Top 6 Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 56 tập 2" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

614

...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 56 tập 2" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

TRẠNG NGỮ 

Nhận biết trạng ngữ

Đọc câu sau để biết vị của trạng ngữ: Hồi nhỏ, chúng tôi học cùng một lớp.

Trong câu này, hồi nhỏ là trạng ngữ. Trạng ngữ đứng ở đầu câu như thế rất phổ biến trong tiếng Việt.

Đọc câu sau để hiểu chức năng của trạng ngữ:

(1) Để giao tiếp tốt bằng ngoại ngữ, em cần luyện tập thường xuyên. (Để giao tiếp tốt bằng ngoại ngữ là trạng ngữ chỉ mục đích).

(2) Nhiều người thường cãi nhau chỉ vì những bất đồng nhỏ. (Chỉ vì những bất đồng nhỏ là trạng ngữ chỉ nguyên nhân).

(3) Trong vườn trường, những khóm tường vi đã nở rộ. (Trong vườn trường là trạng ngữ chỉ địa điểm.)

(4) Vì lẽ đó, xưa nay, không ít người tự vượt cá nhân xuất chúng. (Vì lẽ đó là trạng ngữ vừa chỉ nguyên nhân, vừa để liên kết với câu trước; xưa nay là trạng ngữ chỉ thời gian).


Câu 1. Chỉ ra trạng ngữ trong các câu sau và cho biết chức năng của trạng ngữ ở từng câu:

Trả lời câu 1 trang 56 tập 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Câu 2. Thử lược bỏ trạng ngữ trong các câu sau và chỉ ra sự khác nhau về nội dung giữa câu có trạng ngữ với câu không còn trạng ngữ:

Trả lời câu 2 trang 57 tập 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Cùng với câu này, mẹ còn nói: “Người ta cười chết!”

Nếu bỏ trạng ngữ “Cùng với câu này” thì câu chỉ thông tin về sự việc chung chung, không gắn với điều kiện cụ thể.

Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm.

Nếu bỏ “Trên đời” câu sẽ mất đi tính phổ quát – điều mà người viết muốn nhấn mạnh.

Tuy vậy, trong thâm tâm, tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ.

Nếu bỏ cụm “Tuy vậy, trong thâm tâm” câu sẽ không cho ta biết điều mà người nói muốn thú nhận đã tồn tại ở đâu.


Câu 3. Thêm trạng ngữ cho các câu sau:

Trả lời câu 3 trang 57 tập 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Khi soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 56 tập 2 em có thể thấy:

Hoa đã bắt đầu nở.

- Đầu tháng giêng, hoa đã bắt đầu nở.

- Trong công viên, hoa đã bắt đầu nở.

- Nhờ thời tiết ấm, hoa đã bắt đầu nở.

Bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước.

- Hè này, bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước.

Mẹ rất lo lắng cho tôi.

- Lúc ở viện, mẹ rất lo lắng cho tôi.


NGHĨA CỦA TỪ NGỮ 

Câu 4. Thành ngữ trong các câu sau có những cách giải thích khác nhau. Theo em, cách giải thích nào hợp Ií?

Đòi hỏi chung sức chung lòng không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng của từng người.

Chung sức chung lòng có nghĩa là:

-  Nhất trí

- Đoàn kết

- Quyết tâm cao độ.

Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.

Mười phân vẹn mười có nghĩa là:

- Tài giỏi

- Toàn vẹn, không có khiếm khuyết

- Đẩy đủ, toàn diện.


Trả lời câu 4 trang 57 tập 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Câu 5. Hãy xác định nghĩa của thành ngữ (in đậm) trong các câu sau:

Trả lời câu 5 trang 57 tập 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

    1. “thua em kém chị”: thua kém mọi người nói chung.
    2. “mỗi người một vẻ” : mỗi người có những điểm riêng, khác biệt, không ai giống ai.
    3. “nghịch như quỷ” : vô cùng nghịch ngợm, nghịch một cách tai quái, quá mức bình thường.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 56 tập 2" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

Trạng ngữ

Câu 1 (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Chỉ ra trạng ngữ trong các câu sau và cho biết chức năng của trạng ngữ ở từng câu:

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các câu đã cho, tìm trạng ngữ và nêu tác dụng của trạng ngữ đó.

Lời giải chi tiết:

Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiều ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng.

- Trạng ngữ: Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ

- Chức năng của trạng ngữ: Chỉ mốc thời gian của sự việc.

Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn.

- Trạng ngữ: Giờ đây

- Chức năng của trạng ngữ: Chỉ mốc thời gian của sự việc.

Dù có ý định tốt đẹp, những người thân yêu của ta đôi lúc cũng không hẳn đúng khi ngăn cản, không để ta được sống với con người thực của mình.

- Trạng ngữ: Dù có ý định tốt đẹp

- Chức năng của trạng ngữ: Chỉ nguyên nhân của sự việc.


Câu 2 (trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Thử lược bỏ trạng ngữ trong các câu sau và chỉ ra sự khác nhau về nội dung giữa câu có trạng ngữ với câu không còn trạng ngữ:

Phương pháp giải:

Xác định trạng ngữ, sau đó lược bỏ nó đi và so sánh câu có trạng ngữ và câu không có trạng ngữ.

Lời giải chi tiết:

Cùng với câu này, mẹ còn nói: “Người ta cười chết!”.

- Lược bỏ trạng ngữ: Cùng với câu này (trạng ngữ có tác dụng liên kết với câu trước).

- Sự khác nhau về nội dung giữa câu có trạng ngữ và không có trạng ngữ: Câu không có trạng ngữ không nêu được rõ, nổi bật vấn đề mà tác giả đang nói đến.

Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm.

- Lược bỏ trạng ngữ: Trên đời

- Sự khác nhau về nội dung giữa câu có trạng ngữ và không có trạng ngữ: Câu không có trạng ngữ không nêu được rõ không gian thời gian sự việc được nói đến, không mang tính chất cụ thể, câu mất đi tính phổ quát.

Tuy vậy, trong thâm tâm, tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ.

- Lược bỏ trạng ngữ: trong thâm tâm.

- Sự khác nhau về nội dung giữa câu có trạng ngữ và không có trạng ngữ: Câu không có trạng ngữ sẽ không cho ta biết điều mà người nói muốn thú nhận đã tồn tại ở đâu


Câu 3 (trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Thêm trạng ngữ cho các câu sau:

Phương pháp giải:

Thêm trạng ngữ cho phù hợp với nội dung các câu.

Lời giải chi tiết:

Hoa đã bắt đầu nở.

=> Thêm trạng ngữ: Vào mùa xuân, hoa đã bắt đầu nở.

Bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước.

=> Tháng này, tuy công việc của bố rất bận rộn, nhưng bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước

Mẹ rất lo lắng cho tôi.

=> Mẹ rất lo lắng cho tôi vì tôi đã phải nghỉ học một tuần liền vì sốt cao. 


Nghĩa của từ ngữ

Câu 4 (trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Thành ngữ trong các câu sau có những cách giải thích khác nhau. Theo em, cách giải thích nào hợp lí?

Đòi hỏi chung sức chung lòng không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng của từng người.

Chung sức chung lòng có nghĩa là:

- Nhất trí

- Đoàn kết

- Quyết tâm cao độ.

Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.

Mười phân vẹn mười có nghĩa là:

- Tài giỏi

- Toàn vẹn, không có khiếm khuyết

- Đẩy đủ, toàn diện.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các câu đã cho, chú ý phần in đậm và chọn lời giải em thấy phù hợp nhất.

Lời giải chi tiết:

Đòi hỏi chung sức chung lòng không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng của từng người.

=> Chung sức chung lòng có nghĩa là: đoàn kết.

Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.

=> Mười phân vẹn mười có nghĩa là: Toàn vẹn, không có khiếm khuyết.


Nghĩa của từ ngữ

Câu 5 (trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Hãy xác định nghĩa của thành ngữ (in đậm) trong các câu sau:

Phương pháp giải:

Đọc cả câu và nêu ý nghĩa của các thành ngữ in đậm.

Lời giải chi tiết:

Hãy xác định nghĩa của thành ngữ (in đậm) trong các câu sau:

    1. Thua em kém chị: không được bằng chị em, bạn bè, thua kém mọi người (chỉ nói về phụ nữ).
    2. Mỗi người một vẻ: những nét bề ngoài nhìn trên phương diện tổng thể, thường được đánh giá là đẹp của con người mang những vẻ khác nhau, muôn màu muôn vẻ
    3. Nghịch như quỷ: những người nghịch ngợm, hay bày trò.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 56 tập 2" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

* Trạng ngữ 

Câu 1 (trang 56 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

Câu 2 (trang 57 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

Cùng với câu này, mẹ còn nói: “Người ta cười chết!” 

Nếu bỏ trạng ngữ “Cùng với câu này” thì câu chỉ thông tin về sự việc chung chung, không gắn với điều kiện cụ thể. 

Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm.

Nếu bỏ “Trên đời” câu sẽ mất đi tính phổ quát – điều mà người viết muốn nhấn mạnh. 

Tuy vậy, trong thâm tâm, tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ. 

Nếu bỏ cụm “Tuy vậy, trong thâm tâm” câu sẽ không cho ta biết điều mà người nói muốn thú nhận đã tồn tại ở đâu. 


Câu 3 (trang 57 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

Hoa đã bắt đầu nở. 

- Đầu tháng giêng, hoa đã bắt đầu nở. 

- Trong công viên, hoa đã bắt đầu nở. 

- Nhờ thời tiết ấm, hoa đã bắt đầu nở. 

Bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước. 

- Hè này, bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước. 

Mẹ rất lo lắng cho tôi. 

- Lúc ở viện, mẹ rất lo lắng cho tôi. 


* Nghĩa của từ ngữ 

Câu 4 (trang 57 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

Câu 5 (trang 57 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

    1. “thua em kém chị”: thua kém mọi người nói chung. 
    2. “mỗi người một vẻ” : mỗi người có những điểm riêng, khác biệt, không ai giống ai. 
    3. “nghịch như quỷ” : vô cùng nghịch ngợm, nghịch một cách tai quái, quá mức bình thường.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 56 tập 2" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

Trạng ngữ

Câu 1. Chỉ ra trạng ngữ trong các câu sau và cho biết chức năng của trạng ngữ ở từng câu:

Gợi ý:

Câu 2. Thử lược bỏ trạng ngữ trong các câu sau và chỉ ra sự khác nhau về nội dung giữa câu có trạng ngữ với câu không còn trạng ngữ:

Gợi ý:

a.

  • Lược bỏ trạng ngữ: Mẹ còn nói: “Người ta cười chết”.
  • Sự khác nhau: Mất đi sự liên kết với câu văn trước đó.

b.

  • Lược bỏ trạng ngữ: Mọi người giống nhau nhiều điều lắm
  • Sự khác nhau: Không nêu rõ không gian được nhắc đến.

c.

  • Lược bỏ trạng ngữ: Tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ.
  • Sự khác nhau: Không nêu rõ được sự tương phản của vấn đề được nhắc đến.

Câu 3. Thêm trạng ngữ cho các câu sau:

Gợi ý:

Nghĩa của từ

Câu 4. Thành ngữ trong các câu sau có những cách giải thích khác nhau. Theo em, cách giải thích nào hợp lí?

Đòi hỏi chung sức chung lòng không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng của từng người.

Chung sức chung lòng có nghĩa là:

- Đoàn kết, nhất trí

- Giúp đỡ lẫn nhau

- Quyết tâm cao độ.

Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.

Mười phân vẹn mười có nghĩa là:

- Tài giỏi

- Toàn vẹn, không có khiếm khuyết

- Đẩy đủ, toàn diện.

Gợi ý:

Câu 5. Hãy xác định nghĩa của thành ngữ (in đậm) trong các câu sau:

Gợi ý:

    1. thua em kém chị: không được bằng em bằng chị, kém hơn với mọi người.
    2. mỗi người một vẻ: khác nhau, không ai giống ai.
    3. nghịch như quỷ: nghịch ngợm, hay bày trò
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 56 tập 2" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

Trạng ngữ

Câu 1 trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

a. từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ – trạng ngữ chỉ thời gian

b. giờ đây – trạng ngữ chỉ thời gian

c. dù có ý định tốt đẹp – trạng ngữ chỉ điều kiện


Câu 2 trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Nếu bỏ trạng ngữ:

Câu 3 trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

Nghĩa của từ ngữ

Câu 4 trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

a. Chung sức chung lòng: đoàn kết, nhất trí

b. Mười phân vẹn mười: toàn vẹn, không có khiếm khuyết

Câu 5 trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 2: 

a. thua em kém chị: thua kém mọi người nói chung

b. mỗi người một vẻ: mỗi người có những điểm riêng, khác biệt

c. nghịch như quỷ: vô cùng nghịch ngợm, nghịch một cách tai quái

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 56 tập 2" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

Tri thức ngữ văn
Trạng ngữ là gì?
- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích.. của sự việc được nêu trong câu.
- Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì?
- Về vị trí của trạng ngữ trong câu: Đầu câu, giữa hoặc cuối câu.
- Về chức năng: Là thành phần phụ của câu, nói về địa điểm thời gian, nguyên nhân, trạng thái, mục đích, cách thức diễn ra sự việc.
Ví dụ:
- Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi.
- Mị về làm dâu nhà thống lí, đã mấy năm.

Thành ngữ là gì?
- Thành ngữ là những ngữ cố định, tương đương về nghĩa với từ hoặc cụm từ.
- Đặc điểm của thành ngữ:
+ Có tính hình tượng, được xây dựng dựa trên những hình ảnh cụ thể.
+ Chúng có tính khái quát và hàm súc cao.
Ví dụ: Đầu trâu mặt ngựa: Tính hình tượng thể hiện ở phương diện thành ngữ này gợi lên diện mạo gớm ghiếc của bọn ác; tính khái quát, hàm súc thể hiện ở việc thành ngữ không mang nghĩa cụ thể là đầu của con trâu hay mặt của con ngựa mà bao hàm lớp nghĩa sâu xa hơn là chỉ bọn người có hành động bạo lực, độc ác.
- Phân loại, cấu tạo:
+ Thành ngữ so sánh: Đẹp như tiên, tràng như trừng gà bóc..
+ Thành ngữ đối: Đầu xuôi đuôi lọt, tay làm hàm nhai, thuận buồm xuôi gió..
+ Thành ngữ thường: Vỏ quýt dày có móng tay nhọn, chưa khỏi vòng đã cong đuôi..
- Tác dụng của thành ngữ:
Thành ngữ mang lại sắc thái biểu cảm và có tính hình tượng cao hơn cách diễn đạt thông thường.
Ví dụ:
Đừng có mà ma cũ bắt nạt ma mới nhé!
Dùng thành ngữ ma cũ bắt nạt ma mới sẽ đạt hiệu quả cao hơn cách nói viết thông thường: Đừng có mà người cũ bắt nạt người mới nhé!

Trả lời câu hỏi trang 56, 57 – Văn 6 tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu 1. Chỉ ra trạng ngữ trong các câu sau và cho biết chức năng của trạng ngữ ở từng câu:
a. Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiều ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng.
b. Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn.
c. Dù có ý định tốt đẹp, những người thân yêu của ta đôi lúc cũng không hẳn đúng khi ngăn cản, không để ta được sống với con người thực của mình.

Trả lời câu 1 trang 56 - Ngữ văn 6 tập 2, Kết nối tri thức
a. Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ: Trạng ngữ chỉ thời gian.
b. Giờ đây: Trạng ngữ chỉ thời gian.
c. Dù có ý định tốt đẹp: Trạng ngữ chỉ điều kiện.

Câu 2. Thử lược bỏ trạng ngữ trong các câu sau và chỉ ra sự khác nhau về nội dung giữa câu có trạng ngữ với câu không còn trạng ngữ:
a. Cùng với câu này, mẹ còn nói: "Người ta cười chết!".
b. Trên đời, mọi người giống nhau nhiêu điều lắm.
c. Tuy vậy, trong thâm tâm, tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ

Trả lời câu 2 trang 57 - Ngữ văn 6 tập 2, Kết nối tri thức
a. Nếu bỏ trạng ngữ Cùng với câu này: Câu văn mất đi thông tin về câu nói làm tiền đề trước đó.
b. Nếu bỏ trạng ngữ Trên đời: Câu văn mất đi tính phổ quát.
c. Nếu bỏ trạng ngữ Trong thâm tâm: Câu sẽ mất đi thông tin về điều khó chịu tồn tại trong thâm tâm của "tôi".
Như vậy, nếu bỏ trạng ngữ, câu văn không chỉ mất đi thông tin, mà còn làm mất đi nhạc điệu, sự uyển chuyển..

Câu 3. Thêm trạng ngữ cho các câu sau:
a. Hoa đã bắt đầu nở.
b. Bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước.
c. Mẹ rất lo lắng cho tôi.

Trả lời câu 3 trang 57 - Ngữ văn 6 tập 2, Kết nối tri thức
a. Mùa xuân vừa chạm ngõ, hoa đã bắt đầu nở.
Nắng ấm vừa lên, hoa đã bắt đầu nở.
Được đánh thức bởi mùa xuân ấm áp, hoa đã bắt đầu nở.
b. Chủ nhật tới, bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước.
Bất cứ khi nào có thể, bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước.
c. Biết được sự việc, mẹ rất lo lắng cho tôi.
Mẹ rất lo lắng cho tôi, mỗi khi tôi ốm.

Câu 4. Thành ngữ trong các câu sau có những cách giải thích khác nhau. Theo em, cách giải thích nào hợp Ií?
a. Đòi hỏi chung sức chung lòng không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng của từng người.
Chung sức chung lòng có nghĩa là:
– Đoàn kết, nhất trí
– Giúp đỡ lẫn nhau
– Quyết tâm cao độ.
b. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì "người khác" đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười .
Mười phân vẹn mười có nghĩa là:
– Tài giỏi
– Toàn vẹn, không có khiếm khuyết
– Đầy đủ, toàn diện.

Trả lời câu 4 trang 57 - Ngữ văn 6 tập 2, Kết nối tri thức
a. Thành ngữ chung sức, chung lòng có nghĩa là đoàn kết.
b. Thành ngữ mười phân vẹn mười có nghĩa là toàn vẹn, không có khiếm khuyết.

Câu 5. Hãy xác định nghĩa của thành ngữ (in đậm) trong các câu sau:
a. Tôi đã hiểu ra, mỗi lần bảo tôi: "Xem người ta kìa!" là một lần mẹ mong tôi làm sao để bằng người, không thua em kém chị .
b. Kia, các bạn trong lớp tôi mỗi người một vẻ, sinh động biết bao.
c. Người ta thường nói học trò "nghịch như quỷ", ai ngờ quỷ cũng là cả một thế giới, chẳng "quỷ" nào giống "quỷ" nào!

Trả lời câu 5 trang 57 - Ngữ văn 6 tập 2, Kết nối tri thức
Nghĩa của các thành ngữ:
a. "Thua em kém chị" : Thua kém, không bằng người khác.
b. "Mỗi người một vẻ" : Mỗi người có những điểm riêng biệt, không ai giống ai.
c. "Nghịch như quỷ" : Nghịch ngợm quá mức bình thường.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .