Top 6 Bài soạn "Thạch Sanh" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

671

Truyện "Thạch Sanh" thể hiện cho vẻ đẹp của trí tuệ, tài năng và tâm hồn của con người Việt Nam. Qua câu chuyện, cha ông muốn nhắc lại một chân lí đúng đắn rằng,...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thạch Sanh" số 1

Tóm tắt

Thạch Sanh vốn mồ côi cả cha mẹ, sống lủi thủi trong túp lều dưới gốc đa và gia tài chỉ có lưỡi búa cha để lại. Thấy Thạch Sanh khỏe, Lí Thông lân la kết nghĩa huynh đệ. Thạch Sanh về sống với mẹ con Lí Thông. Trong vùng có một con chằn tinh hung dữ, mỗi năm người dân phải nộp người cho nó ăn thịt. Tới phiên Lí Thông, hắn lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình. Thạch Sanh giết chết chằn tinh, Lí Thông lại lừa chàng đi trốn rồi cướp công của Thạch Sanh. Trong ngày hội nhà vua kén phò mã, công chúa bị đại bàng cắp đi. Thạch Sanh thấy đại bàng cắp người thì bắn nó và lần theo dấu máu vào hang cứu công chúa. Lí Thông lại một lần nữa lừa Thạch Sanh, hắn lấp miệng hang nhốt chàng dưới vực. Thạch Sanh giết đại bàng và cứu con vua Thủy Tề, chàng được tặng nhiều vàng bạc nhưng chỉ xin một cây đàn trở về gốc đa. Hồn chằn tinh và đại bàng vu oan cho Thạch Sanh, chàng bị bắt vào ngục. Trong ngục chàng lôi đàn ra gảy kể về nỗi oan khiên của mình. Lý Thông bị trừng trị, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh, Thạch Sanh mang đàn ra gảy, 18 nước chư hầu xin hàng, Thạch Sanh nấu cơm thết đãi. Quân sĩ coi thường, ăn mãi không hết, họ kính phục rút quân về nước.


Bố cục

Có thể chia văn bản thành 5 đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến ...mẹ con Lý Thông): Hoàn cảnh xuất thân của Thạch Sanh

- Đoạn 2 (Tiếp theo đến …Quận công): Thạch Sanh bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thờ và bị cứớp công.

- Đoạn 3 (Tiếp theo đến …Thạch Sanh bị bắt vào ngục): Thạch Sanh giết đại bàng, cứu công chúa.

- Đoạn 4 (Tiếp theo đến …hóa kiếp thành bọ hung): Thạch Sanh giải oan cho mình.

- Đoạn 5 (Còn lại): Thạch Sanh chiến thắng quân sĩ 18 nước chư hầu và lên làm vua.


Nội dung chính

“Thạch Sanh” là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.


* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 25 sgk Ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Học sinh tưởng tượng, vẽ một số con vật như: con chim, con rắn, con ếch, …

Câu 2 (trang 25 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Học sinh tưởng tượng, vẽ một số đồ vật như: cây đàn, chiếc bút, cái nồi, chiếc gậy, chiếc mũ, …  


* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

Theo dõi: Chú ý thời gian, không gian bắt đầu câu chuyện. 

Thời gian: ngày xưa. 

- Không gian: túp lều cũ dựng dưới gốc đa, rừng. 


Dự đoán: Điều gì sẽ xảy ra tiếp sau đó?   

- Lý Thông kết nghĩa anh em với Thạch Sanh thực chất là lợi dụng Thạch Sanh có sức khỏe để về làm việc cho hắn. 


Theo dõi: Chú ý hành động của Thạch Sanh và Lý Thông sau khi Thạch Sanh bị Lý Thông lừa. 

- Thạch Sanh thật thà tin ngay, vội từ giã mẹ con Lý Thông ra đi. Chàng lại trở về với túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân. 

- Lý Thông hí hửng đem đầu của con yêu quái vào kinh nộp cho nhà vua. 


Tưởng tượng: Thế giới do vua Thủy Tề cai trị có những đặc điểm gì? 

­- Thế giới vua Thủy Tề cai trị ở dưới nước với những dinh thự, cung điện nguy nga, nhiều vàng bạc, châu báu, … 


Tưởng tượng: Cảnh mấy vạn tướng sĩ các nước chư hầu ngồi ăn cơm quanh chiếc niêu bé xíu.

- Quân sĩ 18 nước ăn mãi, ăn mãi nhưng nồi cơm bé xíu vậy mà cứ ăn hết lại đầy. 


* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

“Thạch Sanh” là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.


Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 30 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Em rất thích truyện “Thạch Sanh” vì truyện có nhiều chi tiết kì ảo, hấp dẫn; Nhân vật Thạch Sanh là một dũng sĩ lập được nhiều chiến công, cuối cùng được làm vua, mẹ con Lý Thông độc ác bị trừng trị thích đáng,… 


Câu 2 (trang 30 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Gia cảnh Thạch Sanh: 

+ nhà nghèo, sống trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa, hàng ngày lên rừng đốn củi kiếm ăn. 

+ sống lủi thủi 1 mình (mồ côi, không người thân thích) 


Câu 3 (trang 30 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

Trong truyện “Thạch Sanh”, có những con vật kỳ ảo: Trăn tinh, đại bàng. Chúng có đặc điểm khác thường:

- Trăn tinh ở miếu thờ: là một con trăn khổng lồ.

- Đại bàng khổng lồ quắp công chúa vào hang. 


Câu 4 (trang 30 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Nếu công chúa không bị câm thì có thể nàng sẽ nói cho nhà vua biết toàn bộ sự thật và câu chuyện sẽ đi theo một kết cục khác. Tuy nhiên, đó không phải là dụng ý của tác giả dân gian. Chức năng giải mã bí mật, phơi bày sự thật, vạch mặt kẻ giả mạo trong câu chuyện này không được đặt ở nhân vật công chúa. 


Câu 5 (trang 30 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

Truyện “Thạch Sanh” có nhiều đồ vật kì ảo. Đó là: 

- Cây đàn thần: Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông. Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân. Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng. Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và yêu chuộng hòa bình.

- Niêu cơm thần: niêu cơm vạn người ăn cũng không thể hết. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.


Câu 6 (trang 30 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

Thạch Sanh

Tin lời đi canh miếu thay.

+ Tin lời trăn tinh của vua.

+ Tin lời xuống hang cứu công chúa.

→ Cả tin, thật thà

Lý Thông

+ Lừa Thạch Sanh thế mạng cho mình.

+ Lừa để cướp công giết trăn tinh.

+ Lừa để cướp công giết đại bàng, cứu công chúa.

Lừa lọc, xảo quyệt

Thạch Sanh

+ Bị Lý Thông hãm hại rất nhiều lần nhưng không trả thù, cho về quê làm ăn.

→ Vị tha, nhân hậu

Lý Thông

+ Lợi dụng tình anh em kết nghĩa bóc lột sức lao động của Thạch Sanh. 

+ Cướp công và hãm hại Thạch Sanh nhiều lần.

→ Tàn nhẫn, vô lương tâm

Thạch Sanh

+ Giết trăn tinh.

+ Giết đại bàng.

+ Cứu công chúa, thái tử con vua Thủy Tề. 

+ Dẹp 18 nước chư hầu. 

+ Giỏi võ nghệ, đàn...

→ Anh hùng, tài giỏi

Lý Thông

+ Tìm cách giết hại Thạch Sanh để cướp công, lấy công chúa.

+ Không chịu làm, lợi dụng sức lao động Thạch Sanh.

→ Tiểu nhân, độc ác

Thạch Sanh : Là con người cao cả → đại diện cái thiện. Kết thúc: Cưới công chúa, nối ngôi vua.

Lý Thông: Là kẻ bạc nhược, thấp kém → đại diện cái ác. Kết thúc: Bị sét đánh chết hóa bọ hung.


Câu 7 (trang 30 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

Qua đó, tác giả dân gian thể hiện ước muốn cao đẹp về lẽ công bằng: có công được thưởng, có tội bị trừng phạt. Nhân vật lí tưởng sẽ được hưởng thụ một cuộc sống giàu sang, sung sướng (qua ý nghĩa biểu tượng của “vua”) 


Câu 8*. (trang 30 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Qua các bản kể có thể thấy truyện “Thạch Sanh” còn có thể giải thích nguồn gốc của các con vật: bọ hung, ễnh ương,… 

→ Ở một số bản kể, truyện cổ tích thường có nội dung giải thích nguồn gốc, sự tích của con vật, đồ vật, phong tục,… tạo sự hấp dẫn cho cốt truyện, đồng thời tạo ra một đặc điểm thi pháp: từ trong thế giới cổ tích, người kể chuyện đưa người đọc trở lại với thực tại, nhắc nhở họ về một hiện tượng nào đó vẫn thường xảy ra trong đời sống. 


* Viết kết nối với đọc 

Bài tập (trang 30 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

Dũng sĩ là người có lòng dũng cảm, chiến đấu diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống của cộng đồng. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể về một dũng sĩ mà em gặp ngoài đời hoặc biết qua sách báo, truyện kể. 

Đoạn văn tham khảo:

Người dũng sĩ mà em được biết qua ti vi, báo đài là anh Nguyễn Ngọc Manh, làm nghề lái xe tải chở hàng. “Dũng sĩ”' Nguyễn Ngọc Mạnh đã dũng cảm đỡ bé 3 tuổi bị rơi từ tầng 12 chung cư xuống. Anh Mạnh nói rằng dù mọi người có gọi anh là "dũng sĩ" hay đưa anh lên làm "người hùng" thì anh vẫn là một người bình thường, phải làm công việc bình thường mà thôi. Hành động đẹp ấy của anh khiến nhiều người xúc động và làm ấm lòng rất nhiều người. Bởi qua hành động của những con người như vậy trong đời thường sẽ giúp chúng ta hoàn toàn tin rằng lòng tốt, tình người luôn hiện hữu và sẽ tiếp tục được lan tỏa trong xã hội làm cho chúng ta thêm tin, thêm yêu cuộc sống tươi đẹp này.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thạch Sanh" số 2

Kiến thức Ngữ Văn

Truyện cổ tích

Truyện cổ tích là loại truyện dân gian có nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo, kể về số phận và cuộc đời của các nhân vật trong những mối quan hệ xã hội. Truyện cổ tích thể hiện cái nhìn về hiện thực, bộc lộ quan niệm đạo đức, lẽ công bằng và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp ơn của người lao động xưa.

Một số yếu tố của truyện cổ tích

- Truyện cổ tích thường kể về những xung đột trong gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và thể hiện ước mơ đổi thay số phận của chính họ.

- Nhân vật trong truyện cổ tích đại diện cho các kiểu người khác nhau trong xã hội, thường được chia làm hai tuyến: chính diện (tốt, thiện) và phản diện (xấu, ác).

- Các chi tiết, sự việc thường có tính chất hoang đường, kì ảo.

- Truyện được kể theo trật tự thời gian tuyến tính, thể hiện rõ quan hệ nhân quả giữa các sự kiện.

- Lời kể trong truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ chỉ không gian, thời gian không xác định. Tùy thuộc vào bối cảnh, người kể chuyện có thể thay đổi một số chi tiết trong lời kể, tạo ra nhiều bản kể khác nhau ở cùng một cốt truyện.


Soạn bài Thạch Sanh

Trước khi đọc

Câu 1. Trong thế giới tưởng tượng, những con vật kì ảo thường được hình dung là có nhiều đặc điểm kì lạ, biết nói tiếng người, có nhiều phép thần thông, biến hóa, có thể hại người hoặc giúp ích cho con người.

Việc sáng tạo ra những con vật kì ảo thường đem lại sự hấp dẫn, thú vị cho câu chuyện. Hãy tưởng tượng, vẽ một con vật kì ảo và giới thiệu về con vật đó.

Gợi ý: Học sinh có thể vẽ con chằn tinh, đại bàng, rồng…

Câu 2. Em cũng có thể làm tương tự với việc tưởng tượng ra các đồ vật kì ảo, Trình bày về đặc điểm và chức năng của đồ vật đó.

Gợi ý: Học sinh có thể vẽ cung thần - bách phát bách trúng, niêu cơm thần - ăn hết lại đầy…

* Tóm tắt truyện Thạch Sanh:

Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng có tuổi mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu bé sinh ra đã mồ côi cha, về sau người mẹ cũng qua đời. Từ đó, cậu sống lủi thủi trong gốc đa, cả gia tài chỉ có lưỡi búa cha để lại, người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Thấy Thạch Sanh có sức khỏe, Lí Thông mới lân la gợi chuyện để hai người kết nghĩa anh em. Thạch Sanh về ở cùng mẹ con Lí Thông. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh hung dữ, nó bắt dân làng mỗi năm phải nộp cho nó một mạng người. Năm ấy, đến lượt nhà Lý Thông, hắn bèn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình. Thạch Sanh giết chết chằn tinh nhưng khi trở về lại bị Lí Thông lừa gạt phải trốn đi. Lí Thông đem đầu chằn tinh dâng lên vua để nhận thưởng.

Trong ngày kén rể, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Thạch Sanh liền dùng cung tên bắn đại bàng và lần theo vết máu tìm ra chỗ ở của nó. Lí Thông được vua cử đi tìm công chúa, một lần vô tình gặp Thạch Sanh và biết được hang của đại bàng. Cả hai cùng đi cứu công chúa. Đến hang, Thạch Sanh xuống hang giết đại bàng cứu được công chúa nhưng lại bị Lí Thông hãm hại lấp kín cửa hàng không cho chàng lên. Ở đây, Thạch Sanh đã cứu con vua Thủy Tề, được đối đãi rất hậu và đưa về quê nhà. Khi trở về, chàng bị hồn của chằn tinh và đại bàng mưu hại nên bi bắt giam. Trong ngục, chàng lấy cây đàn được vua Thủy Tề tặng ra đánh để bày tỏ nỗi oan khuất. Vua lấy làm lạ cho Thạch Sanh đến gặp, chàng kể hết mọi oan khuất. Lí Thông bị trừng trị còn Thạch Sanh được gả công chúa cho.

Thấy lễ cưới tưng bừng, hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra gảy, tiếng đàn của chàng vừa cất lên đã khiến quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay xin hàng. Thách Sanh sai nấu cơm thiết đãi, quân sĩ ăn mãi không hết niêu cơm bé xíu liền cảm ơn rồi kéo nhau về nước. Về sau, vua không có con trai nên đã nhường ngôi cho Thạch Sanh.


Trong khi đọc

Giới thiệu sự ra đời của Thạch Sanh

- Xuất thân khác người: Là thái tử của Ngọc Hoàng, xuống trần đầu thai làm người.

- Sự ra đời kì lạ:

  • Người vợ mang thai nhiều năm mà không thấy sinh nở.
  • Người chồng lâm bệnh chết, mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.
  • Vừa khôn lớn thì mẹ mất, sống một mình nghèo khổ ở gốc đa.

- Khi trưởng thành, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy đủ phép thần thông, các loại võ nghệ.

=> Thạch Sanh có xuất thân vừa phi thường vừa bình thường. Bình thường vì chàng là con của một vợ chồng nông dân nghèo khổ tốt bụng, lại sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống một mình khổ cực. Phi thường vì chàng lại chính là thái tử của Ngọc Hoàng đầu thai xuống làm người thường, được thần dạy nhiều phép thần thông và các loại võ nghệ.


Thạch Sanh chiến thắng chằn tinh nhưng bị Lí Thông cướp công

* Sự gặp gỡ và quen biết Lí Thông: Một hôm, Lí Thông đi qua thấy Thạch Sanh gánh về một bó củi lớn, nghĩ bụng: “Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông liền lân la lại gần làm quen rồi gạ Thạch Sanh kết nghĩa huynh đệ.

=> Lí Thông là một con người mưu mô, tiếp cần Thạch Sanh nhằm có lợi cho bản thân.

* Thạch Sanh giết chết đại bàng:

- Hoàn cảnh: Trong vùng có một con chằn tinh tác yêu tác quái. Nó bắt dân làng mỗi năm phải nộp cho nó một mạng người. Năm ấy đến lượt nhà Lí Thông, hắn liền nghĩ kế khiến Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình (lừa đi trông miếu thay). Thạch Sanh tốt bụng giúp đỡ Lí Thông mà không hay biết mình bị lừa gạt.

=> Qua đó, có thể thấy, Thạch Sanh là một người thật thà và tốt bụng.

- Diễn biến: Thạch Sanh đang lim dim mắt thì chằn tinh hiện ra định vồ lấy chàng. Thạch Sanh dùng nhiều loại võ thuật đánh con quái vật. Không lâu sau thì lưỡi búa của chàng đã xé xác nó làm đôi.

- Kết quả: Thạch Sanh chặt đầu con quái vật đem về. Khi trở về, mẹ con Lí Thông rất sợ hãi nhưng sau đó đã nghĩ ra kế lừa Thạch Sanh phải trốn đi: Đó là con vật nuôi của vua, giết nó là mang tội. Lí Thông nhân cơ hội đó đem đầu con chằn tinh vào dâng vua và được thường.

=> Lí Thông là một con người vong ơn bội nghĩa, hãm hại cả người đã cứu mạng mình.


Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng cứu công chúa, cứu con vua Thủy Tề, Lí Thông bị trừng phạt

- Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng cứu công chúa

  • Hoàn cảnh: Nhà vua có công chúa đến tuổi lấy chồng nên phải mở hội kén rể. Trong lễ kén rể, công chúa bị một con đại bàng khổng lồ quặp đi. Thạch Sanh dùng cung tên bắn nó rồi lần theo vết máu biết được hang của đại bàng. Còn Lí Thông bị vua sai đi tìm công chúa.
  • Diễn biến: Lí Thông gặp lại Thạch Sanh, nói với chàng chuyện tìm công chúa. Thạch Sanh kể cho hắn nghe về hang của đại bàng. Hai người cùng đi cứu công chúa. Đến hang Thạch Sanh xin xuống hang cứu công chúa. Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng, dùng cung tên bắn mù mắt nó, vung búa bổ đôi đầu con vật.
  • Kết quả: Chàng cứu được công chúa. Nhưng lại bị Lí Thông bỏ lại hang đại bàng.

- Thạch Sanh cứu con vua Thủy Tề:

  • Thạch Sanh đi đến cuối hang thì thấy một chàng trai bị nhốt trong cũi sắt.
  • Thạch Sanh dùng cung tên bắn tan cũi sắt cứu chàng trai chính là con vua Thủy Tề.
  • Chàng được mời xuống thủy phủ chơi, tiếp đãi chu đáo rồi đưa trở về quê nhà.

=> Thạch Sanh là một chàng trai dũng cảm và tốt bụng.

Thạch Sanh đánh đàn minh oan, Lí Thông bị trừng phạt

  • Sau khi trở về Thạch Sanh bị oan hồn chằn tinh và đại bàng hãm hại, bị bắt vào ngục tối.
  • Công chúa sau khi được cứu trở về liền không nói, không cười. Khi nghe tiếng đàn của Thạch Sanh, công chúa bỗng cười nói vui vẻ.
  • Vua thấy lạ bèn cho gọi Thạch Sanh vào gặp. Chàng liền đem hết nỗi oan kể cho vua nghe.
  • Bấy giờ mọi người liền hiểu ra, còn Lí Thông thì bị trừng trị thích đáng.

=> Kết cục xứng đáng cho kẻ độc ác xấu xa, vong ân phụ nghĩa.

Thạch Sanh lấy được công chùa và đánh bại mười tám nước chư hầu

  • Thạch Sanh được vua gả công chúa cho.
  • Thấy lễ cưới tưng bừng, các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra gảy, tiếng đàn của chàng vừa cất lên đã khiến quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay xin hàng.
  • Thạch Sanh sai nấu cơm thiết đãi, quân sĩ thấy niêu cơm bé xíu liền khinh thường.
  • Biết vậy, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm sẽ trọng thưởng.
  • Quân sĩ ăn mãi không hết niêu cơm bé xíu liền cảm ơn rồi kéo nhau về nước.
  • Về sau, vua không có con trai nên đã nhường ngôi cho Thạch Sanh.

=> Sự nể phục của quân sĩ mười thám nước Thạch Sanh đã thể hiện ước mơ về sự chiến thắng của lòng yêu chuộng hòa bình.

* Trả lời câu hỏi trong SGK:

  • Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo: Thạch Sanh thay Lí Thông đi canh miếu, giết chết chằn tinh.
  • Thế giới do vua Thủy Tề cai trị có đặc điểm: rộng lớn, lộng lẫy…

Sau khi đọc

Câu 1. Em có thích truyện Thạch Sanh không? Vì sao?

  • Học sinh lựa chọn: yêu thích/không yêu thích.
  • Lí do yêu thích: Truyện kể về chàng dũng sĩ Thạch Sanh hiền lành, tốt bụng, sau khi trải qua nhiều thử thách đã lấy công chúa và lên ngôi vua.

Câu 2. Gia cảnh của Thạch Sanh có gì đặc biệt?

Thạch Sanh mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống một mình lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài chỉ có một lưỡi búa, hàng ngày lên rừng đốn củi kiếm ăn.

Câu 3. Truyện Thạch Sanh có những con vật kì ảo nào? Chúng có đặc điểm gì khác thường?

  • Những con vật kì ảo: chằn tinh, đại bàng.
  • Đặc điểm: Chằn tinh có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người; Đại bàng khổng lồ, sống trong hang sâu.

Câu 4. Sau khi được Lý Thông kéo lên từ hang của đại bàng và đưa trở lại cung, công chúa đã bị câm. Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu công chúa không bị như vậy?

Nếu như công chúa không bị câm, nàng sẽ nói ra Thạch Sanh mới chính là người đã cứu mình, còn Lý Thông chỉ là kẻ dối trá, cướp công.

Câu 5. Truyện Thạch Sanh có nhiều đồ vật kì ảo. Hãy liệt kê các đồ vật đó và nêu đặc điểm, tác dụng của chúng.

  • Cung vàng: Bắn chết đại bàng, bắn tan cũi sắt cứu Thái tử con Vua Thủy Tề.
  • Đàn thân: Tiếng đàn giúp Thạch Sanh giải oan, khiến binh sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay, không còn nghĩ đến chuyện đánh nhau.
  • Niêu cơm thần: Thạch Sanh sai nấu cơm thiết đãi, đố họ ăn hết được niêu cơm sẽ trọng thưởng. Niêu cơm thể hiện tấm lòng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Câu 6. Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về hành động. Lập bảng so sánh để thấy rõ sự đối lập đó. Qua đó, em có nhận xét gì về đặc điểm của hai nhân vật này.

Thạch Sanh

- Vô tư

- Thật thà, tốt bụng

- Dũng cảm, tài năng

Lí Thông

- Nham hiểm, xảo quyệt

- Dối trá, độc ác

- Nhát gan, vô dụng


Thạch Sanh

- Giết chằn tinh, cứu giúp nhân dân.

- Dẫn đường xuống hang giết đại bàng, cứu công chúa và cả con Vua Thủy Tề.

Lí Thông

- Lừa Thạch Sanh trốn đi để mang đầu chằn tinh vào lĩnh thưởng.

- Lừa Thạch Sanh xuống hang, lấp miệng hang để giết chàng.


Câu 7. Kết thúc truyện, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa và nhường ngôi. Qua cách kết thúc này, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?

Qua các chi tiết kết thúc truyện, nhân ta muốn thể hiện ước mơ về cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, người ở hiền gặp lành.


Câu 8*. Về kết cục của mẹ con Lý Thông, ở văn bản do Huỳnh Lý và Nguyễn Xuân Lân kể có chi tiết: “Mẹ con Lý Thông về quê đến nửa đường thì bị Thiên Lôi giáng sấm sét đánh chết, rồi bị hoá kiếp làm con bọ hung”. Bản của Anh Động (và nhân dân một số vùng Nam Bộ) kể: “Lý Thông được tha nhưng y về dọc đường mưa to, sấm sét đánh tan thây ra từng mảnh, mỗi mảnh hoá thành một con ễnh ương. Cho nên bây giờ mỗi khi có mưa to sấm sét, ễnh ương sợ, kêu lên những tiếng man dã....”. Em có nhận xét gì về những cách kết thúc này?

- Phần kết thúc truyện thể hiện ước mơ về sự công bằng trong xã hội “ác giả ác báo”: Mẹ con Lí Thông tuy được tha chết nhưng sau đó lại bị Thiên Lôi đánh chết và hóa thành bọ hung, đây chính là sự trừng phạt thích đáng cho kẻ tham lam độc ác. Hay Lí Thông bị sấm sét đánh tan thây ra từng mảnh, mỗi mảnh hoá thành một con ễnh ương…

- Đây là kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích. Ví dụ: truyện Sọ Dừa, Tấm Cám, Cây bút thần… (các nhân vật như Sọ Dừa và cô út, Tấm, Mã Lương đều sống hạnh phúc còn các nhân vật như hai cô chị, Cám và bà mẹ ghẻ, nhà vua đều bị trừng phạt).


Viết kết nối với đọc

Dũng sĩ là người có lòng dũng cảm, chiến đấu diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống của cộng đồng. Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về một dũng sĩ mà em gặp ngoài đời hoặc biết qua sách báo, truyện kể.

Gợi ý:

Vị dũng sĩ ngoài đời mà em muốn kể chính là anh Nguyễn Ngọc Mạnh. Những ngày vừa qua, trên báo có nhắc đến rất nhiều về anh Mạnh - người đã cứu một bé gái thoát chết trong gang tấc. Ngay khi nhìn thấy bé gái rơi xuống từ tầng 12, anh đã không do dự mà chạy đến đỡ cô bé. Có lẽ hành động này chỉ diễn ra trong khoảng thời gian đếm bằng giây. Qua đây, có thể khẳng định anh Nguyễn Ngọc Mạnh chính là một tấm gương về sự dũng cảm, cũng như lòng tốt bụng mà chúng ta cần phải học hỏi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thạch Sanh" số 3

Trước khi đọc

Câu 1. Trong thế giới tưởng tượng, những con vật kì ảo thường được hình dung là có nhiều đặc điểm kì lạ, biết nói tiếng người, có nhiều phép thần thông, biến hóa, có thể hại người hoặc giúp ích cho người.

Việc sáng tạo ra những con vật kì ảo thường đem lại sự hấp dẫn, thú vị cho câu chuyện. Hãy tưởng tượng, vẽ một con vật kì ảo và giới thiệu về con vật đó.

Gợi ý

- Học sinh tưởng tượng, vẽ một số con vật như: con chim, con rắn, con ếch, …

Sau đó tưởng tượng ra con vật có một vài đặc điểm giống con người: biết nói, biết hát, biết làm việc...

Câu 2. Em cũng có thể làm tương tự với việc tưởng tượng ra các đồ vật kì ảo. Trình bày về đặc điểm và chức năng của đồ vật đó

Gợi ý

- Học sinh tưởng tượng, vẽ một số đồ vật như: cây đàn, chiếc bút, cái nồi, chiếc gậy, chiếc mũ, …

Và gán thêm cho những đồ vật một vài đặc điểm giống của con người: biết nhìn, biết nói, biết cười,...

Đọc văn bản

Theo dõi: Chú ý thời gian, không gian bắt đầu câu chuyện.

Gợi ý

- Thời gian: ngày xưa.

- Không gian: túp lều cũ dựng dưới gốc đa, gần rừng.

Dự đoán: Điều gì sẽ xảy ra tiếp sau đó?

- Lý Thông kết nghĩa anh em với Thạch Sanh thực chất là lợi dụng Thạch Sanh có sức khỏe để về làm việc không công cho hắn.

Theo dõi: Chú ý hành động của Thạch Sanh và Lý Thông sau khi Thạch Sanh bị Lý Thông lừa.

Gợi ý

- Thạch Sanh thật thà tin ngay, vội vã từ giã mẹ con Lý Thông ra đi. Chàng lại trở về với túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân.

- Lý Thông hí hửng đem đầu của con trăn tinh vào kinh kì nộp cho nhà vua.

Tưởng tượng: Thế giới do vua Thủy Tề cai trị có những đặc điểm gì?

Gợi ý

Thế giới vua Thủy Tề cai trị ở dưới nước với những dinh phủ, cung điện nguy nga, dát đầy châu báu, ngọc ngà,... được canh giữ bởi những con thủy quái dũng mãnh nhất.

Tưởng tượng: Cảnh mấy vạn tướng sĩ các nước chư hầu ngồi ăn cơm quanh chiếc niêu bé xíu.

Gợi ý

- Quân sĩ 18 nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu ấy cứ ăn hết lại đầy. Quân sĩ vô cùng kinh ngạc và biết ơn về tấm lòng bao dung của vợ chồng Thạch Sanh.

Soạn bài Thạch Sanh Kết nối tri thức phần Sau khi đọc

Tìm hiểu văn bản

* Nội dung

Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

* Nghệ thuật

Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa (như sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm đất...).

* Thể loại: Cổ tích.

* Nhân vật

- Các nhân vật: Thạch Sanh, Lí Thông, mẹ Lí Thông, công chúa, nhà vua...

- Nhân vật chính: Thạch Sanh, Lí Thông.

* Bố cục:

Bố cục truyện Thạch Sanh được chia thành 3 phần.

- Phần 1 (từ đầu đến phép thần thông): Sự ra đời và trưởng thành của Thạch Sanh.

- Phần 2 (tiếp theo đến kéo về nước): Những chiến công của Thạch Sanh.

- Phần 3 (còn lại): Thạch Sanh được truyền ngôi.

* Tóm tắt

+ Thạch Sanh ra đời.

+ Thạch Sanh lớn lên học võ và phép thần thông.

+ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông.

+ Mẹ con Lí Thông lừa Thạch Sanh đi chết thay cho mình.

+ Thạch Sanh diệt chằn tinh bị Lí Thông cướp công.

+ Thạch Sanh diệt đại bàng cứu công chúa, lại bị cướp công.

+ Thạch Sanh diệt hồ tinh, cứu thái tử bị vu oan vào tù.

+ Thạch Sanh được giải oan lấy công chúa.

+ Thạch Sanh chiến thắng quân 18 nước chư hầu, lên ngôi vua.

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Em có thích truyện Thạch Sanh không? Vì sao?

Trả lời

Sau khi soạn bài Thạch Sanh Kết nối tri thức, em thấy rất thích truyện cổ tích “Thạch Sanh” vì truyện có nhiều chi tiết kì ảo, hấp dẫn; Nhân vật Thạch Sanh là một dũng sĩ gan dạ, dũng cảm, lập được nhiều chiến công cứu dân, cứu nước, cuối cùng được làm vua, mẹ con Lý Thông độc ác bị trừng trị thích đáng,…

Câu 2. Gia cảnh của Thạch Sanh có gì đặc biệt?

Trả lời

- Gia cảnh Thạch Sanh:

+ nhà nghèo, sống trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa, hàng ngày lên rừng đốn củi kiếm ăn.

+ sống lủi thủi 1 mình (mồ côi, không người thân thích)

Câu 3. Truyện Thạch Sanh có những con vật kì ảo nào? Chúng có đặc điểm gì khác thường?

Trả lời

Trong truyện “Thạch Sanh”, có những con vật kỳ ảo: Trăn tinh, đại bàng. Chúng có đặc điểm khác thường:

- Trăn tinh ở miếu thờ: trăn tinh có nanh vuốt để săn mồi, sau khi bị Thạch Sanh giết thì hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ.

- Đại bàng khổng lồ quắp công chúa vào hang. Đại bàng nguyên là một con yêu tinh trên núi có nhiều phép lạ.

- Hồn trăn tinh và đại bàng lang thang, gặp nhau cùng nghĩ cách báo thù Thạch Sanh.

Câu 4. Sau khi được Lý Thông kéo lên từ hang của đại bàng và đưa trở lại cung, công chúa đã bị câm. Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu công chúa không bị như vậy?

Trả lời

- Nếu công chúa không bị câm thì có thể nàng sẽ nói cho nhà vua biết toàn bộ sự thật và câu chuyện sẽ đi theo một kết cục khác.

Tuy nhiên, đó không phải là dụng ý của tác giả dân gian. Chức năng giải mã bí mật, phơi bày sự thật, vạch mặt kẻ giả mạo trong câu chuyện này không được đặt ở nhân vật công chúa.

Câu 5. Truyện Thạch Sanh có nhiều đồ vật kì ảo. Hãy liệt kê các đồ vật đó và nêu đặc điểm, tác dụng của chúng.

Trả lời

Soạn bài Thạch Sanh - Kết nối tri thức giúp em thấy truyện Thạch Sanh có nhiều đồ vật kì ảo. Đó là:

- Cung tên vàng: Cung tên vàng là một vũ khí tuyệt vời và nó đã giúp Thạch Sanh cứu được công chúa.

- Cây đàn thần: Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông. Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân. Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng. Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và yêu chuộng hòa bình.

- Niêu cơm thần: niêu cơm vạn người ăn cũng không thể hết. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Câu 6. Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về hành động. Lập bảng so sánh để thấy rõ sự đối lập đó. Qua đó, em có nhận xét gì về đặc điểm của hai nhân vật này?

Trả lời

Thạch Sanh

Lý Thông

+ Tin lời đi canh miếu thay.

+ Tin lời trăn tinh của vua.

+ Tin lời xuống hang cứu công chúa.

→ Cả tin, thật thà

+ Lừa Thạch Sanh thế mạng cho mình.

+ Lừa để cướp công giết trăn tinh.

+ Lừa để cướp công giết đại bàng, cứu công chúa.

→ Lừa lọc, xảo quyệt

+ Bị Lý Thông hãm hại rất nhiều lần nhưng không trả thù, cho về quê làm ăn.

→ Vị tha, nhân hậu

+ Lợi dụng tình anh em kết nghĩa bóc lột sức lao động của Thạch Sanh.

+ Cướp công và hãm hại Thạch Sanh nhiều lần.

→ Tàn nhẫn, vô lương tâm

+ Giết trăn tinh.

+ Giết đại bàng.

+ Cứu công chúa, thái tử con vua Thủy Tề.

+ Dẹp 18 nước chư hầu.

+ Giỏi võ nghệ, đàn...

→ Anh hùng, tài giỏi

+ Tìm cách giết hại Thạch Sanh để cướp công, lấy công chúa.

+ Không chịu làm, lợi dụng sức lao động Thạch Sanh.

→ Tiểu nhân, độc ác

+ Là con người cao cả

→ đại diện cái thiện.

+ Là kẻ bạc nhược, thấp kém

→ đại diện cái ác.

Kết thúc: Cưới công chúa, nối ngôi vua.

Kết thúc: Bị sét đánh chết hóa bọ hung.

Câu 7. Kết thúc truyện, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa và nhường ngôi. Qua cách kết thúc này, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?

Trả lời

Qua việc soạn bài Thạch Sanh - Kết nối tri thức em thấy rằng, tác giả dân gian thể hiện ước muốn cao đẹp về lẽ công bằng: có công được thưởng, có tội bị trừng phạt. Nhân vật lí tưởng sẽ được trở thành người đứng đầu, dẫn dắt xã hội theo lí tưởng đã đưa người đó lên ngôi (qua ý nghĩa biểu tượng của “vua”)

Câu 8*. Về kết cục của mẹ con Lý Thông, ở văn bản do Huỳnh Lý và Nguyễn Xuân Lân kể có chi tiết: “Mẹ con Lý Thông về quê đến nửa đường thì bị Thiên Lôi giáng sấm sét đánh chết, rồi bị hoá kiếp làm con bọ hung”. Bản của Anh Động (và nhân dân một số vùng Nam Bộ) kể: “Lý Thông được tha nhưng y về dọc đường mưa to, sấm sét đánh tan thây ra từng mảnh, mỗi mảnh hoá thành một con ễnh ương. Cho nên bây giờ mỗi khi có mưa to sấm sét, ễnh ương sợ, kêu lên những tiếng man dã....”. Em có nhận xét gì về những cách kết thúc này?

Trả lời

- Qua các bản kể có thể thấy truyện “Thạch Sanh” còn có thể giải thích nguồn gốc của sự vật, sự việc.

=> Ở một số bản kể, truyện cổ tích thường có nội dung giải thích nguồn gốc, sự tích của con vật, đồ vật, phong tục,… tạo sự hấp dẫn cho cốt truyện, đồng thời tạo ra một đặc điểm thi pháp: từ trong thế giới cổ tích, người kể chuyện đưa người đọc trở lại với thực tại, nhắc nhở họ về một hiện tượng nào đó vẫn thường xảy ra trong đời sống.

Viết kết nối với đọc

Dũng sĩ là người có lòng dũng cảm, chiến đấu diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống của cộng đồng. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể về một dũng sĩ mà em gặp ngoài đời hoặc biết qua sách báo, truyện kể.

Bài làm tham khảo

Người dũng sĩ mà em được biết qua ti vi, báo đài là chú Nguyễn Ngọc Mạnh, làm nghề lái xe tải chở hàng. Ngày 01 tháng 03 năm 2021, chú Nguyễn Ngọc Mạnh đã dũng cảm đỡ em bé 4 tuổi bị rơi từ tầng 12 chung cư xuống. Chú Mạnh nói rằng dù mọi người có gọi chú là "dũng sĩ" hay đưa chú lên làm "người hùng" thì chú vẫn là một người bình thường, phải làm công việc bình thường mà thôi. Hành động đẹp ấy của chú khiến nhiều người cảm động và làm ấm lòng rất nhiều người. Bởi qua hành động của những con người như vậy trong đời thường sẽ giúp chúng ta hoàn toàn tin rằng lòng tốt, tình người luôn hiện hữu và sẽ tiếp tục được lan tỏa trong xã hội làm cho chúng ta thêm tin, thêm yêu cuộc sống tươi đẹp này.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thạch Sanh" số 4

Phần I

Trước khi đọc

Câu 1 (trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trong thế giới tưởng tượng, những con vật kì ảo thường được hình dung là có nhiều đặc điểm kì lạ, biết nói tiếng người, có nhiều phép thần thông, biến hoá, có thể hại người hoặc giúp ích cho người.

Việc sáng tạo ra những con vật kì ảo thường đem lại sự hấp dẫn, thú vị cho câu chuyện. Hãy tưởng tượng, vẽ một con vật kì ảo và giới thiệu về con vật đó.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại các bộ phim hoặc truyện mà mình từng trải nghiệm, trong đó có các con vật kì ảo như thuồng luồng, rồng thiêng, rùa thần… em có thể hình dung và vẽ lại chúng.

Lời giải chi tiết:

Em nhớ lại các bộ phim hoặc truyện mà mình từng trải nghiệm, trong đó có các con vật kì ảo như thuồng luồng, rồng thiêng, rùa thần… em có thể hình dung và vẽ lại chúng.


Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Em cũng có thể làm tương tự với việc tưởng tượng ra các đồ vật kì ảo. Trình bày về đặc điểm và chức năng của đồ vật đó.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại các bộ phim hoặc truyện mà mình từng trải nghiệm, trong đó có các đồ vật kì ảo giúp ích cho nhân vật… em có thể hình dung và vẽ lại chúng.

Lời giải chi tiết:

Có thể dùng các đồ vật trong truyện: truyện Tấm Cám có khung cửi, truyện Cây bút thần có cây bút thần…


Phần II

Đọc văn bản

Câu 1 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Điều gì sẽ xảy ra tiếp sau đó?

Phương pháp giải:

Em theo dõi đoạn thứ hai để trả lời câu này.

Lời giải chi tiết:

Em dự đoán khi Thạch Sanh về ở với Lý Thông sẽ gặp rất nhiều chuyện vì Lý Thông kết bạn với Thạch Sanh là một sự tính toán của hắn.


Câu 2

Câu 2 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Thế giới do vua Thủy Tề cai trị có những đặc điểm gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn và liệt kê đặc điểm của thế giới do vua Thủy Tề cai trị.

Lời giải chi tiết:

Thế giới do vua Thủy Tề cai trị có đặc điểm:

- Là một thế giới thần kì, nhiều phép thuật: dinh thự ở dưới nước, có nhiều phép thuật.

- Là thế giới giàu có, hiếu khách, công bằng, ơn nghĩa: vua Thủy Tề đãi Thạch Sanh nhiều vàng bạc.


Phần III

Sau khi đọc

Câu 1 (trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Em có thích truyện Thạch Sanh không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Từ văn bản đã học, em trả lời câu hỏi theo cảm nhận của bản thân.

Lời giải chi tiết:

- Em có thích truyện Thạch Sanh.

- Bởi vì truyện Thạch Sanh là truyện cổ tích có chứa đựng nhiều yếu hoang đường thần kỳ nhưng vẫn thể hiện được ước mơ của nhân dân về công bằng, về sức mạnh, là câu chuyện mà người hiền lành được đền đáp xứng đáng và kẻ ác thì bị trừng trị đích đáng.


Câu 2 (trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Gia cảnh của Thạch Sanh có gì đặc biệt?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn đầu văn bản, chú ý xuất thân và hoàn cảnh nhân vật.

Lời giải chi tiết:

Gia cảnh của Thạch Sanh đặc biệt ở chỗ: nghèo, sống lủi thủi một mình trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa.


Câu 3 (trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Truyện Thạch Sanh có những con vật kì ảo nào? Chúng có đặc điểm gì khác thường?

Phương pháp giải:

Xem lại văn bản và liệt kê các con vật kì ảo xuất hiện trong truyện.

Lời giải chi tiết:

- Truyện Thạch Sanh có 2 con vật kỳ ảo là Trăn tinh và Đại bàng.

- Chúng đều có đặc điểm đều là những con vật ác độc, hung dữ, làm hại người và trả thù người động đến chúng. Chúng đều bị Thạch Sanh tiêu diệt, cứu giúp những người hiền lành, lương thiện khác.


Câu 4 (trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Sau khi được Lý Thông kéo lên từ hang của Đại bàng và đưa trở lại cung, công chúa đã bị câm. Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu công chúa không bị như vậy?

Phương pháp giải:

Thử hình dung công chúa vẫn biết nói và sự việc sẽ diễn ra theo hướng khác.

Lời giải chi tiết:

Sau khi được Lý Thông kéo lên từ hang của Đại bàng và đưa trở lại cung, công chúa đã bị câm. Theo em, nếu công chúa không bị như vậy thì công chúa sẽ nói ra việc Thạch Sanh bị Lý Thông hãm hại, lấp mất cửa hang và truyện sẽ kết thúc nhanh chóng, bớt đi phần nào kịch tính và thú vị. 


Câu 5 (trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Truyện Thạch Sanh có nhiều đồ vật kì ảo. Hãy liệt kê các đồ vật đó và nêu đặc điểm, tác dụng của chúng.

Phương pháp giải:

Xem lại văn bản và liệt kê các đồ vật kì ảo xuất hiện trong truyện.

Lời giải chi tiết:

Truyện Thạch Sanh có nhiều đồ vật kì ảo. Liệt kê các đồ vật đó:

- Đàn thần: Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát giúp cho công chúa nói được trở lại, vạch mặt Lý Thông. Đó là tiếng đàn công lý thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân. Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng. Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tiếng chuông hòa bình.

- Niêu cơm thần: niêu cơm vạn người ăn cũng không thể hết. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình và ước mơ no ấm của nhân dân ta.


Câu 6 (trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về hành động. Lập bảng so sánh để thấy rõ sự đối lập đó. Qua đó, em có nhận xét gì về đặc điểm của hai nhân vật này?

Phương pháp giải:

Em kẻ lại bảng đối chiếu so sánh về hành động, tính cách và đặc điểm của hai nhân vật.

Lời giải chi tiết:

Nhân vật

Hành động

Đặc điểm

Thạch Sanh

Là chàng trai lao động nghèo, tốt bụng, thường xuyên giúp đỡ mọi người. Thạch Sanh sẵn sàng xả thân cứu giúp người khác. Thạch Sanh cũng thu phục được các nước chư hầu. Cuối cùng, Thạch Sanh cũng dành được phần thưởng xứng đáng là ở bên công chúa suốt đời

Là một vị anh hùng toàn tài, toàn mĩ cả về nhân các lẫn tài năng. Qua nhân vật này, tác giả dân gian thể hiện mơ ước, niềm tin về đạo đức, công lí và công bằng trong xã hội

Lý Thông

Lý Thông âm mưu lừa Thạch Sanh hết lần này tới lần khác, muốn giết chết Thạch Sanh ở trong hang, muốn lấy công chúa làm vợ trở thành phò mã

Nhân vật Lý Thông là một nhân vật phản diện, đại diện cho sự mưu mô nham hiểm, đại diện cho những con người độc ác tham vinh hoa phú quý


Câu 7 (trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Kết thúc truyện, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa và nhường ngôi. Qua cách kết thúc này, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?

Phương pháp giải:

Em xem đó là kết thúc có hậu hay không, và điều đó thể hiện mơ ước gì của nhân dân.

Lời giải chi tiết:

- Kết thúc truyện là một kết thúc có hậu khi chàng lấy công chúa, mẹ con Lý Thông bị trừng phạt.

- Điều đó thể hiện ước mơ về công lý xã hội của nhân dân ta. Thạch Sanh là hiện thân của vẻ đẹp toàn mĩ, lý tưởng, luôn đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, cứu người dân lương thiện. Mọi hành động chàng làm đều vì cuộc sống thanh bình, tốt đẹp của nhân dân sẽ có kết thúc “ở hiền gặp lành”.


Câu 8 (trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Về kết cục của mẹ con Lý Thông, ở văn bản do Huỳnh Lý và Nguyễn Xuân Lân kể có chi tiết: “Mẹ con Lý Thông về quê đến nửa đường thì bị Thiên Lôi giáng sấm sét đánh chết, rồi bị hoá kiếp làm con bọ hung”. Bản của Anh Động (và nhân dân một số vùng Nam Bộ) kể: “Lý Thông được tha nhưng y về dọc đường mưa to, sấm sét đánh tan thây ra từng mảnh, mỗi mảnh hoá thành một con ễnh ương. Cho nên bây giờ mỗi khi có mưa to sấm sét, ễnh ương sợ, kêu lên những tiếng man dã....”. Em có nhận xét gì về những cách kết thúc này?

Phương pháp giải:

Đọc lại hai cách kết thúc trên và đưa ra nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Bản của Anh Động (và nhân dân một số vùng Nam Bộ) kể: “Lý Thông được tha nhưng y về dọc đường mưa to, sấm sét đánh tan thây ra từng mảnh, mỗi mảnh hoá thành một con ễnh ương. Cho nên bây giờ mỗi khi có mưa to sấm sét, ễnh ương sợ, kêu lên những tiếng man dã...”. Kết thúc truyện trong bản này là một kết cục đáng sợ, thích đáng hơn mà những kẻ ăn ở xấu xa gian ác nhận phải. Xét về phương diện giáo dục, kết thúc này có thể có tính răn dạy cao hơn. 


VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Video hướng dẫn giải

Dũng sĩ là người có lòng dũng cảm, chiến đấu diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống của cộng đồng. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một dũng sĩ mà em gặp ngoài đời hoặc biết qua sách báo, truyện kể.

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn đáp ứng hình thức theo yêu cầu và chọn một hình ảnh của dũng sĩ mà em ấn tượng nhất.

Lời giải chi tiết:

     Nguyễn Ngọc Mạnh là người dũng sĩ trong đời thực để lại ấn tượng sâu đậm trong em. Anh chỉ là một người bình thường như bao chúng ta chứ không có phép thuật phi thường nào cả. Vậy mà khi chứng kiến hình ảnh em bé đang lơ lửng trên ban công, anh đã không ngại hiểm nguy, không kịp suy nghĩ mà lao lên nơi nhà xe bằng mái tôn bất chấp nguy hiểm. Trong phút giây nghìn cân treo sợi tóc, tinh thần, lòng trắc ẩn đã đánh thức bản năng anh hùng trong một con người bình thường. Và chính anh đã cứu sống em bé, cứu sống niềm tin trong tất cả chúng ta và giúp mọi người hiểu hơn về anh hùng đời thường. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thạch Sanh" số 5

I. Tìm hiểu tác phẩm Thạch Sanh sách Kết nối tri thức để soạn bài Thạch Sanh

Bố cục bài Thạch Sanh

-  Đoạn 1 (Từ đầu ... mọi phép thần thông): Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.

- Đoạn 2 (tiếp ... bị bắt hạ ngục): những thử thách và chiến công của Thạch Sanh.

- Đoạn 3 (phần còn lại): phơi bày tội Lí Thông, Thạch Sanh cưới công chúa và lui yên quân lính chư hầu.


Tóm tắt bài Thạch Sanh

   Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng có tuổi mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu bé sinh ra đã mồ côi cha, về sau người mẹ cũng qua đời. Từ đó, cậu sống lủi thủi trong gốc đa, cả gia tài chỉ có lưỡi búa cha để lại, người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Thấy Thạch Sanh có sức khỏe, Lí Thông mới lân la gợi chuyện để hai người kết nghĩa anh em. Thạch Sanh về ở cùng mẹ con Lí Thông. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh hung dữ, nó bắt dân làng mỗi năm phải nộp cho nó một mạng người. Năm ấy, đến lượt nhà Lý Thông, hắn bèn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình. Thạch Sanh giết chết chằn tinh nhưng khi trở về lại bị Lí Thông lừa gạt phải trốn đi. Lí Thông đem đầu chằn tinh dâng lên vua để nhận thưởng.

    Trong ngày kén rể, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Thạch Sanh liền dùng cung tên bắn đại bàng và lần theo vết máu tìm ra chỗ ở của nó. Lí Thông được vua cử đi tìm công chúa, một lần vô tình gặp Thạch Sanh và biết được hang của đại bàng. Cả hai cùng đi cứu công chúa. Đến hang, Thạch Sanh xuống hang giết đại bàng cứu được công chúa nhưng lại bị Lí Thông hãm hại lấp kín cửa hàng không cho chàng lên. Ở đây, Thạch Sanh đã cứu con vua Thủy Tề, được đối đãi rất hậu và đưa về quê nhà. Khi trở về, chàng bị hồn của chằn tinh và đại bàng mưu hại nên bi bắt giam. Trong ngục, chàng lấy cây đàn được vua Thủy Tề tặng ra đánh để bày tỏ nỗi oan khuất. Vua lấy làm lạ cho Thạch Sanh đến gặp, chàng kể hết mọi oan khuất. Lí Thông bị trừng trị còn Thạch Sanh được gả công chúa cho. 

    Thấy lễ cưới tưng bừng, hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra gảy, tiếng đàn của chàng vừa cất lên đã khiến quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay xin hàng. Thách Sanh sai nấu cơm thiết đãi, quân sĩ ăn mãi không hết niêu cơm bé xíu liền cảm ơn rồi kéo nhau về nước. Về sau, vua không có con trai nên đã nhường ngôi cho Thạch Sanh.


II. Hướng dẫn soạn Thạch Sanh sách Kết nối tri thức

1. Trước khi đọc

Câu 1. Trong thế giới tưởng tượng, những con vật kì ảo thường được hình dung là có nhiều đặc điểm kì lạ, biết nói tiếng người, có nhiều phép thần thông, biến hóa, có thể hại người hoặc giúp ích cho con người.

Việc sáng tạo ra những con vật kì ảo thường đem lại sự hấp dẫn, thú vị cho câu chuyện. Hãy tưởng tượng, vẽ một con vật kì ảo và giới thiệu về con vật đó.

Gợi ý: Học sinh có thể vẽ con chằn tinh, đại bàng, rồng…

Câu 2. Em cũng có thể làm tương tự với việc tưởng tượng ra các đồ vật kì ảo, Trình bày về đặc điểm và chức năng của đồ vật đó.

Gợi ý: Học sinh có thể vẽ cung thần - bách phát bách trúng, niêu cơm thần - ăn hết lại đầy…

2. Đọc văn bản

Giới thiệu sự ra đời của Thạch Sanh

- Xuất thân khác người: Là thái tử của Ngọc Hoàng, xuống trần đầu thai làm người.

- Sự ra đời kì lạ:

+ Người vợ mang thai nhiều năm mà không thấy sinh nở.

+ Người chồng lâm bệnh chết, mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

+ Vừa khôn lớn thì mẹ mất, sống một mình nghèo khổ ở gốc đa.

- Khi trưởng thành, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy đủ phép thần thông, các loại võ nghệ.

=> Thạch Sanh có xuất thân vừa phi thường vừa bình thường. Bình thường vì chàng là con của một vợ chồng nông dân nghèo khổ tốt bụng, lại sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống một mình khổ cực. Phi thường vì chàng lại chính là thái tử của Ngọc Hoàng đầu thai xuống làm người thường, được thần dạy nhiều phép thần thông và các loại võ nghệ.

Thạch Sanh chiến thắng chằn tinh nhưng bị Lí Thông cướp công

*  Sự gặp gỡ và quen biết Lí Thông: Một hôm, Lí Thông đi qua thấy Thạch Sanh gánh về một bó củi lớn, nghĩ bụng: “Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông liền lân la lại gần làm quen rồi gạ Thạch Sanh kết nghĩa huynh đệ.

=> Lí Thông là một con người mưu mô, tiếp cần Thạch Sanh nhằm có lợi cho bản thân.

* Thạch Sanh giết chết đại bàng:

- Hoàn cảnh: Trong vùng có một con chằn tinh tác yêu tác quái. Nó bắt dân làng mỗi năm phải nộp cho nó một mạng người. Năm ấy đến lượt nhà Lí Thông, hắn liền nghĩ kế khiến Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình (lừa đi trông miếu thay). Thạch Sanh tốt bụng giúp đỡ Lí Thông mà không hay biết mình bị lừa gạt.

=> Qua đó, có thể thấy, Thạch Sanh là một người thật thà và tốt bụng.

- Diễn biến: Thạch Sanh đang lim dim mắt thì chằn tinh hiện ra định vồ lấy chàng. Thạch Sanh dùng nhiều loại võ thuật đánh con quái vật. Không lâu sau thì lưỡi búa của chàng đã xé xác nó làm đôi.

- Kết quả: Thạch Sanh chặt đầu con quái vật đem về. Khi trở về, mẹ con Lí Thông rất sợ hãi nhưng sau đó đã nghĩ ra kế lừa Thạch Sanh phải trốn đi: Đó là con vật nuôi của vua, giết nó là mang tội. Lí Thông nhân cơ hội đó đem đầu con chằn tinh vào dâng vua và được thường.

=> Lí Thông là một con người vong ơn bội nghĩa, hãm hại cả người đã cứu mạng mình.

Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng cứu công chúa, cứu con vua Thủy Tề, Lí Thông bị trừng phạt

- Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng cứu công chúa

Hoàn cảnh: Nhà vua có công chúa đến tuổi lấy chồng nên phải mở hội kén rể. Trong lễ kén rể, công chúa bị một con đại bàng khổng lồ quặp đi. Thạch Sanh dùng cung tên bắn nó rồi lần theo vết máu biết được hang của đại bàng. Còn Lí Thông bị vua sai đi tìm công chúa.

Diễn biến: Lí Thông gặp lại Thạch Sanh, nói với chàng chuyện tìm công chúa. Thạch Sanh kể cho hắn nghe về hang của đại bàng. Hai người cùng đi cứu công chúa. Đến hang Thạch Sanh xin xuống hang cứu công chúa. Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng, dùng cung tên bắn mù mắt nó, vung búa bổ đôi đầu con vật.

Kết quả: Chàng cứu được công chúa. Nhưng lại bị Lí Thông bỏ lại hang đại bàng.

- Thạch Sanh cứu con vua Thủy Tề:

+ Thạch Sanh đi đến cuối hang thì thấy một chàng trai bị nhốt trong cũi sắt.

+ Thạch Sanh dùng cung tên bắn tan cũi sắt cứu chàng trai chính là con vua Thủy Tề.

+ Chàng được mời xuống thủy phủ chơi, tiếp đãi chu đáo rồi đưa trở về quê nhà.

=> Thạch Sanh là một chàng trai dũng cảm và tốt bụng.

Thạch Sanh đánh đàn minh oan, Lí Thông bị trừng phạt

- Sau khi trở về Thạch Sanh bị oan hồn chằn tinh và đại bàng hãm hại, bị bắt vào ngục tối.

- Công chúa sau khi được cứu trở về liền không nói, không cười. Khi nghe tiếng đàn của Thạch Sanh, công chúa bỗng cười nói vui vẻ.

- Vua thấy lạ bèn cho gọi Thạch Sanh vào gặp. Chàng liền đem hết nỗi oan kể cho vua nghe.

- Bấy giờ mọi người liền hiểu ra, còn Lí Thông thì bị trừng trị thích đáng.

=> Kết cục xứng đáng cho kẻ độc ác xấu xa, vong ân phụ nghĩa.

Thạch Sanh lấy được công chùa và đánh bại mười tám nước chư hầu

- Thạch Sanh được vua gả công chúa cho.

- Thấy lễ cưới tưng bừng, các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra gảy, tiếng đàn của chàng vừa cất lên đã khiến quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay xin hàng.

- Thạch Sanh sai nấu cơm thiết đãi, quân sĩ thấy niêu cơm bé xíu liền khinh thường.

- Biết vậy, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm sẽ trọng thưởng.

- Quân sĩ ăn mãi không hết niêu cơm bé xíu liền cảm ơn rồi kéo nhau về nước.

- Về sau, vua không có con trai nên đã nhường ngôi cho Thạch Sanh.

=> Sự nể phục của quân sĩ mười thám nước Thạch Sanh đã thể hiện ước mơ về sự chiến thắng của lòng yêu chuộng hòa bình.


3. Sau khi đọc – Trả lời văn bản

Em có thích truyện Thạch Sanh không? Vì sao?

    Em thích truyện Thạch Sanh vì: Câu chuyện kể về Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của con người Việt Nam.

Gia cảnh của Thạch Sanh có gì đặc biệt?

- Gia cảnh Thạch Sanh: 

+ nhà nghèo, sống trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa, hàng ngày lên rừng đốn củi kiếm ăn. 

+ sống lủi thủi 1 mình (mồ côi, không người thân thích) 

Truyện Thạch Sanh có những con vật kì ảo nào? Chúng có đặc điểm gì khác thường?

- Những con vật kì ảo: chằn tinh, đại bàng.

- Đặc điểm: Chằn tinh có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người; Đại bàng khổng lồ, sống trong hang sâu.

Sau khi được Lý Thông kéo lên từ hang của đại bàng và đưa trở lại cung, công chúa đã bị cảm. Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu công chúa không bị như vậy?

   Nếu công chúa không bị câm thì có thể nàng sẽ nói cho nhà vua biết toàn bộ sự thật và câu chuyện sẽ đi theo một kết cục khác. Tuy nhiên, đó không phải là dụng ý của tác giả dân gian. Chức năng giải mã bí mật, phơi bày sự thật, vạch mặt kẻ giả mạo trong câu chuyện này không được đặt ở nhân vật công chúa. 

   Sau khi được Lý Thông kéo lên từ hang của đại bàng và đưa trở lại cung, công chúa đã bị cảm. Theo em, nếu công chúa không bị như vậy thì công chúa sẽ nói ra việc Thạch Sanh bị Lý Thông hãm hại, lấp mất cửa hang. 

Truyện Thạch Sanh có nhiều đồ vật kì ảo. Hãy liệt kê các đồ vật đó và nêu đặc điểm, tác dụng của chúng.

- Cung vàng: Bắn chết đại bàng, bắn tan cũi sắt cứu Thái tử con Vua Thủy Tề.

- Đàn thân: Tiếng đàn giúp Thạch Sanh giải oan, khiến binh sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay, không còn nghĩ đến chuyện đánh nhau.

- Niêu cơm thần: Thạch Sanh sai nấu cơm thiết đãi, đố họ ăn hết được niêu cơm sẽ trọng thưởng. Niêu cơm thể hiện tấm lòng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về hành động. Lập bảng so sánh để thấy rõ sự đối lập đó. Qua đó, em có nhận xét gì về đặc điểm của hai nhân vật này?

Kết thúc truyện, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa và nhường ngôi. Qua cách kết thúc này, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?

   Kết thúc truyện là một kết thúc có hậu khi chàng lấy công chúa, mẹ con Lý Thông bị trừng phạt còn thể hiện ước mơ về công lý xã hội của nhân dân ta. Thạch Sanh là hiện thân của vẻ đẹp toàn mĩ, lý tưởng, luôn đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, cứu người dân lương thiện. Mọi hành động chàng làm đều vì cuộc sống thanh bình, tốt đẹp của nhân dân sẽ có kết thúc “ở hiền gặp lành”.

Về kết cục của mẹ con Lý Thông, ở văn bản do Huỳnh Lý và Nguyễn Xuân Lân kể có chi tiết: “Mẹ con Lý Thông về quê đến nửa đường thì bị Thiên Lôi giáng sấm sét đánh chết, rồi bị hoá kiếp làm con bọ hung”. Bản của Anh Động (và nhân dân một số vùng Nam Bộ) kể: “Lý Thông được tha nhưng y về dọc đường mưa to, sấm sét đánh tan thây ra từng mảnh, mỗi mảnh hoá thành một con ễnh ương. Cho nên bây giờ mỗi khi có mưa to sấm sét, ễnh ương sợ, kêu lên những tiếng man dã....”. Em có nhận xét gì về những cách kết thúc này?


III. Tổng kết bài soạn Thạch Sanh sách Kết nối tri thức

Giá trị nội dung bài Thạch Sanh

  “Thạch Sanh” là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

Đặc sắc nghệ thuật bài Thạch Sanh

   Xây dựng hình ảnh nhân vật đậm nét, cá tính hoá. Chi tiết đắt như nêu cơm, cây đàn, làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, ấn tượng 


IV. Dàn ý bài Thạch Sanh sách Kết nối tri thức

I. Mở bài:

- Giới thiệu về thể loại truyện cổ tích (khái niệm, các kiểu nhân vật, đặc sắc về nội dung và nghệ thuật…)

- Giới thiệu về truyện cổ tích “Thạch Sanh” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài:

Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh

Là thái tử con của Ngọc Hoàng

- Mẹ mang thai nhiều năm

- Mồ côi cha lớn lên bằng nghề kiểm củi, không lâu thì mẹ qua đời

- Được thần dạy đủ võ nghệ và tài giỏi

→ Vừa bình thường, vừa khác thường. Bình thường ở chỗ Thạch Sanh là con của nông dân, sống nghèo khổ bằng nghề tiều phu. Khác thường ở chỗ Thạch Sanh là thái tử con của Ngọc Hoàng, được mang thai trong thời gian dài, được chỉ dạy võ nghệ tinh thông -Bình thường:

→ Thể hiện ước mơ niềm tin con người bình thường cũng có tài năng hơn người.

Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh

- Bị mẹ con Lý Thông lừa đến miếu hoang để thế mạng. Giết được chằn tinh, nhặt được cung tên vàng, bị Lí Thông cướp công.

- Xuống cứu công chúa lại bị Lý Thông lấp cửa hang về giành chiến tích.

- Giết đại bàng, cứu được con trai vua Thủy tề và được tặng cây đàn thần

- Bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù, Thạch Sanh bị vu oan và bị bắt vào ngục.

+ Tự minh oan cho mình

+ Thật thà kể lại mọi chuyện

→ Thạch Sanh được minh oan. Vua giao cho Thạch Sanh xét xử hai mẹ con Lí Thông nhưng chàng không giết mà cho về quê làm ăn, trên được về thị bị sét đánh chết, hóa thành con bọ hung. Điều này cho thấy quan niệm ở hiền gặp lành, ác giả ác báo của nhân dân ta

→ Thạch Sanh là chàng trai dũng cảm, tài năng, thật thà, chất phác và khoan dung.

Thạch Sanh cưới công chúa, lên ngôi vua và lui yên quân chư hầu

- Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh, lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì

- Hoàng tử bị công chúa từ hôn nổi giận, binh lính mười tám nước kéo sang đánh

- Thạch Sanh một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc, tiếng đàn của chàng khiến binh lính phải cởi áo xin hàng và dọn cơm thết đãi những kẻ thua trận

- Thạch Sanh lên ngôi vua

III. Kết bài:

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

+ Nội dung: Truyện thể hiện ước mơ đạo lí của nhân dân: Thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà, hòa bình thắng chiến tranh…

+ Nghệ thuật: sử dụng chi tiết tưởng tượng thần kì, xây dựng hai nhân vật tương phản, đối lập

- Bài học cho bản thân: tin tưởng vào sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, biết nhận diện cái ác, cái xấu….

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thạch Sanh" số 6

Sau khi đọc - Trả lời câu hỏi

  1. Em có thích truyện Thạch Sanh không? Vì sao?
  2. Gia cảnh của Thạch Sanh có gì đặc biệt?
  3. Truyện Thạch Sanh có những con vật kì ảo nào? Chúng có đặc điểm gì khác thường?
  4. Sau khi được Lý Thông kéo lên từ hang của đại bàng và đưa trở lại cung, công chúa đã bị cảm. Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu công chúa không bị như vậy?
  5. Truyện Thạch Sanh có nhiều đồ vật kì ảo. Hãy liệt kê các đồ vật đó và nêu đặc điểm, tác dụng của chúng.
  6. Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về hành động. Lập bảng so sánh để thấy rõ sự đối lập đó. Qua đó, em có nhận xét gì về đặc điểm của hai nhân vật này?
  7. Kết thúc truyện, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa và nhường ngôi. Qua cách kết thúc này, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?

8*. Về kết cục của mẹ con Lý Thông, ở văn bản do Huỳnh Lý và Nguyễn Xuân Lân kể có chi tiết: “Mẹ con Lý Thông về quê đến nửa đường thì bị Thiên Lôi giáng sấm sét đánh chết, rồi bị hoá kiếp làm con bọ hung”. Bản của Anh Động (và nhân dân một số vùng Nam Bộ) kể: “Lý Thông được tha nhưng y về dọc đường mưa to, sấm sét đánh tan thây ra từng mảnh, mỗi mảnh hoá thành một con ễnh ương. Cho nên bây giờ mỗi khi có mưa to sấm sét, ễnh ương sợ, kêu lên những tiếng man dã....”. Em có nhận xét gì về những cách kết thúc này?


Hướng dẫn học:

  1. Em thích truyện Thạch Sanh vì: Câu chuyện kể về Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của con người Việt Nam.
  2. Gia cảnh của Thạch Sanh: Thạch Sanh vốn mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống lủi thủi trong túp lều dưới gốc đa và gia tài chỉ có lưỡi búa cha để lại. Thấy Thạch Sanh khỏe, Lý Thông lân la kết nghĩa huynh đệ. Thạch Sanh về sống với mẹ con Lý Thông.
  3. Trong chuyện Thạch Sanh, có những con vật kỳ ảo: Trăn tinh, đại bàng. Chúng có đặc điểm khác thường:
  • Trăn tinh ở miếu thờ: là một con trăn khổng lồ
  • Đại bàng khổng lồ quắp đi công chúa

4. Sau khi được Lý Thông kéo lên từ hang của đại bàng và đưa trở lại cung, công chúa đã bị cảm. Theo em, nếu công chúa không bị như vậy thì công chúa sẽ nói ra việc Thạch Sanh bị Lý Thông hãm hại, lấp mất cửa hang. 


5. Truyện Thạch Sanh có nhiều đồ vật kì ảo. Liệt kê các đồ vật đó:

  • Đàn thần: Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giỏi thoát giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông. Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân. Tiếng đèn làm cho quên 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng. Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tiếng chuông hòa bình.
  • Niêu cơm thần: niêu cơm vạn người ăn cũng không thể hết. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

6. Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về hành động. Lập bảng so sánh để thấy rõ sự đối lập đó:


Nhân vật

Hành động

Đặc điểm

Thạch Sanh Là chàng trai lao động nghèo, tốt bụng, thường xuyên giúp đỡ mọi người. Bị mẹ con Lý Thông lừa gạt hết lần này đến lần khác. Thạch Sanh sẵn sàng xả thân cứu giúp người khác. Nhờ tấm lòng nhân đạo của mình, Thạch Sanh cũng thu phục được các nước chư hầu. Cuối cùng, Thạch Sanh cũng dành được phần thưởng xứng đánh là ở bên công chúa suốt đời. Là một vị anh hùng toàn tài, toàn mĩ cả về nhân cách lẫn tài năng. Qua nhân vật này, tác giả dân gian thể hiện mơ ước, niềm tin về đạo đức, công lí và công bằng trong xã hội, đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đạo và yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.Lý ThôngLý Thông âm mưu lừa Thạch Sanh hết lần này tới lần khác, muốn giết chết Thạch Sanh ở trong hang, muốn lấy công chúa làm vợ và trở thành phò mã. Một kẻ gian ác, nham hiểm âm mưu vô cùng thâm độc, nên cuối cùng hắn đã bị sét đánh trúng biến thành con bọ hung hôi thối, xấu xí.


Nhân vật Lý Thông là một nhân vật phản diện, đại diện cho sự mưu mô nham hiểm, đại diện cho những con người độc ác tham vinh hoa phú quý, thường cướp công của người khác vô cùng 

Kết thúc truyện là một kết thúc có hậu khi chàng lấy công chúa, mẹ con Lý Thông bị trừng phạt còn thể hiện ước mơ về công lý xã hội của nhân dân ta. Thạch Sanh là hiện thân của vẻ đẹp toàn mĩ, lý tưởng, luôn đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, cứu người dân lương thiện. Mọi hành động chàng làm đều vì cuộc sống thanh bình, tốt đẹp của nhân dân sẽ có kết thúc “ở hiền gặp lành”.

Bản của Anh Động (và nhân dân một số vùng Nam Bộ) kể: “Lý Thông được tha nhưng y về dọc đường mưa to, sấm sét đánh tan thây ra từng mảnh, mỗi mảnh hoá thành một con ễnh ương. Cho nên bây giờ mỗi khi có mưa to sấm sét, ễnh ương sợ, kêu lên những tiếng man dã....”. Kết thúc truyện trong bản này là một kết cục đáng sợ, thích đáng hơn mà những kẻ ăn ở xấu xa gian ác nhận phải. Xét về phương diện giáo dục, kết thúc này có thể có tính dăn cao hơn. 


Viết kết nối với đọc

Dũng sĩ là người có lòng dũng cảm, chiến đấu diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống của cộng đồng. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một dũng sĩ mà em gặp ngoài đời hoặc biết qua sách báo, truyện kể.

Hướng dẫn học:

Người dũng sĩ mà em được biết qua ti vi, báo đài là làm nghề lái taxi tải chở hàng. “Dũng sĩ”' Nguyễn Ngọc Mạnh đã dũng cảm đỡ bé 3 tuổi bị rơi từ tầng 12 chung cư xuống. Niềm vui sướng về "cái kết có hậu" khi em bé được cứu sống. Nhưng sâu xa hơn là những điều tử tế, tốt đẹp trong xã hội được lan tỏa một cách tích cực và mạnh mẽ. Anh đã nói rằng dù mọi người có gọi anh là "dũng sĩ" hay đưa anh lên làm "người hùng" thì anh vẫn là một người bình thường, phải làm công việc bình thường mà thôi. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .