Top 6 Bài soạn "Tự đánh giá: Anh Cút lủi" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) hay nhất
Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Tự đánh giá: Anh Cút lủi" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) hay nhất mà Alltop tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc các...xem thêm ...
Bài soạn "Tự đánh giá: Anh Cút lủi" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) - mẫu 1
Đọc văn bản Anh cút lủi (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 24, 25) và trả lời các câu hỏi.
ANH CÚT LÚI
Ong thợ đang hút mật bỗng nghe một tiếng “soạt” dưới cây bìm bìm. Ong thợ nhìn xuống. Thì ra đó là một anh Cun Cút vừa lủi đến. Cun Cút đang run rẩy nép sát vào bụi. Ong thợ ái ngại hỏi:
- Gì vậy, anh Cun Cút?
- Nó... Nó xua tôi!
- Nó là ai vậy?
- Là thằng Bồ Chao.
Ong thợ mỉm cười. Cun Cút hổn hển nói tiếp:
- Nó còn là thằng Cáo già. Có lúc nó còn doạ cả mụ Mèo hoang, thằng Chó dữ, con Rắn độc, cả lão Quạ đen nữa.
Quả thật nhiều lần Ong thợ nhìn thấy Cun Cút. Lúc Cun Cút lủi trong bụi tre, lúc chạy tránh trong lau lách, lúc đứng nấp trong bụi rậm, lúc ở chỗ này, khi ở chỗ khác, nay đây mai đó rất tội nghiệp. Ong thợ hỏi:
- Vậy nhà anh đâu?
- Không nhà.
- Nên có một ngôi nhà để ở. Khi ta đã có được một ngôi nhà vững chắc, có rào giậu tử tế thì không phải lủi, phải tránh gì nữa. Loài ong chúng tôi xem việc xây dựng là việc vô cùng quan trọng. Chúng tôi xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao, đến bọn Cáo già cũng không thể mon men mò đến được.
Cun Cút vỡ lẽ gật gù:
- Rất đúng! Tôi phải làm ngay cho tôi một ngôi nhà. Tôi phải chấm dứt cuộc đời luôn luôn lủi tránh. [...]
Chương trình xây nhà của Cun Cút khá quy mô và tỉ mỉ. [...] Đến lúc phải bắt tay vào việc. Nhưng Cun Cút chợt nghĩ: “Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã.”.
Cun Cút đi dọc bờ ruộng, dòm dòm ngó ngó, la cà tìm cách bắt chuyện với bọn Cóc, bọn Nhái đang ngồi đợi bọn Kiến với Sâu bò ra. Một ngày trôi qua. [...]
Hôm sau, Cun Cút lại bắt tay vào việc. Nhưng cũng lại chợt nghĩ: “Gì mà phải vội! Ngày mai rồi bắt đầu cũng được chứ sao! Đêm qua phải lủi mấy lần mệt quái! Hôm nay phải nghỉ cái đã, nhất là phải ngủ thêm một giấc. Không có gì tốt cho sức khoẻ bằng một giấc ngủ ngon. Đó chính là lời của bác sĩ giỏi nói với ta vậy.”. Cun Cút chui vào bụi, ngủ gà ngủ gật. Một ngày nữa đã trôi qua. [...]
Và cứ thế, ngày nào Cun Cút cũng muốn bắt đầu nhưng rồi cũng có lí do để hoãn việc, lúc thì thấy đau đầu, lúc thì thấy chóng mặt, lúc thì nắng gắt quá, lúc thì sẽ có cơn mưa,... [...] Chương trình xây dựng từ mùa này đến mùa khác, từ năm này đến năm khác vẫn còn nằm trong dự định.
Ong thợ gặp Cun Cút hỏi:
- Nhà cửa đã xong chưa?
- Chưa xong gì cả.
- Thế khâu nguyên liệu đã đến đâu rồi?
- Cũng chưa có gì cả.
- Gì chứ gỗ tốt với tre trúc thì có thiếu gì. Tre gỗ bạt ngàn, làm gì cho hết. Nhưng đã nghĩ là phải làm. [...] Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được. Cứ lấy cớ này cớ nọ để lùi việc lại ngày mai, có lúc đó cũng là hình thức của sự tránh việc, của sự lười biếng.
Anh lười biếng hay kiếm chuyện nói quanh. Cun Cút có nhiều lí do để lùi việc làm nhà. Mãi cho đến ngày nay, Cun Cút vẫn phải chui bờ, ở bụi.
(Theo VÕ QUẢNG, Những truyện hay viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2019)
Câu 1 (trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Nhân vật Cun Cút không được nhà văn khắc hoạ thông qua yếu tố nào?
D. Trang phục
Câu 2 (trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Để làm nổi bật cuộc sống của Cun Cút, nhà văn đã sáng tạo ra cuộc đối thoại giữa nhân vật này với nhân vật nào?
B. Ong thợ
Câu 3 (trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Suy nghĩ nào của Cun Cút được lặp đi lặp lại để từ đó làm bật lên tính cách của nhân vật này?
B. Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao
Câu 4 (trang 25, 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Vì sao Cun Cút đến nay vẫn phải chui bờ, ở bụi?
C. Vì Cun Cút luôn đưa ra lí do để lùi việc
Câu 5 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Theo em, qua nhân vật Cun Cút, nhà văn muốn phê phán kiểu người nào trong xã hội?
A. Người lười biếng, ngại làm việc
Câu 6 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Loài ong chúng tôi xem việc xây dựng là việc vô cùng quan trọng. Chúng tôi xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao, đến bọn Cáo già cũng không thể mon men mò đến được.
Các câu văn trên không nói về tính cách nào của loài ong?
D. Trung thực
Câu 7 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Truyện có phải do nhân vật Ong thợ kể lại?
B. Sai
Câu 8 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Câu nào có chủ ngữ được mở rộng? Hãy chỉ ra thành phần mở rộng của chủ ngữ.
a) Anh hay kiếm chuyện nói quanh.
b) Những anh lười biếng hay kiếm chuyện nói quanh.
Trả lời:
Câu b có chủ ngữ được mở rộng: Những anh lười biếng
- Thành phần phụ trước: Những
- Thành phần trung tâm: anh
- Thành phần phụ sau: lười biếng
Câu 9 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Hãy viết lại câu văn sau theo hướng mở rộng thành phần chủ ngữ: Ong xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao.
Trả lời:
Những chú ong chăm chỉ xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao.
Câu 10 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Câu nói của Ong thợ: “Nhưng đã nghĩ là phải làm. [...] Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được.” giúp em rút ra bài học gì? Hãy viết bài học đó trong khoảng 3 – 5 dòng.
Trả lời:
Câu nói của Ong thợ giúp em rút ra được bài học về tính trì hoãn. Nếu mỗi ngày chúng ta cứ bỏ qua công việc đó thì thời gian hoàn thành chúng ngày càng lâu hơn. Thay vì cứ lười biếng, chúng ta hãy bắt tay làm những công việc mà có thể thực hiện luôn. Hay là chia nhỏ công việc để có thể thực hiện từng phần một.
Bài soạn "Tự đánh giá: Anh Cút lủi" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) - mẫu 2
A. Soạn bài Tự đánh giá - Anh Cút lủi ngắn gọn:
Câu 1 (trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Nhân vật Cun Cút không được nhà văn khắc hoạ thông qua yếu tố nào?
A. Hành động
B. Lời nói
C. Suy nghĩ
D. Trang phục
Trả lời:
D. Trang phục
Câu 2 (trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Để làm nổi bật cuộc sống của Cun Cút, nhà văn đã sáng tạo ra cuộc đối thoại giữa nhân vật này với nhân vật nào?
A. Bồ Chao
B. Ong thợ
C. Cóc
D. Nhái
Trả lời:
B. Ong thợ
Câu 3 (trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Suy nghĩ nào của Cun Cút được lặp đi lặp lại để từ đó làm bật lên tính cách của nhân vật này?
A. Phải chấm dứt cuộc đời luôn luôn lủi tránh
B. Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao
C. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã
D. Không có gì tốt cho sức khoẻ bằng một giấc ngủ ngon
Trả lời:
B. Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao
Câu 4 (trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Vì sao Cun Cút đến nay vẫn phải chui bờ, ở bụi?
A. Vì Cun Cút thích sống chui bờ, ở bụi
B. Vì Cun Cút không đủ vật liệu để làm nhà
C. Vì Cun Cút luôn đưa ra lí do để lùi việc
D. Vì Cun Cút không làm theo hướng dẫn của Ong thợ
Trả lời:
C. Vì Cun Cút luôn đưa ra lí do để lùi việc
Câu 5 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Theo em, qua nhân vật Cun Cút, nhà văn muốn phê phán kiểu người nào trong xã hội?
A. Người lười biếng, ngại làm việc
B. Người nhút nhát, thiếu tự tin
C. Người thiếu kiên trì, kiên nhẫn
D. Người không cầu thị
Trả lời:
A. Người lười biếng, ngại làm việc
Câu 6 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Loài ong chúng tôi xem việc xây dựng là việc vô cùng quan trọng. Chúng tôi xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao, đến bọn Cáo già cũng không thể mon men mò đến được.
Các câu văn trên không nói về tính cách nào của loài ong?
A. Chăm chỉ
B. Cẩn trọng
C. Kiên trì
D. Trung thực
Trả lời:
D. Trung thực
Câu 7 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Truyện có phải do nhân vật Ong thợ kể lại?
A. Đúng
B. Sai
Trả lời:
B. Sai
Câu 8 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Câu nào có chủ ngữ được mở rộng? Hãy chỉ ra thành phần mở rộng của chủ ngữ.
a) Anh hay kiếm chuyện nói quanh.
b) Những anh lười biếng hay kiếm chuyện nói quanh.
Trả lời:
b) Những anh lười biếng hay kiếm chuyện nói quanh.
Câu 9 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Hãy viết lại câu văn sau theo hướng mở rộng thành phần chủ ngữ: Ong xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao.
Trả lời:
Những chú ong chăm chỉ và cần mẫn xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao.
Câu 10 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Câu nói của Ong thợ: “Nhưng đã nghĩ là phải làm. [...] Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được.” giúp em rút ra bài học gì? Hãy viết bài học đó trong khoảng 3 - 5 dòng.
Trả lời:
Câu nói của những chú ong khiến ta rút ra bài học chính là chúng ta không được sống lười biếng. “Việc hôm nay chớ để ngày mai”, chỉ có chăm chỉ cần mẫn không ngừng cố gắng thì chúng ta mới có thể đạt được những điều mình mong muốn. Chúng ta hãy chăm chỉ, làm việc hết mình để đạt được thành công các bạn nhé!
Bài soạn "Tự đánh giá: Anh Cút lủi" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) - mẫu 3
1. Tự đánh giá
Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 7):
Câu 1: Nhân vật Cun Cút không được nhà văn khắc hoạ thông qua yếu tố nào?
A. Hành động
B. Lời nói
C. Suy nghĩ
D. Trang phục
Câu 2: Để làm nổi bật cuộc sống của Cun Cút, nhà văn đã sáng tạo ra cuộc đối thoại giữa nhân vật này với nhân vật nào?
A. Bồ Chao
B. Ong thợ
C. Cóc
D. Nhái
Câu 3: Suy nghĩ nào của Cun Cút được lặp đi lặp lại để từ đó làm bật lên tính cách của nhân vật này?
A. Phải chấm dứt cuộc đời luôn luôn lủi tránh.
B. Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao.
C. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã.
D. Không có gì tốt cho sức khoẻ bằng một giấc ngủ ngon.
Câu 4: Vì sao Cun Cút đến nay vẫn phải chui bờ, ở bụi?
A. Vì Cun Cút thích sống chui bờ, ở bụi.
B. Vì Cun Cút không đủ vật liệu để làm nhà.
C. Vì Cun Cút luôn đưa ra lí do để lùi việc.
D. Vì Cun Cút không làm theo hướng dẫn của Ong thợ.
Câu 5: Theo em, qua nhân vật Cun Cút, nhà văn muốn phê phán kiểu người nào trong xã hội?
A. Người lười biếng, ngại làm việc .
B. Người nhút nhát, thiếu tự tin.
C. Người thiếu kiên trì, kiên nhẫn .
D. Người không cầu thị.
Câu 6: “Loài ong chúng tôi xem việc xây dựng là việc vô cùng quan trọng. Chúng tôi xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao, đến bọn Cáo già cũng không thể mon men mò đến được”. Các câu văn trên không nói về tính cách nào của loài ong?
A. Chăm chỉ
B. Cẩn trọng
C. Kiên trì
D. Trung thực
Câu 7: Truyện có phải do nhân vật Ong thợ kể lại?
A. Đúng
B. Sai
Câu 8: Câu nào có chủ ngữ được mở rộng? Hãy chỉ ra thành phần mở rộng của chủ ngữ.
Câu 9: Hãy viết lại câu văn sau theo hướng mở rộng thành phần chủ ngữ: Ong xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao.
Câu nói của Ong thợ: “Nhưng đã nghĩ là phải làm. [...] Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được.” giúp em rút ra bài học gì? Hãy viết bài học đó trong khoảng 3 - 5 dòng.
Gợi ý:
- D
- B
- B
- C
- A
- D
- B
8.
- Câu có chủ ngữ mở rộng thành phần: Những anh lười biếng hay kiếm chuyện nói quanh.
- Danh từ “anh” được mở rộng thành cụm danh từ “những anh lười biếng”.
9.
Viết lại câu văn: Đàn ong chăm chỉ/Những chú ong cần mẫn/Loài ong chúng tôi xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao
Câu nói của ông thợ giúp người đọc rút ra bài học về sự lười biếng, ngại làm việc. Con người cần phải chăm chỉ, kiên trì làm việc mới có thể đạt được những điều mong muốn.
2. Hướng dẫn tự đọc
(1) Tìm đọc các truyện đồng thoại, truyện của Pu-skin, An-đéc-xen bằng cách: Sử dụng các công cụ tìm kiếm trên internet, nhập từ khóa truyện đồng thoại
- Mượn sách ở thư viện của trường hoặc người thân bạn bè…
- Mua ở các hiệu sách hoặc tìm ở tủ sách gia đình…
(2) Lưu ý sau khi đọc:
- Ghi lại cảm xúc hoặc điều tâm đắc, thích thú hoặc băn khoăn…
- Tóm tắt truyện và ghi nhật kí đọc sách sau khi đọc.
Bài soạn "Tự đánh giá: Anh Cút lủi" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) - mẫu 4
Câu 1 trang 25 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Nhân vật Cun Cút không được nhà văn khắc hoạ thông qua yếu tố nào?
A. Hành động
B. Lời nói
C. Suy nghĩ
D. Trang phục
Trả lời
D. Trang phục
Câu 2 trang 25 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Để làm nổi bật cuộc sống của Cun Cút, nhà văn đã sáng tạo ra cuộc đối thoại giữa nhân vật này với nhân vật nào?
A. Bồ Chao
B. Ong thợ
C. Cóc
D. Nhái
Trả lời
B. Ong thợ
Câu 3 trang 25 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Suy nghĩ nào của Cun Cút được lặp đi lặp lại để từ đó làm bật lên tính cách của nhân vật này?
A. Phải chấm dứt cuộc đời luôn luôn lủi tránh
B. Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao
C. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã
D. Không có gì tốt cho sức khoẻ bằng một giấc ngủ ngon
Trả lời
B. Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao
Câu 4 trang 25 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Vì sao Cun Cút đến nay vẫn phải chui bờ, ở bụi?
A. Vì Cun Cút thích sống chui bờ, ở bụi
B. Vì Cun Cút không đủ vật liệu để làm nhà
C. Vì Cun Cút luôn đưa ra lí do để lùi việc
D. Vì Cun Cút không làm theo hướng dẫn của Ong thợ
Trả lời
C. Vì Cun Cút luôn đưa ra lí do để lùi việc
Câu 5 trang 26 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Theo em, qua nhân vật Cun Cút, nhà văn muốn phê phán kiểu người nào trong xã hội?
A. Người lười biếng, ngại làm việc
B. Người nhút nhát, thiếu tự tin
C. Người thiếu kiên trì, kiên nhẫn
D. Người không cầu thị
Trả lời
A. Người lười biếng, ngại làm việc
Câu 6 trang 26 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Loài ong chúng tôi xem việc xây dựng là việc vô cùng quan trọng. Chúng tôi xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao, đến bọn Cáo già cũng không thể mon men mò đến được. Các câu văn trên không nói về tính cách nào của loài ong?
A. Chăm chỉ
B. Cẩn trọng
C. Kiên trì
D. Trung thực
Trả lời
D. Trung thực
Câu 7 trang 26 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Truyện có phải do nhân vật Ong thợ kể lại?
A. Đúng
B. Sai
Trả lời
B. Sai
1 D
2 B
3 B
4 C
5 A
6 D
7 B
Câu 8 trang 26 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Câu nào có chủ ngữ được mở rộng? Hãy chỉ ra thành phần được mở rộng của chủ ngữ
Trả lời:
Những anh lười biếng hay kiếm chuyện nói quanh.
- Thanh phần được mở rộng là chủ ngữ “Những anh lười biếng” là một cụm danh từ.
Câu 9 trang 26 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Hãy viết lại câu văn sau theo hướng mở rộng thành phần chủ ngữ: Ong xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao.
Trả lời:
- Những chú ong cần mẫn, xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao.
Câu 10 trang 26 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Câu nói của Ong thợ: “Nhưng đã nghĩ là phải làm đã.[...] Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc gì có thể làm ngay hôm nay được.”. Giúp em rút ra bài học gì? Hãy viết bài học đó trong khoảng 3-5 dòng.
Trả lời:
Câu nói của bạn Ong thợ đã mang đến cho em một bài học về sự chăm chỉ, cần mẫn trong cuộc sống. Mỗi khi có việc gì cần làm đừng bao giờ để đến ngày mai. Như học sinh chúng ta, khi cô giáo giao bài tập cuối tuần hãy làm ngay đừng chờ đợi. Khi bố mẹ bảo làm việc gì cũng đừng “chờ con một tí”. Vì mỗi lần làm ngay công việc sẽ giúp chúng ta tạo dựng được đức tính chăm chỉ, siêng năng, cần cù.
Bài soạn "Tự đánh giá: Anh Cút lủi" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) - mẫu 5
Kiến thức Ngữ Văn
*Tác giả:
- Nhà văn Võ Quảng sinh năm 1920, tại tỉnh Quảng Nam (nay thuộc Thành phố Đà Nẵng).
- Võ Quảng Nhà văn Võ Quảng vốn nổi tiếng là người tinh thông chữ nghĩa, hiểu biết sâu rộng. "Gắn bó với tuổi thơ"
- Võ Quảng được thừa nhận là người bộ hành chung thủy của văn học thiếu nhi Việt Nam.
- Tác phẩm của ông được giảng dạy trong nhà trường, ngay từ bậc học mầm non.
- Đóng góp của ông rất đa dạng, xứng đáng được tôn vinh là đại thụ của văn học thiếu nhi Việt Nam thế kỉ XX.
* Tác phẩm: Anh cút lủi
- Thể loại: Truyện đồng thoại
- Nội dung, ý nghĩa: Qua việc kể về cuộc sống của nhân vật Cút Lủi, nhà văn muốn gửi gắm thông điệp thể hiện qua câu nói của Ong Thợ nói với anh chàng Cút Lủi lười biếng: "Một lạng thực hành có giá trị bằng nghìn cân dự định".
*Truyện đồng thoại
- Là loại truyện thường lấy loài vật làm nhân vật. Các con vật trong truyện đồng thoại được các nhà văn miêu tả, khắc họa như con người
- Nhân vật trong truyện đồng thoại được nhân cách hóa trên cơ sở đảm bảo không thoát li sinh hoạt có thật của loài vật
*Mở rộng chủ ngữ:
- Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người nói (viết), chủ ngữ là danh từ thì thường được mở rộng thành cụm danh từ có danh từ làm thành tố chính và một hay một số thành tố phụ
- Sơ đồ mở rộng chủ ngữ là danh từ:
Chủ ngữ = phần phụ trước + danh từ + phần phụ sau
(có thể khuyết một trong hai thành phần phụ trước hoặc phụ sau.
Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 7)
Câu 1 (trang 25) : Nhân vật Cun Cút không được nhà văn khắc họa thông qua yếu tố nào?
A. Hành động
B. Lời nói
C. Suy nghĩ
D. Trang phục
Trả lời:
D. Trang phục
Câu 2 (trang 25) : Để làm nổi bật cuộc sống của Cun Cút, nhà văn đã sáng tạo ra cuộc đối thoại giữa nhân vật này với nhân vật nào?
A. Bồ Chao
B. Ong thợ
C. Cóc
D. Nhái
Trả lời:
B. ong thợ
(Nhà văn đã sáng tạo ra cuộc đối thoại giữa nhân vật Cun Cút với ong thợ về việc anh Cun Cút cần xây một ngôi nhà để ở và việc anh Cun Cút đã lùi việc xây nhà)
Câu 3 (trang 25) Suy nghĩ nào của Cun Cút được lặp đi lặp lại để từ đó làm bật lên tính cách của nhân vật này?
A. Phải chấm dứt cuộc đời luôn luôn lủi tránh
B. Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao
C. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã.
D. Không có gì tốt cho sức khỏe bằng một giấc ngủ ngon
Trả lời:
B. Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao
(Suy nghĩ này của anh lặp lại 2 lần:
+ Khi đang trò chuyện với Ong thợ (trang 24) ;
+ Và trong ngày hôm sau (trang 24)
Câu 4 (trang 25, 26) : Vì sao Cun Cút đến nay vẫn phải chui bờ, ở bụi?
A. Vì Cun cút thích sống chui bờ, ở bụi
B. Vì Cun Cút không đủ vật liệu để làm nhà
C. Vì Cun Cút luôn đưa ra lí do để lùi việc
D. Vì Cun Cút không làm theo hướng dẫn của Ong thợ.
Trả lời:
C. Vì Cun Cút luôn đưa ra lí do để lùi việc
(Tương ứng với đáp án câu 3: Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao; và những ngày sau đó, ngày nào cũng có lí do để hoãn việc)
Câu 5 (trang 26) : Theo em, qua nhân vật Cun Cút, nhà văn muốn phê phán kiểu người nào trong xã hội?
A. Người lười biếng, ngại làm việc
B. Người nhút nhát, thiếu tự tin
C. Người thiếu kiên trì, kiên nhẫn
D. Người không cầu thị
Trả lời:
A. Người lười biếng, ngại làm việc
(Anh luôn đưa ra mọi lí do để họa việc, đó là biểu hiện của sự lười biếng)
Câu 6 (trang 26) : Loài ong chúng tôi xem việc xây dựng là việc vô cùng quan trọng. Chúng tôi xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao, đến bọn Cáo già cũng không thể mon men mò đến được.
Các câu văn trên không nói về tính cách nào của loài ong?
A. Chăm chỉ
B. Cẩn trọng
C. Kiên trì
D. Trung thực
Trả lời:
D. Trung thực
(Chăm chỉ, cẩn trọng, kiên trì là đức tính của loài ong được kể trong chuyện – giống đặc tính của chúng ngoài đời)
Câu 7 (trang 26) : Truyện có phải do nhân vật Ong thợ kể lại?
A. Đúng
B. Sai
Trả lời:
B. Sai
(Vì truyện do tác giả kể lại, kể theo ngôi thứ 3)
Câu 8 (trang 26) : Câu nào có chủ ngữ được mở rộng? Hãy chỉ ra thành phần mở rộng của chủ ngữ.
Trả lời:
A) Anh hay kiếm chuyện nói quanh.
B) Những anh lười biếng hay kiếm chuyện nói quanh.
Trả lời:
Câu b có chủ ngữ được mở rộng: Những anh lười biếng => là cụm danh từ
– Thành phần phụ trước: Những
– Thành phần trung tâm: Anh (Danh từ)
– Thành phần phụ sau: Lười biếng
Câu 9 (trang 26) : Hãy viết lại câu văn sau theo hướng mở rộng thành phần chủ ngữ: Ong xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao.
Cánh thực hiện:
- Bước 1: Xác định C –V của câu:
Ong // xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao
- Bước 2: Bổ sung phụ trước và phụ sau cho chủ ngữ:
Ví dụ:
+ Những chú ong ấy
+ Đàn ong chăm chỉ ấy
+ Đàn ong siêng năng ấy
+ Đàn ong cần mẫn ấy
+ Loài ong chúng tôi
- Bước 3: Viết lại câu văn
Trả lời:
Đàn ong chăm chỉ ấy xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao.
Hoặc:
Loài ong chúng tôi xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao.
Câu 10 (trang 26) : Câu nói của Ong thợ: "Nhưng đã nghĩ là phải làm. [..] Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được." giúp em rút ra bài học gì? Hãy viết bài học đó trong khoảng 3 – 5 dòng.
*Định hướng:
- Hình thức: Đoạn văn 3-5 câu, có mở đoaạn, thân đoạn, kết đoạn
- Bài học: Tính chăm chỉ; không lười biếng và trì hoãn
* Trả lời:
Trong câu chuyện Anh cút lủi của Võ Quảng, Ong thợ đã nói với Cun Cút rằng "Nhưng đã nghĩ là phải làm, [..] Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được.". Qua câu nói này, em rút ra được bài học về tính chăm chỉ; không lười biếng và trì hoãn. Nếu đã nghĩ, đã dự định một việc nào đấy thì hãy quyết tâm thực hiện ngay, làm ngay, chớ để ngày mai. Chúng ta có thể chia nhỏ công việc để có thể thực hiện từng phần, từng công đoạn một. Chúng ta không nên để đến ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được. Nếu mỗi ngày chúng ta cứ lười biếng, lấy lí do lười biếng, trì hoãn công việc đó thì càng khó hoàn thành nó hơn. Bửi vậy, chúng ta nên phải chăm chỉ, kiên trì thao tác mới có thể đạt được những điều mong muốn.
Bài soạn "Tự đánh giá: Anh Cút lủi" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) - mẫu 6
Nhân vật Cun Cút không được nhà văn khắc họa thông qua yếu tố nào?
A. Hành động.
B. Lời nói.
C. Suy nghĩ.
D. Trang phục.
Đáp án: D. Trang phục.
Để làm nổi bật cuộc sống của Cun Cút, nhà văn đã sáng tạo ra cuộc đối thoại giữa nhân vật này với nhân vật nào?
A. Bồ Chao.
B. Ong thợ.
C. Cóc.
D. Nhài.
Đáp án: B. Ong thợ.
Suy nghĩ nào của Cun Cút được lặp đi lặp lại để từ đó làm bật lên tính cách của nhân vật này?
A. Phải chấm dứt cuộc đời luôn luôn lủi tránh.
B. Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao.
C. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã.
D. Không có gì tốt hơn cho sức khỏe bằng một giấc ngủ ngon.
Đáp án: B. Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao.
Vì sao Cun Cút đến nay vẫn phải chui bờ, ở bụi?
A. Vì Cun Cút thích sống chui bờ, ở bụi.
B. Vì Cun Cút không đủ vật liệu để làm nhà.
C. Vì Cun Cút luôn đưa ra lí do để lùi việc.
D. Vì Cun Cút không làm theo hướng dẫn của Ong thợ.
Đáp án: C. Vì Cun Cút luôn đưa ra lí do để lùi việc.
Theo em, qua nhân vật Cun Cút, nhà văn muốn phê phán kiểu người nào trong xã hội?
A. Người lười biếng, ngại làm việc.
B. Người nhút nhát, thiếu tự tin.
C. Người thiếu kiên trì, kiên nhẫn.
D. Người không cầu thị.
Đáp án: A. Người lười biếng, ngại làm việc.
Loài ong chúng tôi xem việc xây dựng là việc vô cùng quan trọng. Chúng tôi xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao, đến bọn Cáo già cũng không thể mon men mò đến được.
Các câu văn trên không nói về tính cách nào của loài ong?
A. Chăm chỉ.
B. Cẩn trọng.
C. Kiên trì.
D. Trung thực.
Đáp án: A. Chăm chỉ.
Truyện có phải do nhân vật Ong thợ kể lại?
A. Đúng.
B. Sai.
Đáp án: B. Sai.
Câu nào có chủ ngữ được mở rộng? Hãy chỉ ra thành phần mở rộng của chủ ngữ.
a) Anh hay kiếm chuyện nói quanh.
b) Những anh lười biếng// hay kiếm chuyện nói quanh.
Câu b) có chủ ngữ được mở rộng. Thành phần mở rộng của chủ ngữ: phần phụ trước "những", phần phụ sau "lười biếng"
Hãy viết câu văn sau theo hướng mở rộng thành phần chủ ngữ: Ong xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao.
Những chú ong chăm chỉ xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao.
Câu nói của Ong thợ: "Nhưng đã nghĩ là phải làm, [...] Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được." giúp em rút ra bài học gì? Hãy viết bài học đó trong khoảng 3 - 5 dòng.
Gợi ý
Trong câu chuyện Anh cút lủi của Võ Quảng, Ong thợ đã nói với Cun Cút rằng "Nhưng đã nghĩ là phải làm, [...] Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được.". Qua câu nói này, em rút ra được bài học về sự chăm chỉ. Nếu như cứ viện cớ để chuyện hôm nay sang ngày mai mới làm thì sẽ khó có thể thực hiện được công việc. Như việc anh Cun Cút viện đủ lí do: trời nắng, trời mưa, mệt,... nên đến tận bây giờ anh vẫn suốt ngày phải chui bờ, ở bụi. Vì vậy nếu như muốn làm điều gì thì phải quyết tâm, phải làm ngay chớ để ngày mai.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .