Top 6 Bài soạn "Thân thiện với môi trường" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

6375

"Thân thiện với môi trường" trích từ tác phẩm "Sống xanh rồi mới sống nhanh" của tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh Hương. Tác phẩm đặt ra vấn đề “thân thiện với môi trường” bao gồm...xem thêm ...

Top 0
(có 2 lượt vote)

Bài soạn "Thân thiện với môi trường" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

* Nội dung chính Thân thiện với môi trường:

Văn bản đề cập tới hiện trạng gắn mác “Thân thiện với môi trường” tràn lan trên thị trường hiện nay. Đồng thời, giúp người đọc ý thức được rằng ta nên giảm bớt những tác động xấu tới môi trường để giữ gìn, bảo vệ cuộc sống của chúng ta.


* Một số vấn đề cần chú ý:

  • Đặc điểm của loại văn bản.

“Thân thiện với mỗi trường “ là một văn bản thông tin

  • Vấn đề chính được nói tới trong văn bản.

Hiện trạng gắn mắc “thân thiện với mỗi trường” tràn lan trên thị trường của Việt Nam những năm gần đây.

  • Ý nghĩa của việc dẫn các số liệu cụ thể trong văn bản.

Làm tăng tính xác thực, thuyết phục và tạo dộ tin cậy với độc giả.

  • Suy ngẫm của em trước những thông tin do văn bản đưa lại.

Những thông tin văn bản đưa lại đã giúp em

+ Hiểu rõ hơn về những tiêu chí để xác định vật liệu, sản phẩm, dịch vụ. như thế nào mới đáp ứng thân thiện với môi trường.

+ Nên nhận thức rõ về ý thức và hành động của mình, luôn nỗ lực sống để giảm rác ít nhất có thể.

+ Cần giảm bớt những tác động xấu tới môi trường để giữ gìn, bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thân thiện với môi trường" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

I. Tác giả văn bản Thân thiện với môi trường

- Nguyễn Hữu Quỳnh Hương sinh năm 1997 ở Bà Rịa - Vũng Tàu

- Cô là tác giả của nhiều bài báo, cuốn sách có vũ nhiệt thành cho “lối sống xanh", dùng bút danh Mình là Hũ khi viết cuốn Sống xanh rồi mới sống nhanh.


II. Tìm hiểu tác phẩm Thân thiện với môi trường

  • Thể loại: 

Thân thiện với môi trường thuộc thể loại văn bản nghị luận

  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Tác phẩm Thân thiện với môi trường được trích trong cuốn Sống xanh rồi mới sống nhanh của Nguyễn Hữu Quỳnh Hương 

- Trong đoạn trích, tác giả dùng dấu ngoặc kép ở nhan để nhằm lưu ý: vấn đề sẽ bàn trong văn bản liên quan đến cụm từ thân thiện với môi trường - một cụm từ thông dụng trong đời sống hiện nay nhưng có lúc được dùng chỉ như một cách quảng cáo thuần túy và không phản ánh chính xác bản chất của đối tượng được nói tới. 

  • Phương thức biểu đạt: 

Văn bản Thân thiện với môi trường có phương thức biểu đạt là nghị luận

  • Tóm tắt văn bản Thân thiện với môi trường: 

Kỷ nguyên “thân thiện với môi trường” được dán mác lên mọi thứ nhằm đem lại trải nghiệm tiêu dùng dễ chịu cho khách hàng. Tuy nhiên khái niệm này chưa đủ rõ ràng để đánh giá là dấu hiệu chứng minh cho nguồn gốc, chất lượng sản phẩm hay sứ mệnh, tầm nhìn của nhà sản xuất. Mọi vật liệu, dịch vụ, đỉa điểm thân thiện với môi trường cần đáp ứng những tiêu chí sau:

* Đối với vật liệu: không gây tổn hại đến môi sinh, tài nguyên trong quá trình khai thác; * Đối với thời gian sử dụng và quy trình khai thác: thời gian sử dụng dài; quy trình khai thác, sản xuất, phân phối, sử dụng và thải loại cần nên theo hướng vòng tròn khép kín; trong dịch vụ cần có sự nhất quán trong việc bảo vệ môi trường.

  • Bố cục bài Thân thiện với môi trường: 

Thân thiện với môi trường có bố cục gồm 2 phần:

Phần một: từ đầu đến “túi ni lông”: đặt vấn đề về khái niệm “thân thiện với môi trường

Phần hai: còn lại: các tiêu chí đảm bảo yêu cầu “thân thận với môi trường”

  • Giá trị nội dung: 

Bài viết là lời góp ý thẳng thắn, chân thành về thực trạng lạm dụng khái niệm “thân thiện với môi trường” hiện nay. Qua bài viết người đọc nhận thức được rõ ràng hơn về quá trình sử dụng sản phẩm “thân thiện với môi trường”.

  • Giá trị nghệ thuật: 

- Câu văn ngắn gọn, lập luận sắc bén, dẫn chứng minh họa thuyết phục.

- Lối viết mạnh mẽ, tác động lớn tới tâm trí người đọc.


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thân thiện với môi trường

  • Khái niệm “thân thiện với môi trường”

- Tình hình: sử dụng khái niệm tràn lan nhằm mục đích đưa ra những trải nghiệm dễ chịu khi mua sắm cho người tiêu dùng.

- Thực trạng: khái niệm này chưa được vận dụng đúng cách, khó có thể chứng minh cho nguồn gốc, chất lượng, hay sứ mệnh của nhầ sản xuất.

→ Đây là một vấn đề quan ngại cần được nhận thức lại cả về người dùng lẫn người sản xuất.

  • Yêu cầu đối với những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường

Đối với vật liệu:

Trong quá trình khai thác

- Không gây tổn hại đến môi sinh

- Không tiêu hao tài nguyên năng lượng trong quá trình khai thác

Giá trị sử dụng của vật liệu

- Lập luận so sánh chặt chẽ, tường minh

+ Sản xuất túi vải: tốn gấp 131 lần việc sản xuất ra một cái túi ni lông à phải sử dụng thật nhiều mới là thân thiện với môi trường.


Đối với sản phẩm

- Chu trình sản xuất phải đảm bảo đi theo quá trình vòng tròn khép kín.

- Dẫn chứng thuyết phục: những bất lợi khi sản xuất túi bột sắn 0% nhựa ít ai biết

+ Gia tăng tình trạng khan hiếm và tăng giá thực phẩm à do việc sản xuất chiếm diện tích trồng.

+ Tiêu hao lượng lớn tài nguyên thiên nhiên à do sản xuất tốn nhiều nước.

+ Hạn sử dụng ngắn, lượng người tiêu dùng chưa cao, giá thành đắt à dẫn tới lãng phí, khó tiêu thụ

→ Đây không phải là giải pháp “thân thiện với môi trường”.


Đối với dịch vụ hay không gian thân thiện

Thực trạng “bảo vệ môi trường” kinh doanh:

- Quán cà phê nói không với đồ nhựa >< bật điều hòa ngày đêm, không có cam kết để phân loại và xử lí tác thải từ quá trình chế biến mỗi ngày, sử dụng bừa bãi sản phẩm dùng một lần từ giấy, bã mía.

- Du lịch sinh thái >< chiếm dụng tài nguyên và tiếp tục thải rác thải nhựa.

→ Sự mâu thuẫn trong cách vận hành và mục đích của nhà kinh doanh


* Khi đọc văn bản dưới đây, em cần chú ý những vấn đề sau: 

- Đặc điểm của loại văn bản. 

- Vấn đề chính được nói tới trong văn bản. 

- Ý nghĩa của việc dẫn các số liệu cụ thể trong văn bản. 

- Suy ngẫm của em trước những thông tin do văn bản đưa lại.


Gợi ý trả lời:

Đặc điểm của loại văn bản. 

- Đây là văn bản nghị luận bàn về vấn đề “thân thiện với môi trường”


Vấn đề chính được nói tới trong văn bản. 

- Vấn đề chính: Những sản phẩm mà thị trường Việt Nam dán mác là “thân thiện với môi trường” trong những năm gần đây chưa hẳn đã là sản phẩm thân thiện với môi trường.


Ý nghĩa của việc dẫn các số liệu cụ thể trong văn bản. 

- Ý nghĩa của việc dẫn các số liệu cụ thể trong văn bản: Giúp cung cấp dẫn chứng một cách chính xác, cụ thể, minh bạch khiến văn bản có sức thuyết phục cao hơn.


Suy ngẫm của em trước những thông tin do văn bản đưa lại.

- Em cảm thấy mình được cung cấp thêm nhiều tri thức hơn để hiểu rõ về những sản phẩm được gắn mác “thân thiện với môi trường” chưa chắc đã là thân thiện với môi trường. Là một người tiêu dùng, em sẽ cân nhắc rõ khi lựa chọn sản phẩm và thực hiện tốt các hành động để bảo vệ môi trường sống của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thân thiện với môi trường" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

Đặc điểm của loại văn bản

- Văn bản nghị luận.

- Nội dung:

  • Bàn về một vấn đề trong xã hội: Những sản phẩm được gắn mác “Thân thiện với môi trường”.
  • Các lí lẽ, dẫn chứng được triển khai một cách rõ ràng, mạch lạc.

- Hình thức:

  • Các phần được phân chia cụ thể, các mục được đánh dấu (*) và in đậm.
  • Ngôn ngữ rõ ràng, ngắn gọn.
  • Số liệu nhiều số liệu chính xác, cụ thể.
  • Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: Các hình ảnh minh họa…

Vấn đề chính được nói đến trong văn bản

Vấn đề chính được nói đến trong văn bản: Tính hai mặt của những sản phẩm được coi là thân thiện với môi trường.


Ý nghĩa của việc dẫn các số liệu cụ thể trong văn bản

  • Một số ví dụ: 131 lần, 0% nhựa, 1/4 sản lượng, 5000 đồng một chiếc, 100%...
  • Việc dẫn các số liệu cụ thể sẽ giúp cho cung cấp thông tin một cách khách quan, cụ thể và giàu tính thuyết phục hơn.

Suy ngẫm của em trước những thông tin do văn bản đưa lại

- Văn bản đã đem đến những thông tin bổ ích cho người đọc về những sản phẩm được gắn mác “thân thiện với môi trường”.

- Những sản phẩm tưởng chừng như thân thiện với môi trường, nhưng suy xét kĩ lưỡng, chúng vẫn đem lại những ảnh hưởng tiêu cực. Từ đó, với tư cách là một người tiêu dùng, chúng ta hãy nhận thức rõ về mỗi hành động của mình, cần cẩn trọng trong việc sử dụng các sản phẩm một cách phù hợp và đúng đắn nhất, luôn nhắc nhở chúng ta cần nỗ lực để sống giảm rác từng chút một.

* Tác giả: Nguyễn Hữu Quỳnh Hương sinh năm 1997 ở Bà Rịa - Vũng Tàu, là tác giả của nhiều bài báo, cuốn sách cổ vũ nhiệt thành cho “lối sống xanh”, dùng bút danh là Mình là Hũ khi viết cuốn sách “Sống xanh rồi mới sống nhanh”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thân thiện với môi trường" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

I. Tác giả văn bản Thân thiện với môi trường

- Nguyễn Hữu Quỳnh Hương sinh năm 1997 ở Bà Rịa - Vũng Tàu

- Cô là tác giả của nhiều bài báo, cuốn sách có vũ nhiệt thành cho “lối sống xanh", dùng bút danh Mình là Hũ khi viết cuốn Sống xanh rồi mới sống nhanh.


II. Tìm hiểu tác phẩm Thân thiện với môi trường

Thể loại: 

Thân thiện với môi trường thuộc thể loại văn bản nghị luận


Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Tác phẩm Thân thiện với môi trường được trích trong cuốn Sống xanh rồi mới sống nhanh của Nguyễn Hữu Quỳnh Hương 

- Trong đoạn trích, tác giả dùng dấu ngoặc kép ở nhan để nhằm lưu ý: vấn đề sẽ bàn trong văn bản liên quan đến cụm từ thân thiện với môi trường - một cụm từ thông dụng trong đời sống hiện nay nhưng có lúc được dùng chỉ như một cách quảng cáo thuần túy và không phản ánh chính xác bản chất của đối tượng được nói tới. 


Phương thức biểu đạt: 

Văn bản Thân thiện với môi trường có phương thức biểu đạt là nghị luận


Tóm tắt văn bản Thân thiện với môi trường: 

Kỷ nguyên “thân thiện với môi trường” được dán mác lên mọi thứ nhằm đem lại trải nghiệm tiêu dùng dễ chịu cho khách hàng. Tuy nhiên khái niệm này chưa đủ rõ ràng để đánh giá là dấu hiệu chứng minh cho nguồn gốc, chất lượng sản phẩm hay sứ mệnh, tầm nhìn của nhà sản xuất. Mọi vật liệu, dịch vụ, đỉa điểm thân thiện với môi trường cần đáp ứng những tiêu chí sau:

* Đối với vật liệu: không gây tổn hại đến môi sinh, tài nguyên trong quá trình khai thác; * Đối với thời gian sử dụng và quy trình khai thác: thời gian sử dụng dài; quy trình khai thác, sản xuất, phân phối, sử dụng và thải loại cần nên theo hướng vòng tròn khép kín; trong dịch vụ cần có sự nhất quán trong việc bảo vệ môi trường.


Bố cục bài Thân thiện với môi trường: 

Thân thiện với môi trường có bố cục gồm 2 phần:

Phần một: từ đầu đến “túi ni lông”: đặt vấn đề về khái niệm “thân thiện với môi trường

Phần hai: còn lại: các tiêu chí đảm bảo yêu cầu “thân thận với môi trường”


Giá trị nội dung: 

Bài viết là lời góp ý thẳng thắn, chân thành về thực trạng lạm dụng khái niệm “thân thiện với môi trường” hiện nay. Qua bài viết người đọc nhận thức được rõ ràng hơn về quá trình sử dụng sản phẩm “thân thiện với môi trường”.


Giá trị nghệ thuật: 

- Câu văn ngắn gọn, lập luận sắc bén, dẫn chứng minh họa thuyết phục.

- Lối viết mạnh mẽ, tác động lớn tới tâm trí người đọc.


* Nội dung chính: 

Văn bản bàn về những vật liệu, sản phẩm dịch vụ “thân thiện với môi trường”


* Một số vấn đề cần chú ý: 

  • Đặc điểm của loại văn bản. 

Văn bản thông tin cung cấp thông tin về những vật liệu, sảm phẩm thân thiện với môi trường, cung cấp số liệu cụ thể.

  • Vấn đề chính được nói tới trong văn bản. 

Những thứ được coi là thân thiện với môi trường nhưng có thực sự thân thiện?

  • Ý nghĩa của việc dẫn các số liệu cụ thể trong văn bản. 

Cung cấp thông tin khách quan, chính xác, cụ thể.

  • Suy ngẫm của em trước những thông tin do văn bản đưa lại.

Cần tìm hiểu những sản phẩm giảm thiểu rác ra môi trường.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thân thiện với môi trường" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

Bài tập 3. Đọc lại văn bản "Thân thiện với môi trường" trong SGK (tr. 98 – 100) và trả lời các câu hỏi:

  1. Hãy xác định nội dung chính của văn bản và cách tác giả triển khai thông tin trong văn bản.
  2. Xuất phát từ nhận thức rằng thân thiện với môi trường còn được hiểu và giải thích khá chung chung, tác giả đã nêu những điểm cần được làm rõ hơn xung hiện quanh cụm từ này. Theo em, những điểm cần được làm rõ hơn đó là gì?
  3. Những ví dụ được nêu trong văn bản có ý nghĩa như thế nào đối với việc làm sáng tỏ quan điểm của tác giả? Ví dụ nào khiến em đặc biệt quan tâm? Vì sao?
  4. Phải chăng tác giả đang tạo ra sự ngờ vực đối với nhiều vật liệu, sản phẩm dịch vụ, địa điểm được dán mác “thân thiện với môi trường”? Em có ý kiến như thế nào về vấn đề này?
  5. Tìm trong văn bản một số từ ngữ mà em xác định là thuật ngữ và giải thích ngắn gọn về những từ ngữ đó.
  6. Công dụng nào của dấu ngoặc kép đã được tác giả khai thác khi đặt nhan đề cho văn bản là “Thân thiện với môi trường”?

Bài giải:

1. Nội dung chính của văn bản là xác định một cách hiểu khoa học về khái niệm thân thiện với môi trường vốn bị làm “nhiễu” bởi nhiều quảng cáo sai lệch, thiếu trách nhiệm cho một số sản phẩm và dịch vụ nào đó từng đối tượng được phân loại, gồm: vật liệu, sản phẩm, dịch vụ và địa điểm (tên các “đối tượng” này được nêu trong các tiểu mục in đậm). Theo cách trình bày đó, tác giả đưa đến được cho độc giả những hiểu biết thấu đáo về từng phương diện của vấn đề được đề cập trong văn bản.


2. Xuất phát từ nhận thức rằng thân thiện với môi trường còn được hiểu và giải thích khá chung chung, tác giả đã nêu những điểm cần được làm rõ hơn xung quanh cụm từ này. Đó là: - Phẩm chất thực sự của đối tượng được quảng cáo không phải bao giờ cũng phù hợp với lời quảng cáo.

– Ấn tượng, cảm giác của người tiêu dùng về sự thân thiện với môi trường của vật liệu, sản phẩm, dịch vụ, địa điểm nhiều khi đầy tính chủ quan và phiến diện.

- Muốn biết một đối tượng có đúng là thân thiện với môi trường như nó được quảng cáo không, cần xác định rõ các tiêu chí phù hợp dùng để xem xét, đánh giá. Chẳng hạn, với vật liệu, cần phải đặt ra các câu hỏi về tính chất của vật liệu (Có phân huỷ được không? Thời gian phân huỷ? Khả năng tái sinh, tái chế?) và giá trị sử dụng của vật liệu (Thời gian sử dụng kéo dài bao lâu?).


3. Trong một văn bản thông tin, số lượng và chất lượng của các ví dụ luôn chứng tỏ phạm vi hiểu biết và vốn sống của tác giả. Với các ví dụ, tác giả có thể giúp người đọc hiểu được thông tin một cách dễ dàng và thấu đáo. Văn bản “Thân thiện với môi trường” có nhiều ví dụ rất “đắt”, thực sự làm sáng tỏ quan điểm của tác giả về sự cần thiết phải hiểu đúng vấn đề thân thiện với môi trường. Theo đó, chúng buộc người đọc phải nghĩ lại về những điều họ vẫn đinh ninh là mình biết rõ. Không thể không bất ngờ trước ví dụ tác giả nêu như sau:”Người ta thường nói sử dụng túi vải thì thân thiện với môi trường hơn túi ni lông. Tuy nhiên, để sản xuất ra một cái túi vải thì số năng lượng tiêu hao gấp 131 lần việc sản xuất ra một cái túi ni lông. Theo Liên minh Túi tiến bộ, để cận đối dấu chân carbon và nước của một chiếc túi vải, trung bình chúng ta cần dùng nó 131 lần. Như vậy, túi vải chỉ thân thiện hơn với môi trường khi bạn sử dụng nó nhiều và thật nhiều lần".


4. Có nhiều dấu hiệu cho thấy có vẻ tác giả đang tạo ra sự ngờ vực đối với nhiều vật liệu, sản phẩm, dịch vụ, địa điểm được dán mác “thân thiện vớimôi trường”, thông qua việc “lật tẩy” thực chất của chúng bằng những cách kiểm nghiệm mang tính khoa học, bằng những câu hỏi yêu cầu được trả lời một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, việc làm này khác về bản chất với việc gieo hoang mang. Vấn đề tác giả nhằm đến là góp phần xây dựng một thị trường, một môi trường sống lành mạnh, trong đó cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng đều phải thể hiện được thái độ có trách nhiệm và hiểu biết.


5. Trong văn bản, những từ ngữ sau đây có thể được xem là thuật ngữ: thân thiện với môi trường, thị trường, người tiêu dùng, phân huỷ sinh học, du lịch sinh thái, rác thải nhựa,... Về những từ ngữ trên, có thể dễ dàng nhận ra độ chênh khá lớn giữa cách giải thích theo lối phổ thông và cách giải thích trong các tài liệu khoa học. Có thể giải thích ngắn gọn và sơ lược về một số từ ngữ được nêu trên như sau:

– Thân thiện với môi trường: thái độ ứng xử tích cực của con người hiện đại đối với môi trường sống, thông qua việc điều chỉnh các hành vi để không làm tổn hại hay phá huỷ môi trường, điều này thể hiện rõ nhất qua hoạt động sản xuất và tiêu dùng lấy việc bảo vệ môi trường làm chỉ số đánh giá cơ bản.

– Thị trường: thuật ngữ của kinh tế học, chỉ nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thoả mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu theo các thông lệ hiện hành.

– Người tiêu dùng: người (cá nhân hoặc hộ gia đình) có nhu cầu, có khả năng mua sắm các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường phục vụ cho cuộc sống của mình. " thực - Rác thải nhựa: những sản phẩm làm bằng nhựa đã qua sử dụng hoặc không van de được dùng đến và bị vứt bỏ.


6. Việc sử dụng dấu ngoặc kép trong nhan đề văn bản “Thân thiện với môi trường phần nào đã được giải thích ở cước chú trong SGK. Trong nhiều công dụng của dấu ngoặc kép, ở đây, tác giả đã khai thác công dụng thể hiện ý nghi ngờ năng đối với nghĩa của cụm từ được dùng (có thể hiểu khác hoặc cần được hiểu khác so với chính cụm từ đó khi được dùng theo cách bình thường, không có dấu ngoặc kép kèm theo).

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thân thiện với môi trường" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

I. Tác giả

- Nguyễn Hữu Quỳnh Hương sinh năm 1997

- Cô là tác giả của rất nhiều bài báo, cuốn sách cổ vũ nhiệt thành cho “lối sống xanh”

- Tác phẩm chính: Sống xanh rồi mới sống nhanh


II. Tác phẩm “ Thân thiện với môi trường”

Thể loại: Chính luận


Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

-Trích từ tác phẩm Sống xanh rồi mới sống nhanh


Phương thức biểu đạt: Nghị luận


Tóm tắt tác phẩm “ Thân thiện với môi trường”

Tác phẩm đặt ra vấn đề “thân thiện với môi trường” bao gồm các tiêu chí phân loại các sản phẩm, vật dụng, vật liệu thân thiện với môi trường. Đưa ra cách phân biệt về sản phẩm kèm theo đó là lời vận động


Bố cục tác phẩm “ Thân thiện với môi trường”

- Phần 1: Từ đầu…. thân thiện với môi trường hơn túi ni lông..?: đặt ra vấn đề

- Phần 2: Tiếp theo…hàng tấn rác thải nhựa : các tiêu chí phân loại

- Phần 3: Còn lại : lý giải về các sản phẩm thân thiện môi trường


Giá trị nội dung tác phẩm “ Thân thiện với môi trường”

- Kêu gọi, thúc đẩy con người về lối sống xanh “ thân thiện với môi trường”


Giá trị nghệ thuật tác phẩm “ Thân thiện với môi trường”

- Cách đặt vấn đề độc đáo

- Lập luận chặt chẽ, đưa ra dẫn chứng minh họa

- Mang lại giá trị tuyên truyền cao


III. Tìm hiểu chi tiết “ Thân thiện với môi trường”

Cách phân loại

- Chia ra thành 3 nhóm nhỏ dựa trên các tiêu chí rõ ràng

Đối với vật liệu dựa vào quy trình khai thác, tính chất của vật liệu,giá trị sử dụng

+ Ví dụ túi vải thân thiện với môi trường hơn túi ni lông

+ Việc sản xuất 1 túi vải tiêu thụ 131 lần so với việc sản xuất ra túi ni lông

+ Túi vải thân thiện với môi trường khi người sử dụng tái chế nhiều lần

- Đối với sản phẩm

+ Quy trình khai thác, sản xuất phân phối, sử dụng

+ Sản phẩm này có tác hại với môi trường không?

- Đối với dịch vụ hay không gian thân thiện

+ Quán cà phê cam kết thân thiện môi trường nhưng lãng phí điều hòa, không cam kết vấn đề phân loại xử lý rác thải, vô tư sử dụng các sản phẩm một lần từ giấy, bã mía

+ Khu du lịch sinh thái tuy nhiên không đem lại giá trị môi trường tương xứng


Bài học rút ra

- Những nhận thức sai lầm của người tiêu dùng khi thấy

+ Sản phẩm ghi trên bao bì “ có thể tái chế”

+ Hoặc sản cam kết “ không thử nghiệm trên động vật”

- Nhãn hàng đã đánh vào tâm lý của người tiêu dùng

+ Ống hút cỏ bàng có khả năng phân hủy làm cho người tiêu dùng sử dụng nhiều

+ Ống hút nhựa không phải là không thân thiện với môi trường

- Không co điều gì thật sự thân thiện với môi trường nếu không phải do thiên nhiên tao ra

→  Là người tiêu dùng thông minh hãy nhận thức rõ các sản phẩm thân thiện môi trường,tự nhắc nhở bản thân mình về vấn đề sống xanh


* Nội dung chính “Thân thiện với môi trường”:

Văn bản viết về vấn đề “thân thiện môi trường” trên một vật liệu, sản phẩm, dịch vụ, địa điểm. Liệu rằng những điều đó có thực sự là thân thiện với môi trường hay chỉ là một cách đề phục vụ cho nền kinh tế hiện đại. Tác giả đã đưa ra chúng ta các ví dụ kèm số liệu hết sức thuyết phục để từ đó nhắc nhở con người về ý thức và sự nỗ lực giảm rác.


* Một số vấn đề cần chú ý

Đặc điểm của loại văn bản.

Đặc điểm của loại văn bản: đây là văn bản thông tin, cung cấp thông tin về một vấn đề, văn bản đưa ra được các số liệu xác thực, ví dụ thuyết phục.


Vấn đề chính được nói tới trong văn bản.

Vấn đề chính được nói tới trong văn bản là: Những tiêu chí xác định một vật liệu, sản phẩm, dịch vụ, địa điểm là thân thiện với môi trường.


Ý nghĩa của việc dẫn các số liệu cụ thể trong văn bản.

Việc dẫn số liệu cụ thể trong văn bản khiến cho thông tin mà tác giả đưa ra trở nên xác thực và thuyết phục được sự tin tưởng của độc giả.


Suy ngẫm của em trước những thông tin do văn bản đưa lại.

Những thông tin do văn bản đưa lại là những điều quả thật trước giờ em chưa từng nghĩ tới. Em luôn luôn mặc nhiên rằng “thân thiện với môi trường” có nghĩa là mình thay túi nhựa bằng túi được làm bằng các chất liệu thân thiện với môi trường, sản phẩm không được thử nghiệm trên động vật. Sau bài đọc này, em có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này và có cách lí giải để biết được một vật thân thiện với môi trường hay không.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .