Top 6 Bài soạn "Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

6513

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất mà Alltop đã...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ" - mẫu 1

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Đọc ngữ liệu tham khảo
  • Thực hành viết theo quy trình

Đọc ngữ liệu tham khảo

Câu 1 (trang 74, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Ngữ liệu trên có phải một bài viết hoàn chỉnh không? Căn cứ vào đâu để nhận định như vậy?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ ngữ liệu tham khảo.

- Hiểu đúng thế nào là một bài viết hoàn chỉnh.

Lời giải chi tiết:

- Theo em, ngữ liệu trên chưa phải là một bài viết hoàn chỉnh.

- Trong bài viết ở ngữ liệu chỉ có phần phân tích, chưa có phần mở bài giới thiệu vấn đề sẽ nói trong bài và kết luận về những giá trị của bài thơ.


Câu 2 (trang 74, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Nội dung phân tích, đánh giá được trình bày theo cách tách riêng chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật hay kết hợp hai nội dung? Cách trình bày như vậy có ưu điểm gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ văn bản.

- Chú ý những chi tiết nói về phần nội dung, những chi tiết nói về nghệ thuật.

Lời giải chi tiết:

- Nội dung phân tích, đánh giá được trình bày theo lối kết hợp cả chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.

- Cách trình bày như vậy giúp người đọc, người nghe có những hiểu biết đầy đủ về tất cả những vấn đề có liên quan đến luận điểm chính, tạo sự hài hòa cho bài viết khi có sự xen kẽ.


Câu 3 (trang 74, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Xác định các ý chính được trình bày trong ngữ liệu.

Phương pháp giải:

     Đọc kĩ toàn bộ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Các ý chính được trình bày trong ngữ liệu:

- Không gian trong và lạnh của ao thu.

- Sự tĩnh lặng của không gian.

- Sự cao rộng của không gian.


Câu 4 (trang 74, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Để làm sáng tỏ sức gợi tả của hình ảnh trong bài thơ Thu điếu, tác giả đã dùng những dẫn chứng, lí lẽ nào?

Phương pháp giải:

     Đọc kĩ ngữ liệu tham khảo.

Lời giải chi tiết:

Những dẫn chứng, lí lẽ được tác giả sử dụng để gợi tả hình ảnh trong bài thơ Thu điếu:

- Không gian trong và lạnh: lạnh lẽo, trong veo.

- Phong cảnh ao thu tươi tắn, yên tĩnh: sóng biếc, lá gàng, gợn tí, khẽ đưa.

- Trời trong xanh, yên tĩnh, cao vút: trời xanh ngắt, vắng teo, lơ lửng.


Câu 5 (trang 74, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Việc đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật có xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm không?

Phương pháp giải:

     Nêu suy nghĩ của bản thân.

Lời giải chi tiết:

     Việc đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm. Mỗi thể loại sẽ có những đặc điểm nhận dạng khác nhau như các bài thơ trữ tình sẽ thiên về hình ảnh với cảm xúc lãng mạn,... Việc đánh giá như vậy sẽ giúp người đọc, người nghe hình dung rõ ràng nhất về thể loại mà bài viết muốn nói đến.


Thực hành

Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ (thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt).

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ yêu cầu của một bài viết phân tích, đánh giá thơ.

- Lập dàn ý chi tiết.

- Tham khảo ngữ liệu.

Lời giải chi tiết:

Dàn ý

Mở bài

       Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).

Thân bài

Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá.

- Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.

+ Hình ảnh “tiếng suối”.

+ Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa

→ Hình ảnh ánh trăng làm bừng sáng thiên nhiên nơi chiến khi Việt Bắc.

- Câu thơ thứ 3: Khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình.

+ Biện pháp tu từ so sánh à làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật trữ tình.

- Câu thơ thứ 4: Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích ngắn gọn, thẳng thắn nhưng lại rất đáng quý và trân trọng.

Kết bài

     Khẳng định lại giá trị của chủ đề.


Bài làm

Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)

     Hồ Chí Minh một vị lãnh tụ tài hoa của dân tộc Việt Nam, bên cạnh đó với tài năng của mình người đã sáng tác nên những áng thơ văn vô cùng nổi bật. Trong đó bài thơ “Cảnh Khuya” là một tác phẩm thơ văn được viết trong thời kì kháng chiến tiêu biểu. Bài thơ là sự miêu tả bức tranh thiên nhiên vào đêm trăng đẹp, qua đó cho ta thấy tâm tư, tình cảm của một chiến sĩ cộng sản luôn hết mình vì nhân dân, vì đất nước.

     Mở đầu bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên thật đẹp:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”

     Với giọng thơ bình dị, vẻ đẹp của cảnh vật hiện lên trong thơ Hồ Chí Minh vừa có ánh sáng vừa có âm thanh. Thiên nhiên, cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ nhưng vô cùng huyền ảo và thơ mộng. Với việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ đã miêu tả vẻ đẹp của “tiếng suối trong”. Vào ban đêm, chỉ với ánh trăng mà nhà thơ cũng có thể thấy được sự trong veo của nước suối. Ánh trăng đêm quả thật rất đẹp, rất sáng. Ánh trăng còn nổi bật hơn ở hình ảnh “trăng lồng cổ thụ” ánh trăng sáng bao quát cả một cây đại thụ lớn kết hợp với tiếng tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng.

     Chỉ với hai câu thơ mở đầu mà bức tranh phong cảnh hiện lên vô cùng sinh động, với thật nhiều màu sắc.

     Sau hai câu thơ tả cảnh, tiếp đến câu thơ thứ ba là sự khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình vô cùng tự nhiên.

“Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,”

     Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp như bức họa thế kia thì làm sao mà ngủ được. Phải chăng Người đang thao thức về một đêm trăng sáng với âm thanh vang vọng trong trẻo của núi rừng.

“Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

     Câu thơ cuối càng làm nổi rõ hơn nguyên nhân không ngủ được của Bác đó là “lo nỗi nước nhà”. Câu thơ cuối nêu lên cái thực tế của nhân vật trữ tình và mở sâu và hiện thực tâm trạng của nhà thơ. Sự độc đáo của thơ Hồ Chí Minh là bài thơ kết thúc với một lời giải thích, vô cùng thẳng thắn và ngắn gọn nhưng cũng rất đáng quý trọng. Nghệ thuật ấy vô cùng chân thực, giản dị, đi thẳng vào lòng người nên cũng là nghệ thuật cao quí, tinh vi nhất.

     Bài thơ khép lại một cách bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, trọn vẹn. Bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh miêu tả bức tranh đêm khuya thật đẹp, thật thơ mộng. Nhưng sâu hơn nữa là thể hiện tâm tư, tình cảm của một người chiến sĩ cách mạng luôn hết lòng vì nhân dân, lo cho dân, cho nước.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ" - mẫu 2

Đọc ngữ liệu tham khảo

Câu 1 (trang 74, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Ngữ liệu trên có phải một bài viết hoàn chỉnh không? Căn cứ vào đâu để nhận định như vậy?

Lời giải 

- Theo em, ngữ liệu trên chưa thể coi là một bài viết hoàn chỉnh.

- Ngữ liệu chỉ có phần phân tích, chưa có phần mở bài và kết luận nên chưa thể xem là một văn bản hoàn chỉnh.


Câu 2 (trang 74, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Nội dung phân tích, đánh giá được trình bày theo cách tách riêng chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật hay kết hợp hai nội dung? Cách trình bày như vậy có ưu điểm gì?

Lời giải 

- Nội dung phân tích, đánh giá được trình bày theo cách kết hợp cả chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật.

- Cách trình bày như vậy giúp người viết khai thác được trọn vẹn những giá trị của bài, người đọc người nghe cũng dễ nắm bắt giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài viết.


Câu 3 (trang 74, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Xác định các ý chính được trình bày trong ngữ liệu.

Lời giải 

Các ý chính được trình bày trong ngữ liệu:

- Không gian trong và lạnh của ao thu.

- Sự tĩnh lặng của không gian cảnh thu.

- Sự cao rộng của không gian cảnh thu.


Câu 4 (trang 74, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Để làm sáng tỏ sức gợi tả của hình ảnh trong bài thơ Thu điếu, tác giả đã dùng những dẫn chứng, lí lẽ nào?

Lời giải 

Những dẫn chứng, lí lẽ được tác giả sử dụng để gợi tả hình ảnh trong bài thơ Thu điếu:

- Không gian trong và lạnh: lạnh lẽo, trong veo, bé tẻo teo.

- Phong cảnh ao thu tươi tắn, yên tĩnh: nước trong veo, sóng biếc, hơi gợn tí, lá vàng, đưa vèo… 

- Bầu trời trong xanh, yên tĩnh, cao vút: trời xanh ngắt, tầng mây lơ lửng…


Câu 5 (trang 74, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Việc đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật có xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm.

Lời giải 

Việc đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm. Bởi một một thể loại sẽ có những đặc điểm riêng về nghệ thuật, chủ đề, đề tài khác nhau. Việc đánh giá nghệ thuật xuất phát từ thể loại giúp người nghe, người đọc dễ dàng nắm bắt được tác phẩm một cách trọn vẹn, đầy đủ, hiểu được đặc trưng thể loại của tác phẩm.


Thực hành viết theo quy trình

Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ (thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt).

Lời giải 

Dàn ý

Mở bài

Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong bài thơ “Mộ” (Hồ Chí Minh).

Thân bài

Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá.

- Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên buổi chiều tối thông qua một vài nét chấm phá.

+ Hình ảnh “chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ”, “chòm mây cô đơn trôi nhẹ nhàng trên bầu trời”

+ Biện pháp nghệ thuật đối “quyện điểu”>< “cô vân”, chấm phá một vài nét để khắc họa bức tranh thiên nhiên buồn, cô đơn, lạnh lẽo khi chiều tối dần, nơi rừng núi hoang vu, cô quạnh

- Hai câu thơ cuối: Khắc họa hình ảnh con người và cuộc sống lao động.

+ Nét chấm phá:  thiếu nữ nơi xóm núi đang xay ngô, xay ngô vừa xong thì lò than đã đỏ hồng.

+Thủ pháp điệp: ma bao túc, bao túc ma hoàn=> diễn tả vòng quay nhịp nhàng của chiếc cối xay, động tác dứt khoát, khỏe khoắn của con người lao động. Cho thấy cái nhìn quan sát đầy tinh tế và sự đồng cảm của người tù khổ sai với cuộc sống vất vả của người lao động.

- Bài thơ kết thúc bằng chữ “hồng”, một chữ nhãn tự đắt giá cân lại toàn bộ bài thơ, nó thể hiện sức sống, vẻ đẹp và tinh thần thép trong thơ của Bác Hồ

Kết bài

Khẳng định lại giá trị của chủ đề.

Bài làm

Hồ Chí Minh sáng tác bài thơ “Mộ” năm 1942, trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt đó là khi nhà thơ bị giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Trong suốt thời gian bị đày ải bởi chính quyền Tưởng Giới Thạch người lính khổ sai Nguyễn Tất Thành thường xuyên bị áp giải từ nhà lao này đến nhà lao khác. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó người bình thường chắc chỉ thấy tiếng kêu rên ai oán số phận, còn với Bác người lính cách mạng có tinh thần thép thì đó chỉ là cái cớ để tâm hồn thi sĩ vút cao lên thành những áng văn thơ trữ tình dạt dào cảm xúc. Chẳng thế mà toàn bài thơ chúng ta không thấy bất kỳ hình ảnh đau khổ của người tù mà chỉ thấy khung cảnh thiên nhiên, con người nơi miền sơn cước vô cùng bình dị, quen thuộc với cuộc sống lao động thường nhật.

Mở đầu bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên đặc trưng của buổi chiều tối

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không

Ánh mặt trời dần tắt hẳn, màn đêm chuẩn bị bao trùm lấy cảnh vật, đây là thời khắc con người, vạn vật sinh linh trên trái đất đều mệt mỏi và muốn tìm về với chốn bình yên để nghỉ ngơi. Đầu tiên là hình ảnh của chú chim đang mỏi cánh trên bầu trời, cánh chim ấy đã vất vả sau một ngày dài kiếm ăn khắp chốn, giờ là lúc nó tìm về với bóng cây, chốn yên bình để ngủ. Câu thơ thứ hai vẫn là nét chấm phá cảnh vật của thiên nhiên với hình ảnh của “cô vân”. Cô vân là chòm mây cô đơn, kết hợp với từ láy “mạn mạn” tức là trôi nhẹ, lơ lửng, vô định trên bầu trời. Chòm mây cô đơn lạc trôi trên bầu trời khá tương đồng với hoàn cảnh của người tù khổ sai, cô đơn, lạc lõng nơi đất khách quê người. Trong lòng vẫn luôn đau đáu một ngày được trở về với đồng bào, quê hương.

Hai câu thơ sử dụng thủ pháp đối khá quen thuộc trong thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, đối giữa “cô vân” và “quyện điểu” để tạo nên một bức tranh thiên nhiên cân xứng, hài hòa. Một vài nét chấm phá đơn giản nhưng đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật hữu tình, nên thơ.

Hai câu thơ sau là hình ảnh của con người, con người của cuộc sống lao động hiện ra thông qua những nét vẽ thật khỏe khoắn, rắn rỏi

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng

Hình ảnh cô gái xóm núi đang xay ngô chuẩn bị cho bữa cơm tối xuất hiện trong bài thơ là một nét vẽ bất ngờ nhưng rất hợp lý. Nó được cảm nhận thông qua cái nhìn của người tù khổ sai, nó mang một sức sống thật mạnh mẽ, tiềm tàng. Động tác xay ngô của cô gái nhịp nhàng, khỏe khoắn, từng vòng quay của chiếc cối đều, dứt khoát, “ma bao túc” rồi lại”bao túc ma hoàn”; phép lặp từ trong hai câu thơ nhấn mạnh sự cần mẫn, chăm chỉ của người lao động trong cuộc sống thường nhật, qua đó thể hiện cái nhìn trân trọng của thi sĩ dành cho con người nơi đây. Đặc biệt là hình ảnh “lô dĩ hồng” xuất hiện ở cuối bài thơ, đó là một nhãn tự có sức nặng cân cả bài thơ. Chữ hồng xuất hiện đã xua tan không khí lạnh giá nơi xóm núi hoang sơ, nó như tiếp thêm sức sống và sức mạnh cho người tù khổ sai trên con đường đi tìm lối thoát cho dân tộc. Chữ “hồng” cũng thể hiện chất thép vốn rất đặc trưng trong tập “Nhật ký trong tù”. Nó cũng khẳng định vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại trong thơ của Hồ Chủ Tịch

Bài thơ khép lại một cách bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, trọn vẹn.Thông qua bài thơ “Mộ” chúng ta cảm nhận vẻ đẹp của nghị lực phi thường, tinh thần mạnh mẽ không lên gân, không khoa trương mà giản dị, khiêm nhường trong thơ của Hồ Chí Minh. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ" - mẫu 3

* Tri thức về kiểu bài:

Kiểu bài:

Phân tích, đánh giá một bài thơ: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ ấy.

Yêu cầu đối với kiểu bài:

- Về nội dung:

  • Xác định được chủ đề và phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề bài thơ.
  • Phân tích, đánh giá được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật như dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình, kết cấu, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,...

- Về kĩ năng:

  • Lập luận chặt chẽ, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về bài thơ.
  • Có bằng chứng tin cậy từ bài thơ.
  • Diễn đạt mạch lạc, sử dụng được các câu chuyển tiếp, các từ ngữ liên kết giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.
  • Bố cục bài viết gồm 3 phần:

Mở bài: giới thiệu bài thơ và tác giả; nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

Thân bài: lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.

Kết bài: khẳng định lại giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ tác động của bài thơ đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm.


* Hướng dẫn phân tích ngữ liệu tham khảo: 

Sức gợi tả của hình ảnh trong bài thơ Thu điếu

Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Ngữ liệu trên có phải một bài viết hoàn chỉnh không? Căn cứ vào đâu để nhận định như vậy?

Trả lời:

- Theo em, ngữ liệu trên chưa phải là một bài viết hoàn chỉnh.

- Trong bài viết ở ngữ liệu chưa nêu được vấn đề, chưa nêu tác giả tác phẩm. Đồng thời ngữ liệu chưa khẳng định được giá trị và nét đặc sắc của bài thơ, chưa nêu cảm nghĩ của người viết.


Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nội dung phân tích, đánh giá được trình bày theo cách tách riêng chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật hay kết hợp hai nội dung? Cách trình bày như vậy có ưu điểm gì?

Trả lời:

Nội dung phân tích, đánh giá được trình bày theo lối kết hợp cả chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.

- Cách trình bày như vậy giúp người đọc, người nghe có cái nhìn bao quát hơn về ngữ liệu phân tích, người đọc dễ theo dõi và cảm nhận văn bản hơn


Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Xác định các ý chính được trình bày trong ngữ liệu.

Trả lời:

Các ý chính được trình bày trong ngữ liệu:

- Không khí lạnh lẽo của mùa thu.

- Phong cảnh thu tươi tắn và yên tĩnh.

- Liên hệ so sánh với ngữ liệu khác.


Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Để làm sáng tỏ sức gợi tả của hình ảnh trong bài thơ Thu điếu, tác giả đã dùng những dẫn chứng, lí lẽ nào?

Trả lời:

Những dẫn chứng, lí lẽ được tác giả sử dụng để gợi tả hình ảnh trong bài thơ Thu điếu:

- Không gian trong và lạnh: lạnh lẽo, trong veo.

- Phong cảnh ao thu tươi tắn, yên tĩnh: sóng biếc, lá gàng, gợn tí, khẽ đưa.

- Trời trong xanh, yên tĩnh, cao vút: trời xanh ngắt, vắng teo, lơ lửng.


Câu 5 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Việc đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật có xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm?

Trả lời:

- Việc đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm. Ví dụ: thơ thường thiên về vần, nhịp điệu, biện pháp tu từ và cảm xúc lãng mạn; còn truyện sẽ thiên về cốt truyện, chi tiết tiêu biểu, tình huống bất ngờ kịch tính…


* Thực hành viết theo quy trình

Đề bài (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ (thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt).

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định tác phẩm: Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh)

Xác định mục đích viết, người đọc

- Mục đích: phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ

- Người đọc: thầy cô, bạn bè, phụ huynh…

Thu thập tài liệu

+ Tìm những nguồn tư liệu liên quan đến truyện kể từ các báo, tạp chí, sách chuyên luận, trên các trang mạng đáng tin cậy, thư viện,...

+ Khi đọc, tham khảo tư liệu, cần ghi chép một số nhận xét, đánh giá về tác phẩm cần cho việc trích dẫn hoặc suy nghĩ tiếp để trao đổi thêm trong bài viết.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý

- Bài thơ đề cập đến vấn đề gì?

→ Bức tranh thiên nhiên mùa xuân và con người vĩ đại.

- Chủ đề của bài thơ này là gì? Chủ đề đó có gì sâu sắc, mới mẻ?

→ Chủ đề: tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước

→ Đây là chủ đề quen thuộc trong thi ca, nhưng cách thể hiện cảm nhận của tác giả độc đáo, cuốn hút.

- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào, thể thơ ấy có những điểm gì đáng lưu ý?

→ Thể thơ: lục bát

→ Điểm lưu ý về thể thơ: bài thơ có 4 câu thơ triển khai theo hai phần: bức tranh thiên nhiên và bức tranh con người.

- Các yếu tố hình thức như vần, nhịp, từ ngữ, hình ảnh, kết cấu bài thơ có gì đặc sắc và đã góp phần thể hiện chủ đề như thế nào?

→ Vần: vần lưng “uân”: xuân, quân

→ Nhịp: 2/2/2, đều đặn

→ Từ ngữ, hình ảnh độc đáo: mùa xuân với trăng xuân, nước xuân, sông xuân, trời xuân, trăng đầy thuyền.

→ Kết cấu: 2 phần: bức tranh thiên nhiên và bức tranh con người.

Lập dàn ý

Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần đánh giá.

Thân bài

- Nét đặc sắc về chủ đề: Kết hợp hài hoà tình yêu thiên nhiên với trách nhiệm của vị lãnh tụ kháng chiến.

- Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật: Bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ hàm súc, bút pháp gợi tả…

Kết bài

- Khái quát lại chủ đề và nghệ thuật đặc sắc

- Thái độ của người viết

Bước 3: Viết bài:

Bài viết tham khảo:

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ tài ba vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lại vừa là một nhà thơ xuất sắc với nhiều tác phẩm có giá trị để lại cho đời. Một trong những tác phẩm ấy phải kể đến bài thơ Rằm Tháng Giêng. Bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên vào đêm trăng mùa xuân, bên cạnh đó là hình ảnh người chiến sĩ ung dung, rạng ngời, một chiến sĩ cộng sản luôn hết mình vì nhân dân, vì đất nước.

Mở đầu bài thơ tác giả miêu tả bức tranh thiên nhiên thật đẹp:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”.

Bức tranh thiên nhiên với không gian và thời gian tràn ngập vẻ đẹp và sức xuân. "Rằm xuân" là lúc mặt trăng tròn đầy, ánh trăng bao trùm, soi chiếu tỏ vạn vật trong đêm Rằm. Góc nhìn của tác giả mở rộng ra từ mặt sông mở ra lên trời và ánh trăng. Chỉ một nét chấm phá mở ra không gian bao la vô tận vừa có chiều cao của ánh trăng vừa có chiều rộng của sông nước tiếp giáp với bầu trời.

Sau hai câu thơ tả cảnh, tiếp đến là hai câu thơ giàu sức gợi hình ảnh:

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Trong khung cảnh nên thơ ấy, bao la ấy, Người vẫn không quên nhiệm vụ cao cả, không quên được việc quân đang chờ. Khuya rồi mà trăng vẫn ngân nga đầy thuyền. Trăng tràn ngập khắp nơi, tràn cả không gian rộng lớn, vẫn chờ, vẫn đợi cho dù Bác có bận đến đâu. Thuyền lờ lững xuôi dòng trong đêm có trăng đồng hành như một người bạn chung thủy sâu sắc. Ở đây ta thấy được sự giao cảm giữa thiên nhiên với con người. Điều đó làm cho bức tranh thơ trở nên có hơi thở, có linh hồn. Đặt trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn gian khổ, ta vẫn thấy được phong thái ung dung, một tinh thần lạc quan của vị lãnh tụ vĩ đại.

Bằng thể thơ lục bát, hình ảnh thơ cổ điển (trăng) nhưng cũng hết sức gần gũi, bình dị cho người đọc thấy được bức tranh thiên nhiên Tây Bắc khoáng đạt, nên thơ và tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước cũng như phong thái ung dung, lạc quan của Bác. Qua đây chúng ta cũng hiểu thêm tấm lòng yêu dân, yêu nước, yêu thiên nhiên sâu sắc của vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Sau khi viết xong, em đọc lại bài viết và tự đánh giá theo bảng điểm:


Bảng kiểm kĩ năng viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Mở bài

Giới thiệu bài thơ (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,...).

Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

Thân bài

Xác định chủ đề của bài thơ.

Phân tích, đánh giá chủ đề của bài thơ.

Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ.

Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.

Thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về bài thơ.

Có lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm.

Kết bài

Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của bài thơ.

Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức bài thơ

Kĩ năng trình bày, diễn đạt

Sắp xếp luận điểm (lí lẽ và bằng chứng) hợp lí.

-Lập luận chặt chẽ, trình bày mạch lạc.

-Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng đúng yêu cầu của diễn đạt kiểu bài.

-Sử dụng được các từ ngữ, câu văn tạo sự gắn kết giữa các luận điểm, giữa bằng chứng với lí lẽ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ" - mẫu 4

*Tri thức về kiểu bài

Kiểu bài:

Phân tích, đánh giá một bài thơ: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ ấy.

Yêu cầu đối với kiểu bài:

- Về nội dung:

  • Xác định được chủ đề và phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề bài thơ.
  • Phân tích, đánh giá được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật như dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình, kết cấu, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,...

- Về kĩ năng:

  • Lập luận chặt chẽ, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về bài thơ.
  • Có bằng chứng tin cậy từ bài thơ.
  • Diễn đạt mạch lạc, sử dụng được các câu chuyển tiếp, các từ ngữ liên kết giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.
  • Bố cục bài viết gồm 3 phần:

Mở bài: giới thiệu bài thơ và tác giả; nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

Thân bài: lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.

Kết bài: khẳng định lại giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ; tác động của bài thơ đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm.


*Đọc ngữ liệu tham khảo: Sức gợi tả của hình ảnh trong bài thơ Thu Điếu (Nguyễn Khuyến)

Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Ngữ liệu trên có phải một bài viết hoàn chỉnh không? Căn cứ vào đâu để nhận định như vậy?

Trả lời:

- Theo em, ngữ liệu trên chưa phải là một bài viết hoàn chỉnh.

- Căn cứ vào những yếu tố sau:

+ Trong bài viết ở ngữ liệu chưa đảm bảo hình thức cấu trúc một bài viết vì chỉ có phần phân tích, chưa có phần mở bài giới thiệu vấn đề sẽ nói trong bài và kết luận về những giá trị của bài thơ.


Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Nội dung phân tích, đánh giá được trình bày theo cách tách riêng chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật hay kết hợp hai nội dung? Cách trình bày như vậy có ưu điểm gì?

Trả lời:

- Nội dung phân tích, đánh giá được trình bày theo lối kết hợp cả chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.

- Cách trình bày như vậy giúp người đọc, người nghe có những hiểu biết chi tiết về tất cả những vấn đề có liên quan đến luận điểm chính, tạo sự hài hòa cho bài viết khi có sự xen kẽ.


Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Xác định các ý chính được trình bày trong ngữ liệu.

Trả lời:

- Các ý chính được trình bày trong ngữ liệu:

+ Không gian trong và lạnh của ao thu.

+ Sự tĩnh lặng của không gian.

+ Sự cao rộng của không gian.


Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Để làm sáng tỏ sức gợi tả của hình ảnh trong bài thơ Thu điếu, tác giả đã dùng những dẫn chứng, lí lẽ nào?

Trả lời:

- Những dẫn chứng, lí lẽ được tác giả sử dụng để gợi tả hình ảnh trong bài thơ Thu điếu:

+ Không gian trong và lạnh: lạnh lẽo, trong veo.

+ Phong cảnh ao thu tươi tắn, yên tĩnh: sóng biếc, lá gàng, gợn tí, khẽ đưa.

+ Trời trong xanh, yên tĩnh, cao vút: trời xanh ngắt, vắng teo, lơ lửng.


Câu 5 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Việc đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật có xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm không?

Trả lời:

Việc đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm. Mỗi thể loại sẽ có những đặc điểm nhận dạng khác nhau như các bài thơ trữ tình sẽ thiên về hình ảnh với cảm xúc lãng mạn,... Việc đánh giá như vậy sẽ giúp người đọc, người nghe hình dung rõ ràng nhất về thể loại mà bài viết muốn nói đến.


*Thực hành viết theo quy trình

Đề bài (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ (thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt).

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài, mục đích viết, người đọc

Nên chọn phân tích, đánh giá bài thơ đáp ứng những tiêu chí như:

  • Được bản thân và nhiều bạn khác yêu thích.
  • Có chủ đề và những điểm đặc sắc về hình thức nghệ thuật dễ nhận thấy.
  • Có độ dài phù hợp.

Trả lời các câu hỏi sau để xác định mục đích viết, người đọc: Việc viết văn bản này nhằm mục đích gì? Ai sẽ là người đọc căn bản?

Thu thập tư liệu

Phạm vi lựa chọn của bạn khá rộng. Đó có thể là:

  • Một bài ca dao.
  • Một bài thơ bát cú, một bài thơ tứ tuyệt (hay thơ bốn câu).

Bạn cần quyết định chọn một bài thơ, đoạn thơ trong các trường hợp trên làm đối tượng phân tích đánh giá, đồng thời tìm đọc một số bài viết liên quan.

Khi đọc tư liệu, bạn cần:

  • Ghi chép, đánh dấu những ý kiến nhận xét, đánh giá liên quan đến văn bản mình sẽ phân tích.
  • Xem xét các ý kiến đã đề cập đến những phương diện nào, chưa đề cập phương diện nào của văn bản thơ mà bạn sẽ phân tích? Bản thân mình đồng tình với ý kiến nào hoặc có ý kiến khác không?

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

  • Trả lời các câu hỏi:

- Bài thơ đề cập đến vấn đề gì? Tác giả đề cập đến vấn đề đó với thái độ, tình cảm như thế nào?

- Đưa ra một số dẫn chúng quan trọng (trích dẫn từ bài thơ) có thể minh hoạ cho các ý tưởng.

  • Khi tìm ý cho việc phân tích, đánh giá chủ đề của một bài thơ, bạn cần đặt và trả lời các câu hỏi: Chủ đề của bài thơ này là gì? Chủ đề đó có gì sâu sắc, mới mẻ? Chủ đề đó bao gồm các khía cạnh nào?,...
  • Khi tìm ý cho việc phân tích, đánh giá nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một bài thơ, bạn cần đặt và trả lời các câu hỏi phù hợp với đặc trưng thể loại của bài thơ ấy. Các câu hỏi có thể là: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào, thể thơ ấu có những điểm gì đáng lưu ý? Các yếu tố hình thức như cần, nhịp, từ ngữ, hình ảnh, kết cấu bài thơ có gì đặc sắc và đã góp phần thể hiện chủ đề như thế nào?

Lập dàn ý

Xây dựng hệ thống luận điểm bằng cách chọn lọc, sắp xếp các ý đã tìm, lần lượt chi tiết hoá từng luận điểm.

Chẳng hạn, nếu chọn phân tích bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh), thân bài có thể triển khai:

  1. Nét đặc sắc về chủ đề của bài thơ Cảnh khuya: Kết hợp hài hoà tình yêu thiên nhiên với trách nhiệm của vị lãnh tụ kháng chiến. (Lí lẽ và bằng chứng)
  2. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya: Bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ hàm súc, bút pháp gợi tả, so sánh độc đáo. (Lí lẽ và bằng chứng)

Một ví dụ khác: Trong ngữ liệu tham khảo, khi phân tích, đánh giá Sức gợi tả của hình ảnh trong bài “Thu điếu”, luận điểm (lí lẽ và bằng chứng) được tác giả sắp xếp như sau:

  1. Ấn tượng về không gian “trong” và “lạnh” từ các hình ảnh: ao thu, mặt nước, | thuyền câu (ở hai câu đề).
  2. Ấn tượng về không gian tĩnh lặng từ các hình ảnh: “sóng biếc”, “lá vàng”.
  3. Ấn tượng về không gian cao rộng, thanh vắng từ các hình ảnh “tầng mây”, “ngõ trúc”, các tính từ “lơ lửng ... xanh ngắt”, “vắng teo”,...

Bước 3:Viết bài

  • Cách thức tiến hành viết bài như đã thực hiện khi viết bài nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể (Bài 1).
  • Tập trung phân tích, đánh giá sức biểu cảm của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong bài thơ.
  • Nêu rõ ý kiến nhận xét, đánh giá của người viết về những nét đặc sắc của tác phẩm.
  • Làm sáng tỏ các ý kiến nhận xét, đánh giá về chủ đề và nghệ thuật bằng việc trích dẫn các hình ảnh, chi tiết, biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Đọc lại bài viết và tự đánh giá theo bảng kiểm

Dàn bài

Mở bài

Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong bài thơ “Mộ” (Hồ Chí Minh).

Thân bài

Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá.

- Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên buổi chiều tối thông qua một vài nét chấm phá.

+ Hình ảnh “chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ”, “chòm mây cô đơn trôi nhẹ nhàng trên bầu trời”

+ Biện pháp nghệ thuật đối “quyện điểu”>< “cô vân”, chấm phá một vài nét để khắc họa bức tranh thiên nhiên buồn, cô đơn, lạnh lẽo khi chiều tối dần, nơi rừng núi hoang vu, cô quạnh

- Hai câu thơ cuối: Khắc họa hình ảnh con người và cuộc sống lao động.

+ Nét chấm phá: thiếu nữ nơi xóm núi đang xay ngô, xay ngô vừa xong thì lò than đã đỏ hồng.

+ Thủ pháp điệp: ma bao túc, bao túc ma hoàn=> diễn tả vòng quay nhịp nhàng của chiếc cối xay, động tác dứt khoát, khỏe khoắn của con người lao động. Cho thấy cái nhìn quan sát đầy tinh tế và sự đồng cảm của người tù khổ sai với cuộc sống vất vả của người lao động.

- Bài thơ kết thúc bằng chữ “hồng”, một chữ nhãn tự đắt giá cân lại toàn bộ bài thơ, nó thể hiện sức sống, vẻ đẹp và tinh thần thép trong thơ của Bác Hồ

Kết bài

Khẳng định lại giá trị của chủ đề.


Bài viết tham khảo

Hồ Chí Minh sáng tác bài thơ “Mộ” năm 1942, trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt đó là khi nhà thơ bị giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Trong suốt thời gian bị đày ải bởi chính quyền Tưởng Giới Thạch người lính khổ sai Nguyễn Tất Thành thường xuyên bị áp giải từ nhà lao này đến nhà lao khác. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó người bình thường chắc chỉ thấy tiếng kêu rên ai oán số phận, còn với Bác người lính cách mạng có tinh thần thép thì đó chỉ là cái cớ để tâm hồn thi sĩ vút cao lên thành những áng văn thơ trữ tình dạt dào cảm xúc. Chẳng thế mà toàn bài thơ chúng ta không thấy bất kỳ hình ảnh đau khổ của người tù mà chỉ thấy khung cảnh thiên nhiên, con người nơi miền sơn cước vô cùng bình dị, quen thuộc với cuộc sống lao động thường nhật.

Mở đầu bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên đặc trưng của buổi chiều tối

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không

Ánh mặt trời dần tắt hẳn, màn đêm chuẩn bị bao trùm lấy cảnh vật, đây là thời khắc con người, vạn vật sinh linh trên trái đất đều mệt mỏi và muốn tìm về với chốn bình yên để nghỉ ngơi. Đầu tiên là hình ảnh của chú chim đang mỏi cánh trên bầu trời, cánh chim ấy đã vất vả sau một ngày dài kiếm ăn khắp chốn, giờ là lúc nó tìm về với bóng cây, chốn yên bình để ngủ. Câu thơ thứ hai vẫn là nét chấm phá cảnh vật của thiên nhiên với hình ảnh của “cô vân”. Cô vân là chòm mây cô đơn, kết hợp với từ láy “mạn mạn” tức là trôi nhẹ, lơ lửng, vô định trên bầu trời. Chòm mây cô đơn lạc trôi trên bầu trời khá tương đồng với hoàn cảnh của người tù khổ sai, cô đơn, lạc lõng nơi đất khách quê người. Trong lòng vẫn luôn đau đáu một ngày được trở về với đồng bào, quê hương.

Hai câu thơ sử dụng thủ pháp đối khá quen thuộc trong thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, đối giữa “cô vân” và “quyện điểu” để tạo nên một bức tranh thiên nhiên cân xứng, hài hòa. Một vài nét chấm phá đơn giản nhưng đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật hữu tình, nên thơ.

Hai câu thơ sau là hình ảnh của con người, con người của cuộc sống lao động hiện ra thông qua những nét vẽ thật khỏe khoắn, rắn rỏi

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng

Hình ảnh cô gái xóm núi đang xay ngô chuẩn bị cho bữa cơm tối xuất hiện trong bài thơ là một nét vẽ bất ngờ nhưng rất hợp lý. Nó được cảm nhận thông qua cái nhìn của người tù khổ sai, nó mang một sức sống thật mạnh mẽ, tiềm tàng. Động tác xay ngô của cô gái nhịp nhàng, khỏe khoắn, từng vòng quay của chiếc cối đều, dứt khoát, “ma bao túc” rồi lại” bao túc ma hoàn”; phép lặp từ trong hai câu thơ nhấn mạnh sự cần mẫn, chăm chỉ của người lao động trong cuộc sống thường nhật, qua đó thể hiện cái nhìn trân trọng của thi sĩ dành cho con người nơi đây. Đặc biệt là hình ảnh “lô dĩ hồng” xuất hiện ở cuối bài thơ, đó là một nhãn tự có sức nặng cân cả bài thơ. Chữ hồng xuất hiện đã xua tan không khí lạnh giá nơi xóm núi hoang sơ, nó như tiếp thêm sức sống và sức mạnh cho người tù khổ sai trên con đường đi tìm lối thoát cho dân tộc. Chữ “hồng” cũng thể hiện chất thép vốn rất đặc trưng trong tập “Nhật ký trong tù”. Nó cũng khẳng định vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại trong thơ của Hồ Chủ Tịch

Bài thơ khép lại một cách bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, trọn vẹn. Thông qua bài thơ “Mộ” chúng ta cảm nhận vẻ đẹp của nghị lực phi thường, tinh thần mạnh mẽ không lên gân, không khoa trương mà giản dị, khiêm nhường trong thơ của Hồ Chí Minh.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ" - mẫu 5

Câu 1: Ngũ liệu trên có phải một bài văn hoàn chỉnh không? Căn cứ vào đâu để nhận định như vậy?

Trả lời:

Ngữ liệu trên không phải là một bài văn hoàn chỉnh vì nó chưa có phần mở bài và kết bài


Câu 2: Nội dung phân tích , đánh giá được trình bày theo cách tách riêng chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật hay kết hợp hai nội dung? cách trình bày như vậy có ưu điểm gì?

Trả lời:

Nội dung phân tích đánh giá được trình bày theo cách kết hợp hai nội dung chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật. Mỗi đoạn văn là một trích dẫn câu đề và kèm sau đó là lời phân tích nghệ thuật của câu đề đó. Điều này giúp bố cục bài rõ ràng và các ý sẽ được thể hiện rõ và logic hơn, dễ dàng cho người đọc và hiểu đươc


Câu 3: Xác định các ý chính được trình bày trong ngữ liệu

Trả lời:

  • Không gian trong và lạnh của ao thu
  • Sự tĩnh lặng của không gian
  • Sự cao rộng của không gian

Câu 4: Để làm sáng tỏ sức gợi tả của hình ảnh trong bài thơ Thu điếu, tác giả đã dùng những lí lẽ dẫn chứng nào

Trả lời:

  • Không gian trong và lạnh từ hình ảnh ''ao thu'', ''mặt nước'', ''thuyền câu''
  • Sự tĩnh lặng của không gian từ hình ảnh ''sóng biếc'', ''lá vàng''
  • Sự cao rộng của không gian từ hình ảnh ''tầng mây'', ''ngõ trúc'', các tính từ ''lơ lửng'', ''trong vắt'',..

Câu 5: Việc đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật có xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm?

Trả lời:

Điều này xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm. Ví dụ như thơ trữ tình sẽ thiên về hình ảnh cảm xúc lãng mạng, dùng nhiều từ miêu tả đậm chất thơ cơ trữ tình. Hay như văn hiện thực sẽ là cách kể, miêu tả hiện thực, những từ ngữ thực tế và mạnh cảm xúc thực tại


B. Bài tập và hướng dẫn giải

THỰC HÀNH VIẾT

Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ ( thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt)

=> Xem hướng dẫn giải

Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc dù đã ra đi nhưng những  điều ý nghĩa, tuyệt vời nhất về hình ảnh của Người vẫn còn mãi với con dân đát nước Việt Nam.  Trong đó chính là kho tàng thơ ca mà bác đã sáng tác trong suốt cuộc đời chiến đấu, hy sinh cho dân, cho nước. Bài thơ Cảnh Khuya được sáng tác vào năm 1974 là một tình yêu nước, lo lắng cho dân tộc hòa cùng tình yêu thiên nhiên của Người. Từ đó ta cũng cảm nhận được những đựac sắc nghệ thuật của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Mở đầu chính là cảnh bức tranh thiên nhiên ở núi rừng Việt Bắc .Chiến khu Việt Bắc –  đó là đầu não của cuộc kháng chiến chống xâm lược, là nơi chỉ đạo đấu tranh của Cách mạng. Nhưng không phải vì vậy mà Việt Bắc chỉ trang nghiêm và bận rộn . Bức tranh Việt Bắc vào khuya đã được miêu tả hết sức đặc sắc

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa’’

Ở đây, Bác đã so sánh tiếng suối ‘’trong như’’ tiếng hát của người con gái. Cảnh khuya thanh vắng vang lên tiếng suối chảy như làm cảnh vật có thêm sức sống. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh như phá vỡ sự im lặng, làm nổi bật cảnh rừng khuya. Trong khung cảnh đó, ánh trăng trên cao chiếu xuống tạo nên những điểm nhấn chi mặt đất nơi núi rừng. Điệp từ “lồng” như nhấn mạnh sự xuyên tỏa của ánh sáng trăng khuya, sự giao hòa, quấn quýt giữa cảnh vật. Ánh trăng chiếu xuống vạn vật như những bông hoa điểm xuyết, tạo nên sự hòa quyện của thiên nhiên Việt Bắc với mặt trăng đêm nay. Cảnh khuya Việt Bắc hiện lên với vẻ đẹp cổ điển, mộc mạc nhưng đầy sức sống qua tình yêu thiên nhiên, tân hồn hòa mình nơi núi rừng của Hồ Chí Minh

‘’Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà’’

Câu thơ thứ ba như một câu chuyển với dấu phẩy ngắt giữa câu ba và câu bốn. Điều này như làm rõ tâm trạng lúc này của Bác lúc này ‘’chưa ngủ’’. Cụm từ ‘’ chưa ngủ’’ ở đây chính là nỗi thao thức, tâm trang đầy sự lo âu.  Trái ngược với cảnh khuya êm ả, dịu nhẹ, Hồ Chí Minh lúc này trong lòng tràn đầy nỗi băn khoăn, lo âu về nhân dân, đất nước và độc lập của dân tộc. Qua đây, ta cũng thấy rõ được tấm lòng yêu nước, luôn lo nghĩ cho dân, cho nước của vị cha kính yêu của đất nước Việt Nam

Bài thơ có sự kết hợp linh hoạt các biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ (lồng, chưa ngủ) nối kết hai tâm trạng, bộc lộ chiều sâu tâm hồn cao đẹp của Bác. Ngôn ngữ thơ hiện đại, giản dị mà cũng hết sức tinh tế, hàm súc.

“Cảnh khuya” đã cho ta thấy một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sâu nặng. Cùng với đó là tấm lòng luôn lo nghĩ cho vận mệnh đất nước, dân tộc. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại, tạo nên nét đặc sắc cho tác phẩm. Ở tác phẩm còn có sự kết hợp linh hoạt các biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ nối kết hai tâm trạng, bộc lộ chiều sâu tâm hồn cao đẹp của Bác. Ngôn ngữ thơ hiện đại, giản dị mà cũng hết sức tinh tế, hàm súc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ" - mẫu 6

Tóm tắt bài

1.1. Kiểu bài

Phân tích, đánh giá một bài thơ: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ ấy.

1.2. Các yêu cầu

– Về nội dung:

+ Xác định được chủ đề và phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề bài thơ.

+ Phân tích, đánh giá được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật như dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình, kết cấu, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,…

 – Về kĩ năng:

+ Lập luận chặt chẽ, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về bài thơ.

+ Có bằng chứng tin cậy từ bài thơ.

 + Diễn đạt mạch lạc, sử dụng được các câu chuyển tiếp, các từ ngữ liên kết giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.

1.3. Cách làm

– Mở bài: giới thiệu bài thơ và tác giả; nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

– Thân bài: lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.

– Kết bài: khẳng định lại giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ tác động của bài thơ đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm.


Bài tập minh họa

Bài tập: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ đã học trong Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên, SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo.

Hướng dẫn giải:

– Chọn một tác phẩm thơ trong Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên, SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

– Dựa vào phần nội dung các yêu cầu và cách làm văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ

– Tham khảo một số tư liệu sách báo hoặc internet

– Lên ý tưởng và làm bài văn

Lời giải chi tiết:

Chu Mạnh Trinh (1862-1905) là một viên quan dưới triều Nguyễn, là người tài hoa, lại giỏi làm thơ Nôm, hơn thế nữa còn rất am hiểu kiến trúc. Hương Sơn là một là một quần thể kiến trúc và thắng cảnh nổi tiếng ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội, hằng năm thu hút biết bao nhiêu du khách ghé lại tham quan vãn cảnh.

Chính vì phong cảnh duy mỹ của Hương Sơn, mà trong lần tham gia trùng tu chùa Thiên Trù thuộc quần thể này, Chu Mạnh Trinh đã hết lời khen ngợi, thưởng thức mà viết nên bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca hay còn gọi là bài ca phong cảnh Hương Sơn. Mở đầu bài thơ là một câu thơ bao quát khung cảnh Hương Sơn nghe có vẻ lạ: “Bầu trời cảnh Bụt”.

Sao lại là “cảnh Bụt” mà chẳng phải một thứ cảnh núi non, nước biếc nào khác, ấy là vì tác giả đang đứng trước một phong cảnh mà nơi ấy là chốn tâm linh Phật giáo thật linh thiêng, tác giả đứng giữa đất Hương Sơn mà tưởng như phía trên có thần phật đang chiếu xuống khắp núi rừng quang cảnh.

Câu “Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay” là niềm hạnh phúc vui sướng của nhà thơ khi cuối cùng cũng được một lần chiêm ngưỡng vẻ đẹp chốn Hương Sơn, để thỏa cái chí chu du, mãn nguyện cái tấm lòng đam mê kiến trúc và cảnh đẹp ở nơi tràn đầy màu sắc Phật giáo này.

Như nhiều phong cảnh khác nơi đây cũng “non non, nước nước, mây mây” vốn là những cảnh căn bản và hầu như dễ tìm gặp, thế nhưng ở Hương Sơn, những cảnh mây, cảnh núi ấy lại mang một phong thái khác hẳn, không những đẹp và còn nhuốm đầy phong vị phật pháp, đem lại cho người ngắm cảnh một cảm giác khác hẳn, ấy là cảm giác tĩnh tại, an yên từ tâm hồn. Quả đúng như lời chúa Trịnh Sâm một lần ghé thăm đã ban cho cái tên trứ danh “Nam thiên đệ nhất động”, âu cũng vì lẽ huyền diệu kể trên. Bốn câu thơ:

“Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái

Lững lờ khe Yến cá nghe kinh

Vẳng bên tai một tiếng chày kình

Khách tang hải giật mình trong giấc mộng”

Gợi cho chúng ta liên tưởng đến sự tĩnh lặng và khoan thai của cảnh vật nơi đây, chim thì “thỏ thẻ” nhẹ nhàng vờn hoa trái, chay tịnh, dòng nước “lững lờ” trôi bình lặng, cá cũng chẳng tung tẩy trong dòng nước mà lại lặng lẽ “nghe kinh”. Khách đến viếng thăm như lạc vào nơi chốn Bồng lai tiên cảnh, lòng ngẫm nghĩ về thế sự đổi thay, rồi chỉ một “tiếng chày kình” văng vẳng đâu đây cũng làm bừng tỉnh đại mộng, khách vãng lai bỗng như được giác ngộ.

Trải qua bao trầm luân thế sự, nhưng chỉ một tiếng chuông nơi cửa phật cũng đủ để “Thương hải biến vi tang điền” – Biển xanh cuối cùng cũng nương dâu, những gì là chấp niệm cuối cùng cũng được rũ bỏ nhờ chốn linh thiêng đầy sinh khí tươi đẹp này. Trong những câu thơ tiếp bức tranh phong cảnh Hương Sơn được tác giả vẽ nên một cách thật tinh tế, vừa mang cái tình cái hồn thổi vào cảnh vật, khiến cho mọi thứ trở nên sinh động, trong trẻo đến lạ thường.

Tưởng như nơi đây là chốn ở của thần tiên thoát tục, rời xa khỏi chốn hồng trần hỗn tạp, để tìm kiếm sự thanh tịnh, khoáng đạt, yên ổn nơi tâm hồn. Và những vị khách du ngoạn đến đây hành hương, thưởng ngoạn cảnh đẹp cốt là để lấy cái thanh tịnh từ sâu trong tâm hồn, để được thư giãn thoải mái với một tấm lòng đầy thành kính dưới chân Phật, dưới cảnh Bụt.

“Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng

Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quỳnh

Nhác trông lên ai khéo họa hình

Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt

Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt

Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây”

Những câu thơ chỉ đơn giản là liệt kê những địa điểm nổi tiếng nằm trong quần thể Hương Sơn, nhưng lại nhấn một chút ở vài chữ “ai khéo họa hình”, chính tỏ phong cảnh Hương Sơn phải tuyệt mỹ lắm, tựa như được người họa sĩ khéo léo vẽ lên. Và đỉnh cao sự khen ngợi đó là câu “Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt”, đá mà lại có thể mịn màng xinh đẹp như gấm dệt long lanh.

Hai câu “Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt/Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây”, thể hiện một vẻ đẹp mơ màng, trữ tình nơi chốn thanh tịnh, vừa có trăng lại có mây, khung cảnh hang động trở nên hấp dẫn và huyền bí, càng làm tăng tính vị thiền vảng vất nhưng không kém phần quyến rũ mê say, cho cảnh vật.

“Chừng giang sơn còn đợi ai đây

Hay tạo hóa khéo ra tay sắp đặt

Lần tràng hạt niệm Nam mô Phật

Cửa từ bi công đức biết là bao

Càng trông phong cảnh càng yêu”

Có thể thấy, đứng giữa khung cảnh chốn linh thiêng, non nước hữu tình, trong tâm hồn của tác giả đã có những nỗi niềm mới bén rễ trong lòng.Tiếng chuông chùa văng vẳng từ xa, bỗng đánh thức người thi nhân từ trong mộng mị và thi nhân muốn một phút quên đi tạp niệm hồng trần mà bước vào cửa từ bi ăn chay niệm phật, tích chút công đức cho đời. Hương Sơn quả thực có sức hấp dẫn không thể chối từ, đi từ cái không khí thanh tịnh, chan hòa giữa thiên nhiên và Phật giáo, giữa hương khói và tâm hồn người khách vãng du.

Thi nhân hoàn toàn cảm nhận được vẻ đẹp của chốn Hương Sơn xinh đẹp bằng một tâm hồn thanh tịnh, rũ bỏ sạch bụi trần, để bản thân hoàn toàn chìm đắm vào cảnh sắc mà cảm nhận linh khí nơi thiền tu trầm tĩnh. Như vậy, những câu thơ với từ ngữ trong sáng vừa khẳng định vẻ đẹp của Hương Sơn vừa thể hiện lòng ngưỡng mộ của tác giả trước phong cảnh duy mỹ, đồng thời cũng thể hiện lòng yêu quê hương đất nước đầy sâu kín trong tâm hồn tác giả.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .

0/
Top 5
Bài soạn "Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ" - mẫu 6