Top 6 Bài soạn "Sông Đáy" (Ngữ văn 11 - SGK Cánh diều) hay nhất

67

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Sông Đáy" (Ngữ văn 11 - SGK Cánh diều) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc các bạn học tốt!...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Sông Đáy" - mẫu 1

Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 39 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): 

- Đọc trước bài thơ Sông Đáy, tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

- Em biết những bài thơ, bài hát nào viết về con sông quê hương? Ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ,... mà những bài thơ, bài hát đó gợi ra cho em là gì?

Trả lời:

- Thông tin về nhà thơ Nguyễn Quang Thiều:

+ Sinh năm: 1957

+ Quê quán: Hoàng Dương, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).

+ Chức vụ: Nhà văn, nhà thơ, kịch tác gia, dịch giả.

- Những bài thơ, bài hát viết về con sông quê hương:

Sông quê em và sông quê anh – Nghi Lâm; Ráng chiều – Lâm Bình; Bài thơ: Nhớ sông quê – Hoàng Minh Tuấn; Khúc hát dòng sông – Phan Thu Hà. Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh....

- Dòng sông quê hương – dòng sông của tuổi thơ, dòng sông ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông? Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì! Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương.


Đọc hiểu

* Nội dung chính: Bài thơ "Sông Đáy" của tác giả Nguyễn Quang Thiều kể về tâm trạng của một đứa con trở về quê hương và gặp lại con sông Đáy, nơi tạo nên ký ức tuổi thơ và những hình ảnh đẹp của người mẹ. Những nỗi buồn da diết đó được thể hiện qua từng hình ảnh thơ khi tác giả nhớ về.


* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý mối quan hệ giữa hình ảnh lưng mẹ và “mảnh sóng đêm”.

Trả lời:

Thi sĩ đã ví von đặt ngang hành sông Đáy với hình ảnh mẹ. Sông cung cấp nước cho cây cỏ, cho con người, ban cho mọi vật sự sống. Bởi vậy, mẹ ở đây có thể hiểu là mẹ thiên nhiên – nguồn cội của sự sống. Hiểu theo ý nghĩa đơn giản, thực chất mẹ ở đây chính là người mẹ của nhà thơ. Nếu như dòng sông ban cho ta nước, thì mẹ chính là người ban tặng cho ta tình yêu.


Câu 2 (trang 40 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hình ảnh "giàn giụa nước mưa sông" gợi cho em liên tưởng gì?

Trả lời:

Hình ảnh "giàn giụa nước mưa sông" gợi cho em liên tưởng về hình ảnh những chú cá bống quẫy đạp khiến nước bắn tung khắp nơi nhìn như những giọt nước mắt của dòng sông. Tác giả như muốn bộc lộ hết nỗi lòng của mình, muốn khóc cho thỏa nỗi lòng như những chứ bống kia.


Câu 3  (trang 40 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tại sao điệp ngữ "Sông Đáy ơi" được lặp lại ở khổ 3 và 4?

Trả lời:

Cụm từ "Sông Đáy ơi" được lặp đi lặp lại hai lần như một tiếng gọi tha thiết báo hiệu sự trở về muộn màng của chủ thể trữ tình. Nó chứa đựng những cảm xúc tha thiết, lưu luyến, bồi hồi của tác giả khi trở về nơi đây.


* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1. (trang 40 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):  Bài thơ Sông Đáy được viết theo thể thơ nào? Việc lựa chọn thể thơ này cùng với cách chấm câu trong bài thơ có tác dụng gì đối với việc thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình?

Trả lời:

- Bài thơ Sông Đáy được viết theo thể thơ tự do.

- Đúng với tên gọi của thể thơ, việc dùng từ ngữ cùng dấu chấm câu trong bài thơ không bị gò bó mà rất tự do, thoải mái, giúp cho mạch thơ cùng mạch cảm xúc của bài rất tự nhiên, đã thể hiển rõ nét tình cảm của tác giả dành cho con sông Đáy, cho thiên nhiên con người nơi đây và cho người mẹ của mình. 


Câu 2. (trang 40 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian nào trong cuộc đời của nhân vật trữ tình? Các mốc thời gian được sắp xếp theo trình tự nào? Ý nghĩa của trình tự này là gì?

Trả lời:

Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian trong cuộc đời của nhân vật trữ tình từ kí ức đến hiện tại, từ khi nhân vật trữ tình còn nhỏ, đến lúc lớn lên đi xa quê hương và cuối cùng là ngày trở về.

Trình tự thời gian này giúp cho mạch cảm xúc của tác giả được thể hiện rõ nét và chi tiết hơn. Nó đã giúp thể hiện được những kỉ niệm vui buồn từ khi xa quê đến ngày trở về của tác giả. Qua đó đã nhấn mạnh hơn mối quan hệ mật thiết giữa sông Đáy với tác giả.


Câu 3. (trang 40 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hình tượng “mẹ” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Ý nghĩa của hình tượng đó là gì?

Trả lời:

Hình ảnh người mẹ xuất hiện 4 lần trong bài thơ, ở câu thơ mở đầu bài thơ, ở câu thơ thứ 7, 16 và 17.

→  Ý nghĩa của hình tượng “mẹ” xuất hiện trong bài thơ là giúp cho những kí ức về mẹ của nhân vật trữ tình được lưu giữ không chỉ trong tim mà còn qua những trang giấy lưu lại muôn đời. 


Câu 4. (trang 40 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):  Hình tượng “em” mang lại những cảm xúc gì về sông Đáy trong tâm hồn của nhân vật trữ tình? Vì sao?

Trả lời:

Sông Đáy trong tâm hồn của nhân vật trữ tình không chỉ là nơi có những kí ức kỉ niệm với mẹ mà còn với “em”. Trong quá khứ, sông Đáy là nơi mà “em” đã cùng nhân vật trữ tình gặp gỡ, hẹn hò, nơi đây chính là nơi chứng kiến tình yêu đôi lứa đẹp đẽ. Họ yêu nhau nhưng không đến được với nhau, tuy nhiên, đó cũng là đoạn tình cảm mà tác giả rất trân trọng và ghi nhớ trong tim. Khi giờ đây trở về, sông Đáy chỉ còn mẹ đứng chờ mình, còn “em” thì không thấy đâu.


Câu 5. (trang 41 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nhận diện một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và chỉ ra vai trò của yếu tố đó đối với việc thể hiện nội dung.

Trả lời:

Một yếu tố tượng trưng trong bài thơ mà em ấn tượng nhất là hình tượng con sông Đáy. Có thể nói, đây là một nhân vật chính trong bài thơ, được lấy làm tên tác phẩm. Trong bài thơ, sông Đáy mang lại nhiều vai trò và ý nghĩa khác nhau. Đôi lúc nó là một phần quê hương, là tình mẫu tử thiêng liêng. Đôi lúc nó là tình yêu, là một người bạn cùng trò chuyện, níu giữ những kỉ niệm cuộc đời với tác giả.


Câu 6. (trang 41 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Từ nội dung bài thơ và những hiểu biết về văn hoá dân tộc, hãy lí giải vì sao tình cảm gắn bó, yêu thương với quê hương của người Việt đặc biệt sâu nặng. Tình cảm này liệu có thay đổi trong đời sống hiện nay?

Trả lời:

Quê hương từ lâu đã luôn chiếm một phần quan trọng trong cuộc đời của mỗi người Việt Nam. Tình yêu với quê hương không chỉ được vun đắp từ nhỏ, qua những câu ca dao, tục ngữ, qua những câu hát, câu ru mà còn cả qua những bài học. Trong cuộc đời, có thể chúng ta đi đến và sống ở rất nhiêu nơi, nhưng quê hương luôn là nơi ta muốn trở về nhất bởi nơi đó không chỉ có gia đình, họ hàng mà còn chất chứa cả những kỉ niệm tuyệt vời nhất. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam, nó đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Do đó, có thể khẳng định rằng dù đời sống hiện nay có nhiều thay đổi thì tình cảm với quê hương, đất nước của con người chắc chắn sẽ không bao giờ thay đổi. Thứ tình cảm đó sẽ luôn được gìn giữ và phát huy đến muôn đời.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Sông Đáy" - mẫu 2

Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Đọc trước bài thơ Sông Đáy và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Quang Thiều. 

Phương pháp giải:

Chú ý lựa chọn thông tin phù hợp, phục vụ cho việc đọc hiểu.

Lời giải chi tiết:

- Nguyễn Quang Thiều (sinh năm 1957) là một nhà thơ. 

- Ngoài lĩnh vực chính thơ ca tạo nên tên tuổi, ông còn là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí. 

- Ông hiện nay là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi; Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

- Nguyễn Quang Thiều không chỉ là nhà thơ tiên phong với trào lưu hiện đại mà còn là cây viết văn xuôi giàu cảm xúc. Trong anh không chỉ có con người bay bổng, ưu tư với những phiền muộn thi ca, mà còn có một nhà báo linh hoạt và nhạy bén.


Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Em biết những bài thơ, bài hát nào viết về con sông quê hương? Ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ… mà những bài thơ, bài hát đó gợi ra cho em là gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào những bài hát, bài thơ em đã từng được nghe hoặc tìm kiếm trên internet, sau đó đưa ra ấn tượng, cảm xúc và suy nghĩ của cá nhân.

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ: Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh), Bên sông nắng rụng (Phạm Hùng), Nhớ sông quê! (Hoàng Minh Tuấn), Khúc hát dòng sông (Phan Thu Hà).

- Bài hát: Người con gái sông La, Khúc hát sông quê, Con sông tuổi thơ tôi, Câu hò trên bến Hiền Lương.

- Gợi cho em những suy nghĩ: Đây đều những bài thơ, bài hát có giọng điệu tha thiết, da diết, gợi cảm xúc yêu thương, nhớ nhung con sông quê hương. Đồng thời gợi cho người đọc những cảm xúc nhớ nhung về quê hương, về con sông tuổi thơ của mỗi người.


Trong khi đọc 1

Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chú ý mối quan hệ giữa hình ảnh lưng mẹ và “mảnh sông đêm”.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ thơ một, hiểu được hình ảnh lưng mẹ và “mảnh sông đêm”. Từ đó so sánh để thấy mối quan hệ giữa hai chi tiết.

Lời giải chi tiết:

Lưng mẹ và “mảnh sông đêm” có mối quan hệ chặt chẽ, người con ngủ trên lưng mẹ, vững chãi ấm áp luôn che chở bảo vệ cho người con. Cũng như dòng sông luôn bảo vệ che chở cho quê hương, cho người dân. 


Trong khi đọc 2

Câu 2 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hình ảnh “giàn giụa nước mưa sông” gợi cho em liên tưởng gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ thơ thứ ba, đưa ra nội dung của hình ảnh “giàn giụa nước mưa sông”, từ đó liên tưởng đến điều gì?

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh đã diễn tả hình ảnh người con khi xa quê hương, nhớ da diết về con sông thân quen. Từ đó, liên tưởng những giọt nước mắt đó như con sông quê hương. Gợi cho mỗi người đọc nỗi niềm nhớ thương về quê hương của mình.


Trong khi đọc 3

Câu 3 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Tại sao điệp ngữ “Sông Đáy ơi” được lặp lại khổ 3, 4?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ thứ ba và bốn, chú ý điệp ngữ và nội dung thể hiện của tác giả.

Lời giải chi tiết:

Điệp ngữ được lặp lại như muốn nhấn mạnh cái tình cảm nhớ nhung không thể nào quên trong lòng tác giả. Nó khắc sâu vào trái tim để rồi khắc khoải không quên. Tác giả lặp lại ở cả hai khổ để thể hiện sâu sắc tình cảm của mình sẽ không bao giờ quên


Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Bài thơ Sông Đáy được viết theo thể thơ nào? Việc lựa chọn thể thơ này cùng với cách chấm câu trong bài thơ có tác dụng gì đối với việc thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, chú ý cấu trúc các câu, số tiếng trong một dòng để xác định thể thơ. Từ đó nhận xét về cách lựa chọn thể thơ và dấu chấm câu với thể hiện cảm xúc của tác giả.

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ Sông Đáy được viết theo thể thơ tự do. 

- Đúng với tên gọi của thể thơ, việc dùng từ ngữ cùng dấu chấm câu trong bài thơ không bị gò bó mà rất tự do, thoải mái, giúp cho mạch thơ cùng mạch cảm xúc của bài rất tự nhiên, đã thể hiện rõ nét tình cảm của tác giả dành cho con sông Đáy, cho thiên nhiên con người nơi đây và cho người mẹ của mình. 


Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian nào trong cuộc đời của nhân vật trữ tình? Các mốc thời gian được sắp xếp theo trình tự nào? Ý nghĩa của trình tự này là gì?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, tìm những hình ảnh sông Đáy xuất hiện trong bài thơ để thấy được mốc thời gian của nhân vật trữ tình, cách sắp xếp các mốc thời gian đó như thế nào. Tác giả sắp xếp như vậy nhằm mục đích gì?

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian trong cuộc đời của nhân vật trữ tình từ ký ức đến hiện tại, từ khi nhân vật trữ tình còn nhỏ, đến lúc lớn lên đi xa quê hương và cuối cùng là ngày trở về.

- Trình tự thời gian này giúp cho mạch cảm xúc của tác giả được thể hiện rõ nét và chi tiết hơn. 

- Nó đã giúp thể hiện được những kỉ niệm vui buồn từ khi xa quê đến ngày trở về của tác giả. Qua đó đã nhấn mạnh hơn mối quan hệ mật thiết giữa sông Đáy với tác giả.


Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hình tượng “mẹ” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Ý nghĩa của hình tượng đó là gì?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, đếm số lần xuất hiện của hình ảnh “mẹ”. Hình tượng đó nhằm thể hiện điều gì? (dựa vào nội dung chính của bài thơ)

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh người mẹ xuất hiện 4 lần trong bài thơ, ở câu thơ mở đầu bài thơ, ở câu thơ thứ 7, 16 và 17.

→  Ý nghĩa của hình tượng “mẹ” xuất hiện trong bài thơ là giúp cho những kí ức về mẹ của nhân vật trữ tình được lưu giữ không chỉ trong tim mà còn qua những trang giấy lưu lại muôn đời. 


Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hình tượng “em” mang lại những cảm xúc gì về sông Đáy trong tâm hồn của nhân vật trữ tình? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, hiểu được ý nghĩa của hình tượng “em” (dựa vào nội dung chính của bài thơ).

Lời giải chi tiết:

Trong quá khứ, sông Đáy là nơi mà “em” đã cùng nhân vật trữ tình gặp gỡ, hẹn hò, nơi đây chính là nơi chứng kiến tình yêu đôi lứa đẹp đẽ. Họ yêu nhau nhưng không đến được với nhau, tuy nhiên, đó cũng là đoạn tình cảm mà tác giả rất trân trọng và ghi nhớ trong tim. Khi giờ đây trở về, sông Đáy chỉ còn mẹ đứng chờ mình, còn “em” thì không thấy đâu.


Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nhận diện một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và chỉ ra vai trò của yếu tố đó đối với việc thể hiện nội dung.

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, chỉ ra yếu tố tượng trưng trong bài thơ và nêu vai trò của nó với nội dung chính của bài thơ.

Lời giải chi tiết:

- Một yếu tố tượng trưng trong bài thơ mà em ấn tượng nhất là hình tượng con sông Đáy. Có thể nói, đây là một nhân vật chính trong bài thơ, được lấy làm tên tác phẩm.

-  Trong bài thơ, sông Đáy mang lại nhiều vai trò và ý nghĩa khác nhau. Đôi lúc nó là một phần quê hương, là tình mẫu tử thiêng liêng. Đôi lúc nó là tình yêu, là một người bạn cùng trò chuyện, níu giữ những kỉ niệm cuộc đời với tác giả.


Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Từ nội dung bài thơ và những hiểu biết về văn hoá dân tộc, hãy lí giải vì sao tình cảm gắn bó, yêu thương với quê hương của người Việt đặc biệt sâu nặng. Tình cảm này liệu có thay đổi trong đời sống hiện nay?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, từ nội dung của bài thơ kết hợp với vốn kiến thức thực tế của bản thân trình bày suy nghĩ về tình yêu thương quê hương. 

Lời giải chi tiết:

- Quê hương từ lâu đã luôn chiếm một phần quan trọng trong cuộc đời của mỗi người Việt Nam. Tình yêu với quê hương không chỉ được vun đắp từ nhỏ, qua những câu ca dao, tục ngữ, qua những câu hát, câu ru mà còn cả qua những bài học. 

- Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam, nó đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Do đó, có thể khẳng định rằng dù đời sống hiện nay có nhiều thay đổi thì tình cảm với quê hương, đất nước của con người chắc chắn sẽ không bao giờ thay đổi. Thứ tình cảm đó sẽ luôn được gìn giữ và phát huy đến muôn đời. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Sông Đáy" - mẫu 3

Câu 1. Bài thơ Sông Đáy được viết theo thể thơ nào? Việc lựa chọn thể thơ này cùng với cách chấm câu trong bài thơ có tác dụng gì đối với việc thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình?

Trả lời:

Bài thơ Sông Đáy được viết theo thể thơ tự do. Đúng với tên gọi của thể thơ, việc dùng từ ngữ cùng dấu chấm câu trong bài thơ không bị gò bó mà rất tự do, thoải mái, giúp cho mạch thơ cùng mạch cảm xúc của bài rất tự nhiên, đã thể hiển rõ nét tình cảm của tác giả dành cho con sông Đáy, cho thiên nhiên con người nơi đây và cho người mẹ của mình. 


Câu 2. Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian nào trong cuộc đời của nhân vật trữ tình? Các mốc thời gian được sắp xếp theo trình tự nào? Ý nghĩa của trình tự này là gì?

Trả lời:

Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian trong cuộc đời của nhân vật trữ tình từ kí ức đến hiện tại, từ khi nhân vật trữ tình còn nhỏ, đến lúc lớn lên đi xa quê hương và cuối cùng là ngày trở về.

Trình tự thời gian này giúp cho mạch cảm xúc của tác giả được thể hiện rõ nét và chi tiết hơn. Nó đã giúp thể hiện được những kỉ niệm vui buồn từ khi xa quê đến ngày trở về của tác giả. Qua đó đã nhấn mạnh hơn mối quan hệ mật thiết giữa sông Đáy với tác giả.


Câu 3. Hình tượng “mẹ” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Ý nghĩa của hình tượng đó là gì?

Trả lời:

Hình ảnh người mẹ xuất hiện 4 lần trong bài thơ, ở câu thơ mở đầu bài thơ, ở câu thơ thứ 7, 16 và 17.

→  Ý nghĩa của hình tượng “mẹ” xuất hiện trong bài thơ là giúp cho những kí ức về mẹ của nhân vật trữ tình được lưu giữ không chỉ trong tim mà còn qua những trang giấy lưu lại muôn đời. 


Câu 4. Hình tượng “em” mang lại những cảm xúc gì về sông Đáy trong tâm hồn của nhân vật trữ tình? Vì sao?

Trả lời:

Sông Đáy trong tâm hồn của nhân vật trữ tình không chỉ là nơi có những kí ức kỉ niệm với mẹ mà còn với “em”. Trong quá khứ, sông Đáy là nơi mà “em” đã cùng nhân vật trữ tình gặp gỡ, hẹn hò, nơi đây chính là nơi chứng kiến tình yêu đôi lứa đẹp đẽ. Họ yêu nhau nhưng không đến được với nhau, tuy nhiên, đó cũng là đoạn tình cảm mà tác giả rất trân trọng và ghi nhớ trong tim. Khi giờ đây trở về, sông Đáy chỉ còn mẹ đứng chờ mình, còn “em” thì không thấy đâu.


Câu 5. Nhận diện một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và chỉ ra vai trò của yếu tố đó đối với việc thể hiện nội dung.

Trả lời:

Một yếu tố tượng trưng trong bài thơ mà em ấn tượng nhất là hình tượng con sông Đáy. Có thể nói, đây là một nhân vật chính trong bài thơ, được lấy làm tên tác phẩm. Trong bài thơ, sông Đáy mang lại nhiều vai trò và ý nghĩa khác nhau. Đôi lúc nó là một phần quê hương, là tình mẫu tử thiêng liêng. Đôi lúc nó là tình yêu, là một người bạn cùng trò chuyện, níu giữ những kỉ niệm cuộc đời với tác giả.


Câu 6. Từ nội dung bài thơ và những hiểu biết về văn hoá dân tộc, hãy lí giải vì sao tình cảm gắn bó, yêu thương với quê hương của người Việt đặc biệt sâu nặng. Tình cảm này liệu có thay đổi trong đời sống hiện nay?

Trả lời:

Quê hương từ lâu đã luôn chiếm một phần quan trọng trong cuộc đời của mỗi người Việt Nam. Tình yêu với quê hương không chỉ được vun đắp từ nhỏ, qua những câu ca dao, tục ngữ, qua những câu hát, câu ru mà còn cả qua những bài học. Trong cuộc đời, có thể chúng ta đi đến và sống ở rất nhiêu nơi, nhưng quê hương luôn là nơi ta muốn trở về nhất bởi nơi đó không chỉ có gia đình, họ hàng mà còn chất chứa cả những kỉ niệm tuyệt vời nhất. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam, nó đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Do đó, có thể khẳng định rằng dù đời sống hiện nay có nhiều thay đổi thì tình cảm với quê hương, đất nước của con người chắc chắn sẽ không bao giờ thay đổi. Thứ tình cảm đó sẽ luôn được gìn giữ và phát huy đến muôn đời.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Sông Đáy" - mẫu 4

Chuẩn bị

- Nguyễn Quang Thiều (sinh năm 1957) là một nhà thơ hiện đại của Việt Nam, ngoài lĩnh vực chính thơ ca tạo nên tên tuổi, ông còn là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí. Ông hiện nay là Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi.

- Một số bài thơ như: Quê hương (Tế Hanh), Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh),... gợi ra hình ảnh con sông hiền hòa, quen thuộc.


Đọc hiểu

Câu 1. Hình ảnh “giàn giụa nước mưa sông” gợi cho em liên tưởng gì?

Liên tưởng con sông đang khóc.


Câu 2. Tại sao điệp ngữ “Sông Đáy ơi” được lặp lại ở khổ 3 và 4?

Điệp ngữ “Sông Đáy ơi” như một lời gọi đầy da diết, bộc lộ nỗi niềm của nhân vật trữ tình.


Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bài thơ Sông Đáy được viết theo thể thơ nào? Việc lựa chọn thể thơ này có tác dụng gì đối với việc thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình?

- Thể thơ: tự do

- Tác dụng: góp phần diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình với nỗi niềm nhớ nhung da diết.


Câu 2. Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian nào trong cuộc đời của nhân vật trữ tình? Các mốc thời gian được sắp xếp theo trình tự nào? Ý nghĩa của trình tự này là gì?

- Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian: từ khi con nhỏ, lớn lên xa quê và khi trở về quê.

- Các mốc thời gian được được sắp xếp theo trình tự quá khứ - hiện tại

- Ý nghĩa của trình tự: theo mạch cảm xúc của tác giả, thể hiện được chiều sâu nỗi nhớ, nỗi buồn khi xa quê cũng như niềm vui khi trở về trở nên rõ ràng, chân thực hơn.


Câu 3. Hình tượng “mẹ” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Ý nghĩa của hình tượng đó là gì?

- Hình ảnh người mẹ xuất hiện ba lần:

  • Mở đầu, hình ảnh người mẹ xuất hiện trong hoàn cảnh đi làm về
  • Ở câu 7, hình mẹ xuất hiện trong kí ức người con
  • Ở câu thơ 16, 17 hình ảnh người mẹ xuất hiện khi đã già.

- Ý nghĩa của hình tượng “mẹ”: là hình ảnh luôn thường trực trong trái tim của người con, nhớ về quê hương là nhớ đến mẹ với biết bao kỉ niệm.


Câu 4. Hình tượng “em” gợi lên trong nhân vật trữ tình những cảm xúc gì về sông Đáy? Vì sao?

Hình tượng “em” gợi lên trong nhân vật trữ tình những cảm xúc bồi hồi, hi vọng rồi lại thất vọng khi không nhìn thấy bóng hình "em" đứng bên sông đợi mình. Kí ức về sông Đáy không chỉ là kí ức về người mẹ, mà còn là kí ức về tình yêu. Sông Đáy và "em" trở thành chuyện của quá khứ, cả hai đã đi rất xa trong kí ức tác giả. Nhưng giờ đây, nó một lần nữa sống dậy, sông Đáy đã chứng kiến một đoạn tình cảm ngắn ngủi của đôi trai gái, họ yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Ngày tác giả trở về, mẹ vẫn đứng đó đợi nhưng hình bóng "em", nay đã không còn.


Câu 5. Nhận diện một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và chỉ ra vai trò của yếu tố đó đối với việc thể hiện nội dung.

Hình tượng nghệ thuật cả bài thơ là sông Đáy, nó xuyên suốt khắp chiều dài của tác phẩm. Sông Đáy gợi cho ta nhiều ý nghĩa, nó là quê hương, là tình mẫu tử, là tình yêu, và đôi lúc nó lại là một người bạn vô hình ở bên tác giả. Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên một thế giới nghệ thuật trong “Sông Đáy”, và trong thế giới nghệ thuật ấy thì nhân vật “tôi” là nhân vật trữ tình.


Câu 6. Từ nội dung bài thơ và những hiểu biết về văn hoá dân tộc, hãy lí giải vì sao tình cảm gắn bó, yêu thương với quê hương của người Việt đặc biệt sâu nặng. Tình cảm này liệu có thay đổi trong đời sống hiện nay?

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Nhất la đối với những con người lao động - người nông dân, họ lại càng gắn bó mật thiết với nơi ấy.

Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình.

Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi.

Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp…

(Sưu tầm)


PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG 

Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Sông Đáy.

Bài giải:

- Giá trị nội dung:

  • Sông Đáy là một bài thơ nổi tiếng được Nguyễn Quang Thiều khắc họa về sự trân trọng đối với quê hương, đất nước, nơi sinh ra, tâm trạng vui buồn lẫn lộn khi trở về với quê hương, nhớ về hình ảnh con sông Đáy - con sông quê hương.

- Giá trị nghệ thuật:

  • Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu và tinh tế.
  • Ngòi bút uyên bác và tạo được cái riêng.

Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Sông Đáy.

Bài giải:

Bài thơ "Sông Đáy" của tác giả Nguyễn Quang Thiều kể về tâm trạng của một đứa con trở về quê hương và gặp lại con sông Đáy, nơi tạo nên ký ức tuổi thơ và những hình ảnh đẹp của người mẹ. Những nỗi buồn da diết đó được thể hiện qua từng hình ảnh thơ khi tác giả nhớ về.


Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm của văn bản Sông Đáy.

Bài giải:

Tác giả

  • Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957 quê ở Hà Tây (nay là Hà Nội)
  • Ông là một nhà thơ hiện đại tiêu biểu của văn học Việt Nam. Ông tham gia nhiều lĩnh vực như viết văn, viết báo, tiểu thuyết và khá thành công.
  • Ông có phong cách thơ nổi bật chủ yếu về các đề tài gần gũi bên ngoài đời thực, thơ mang nét hồn nhiên và đẹp đẽ.
  • Tác phẩm chính: Thành phố chỉ sống 60 ngày, 1991; Cỏ hoang, tiểu thuyết, 1992...

Tác phẩm

  • Thể loại: Thơ tự do
  • Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
  • Tác phẩm Sông Đáy sáng tác năm 1991, khi tác giả trở về thăm quê hương, thăm lại dòng sông Đáy thân yêu.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Sông Đáy" - mẫu 5

Tác giả

Tác giả Nguyễn Quang Thiều

Tiểu sử

- Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957 quê ở Hà Tây (nay là Hà Nội)

- Ông là một nhà thơ hiện đại tiêu biểu của văn học Việt Nam

- Ông tham gia nhiều lĩnh vực như viết văn, viết báo, tiểu thuyết và khá thành công

- Ông hiện là Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi.


Đặc điểm nghệ thuật

- Ông có phong cách thơ nổi bật chủ yếu về các đề tài gần gũi bên ngoài đời thực, thơ mang nét hồn nhiên và đẹp đẽ.


Tác phẩm chính

- Thành phố chỉ sống 60 ngày, 1991

- Mùa hoa cải bên sông, 1989

- Cỏ hoang, tiểu thuyết, 1992

- Ngôi nhà tuổi 17, 1990

- Cái chết của bầy mối, 1991

- Sự mất ngủ của lửa, 1992

- Người đàn bà tóc trắng, 1993

- Vòng nguyệt quế cô đơn, 1991


Tác phẩm Sông Đáy

Thể loại, phương thức biểu đạt

- Thể loại: Thơ tự do

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

Hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm

- Tác phẩm Sông Đáy sáng tác năm 1991, khi tác giả trở về thăm quê hương, thăm lại dòng sông Đáy thân yêu.


Nội dung chính

Sông Đáy là một bài thơ nổi tiếng được Nguyễn Quang Thiều khắc họa về sự trân trọng đối với quê hương, đất nước, nơi sinh ra, tâm trạng vui buồn lẫn lộn khi trở về với quê hương, nhớ về hình ảnh con sông Đáy - con sông quê hương.


Nghệ thuật

- Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu và tinh tế

- Sử dụng nhịp thơ độc đáo

- Ngòi bút uyên bác và tạo được cái riêng


Tóm tắt Sông Đáy - Mẫu số 1

Nguyễn Quang Thiều đã bày tỏ tình cảm trân trọng của mình đến con sông Đáy và với người mẹ của mình. Con sông gắn liền với tuổi thơ của tác giả, ở đó có hình ảnh người mẹ tần tảo chịu thương, chịu khó nuôi con. Những nỗi nhớ gắn với từng hình ảnh thân thuộc, là cái nôi nuôi dưỡng trong quá trình trưởng thành của con người. Những nhớ thương da diết đó khiến tác giả trở lại nơi đây, nhưng những hình ảnh thân thuộc đó chỉ còn là những kỉ niệm buồn thương đau đáu. 


Tóm tắt Sông Đáy - Mẫu số 2

Bài thơ là tâm trạng buồn thương đau đáu của đứa con trong ngày trở về quê hương. Ở đó không chỉ có hình ảnh về con sông Đáy tắm mát cho tuổi thơ của tác giả, mà còn là hình ảnh người mẹ cõng con trên lưng và nuôi con lớn khôn. Những nỗi buồn da diết đó được thể hiện qua từng hình ảnh thơ khi tác giả nhớ về. Để rồi khi trở lại nơi đây, những ký ức đó như ùa về đầy tình cảm và nước mắt.  


Tóm tắt Sông Đáy - Mẫu số 3

Tác giả bày tỏ sự trân trọng, biết ơn với quê hương và với người đã sinh ra mình. Tâm trạng của một đứa con nhân ngày trở về không chỉ có sự vui vẻ mà còn tràn đầy đau thương và nỗi buồn. Nỗi nhớ về những hình ảnh và con người gắn liền với con sông Đáy chảy xiết. Ngày xa quê hương là tâm trạng mong ngóng, nhưng ngày trở về thì mọi thứ đã thay đổi. Ở đó không còn hình ảnh về con sông Đáy và người mẹ tần tảo, mà giờ đây mẹ đã già thì con mới trở lại. Ta thấy được những cảm xúc trào dâng mãnh liệt qua tình hình ảnh bài thơ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Sông Đáy" - mẫu 6

Phân tích tác phẩm Sông Đáy - Mẫu số 1

Nguyễn Quang Thiều là một nhà thơ đa tài của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Ông sáng tác ra rất nhiều những tác phẩm tiêu biểu và được nhiều người biết đến. “Sông Đáy” chính là một tác phẩm xuất sắc như thế của Nguyễn Quang Thiều. Bài thơ là tình cảm da diết yêu thương của tác giả dành cho quê hương và cho con sông Đáy.


Tác giả đặt nhan đề bài thơ là “sông Đáy” cho thấy được những tình cảm những kí ức gắn bó của tác giả dành cho con sông này. Cái riêng cái độc đáo trong bài thơ này, là việc Nguyễn Quang Thiều đã kết hợp khéo léo và hài hòa giữa thực tại và những kỷ niệm trong quá khứ. Sông Đáy có mối quan hệ mật thiết với tác giả, nó in sâu vào tâm trí, vào tim.


Nhà văn có hình ảnh so sánh rất độc đáo, khi so sánh sông Đáy với hình ảnh của mẹ. Con sông gắn liền với tuổi thơ tác giả, cung cấp nước tưới tiêu cây cỏ mà không cần báo đáp. Cũng giống như tình cảm, tình yêu thương vô bờ bến của mẹ với con. Nhớ đến con sông Đáy, là tác giả nhớ về người mẹ lam lũ chịu khó, cõng con trên lưng để đi làm việc. Nhà thơ lại lại kể tiếp về thế giới trong mơ của mình với tiếng cá quẫy, hình ảnh người mẹ đứng chờ. 


Người con vừa vui sướng, vừa xót thương khi thấy hình ảnh ngóng của mẹ. Dù con có lớn, có đi đâu thì vẫn luôn có mẹ có điểm tựa đang chờ. Đó có lẽ là phần tình cảm thiêng liêng nhất mà tác giả vẫn luôn khắc sâu trong tim. Sông Đáy còn gắn với ký ức về cái tình yêu lỡ dở không thể đến với nhau. Sông Đáy như chứng kiến cái đoạn tình cảm ngắn ngủi ấy, để khi nhớ về sông Đáy lại nhớ về thứ tình cảm này. Cuối bài thơ cho thấy ngòi bút diễn tả tâm lý tài tình của nhà thơ. Thể hiện cái nỗi đau day dứt, trào dâng trong cái ngày trở về. Giờ đây tình yêu quê hương, nhớ về tình cảm tình mẫu tử như nỗi đau quặn lòng trong tâm trí của tác giả.


Bài thơ “Sông Đáy” của Nguyễn Quang Thiều đã cho ta thấy được tình cảm da diết, sâu nặng của tác giả dành cho con sông Đáy, cho thiên nhiên con người nơi đây và cho người mẹ của mình. Đó là những thứ tình cảm cao đẹp nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người. 


Phân tích tác phẩm Sông Đáy - Mẫu số 2

Tình cảm dành cho quê hương, cho cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn con người là thứ tình cảm thiêng liêng và gắn bó. Đối với Nguyễn Quang Thiều ông cũng dành tình cảm trân trọng đối với con sông quê hương, với người mẹ lam lũ vất vả của mình qua bài thơ “Sông Đáy”. Đây là tác phẩm xuất sắc của ông về tình yêu quê hương, tình mẫu tử được in trong “Sự mất ngủ của lửa” năm 1992. 


Khi trưởng thành tác giả vẫn nhớ về con sông Đáy gắn liền với những ký ức tuổi thơ, nhớ về hình ảnh người mẹ vất vả vẫn hàng ngày ngóng trông con trở về. Cảnh vật đan xen lẫn lộn, thời gian và không gian cũng được tác giả chuyển biến một cách linh hoạt. Điều này cho thấy tài năng cùng với sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Hình ảnh con sông Đáy được tác giả khắc họa lại rất nhiều lần, như muốn nhấn mạnh cái tình cảm nhớ nhung không thể nào quên trong lòng tác giả. Nó khắc sâu vào trái tim để rồi khắc khoải không quên.


Con sông Đáy như một người mẹ có tình cảm, cảm xúc đang bảo vệ đứa con. Nó thân thuộc gắn bó như chạm vào da thịt của tác giả. Để rồi khi sống xa quê hương, xa người mẹ của mình thì giống như “người bước hụt”. Từ đó giúp người đọc có thể cảm nhận được rõ hơn về tình cảm của tác giả dành cho con sông này. Ai rồi cũng phải trưởng thành phải lớn, người mẹ năm nào cũng đã già đi. Nhưng mẹ vẫn đứng đây chờ con, nơi nào có mẹ thì nơi đó chính là nhà, là quê hương của con. Nhà văn muốn khóc, tất cả nỗi lòng tình cảm như được tuôn trào ra. 


Nguyễn Quang Thiều đã dùng hết cái tự sự trữ tình, vào từng câu thơ con chữ trong tác phẩm “Sông Đáy”. Từ đó ta càng thêm trân trọng những giá trị tình yêu quê hương, và tình cảm gia đình thiêng liêng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .