Top 6 Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 50" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

64

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 50" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất mà Alltop tổng hợp trong bài viết dưới đây....xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 50" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1

Câu 1

Đọc ba văn bản trên đây và thực hiện các yêu cầu sau:

- Xác định cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong mỗi văn bản (nếu có).

- Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu.

- Chỉ ra những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản 1 và 2.

Phương pháp giải:

-  Đọc kĩ lý thuyết ở phần Tri thức Ngữ văn (trang 36, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

-  Đọc lại ba văn bản để xác định cách đánh dấu phần bị tỉnh lược.

Lời giải chi tiết:

* Văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây

- Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược:

+) Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược dẫn, lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

+) Dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...].

- Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu:

+) Kí hiệu [...]: nhằm đánh dấu phần đoạn văn trước đã bị lược bỏ.

+) Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.

Ví dụ: Cước chú số 1 “ché đuê” có nghĩa là tên một loại ché (ché: vò ủ rượu bằng gốm).

- Những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản:

+) Phần đầu tiên của văn bản (trang 38, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

Dẫn chứng: (Lược dẫn: Hơ Nhị, vợ Đăm Săn bị Mtao Mxây bắt cóc. Đăm Săn cùng dân làng đi đánh Mtao Mxây để cứu vợ mình và chàng đã giành chiến thắng oanh liệt. Phần văn bản dưới đây kể về sự kiện này).

+) Kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...] (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

+) Lược một đoạn văn trước đó (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

Dẫn chứng: (Lược một đoạn: Đăm Săn giết Mtao Mxây. Sau trận đánh, tôi tớ và dân làng của Mtao Mxây mang của cải, tài sản về theo Đăm Săn rất đông).

* Văn bản Gặp Ka-ríp và Xi-la

- Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược:

+) Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

- Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu.

+) Kí hiệu “lược một đoạn”: nhằm tóm tắt nội dung trước đó để mọi người dễ hiểu và có sự liên kết với đoạn sau.

+) Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.

Ví dụ: cước chú số 2 (Xi-ếc-xê: nữ chúa xinh đẹp, tóc quăn, cai quản một quốc đảo nơi thủy thủ đoàn lạc vào, vì mê đắm Ô-đi-xê nên tìm cách giam giữ, chung sống với chàng, nhưng cũng chỉ dẫn và giúp đỡ chàng trong hành trình trở về quê hương.

- Chỗ đánh dấu sự tỉnh lược:

Phần đầu tiên của văn bản (trang 44, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

Dẫn chứng: (Lược một đoạn: Về đến đảo Ai-ai-ê (Aiaie), chôn cất En-pê-no (Elpenor) và lại lên đường vượt biển cả tìm về quê nhà, Ô-đi-xê được Xi-ếc-xê (Circe) báo trước chàng còn phải gặp những nỗi gian nan khác nữa đồng thời căn dặn chàng cách vượt thoát hiểm nguy).

* Văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê:

Văn bản này không có phần bị tỉnh lược.


Câu 2

Ở một số trường hợp, nếu người viết chỉ sử dụng kí hiệu đánh dấu phần văn bản bị lược bỏ mà không viết đoạn tóm tắt phần văn bản này thì sẽ gây khó khăn gì cho người đọc?

Phương pháp giải:

- Đặt giả thiết nếu người viết chỉ sử dụng kí hiệu đánh dấu phần văn bản bị lược bỏ mà không viết đoạn tóm tắt phần văn bản này để thấy rõ sự khó khăn.

Lời giải chi tiết:

Những khó khăn người đọc sẽ gặp phải nếu người viết chỉ sử dụng kí hiệu đánh dấu phần văn bản bị lược bỏ mà không viết đoạn tóm tắt phần văn bản này:

- Không có sự liên kết tổng thể toàn văn bản.

- Khiến người đọc khó hiểu, mông lung và dễ gây cảm giác hụt hẫng.

- Người đọc sẽ không có cái nhìn toàn diện về thông điệp mà văn bản gửi gắm.

Ví dụ: Trong văn bản Gặp Ka-ríp và Xi-la:

Nếu văn bản chỉ ghi cụm từ “Lược một đoạn” để ám chỉ rằng phần trước đó đã bị lược bỏ mà không nói tóm tắt nội dung phần ấy thì khi độc giả đọc dòng đầu của đoạn văn “Nàng nói vậy, và liền khi đó Rạng đông ngự ngai vàng xuất hiện”, họ sẽ không biết “nàng” ở đây là ai.


Câu 3

Người viết về nhà dài Ê-đê đã trích dẫn mấy lần, các trích dẫn đã được chú thích rõ ràng hay chưa? Hãy trao đổi với các bạn ý kiến của mình.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê.

- Chú ý những chi tiết có phần trích dẫn.

- Trao đổi với bạn bè về ý kiến của bản thân.

Lời giải chi tiết:

- Đọc văn bản trên có thể thấy, người viết về nhà dài Ê-đê đã trích dẫn bốn lần. Các trích dẫn ấy đều được chú thích rõ ràng (dẫn trực tiếp lời nói của người viết và để chúng trong ngoặc kép”).

- Dẫn chứng: Chị Đàm Thị Hợp khẳng định: “Thường nhà người Ê-đê có hai cầu thang, cầu thang phía trước và cầu thang phía sau. Cầu thang phía trước thường hướng về phía bắc và được gọi là cầu thang chính. Đối với những nhà giàu có ngày xưa, cầu thang chính bao giờ cũng có hai cầu thang để lên xuống, cầu thang đực và cầu thang cái. Trên cầu thang cái bao giờ cũng có hình ảnh bầu sữa mẹ và vầng trăng khuyết, còn cầu thang đực không có hoa văn chạm khắc nhiều, thường chỉ là một cây gỗ sau đó chạm khắc những bậc để lên xuống...”.


Câu 4

Biện pháp so sánh được sử dụng trong các trường hợp sau có điểm gì khác nhau?

Phương pháp giải:

-  Đánh dấu biện pháp so sánh được sử dụng trong các đoạn trích.

Lời giải chi tiết:

a.

- Câu sử dụng biện pháp so sánh: “Cũng như người đi câu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ rồi quăng lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch; các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy”.

- Trong câu a, từ ngữ so sánh “như vậy” được đặt xuống cuối câu. So sánh cách những người bạn đồng hành của Ô-đi-xê bị quái thú lôi vào hang cũng giống như cách những con cá bị giật từ nước lên trên bờ. Từ đó, người đọc dễ dàng hình dung ra cảnh tượng thảm thương của họ.

b.

- Cả hai vế đều sử dụng biện pháp so sánh.

- Từ so sánh “như” được đặt giữa hai vế (vế so sánh và vế được so sánh) nhằm mô tả độ rộng về kích thước nhà và sàn hiên của ngôi nhà dài người Ể-đê.

c.

- Vế được so sánh xuất hiện nhiều hơn vế so sánh.

- Từ ngữ so sánh “như” xuất hiện ba lần nhằm nhấn mạnh kết quả mà Đăm Săn nhận được khi chiến thắng tù trưởng Mtao Mxây.


Câu 5

Phân tích tác dụng của biện pháp nói quá trong đoạn văn sau:

     Bà con xem, Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán. Cả một vũng nhão ra nước. Lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng. Ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài giữa bãi thì kêu lên inh ỏi suốt ngày đêm. Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưởng nhà giàu sao mà vui thế? (Trích sử thi Đăm Săn)

Phương pháp giải:

- Chỉ rõ biện pháp nói quá trong đoạn văn.

- Kết hợp với bài học về sử thi Đăm Săn, nêu lên tác dụng của biện pháp nói quá được sử dụng trong đoạn trích.

Lời giải chi tiết:

- Biện pháp nói quá được sử dụng trong đoạn văn trên:

+ “Bà con xem, Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán”.

=> Tác dụng: nhấn mạnh sức mạnh, sự vui mừng của Đăm Săn khi giành được chiến thắng.

+ “Cả một vũng nhão ra nước. Lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng. Ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài giữa bãi thì kêu lên inh ỏi suốt ngày đêm. Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú.”

=> Tác dụng: nhấn mạnh không khí vui mừng của cả con người và con vật tại nhà Đăm Săn sau khi chàng giành được chiến thắng.

Từ đọc đến viết

Từ việc đọc hai văn bản sử thi trên đây, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về một phẩm chất của người anh hùng sử thi, trong đó có đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản hoặc chú thích trích dẫn.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ hai văn bản sử thi đã học ở trên để tìm ra phẩm chất bản thân cảm thấy ấn tượng nhất để viết.

- Chú ý có đánh dấu phần bị tỉnh lược hoặc chú thích trích dẫn.

Lời giải chi tiết:

     Câu chuyện về những người anh hùng sử thi chưa bao giờ giảm nhiệt về độ hấp dẫn mà nó mang lại. Bởi mỗi vị anh hùng lại mang đến cho người đọc một cách nhìn mới đầy ngưỡng mộ và ngạc nhiên. Nhưng, có một phẩm chất mà hầu hết các anh hùng đều có, thậm chí là cần thiết đó là sự điềm tĩnh. Điềm tĩnh ở đây không có nghĩa là giải quyết mọi tình huống xảy ra một cách chậm chạp mà chính phẩm chất này sẽ giúp họ có được những lối suy nghĩ thông suốt hơn, tránh trường hợp quá nóng vội dẫn đến thất bại, nhất là khi gặp chuyện hiểm nguy. Khi Ô-đi-xê được cảnh báo trước về những hiểm nguy về các nàng Xi-ren, tuy tâm trạng khá bồn chồn và lo lắng nhưng chàng vẫn điềm tĩnh để đưa ra hướng giải quyết cho mọi người. “(...) Tôi lần lượt nút chặt tai cho các bạn đồng hành, còn họ thì buộc tay chân tôi lại. Tôi đứng dưới cột buồm, và họ lấy dây thừng trói tôi vào đấy. Thế rồi họ ngồi xuống, đập mái chèo xuống mặt biển ngầu bọt xám”. (Trích Gặp Ka-ríp và Xi-la, sử thi Ô-đi-xê). Ô-đi-xê chính là anh hùng sử thi điển hình cho phẩm chất nói trên. Nhờ đó, chàng cùng những người bạn đồng hành có thể đưa ra cách giải quyết tốt nhất và vượt qua sự quyến rũ của các nàng Xi-ren.

Trong đó:

- Phần bị tỉnh lược: “(...) Tôi lần lượt nút chặt tai cho các bạn đồng hành, còn họ thì buộc tay chân tôi lại. Tôi đứng dưới cột buồm, và họ lấy dây thừng trói tôi vào đấy. Thế rồi họ ngồi xuống, đập mái chèo xuống mặt biển ngầu bọt xám”. à được đánh dấu bằng cách dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc đơn.

- Chú thích trích dẫn: (Trích Gặp Ka-ríp và Xi-la, sử thi Ô-đi-xê).

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 50" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2

Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Đọc ba văn bản trên đây và thực hiện các yêu cầu sau:

- Xác định cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong mỗi văn bản (nếu có).

- Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu.

- Chỉ ra những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản 1 và 2.

Trả lời:

- Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong mỗi văn bản trên là: tóm tắt ý chính của đoạn bị tỉnh lược trong một câu, viết nghiên trong ngoặc đơn và kèm theo từ lược dẫn, lược một đoạn

- Cách đánh dấu [..] này là để thể hiện đoạn trích sau đã bị lược đi 

- ( Lược dẫn: Hơ Nhị, vợ Đăm Săn bị Mtao Mxây bắt cóc.. đánh dấu sự kiện này)

   [...]

   ( Lược một đoạn: Đăm Săn giết Mtao Mxây . sau trận đấnh, tôi tớ  và dân làng của Mtao Mxây mang của cải, tài sản về theo Đăm Săn rất đông)

   (Lược một đoạn: Về đến đảo Ai-ai-Ê (Aiaie), chôn cất En-pê-nô (Elpenor) và lại lên đường vượt biển cả tìm về quê nhà... vượt thoát những hiểm nguy)


Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Ở một số trường hợp, nếu người viết chỉ sử dụng kí hiệu đánh dấu phần văn bản bị lược bỏ mà không viết đoạn tóm tắt phần văn bản này thì sẽ gây khó khăn gì cho người đọc?

Trả lời:

Điều này sẽ khiến người đọc khó năm bát được nội dung, diễn biến của câu truyện. Họ sẽ không hiểu được tại sao đang từ tình tiết này lại sang tình tiết khác


Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Người viết về nhà dài Ê-đê đã trích dẫn mấy lần, các trích dẫn đã được chú thích rõ ràng hay chưa? Hãy trao đổi với các bạn ý kiến của mình.

Trả lời:

Người viết về nhà dài Ê-đê đã trích dẫn bốn lần:

- Trích dẫn lời giới thiệu của đài tiếng nói Việt Nam VOV5

- Trích dẫn lời của tiến sĩ Nguyễn Duy Thiệu- Phó Giám đốc Bảo tàng dân tộc học Việt Nam

- Trích dẫn hai lần lời của chị Đàm Thị Hợp - cán  bộ của Bảo tành Dân tộc học Việt Nam

Các trích đẫn này đã được chú thích rõ rành như viết nghiêng, đặt trong dấu ngoặc ghép và chú thích nguồn của đoạn trích 


Câu 4 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Biện pháp so sánh được sử dụng trong các trường hợp sau có điểm gì khác nhau?

a. Cũng như người đi câu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ rồi quăng lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch; các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy, và Xi-la ăn thịt họ ở cửa hang, trong khi họ đang kêu gào, hoảng hốt giơ tay về phía tôi cầu cứu. Đó chính là cảnh thương tâm nhất mà mắt tôi thấy được trong thời gian lênh đênh trên mặt biển tìm đường. (Trích Gặp Ka-ríp và Xi-la, sử thi Ô-đi-xê)

b. Nhà dài như một hơi chiêng, sàn hiên rộng như một hơi ngựa chạy (Trích sử thi Đăm Săn)

c. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước. (Trích sử thi Đăm Săn)

Trả lời:

- Đoạn trích a, hình ảnh dùng để so sánh là '' người đi câu ngồi trên mỏm đá.. đành đạch'' được đưa lên đăng trước hình ảnh được so sánh'' Các bạn đồng hành của tôi...''. 

- Đoạn b,c thì vẫn dùng cấu trúc thông thường: Sự vật được so sánh ở đằng trước, kèm từ so sánh là ''như'', sau đó đến sự vật dùng để so sánh


Câu 5 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phân tích tác dụng của biện pháp nói quá trong đoạn văn sau:

Bà con xem, Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán. Cả một vũng nhão ra nước. Lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng. Ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài giữa bãi thì kêu lên inh ỏi suốt ngày đêm. Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưởng nhà giàu sao mà vui thế? (Trích sử thi Đăm Săn.

Trả lời:

Biện pháp nói quá được sử dụng ở đây là: ''… chàng Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán. Cả một vùng nhão ra như nước. Lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng. Ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài bãi thì kêu lên inh ỏi suốt ngày đêm.''

Tác giả dân gian sử dụng nghệ thuật phóng đại, qua đó thể hiện quang cảnh vui vẻ, nhộn nhịp của buổi tiệc ăn mừng. Bữa tiệc như hòa cùng với thiên nhiên, đông vui đến nỗi lan tỏa cả một vùng. Các con vật như lươn, rắn,ếch nhái cũng như muốn hòa vào không khí này.


Từ đọc đến viết (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Từ việc đọc hai văn bản sử thi trên đây, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về một phẩm chất của người anh hùng sử thi, trong đó có đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản hoặc chú thích trích dẫn.

Hình ảnh người anh hùng trong sử thi luôn mang vẻ đẹp cả ở ngoại hình lẫn phẩm chất.. Bên cạnh tài năng phi thường, sức khỏe vượt trội và ngoại hình nổi bật, các vị anh hùng sử thi còn được ngưỡng vọng nhờ ý chí, khát khao chinh phục tất cả, quyết diệt trừ cái ác, không ngại khó khăn. Qua hai nhân vật Đăm Săn và Ô-đi-xê thì vẻ đẹp này càng được bộc lộ rõ. Đăm Săn thể hiện khí khái uy nghi, áp đảo, ý chí vượt trội khi khiêu chiến với Mtao Mxây: ‘’ Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy!’’, " Xuống, giêng! Xuống, giêng!....hun cái nhà của ngươi cho mà xem". Sự mạnh mẽ của anh còn thấy được qua việc anh vô cùng khinh bỉ hành động đâm lén người khác: “Sao ta lại đâm ngươi ...con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là!’’. Và khi chiến đấu với Mtao Mxây, tuy bị gặp khó khăn vì giáp của đối thủ, nhưng nhờ sự chỉ dẫn của thần linh cùng ý chí sắt đá, Đăm Săn đã hạ gục được kẻ thù và cứu được vợ mình. Còn với Ô-đi-xê, chàng hiện lên là một lãnh đạo vô cùng xứng đáng và kiên cường. Chàng coi trọng thủy thủ của thuyền, gọi họ là ‘’Các bạn ơi’’. Khi mà gặp gian nan thử thách, chàng đã hướng dẫn mọi người một cách tỉ mỉ như việc đút sáp vào tai để thoát khỏi tiếng hát của các nàng Xi-ren . Ô-đi-xê còn cố gắng xốc lại tinh thần của thủy thủ khi họ cảm thấy sợ hãi trước Xi-la và Ka-ríp, ý chí của chàng luôn vững chãi như thế

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 50" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3

Câu 1. Đọc ba văn bản trên đây và thực hiện các yêu cầu sau:

- Xác định cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong mỗi văn bản (nếu có).

- Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu.

- Chỉ ra những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản 1 và 2.

Gợi ý:

Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây:

- Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược:

  • Sử dụng kí hiệu: [...]
  • Đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.
  • Cụm từ: Lược dẫn, Lược một đoạn

- Ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu:

  • Kí hiệu [..]: phần bị lược bỏ
  • Số 1,2.. ở phía trên: từ, cụm từ được chú thích

- Chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản:

  • Lược dẫn: Hơ Nhị, vợ Đăm Săn bị Mtao Mxây bắt cóc. Đăm Săn cùng dân làng đi đánh Mtao Mxây để cứu vợ mình và chàng đã giành chiến thắng oanh liệt. Phần văn bản dưới đây kể về sự kiện này.
  • Lược một đoạn: Đăm Săn giết Mtao Mxây. Sau trận đánh, tôi tớ và dân làng của Mtao Mxây mang của cải, tài sản về theo Đăm Săn rất đông.

Gặp Ka-ríp và Xi-la

- Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược: Cụm từ “Lược một đoạn”.

- Ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu: Số 1,2… ở phía trên: từ, cụm từ được chú thích.

- Chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản: Lược một đoạn: Về đến đảo Ai-ai-ê (Aiaie), chôn cất En-pê-no (Elpenor) và lại lên đường vượt biển cả tìm về quê nhà, Ô-đi-xê được Xi-ếc-xê (Circe) báo trước chàng còn phải gặp những nỗi gian nan khác nữa đồng thời căn dặn chàng cách vượt thoát hiểm nguy.

Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê

Không có phần bị tỉnh lược.


Câu 2. Ở một số trường hợp, nếu người viết chỉ sử dụng kí hiệu đánh dấu phần văn bản bị lược bỏ mà không viết đoạn tóm tắt phần văn bản này thì sẽ gây khó khăn gì cho người đọc?

Ở một số trường hợp, nếu người viết chỉ sử dụng kí hiệu đánh dấu phần văn bản bị lược bỏ mà không viết đoạn tóm tắt phần văn bản này thì sẽ khiến cho người đọc:

  • Không hiểu được nội dung của toàn văn bản.
  • Không có đánh giá toàn diện về văn bản.

Câu 3. Người viết về nhà dài Ê-đê đã trích dẫn mấy lần, các trích dẫn đã được chú thích rõ ràng hay chưa? Hãy trao đổi với các bạn ý kiến của mình.

  • Người viết về nhà dài Ê-đê đã trích dẫn: 4 lần.
  • Các trình dẫn đã được chú thích rõ ràng khi nội dung được trích dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép, phía trước là dấu hai chấm.

Câu 4. Biện pháp so sánh được sử dụng trong các trường hợp sau có điểm gì khác nhau?

Cũng như người đi câu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ rồi quăng lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch; các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy, và Xi-la ăn thịt họ ở cửa hang, trong khi họ đang kêu gào, hoảng hốt giơ tay về phía tôi cầu cứu. Đó chính là cảnh thương tâm nhất mà mắt tôi thấy được trong thời gian lênh đênh trên mặt biển tìm đường.

(Trích Gặp Ka-ríp và Xi-la, sử thi Ô-đi-xê)

Nhà dài như một hơi chiêng, sàn hiên rộng như một hơi ngựa chạy.

(Trích sử thi Đăm Săn)

Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước.

(Trích sử thi Đăm Săn)

Gợi ý:

Câu 5. Phân tích tác dụng của biện pháp nói quá trong đoạn văn sau:

Bà con xem, Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán. Cả một vũng nhão ra nước. Lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng. Ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài giữa bãi thì kêu lên inh ỏi suốt ngày đêm. Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưởng nhà giàu sao mà vui thế?

(Trích sử thi Đăm Săn)

- Biện pháp tu từ nói quá: “Đăm Săn uống không biết say… biết chán”. Tác dụng: Cho thấy sự vui mừng, sung sướng của Đăm Săn khi giành được chiến thắng.

- Biện pháp tu từ nói quá: “Cả một vùng nhão ra nước… Các cô gái đi lại vú đụng vú”. Tác dụng: Cho thấy không khí hết sức vui tươi, rộn ràng của khung cảnh ăn mừng sau chiến thắng của Đăm Săn.


Từ đọc đến viết

Từ việc đọc hai văn bản sử thi trên đây, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về một phẩm chất của người anh hùng sử thi, trong đó có đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản hoặc chú thích trích dẫn.

Gợi ý:

Văn bản “Đăm Săn chiến thắng Mtao-Mxây” và “Gặp Ka-ríp và Xi-la” đã giúp tôi hiểu hơn về phẩm chất của người anh hùng sử thi. Hai nhân vật chính là Đăm Săn và Ô-đi-xê đều được đặt vào những cuộc chiến đấu để bộc lộ phẩm chất tốt đẹp của mình. Trước hết, nhân vật Đăm Săn trong cuộc chiến với Mtao Mxây hiện lên là một tù trưởng tài giỏi, dũng cảm với sức mạnh phi thường. Nghe tin vợ mình bị bắt, Đăm Săn tức tốc trở về, đem quân đến đánh Mtao Mxây để cứu vợ. Việc Đăm Săn khiêu chiến với Mtao Mxây chứng tỏ chàng là một người coi trọng danh dự của cá nhân, cộng đồng. Đứng trước một Mtao Mxây múa khiên như trò chơi, “khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô, chạy bước cao bước thấp, chạy hết từ bãi tây sang bãi đông, tự xem mình là tướng quen đánh trăm trận, quen xéo nát đất đai thiên hạ”. Đăm Săn đã tự tin thể hiện sự dũng cảm cũng như sức mạnh phi thường của mình: “Một lần xốc tới, chàng vượt qua đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt qua đồi lồ ô. Chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây…”. Không chỉ vậy, khi Đăm Săn đớp được miếng trầu mà Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn, giúp cho sức chàng như tăng lên gấp bội, múa khiên càng mạnh, càng nhanh, càng đẹp. Cuối cùng, nhờ sự giúp sức của ông trời, Đăm Săn đã đánh bại được Mtao Mxây. Chàng còn thuyết phục những người nô lệ đi theo mình. Cũng giống như Đăm Săn, nhân vật Ô-đi-xê cũng là thuyền trưởng dũng cảm, trí tuệ khi dám đối đầu trước hai quái vật biển Ka-ríp và Xi-la. Khi được Xi-ếc-xê căn dặn về nguy hiểm phía trước, Ô-đi-xê đã nói với những người bạn đồng hành để bàn bạc kế hoạch. Chàng còn căn dặn họ rất tỉ mỉ rằng hãy coi chừng các nàng Xi-ren quyến rũ, coi chừng giọng hát và cánh đồng cỏ đầy hoa của họ và chỉ để một mình Ô-đi-xê nghe. Nhưng cần phải lấy dây trói chặt Ô-đi-xê vào cột buồm để buộc chàng phải đứng yên một nơi. Nếu Ô-đi-xê có van xin hay ra lệnh cho các thủy thủ cởi trói ra thì hãy trói chặt thêm nữa. Khi những người bạn đồng hành sợ hãi thì đã trấn an tinh thần họ: “Các bạn ơi! Chúng ta chẳng phải là những người chưa qua thử thách…”. Như vậy, có thể thấy rằng người anh hùng trong sử thi đều mang những vẻ đẹp chung về phẩm chất.

Phần được trích dẫn: Khi những người bạn đồng hành sợ hãi thì đã trấn an tinh thần họ: “Các bạn ơi! Chúng ta chẳng phải là những người chưa qua thử thách…”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 50" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4

Bài 1 trang 50 Ngữ văn lớp 10 tập 1

Đọc ba văn bản trên đây và thực hiện các yêu cầu sau:

– Xác định cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong mỗi văn bản (nếu có).

– Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu.

– Chỉ ra những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản 1 và 2.

– Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong mỗi văn bản trên là: tóm tắt ý chính của đoạn bị tỉnh lược trong một câu, viết nghiên trong ngoặc đơn và kèm theo từ lược dẫn, lược một đoạn

– Cách đánh dấu [..] này là để thể hiện đoạn trích sau đã bị lược đi

– ( Lược dẫn: Hơ Nhị, vợ Đăm Săn bị Mtao Mxây bắt cóc.. đánh dấu sự kiện này)

[…]

( Lược một đoạn: Đăm Săn giết Mtao Mxây . sau trận đấnh, tôi tớ  và dân làng của Mtao Mxây mang của cải, tài sản về theo Đăm Săn rất đông)

(Lược một đoạn: Về đến đảo Ai-ai-Ê (Aiaie), chôn cất En-pê-nô (Elpenor) và lại lên đường vượt biển cả tìm về quê nhà… vượt thoát những hiểm nguy)


Bài 2 trang 50 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1

Ở một số trường hợp, nếu người viết chỉ sử dụng kí hiệu đánh dấu phần văn bản bị lược bỏ mà không viết đoạn tóm tắt phần văn bản này thì sẽ gây khó khăn gì cho người đọc?

Những khó khăn người đọc sẽ gặp phải nếu người viết chỉ sử dụng kí hiệu đánh dấu phần văn bản bị lược bỏ mà không viết đoạn tóm tắt phần văn bản này:

– Không có sự liên kết tổng thể toàn văn bản.

– Khiến người đọc khó hiểu, mông lung và dễ gây cảm giác hụt hẫng.

– Người đọc sẽ không có cái nhìn toàn diện về thông điệp mà văn bản gửi gắm.

Ví dụ: Trong văn bản Gặp Ka-ríp và Xi-la:

Nếu văn bản chỉ ghi cụm từ “Lược một đoạn” để ám chỉ rằng phần trước đó đã bị lược bỏ mà không nói tóm tắt nội dung phần ấy thì khi độc giả đọc dòng đầu của đoạn văn “Nàng nói vậy, và liền khi đó Rạng đông ngự ngai vàng xuất hiện”, họ sẽ không biết “nàng” ở đây là ai.


Bài 3 trang 50 Văn lớp 10 tập 1 chân trời sáng tạo

Người viết về nhà dài Ê-đê đã trích dẫn mấy lần, các trích dẫn đã được chú thích rõ ràng hay chưa? Hãy trao đổi với các bạn ý kiến của mình

– Đọc văn bản trên có thể thấy, người viết về nhà dài Ê-đê đã trích dẫn bốn lần. Các trích dẫn ấy đều được chú thích rõ ràng (dẫn trực tiếp lời nói của người viết và để chúng trong ngoặc kép”).

– Dẫn chứng: Chị Đàm Thị Hợp khẳng định: “Thường nhà người Ê-đê có hai cầu thang, cầu thang phía trước và cầu thang phía sau. Cầu thang phía trước thường hướng về phía bắc và được gọi là cầu thang chính. Đối với những nhà giàu có ngày xưa, cầu thang chính bao giờ cũng có hai cầu thang để lên xuống, cầu thang đực và cầu thang cái. Trên cầu thang cái bao giờ cũng có hình ảnh bầu sữa mẹ và vầng trăng khuyết, còn cầu thang đực không có hoa văn chạm khắc nhiều, thường chỉ là một cây gỗ sau đó chạm khắc những bậc để lên xuống…”.

Quảng cáo

Bài 4 trang 50 Văn 10 tập 1 chân trời sáng tạo

Biện pháp so sánh được sử dụng trong các trường hợp sau có điểm gì khác nhau?

a. Cũng như người đi câu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ rồi quăng lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch; các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy, và Xi-la ăn thịt họ ở cửa hang, trong khi họ đang kêu gào, hoảng hốt giơ tay về phía tôi cầu cứu. Đó chính là cảnh thương tâm nhất mà mắt tôi thấy được trong thời gian lênh đênh trên mặt biển tìm đường. (Trích Gặp Ka-ríp và Xi-la, sử thi Ô-đi-xê)

b. Nhà dài như một hơi chiêng, sàn hiên rộng như một hơi ngựa chạy (Trích sử thi Đăm Săn)

c. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước. (Trích sử thi Đăm Săn)

– Đoạn trích a, hình ảnh dùng để so sánh là ” người đi câu ngồi trên mỏm đá.. đành đạch” được đưa lên đăng trước hình ảnh được so sánh” Các bạn đồng hành của tôi…”.

– Đoạn b,c thì vẫn dùng cấu trúc thông thường: Sự vật được so sánh ở đằng trước, kèm từ so sánh là ”như”, sau đó đến sự vật dùng để so sánh


Bài 5 trang 50 Ngữ Văn 10 chân trời sáng tạo tập 1

Phân tích tác dụng của biện pháp nói quá trong đoạn văn sau:

     Bà con xem, Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán. Cả một vũng nhão ra nước. Lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng. Ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài giữa bãi thì kêu lên inh ỏi suốt ngày đêm. Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưởng nhà giàu sao mà vui thế? (Trích sử thi Đăm Săn.)

– Biện pháp nói quá được sử dụng trong đoạn văn trên:

+ “Bà con xem, Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán”.

=> Tác dụng: nhấn mạnh sức mạnh, sự vui mừng của Đăm Săn khi giành được chiến thắng.

+ “Cả một vũng nhão ra nước. Lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng. Ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài giữa bãi thì kêu lên inh ỏi suốt ngày đêm. Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú.”

=> Tác dụng: nhấn mạnh không khí vui mừng của cả con người và con vật tại nhà Đăm Săn sau khi chàng giành được chiến thắng.


Từ đọc đến viết

Từ việc đọc hai văn bản sử thi trên đây, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về một phẩm chất của người anh hùng sử thi, trong đó có đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản hoặc chú thích trích dẫn.

Bài làm

Câu chuyện về những người anh hùng sử thi chưa bao giờ giảm nhiệt về độ hấp dẫn mà nó mang lại. Bởi mỗi vị anh hùng lại mang đến cho người đọc một cách nhìn mới đầy ngưỡng mộ và ngạc nhiên. Nhưng, có một phẩm chất mà hầu hết các anh hùng đều có, thậm chí là cần thiết đó là sự điềm tĩnh. Điềm tĩnh ở đây không có nghĩa là giải quyết mọi tình huống xảy ra một cách chậm chạp mà chính phẩm chất này sẽ giúp họ có được những lối suy nghĩ thông suốt hơn, tránh trường hợp quá nóng vội dẫn đến thất bại, nhất là khi gặp chuyện hiểm nguy. Khi Ô-đi-xê được cảnh báo trước về những hiểm nguy về các nàng Xi-ren, tuy tâm trạng khá bồn chồn và lo lắng nhưng chàng vẫn điềm tĩnh để đưa ra hướng giải quyết cho mọi người. “(…) Tôi lần lượt nút chặt tai cho các bạn đồng hành, còn họ thì buộc tay chân tôi lại. Tôi đứng dưới cột buồm, và họ lấy dây thừng trói tôi vào đấy. Thế rồi họ ngồi xuống, đập mái chèo xuống mặt biển ngầu bọt xám”. (Trích Gặp Ka-ríp và Xi-la, sử thi Ô-đi-xê). Ô-đi-xê chính là anh hùng sử thi điển hình cho phẩm chất nói trên. Nhờ đó, chàng cùng những người bạn đồng hành có thể đưa ra cách giải quyết tốt nhất và vượt qua sự quyến rũ của các nàng Xi-ren.

Trong đó:

– Phần bị tỉnh lược: “(…) Tôi lần lượt nút chặt tai cho các bạn đồng hành, còn họ thì buộc tay chân tôi lại. Tôi đứng dưới cột buồm, và họ lấy dây thừng trói tôi vào đấy. Thế rồi họ ngồi xuống, đập mái chèo xuống mặt biển ngầu bọt xám”. à được đánh dấu bằng cách dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc đơn.

– Chú thích trích dẫn: (Trích Gặp Ka-ríp và Xi-la, sử thi Ô-đi-xê).

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 50" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5

Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Đọc ba văn bản trên đây và thực hiện các yêu cầu sau:

- Xác định cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong mỗi văn bản (nếu có).

- Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu.

- Chỉ ra những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản 1 và 2.

Trả lời:

Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây

Gặp Ka-ríp và Xi-la

Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê

Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược

- Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược dẫn, lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

- Dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...].

- Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

Không có phần bị tỉnh lược

Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu:

- Kí hiệu [...]: nhằm đánh dấu phần đoạn văn trước đã bị lược bỏ.

- Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.

- Kí hiệu “lược một đoạn”: nhằm tóm tắt nội dung trước đó để mọi người dễ hiểu và có sự liên kết với đoạn sau.

- Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.

Những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản

- Phần đầu tiên của văn bản (trang 38, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

- Kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...] (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

- Lược một đoạn văn trước đó (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

- Phần đầu tiên của văn bản (trang 44, SGK Ngữ Văn 10, tập một).


Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Ở một số trường hợp, nếu người viết chỉ sử dụng kí hiệu đánh dấu phần văn bản bị lược bỏ mà không viết đoạn tóm tắt phần văn bản này thì sẽ gây khó khăn gì cho người đọc?

Trả lời:

- Khó khăn trong việc nắm bắt tính liên tục, mạch vận động hay tính tổng thể của văn bản.

- Khó khăn khi nắm bắt thông tin chi tiết ở phần bị lược đó.


Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Người viết về nhà dài Ê-đê đã trích dẫn mấy lần, các trích dẫn đã được chú thích rõ ràng hay chưa? Hãy trao đổi với các bạn ý kiến của mình.

Trả lời:

- Văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê trích dẫn ba lần lời kể của hai người có trách nhiệm và am hiểu về đối tượng của văn bản thông tin.

- Các trích dẫn có chú thích đầy đủ tên họ, cương vị công tác có đủ tư cách để cung cấp những thông tin xác đáng về ngôi nhà truyền thống của người Ê – đê.


Câu 4 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Biện pháp so sánh được sử dụng trong các trường hợp sau có điểm gì khác nhau?

Trả lời:

a.

- Câu sử dụng biện pháp so sánh: “Cũng như người đi câu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ rồi quăng lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch; các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy”.

- Từ ngữ so sánh “như vậy” được đặt xuống cuối câu. So sánh cách những người bạn đồng hành của Ô-đi-xê bị quái thú lôi vào hang cũng giống như cách những con cá bị giật từ nước lên trên bờ

b.

- Từ so sánh “như” được đặt giữa hai vế (vế so sánh và vế được so sánh).

- Mục đích mô tả độ rộng về kích thước nhà và sàn hiên của ngôi nhà dài người Ể-đê.

c.

- Vế được so sánh xuất hiện nhiều hơn vế so sánh.

- Từ ngữ so sánh “như” xuất hiện ba lần nhằm nhấn mạnh kết quả mà Đăm Săn nhận được khi chiến thắng tù trưởng Mtao Mxây.


Câu 5 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Phân tích tác dụng của biện pháp nói quá trong đoạn văn sau:

Bà con xem, Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán. Cả một vũng nhão ra nước. Lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng. Ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài giữa bãi thì kêu lên inh ỏi suốt ngày đêm. Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưởng nhà giàu sao mà vui thế? (Trích sử thi Đăm Săn)

Trả lời:

- Biện pháp nói quá được sử dụng trong đoạn văn trên:

+ “Bà con xem, Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán”.

+ “Cả một vũng nhão ra nước. Lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng. Ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài giữa bãi thì kêu lên inh ỏi suốt ngày đêm. Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú.”

- Tác dụng:

+ Tô đậm tính chất trọng đại của chiến thắng, thể hiện sinh động không khí hội hè “ăn đông uống vui”

+ Tôn vinh sự giàu có và hùng cường của Đăm Săn

+ Thể hiện sự ngưỡng mộ nòng nhiệt của người kể chuyện đối với người anh hùng Đăm Săn


Từ đọc đến viết

Từ việc đọc hai văn bản sử thi trên đây, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về một phẩm chất của người anh hùng sử thi, trong đó có đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản hoặc chú thích trích dẫn.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

Hình ảnh người anh hùng trong sử thi luôn mang vẻ đẹp cả ở ngoại hình lẫn phẩm chất. Bên cạnh tài năng phi thường, sức khỏe vượt trội và ngoại hình nổi bật, các vị anh hùng sử thi còn được ngưỡng vọng nhờ ý chí, khát khao chinh phục tất cả, quyết diệt trừ cái ác, không ngại khó khăn. Qua hai nhân vật Đăm Săn và Ô-đi-xê thì vẻ đẹp này càng được bộc lộ rõ. Đăm Săn thể hiện khí khái uy nghi, áp đảo, ý chí vượt trội khi khiêu chiến với Mtao Mxây: ‘’ Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy!’’, " Xuống, giêng! Xuống, giêng!....hun cái nhà của ngươi cho mà xem". Sự mạnh mẽ của anh còn thấy được qua việc anh vô cùng khinh bỉ hành động đâm lén người khác: “Sao ta lại đâm ngươi ...con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là!’’. Và khi chiến đấu với Mtao Mxây, tuy bị gặp khó khăn vì giáp của đối thủ, nhưng nhờ sự chỉ dẫn của thần linh cùng ý chí sắt đá, Đăm Săn đã hạ gục được kẻ thù và cứu được vợ mình. Còn với Ô-đi-xê, chàng hiện lên là một lãnh đạo vô cùng xứng đáng và kiên cường. Chàng coi trọng thủy thủ của thuyền, gọi họ là ‘’Các bạn ơi’’. Khi mà gặp gian nan thử thách, chàng đã hướng dẫn mọi người một cách tỉ mỉ như việc đút sáp vào tai để thoát khỏi tiếng hát của các nàng Xi-ren . Ô-đi-xê còn cố gắng xốc lại tinh thần của thủy thủ khi họ cảm thấy sợ hãi trước Xi-la và Ka-ríp, ý chí của chàng luôn vững chãi như thế.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 50" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6

Câu 1: Đọc ba văn bản trên đây và thực hiện các yêu cầu sau:
- Xác định cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong mỗi văn bản (nếu có).
- Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu.
- Chỉ ra những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản 1 và 2.
Trả lời:
* Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong mỗi văn bản:
- Văn bản "Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây" đánh dấu bằng cách kết hợp 3 cách thức: dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược, dùng cụm từ chỉ báo về sự tỉnh lược (lược dẫn, lược một đoạn) và dùng kí hiệu móc vuông [...].
- Văn bản "Gặp Ka-ríp và Xi-la" đánh dấu bằng cách kết hợp 2 cách thức: dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược, dùng cụm từ chỉ báo về sự tỉnh lược (lược dẫn, lược một đoạn).
- Văn bản "Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê": không bị tỉnh lược.
* Ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu:
- Kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong ngoặc đơn (...) hoặc móc vuông [...]: chú thích cho phần bị tỉnh lược.
- Cụm từ "lược dẫn", "lược một đoạn": chỉ báo về sự tỉnh lược và tóm tắt ngắn gọn nội dung của đoạn văn bị tỉnh lược.
* Những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản 1 và 2:
- Văn bản 1- "Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây":
+ "Lược dẫn: Hơ Nhị, vợ Đăm Săn bị Mtao Mxây bắt cóc... Phần văn bản dưới đây kể về sự kiện này" (trang 38).
+ [...]
"Lược một đoạn: Đăm Săn giết Mtao Mxây... theo Đăm Săn rất đông" (trang 40).
- Văn bản 2 - "Gặp Ka-ríp và Xi-la":
+ "Lược một đoạn: Về đến đảo Ai-ai-ê,... vượt thoát những hiểm nguy" (trang 44)

Câu 2: Ở một số trường hợp, nếu người viết chỉ sử dụng kí hiệu đánh dấu phần văn bản bị lược bỏ mà không viết đoạn tóm tắt phần văn bản này thì sẽ gây khó khăn gì cho người đọc?
Trả lời:
Gây những khó khăn cho người đọc như:
- Làm người đọc khó nắm bắt tính mạch lạc của toàn bộ văn bản.
- Khó khăn trong việc nắm bắt các thông tin trong những phần bị lược bỏ.
- Làm ảnh hưởng tới cảm xúc của người đọc.


Câu 3. Người viết về nhà dài Ê-đê đã trích dẫn mấy lần, các trích dẫn đã được chú thích rõ ràng hay chưa? Hãy trao đổi với các bạn ý kiến của mình.
Trả lời:
- Người viết về nhà dài Ê-đê đã trích dẫn ba lần:
+ "Chiều dài ngôi nhà dài của người Ê-đê... của ông Ama Ha...".
+ "Chỉ những gia đình nào sở hữu... không trộn lẫn với các dân tộc khác".
+ "Thường nhà người Ê-đê có hai cầu thang... những bậc để lên xuống..."
- Các trích dẫn đã được chú thích rõ ràng. Vì:
+ Được trích dẫn từ lời kể của hai người có hiểu biết về nhà dài Ê-đê.
+ Ngoài ra, khi cung cấp thông tin về nhà dài Ê-đê, để tăng thêm độ xác đáng, người viết cũng cung cấp đầy đủ thông tin của hai người kể : họ tên, chức vụ và cơ quan công tác.


Câu 4. Biện pháp so sánh được sử dụng trong các trường hợp sau có điểm gì khác nhau?
a. "Cũng như người đi câu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mối cho cá nhỏ rồi quăng lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch; các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy, và Xi-la ăn thịt họ ở cửa hang, trong khi họ đang kêu gào, hoảng hốt giơ tay về phía tôi cầu cứu. Đó chính là cảnh thương tâm nhất mà mắt tôi thấy được trong thời gian lênh đênh trên mặt biển tìm đường". (Trích "Gặp Ka-rip và Xi-la", sử thi Ô-đi-xê)
b. "Nhà dài như một hơi chiêng, sàn hiên rộng như một hơi ngựa chạy". (Trích sử thi "Đăm Săn")
c. "Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong di chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng công nước". (Trích sử thi "Đăm Săn")
Trả lời:
a.

- Câu sử dụng biện pháp so sánh: “Cũng như người đi câu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ rồi quăng lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch; các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy”.

- Từ ngữ so sánh “như vậy” được đặt xuống cuối câu. So sánh cách những người bạn đồng hành của Ô-đi-xê bị quái thú lôi vào hang cũng giống như cách những con cá bị giật từ nước lên trên bờ

b.

- Từ so sánh “như” được đặt giữa hai vế (vế so sánh và vế được so sánh).

- Mục đích mô tả độ rộng về kích thước nhà và sàn hiên của ngôi nhà dài người Ể-đê.

c.

- Vế được so sánh xuất hiện nhiều hơn vế so sánh.

- Từ ngữ so sánh “như” xuất hiện ba lần nhằm nhấn mạnh kết quả mà Đăm Săn nhận được khi chiến thắng tù trưởng Mtao Mxây.


Câu 5. Phân tích tác dụng của biện pháp nói quá trong đoạn văn sau:
"Bà con xem, Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán. Cả một vùng nhão ra như nước. Lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng. Ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài giữa bãi thì kêu lên inh ỏi suốt ngày đêm. Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưởng nhà giàu sao mà vui thế!" (Trích sử thi Đăm Săn)
Trả lời:
- Biện pháp nói quá trong đoạn văn: "Cả một vùng nhão ra như nước... các cô gái đi lại vú đụng vú".
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh chiến thắng vẻ vang của Đăm Săn.
+ Tô đậm sự giàu có, thịnh vượng của Đăm Săn.
+ Thể hiện sự ngưỡng mộ của người kể chuyện đối với người anh hùng Đăm Săn, đề cao khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp của nhân dân.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .