những ngày thơ ấu cùng là những dòng cảm xúc, hồi tưởng cảm xúc của tác giả.
- Vừa học vừa làm mọi việc, kiếm sống bằng những " nghề nhỏ mọn"
- Chất dân nghèo, lao động thâm sâu vào văn chương, con người ông
- Lí lẽ: Phong thái, cung cách sinh hoạt giản dị
+ Tìm hiểu về nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh:
Nguyễn Đăng Mạnh sinh năm 1930 ở Nam Định, nguyên quán tại Gia Lâm, Hà Nội.
Thiếu thời, ông theo học ở trường Chu Văn An, Hà Nội. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, trường ông học sơ tán lên Phú Thọ, rồi trường bị giải tán. Ông theo học trường trung cấp sư phạm ở Tuyên Quang và bước vào nghề giáo.
Năm 1960, Nguyễn Đăng Mạnh được giữ lại trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm cán bộ giảng dạy. Từ đó ông bắt đầu viết nghiên cứu và trở thành nhà nghiên cứu phê bình. Nguyễn Đăng Mạnh được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Ông nổi tiếng gần đây là nhờ quyển hồi ký có viết một vài chi tiết về chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Những thông tin được bổ sung thêm về tác giả trong bài này:
- Cuộc đời, hoàn cảnh sống của Nguyên Hồng
- Phong cách sống, con người, văn chương của nhà văn Nguyên Hồng
2. Đọc hiểu
* Câu hỏi giữa bài:
Ý chính của phần 1 là gì? Chú ý câu mở đầu, các câu triển khai và câu kết.
Phần 2 tập trung phân tích nội dung nào? Chú ý lĩ lẽ, bằng chứng.
Các câu trong hổi kí của Nguyên Hồng là bằng chứng cho ý kiến nào?
Đoạn này làm rõ thêm điều gì ở nhà văn Nguyên Hồng?
Điều gì làm nên sự khác biệt của tác phẩm Nguyên Hồng?
Câu nói của bà Nguyên Hồng làm sáng tỏ cho điều gì?
Bài làm:
+ Ý chính của phần 1 là chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn dễ xúc động, là người có trái tim nhạy cảm.
+ Phần 2 tập trung phân tích hoàn cảnh gia đình của Nguyên Hồng
+ Các câu trong hổi kí của Nguyên Hồng là bằng chứng cho sự đồng cảm, xót thương với những người nghèo khồ hay cũng chính là tiếng lòng, khát khao của chính tác giả.
+ Đoạn này làm rõ thêm sự bần cùng, khổ cực, tuổi thơ vất vả của tác giả
+ Điều làm nên sự khác biệt của tác phẩm Nguyên Hồng là ở hoàn cảnh sống của ông
+ Câu nói của bà Nguyên Hồng làm sáng tỏ nhân cách, phẩm chất, phong cách sống của Nguyên hồng
* Câu hỏi cuối bài:
- Văn bản viết về vấn đề gì? Nội dung của bài viết có liên quan như thế nào với nhan để Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ? Nếu được đặt nhan đề khác cho văn bản, em sẽ đặt là gì?
- Để thuyết phục người đọc rằng: Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ khóc”, tác giả đã nêu lên những bằng chứng nào (ví dụ: “khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt”;...)?
- Ý chính của phần 1 trong văn bản là: Nguyên Hồng "rất dễ xúc động, rất dễ khóc”. Theo em, ý chính của phần 2 và phần 3 là gì?
- Văn bản trên cho em hiểu thêm gì về nội dung đoạn trích Trong lòng mẹ đã học ở Bài 3?
- Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng.
Bài làm:
1. Văn bản viết về vấn đề Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ. Nội dung của bài viết chính là nhan đề của tác phẩm. Em thấy nhan đề của tác giả đặt ra là rất phù hợp nhưng nếu được đặt nhan đề cho văn bản em sẽ đặt như: Nhà văn của những kiếp người khốn cùng.
2. Tác giả nên lên bằng chứng:
+ Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí chia ngọt sẻ bùi, khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân
+ Khóc khi nhớ đến công ơn, quê hương, nhớ ơn Đảng và Bác hồ
+ khóc khi kể lại những khổ đau oan trái của những nhân vật là những đứa con tinh thần mà chính ông " hư cấu lên"
3. Ý chính của phần 2,3: Hoàn cảnh sống và tuổi thơ cơ cực của Nguyên HỒNG
4. Văn bản trên cho ta hiểu thêm về con người Nguyên Hồng, hiểu được rằng vì sao đoạn trích Trong lòng mẹ lại có những miêu tả chân thực, đầy cảm xúc như thế.
5. Nguyên Hồng quả là nhà văn của những người cùng khổ. Chính bởi hoàn cảnh khó khăn, nghèo cùng cực thiếu thốn tình yêu nên ông có những thấu hiểu, đồng cảm cho những kiếp người bần cùng. Cha mất, mẹ đi thêm bước nữa, tuổi thơ ông " đầu đường xó chợ", bươn chảy làm đủ mọi nghề . Chính vì thế chất nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương và vào thế giới nghệ thuật của tác giả.
Bài soạn "Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ" số 4
1. Chuẩn bị (Soạn Nguyên Hồng - Nhà văn của những người cùng khổ sách Cánh Diều)
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng những hiểu biết về văn bản nghị luận vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc văn bản nghị luận, các em cần chú ý:
+Văn bản viết về vấn đề gì?
+Ở văn bản này người viết định thuyết phục điều gì?
+Để thuyết phục, người viết đã nêu lên các lí lẽ và bằng chứng cụ thể nào?
- Đọc trước đoạn trích Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ; tìm hiểu thêm thông tin về nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh.
- Vận dụng những hiểu biết sau khi học văn bản Trong lòng mẹ (Bài 3) để đọc hiểu và tìm ra những thông tin được bổ sung khi học bài này.
Gợi ý trả lời câu hỏi trang 73 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
- Văn bản viết về Nguyên Hồng
- Nguời viết định thuyết phục rằng Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ
- Để thuyết phục, người viết đã đưa ra lí lẽ, luận điểm:
+Nguyên Hồng là nhà văn rất dễ xúc động, rất dễ khóc
- Lí lẽ đưa ra: "khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia ngọt sẻ bùi; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình; khi nói đến công ơn của Đảng; khi nghĩ đến những đứa con tinh thần của mình"
+Hoàn cảnh sống luôn thiếu thốn cả về tình thương và vật chất nên Nguyên Hồng dễ cảm thông với những người bất hạnh.
- Lí lẽ đưa ra: Hoàn cảnh sống của ông từ nhỏ: cha mất năm 12 tuổi, mẹ đi bước nữa, và thường xuyên phải làm ăn xa, Nguyên Hồng phải sống cùng bà cô cay nghiệt. Truyện Mợ du, Những ngày thơ ấu là những dòng cảm xúc, hồi tưởng của chính nhà văn Nguyên Hồng. Ông phải vừa học vừa làm mọi việc, kiếm sống bằng những "nghề nhỏ mọn”
+Chất dân nghèo, lao động thâm sâu vào văn chương, con người ông
- Lí lẽ: Phong thái, cung cách sinh hoạt giản dị
- Tìm hiểu về nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh:
- Nguyễn Đăng Mạnh sinh năm 1930 ở Nam Định, nguyên quán tại Gia Lâm, Hà Nội. (mất năm 2018)
- Thiếu thời, ông theo học ở trường Chu Văn An, Hà Nội. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, trường ông học sơ tán lên Phú Thọ, rồi trường bị giải tán. Ông theo học trường trung cấp sư phạm ở Tuyên Quang và bước vào nghề giáo.
- Năm 1960, Nguyễn Đăng Mạnh được giữ lại trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm cán bộ giảng dạy. Từ đó ông bắt đầu viết nghiên cứu và trở thành nhà nghiên cứu phê bình.
- Ông từng làm chủ nhiệm bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Nguyễn Đăng Mạnh là chủ biên sách giáo khoa văn học lớp 11 và 12 chương trình cải cách giáo dục 1980–1992.
- Nguyễn Đăng Mạnh được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Ông nổi tiếng gần đây là nhờ quyển hồi ký có viết một vài chi tiết về chủ tịch Hồ Chí Minh và các quan chứ trong chính phủ của Đảng Cộng Sản Việt Nam như Tố Hữu; cũng viết về những nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Tuân, Xuân Diệu...
- Những thông tin được bổ sung thêm về tác giả trong bài này:
+Cuộc đời, hoàn cảnh sống của Nguyên Hồng
+Phong cách sống, con người, văn chương của nhà văn Nguyên Hồng
2. Đọc hiểu (Soạn Nguyên Hồng - Nhà văn của những người cùng khổ sách Cánh Diều)
*Câu hỏi giữa bài
Câu 1 trang 73 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.
Câu hỏi: Ý chính của phần 1 là gì? Chú ý câu mở đầu, các câu triển khai và câu kết.
Gợi ý:
- Chứng minh nhà văn Nguyên Hồng là người rất dễ xúc động, rất dễ khóc.
Câu 2 trang 74 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.
Câu hỏi: Phần 2 tập trung phân tích nội dung nào? Chú ý lĩ lẽ, bằng chứng.
Gợi ý:
- Phần 2 tập trung phân tích hoàn cảnh gia đình của Nguyên Hồng
- Cha mất sớm
- Mẹ đi bước nữa và thường xuyên làm ăn xa
- Nguyên Hồng phải sống nhờ vào bà cô cay nghiệt
Câu 3 trang 74 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.
Câu hỏi: Các câu trong hồi kí của Nguyên Hồng là bằng chứng cho ý kiến nào?
Gợi ý: là bằng chứng cho sự đồng cảm, xót thương với những người nghèo khổ hay cũng chính là tiếng lòng, khát khao của chính tác giả.
Câu 4 trang 74 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.
Câu hỏi: Đoạn này làm rõ thêm điều gì ở nhà văn Nguyên Hồng?
Gợi ý: Đoạn này làm rõ nên tuổi thơ vất vả, thiếu thốn, khổ cực của Nguyên Hồng
Câu 5 trang 75 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.
Câu hỏi: Điều gì làm nên sự khác biệt của tác phẩm Nguyên Hồng?
Gợi ý: Hoàn cảnh sống của ông đã tạo nên sựu khác biệt trong tác phẩm của ông với "chất dân nghèo, chất lao động".
Câu 6 trang 75 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.
Câu hỏi: Câu nói của bà Nguyên Hồng làm sáng tỏ cho điều gì?
Gợi ý: Câu nói của bà Nguyên Hồng làm sáng tỏ nhân cách, phẩm chất, phong cách sống của Nguyên hồng
*Câu hỏi cuối bài
Câu 1 trang 75 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.
Câu hỏi: Văn bản viết về vấn đề gì? Nội dung của bài viết có liên quan như thế nào với nhan đề Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ? Nếu được đặt nhan đề khác cho văn bản, em sẽ đặt là gì?
Gợi ý:
- Văn bản viết về vấn đề Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ và làm rõ vấn đề này bằng các luận điểm cụ thể nói về hoàn cảnh sống của nhà văn Nguyên Hồng.
- Nội dung của bài viết chính là nhan đề của tác phẩm.
- Em thấy nhan đề của tác giả đặt ra là rất phù hợp nhưng nếu được đặt nhan đề cho văn bản em sẽ đặt như: Nhà văn của những kiếp người khốn cùng.
Câu 2 trang 75 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.
Câu hỏi: Để thuyết phục người đọc rằng: Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ khóc”, tác giả đã nêu lên những bằng chứng nào (ví dụ: “khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt”;…)?
Gợi ý:
Những bằng chứng được tác giả nêu lên:
+ Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí chia ngọt sẻ bùi, khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân
+ Khóc khi nhớ đến công ơn của Tổ quốc, của quê hương, nhớ ơn Đảng và Bác hồ
+ Khóc khi kể lại những khổ đau oan trái của những nhân vật là những đứa con tinh thần mà chính ông "hư cấu lên”
Câu 3 trang 75 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.
Câu hỏi: Ý chính của phần 1 trong văn bản là: Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ khóc”. Theo em, ý chính của phần 2 và phần 3 là gì?
Gợi ý: Ý chính của phần 2,3: Hoàn cảnh sống và tuổi thơ cơ cực của Nguyên HỒNG
Câu 4 trang 75 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.
Câu hỏi: Văn bản trên cho em hiểu thêm gì về nội dung đoạn trích Trong lòng mẹ đã học ở Bài 3?
Gợi ý: Văn bản trên cho em hiểu thêm về tính cách, phẩm chất, lối sống của Nguyên Hồng, hiểu được rằng vì sao đoạn trích Trong lòng mẹ lại có những miêu tả chân thực, đầy cảm xúc như thế.
Câu 5 trang 75 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.
Câu hỏi: Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng.
Gợi ý: Nguyên Hồng thiếu tình thương từ nhỏ nên luôn khao khát tình yêu thương. Cha mất sớm, mẹ đi bước nữa, ông phải sống cùng người cô cay nghiệt, nên ông phải làm đủ mọi công việc để kiếm sống. Chính vì hoàn cảnh sống như vậy đã tạo nên một Nguyên Hồng tình sâu nghĩa nặng, tình cảm đó thấm sâu vào văn chương và thế giới nghệ thuật của ông. Nguyên Hồng quả là một nhà văn của những người cùng khổ.
KIẾN THỨC NGỮ VĂN
1. Văn bản nghị luận
Văn bản nghị luận là loại văn bản nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó, ví dụ: “Bài thơ này rất hay” hoặc “Cần phải trồng nhiều cây xanh”,… Để thuyết phục, người viết, người nói phải nêu lên được ý kiến (quan điểm) của mình, sau đó dùng lí lẽ và các bằng chứng cụ thể làm sáng tỏ ý kiến ấy. Nghị luận văn học là văn bản nghị luận bàn về các vấn đề văn học.
2. Ý kiến, lí lẽ và bằng chứng
+ Ý kiến thường là một nhận xét mang tính khẳng định hoặc phủ định như: “Nguyên Hồng thực sự là nhà văn của nhân dân lao động” hoặc “Không được săn bắt động vật hoang dã”. Ý kiến của văn bản nghị luận thường nêu ở nhan đề hoặc mở đầu bài viết.
+ Lí lẽ thường tập trung nêu nguyên nhân, trả lời các câu hỏi: Vì sao? Do đâu?
(Chẳng hạn: Vì sao “Thánh Gióng” là truyện truyền thuyết?, Do đâu nước ngọt ngày càng khan hiếm?).
- Bằng chứng (dẫn chứng) thường là các hiện tượng, số liệu cụ thể nhằm minh họa, làm sáng tỏ cho lí lẽ.
3. Thành ngữ là những cụm từ cố định quen dùng, thường ngắn gọn, có hình ảnh.
Ví dụ: khoẻ như voi, chậm như rùa, trên đe dưới búa, một cổ hai tròng, nhà tranh vách đất, giật gấu vá vai,… Việc sử dụng thành ngữ giúp cho lời ăn tiếng nói sinh động, có tính biểu cảm cao.
4. Dấu chấm phẩy có nhiều công dụng. Bài học này chỉ đề cập công dụng sau: Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. Ví dụ: “Những bí quyết để sống lâu: từ: nhân đức, phúc hậu; kiệm: chừng mực; hòa: vui vẻ, khoan dung; tĩnh: điềm đạm, không nóng nảy” (Ngạn ngữ phương Đông)
Bài soạn "Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ" số 5
I. Kiến thức ngữ văn
1. Văn bản nghị luận
Văn bản nghị luận là loại văn bản nhằm thuyết phục người đọc người nghe về một vấn đề nào đó, ví dụ: “Bài thơ này rất hay” hoặc “Cần phải trồng nhiều cây xanh”... Để thuyết phục người viết, người nói phải nêu lên được ý kiến (quan điểm) của mình, sau đó dùng lí lẽ và các bằng chứng cụ thể làm sáng tỏ ý kiến ấy. Nghị luận văn học là văn bản nghị luận bàn về các vấn đề văn học.
2. Ý kiến, lí lẽ và bằng chứng
- Ý kiến thường là một nhận xét mang tính khẳng định hoặc phủ định như: “Nguyên Hồng thực sự là nhà văn của nhân dân lao động” hoặc “Số nước ngọt như vậy không phải là vô tận, không phải cứ dùng hết lại có”. Ý kiến của văn bản nghị luận thường nêu ở nhan đề hoặc mở đầu bài viết.
- Lí lẽ thường tập trung nêu nguyên nhân, trả lời câu hỏi: Vì sao? Do đâu? (Chẳng hạn: Vì sao “Thánh Gióng” là truyện truyền thuyết? Do đâu nước ngọt ngày càng khan hiếm?).
- Bằng chứng (dẫn chứng) thường là các hiện tượng, số liệu cụ thể nhằm minh họa, làm sáng tỏ cho lí lẽ.
3. Thành ngữ
- Là những cụm từ cố định quen dùng, thường ngắn gọn, có hình ảnh.
- Ví dụ: khỏe như voi, chậm như rùa, trên đe dưới búa, một cổ hai tròng, nhà tranh vách đất, giật gấu vá vai… Việc sử dụng thành ngữ giúp cho lời ăn tiếng nói sinh động, có tính biểu cảm cao.
4. Dấu chấm phẩy
- Có rất nhiều công dụng.
- Ở bài học này chỉ đề cập công dụng sau: Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liên kết phức tạp.
- Ví dụ: “Những bí quyết để sống lâu: từ: nhân đức, phúc hậu; kiệm: chừng mực; hòa: vui vẻ, khoan dung; tĩnh: điềm đạm, không nóng này”. (Ngạn ngữ phương Đông)
Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ
1. Chuẩn bị
- Văn bản viết về nhà văn Nguyên Hồng.
- Ở văn bản này, người viết định thuyết phục về vấn đề: Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ.
- Để thuyết phục, người viết đã dùng những lí lẽ và bằng chứng cụ thể:
- Một người nhạy cảm, dễ xúc động (khóc khi nhớ đến… thời đại)
- Hoàn cảnh gia đình bất hạnh (mồ cô cha, mẹ đi bước nữa và thường phải đi làm ăn xa…)
- Hoàn cảnh sống cơ cực (tự kiếm sống từ khi còn cắp sách đến trường…)
- Nguyễn Đăng Mạnh (1930 - 2018) quê ở Hà Nội. Ông là giảng viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ông cũng là một trong những nhà nghiên cứu phê bình văn học nổi tiếng.
2. Đọc hiểu
Nguyên Hồng là con người nhạy cảm
- Nguyên Hồng rất dễ xúc động, rất dễ khóc:
- Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chỉ từng chia bùi sẻ ngọt.
- Khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước.
- Khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại.
- Khóc khi kể lại những nỗi đau, oan trái của những nhân vật.
- Mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt từ trái tim nhạy cảm.
=> Tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động của Nguyên Hồng.
Thời thơ ấu bất hạnh
- Hoàn cảnh gia đình
- Mồ côi cha từ năm 12 tuổi.
- Mẹ đi thêm bước nữa và thường làm ăn xa.
- Sinh ra trong cuộc hôn nhân không có tình yêu.
- Không được gần gũi với mẹ.
=> Thiếu thốn và khao khát tình yêu thương nên đồng cảm với những người bất hạnh.
Hoàn cảnh sống cơ cực của Nguyên Hồng
- Hoàn cảnh sống cực khổ:
Từ thời cắp sách đến trường: lặn lội với đời sống dân nghèo để tự kiếm sống bằng những nghề nhỏ mọn, chung đụng với mọi hạng trẻ hư hỏng và các lớp cặn bã.
Năm 16, khi đến Hải Phòng: càng nhập hẳn với cuộc sống của hạng người dưới đáy thành thị.
=> Tạo nên “chất dân nghèo, chất lao động”
- Chất dân nghèo, chất lao động:
- Vẻ ngoài: thoạt đầu tiếp xúc không thể phân biệt với những người dân lam lũ hay những bác thợ cày nước da sạm màu nắng gió.
- Lối sinh hoạt: thói quen ăn mặc, đi đứng, nói năng, thái độ giao tiếp, ứng xử, thích thú riêng trong ăn uống...
=> Ảnh hưởng đến văn chương của ông.
* Trả lời câu hỏi trong SGK:
- Ý chính của phần (1) là: Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm, dễ xúc động.
- Phần (2) tập trung phân tích nội dung: Hoàn cảnh gia đình của Nguyên Hồng.
- Các câu trong hồi ký của Nguyên Hồng là bằng chứng cho ý kiến: Sự khao khát tình yêu thương và cảm thông với những người bất hạnh.
- Đoạn (3) làm rõ thêm hoàn cảnh sống khổ cực của nhà văn Nguyên Hồng.
- Điều làm nên sự khác biệt của nhà văn Nguyên Hồng: chất dân nghèo, chất lao động.
- Lời của bà Nguyên Hồng làm sáng tỏ: phẩm chất, phong cách sống của nhà văn Nguyên Hồng.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Văn bản viết về vấn đề gì? Nội dung của bài viết có liên quan như thế nào với nhan đề Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ? Nếu được đặt nhan đề khác cho văn bản, em sẽ đặt là gì?
- Văn bản viết về nhà văn Nguyên Hồng.
- Nội dung của bài viết đã giải thích và chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ.
- Nếu được đặt nhan đề khác, em sẽ đặt: Nhà văn của người cùng khổ.
Câu 2. Để thuyết phục người đọc rằng: Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ khóc”, tác giả đã nêu lên những bằng chứng nào (ví dụ: “khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt”;...)?
- Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia ngọt sẻ bùi.
- Khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước.
- Khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương sinh ra mình, công ơn của Đảng, Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại.
- Khóc khi những khổ đau, oan trái của những nhân vật là đứa con tinh thần do mình “hư cấu”.
Câu 3. Ý chính của phần 1 trong văn bản là: Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ khóc”. Theo em, ý chính của phần 2 và phần 3 là gì?
- Phần 2 và 3: Hoàn cảnh sống của Nguyên Hồng.
- Nguyên nhân: Tác giả đã dẫn chứng về gia đình, cuộc đời của Nguyên Hồng.
Câu 4. Văn bản trên cho em hiểu thêm gì về nội dung đoạn trích Trong lòng mẹ đã học ở Bài 3?
Văn bản trên giúp người đọc hiểu hơn về nhân vật Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ, cùng với giá trị nhân văn sâu sắc mà nhà văn Nguyên Hồng gửi gắm trong tác phẩm của mình.
Câu 5. Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng.
Gợi ý:
- Nguyên Hồng là một nhà văn nhạy cảm, dễ xúc động.
- Hoàn cảnh gia đình bất hạnh.
- Hoàn cảnh sống khổ cực, khó khăn.
=> Hiểu được vì sao ông lại là nhà văn của người cùng khổ.
Bài soạn "Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ" số 6
1. Chuẩn bị
- Nghị luận văn học là văn bản nghị luận bàn về các vấn đề văn học.
- Khi đọc văn bản nghị luận:
+ Văn bản viết về Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ
+ Ở văn bản này, người viết định thuyết phục người đọc thấy rõ các lí do vì sao lại cho rằng Nguyên Hồng là văn nhà của những người cùng khổ.
+ Để thuyết phục, người viết đã nêu lên các lĩ lẽ và bằng chứng cụ thể:
Nguyên Hồng là người dễ xúc động, dễ khóc (khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí, đời sống khổ cực của nhân dân, công ơn của Tổ quốc, công ơn của Đảng của Bác Hồ, khóc vì oan trái của nhân vật trong tác phẩm của mình…).
Con người khao khát tình yêu thương và dễ thông cảm với những người bất hạnh (truyện Mợ Du, hồi kí Những ngày thơ ấu).
Chất dân nghèo, chất lao động trong con người Nguyên Hồng (môi trường sống của hạng người dưới đáy xã hội, thể hiện trong cung cách sinh hoạt vô cùng giản dị).
- Đọc trước đoạn trích Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ; tìm hiểu thông tin về nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh:
+ Nguyễn Đăng Mạnh (1930 – 2018) quê ở Gia Lâm, Hà Nội. Ông là giáo sư – Nhà giáo Nhân dân, chuyên gia đầu ngành nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại, nhà phê bình văn học Việt Nam.
+ Thiếu thời, ông theo học ở trường Chu Văn An, Hà Nội. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, trường ông học sơ tán lên Phú Thọ, rồi trường bị giải tán. Ông theo học trường trung cấp sư phạm ở Tuyên Quang và bước vào nghề giáo.
+ Năm 1960, Nguyễn Đăng Mạnh được giữ lại trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm cán bộ giảng dạy. Từ đó ông bắt đầu viết nghiên cứu và trở thành nhà nghiên cứu phê bình.
+ Ông từng là Chủ nhiệm Bộ môn Văn học Việt Nam – Đại học Sư phạm Hà Nội, Uỷ viên Hội đồng lý luận phê bình Hội Nhà văn Việt Nam.
+ Tác phẩm lí luận văn học:
Lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945 (viết chung, 1973)
Nhà văn, tư tưởng và phong cách (1979)
Nhà văn tư tưởng và phong cách (1983)
Nguyên Hồng và Hải Phòng (1987) in chung
Mấy vấn đề phương pháp tìm hiểu, phân tích thơ Hồ Chí Minh (1987)
Văn học Việt Nam 1945 – 1975, 2 tập (chủ biên, 1988–1990)
Nguyên Hồng, con người và sự nghiệp (1988)
Chân dung văn học, tập I (1990)
Văn và dạy học văn (1993)
Văn thơ Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh (1994)
Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn (1994)
Một thời đại mới trong văn học (1996)
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh (2008)
Người và nghề (2010)
Văn học Việt Nam hiện đại: những gương mặt tiêu biểu (2012)
+ Ông được phong học hàm Phó giáo sư năm 1984, Giáo sư năm 1991, danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 1990, Nhà giáo Nhân dân 2002; được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất năm 1986, Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1998, Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam (lần một năm 1985, lần hai năm 2001) và Giải thưởng Nhà nước năm 2000.
- Vận dụng những hiểu biết sau khi học văn bản Trong lòng mẹ (Bài 3) để đọc hiểu và tìm ra những thông tin được bổ sung khi học bài này: Những thông tin về tác giả.
+ Cuộc đời, con người của Nguyên Hồng.
+ Phong cách sống, văn chương của nhà văn.
2. Đọc hiểu
a. Trong khi đọc
Câu hỏi trang 73 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Ý chính của phần 1 là gì? Chú ý câu mở đầu, các câu triển khai và câu kết.
Trả lời:
Ý chính của phần 1 là Nguyên Hồng rất dễ xúc động, rất dễ khóc:
- Câu mở đầu: Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc.
- Câu triển khai: Khóc khi nhớ đến bạn bè… Nguyên Hồng đã khóc bao nhiêu lần!
- Câu kết: Có thể nói mỗi dòng chữ ông viết ra… trái tim vô cùng nhạy cảm của mình.
Câu hỏi trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Phần 2 tập trung phân tích nội dung nào? Chú ý lí lẽ và bằng chứng trong phần 2 này.
Trả lời:
Phần 2 tập trung phân tích lí do bồi đắp nên tính nhạy cảm của Nguyên Hồng: Thiếu tình thương từ nhỏ nên luôn khao khát tình thương và dễ cảm thông. Chú ý lí lẽ, bằng chứng:
- Mồ côi cha, mẹ đi bước nữa và sống xa nhà.
- Hai mẹ con Nguyên Hồng một thời gian dài không được gần nhau.
- Tác giả phán ảnh lại trong truyện Mợ Du và hồi kí Những ngày thơ ấu.
Câu hỏi trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Các câu trong hồi kí của Nguyên Hồng là bằng chứng cho ý kiến nào?
Trả lời:
Các câu trong hồi kí của Nguyên Hồng là bằng chứng cho ý kiến con người ấy thiếu tình thương từ nhỏ nên luôn luôn khao khát tình thương.
Câu hỏi trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Đoạn này làm rõ thêm điều gì ở nhà văn của Nguyên Hồng?
Trả lời:
Đoạn này làm rõ thêm ở nhà văn của Nguyên Hồng rằng ông sống trong môi trường sống của những người cùng khổ nhất trong xã hội cũ.
Câu hỏi trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Điều gì làm nên sự khác biệt ở tác phẩm của Nguyên Hồng?
Trả lời:
Điều làm nên sự khác biệt ở tác phẩm của Nguyên Hồng đó chính là “chất dân nghèo, chất lao động”.
Câu hỏi trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Câu nói của bà Nguyên Hồng làm sáng tỏ cho điều gì?
Trả lời:
Câu nói của bà Nguyên Hồng làm sáng tỏ cho chất dân nghèo, chất lao động thể hiện rất rõ trong cung cách sinh hoạt vô cùng giản dị của ông.
b. Sau khi đọc
Câu 1 trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Văn bản viết về vấn đề gì? Nội dung của bài viết có liên quan như thế nào với nhan đề Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ? Nếu được đặt nhan đề khác cho văn bản, em sẽ đặt là gì?
Trả lời:
- Văn bản viết về vấn đề Nguyên Hồng chính là nhà văn của những con người cùng khổ.
- Nội dung của bài viết chính là nhan đề Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ.
- Nếu được đặt nhan đề khác cho văn bản, em sẽ đặt là Nhà văn của những người cùng khổ.
Câu 2 trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Để thuyết phục người đọc rằng: Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ khóc”, tác giả đã nêu lên những bằng chứng nào (Ví dụ: “khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt”;…)?
Trả lời:
Để thuyết phục người đọc rằng: Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ khóc”, tác giả đã nêu lên những bằng chứng:
- Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt;
- Khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước;
- Khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại.
- Khóc cả khi kể lại những khổ đau, oan trái của những nhân vật là những đứa con tinh thần do chính mình “hư cấu” nên.
Câu 3 trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Ý chính của phần 1 trong văn bản là: Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ khóc”. Theo em, ý chính của phần 2 và phần 3 là gì?
Trả lời:
Theo em, ý chính của:
- Phần 2: Lí do bồi đắp nên tính nhạy cảm của Nguyên Hồng – con người thiếu tình thương từ nhỏ nên luôn luôn khát khao tinh thương và dễ thông cảm với người bất hạnh.
- Phần 3: Hoàn cảnh tạo nên ở Nguyên Hồng “chất dân nghèo, chất lao động”.
Câu 4 trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Văn bản trên cho em hiểu thêm gì về nội dung đoạn trích Trong lòng mẹ đã học ở Bài 3?
Trả lời:
Văn bản trên cho em hiểu thêm về nội dung đoạn trích Trong lòng mẹ đã học ở Bài 3:
- Mồ côi cha từ năm 12 tuổi, mẹ đi bước nữa và phải đi làm ăn xa. Vì những định kiến khiến mẹ không thể được ở gần Nguyên Hồng.
→ Hoàn cảnh sống đã khiến tác giả Nguyên Hồng thiếu thốn tình thương trầm trọng được thể hiện trong đoạn trích.
- Ông dễ thông cảm với những người bất hạnh.
→ Thấu hiểu rõ hơn sự cảm thông, tình yêu lớn lao của Nguyên Hồng dành cho người mẹ đáng thương.
- Tất cả những hình ảnh, chi tiết được thuật lại trong đoạn trích đều xuất phát từ thực tế cuộc sống của Nguyên Hồng, từ cảm xúc chân thật.
Câu 5 trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng.
Trả lời:
Nguyên Hồng là con người luôn khát khao tình yêu thương và dễ cảm thông với những người bất hạnh. Từ tuổi thơ bất hạnh cho đến đời sống thời niên thiếu ông luôn sống trong hoàn cảnh đáng thương. Mồ côi cha, không được ở gần mẹ khiến ông phải sống cùng một bà cô cay nghiệt. Cảnh ngộ đó đã đẩy Nguyên Hồng vào môi trường của những con người đầu đường xó chợ, dưới đáy tận cùng xã hội. Nhờ đó, con người tác giả mang đậm chất dân nghèo, chất lao động.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .