Top 6 Bài soạn "Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

6409

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop đã tổng...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

Bàn luận về các vấn đề xã hội đã trở thành một nhu cầu phổ biến, tất yếu của con người hiện đại. Khi bàn luận, chúng ta không chỉ thể hiện ý kiến cá nhân mà còn muốn thuyết phục người khác đồng tình với quan điểm của mình; qua đó, góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong cộng đồng và đóng góp cho sự phát triển của xã hội.


* Yêu cầu:

- Giới thiệu được vấn đề xã hội cần bàn luận. 

- Nêu rõ lí do lựa chọn và quan điểm cá nhân về vấn đề xã hội cần bàn luận. 

- Chứng minh quan điểm của mình bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ, hợp lí, sử dụng

các lí lẽ thuyết phục và bằng chứng chính xác, đầy đủ. 

- Biết sử dụng yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục của văn bản. 

- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề cần bàn luận.


* Phân tích bài viết tham khảo:

Sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI

- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận

- Nêu quan điểm của người viết về vấn đề.

- Triển khai vấn đề thành các luận điểm.

- Kết hợp các yếu tố nghị luận, biểu cảm…

- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề cần bàn luận.


Trả lời câu hỏi: 

Câu 1 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Nhan đề trực tiếp nêu lên hiện tượng được bàn luận trong bài: sống đơn giản; đồng thời đánh giá chung về hiện tượng - sống đơn giản là một xu thế của thế kỷ 21.


Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Luận điểm 1: Giải thích thế nào là “sống đơn giản”.

- Luận điểm 2: Làm thế nào để có thể “sống đơn giản”?

- Luận điểm 3: Ý nghĩa của lối sống đơn giản.

- Luận điểm 4: Thực trạng của lối sống đơn giản.


Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Bố cục đầy đủ, mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai thành các luận điểm, kết bài khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề

- Lập luận chặt chẽ, có các câu văn nêu luận điểm sáng rõ, kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng.

- Kết hợp giữa các yếu tố nghị luận, biểu cảm, miêu tả.

- Lời văn khách quan, khoa học, giàu sức thuyết phục.


* Thực hành viết

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội 

Chuẩn bị viết

- Lựa chọn một vấn đề mang tính thời sự hoặc vấn đề mà bản thân có hứng thú và quá trình suy ngẫm lâu dài: Thái độ thờ ơ của con người đối với môi trường


Tìm ý, lập dàn ý 

Tìm ý: 

- Vấn đề là gì? Vì sao lựa chọn vấn đề đó? Vấn đề đó có ý nghĩa thế nào với cá nhân và cộng đồng?

→ Vấn đề thái độ thờ ơ của con người đối với môi trường vẫn luôn là một vấn đề đáng suy ngẫm, bởi thái độ đối với môi trường sẽ quyết định hành động của con người cũng như sự sống của con người.

- Bạn có quan điểm như thế nào về vấn đề này? Có những lí lẽ, bằng chứng nào để chứng minh quan điểm và thuyết phục người khác đồng tình với mình?

→ Tôi thấy hiện nay vẫn có những người vẫn thờ ơ với tình trạng môi trường nguy cấp. Đây là một thái độ không đúng, để lại nhiều hậu quả, cần phải thay đổi.


Lập dàn ý: 

Phân bố các ý tìm được ở trên vào từng phần của của bài viết theo gợi ý sau: 

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề - thái độ của con người đối với môi trường.

- Thân bài:

+ Giải thích vấn đề.

+ Trình bày thực trạng môi trường hiện nay.

+ Trình bày biểu hiện của thái độ thờ ơ của con người đối với môi trường.

+ Trình bày quan điểm và nhận thức của bản thân.

- Kết bài: 

+ Khẳng định ý nghĩa của vấn đề.

+ Nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng trong việc giải quyết vấn đề.


Dàn ý tham khảo

* Mở bài: Giới thiệu vấn đề - thái độ của con người đối với môi trường.

* Thân bài: 

Ý 1: Giải thích môi trường là gì? Khẳng định thái độ của con người sẽ tác động đến môi trường.

Ý 2: Thực trạng môi trường hiện nay.

Ý 3: Thái độ của con người thờ ơ, không quan tâm đến môi trường 

- Biểu hiện của thái độ:

+ Con người thờ ơ trước cái đẹp của thiên nhiên

+ Con người thờ ơ trước sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường (ngắn gọn)

+ Chính sự thờ ơ đó đã khiến con người tiếp tục những hành động gây tổn hại đến môi trường

- Nguyên nhân của thái độ:

+ Con người không ý thức được sự nguy hiểm khi môi trường đi xuống

+ Con người không ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ môi trường

+ Khoa học hiện đại khiến người ta quên mất giá trị của tự nhiên

Ý 4: Cảnh báo nguy cơ của sự thờ ơ mà con người dành cho chính môi trường sống của mình.

Ý 5: Đánh giá thái độ và liên hệ bản thân

* Kết bài: 

+ Khẳng định ý nghĩa của vấn đề.

+ Nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng trong việc thay đổi thái độ đối với môi trường.


Viết 

Viết bài theo dàn ý đã lập.  

* Bài viết tham khảo: 

Theo thống kê của các tổ chức khoa học trên thế giới, kể từ năm 1960, cứ mỗi giây trôi qua, hơn 1 héc-ta rừng bị phá hủy hoặc suy thoái nghiêm trọng do tác động của con người. Cứ mỗi năm, trái đất lại chứng kiến từ một đến năm loài động, thực vật tuyệt chủng. Dường như, văn minh của nhân loại đang được đánh đổi bằng sự hủy hoại môi trường. Nhưng con người ngày nay, vẫn còn số đông thờ ơ, không quan tâm đến môi trường mình đang sống.


Môi trường: tất cả những yếu tố thuộc về tự nhiên như đất đai, cây cối sinh vật, khí hậu,.... và rất nhiều tài nguyên thiên nhiên khác có ảnh hưởng đến sự sống của con người. Cuộc sống ngày càng phát triển, càng nhiều phát minh mới ra đời nhằm nâng cao chất lượng sống của con người, nhưng mặt trái của văn minh là những hệ lụy tiêu cực đối với môi trường. Nhà máy, rác thải, đồ nhựa, đồ điện lạnh, khí ga, đến cả giấy vở ta hay dùng…, những vật dụng gắn liền với đời sống con người lại gián tiếp khiến không khí ngày một ô nhiễm, nguồn nước ngày càng bớt sạch, rừng ngày một thu hẹp.


Thế nhưng, đứng trước thực trạng đó, rất đông người dù biết vẫn lựa chọn thờ ơ. Họ thờ ơ trước môi trường ngày một xuống cấp; thờ ơ trước không khí mịt mù khói bụi bao lấy họ trên những chiếc xe máy, ô tô mỗi ngày; thờ ơ trước dòng sông đã ngập đầy rác thải và bốc mùi hôi thối; thờ ơ trước tin vắn về một loài động vật hôm nay đã tuyệt chủng vì rừng bị người ta tàn phá; thờ ơ trước thông tin về băng tan, nước biển dâng, sa mạc hóa, tầng ozone chưa được vá xong… Họ thờ ơ trước cả lời cảnh báo, nhắc nhở của một người khác biết lo nghĩ cho môi trường này.


Chính thái độ thờ ơ đó đã dẫn đến những hành động tiếp tay cho việc tàn phá môi trường. Người ta thẳng tay vứt rác xuống ao hồ, sông biển, núi đồi. Câu chuyện về những núi rác trên đỉnh Everest như một tấm kính chiếu rọi tất cả những mặt trái của con người - chúng ta có thể vĩ đại đến đâu khi chinh phục được đỉnh núi cao nhất thế giới thì cũng chỉ là một người được xếp vào danh mục “kẻ hủy hoại môi trường, không có văn hóa” khi người đời sau xét đến. Người ta tiếp tục dùng các chất không thể phân hủy như bao bì ni lông, đồ nhựa. Người ta tiếp tục chặt cây, phá rừng. Người ta tiếp tục thải khí độc ra môi trường. Người ta tiếp tục săn bắt các loài động, thực vật, ảnh hưởng đến sự phát triển của giới tự nhiên… Con người ta thờ ơ với môi trường xung quanh mình, thờ ơ trước cái đẹp của tự nhiên. Nếu không còn quý trọng vẻ đẹp của tự nhiên, thì việc thờ ơ trước sự xuống cấp của môi trường cũng là điều dễ hiểu.


Sự thờ ơ ấy bắt nguồn từ việc nhiều người không ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với môi trường sống này. Họ cho rằng chuyện bảo vệ môi trường chỉ là việc của chính phủ, còn họ chỉ cần sống vui, sống tốt, sống giàu sáng, tận hưởng mọi tiện nghi dù phải đánh đổi bởi sự trong lành của môi trường sống. Hoặc do họ cho rằng tàn phá môi trường không phải chuyện quá to tát vì nguồn tài nguyên sinh ra là để cho con người sử dụng. Nguy hiểm hơn, sự thờ ơ còn đến từ nhận thức môi trường này không hề thay đổi. Tức là, có những người chẳng hề ý thức được sự nguy hiểm khi môi trường đi xuống. Bởi khoa học hiện đại, đời sống tiện nghi có khi đã khiến người ta quên mất giá trị của tự nhiên.


Thái độ thờ ơ đối với môi trường thực sự là một suy nghĩ sai lầm, bởi vì nếu cứ tiếp tục những hành động đấy, nguồn nước sẽ ô nhiễm mà khiến con người ko thể uống, không khí ra ngoài hít toàn là khí độc, hệ sinh thái bất ổn. Và hậu quả lớn hơn là con người sẽ phải đối diện với tất cả những mầm bệnh do môi trường ô nhiễm đem lại. Nguy cơ của sự tuyệt chủng, của cái chết cuối sự sống ẩn hiện bất cứ lúc nào. Có một câu hát rằng: “Thế giới này không phải của chúng mình đâu, loài người được đằng chân rồi lân đằng đầu”, quả thực câu hát đã nói lên sự “quá đáng” của con người đối với Trái Đất này. Nếu không gánh vác những gì đã gây ra, một ngày nào đó, thiên nhiên sẽ trả lại con người tất cả những điều tệ hại ấy.


Đâu đó giữa cuộc sống vội vàng này, ta vẫn bắt gặp thông tin của những tổ chức bảo vệ môi trường, những hiệp ước về ngăn ngừa biến đổi khí hậu, hoặc trông thấy một hành động đẹp như nhặt rác bỏ vào thùng. Những hành động đó có khi chỉ nhỏ như một giọt nước nhỏ, nhưng khi mỗi người gom lấy một giọt nước thì có thể góp được cả dòng sông xanh. Nhưng nếu chỉ có một, hai người làm, vài trăm, vài nghìn, vài trăm nghìn, vài triệu người làm đi chăng nữa, thì cũng không theo kịp độ bốc hơi của biển. Vì thế, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn cầu, của mỗi người đã được sinh ra trên Trái Đất này. Và khởi đầu của công cuộc đó, là thay đổi sự thờ ơ của nhân loại.


Chỉnh sửa, hoàn thiện

Đọc lại bài viết, đối chiếu với các yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để tìm các lỗi cần chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện bài viết. Có thể tự rà soát bài viết theo một số tiêu chí sau: 

- Vấn đề xã hội cần bàn luận đã được triển khai thành các luận điểm rõ ràng. 

- Các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng đã được sắp xếp hợp lý và sử dụng một cách hiệu quả. 

- Nội dung thể hiện được quan điểm cá nhân về vấn đề cần bàn luận. 

- Văn phong phù hợp với mục đích và đối tượng cần thuyết phục. 

- Vị thế phát ngôn và giọng điệu được xác lập, lựa chọn phù hợp với mục đích viết và đối tượng thuyết phục. 

- Bài viết đảm bảo tuân thủ các quy định về chính tả, không mắc lỗi dùng từ và đặt câu.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

Câu 1

Nhận xét về cách đặt nhan đề bài viết.

Phương pháp giải:

- Đọc bài viết tham khảo.

- Chú ý vào cách đặt nhan đề và nêu nhận xét.

Lời giải chi tiết:

     Nhan đề ngắn gọn nhưng đã bao quát được nội dung của cả bài. Nhan đề này cũng không gây cảm giác nhàm chán, khó chịu cho người đọc vì tính ngắn gọn của mình.


Câu 2

Vấn đề đã được người viết triển khai bằng những luận điểm nào?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài viết tham khảo.

- Chú ý những luận điểm được đề ra trong bài viết.

Lời giải chi tiết:

Vấn đề được người viết triển khai bằng những luận điểm:

- Khái niệm về sống đơn giản

- Quan điểm về cách để sống đơn giản trong cuộc sống hiện tại

- Ý nghĩa của việc sống đơn giản

- Đề xuất giải pháp sống đơn giản trong cuộc sống hiện nay


Câu 3

Chỉ ra các yếu tố làm nên sức thuyết phục của văn bản.

Phương pháp giải:

- Đọc bài viết tham khảo.

- Chú ý vào những luận điểm, lí lẽ và bằng chứng để chỉ ra yếu tố làm nên sức thuyết phục của một văn bản nghị luận.

Lời giải chi tiết:

Yếu tố để làm nên sức thuyết phục của văn bản:

- Luận điểm rõ ràng, lí lẽ dẫn chứng thuyết phục

- Tư tưởng quan điểm trong bài văn hướng tới giải quyết vấn đề mà đề bài đưa ra

- Sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, biểu cảm để tăng sức biểu đạt cho bài văn

Thực hành viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (tình yêu tuổi học trò).

Phương pháp giải:

- Triển khai luận điểm nêu suy nghĩ của bản thân về vấn đề nghị luận.

- Lưu ý việc đưa ra luận điểm, lí lẽ, bằng chứng cần mạch lạc, khoa học.

- Khái quát, tổng kết lại vấn đề.


Lời giải chi tiết:

Bài làm

Tuổi học trò, ít nhất một lần bạn đã lỡ cảm nắng một cô nàng dễ mến hay một anh chàng đẹp trai và ngầu nào đó. Và có lẽ, đó là tình cảm trong sáng, thiêng liêng nhất mà bạn không thể nào quên. Các bạn biết đấy, tình yêu rất khó để giải nghĩa và tình yêu tuổi học trò cũng vậy. Những cung bậc cảm xúc đan xen, vui, buồn, hờn, giận,… là thứ bạn cảm nhận được. Đúng vậy, mỗi chúng ta đều trưởng thành từ những kỉ niệm và tình cảm tốt đẹp. Một trong số những tình cảm cao đẹp không thể không nhắc đến chính là tình yêu tuổi học trò.


Tình yêu là vấn đề muôn đời được xã hội quan tâm. Tình yêu giúp cho sự sống được nối dài, giúp con người gắn kết với nhau và làm cho cuộc đời trở nên tươi đẹp và hạnh phúc hơn. Mỗi thời đại sẽ có cách nhìn nhận và quan điểm khác nhau về tình yêu. Đặc biệt là vấn đề về tình yêu tuổi học trò. Tình yêu tuổi học trò là những tình cảm, thứ rung động đầu đời của nam sinh và nữ sinh khi còn cắp sách đến trường, là tình cảm khi ta biết yêu thương một người khác giới, muốn cố gắng, hoàn thiện bản thân mình hơn nữa để xứng đáng với người mình thích. Tình yêu tuổi học trò là một thứ tình cảm tốt đẹp, để lại cho mỗi người nhiều trải nghiệm cũng như kỉ niệm quý giá. Theo quan điểm của riêng tôi, tình yêu tuổi học trò là tình cảm đẹp nhất, trong sáng nhất, thánh thiện nhất và giàu mơ mộng nhất.


Người ta vẫn gọi những tình cảm tinh khôi đó là những "rung động đầu đời". Trong đời học sinh, có lẽ đã hơn một lần bạn cảm thấy "rung động" trước một chàng trai nào đó. Trước những cử chỉ, hành động quan tâm đến bạn, trước một ánh nhìn đầy trìu mến hay đơn giản chỉ là một nụ cười thân thiện của người bạn khác giới, tất cả có thể khiến cho trái tim bạn phải rung lên những cảm xúc của tình yêu. Bạn có thể đã mến người ấy, đã thích người ấy nhưng chưa hẳn là bạn đã yêu. Người ấy luôn hiện hữu trong tâm trí bạn mỗi lúc vui buồn, bạn luôn quan tâm đến người ấy từng li từng tí. Bạn buồn vì người ấy tỏ ra lạnh lùng với bạn hay thờ ơ trước những cử chỉ quan tâm của bạn. Đó là những biểu hiện của tình yêu nhưng chưa hẳn là tình yêu đích thực.


Ở lứa tuổi học trò như tôi và các bạn, tình yêu không phải là điều xấu. Đó đơn giản là những rung động đầu đời rất đỗi đáng yêu của con người. Có rất nhiều người cảm thấy tiếc nuối về những tình cảm trong sáng đó khi đã qua rồi thời tuổi học trò. Bởi vậy, chúng ta cần tôn trọng, nâng niu những tình cảm đó. Đừng để khi thời gian qua rồi, ngoảnh đầu nhìn lại, ta cảm thấy nuối tiếc. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên coi tình yêu là tất cả. Bạn có thể dành thời gian để quan tâm đến người ấy nhưng bạn đừng quên rằng nhiệm vụ chính của mình vẫn là học tập, là xây dựng tương lai cho bản thân mình. Bạn giống như một con ong cần mẫn, mỗi ngày đều chăm chỉ hút mật để xây dựng tương lai của mình, để cuộc đời tỏa hương thơm ngát. Tuy nhiên dù chỉ một chút lầm lỡ, một giây phút bồng bột trong tình yêu cũng đủ làm cho tòa lâu đài tương lai của bạn xây dựng bị sụp đổ.


Thay vì để tình yêu làm mất tương lai của mình, chúng ta có thể biến nó thành động lực để giúp cả hai cùng tiến bộ, cùng giúp đỡ nhau trong học tập, trong cuộc sống từ đó có thể là nền tảng để xây dựng một mối quan hệ lâu dài và bền chặt. Tình yêu học trò là những kỉ niệm đẹp khắc sâu trong tâm trí con người, khiến cho chúng ta có một phần kí ức tươi đẹp để nhớ về. Chính vì vậy bạn nên biến nó thành những kỉ niệm đáng nhớ, đừng vì quá chú tâm vào nó mà đánh mất tương lai của bản thân. Hãy để tình yêu trở thành động lực, trở thành kỉ niệm tươi đẹp nhất trong lứa tuổi học trò.


Mỗi người có một cách hiểu, một cách cảm nhận về tình yêu tuổi học trò khác nhau, các bậc phụ huynh cũng sẽ thấy lo lắng cho tương lai của con mình vì những hành động, việc làm thể hiện tình yêu đã ảnh hưởng đến việc học. Nhiều bạn học sinh đã khiến cho nét đẹp của tình yêu tuổi học trò trở nên xấu xí và có phần phản cảm. Các bạn chỉ vì yêu đương sớm mà trở nên chểnh mảng, thờ ơ chuyện học tập khiến cho thành tích ngày càng đi xuống khiến cho ba mẹ và thầy cô phải lo lắng cho mình. Bên cạnh đó, việc thể hiện tình cảm một cách công khai, thái quá và thậm chí quá lố lăng đã khiến cho quan niệm về tình yêu tuổi học trò trở nên sai lệch và bị biến chất, khiến cho nhiều người có cái nhìn không tốt về tình yêu tuổi học trò.


Tình yêu tuổi học trò không phải là một điều gì xấu xa, không tốt mà là một điều tất yếu trong quy luật trưởng thành của con người. Những người trẻ phải biết rõ được giới hạn, biết phân biệt điều đúng và sai trước khi hành động. Mỗi chúng ta ở lứa tuổi học trò cần biết tôn trọng, nâng niu những tình cảm ấy, biến nó thành những kỉ niệm đẹp và đáng nhớ của tuổi học trò. Đừng để khi thời gian qua rồi, ngoảnh đầu nhìn lại, ta cảm thấy nuối tiếc một thời đã qua.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3


*Yêu cầu

- Giới thiệu được vấn đề xã hội cần bàn luận.

- Nêu rõ lí do lựa chọn và quan điểm cá nhân về vấn đề xã hội cần bàn luận.

- Chứng minh quan điểm của mình bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ, hợp lí, sử dụng các lí lẽ thuyết phục và bằng chứng chính xác, đầy đủ.

- Biết sử dụng yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục của văn bản.

- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề cần bàn luận.


*Bài viết tham khảo

Câu 1 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

 Nhận xét về cách đặt nhan đề bài viết.

Trả lời:

Nhan đề của bài viết được đặt theo nội dung của bài viết, thể hiện chủ đề bàn luận được nhắc tới trong bài viết: sống đơn giản.


Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Vấn đề đã được người viết triển khai bằng những luận điểm nào?

Trả lời:

- Vấn đề đã được người viết triển khai bằng những luận điểm:

+ Để sống đơn giản cần phải có sức sáng tạo và lòng quyết tâm lớn, phải thực sự hòa mình vào cuộc sống để cảm nhận.

+ Lòng tham có thể đẩy con người vào cảnh nợ nần, mệt mỏi và cùng quẫn, từ đó tâm hồn chúng ta sẽ trở thành chai sạn, trơ lì, cuộc sống không còn là một cuộc sống đơn giản nữa.

+ Sống đơn giản là sống sâu sắc hơn, quan tâm đến nhau hơn, thân thiết với nhau hơn.

+ Tiêu chuẩn của cuộc sống đơn giản và dẫn chứng con người ở mỗi thời đại đều có thể sống đơn giản.


Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 ):

Chỉ ra các yếu tố làm nên sức thuyết phục của văn bản.

Trả lời:

- Các yếu tố làm nên sức thuyết phục của văn bản:

+ Sử dụng hệ thống luận điểm chặt chẽ, hợp lí; lí lẽ thuyết phục và bằng chứng chính xác, đầy đủ.

+ Sử dụng yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục của văn bản.

*Thực hành viết

- Chuẩn bị viết

- Tìm ý, lập dàn ý.

- Viết


Bài viết tham khảo

Hiện nay, bạo hành trẻ em đang trở thành một trong những vấn nạn nhức nhối của của toàn xã hội.

Trẻ em là thế hệ mầm non tương lai của đất nước, là đối tượng cần được bảo vệ, định hướng nhưng cũng chính bởi sự “định hướng” chưa đúng mực của một số bộ phận người bảo hộ, cụ thể là cha, mẹ, ông, bà…đã dẫn tới những hệ lụy vô cùng thương tâm gần đây.


Bạo hành trẻ em là hành vi đánh đập, xâm hại về thể chất và bạo lực, sỉ nhục, mắng nhiếc về tinh thần gây ra hệ lụy khôn lường về thể chất và tinh thần của trẻ nhỏ, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới tử vong. Cụ thể là trường hợp gần đây của cháu bé 8 tuổi sống cùng cha và mẹ kế, bị cha và mẹ kế bạo hành đến chết hay trường hợp cháu bé 3 tuổi sống cùng mẹ và người tình của mẹ, bị đóng 9 chiếc đinh vào đầu và cho uống thuốc chuột cùng những hành vi dã man khác dẫn đến tử vong sau một thời gian điều trị. Những sự việc thương tâm đã xảy ra gây trấn động dư luận trước những hành vi cho là “sự giáo dục” con em của bậc cha mẹ hay sự vô trách nhiệm khi tin tưởng và giao con cho người tình của người mẹ cháu bé 3 tuổi. Đáng lên án thay, khi pháp luật vào cuộc bậc cha mẹ ấy vẫn không thôi quanh co giấu giếm, không có chút mảy may hối hận hay thương xót cho đứa con đã mất của mình.


Vậy chúng ta hãy thử đặt câu hỏi, đó là những trường hợp đã phát hiện do tử vong hoặc một tổ chức bệnh viện nào đó thấy bất thường và tố cáo, vậy còn bao nhiêu trường hợp chưa được phát hiện hay mãi mãi chẳng phát hiện, có bao nhiêu đứa trẻ chịu sự bạo lực về thể xác và tâm hồn hay nguyên nhân của những vụ tự tử ở trẻ em có bao nhiêu % là do bố mẹ áp lực tinh thần.


Trên thực tế đã có luật trẻ em được Quốc hội ban hành. Tại Việt Nam đang có đường dây nóng bảo vệ trẻ em 24/7: Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111. Nhưng theo khảo sát gần 9000 người được công bố tháng 4/2020: khoảng 10% người lớn trả lời “không biết có Luật trẻ em”, gần 45% người lớn trả lời có nghe về luật bảo vệ trẻ em nhưng không rõ nội dung, 1800 độc giả cho thấy 2/3 số người được hỏi khẳng định chưa hề biết đến số điện thoại hay tổ chức nào hỗ trợ trẻ em bị bạo hành, vài chục người “nghe nói tới” nhưng không nhớ và chỉ vài chục người cho rằng nó hiệu quả.


Đáng chú ý, một nửa số cuộc gọi đến đường dây nóng từ trẻ em 11 đến 18 tuổi – con số đặt ra câu hỏi các trẻ nhỏ hơn 11 tuổi có biết tổng đài để xin gọi trợ giúp hay không? Tỉ lệ người lớn gọi tới vấn đề của trẻ em chỉ chiếm 5,5%, nhân viên tư vấn, giáo viên, công an, bộ đội, ban, ngành liên quan gọi đến khoảng 4,6%, cán bộ xã hội chỉ chiếm 1,1%. Số cuộc gọi từ vùng sâu vùng xa chỉ chiếm 4%, nhóm trẻ dân tộc thiểu số chỉ liên quan 1,7% cuộc gọi. Những con số quá nhỏ so với tỉ lệ trẻ em bị xâm hại trên thực tế.


Nguyên nhân sâu xa của vấn đề bạo hành trẻ em là bởi vì đại đa số mọi người đều cho rằng nên “đóng cửa bảo nhau”, mặc định việc đánh trẻ là chuyện riêng của mỗi gia đình và tổn thương lớn nhất chính là những đứa trẻ. Gần đây có rất nhiều vụ việc thương tâm xảy ra do áp lực tâm lý từ việc học dẫn đến tự tử, nguyên nhân cũng phần nào do sự áp đặt của bố mẹ lên con cái gây ra những chứng bệnh nguy hiểm như trầm cảm và suy nghĩ đến cái chết.


Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta có trách nhiệm phải xây dựng, bồi dưỡng, rèn luyện và thúc đẩy sự phát triển về trí tuệ và nhân cách của trẻ nhưng chúng ta không có quyền áp đặt hay trút giận lên trẻ gây ra tổn thương cho thể xác và trí tuệ.


Thay vì phẫn nộ, chúng ta phải hành động để ngăn chặn việc những đứa trẻ quanh mình trở thành nạn nhân tiếp theo. Cần tuyên truyền cho người lớn, bậc cha mẹ phụ huynh hiểu về luật trẻ em, quyền trẻ em, bồi dưỡng nhận thức trong phương pháp giáo dục con đúng cách cho cha mẹ. Bên cạnh đó, cần dạy cho trẻ ý thức được việc bảo vệ mình, cần lên án, tố cáo cho các cơ quan tổ chức có thẩm quyền để được trợ giúp khi gặp bạo hành. Đặc biệt, mỗi chúng ta cần ý thức được trách nhiệm của mình, không thể coi bạo hành là “việc dạy con của người ta” mà làm chậm mất cơ hội cứu những đứa trẻ đáng thương ra khỏi cái chết cận kề. Chúng ta hãy chung tay để xây dựng một xã hội nói không với “bạo lực trẻ em”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

Câu 1 trang 29 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Nhận xét về cách đặt nhan đề bài viết.

Trả lời:

Nhan đề bài viết “Sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI”, nhan đề hết sức ngắn gọn nhưng đã nói được bao quát nội dung của cả bài. Nhan đề này cũng không gây cảm giác nhàm chán, khó chịu cho người đọc vì tính ngắn gọn của mình.


Câu 2 trang 29 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Vấn đề đã được người viết triển khai bằng những luận điểm nào?

Trả lời:

Vấn đề được người viết triển khai bằng những luận điểm:

- Khái niệm về sống đơn giản

- Quan điểm về cách để sống đơn giản trong cuộc sống hiện tại

- Ý nghĩa của việc sống đơn giản

- Đề xuất giải pháp sống đơn giản trong cuộc sống hiện nay


Câu 3 trang 29 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Chỉ ra các yếu tố làm nên sức thuyết phục của văn bản.

Trả lời:

Yếu tố để làm nên sức thuyết phục của văn bản:

- Luận điểm rõ ràng, lí lẽ dẫn chứng thuyết phục

- Tư tưởng quan điểm trong bài văn hướng tới giải quyết vấn đề mà đề bài đưa ra

- Sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, biểu cảm để tăng sức biểu đạt cho bài văn


Thực hành viết

Câu hỏi trang 29 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (tình yêu tuổi học trò).

Trả lời:

Dàn ý chi tiết

Mở bài: giới thiệu ngắn gọn về vấn đề nghị luận: tình yêu tuổi học trò.

     Mỗi chúng ta đều trưởng thành từ những kỉ niệm và tình cảm tốt đẹp. Một trong số những tình cảm cao đẹp không thể không nhắc đến chính là tình yêu tuổi học trò.

2. Thân bài

a) Giải thích tình yêu, tình yêu tuổi học trò.

     Tình yêu tuổi học trò là những tình cảm, thứ rung động đầu đời của nam sinh và nữ sinh khi còn cắp sách đến trường, là tình cảm khi ta biết yêu thương một người khác giới, muốn cố gắng, hoàn thiện bản thân mình hơn nữa để xứng đáng với người mình thích.

b) Lợi ích và tác hại của yêu sớm:

- Tình yêu tuổi học trò là tình cảm đẹp nhất, trong sáng nhất, thánh thiện nhất và giàu mơ mộng nhất.

- Bạn có thể dành thời gian để quan tâm đến người ấy nhưng bạn đừng quên rằng nhiệm vụ chính của mình vẫn là học tập, là xây dựng tương lai cho bản thân mình.

- Nhiều bạn học sinh đã khiến cho nét đẹp của tình yêu tuổi học trò trở nên xấu xí và có phần phản cảm. Các bạn chỉ vì yêu đương sớm mà trở nên chểnh mảng, thờ ơ chuyện học tập khiến cho thành tích ngày càng đi xuống khiến cho ba mẹ và thầy cô phải lo lắng cho mình.

Kết bài: khẳng định lại suy nghĩ của bản thân về tình yêu tuổi học trò.

     Tình yêu tuổi học trò không phải là một điều gì xấu xa, không tốt mà là một điều tất yếu trong quy luật trưởng thành của con người.


Bài làm

Tuổi học trò, ít nhất một lần bạn đã lỡ cảm nắng một cô nàng dễ mến hay một anh chàng đẹp trai và ngầu nào đó. Và có lẽ, đó là tình cảm trong sáng, thiêng liêng nhất mà bạn không thể nào quên. Các bạn biết đấy, tình yêu rất khó để giải nghĩa và tình yêu tuổi học trò cũng vậy. Những cung bậc cảm xúc đan xen, vui, buồn, hờn, giận,… là thứ bạn cảm nhận được. Đúng vậy, mỗi chúng ta đều trưởng thành từ những kỉ niệm và tình cảm tốt đẹp. Một trong số những tình cảm cao đẹp không thể không nhắc đến chính là tình yêu tuổi học trò.


Tình yêu là vấn đề muôn đời được xã hội quan tâm. Tình yêu giúp cho sự sống được nối dài, giúp con người gắn kết với nhau và làm cho cuộc đời trở nên tươi đẹp và hạnh phúc hơn. Mỗi thời đại sẽ có cách nhìn nhận và quan điểm khác nhau về tình yêu. Đặc biệt là vấn đề về tình yêu tuổi học trò. Tình yêu tuổi học trò là những tình cảm, thứ rung động đầu đời của nam sinh và nữ sinh khi còn cắp sách đến trường, là tình cảm khi ta biết yêu thương một người khác giới, muốn cố gắng, hoàn thiện bản thân mình hơn nữa để xứng đáng với người mình thích. Tình yêu tuổi học trò là một thứ tình cảm tốt đẹp, để lại cho mỗi người nhiều trải nghiệm cũng như kỉ niệm quý giá. Theo quan điểm của riêng tôi, tình yêu tuổi học trò là tình cảm đẹp nhất, trong sáng nhất, thánh thiện nhất và giàu mơ mộng nhất.


Người ta vẫn gọi những tình cảm tinh khôi đó là những "rung động đầu đời". Trong đời học sinh, có lẽ đã hơn một lần bạn cảm thấy "rung động" trước một chàng trai nào đó. Trước những cử chỉ, hành động quan tâm đến bạn, trước một ánh nhìn đầy trìu mến hay đơn giản chỉ là một nụ cười thân thiện của người bạn khác giới, tất cả có thể khiến cho trái tim bạn phải rung lên những cảm xúc của tình yêu. Bạn có thể đã mến người ấy, đã thích người ấy nhưng chưa hẳn là bạn đã yêu. Người ấy luôn hiện hữu trong tâm trí bạn mỗi lúc vui buồn, bạn luôn quan tâm đến người ấy từng li từng tí. Bạn buồn vì người ấy tỏ ra lạnh lùng với bạn hay thờ ơ trước những cử chỉ quan tâm của bạn. Đó là những biểu hiện của tình yêu nhưng chưa hẳn là tình yêu đích thực.


Ở lứa tuổi học trò như tôi và các bạn, tình yêu không phải là điều xấu. Đó đơn giản là những rung động đầu đời rất đỗi đáng yêu của con người. Có rất nhiều người cảm thấy tiếc nuối về những tình cảm trong sáng đó khi đã qua rồi thời tuổi học trò. Bởi vậy, chúng ta cần tôn trọng, nâng niu những tình cảm đó. Đừng để khi thời gian qua rồi, ngoảnh đầu nhìn lại, ta cảm thấy nuối tiếc. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên coi tình yêu là tất cả. Bạn có thể dành thời gian để quan tâm đến người ấy nhưng bạn đừng quên rằng nhiệm vụ chính của mình vẫn là học tập, là xây dựng tương lai cho bản thân mình. Bạn giống như một con ong cần mẫn, mỗi ngày đều chăm chỉ hút mật để xây dựng tương lai của mình, để cuộc đời tỏa hương thơm ngát. Tuy nhiên dù chỉ một chút lầm lỡ, một giây phút bồng bột trong tình yêu cũng đủ làm cho tòa lâu đài tương lai của bạn xây dựng bị sụp đổ.


Thay vì để tình yêu làm mất tương lai của mình, chúng ta có thể biến nó thành động lực để giúp cả hai cùng tiến bộ, cùng giúp đỡ nhau trong học tập, trong cuộc sống từ đó có thể là nền tảng để xây dựng một mối quan hệ lâu dài và bền chặt. Tình yêu học trò là những kỉ niệm đẹp khắc sâu trong tâm trí con người, khiến cho chúng ta có một phần kí ức tươi đẹp để nhớ về. Chính vì vậy bạn nên biến nó thành những kỉ niệm đáng nhớ, đừng vì quá chú tâm vào nó mà đánh mất tương lai của bản thân. Hãy để tình yêu trở thành động lực, trở thành kỉ niệm tươi đẹp nhất trong lứa tuổi học trò.


 Mỗi người có một cách hiểu, một cách cảm nhận về tình yêu tuổi học trò khác nhau, các bậc phụ huynh cũng sẽ thấy lo lắng cho tương lai của con mình vì những hành động, việc làm thể hiện tình yêu đã ảnh hưởng đến việc học. Nhiều bạn học sinh đã khiến cho nét đẹp của tình yêu tuổi học trò trở nên xấu xí và có phần phản cảm. Các bạn chỉ vì yêu đương sớm mà trở nên chểnh mảng, thờ ơ chuyện học tập khiến cho thành tích ngày càng đi xuống khiến cho ba mẹ và thầy cô phải lo lắng cho mình. Bên cạnh đó, việc thể hiện tình cảm một cách công khai, thái quá và thậm chí quá lố lăng đã khiến cho quan niệm về tình yêu tuổi học trò trở nên sai lệch và bị biến chất, khiến cho nhiều người có cái nhìn không tốt về tình yêu tuổi học trò.


Tình yêu tuổi học trò không phải là một điều gì xấu xa, không tốt mà là một điều tất yếu trong quy luật trưởng thành của con người. Những người trẻ phải biết rõ được giới hạn, biết phân biệt điều đúng và sai trước khi hành động. Mỗi chúng ta ở lứa tuổi học trò cần biết tôn trọng, nâng niu những tình cảm ấy, biến nó thành những kỉ niệm đẹp và đáng nhớ của tuổi học trò. Đừng để khi thời gian qua rồi, ngoảnh đầu nhìn lại, ta cảm thấy nuối tiếc một thời đã qua.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

Trong đời sống, trước một vấn đề, thường có những ý kiến khác nhau, trong đó có thể có ý kiến khiến ta không thể đồng tình. Biết tán thành với ý kiến đúng thì cũng cần biết phản đối ý kiến sai. Nhiều trường hợp, sự phản đối được thể hiện bằng bài văn nghị luận. Để việc phản đối có sức thuyết phục, người viết văn nghị luận cần đưa ra ý kiến rõ ràng, lí lẽ sắc bén, bằng chứng tiêu biểu, xác thực, dựa trên những tiêu chuẩn chân lí được thừa nhận rộng rãi.


* Yêu cầu đối với bài văn nghị luận thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, cách hiểu khác về một vấn đề trong đời sống:

- Nêu được vấn đề, làm rõ thực chất của vấn đề. 

- Trình bày rõ ràng ý kiến phản đối của người viết về một quan niệm, cách hiểu khác.

- Đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để chứng tỏ ý kiến phản đối là hoàn toàn có cơ sở.

* Phân tích bài viết tham khảo:  

Văn bản: Việc lớn, việc nhỏ

- Bài viết đề cập đến quan điểm mà một HS nêu ra: chỉ làm việc lớn, không thích làm việc nhỏ, vì việc nhỏ là việc vô nghĩa. Từ đó nảy sinh ý kiến cần bàn luận. Quan điểm này được nêu ở phần Mở bài.

- Người viết bày tỏ ý kiến phản đối quan điểm nêu trên của một HS (Theo tôi, câu nói đó đã bộc lộ một quan điểm thật khó chấp nhận).

- Những lí lẽ và bằng chứng nào được nêu ra để chứng tỏ sự phản đối là có căn cứ:

+ Ai cũng phải làm những việc lớn của đời mình, cho nên không vì phải giải quyết việc lớn mà trốn tránh những việc nhỏ thuộc trách nhiệm của bản thân; nếu mình không làm thì đùn đẩy việc nhỏ cho ai?; việc nhỏ không đồng nghĩa với việc vô nghĩa, có những việc tuy nhỏ mà ý nghĩa rất lớn lao,... 

+ Bằng chứng cụ thể: Ông Ni-no-mi-gia, một doanh nhân người Nhật, đã đến Hồ Gươm nhặt rác vào mỗi sáng Chủ nhật. Việc làm đầy ý nghĩa của ông đã có sức lan toả rất lớn, tác động đến nhận thức của nhiều người.


* Thực hành viết theo các bước

Trước khi viết

Lựa chọn đề tài 

- Một số đề tài tham khảo: 

+ Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương. 

+ Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích. 

+ Tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất chỉ việc làm hình thức, không có tác dụng vì chẳng tiết kiệm điện được bao nhiêu. 

+ Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó.  

Tìm ý  

Ví dụ: Chọn vấn đề Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích.

- Đánh giá chung vấn đề: bỏ qua một số môn, chỉ học những môn mình yêu thích là hiện tượng không tốt với người học. 

- Biểu hiện. 

- Tác hại. 

- Nguyên nhân. 

- Giải pháp.

Lập dàn ý

- Sắp xếp các ý theo một trật tự hợp lí: 

Mở bài:

– Giới thiệu về vấn đề học lệch của học sinh hiện nay bỏ qua một số môn, chỉ học những môn mình yêu thích.

– Đánh giá chung: là hiện tượng không tốt với người học.

Thân bài:

* Giải thích:

– Đây là lối học không cân đối, không đều các môn, chú trọng quá một môn mà xao lãng môn khác

* Biểu hiện:

– Thích học các môn tự nhiên vì không phải ghi chép nhiều

– Có bạn thích học môn xã hội vì không cần tính toán nhiều

– Có người chỉ chú trọng học ngoại ngữ mà không quan tâm đến các môn khác

* Tác hại:

– Hổng kiến thức cơ bản

– Kết quả học tập thấp, gây chán nản, ảnh hưởng đến giáo dục toàn diện

– Kìm hãm vốn hiểu biết sâu rộng

* Nguyên nhân

– Chủ quan

+ Do sở thích của người học

+ Do năng khiếu của mỗi người

+ Do ngại học, ngại nghiên cứu

– Khách quan

+ Do mục đích học tập là để thi đỗ Đại học

+ Do cha mẹ định hướng

* Giải pháp

– Tuyên truyền để ai cũng nắm bắt được hết hậu quả của việc học lệch

– Kiên quyết không học lệch

– Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để thêm phần thú vị

Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề

– Liên hệ bản thân.


Viết bài

- Triển khai viết bài theo dàn ý đã có sẵn. 


Bài mẫu tham khảo:

Mẫu 1:

Học sinh là những cánh chim non, những chủ nhân tương lai của đất nước và trong tương lai sẽ đưa đất nước phát triển đi lên sánh vai với các cường quốc năm châu. Chính vì vậy mà ngay từ bây giờ việc học tập của học sinh đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn chưa xác định đúng đắn được mục đích và động cơ học tập nên vẫn còn tình trạng học lệch diễn ra.


Học lệch là việc học không cân đối, không đều các môn, chú trọng môn này mà xao lãng môn khác, chỉ chú tâm đến môn mình sẽ thi đại học hay là đi theo sở thích cá nhân chứ không phải học để có kiến thức toàn diện.


Biểu hiện của việc học lệch rất rõ ràng nhận ra trong suốt quá trình học tập và qua những lần kiểm tra, thi cử. Có những bạn chỉ thích học các môn tự nhiên vì chúng không đòi hỏi phải học thuộc quá nhiều và cũng không cần ghi chép đến mức mỏi tay mà chỉ cần có một bộ não tư duy sắc bén. Hay có những bạn lại thích học các môn xã hội vì nó không khô khan như công thức toán lí hóa và chỉ cần chăm chỉ là có thể học tốt. Bên cạnh đó còn có xu hướng chuyên tâm học Ngoại ngữ mà quên đi các môn học còn lại. Vì sao vậy? Vì trong bối cảnh đất nước đang trên đà giao lưu, hội nhập có khả năng ngoại ngữ tốt là một hành trang vô cùng hữu ích cho những ai muốn nâng cao vị trí, tầm quan trọng của mình trong xã hội.


Có rất nhiều hậu quả của việc học lệch. Nhiều bạn mải học các môn tự nhiên mà không để ý đến các môn xã hội. Sau này các bạn trở thành những nhà khoa học giỏi nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống, có những bạn tốt nghiệp bằng giỏi trường quản trị kinh doanh, nhưng do giao tiếp kém nên không xin được một công việc tốt. Hiện tượng học lệch cũng dẫn đến tư duy lệch. Các bạn học giỏi và thiên về các môn tự nhiên sẽ có ý xem thường các môn xã hội, cho đó chỉ là các môn phù phiếm, dẫn đến “thiếu cân bằng” về tư duy.


Học đều các môn là cách hiệu quả nhất để trở thành một con người toàn diện. Các bạn có thể chú trọng hơn về các môn tự nhiên, nhưng cần dành thời gian xứng đáng cho các môn xã hội. Những giá trị văn hoá, tinh thần, những vẻ đẹp của quê hương đất nước sẽ được khám phá qua việc học tập các môn xã hội. Một tâm hồn phong phú sẽ giúp bạn học tốt hơn, nạp kiến thức tốt hơn, và những kiến thức xã hội đến lượt mình sẽ giúp các bạn học tốt hơn các môn tự nhiên.


Trong trường học, các môn xã hội cần được giảng dạy một cách trực quan, sinh động để tạo hứng thú cho học sinh. Các bạn học sinh nên coi những giờ học tập môn xã hội chính là những giờ thư giãn, giúp bạn lấy lại tinh thần để học những môn tự nhiên. Có như vậy các bạn sẽ không thấy nhàm chán.


Chỉnh sửa bài viết

Rà soát, chỉnh sửa bài viết theo những gợi ý trong bảng

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

Câu 1. Nhận xét về cách đặt nhan đề bài viết.

Trả lời:

Nhan đề của bài viết được đặt theo nội dung của bài viết, thể hiện được vấn đề cần bàn luận: sống đơn giản.


Câu 2. Vấn đề đã được người viết triển khai bằng những luận điểm nào?

Trả lời:

Vấn đề đã được người viết triển khai bằng những luận điểm:

– Để sống đơn giản cần phải có sức sáng tạo và lòng quyết tâm lớn, phải thực sự hòa mình vào cuộc sống để cảm nhận.

– Lòng tham có thể đẩy con người vào cảnh nợ nần, mệt mỏi và cùng quẫn, từ đó tâm hồn chúng ta sẽ trở thành chai sạn, trơ lì, cuộc sống không còn là một cuộc sống đơn giản nữa.

– Sống đơn giản là sống sâu sắc hơn, quan tâm đến nhau hơn, thân thiết với nhau hơn.

– Tiêu chuẩn của cuộc sống đơn giản và dẫn chứng con người ở mỗi thời đại đều có thể sống đơn giản.


Câu 3. Chỉ ra các yếu tố làm nên sức thuyết phục của văn bản

Trả lời:Các yếu tố làm nên sức thuyết phục của văn bản:

– Chứng minh quan điểm bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ, hợp lí; sử dụng các lí lẽ thuyết phục và bằng chứng chính xác, đầy đủ.

– Biết sử dụng yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục của văn bản.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .