Top 3 Bài thuyết trình giáo viên dạy giỏi mầm non dành cho lớp nhỡ (4 - 5 tuổi) chi tiết nhất

37.8k

Hội thi giáo viên dạy giỏi là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên...xem thêm ...

Top 0
(có 11 lượt vote)

Bài thuyết trình chủ đề "Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi có kỹ năng tự phục vụ" (số 1)

Kính thưa:

  • Ban tổ chức!
  • Thưa Ban giám khảo!

Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp Huyện năm học ..., với “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi có kỹ năng tự phục vụ”.


Kính thưa ban giám khảo!


Thực tế cho thấy, đối với gia đình, chủ yếu là cha mẹ còn có nhiều sai lầm về giáo dục nói chung và giáo dục tính tự lập cho trẻ nói riêng. Thứ nhất là nuông chiều con quá mức muốn làm hết những công việc để phục vụ cho trẻ. Thứ hai là không tin vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng làm lóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khó chịu, nên người lớn thường “Suốt ruột” và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có thái độ bướng bỉnh dần dần tạo ra sự ỉ lại, lười biếng mất tự tin ở trẻ.


Tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lí có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách của trẻ. Một số dấu hiệu đáng tin cậy của bắt đầu sự hình thành tính tự lập của trẻ 4-5 tuổi, đó là nhu cầu tự khẳng định mình xuất hiện. Trẻ muốn bắt chước làm một số công việc trong hoạt động diễn ra của người lớn hàng ngày. Nên giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo ra cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hàng ngày mà còn là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo, làm cơ sở hình thành các kỹ năng sống cho trẻ sau này.


Biện pháp 1: Nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi bồi dưỡng bản thân.


Đối với sinh lý trẻ em 4-5 tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết và được tập luyện trước khi tập trung vào học văn hóa. Thực tế kết quả 4/27 cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học ở lứa tuổi mầm non chính là kỹ năng tự phục vụ. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn những nội dung trọng tâm để chăm sóc và giáo dục trẻ cách tốt nhất.


Kỹ năng tự phục vụ : Bằng cách tập cho trẻ những công việc vừa sức như sắp bàn ăn, xếp ghế, lau bàn, tự thay quần áo, cất giày dép đúng nơi quy định. Biết rửa tay trước khi ăn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, biết tự dọn, cất đúng chỗ, biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, nói đủ nghe không làm ảnh hưởng đến người xung quanh, biết giúp cô những công việc vừa sức…. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này vì vậy giáo viên cần hiểu rõ tâm lý của trẻ cũng như sử dụng nhiều biện pháp để hình thành kỹ năng tự phục vụ.


Trước tiên giáo viên là tấm gương để cho trẻ học tập vì ở lứa tuổi này trẻ hay bắt chước người lớn.Nói cách khác, hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý cũng như sự hình thành tính cách của trẻ. Trẻ em là người có sức sống, năng động, hoạt bát và luôn phát triển nên cô giáo phải quan sát và nghiên cứu trẻ em thật kỹ lưỡng, tìm hiểu thế giới nội tâm của chúng, phát hiện “bí mật thời thơ ấu”, phải yêu thương trẻ em, tôn trọng tính cách của chúng, giúp trí não, tinh thần, thân thể và tính cách của trẻ phát triển tự nhiên.


Nếu hàng ngày cô thực hiện nghiêm túc thời gian biểu cháu sẽ thực hiện đúng giờ nào việc đó. Vì những việc làm tốt được lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ thành thói quen tốt cho trẻ.


Sự gương mẫu của cô sẽ hình thành cho trẻ kỹ năng tự phục vụ. Đặc điểm của trẻ là hay bắt chước, có thể bắt chước cái đúng, cái tốt, nhưng cũng có thể bắt chước cái sai, cái xấu. Vì vậy cô giáo cần phải tự rèn bản thân và tuân thủ những nội dung theo kế hoạch của nhà trường.


Biện pháp 2: Tạo môi trường giáo dục.


Như chúng ta đã biết trẻ mầm non nói chung và đặc biệt trẻ 4-5 tuổi nói riêng , môi trường lớp học có vị trí to lớn trong việc nhận thức của trẻ. Vì môi trường học tập là nơi trẻ tiếp xúc hàng ngày. Thực tế lớp tôi đã được nhà trường trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi đầy đủ song hình thức trang trí góc vẫn còn đơn điệu mang tính hình thức chưa thật thu hút trẻ, chưa có nhiều bài tập, các đồ dùng cho trẻ thực hành trải nghiệm.


Trước yêu cầu thực tế trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy để trẻ học tập tốt thì phải xây dựng môi trường giáo dục và học tập tốt nhất. Nên ngay từ đầu năm học tôi và đồng nghiệp ở cùng lớp đề xuất lên ban giám hiệu nhà trường trang bị thêm đồ dùng để lớp tôi thay đổi môi trường giáo dụctheo hình thức cũ sang môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.


Môi trường lớp học có vị trí to lớn trong việc nhận thức của trẻ, là nơi để trẻ tiếp xúc hàng ngày để trẻ học tập và vui chơi. Vì hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Tôi đã chủ động xây dựng góc kỹ năng tự phục vụ phong phú như kỹ năng tết tóc, kỹ năng buộc dây giày, kỹ năng rót nước cam, kỹ năng xúc hạt, kỹ năng tự đánh răng…Trẻ được vui chơi ở góc theo cách thức “ Học bằng chơi, chơi bằng học” Trẻ có nhiều cơ hội thực hành và học hỏi nhiều thức. Trẻ có nhiều lựa chọn và thực hiện các hoạt động, các bài tập theo hứng thú của mình.Tất cả các trẻ trong lớp khi tham gia vào hoạt động góc không phải cùng làm một thứ trong cùng một thời điểm. Trẻ có cơ hội lựa chọn học liệu và hoạt động của trẻ chủ động hơn trong khi chơi.Đồng thời trẻ có thể cùng nhau chia sẻ, hợp tác chia sẻ kinh nghiệm. Thông qua góc kỹ năng được thực hiện các bài tập trẻ sẽ rèn luyện tính độc lập, biết tự phục vụ bản thân có thêm kỹ năng và trở lên ngăn nắp, nề nếp hơn.


Biện pháp 3: Dạy trẻ kỹ năng tụ phục vụ trong hoạt động học.


Ngày nay nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ đã được chú trọng. Tuy nhiên việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ chưa trở thành một môn học với một giáo trình chuẩn được áp dụng trong nhà trường. Trong khi đó hoạt động học là hoạt động được tổ chức có sự định hướng và hướng dẫn trực tiếp của cô giáo. Nội dung dạy được tổ chức có hệ thống theo sát mục đích, kế hoạch đã được hoạch định trong giáo án nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ giúp trẻ hiểu để trẻ cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học liên quan đến giáo dục kỹ năng tự phục vụ, nghĩa là kiến thức có nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ.


Biện pháp 4: Rèn trẻ kỹ năng tự phục vụ ở mọi lúc mọi nơi.


Để đánh giá trẻ về kỹ năng tự phục vụ của trẻ thì giáo viên phải luôn quan sát trẻ trong mọi hoạt động của ngày. *Thông qua hoạt động đón, trả trẻ: Trong hoạt động đón, trả trẻ giáo viên vừa giao tiếp với trẻ, với phụ huynh đồng thời cũng quan sát những hành động, kỹ năng của trẻ từ đó có những uốn nắn kịp thời cho trẻ.


Biện pháp 5: Xây dựng bài giảng điện tử về kỹ năng tự phục vụ.


Kính thưa Ban tổ chức, ban giám khảo!

Tôi vừa trình bày xong bài thuyết trình: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi có kỹ năng tự phục vụ”.

Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!

Trân trọng cảm ơn!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 1 lượt vote)

Bài thuyết trình: "Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen văn học cho trẻ 4 – 5 tuổi"

Kính thưa:

  • Ban tổ chức!
  • Thưa Ban giám khảo!

Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp Huyện năm học ..., với “Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen văn học cho trẻ 4 – 5 tuổi”.


Kính thưa ban giám khảo!


Là một giáo viên mầm non ai cũng có thể cảm nhận thấy ở lứa tuổi mầm non trẻ giầu xúc cảm, tình cảm, do đó các em dễ hòa nhập với tâm trạng của các nhân vật trong các tác phẩm văn học, trẻ thường biểu hiện những xúc cảm, tình cảm của mình một cách hồn nhiên, vô tư đúng với tâm lý của trẻ mầm non. Mà đối với trẻ lớp tôi trẻ rất thích thể hiện các tính cách, cử chỉ của các nhân vật sau mỗi lần tôi kể xong một câu chuyện nào đó. Nếu giáo viên cho trẻ tiếp xúc nhiều với văn học sẽ giúp trẻ biết rung động và yêu thích văn học, hào hứng và có nhu cầu tham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật (thích nghe đọc thơ, nghe kể chuyện, đọc thuộc thơ, kể lại chuyện, đóng kịch cho người khác xem). Nhưng thực tế giáo viên còn chưa cho trẻ tham gia nhiều vào các hoạt động văn học nghệ thuật, nếu có cũng rất ít hoặc chưa có chất lượng.


Hoạt động cho trẻ làm quen với văn học là một chuyên đề lớn, nó giúp trẻ phát triển về mọi mặt và góp phần không nhỏ vào hình thành nhân cách của trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng. Nhưng trong thực tế giáo viên chưa thực sự quan tâm đến chuyên đề này. Còn lơ là trong việc dạy trẻ hoạt động làm quen văn. Giáo viên chưa truyền thụ hết được cái hay cái đẹp trong các tác phẩm văn học, nếu như vậy trẻ sẽ không biết hết những ý nghĩa tốt đẹp trong tác phẩm. Xuất phát từ thực tế đó, qua nhiều năm tích lũy các kiến thức về chuyên môn, cũng như tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp có kinh nghiệm, cùng với niêm say mê tự học hỏi của bản thân, tôi quyết định trình bày nội dung thuyết trình: “ Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ học tôt hoạt động làm quen văn học cho trẻ 4 – 5 tuổi”.


Biện pháp 1: Sưu tầm các tác phẩm hay, mới lạ phù hợp với độ tuổi và chủ đề.


Thường giáo viên khi chọn các tác phẩm thơ, truyện để đưa vào bài dạy cho trẻ hay lấy trong quyển chương trình mà không chịu tìm tòi, sưu tầm các tác phẩm khác. Mà chúng ta cũng biết trẻ mầm non rất hay chán, nếu trẻ đã biết hoặc được nghe tác phẩm đó rồi dù chỉ một lần thì khi giáo viên dạy rất khó có thể thu hút trẻ tham gia tích cực vào hoạt động. Mà các tác phẩm trong quyển chương trình giáo viên thường cho vào hết năm này qua năm khác, có khi trẻ được biết hoặc được anh chị kể hay đọc cho nghe rồi thì khi trẻ nghe lại sẽ không tập chung. Đặc biệt trẻ lớp tôi trẻ rất hiếu động, trẻ thích sự mới lạ. Vì vậy tôi luôn sưu tầm các tác phẩm trong các quyển “Bé ngoan bé xinh”, “ Truyện cổ tích chọn lọc”, “ Mẹ kể cho bé nghe”, “Kể chuyện cho trẻ”…sau đó tôi chọn lọc các tác phẩm hay phù hợp với độ tuổi và chủ đề. VD: Chủ đề “Gia đình” thay cho các bài thơ quen thuộc tôi sưa tầm một số bài như “Sữa mẹ”, “Lòng mẹ”, “Bà em”, “Dạy em học chữ”, “Con ngoan”… (Bé ngoan bé xinh – NXBGD).


Biện pháp 2: Tạo môi trường học tập rộng rãi, thoải mái cho trẻ.


Khi hoạt động trẻ cần không gian thoải mái, mà hoạt động làm quen văn học rất nhiều đồ dùng chiếm nhiều diện tích. Vì thế tôi luôn tận dụng diện tích phòng học một cách khoa học nhất, sắp xếp các đồ dùng sao cho gọn gàng dễ sử dụng mà lại không ảnh hưởng đến trẻ khi hoạt động. Đội hình khi trẻ hoạt động cũng phải phù hợp.


Biện pháp 3: Làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo đưa vào hoạt động.


Hồ Chí Minh có viết “Trong lúc học, cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học”. Trẻ mầm non học mà chơi, chơi mà học nếu đồ dùng đồ chơi càng đẹp càng mới lạ thì trẻ sẽ rất hứng thú tham gia vào hoạt động, nếu hoạt động mà không có đồ dùng đồ chơi, hay đồ dùng đồ chơi mà không đẹp hoặc trẻ được nhìn thấy nhiều lần thì giờ hoạt động đó sẽ không bao giờ thành công. Hoặc các bạn cứ nghĩ nếu một giờ hoạt động làm quen văn học mà không có tranh, rối,…thì giờ hoạt động đó sẽ như thế nào?. Chính vì điều này tôi luôn tận dụng thời gian để làm những đồ dùng, đồ chơi để dạy trẻ.


Tôi sử dụng nguyên liệu như: Thanh tre, bìa cứng, gỗ, hộp xốp, đất, để làm những con vật xinh sắn, trẻ cũng thể sử dụng được để kể chuyện, đọc thơ đồng dao.


Biện pháp 4: Chuẩn bị giáo án, các câu hỏi đàm thoại, xác định giọng, cử chỉ của các nhân vật trong tác phẩm.


Nếu muốn dạy được tốt thì việc chuẩn bị giáo án cũng phải tốt, hiểu được như vậy tôi luôn chuẩn bị thật tốt giáo án, nghiên cứu kỹ các bài soạn, soạn bài trước khi giảng dạy. Với từng bài dạy, thể loại tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có tính lôgic, để đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi theo phương trâm: “lấy trẻ làm trung tâm” để phát huy trí tưởng tượng, những cảm xúc của trẻ, tình liên hệ thực tiễn, sáng tạo phù hợp với từng nội dung của bài mà trẻ không bị áp đặt một cách
gò bó. Khi chuẩn bị câu hỏi cô phải tìm các từ khó để giúp trẻ hiểu và giúp trẻ đọc đúng.


Biện pháp 5: Một số hình thức tố chức cho trẻ hoạt động làm quen văn học


Để thu hút, lôi cuốn trẻ vào giờ học tôi lựa chọn các hình thức tổ chức phù hợp, hấp dẫn như qua tổ chức hội thi: “Bé yêu thơ”, “Vườn cổ tích”, câu đố, trò chơi, tham quan… và đặc biệt là chọn những hình ảnh thật, đẹp và những nhân vật ngộ nghĩnh sáng tạo đưa vào công nghệ thông tin để trẻ hòa nhập , hóa thân vào các nhân vật trong tác phẩm mà tôi lồng ghép được. Đề rồi từ chỗ trẻ trăm chú xem, lắng nghe cô giới thiệu dẫn đến trẻ nắm bắt được nội dung tiết học một cách chủ động.


Biện pháp 6: Hướng dẫn trẻ đóng kịch, sử dụng rối.


Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ lớp tôi nói riêng việc được đóng kịch, được cầm rối kể chuyện, đọc thơ trẻ rất thích. Những câu chuyện, bài thơ nào trẻ biết rồi tôi sẽ tổ chức hướng dẫn trẻ đóng kịch hoặc sử dụng rối để đọc thơ, kể chuyện. Khi trẻ được hòa mình vào các nhân vật trong các tác phẩm trẻ sẽ nhớ nội dung tác phẩm lâu hơn. Để làm được việc này tôi chuẩn bị trang phục, rối…để trẻ hoạt động, tôi phân hoặc cho trẻ tự nhận vai trong tác phẩm, tôi hướng dẫn trẻ thể hiện các lời thoại và cử chỉ của nhân vật. Nếu có thể tôi dùng thêm cả âm thanh ánh sáng khi trẻ đóng kịch thì hiệu quả tốt hơn.


Biện pháp 7: Cho trẻ làm quen văn học qua các hoạt động khác.


Kính thưa Ban tổ chức, ban giám khảo!

Tôi vừa trình bày xong bài thuyết trình: “Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen văn học cho trẻ 4 – 5 tuổi”.

Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!

Trân trọng cảm ơn!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 5 lượt vote)

Bài thuyết trình: "Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động góc"

Kính thưa:

  • Ban tổ chức!
  • Thưa Ban giám khảo!

Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp Huyện năm học ..., với “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động góc”.


Kính thưa ban giám khảo!


Trong quá trình theo dõi trẻ ở trường mầm non nơi tôi công tác, tôi đã nhận thấy rằng trong các giờ hoạt động góc của trẻ còn một số tồn tại đó là một số trẻ chưa tự xung phong nhận vai chơi của mình mà chờ cô chỉ định, trẻ chưa tự chọn góc chơi cho chính trẻ, đa số trẻ còn nhầm lẫn giữa góc chơi này với góc chơi kia, trẻ không hứng thú, khi chơi trẻ chưa có sự giao lưu và chưa có tinh thần đoàn kết giữa các góc chơi với nhau, một số trẻ chưa biết sử dụng đồ chơi đúng mục đích dẫn đến giờ hoạt động góc đạt tỷ lệ chưa cao.


Vì vậy tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi để theo dõi và nắm bắt được những tâm tư suy nghĩ của trẻ. Quan tâm tới các cháu kỹ năng chơi còn yếu, phân bổ góc chơi, đồ dùng, đồ chơi ở các góc tách bạch, rõ ràng, giữa các góc chơi phải có sự liên kết.


Biện pháp 1: Thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ, trang trí các góc, làm nổi bật hình ảnh của các góc chơi.


a. Thiết kế môi trường hoạt động


Tôi chia diện tích phòng học thành các góc, các khu vực chơi khác nhau:

-  Bố trí góc chơi yên tĩnh (tạo hình, sách..) xa các góc ồn ào ( xây dựng, gia đình, bán hàng..)

-  Có góc cố định (góc tạo hình, gia đình, sách……), có góc di động hoặc thay đổi tuỳ theo chủ đề chính của lớp trong thời gian đó

-  Có ranh giới riêng giữa các góc (sử dụng hàng rào tự tạo, các giá, tủ để ngăn cách)

-  Có lối đi lại giữa các góc, đủ rộng cho trẻ di chuyển

-  Bố trí bàn ghế phù hợp với từng góc

-  Đồ chơi, học liệu để mở, vừa tầm với của trẻ

-  Đặt tên góc dễ hiểu đối với trẻ

-  Sau mỗi tháng tôi thường thay đổi cách bố trí và hoạt động ở các góc để tạo cảm giác mới lạ và hấp dẫn đối với trẻ.


b. Trang trí các góc:


Ở mỗi góc chơi tôi đều trang trí hình ảnh tượng trưng bắt mắt để cho trẻ nhìn thấy là biết ngay đó là góc chơi nào. Đồng thời tôi cũng tạo ra những khoảng mở để trẻ được hoạt động tích cực và chủ động ở từng góc. Dưới đây là một số hình ảnh trang trí ở các góc mà tôi đã trang trí:


Để làm cho góc học tập thực sự hấp dẫn và lôi cuốn trẻ, cần sử dụng các gam màu sáng để trang trí góc: phía trên tôi đề tuýp chữ Góc toán”, ở trên mảng tường tôi trang trí một khung cảnh có màu sắc hấp dẫn với trẻ. Phía dưới tôi tạo góc mở để trẻ hoạt động bằng các nguyên vật liệu do cô và trẻ cùng làm về các con vật, phương tiện hay đồ dung theo các chủ đề khác nhau được xếp lần lượt để trẻ tiện lấy ra xem.


Ngoài ra tôi còn làm rất nhiều  đồ dùng đồ chơi hay sưu tầm những tờ lịch cũ để trẻ cắt những chữ số, từu những tấm bìa cát tong tôi đã cắt ra thành những hình học quen thuộc đối với trẻ. Từ những hình học đơn giản đó đã kích thích trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo ở trẻ. Với những que kem và màu nước tôi đã vẽ lên những hình ảnh và dưới mỗi que kem tôi lại viết một chữ cái. Sau khi trẻ đã lắp ghép hoàn thiện thì dưới hình ảnh đó sẽ có một từ ý nghĩa.


Biện pháp 2: Chuẩn bị nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi ở các góc.


Muốn cho trẻ hoạt động tốt hoạt động này, thì ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ ở các góc, một cách  rõ ràng cụ thể cho việc làm đồ dùng, đồ chơi. Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn, tôi tận dụng những nguyên vật liệu ở dạng phế liệu sẵn có ở địa phương như: Thùng catton xốp, đĩa video cũ, giấy báo có trang bìa quảng cáo, lịch, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, hộp đựng cơm, vải vụn, vỏ trai, ống chỉ, tăm tre, khối gỗ … tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn không gây thương tích cho trẻ, không độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ.


Biện pháp 3: Xây dựng nội dung chơi ở các góc


Muốn cho trẻ thực hiện hoạt động vui chơi ở các góc một cách rõ ràng, cụ thể và mang tính chặt chẽ thì một việc rất quan trọng đó là: Chọn nội dung chơi ở các góc, nhu cầu sử dụng đồ chơi của trẻ như thế nào hoặc góc chơi này nó liên kết với góc chơi kia bằng cách nào thông qua việc sử dụng đồ chơi như thế nào để phát triển nội dung chơi?


Vì vậy, muốn trẻ chơi tốt thì tôi cũng cần phải hiểu được ý nghĩa của từng trò chơi để chuẩn bị đồ chơi cho phù hợp. Nắm được khả năng trẻ ở lớp mình và những kiến thức, kỹ năng gì cần được phát triển cho trẻ. Muốn cho trẻ thực hiện hoạt động vui chơi ở các góc một cách rõ ràng, cụ thể và mang tính chặt chẽ thì việc xây dựng nội dung chơi ở các góc là một biện pháp khá quan trọng trong việc tổ chức cho trẻ chơi hoạt động góc. Nội dung chơi được thay đổi theo từng chủ đề. Dưới đây là bảng xây dựng nội dung các góc chơi theo từng chủ đề cụ thể mà tôi đã áp dụng cho trẻ trong lớp.


Biện pháp 4: Liên kết các góc chơi


Việc liên kết các góc chơi với nhau sẽ giúp cho trẻ được giao lưu với nhau trong quá trình chơi và tránh nhàm chán ở từng góc chơi. Với biện pháp này tôi dùng các câu hỏi để gợi ý hoặc bổ sung thêm chơi, tạo tình huống giúp trẻ biết cách liên kết góc chơi với nhau.


Biện pháp 5: Phối kết hợp cùng phụ huynh


Kính thưa Ban tổ chức, ban giám khảo!

Tôi vừa trình bày xong bài thuyết trình: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động góc”.

Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!

Trân trọng cảm ơn!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Trên đây là danh sách các bài thuyết trình giáo viên dạy giỏi mầm non dành cho lớp nhỡ (4 - 5 tuổi) chi tiết nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích gì đó cho bạn!

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .