Top 6 Bài soạn "Những chiếc lá thơm tho" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

6113

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Những chiếc lá thơm tho" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây....xem thêm ...

Top 0
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Những chiếc lá thơm tho" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1

Câu 1 (trang 19, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tình cảm giữa nhân vật “tôi” với bà được thể hiện như thế nào qua những kỉ niệm ấu thơ?

Phương pháp giải:

Vận dụng kỹ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Bằng việc kể lại những kỉ niệm với bà thời thơ ấu, tác giả đã cho thấy tình yêu của người cháu đối với bà, bà là bầu trời tuổi thơ của cháu, là những năm tháng không phai, dù cháu có lớn đến nơi đầy đủ phát triển thì bà vẫn luôn ở đó với sự ân cần, chu đáo. Và hơn hết đó là sự biết ơn của người cháu đối với bà của mình.


Câu 2 (trang 19, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Hãy nêu một vài điểm giống và khác nhau trong cách thể hiện hình ảnh người bà của văn bản này với văn bản khác mà em đã đọc (ví dụ: Hương khúc của Nguyễn Quang Thiều).

Phương pháp giải:

Vận dụng thao tác phân tích, nhớ lại các văn bản viết về người bà đã biết.

Lời giải chi tiết:

a, Điểm giống: Trong văn bản “Những chiếc lá thơm tho” nói riêng và các văn bản viết về bà nói chung, hình ảnh người bà hiện lên luôn là sự chu đáo, tỉ mỉ, hi sinh, chăm sóc con cháu từ điều nhỏ nhất. Đặc biệt bà luôn nhẹ nhàng, ân cần, lo lắng cho con cho cháu. Dạy cho con cháu biết làm ăn, biết yêu lao động, biết yêu thương quan tâm đến mọi người và sống có hiếu.

b, Điểm khác: Mỗi văn bản lại cho cách diễn tả khác nhau về người bà vì vậy hình ảnh người bà xuất hiện trong mỗi văn bản không giống nhau. Mỗi văn bản do các tác giả viết, mỗi nhà văn lại chọn cho mình một hoàn cảnh, một không gian, một thời gian khác nhau, kỉ niệm khác nhau về bà vì vậy cách thể hiện hình ảnh người bà trong mỗi văn bản không bao giờ có sự trùng lặp.


Câu 3 (trang 19, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Em hiểu thế nào về ý nghĩa của từ “thơm” trong những câu sau: “Những chiếc lá của bà thơm. Thơm ngọt ngào suốt hành trình tuổi thơ tôi. Thơm bâng khuâng cho đến tận bây giờ và thơm dịu dàng cho cả những ngày mai”

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Phân tích, bóc tách từng vế để hiểu ý nghĩa

Lời giải chi tiết:

Từ “thơm” được nhắc lại nhiều lần nhấn mạnh mùi tự nhiên của lá, những chiếc lá có mùi thơm khác nhau khi nấu cùng lại hòa quyện tạo ra độ lưu hương rất lâu, đặc trưng, giúp giải cảm rất tốt. Mùi thơm của lá còn là sợi dây nối liền hiện tại với quá khứ và tương lai. Mùi thơm gây cảm xúc nhớ nhung, bịn rịn và ngát hương cho cả mai sau. Mùi thơm làm con người khỏe ra, nuôi dưỡng cảm xúc, thanh lọc tâm hồn, chắt chiu những điều tốt đẹp.


Câu 4 (trang 19, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Hãy chia sẻ với bạn một câu chuyện về tình cảm của cháu đối với ông bà mà em biết hoặc em đã trải qua?

Phương pháp giải:

Chia sẻ cảm nhận của em về những câu chuyện em đã được nghe về ông bà hoặc chính em là người trong câu chuyện mình sắp kể.

Lời giải chi tiết:

Hồi nhỏ, em sống với bà bởi bố mẹ bận đi làm kiếm tiền đóng học, nuôi gia đình. Khi em lên mười tuổi nhà em chuyển lên thành phố sống, em xa bà, em nhớ bà vô cùng. Kể từ ấy em không còn được nghe bà kể những câu chuyện thường ngày, không được bà hướng dẫn cách trồng rau, đan chổi và làm việc nhà nữa. Em thích nhất lúc bà hướng dẫn em nấu cơm, món đầu tiên bà dạy em làm là rán trứng, bà hướng dẫn em đánh trứng bông lên, cuộn trứng lại cho đẹp mắt. Thành quả là món trứng rán của em trông rất đẹp mắt, thơm phức. Em vui lắm, bà cũng cười khen em giỏi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những chiếc lá thơm tho" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Văn bản nói về kỉ niệm tuổi thơ của cháu cùng câu chuyện về những chiếc lá bên bà. Và tình yêu thương sâu sắc của cháu dành cho người bà yêu quý của mình.


Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Tình cảm giữa nhân vật “tôi” với bà được thể hiện như thế nào qua những kỉ niệm ấu thơ?

Trả lời:

- Bà hay bày cho “tôi” cách chơi với những chiếc lá: những con cào cào, chim sẻ, con rết… thắt bằng lá dừa; những cái lồng đèn bằng lá cau kiểng…

- Những ngày ốm thèm được ở gần bà để nhõng nhẽo, sụt sịt, để bà nhanh ra sau nhà hái bảy tám loại lá vào nấu cho tôi một nồi xông lúc ốm.

- Hình ảnh người bà ân cần, tỉ mẩn xen những nét u sầu khi phơi gom những lá tràm khuynh diệp.


Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Hãy nêu một vài điểm giống và khác nhau trong cách thể hiện hình ảnh người bà của văn bản này với văn bản khác mà em đã đọc (ví dụ Hương khúc của Nguyễn Quang Thiều).

Trả lời:

- Giống nhau: Hình ảnh người bà hiện lên cũng những tình yêu và kỉ niệm tuổi thơ cùng người cháu.

- Khác nhau:

+ Văn bản “Những chiếc lá thơm tho” nói về: kỉ niệm của cháu khi được bà bày cách làm đồ chơi bằng những chiếc lá, kỉ niệm về những lần bị ốm với nồi thuốc lá xong và cả những kỉ niệm buồn vui cuộc đời.

+ Văn bản “Hương khúc” nói về: kỉ niệm của người cháu cùng bà bên chõ bánh khúc.


Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Em hiểu thế nào về ý nghĩa của từ “thơm” trong những câu sau: “Những chiếc lá của bà thơm. Thơm ngọt ngào suốt hành trình tuổi thơ tôi. Thơm bâng khuâng cho đến tận bây giờ và thơm dịu dàng cho cả những ngày mai”?

Trả lời:

- Ý nghĩa của từ “thơm” trong những câu: “Những chiếc lá của bà thơm. Thơm ngọt ngào suốt hành trình tuổi thơ tôi. Thơm bâng khuâng cho đến tận bây giờ và thơm dịu dàng cho cả những ngày mai” là:

Từ “thơm” chính là tình yêu, là kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp nhất của người cháu khi ở bên cạnh bà. Tình yêu và kỉ niệm ấy chính là những điều đẹp đẽ, ngọt ngào nhất trong quá trình trưởng thành và lớn lên của người cháu. Tất cả sự dịu dàng và tươi đẹp ấy mãi mãi khắc sâu trong tim của người cháu cho đến tận mai sau.


Câu 4 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Hãy chia sẻ với bạn một câu chuyện về tình cảm của cháu đối với bà mà em biết hoặc em đã trải qua?

Trả lời:

- Câu chuyện cổ tích Bà cháu.

Ngày xưa có ba bà cháu tuy cuộc sống nghèo khổ nhưng cuộc sống lúc nào cũng đầm ấm, hạnh phúc. Một hôm, có một cô tiên đi ngang qua và cho hai người cháu một hạt đào và dặn: “Khi nào bà mất, gieo hạt đào này bên mộ, các cháu sẽ được giàu sang, sung sướng”.

Bà mất, hai anh em mang hạt đào của nàng tiên trồng bên mộ, cây đào lớn nhanh và kết thành bao nhiêu trái vàng, trái bạc.

Tuy được sống trong cảnh đầy đủ, giàu sang nhưng hai anh em lúc nào cũng buồn bã vì nhớ về bà. Cô tiên hiện lên, hai anh em khóc lóc xin cô cho bà sống lại cho dù cuộc sống có cực khổ như xưa.

Cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm, lâu đài, ruộng vườn bỗng chốc biến mất. Người bà sống lại, móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng.

- Câu chuyện Cậu bé Tích Chu: kể về cậu bé Tích Chu sống với bà nhưng lại ham chơi, không chăm lo cho bà để bà biến thành chim bay đi mất, cậu bé hối hận vô cùng, tìm đường lấy nước suối tiên cho bà để bà trở lại thành người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những chiếc lá thơm tho" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3

Câu 1. Tình cảm giữa nhân vật “tôi” với bà được thể hiện như thế nào qua những kỉ niệm ấu thơ?

Trả lời:

Tình cảm giữa nhân vật “tôi” với bà được thể hiện qua những chiếc lá thơm tho của bà. Những chiếc lá đó khiến nhân vật “tôi” nhớ về những kỉ niệm tuổi ấu thơ với những trò chơi từ chiếc lá bà đan. Đồng thời, cũng thể hiện sự yêu quý và nhớ thương bà đã chăm sóc mình hồi nhỏ. Đến khi đã lớn, nhìn thấy những chiếc lá bồ đề, tác giả lại nhớ về bà, về những kỉ niệm ấu thơ cùng với những chiếc lá thơm tho.


Câu 2. Hãy nêu một vài điểm giống và khác nhau trong cách thể hiện hình ảnh người bà của văn bản này với văn bản khác mà em đã đọc (ví dụ Hương khúc của Nguyễn Quang Thiếu).

Trả lời:

- Giống nhau: Đều là hồi ức của tác giả về những kỉ niệm với người bà của mình khi còn ấu thơ.

- Khác nhau:

+ Những chiếc lá thơm tho: Ở hiện tại, tác giả nghĩ về quá khứ với hình ảnh người bà hiện lên với những chiếc lá thơm tho cùng với những trò chơi từ chiếc lá bà đan.

+ Hương khúc: Kể về câu chuyện tuổi thơ với hình ảnh bà hiện lên trong quá trình làm bánh khúc.


Câu 3. Em hiểu thế nào về ý nghĩa của từ “thơm” trong những câu sau. “Những chiếc lá của bà thơm. Thơm ngọt ngào suốt hành trình tuổi thơ tôi. Thơm bông khoảng cho đến tận bây giờ và thơm dịu dàng cho cả những ngày mai"?

Trả lời:

Thơm ở đây không chỉ là hương thơm của chiếc lá mà còn là những kỉ niệm về bà với những lá thơm sẽ theo tác giả "đến tận bây giờ" và "ngày mai"


Câu 4: Hãy chia sẻ với bạn một câu chuyện về tình cảm của cháu đối với ông bà mà em biết hoặc em đã trải qua?

Trả lời:

Bà nội của em đã mất cách đây ba năm. Em vẫn nhớ mãi những ngày còn bé, bà đã bồng bế, dìu dắt yêu thương em hết lòng. Chỉ tiếc rằng bắc nam xa cách, em không có dịp về thăm bà nhiều hơn. Em còn nhớ hồi nhỏ, vì bố mẹ có nhiều việc bận nên đã gửi em về quê cho ông bà chăm sóc. Bà là người thương chúng em nhất nhà. Khi đi đâu chơi bà cũng dẫn chị em chúng em theo. Thuở ấy bệnh của bà còn chưa trở nặng, bà vẫn đi chợ mỗi buổi sớm, có lúc bà đưa em theo, có lúc để chúng em ở nhà rồi mang về cho chúng em cái bánh rán, cốc chè đậu hay là nắm xôi bọc trong lá chuối... Dù đã lâu rồi không còn ăn những thứ quà quê dân dã ấy, thế nhưng em vẫn nhớ mãi mùi vị ngon ngọt, chắc có lẽ là bởi trong ấy có gói ghém cả tình yêu thương của bà nội em chăng? Những ngày em bị ốm, bà cũng là người chăm lo hết mực. Bà còn thức trắng đêm để canh cho chúng em được giấc ngủ ngon lành. Em rất yêu bà nội của mình. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những chiếc lá thơm tho" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4

Câu 1. Tình cảm giữa nhân vật “tôi” với bà được thể hiện như thế nào qua những kỉ niệm ấu thơ?

Tình cảm giữa nhân vật “tôi” với bà được thể hiện chân thực, sinh động qua những kỉ niệm ấu thơ. Bà vẫn hay bày cho “tôi” cách chơi với những chiếc lá; Mỗi lần nhân vật “tôi” bị ốm, bà đi ra sau nhà, hái bảy tám loại lá vào nấu cho tôi một nồi xông, xong ngồi quay lưng cho bà lật áo lau mồ hôi khắp người; Bà biết trước sự ra đi của ông, sai anh rể “tôi” hái lá tràm khuynh diệp, rồi bà cẩn thận phơi khô, đến khi ông mất người ta dùng toàn bộ số lá ấy phủ xuống đáy hòm…


Câu 2. Hãy nêu một vài điểm giống và khác nhau trong cách thể hiện hình ảnh người bà của văn bản này với văn bản khác mà em đã đọc (Ví dụ: Hương khúc của Nguyễn Quang Thiều).

- Giống nhau: Nội dung viết về những kỉ niệm của tác giả về người bà khi còn thơ ấu, qua đó bộc lộ tình cảm yêu thương, trân trọng.

- Khác nhau:

  • Hương khúc (Nguyễn Quang Thiều): Kỉ niệm qua món bánh khúc của bà làm.
  • Những chiếc lá thơm tho: Kỉ niệm qua những chiếc lá

Câu 3. Em hiểu thế nào về ý nghĩa của từ “thơm” trong những câu sau: “Những chiếc lá của bà thơm. Thơm ngọt ngào suốt hành trình tuổi thơ tôi. Thơm bâng khuâng cho đến tận bây giờ và thơm dịu dàng cho những ngày mai”?

Từ “thơm” được nhắc lại bốn lần, nhấn mạnh vào mùi hương của những chiếc lá. Mùi hương đó có sức lan tỏa mạnh mẽ và trở thành sợi dây gắn kết quá khứ với hiện tại và tương lai. Hương thơm của những chiếc lá gợi nhắc về những kỉ niệm tuổi thơ bên người bà, theo tôi cho đến khi trưởng thành và sẽ còn vương vấn mãi về sau.


Câu 4: Cậu bé Tích Chu.

Ngày xưa, có một bạn tên là Tích Chu. Bố mẹ Tích Chu mất sớm, Tích Chu ở với bà.

Hàng ngày bà phải làm việc quần quật kiếm tiền nuôi Tích Chu, có thức gì ngon bà cũng dành cho Tích Chu. Ban đêm, khi Tích Chu ngủ thì bà thức quạt. Thấy bà thương Tích Chu, có người bảo:

– Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên, Tích Chu sẽ không khi nào quên ơn bà.

Thế nhưng lớn lên, Tích Chu lại chẳng thương bà. Bà thì suốt ngày làm việc vất vả, còn Tích Chu suốt ngày rong chơi. Vì làm việc vất vả, ăn uống lại kham khổ nên bà bị ốm. Bà lên cơn sốt nhưng chẳng ai trông nom. Tích Chu mãi rong chơi với bạn bè, chẳng nghĩ gì đến bà đang ốm. Một buổi trưa, trời nóng nực, cơn sốt lên cao, bà khát nước quá liền gọi:

– Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước. Bà khát khô cổ rồi!

Bà gọi một lần, hai lần…rồi ba lần nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Mãi sau Tích Chu thấy đói mới chạy về nhà kiếm cái ăn. Tích Chu ngạc nhiên hết sức thấy bà biến thành chim và vỗ cánh bay lên trời. Tích Chu hoảng quá kêu lên:

– Bà ơi! Bà đi đâu? Bà ở lại với cháu. Cháu sẽ mang nước cho bà, bà ơi!

– Cúc cu … cu! Cúc … cu cu! Chậm mất rồi cháu ạ, bà khát quá không thể chịu nổi phải hóa thành chim để bay đi kiếm nước. Bà đi đây, bà không về nữa đâu!

Nói rồi chim vỗ cánh bay đi. Tích Chu hoảng quá chạy theo bà, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy. Cuối cùng Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu gọi:

– Bà ơi! Bà trở về với cháu đi. Cháu sẽ đi lấy nước cho bà, cháu sẽ giúp đỡ bà, cháu sẽ không làm bà buồn nữa!

– Cúc …cu…cu, muộn quá rồi cháu ơi! Bà không trở lại được nữa đâu!

Nghe chim nói, Tích Chu òa khóc, Tích Chu thương bà và hối hận. Giữa lúc đó, có một bà tiên hiện ra, bà bảo Tích Chu:

– Nếu cháu muốn bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Tiên cho bà cháu uống. Đường lên suối Tiên xa lắm, cháu có đi được không?

Nghe bà Tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường đến suối Tiên, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay.

Trải qua nhiều ngày đêm lặn lội trên đường, vượt qua rất nhiều nguy hiểm, cuối cùng Tích Chu đã lấy được nước suối mang về cho bà uống. Được uống nước suối Tiên, bà Tích Chu trở lại thành người và về ở với Tích Chu.

Từ đấy, Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những chiếc lá thơm tho" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5

Những chiếc lá thơm tho
(Trương Gia Hòa)

* Nội dung chính: Văn bản nói về kỉ niệm tuổi thơ của cháu cùng câu chuyện về những chiếc lá bên bà. Và tình yêu thương sâu sắc của cháu dành cho người bà yêu quý của mình.


Câu 1. Tình cảm giữa nhân vật “tôi” với bà được thể hiện như thế nào qua những kỉ niệm ấu thơ?

Trả lời:

– Bằng việc kể lại những kỉ niệm với bà thời thơ ấu, tác giả đã cho thấy tình yêu của người cháu đối với bà, bà là bầu trời tuổi thơ của cháu, là những năm tháng không phai, dù cháu có lớn đến nơi đầy đủ phát triển thì bà vẫn luôn ở đó với sự ân cần, chu đáo. Và hơn hết đó là sự biết ơn của người cháu đối với bà của mình.


Câu 2. Hãy nêu một vài điểm giống và khác nhau trong cách thể hiện hình ảnh người bà của văn bản này với văn bản khác mà em đã đọc (ví dụ: Hương khúc của Nguyễn Quang Thiều).

Trả lời:

  • Điểm giống:

– Trong văn bản “Những chiếc lá thơm tho” nói riêng và các văn bản viết về bà nói chung, hình ảnh người bà hiện lên luôn là sự chu đáo, tỉ mỉ, hi sinh, chăm sóc con cháu từ điều nhỏ nhất. Đặc biệt bà luôn nhẹ nhàng, ân cần, lo lắng cho con cho cháu. Dạy cho con cháu biết làm ăn, biết yêu lao động, biết yêu thương quan tâm đến mọi người và sống có hiếu.

  • Điểm khác:

– Văn bản “Những chiếc lá thơm tho” nói về: kỉ niệm của cháu khi được bà bày cách làm đồ chơi bằng những chiếc lá, kỉ niệm về những lần bị ốm với nồi thuốc lá xong và cả những kỉ niệm buồn vui cuộc đời.

– Văn bản “Hương khúc” nói về: kỉ niệm của người cháu cùng bà bên chõ bánh khúc.

Mỗi văn bản lại cho cách diễn tả khác nhau về người bà vì vậy hình ảnh người bà xuất hiện trong mỗi văn bản không giống nhau. Mỗi văn bản do các tác giả viết, mỗi nhà văn lại chọn cho mình một hoàn cảnh, một không gian, một thời gian khác nhau, kỉ niệm khác nhau về bà vì vậy cách thể hiện hình ảnh người bà trong mỗi văn bản không bao giờ có sự trùng lặp.


Câu 3. Em hiểu thế nào về ý nghĩa của từ “thơm” trong những câu sau: “Những chiếc lá của bà thơm / Thơm ngọt ngào suốt hành trình tuổi thơ tôi / Thơm bâng khuâng cho đến tận bây giờ và thơm dịu dàng cho cả những ngày mai”.

Trả lời:

– Từ “thơm” được nhắc lại nhiều lần nhấn mạnh mùi tự nhiên của lá, những chiếc lá có mùi thơm khác nhau khi nấu cùng lại hòa quyện tạo ra độ lưu hương rất lâu, đặc trưng, giúp giải cảm rất tốt. Mùi thơm của lá còn là sợi dây nối liền hiện tại với quá khứ và tương lai. Mùi thơm gây cảm xúc nhớ nhung, bịn rịn và ngát hương cho cả mai sau. Mùi thơm làm con người khỏe ra, nuôi dưỡng cảm xúc, thanh lọc tâm hồn, chắt chiu những điều tốt đẹp.


Câu 4. Hãy chia sẻ với bạn một câu chuyện về tình cảm của cháu đối với ông bà mà em biết hoặc em đã trải qua?

Bài làm :

Câu chuyện cổ tích Bà cháu.

Ngày xưa có ba bà cháu tuy cuộc sống nghèo khổ nhưng cuộc sống lúc nào cũng đầm ấm, hạnh phúc. Một hôm, có một cô tiên đi ngang qua và cho hai người cháu một hạt đào và dặn: “Khi nào bà mất, gieo hạt đào này bên mộ, các cháu sẽ được giàu sang, sung sướng”.

Bà mất, hai anh em mang hạt đào của nàng tiên trồng bên mộ, cây đào lớn nhanh và kết thành bao nhiêu trái vàng, trái bạc.

Tuy được sống trong cảnh đầy đủ, giàu sang nhưng hai anh em lúc nào cũng buồn bã vì nhớ về bà. Cô tiên hiện lên, hai anh em khóc lóc xin cô cho bà sống lại cho dù cuộc sống có cực khổ như xưa.

Cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm, lâu đài, ruộng vườn bỗng chốc biến mất. Người bà sống lại, móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những chiếc lá thơm tho" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6

Dàn ý Phân tích Những chiếc lá thơm tho

Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm

Thân bài:

-Tuổi thơ trong tâm trí của nhân vật tôi được hiện về như thế nào?

-Hình ảnh người bà trong quá khứ gắn liền với tuổi thơ của nhân vật tôi.

-Hình ảnh những chiếc lá thơm tho có liên hệ gì với người bà.

Kết bài: Cảm nhận về bài thơ.


Phân tích Những chiếc lá thơm tho

Tuổi thơ ai cũng từng được đắm chìm trong vô vàn những trò chơi tinh nghịch thuở nhỏ, những lần ham chơi với chúng bạn quên cả về, là những lần trốn học ra bờ sông bắt cá. Nhưng với tác giả Trương Gia Hòa với tác phẩm “Những chiếc lá thơm tho” thì hình ảnh về người bà, về những chiếc lá thơm tho của mà vẫn mãi là những ký ức tuyệt đẹp nhất in sâu trong tâm trí của tác giả. Đó là tình cảm yêu mến dành cho người bà kính yêu của mình, cũng vừa là những hồi ức không bao giờ quên.


Tuổi thơ của những đứa trẻ làng quê có lẽ luôn gắn liền với những thứ mộc mạc, giản dị. Đối với nhân vật tôi là được ở bên bà, được chơi cùng những chiếc lá với đủ mọi màu sắc. Cây cối luôn hiện hữu rất nhiều trong các làng quê ở Việt Nam, mỗi bộ phận đều có công dụng riêng và đặc biệt nhất chính là những chiếc lá. Người bà với bàn tay khéo léo của mình, chỉ cho nhân vật tôi cách làm con cào cào bằng lá dứa, lồng đèn bằng lá cau kiểng, lá xoài thì làm đầu trâu. Mỗi lá thì đều là được những thứ đồ chơi thú vị. Những thứ ngộ nghĩnh đó, giúp cho tuổi thơ của tôi thật nhiều màu sắc. Trong tâm hồn của một đứa trẻ, được chỉ cách làm những thứ đồ chơi này, được tận mắt nhìn thấy thì thật thích biết bao. Người bà vẫn luôn bên cạnh cháu mình, chỉ cho cháu làm những thứ đồ chơi tuổi thơ mà tuổi thơ của chính bà cũng đã từng làm những thứ đó.


Tác giả liệt kê ra rất nhiều những loại lá, những loại lá đó cũng gắn liền với nhân vật tôi mỗi lúc bị ốm. Khi ốm lúc nào cũng ở bên cạnh bà, được bà thương, để được nhõng nhẽo. Câu văn “bà sẽ thương mình “đứt ruột” cho thấy tình cảm thắm thiết mà bà dành cho đứa cháu thân yêu của mình. Ngoài chỉ cháu chơi những thứ đồ chơi từ lá, bà còn lấy lá làm nồi xông cho cháu khỏi ốm. Nhân vật tôi thì được làm nũng với bà, được lau mồ hôi lên người bà. Chính nhờ tình yêu, sự quan tâm chăm sóc của bà mà cháu đã khỏi ốm. Để rồi tận khi đã lớn, cũng bị ốm nhưng lại không nhanh khỏi như khi ở bên cạnh bà. Không chỉ do những nồi lá xông của bà mà có lẽ, chính sự hiện hữu của bà lúc đó, sự ỷ lại vào bà cũng là một liều thuốc tinh thần giúp cháu nhanh khỏi ốm.


Những chiếc lá thơm của bà như là thứ kỉ niệm ngọt ngào xuyên suốt hành trình tuổi thơ của nhân vật tôi. Nó gắn với những kỉ niệm đẹp không chỉ giữa bà và cháu, mà bà còn mang những chiếc lá thơm với hành trình về cát bụi của ông nội. Thế là cháu lại có thêm những kí ức tươi đẹp về tình cảm của ông bà của mình. Ngay lúc ông sắp ra đi, bà đã dùng những cái lá tràm phơi khô. Bà tự tay làm tất cả, như là tình cảm giản dị mà sâu sắc bà muốn dành cho ông. Chắc khi ông ra đi cũng sẽ vui lắm, hạnh phúc vì có người bạn đời chăm lo ân cần cho mình. Nhân vật tôi ngưỡng mộ tình cảm ông bà dành cho ông. Tình cảm của nhân vật tôi dành cho bà của mình làm ta nhớ đến tác phẩm “Hương khúc” của Nguyễn Quang Thiều. Trong tác phẩm này ngoài tình cảm trân quý, yêu thương mà mà tác giả dành cho chiếc bánh khúc gắn liền với cả tuổi thơ của mình. Đặc biệt trong kí ức tuổi thơ ấy còn in bóng dáng của bà. Cả hai tác giả đều dành những tình cảm sâu nặng cho bà của mình, hình ảnh của bà gắn liền với những kí ức tuổi thơ không bao giờ quên.


Đọc tác phẩm “Những chiếc lá thơm tho” của tác giả Trương Gia Hòa ta như được chìm đắm trong những kí ức tuổi thơ tươi đẹp. Sống với bà là những kỉ niệm không bao giờ quên, đó có lẽ là khoảng kí ức hạnh phúc và vui vẻ nhất. Hình bóng của bà sẽ đi theo trong suốt hành trình tuổi thơ của nhân vật tôi và để thấy rằng nhân vật yêu bà rất nhiều. Như một nhà văn từng nói rằng “ Đối với tôi đó là những tháng ngày hạnh phúc và vui vẻ nhất”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .