Top 4 Bài thuyết trình giáo viên giỏi tiểu học ngắn gọn, xúc tích, đủ thời lượng 30 phút

45.1k

Trong cuộc thi giáo viên giỏi tiểu học năm nay, không chỉ nội dung, cách thức thuyết trình,... mà thời gian thuyết trình cũng khiến nhiều cô giáo lo lắng. Vì các cô chỉ có...xem thêm ...

Top 0
(có 4 lượt vote)

Bài thuyết trình: Một số biện pháp điều chỉnh lỗi phát âm cho học sinh lớp 1.

Kính thưa:

  • Ban tổ chức!
  • Thưa Ban giám khảo!

Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp Huyện năm học ..., với “Một số biện pháp điều chỉnh lỗi phát âm cho học sinh lớp 1..


Kính thưa ban giám khảo!


Là một giáo viên được phân công giảng dạy lớp 1 lâu năm, tôi nhận thấy học  sinh có mắc nhiều lỗi phát âm như L – N, CH – TR, S – X, thanh hỏi – ngã. Và các em phát âm chưa chính xác nhất là những em có người thân phát âm không chuẩn. Tôi thiết nghĩ các em đã phát âm không chuẩn thì chữ viết các em cũng không  thể chính xác. Lại là năm được áp dụng môn Tiếng việt công nghệ học. Vì vậy tôi luôn suy nghĩ, mình phải tìm giải pháp nào để giúp đỡ các em phát âm được chính xác. Áp dụng công nghệ học vào hướng dẫn cho các em như thế nào cho hiệu quả.


Vì thế để khắc phục được những lỗi trên tôi xin trình bày “Một số biện pháp điều chỉnh lỗi phát âm cho học sinh lớp 1"


Nguyên nhân dẫn đến việc phát âm chưa chuẩn của học sinh


Trước hết tôi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc phát âm chưa chuẩn của học sinh thông qua tiếp xúc , tìm hiểu từ gia đình , bạn bè , làng xóm của học sinh thì được biết việc phát âm chưa chuẩn là do tiếng địa phương theo vùng miền, vì những học sinh phát âm chưa chuẩn là có người thân cũng phát âm không chuẩn vì thế trẻ em có bản năng bắt chước rất tốt khi các em tiếp xúc với việc phát âm không chuẩn một cách thường xuyên thì các em sẽ phát âm theo một cách tự nhiên từ khi bắt đầu được tập nói và không được điều chỉnh từ đó.


Khảo sát mức độ phát âm chưa chuẩn của học sinh

Điều chỉnh lỗi phát âm L-N, CH-TR, S-X, Thanh hỏi/ngã cho học sinh


Để điều chỉnh lỗi phát âm cho học sinh một cách hiệu quả thông qua hoạt động chung nhất là trong những tiết học Tiếng Việt và tôi xác định đây là hoạt động chính giúp học sinh nhận thức đúng về cách phát âm. Tôi điều chỉnh cách phát âm cho học sinh như sau:


– Phát âm mẫu: Khi phát âm mẫu tôi cố gắng phát âm thật chuẩn, thật rõ ràng, tôi yêu cầu học sinh phải quan sát cô khi cô phát âm để học sinh nhận biết miệng cô khi phát âm, đồng thời tôi nêu rõ cách phát âm để học sinh biết.

  • L: Khi phát âm lưỡi cong, đầu lưỡi hơi co chạm vào lợi trên và bật lưỡi ra.
  • N: Khi phát âm lưỡi thẳng hơn, đầu lưỡi sát hơn với vòm lợi trên.
  • TR: Khi phát âm lưỡi co vào trong và bật mạnh đầu lưỡi
  • CH: Khi phát âm lưỡi không co đầu lưỡi hơi bật.
  • S: Khi phát âm cong và co lưỡi để đẩy luồng hơi ra
  • X: Khi phát âm lưỡi không co đầu lưỡi hơi đẩy hơi ra.

Thanh “ hỏi” : Khi phát âm tôi dùng ngữ điệu , giọng nói để biểu thị và cho học sinh lắng nghe sự khác biệt giữa thanh hỏi và thanh nặng để học sinh tự nhận thấy sự khác biệt giữa hai dấu thanh.


Thanh “ngã”: Khi phát âm tôi cũng dùng ngữ điệu , giọng nói để biểu thị và cho học sinh lắng nghe sự khác biệt giữa thanh ngã và thanh nặng để học sinh tự nhận thấy sự khác biệt giữa hai dấu thanh.


– Nhắc lại mẫu: Trước tiên tôi cho học sinh đọc đúng đọc vài lần để học sinh phát âm chưa chuẩn theo dõi bạn mình phát âm sau đó tôi cho cả lớp cùng phát âm để học sinh nhận thấy luồng hơi phát ra rồi tôi lại cho học sinh phát âm theo nhóm đôi để học sinh tự nhìn nhau phát âm để nhận xét khuôn miệng của bạn mình khi phát âm và sau đó tôi cho học sinh phát âm chưa chuẩn phát âm xen kẽ với học sinh đã phát âm chuẩn để các em sẽ tự điều chỉnh được cách phát âm của mình. Tôi luôn theo dõi để điều chỉnh ngay khi cần thiết.


– Trò chơi: Gọi tên bạn mình


Tôi cho một số học sinh có tên phụ âm đầu là những âm các em mắc lỗi cho các em đi trốn. Em bị mắc lỗi phát âm sẽ đứng lên và gọi ‘bán tên, bán tên’, các em trốn sẽ nêu ‘ tên gì, tên gì’, em đứng gọi sẽ nêu tên ‘ bạn Chi, bạn Lan, bạn Sơn, …’ ,nếu em phát âm đúng thì bạn Chi, bạn Lan, bạn Sơn … sẽ chạy ra , còn nếu phát âm chưa đúng thì cả lớp nhắc ‘ sai rồi, sai rồi’ để em tự sửa lỗi phát âm và gọi lại. Ngoài ra tôi còn tổ chức các trò chơi khác như ô chữ bí mật, oẳn tù tì đọc chữ, … Với giờ học tổ chức trò chơi như vậy tôi thấy học sinh rất hứng thú học tập , các em rất vui , rất thoải mái học tập nên các em nhớ âm rất nhanh, nhớ lâu mà lại phát âm chuẩn.


– Giao tiếp: Nhiều khi tôi còn tranh thủ điều chỉnh lỗi phát âm cho trẻ vào giờ nghỉ giải lao cô – trò nói chuyện với nhau luôn tiện cho học sinh tự nói ra những tiếng có lỗi phát âm, khuyến khích học sinh đọc thơ, hát … để phát hiện và sửa lỗi phát âm cho các em. Tuy vậy , để điều chỉnh lỗi phát âm cho trẻ luôn cần có sự quan tâm , tương tác giữa cô và trò. Giáo viên càng gần gũi với các em, tạo được sự tin tưởng cho các em thì việc điều chỉnh lỗi phát âm cho các em càng thuận lợi hơn.


Điều chỉnh lỗi phát âm thông qua việc viết chính tả: Đây là một trong những năm học áp dụng công nghệ học vào môn tiếng việt nên có sự thuận lợi riêng nhất là trong môn tiếng việt học sinh được quan sát thầy cô, bạn bè phát âm , sau đó tự học sinh phát âm và viết ra thành chữ ghi âm , các em thấy luôn được kết quả mình rèn luyện nên học sinh cũng rất hứng thú để học tập và rèn luyện.


Kết hợp với gia đình để điều chỉnh lỗi phát âm cho học sinh

Kết hợp với giáo viên bộ môn

Khuyến khích trẻ tự phát hiện và sửa lỗi phát âm cho nhau


Qua thời gian thí nghiệm và thực nghiệm tôi thấy những biện pháp trên rất có hiệu quả trong việc điều chỉnh lỗi phát âm , học sinh lớp tôi có tiến bộ rõ rệt trong việc phát âm. Các em đã phát chuẩn hơn, ít sai lỗi hơn. Đặc biệt là các bạn trong lớp đã biết giúp đỡ lẫn nhau trong việc phát âm chuẩn. Vì thế tôi thiết nghĩ để đạt hiệu quả trong mọi lĩnh vực nhất là trong việc điều chỉnh phát âm cho học sinh cần mọi yếu tố mà quan trọng là có sự quan tâm sát sao, động viên kịp thời của giáo viên tới học sinh, của gia đình và nhà trường và cũng cần có sự tương tác, quan tâm từ bạn bè và đặc biệt hơn là phải tự bản thân mỗi học sinh cần có sự cố gắng vượt khó, luôn có tinh thần ham học hỏi.


Kính thưa Ban tổ chức, ban giám khảo!

Tôi vừa trình bày xong bài thuyết trình: “Một số biện pháp điều chỉnh lỗi phát âm cho học sinh lớp 1”.

Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!

Trân trọng cảm ơn!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 2 lượt vote)

Bài thuyết trình: Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực

Kính thưa:

  • Ban tổ chức!
  • Thưa Ban giám khảo!

Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp Huyện năm học ..., với “Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực


Kính thưa ban giám khảo!


Với cuộc vận động “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, học sinh trở nên năng động, tích cực dưới sự dạy dỗ của giáo viên, các em được học tập trong môi trường trường học thân thiện sẽ góp phần phát triển một cách toàn diện về nhân cách và đó chính là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai. Để có được trường học thân thiện, học sinh tích cực, trước hết phải xây dựng từng lớp học thân thiện, học sinh trong từng lớp tích cực thì mới góp phần đảm bảo cho sự thành công của phong trào “xây dựng một trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong nhiều năm qua, bản thân tôi đã thực hiện tương đối tốt mối quan hệ giữa thầy và trò, đồng thời tạo điều kiện xây dựng cho học sinh có mối quan hệ thân thiện với nhau và sử dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cự, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, từng bước đưa chất lượng giáo dục của lớp tôi chủ nhiệm đi lên. Thực hiện tốt các việc làm đó cũng là góp một phần nhỏ vào thành công của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Vì vậy, tôi xin mạnh dạn trình bày những biện pháp tôi đã thực hiện trong quá trình tham gia phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” ở trường.


II.1: Xây dựng lớp học thân thiện:


Trong quá trình xây dựng lớp học thân thiện, bản thân mỗi giáo viên luôn là nhân vật trung tâm tổ chức và định hướng cho học sinh hình thành và rèn luyện nhân cách giáo tiếp trong các mối quan hệ, do đó giáo viên cần phải rèn luyện cho mình một số phong cách, kĩ năng sau:


1.1: Phong cách giao tiếp thân thiện trong tiết dạy:


Để có được mối quan hệ thân thiện với học sinh, trước hết giáo viên cần thể hiện phong cách giao tiếp thực sự tôn trọng học sinh. Dáng đi, dáng đứng, cử chỉ, điệu bộ, thái độ, ngôn ngữ góp phần đáng kể tạo nên phong cách con người. Đối với học sinh tiểu học, giáo viên càng cần thận trọng trong phong cách giao tiếp. Trong những năm qua, tôi luôn chú ý và rèn luyện đến phong cách lên lớp của mình. Phần nào đó đã tạo nên bầu không khí thiện cảm, tôn tronïg lẫn nhau trong lớp học. Bản thân tôi đã từng rèn luyện cho mình những kĩ năng sau:

  • Về cử chỉ, điệu bộ:
  • Về các thao tác của giáo viên:
  • Về thái độ của giáo viên trong mọi hoạt động:
  • Về Ngôn ngữ sử dụng:

1.2: Phong cách tiếp xúc thân thiện ngoài tiết dạy:


Ngoài phong cách thân thiện trong khi lên lớp, GV phải là một người bạn thực sự của học sinh trong các tình huống giao tiếp khác. Làm thế nào để trở thành một người bạn thực sự của học sinh? Điều đó không khó nếu GV quan tâm, tiếp xúc từng em bằng thái độ ân cần. Giáo viên cần bắc một nhịp cầu hết sức tế nhị để gặp gỡ chính tâm hồn bé bỏng của các em, biết mở chuyện hỏi han các em bằng ngôn ngữ của chính các em. Khi đó các em mới dễ bộc lộ một cách hồn nhiên những tâm sự mà không hề e dè, giấu giếm hay sợ bị người lớn la rầy, chế nhạo. Hầu như đa số học sinh tiểu học, các em mới bước vào môi trường học tập thực sự nên các em ngại tiếp xúc với thầy cô. Đặc biệt là những em có tính nhút nhát. Vậy để các em mạnh dạn hơn thì giáo viên phải gần gũi, tạo thân tình để các em dễ hoà đồng vào môi trường tập thể, trường lớp, thầy cô.


1.3: Tạo mối quan hệ thân thiện giữa học sinh với học sinh:


Quan tâm tới sự phát triển nhân cách của học sinh bằng cách cư xử lịch sự, lễ phép khi giao tiếp là điều không thể thiếu. Con người giao tiếp thân thiện với nhau bằng nhiều phương tiện khác nhau như cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt nhưng giao tiếp bằng ngôn ngữ vẫn là quan trọng hơn cả. Để học sinh có được mối quan hệ thân thiện với bạn trong lớp, giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng lời nói với bạn sao cho thể hiện sự tôn trọng, tế nhị, lịch sự trong giao tiếp.


II.2: Biện pháp khơi gợi tính tích cực của học sinh:


2.1: Tạo điều kiện để học sinh tự tin trong học tập:

Hiện nay với việc đổi mới phương pháp giáo dục, theo quan điểm lấy HS làm trung tâm phần nào đó đã tạo điều kiện để HS hoạt bát, dạn dĩ, tự tin hơn. Song vẫn còn một số em lại thiếu tự tin, khi đứng tại chỗ thì trả lời lưu loát nhưng khi lên bảng thì nhút nhát, ngập ngừng, nói ra lời, khiến không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Biết được điều đó, tôi thường cố gắng tạo điều kiện cho các em còn nhút nhát được lên bảng, được nói, được làm bài, được thể hiện mình để các em quen dần cảm giác đứng trước tập thể dù đó chỉ là một lớp học.


2.2: Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.


Một khi HS đã tự tin trong học tập, GV cần có phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, tổ chức cho học sinh thao tác với vật thật , tổ chức hình thức thảo luận nhóm, đổi mới cách nhận xét, đánh giá, tổ chức trò chơi học tập sinh động … thì chắc chắn góp phần làm cho học sinh học tập tích cực hơn. Hiểu được vấn đề đó, trong những năm qua, cũng như từ đầu năm học này, ngoài việc sử dụng phương pháp phổ biến như thảo luận nhóm, tôi đã cố gắng vận dụng phương pháp mới trong dạy học.


2.3: Đổi mới cách đánh giá học sinh:


II.3: Biện pháp tổ chức các hoạt động ngoại khoá:


Ngoài những trò chơi thực hiện trong các tiết học, trong các buổi ngoại khóa, tôi thường tổ chức cho các em chơi một số trò chơi dân gian như: Kéo co; đấu thương; tập tầm vông; nu na nu nống; Rồng rắn lên mây; chơi chuyền; bịt mắt bắt dê … Bên cạnh đó, lớp tôi còn đăng kí với nhà trường chăm sóc bồn hoa trong khuôn viên nhà trường, từ đó tạo điều kiện cho các em gắn học với hành, nâng cao hiệu quả học tập môn Khoa học, Kĩ thuật…


Với những biện pháp sử dụng nêu trên, từ đầu năm học, tôi nhận thấy nhiều em thoải mái, tự tin trong học tập, thích đi học, thích được đến lớp. Ngay cả những em bị bệnh vẫn yêu cầu ba, mẹ chở đi học. Song song với việc hình thành lớp học thân thiện, việc học tập của học sinh phần nào đã phát huy tính tích cực. Nhiều em chịu khó suy nghĩ, soạn bài đầy đủ, hăng say phát biểu và thích được goiï phát biểu, thích tham gia nhận xét, đánh giá, hứng thú tham gia trò chơi học tập. Vài lần tôi nghe các em đố nhau: “ đố bạn chút nữa sẽ chơi trò chơi gì ?” . Quan sát lớp, tôi thấy gương mặt nhiều em không vui khi không được gọi phát biểu. Đặc biệt các em tập trung trong học tập hơn , không còn hiện tượng nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học.


Kính thưa Ban tổ chức, ban giám khảo!

Tôi vừa trình bày xong bài thuyết trình: “Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”.

Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!

Trân trọng cảm ơn!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài thuyết trình: "Một số biện pháp nâng cao việc dạy học âm nhạc lớp 1 ở trường tiểu học"

Kính thưa:

  • Ban tổ chức!
  • Thưa Ban giám khảo!

Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp Huyện năm học ..., với "Một số biện pháp nâng cao việc dạy học âm nhạc lớp 1 ở trường tiểu học".


Kính thưa ban giám khảo!


Đối với lớp 1, nội dung học môn âm nhạc chủ yếu phân môn học hát chiếm vị trí khá nhiều. Chính vì thế ca hát là con đường đưa các em vào thế giới của những cảm xúc tràn đầy, mở ra cho các em khả năng hiểu biết âm nhạc, có thẩm mỹ trong cuộc sống. Đối với học sinh lóp 1 là giai đoạn đầu phát triển nhân cách đặc biệt. Lớp 1 trẻ còn giữ nhiều nét thể chất tâm lý của mẫu giáo trong vận động, giao tiếp,thích ứng xã hội trong phát triển trí tuệ. Đặc biệt trẻ rất giàu trí tưởng tượng, ham thích sáng tạo, rất hồn nhiên trong tiếp xúc âm nhạc. Học sinh lớp 1 chưa đọc, viết tốt, tập ghép vần, nhưng lại có khả năng phân biệt và ghi nhớ các ký hiệu, dấu hiệu. Vì vậy để học sinh lớp 1 làm quen với bài hát bằng ngôn ngữ âm nhạc cần có phương pháp riêng cho phù hợp.


Một số biện pháp dạy học âm nhạc lớp 1:

  1. a) Hướng dẫn nghe hát – giới thiệu bài hát :

Để các em hát hay có khả năng truyền cảm, các em phải nghe, phải hiểu bài hát mà các em đã học và hát. Vì vậy việc đầu tiên là phải tạo ra được trong  ý thức các em hình tượng trọn vẹn, đầy đủ về bài hát mà các em sẽ hát.

Hướng dẫn nghe hát với yêu cầu để các em làm quen với bài hát mà các em sẽ hát nhằm làm cho các em chú ý đảm bảo cảm thụ đầy đủ hình tượng âm nhạc, nắm được tính chất và phương thức diễn tả, nắm được yêu cầu tập luyện của mình.

– Trình diễn giới thiệu bài hát : giáo viên hát nhiệt tình, giàu tính biểu hiện, giao lưu tình cảm và thu hút sự chú ý của học sinh. trình diễn giới thiệu bài hát tốt là đưa đến cho các em những cảm xúc tốt đẹp, kích thích trí tưởng tượng làm cho các em ham muốn thực hiện.

– Trao đổi sau khi đã nghe học sinh trình diễn giới thiệu bài hát : Giúp các em hiểu đúng đắn bài hát, qua đó giáo viên tìm hiểu được những năng lực cảm thụ âm nhạc (bài hát của học sinh). Giáo viên có thể gợi ý dẫn giải bằng âm thanh. Những thuật ngữ liên quan như: giai điệu, nhịp điệu.v.v.

– Nói chuyện giới thiệu bài hát: Giáo viên giới thiệu sơ lược thân thế, sự nghiệp của tác giả, xuất xứ bài hát (nếu cần thiết). Khi giới thiệu cần dùng lời nói ngắn gọn, sát thực tế, có thể dùng các phương tiện trực quan như bản đồ, tranh ảnh.

– Nghe hát mẫu lại: Để khắc sâu hình tượng bài hát, giáo viên có thể sử dụng băng đĩa nhạc cho học sinh nghe để đảm bảo nghệ thuật và sự chuẩn mực.

  1. b) Hướng dẫn tập hát:

– Trước khi hướng dẫn tập hát giáo viên cho học sinh đọc lời ca đồng thanh (có thể đọc theo tiết tấu) giúp cho các em cảm nhận nội dung và phát âm đúng. Giáo viên giải thích từ khó hiểu.


– Khởi động giọng (luyện giọng, luyện thanh)

– Tiến hành dạy hát từng câu:

+ Giáo viên chia bài hát thành từng câu và dạy truyền khẩu theo lối móc xích câu trước tiếp câu sau cho đến hết bài.

+ Khi tập hát cần kết hợp nhạc cụ, cho học sinh nghe đàn và giáo viên đệm đàn (giáo viên cho học sinh nghe một đến hai lần trước khi các em hát theo)

+ Giáo viên hát mẫu câu hát mà các em sẽ hát đảm bảo kỹ thuật hát và nghệ thuật hát. Hát mẫu phải thật chuẩn xác về âm nhạc, rõ ràng về lời ca, sắc thái to, nhỏ, mạnh, nhẹ biến đổi chính xác.

+ Hát mẫu gắn liền với lấy giọng. Lấy giọng hát phù hợp với tầm giọng chung của lớp sẽ giúp các em dễ dàng sử dụng giọng hát của mình để hát đúng bài hát đồng thời tập cho các em bắt vào bài hát chuẩn xác đồng đều. Nếu lấy giọng cao hay thấp quá sẽ khó khăn cho các em.

+ Hướng dẫn bắt vào mẫu câu hát hoặc toàn bài cần tiến hành bằng các hiệu lệnh: đếm (1,2; 2,1; 2,3), hiệu lệnh gõ, hiệu lệnh tay.

+ Khi học sinh bắt đầu hát giáo viên chú ý lắng nghe (có thể dùng đàn đánh giai điệu).

+ Trong khi tập hát cho học sinh tập gõ đệm theo bài, có thể chia thành nhóm nhỏ để các em thay nhau hát, nghe.

+ Hướng dẫn kết thúc bài hát giáo viên cần tập cho học sinh hát đầy đủ câu cuối cùng, chú trọng đến câu hát kết thúc, âm kết thúc. Biết sử dụng các phương tiện diễn tả âm nhạc để câu kết thúc được khắc hoạ rõ ràng, đậm nét, có tác dụng mạnh đến tình cảm nhận thức con người.

  • Phương pháp sửa sai :

+ Trong khi dạy và học hát, có nhiều học sinh hát sai do nhiều nguyên nhân khác nhau : thiếu sự chú ý, âm vực giọng chưa phát triển, chưa biết kết hợp tai nghe và giọng hát, nhút nhát thiếu tích cực, hưng phấn thái quá.v.v

+ Tuỳ từng nguyên nhân mà có biện pháp sửa chữa hợp lý, không nên nóng vội. Vì vậy giáo viên cần : dự kiến trước được chỗ khó, tạo cho học sinh thói quen khi nào im lặng nghe, khi nào hát. Tập hát đúng ngay từ đầu, cần động viên khích lệ khi học sinh hát.

+ Khi học sinh đã nhớ thuộc bài hát thì giáo viên nâng cao trình độ và rèn luyện kỹ năng hát. Tuỳ theo mức độ nắm bài hát của học sinh để nêu yêu cầu của nội dung.

Thể hiện đúng sắc thái tình cảm bài hát, khai thác các phương tiện diễn tả bài hát.

Đối với việc tổ chức dạy học âm nhạc là một phương thức đổi mới của giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Đây là một nội dung quan trọng và thiết thực. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải thật kiên trì nhẫn nại chứ không nóng vội, rèn từng bước, hướng dẫn từng ngày cho học sinh trên một quá trình lâu dài, bởi việc dạy học không phải là một ngày, hai ngày mà tốt được. Môn âm nhạc là một môn mang tính chất phát triển năng khiếu phải có thời gian rèn luyện kỹ năng.


Kính thưa Ban tổ chức, ban giám khảo!

Tôi vừa trình bày xong bài thuyết trình: "Một số biện pháp nâng cao việc dạy học âm nhạc lớp 1 ở trường tiểu học".

Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!

Trân trọng cảm ơn!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài thuyết trình: Rèn kĩ năng Giữ vở sạch – Rèn chữ đẹp cho học sinh lớp 1

Kính thưa:

  • Ban tổ chức!
  • Thưa Ban giám khảo!

Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp Huyện năm học ..., với "Rèn kĩ năng Giữ vở sạch – Rèn chữ đẹp cho học sinh lớp 1".


Kính thưa ban giám khảo!


Thực tế, qua giảng dạy ở Tiểu học, nhất là lớp Một ý thức giữ vở sách và rèn chữ viết của các em thực sự đáng lo ngại, nó ảnh hướng không nhỏ đến chất lượng học tập cũng như hình thành một số phẩm chất tốt của các em. Chính vì vậy, tôi đã chọn việc rèn “Giữ vở sạch - Rèn chữ đẹp” cho học sinh lớp Một là công việc thường xuyên phải làm và làm trong nhiều năm.


1.1. Giải pháp 1: Giai đoạn chuẩn bị “ giữ vở, rèn chữ” cho học sinh


1.1.1.Đối với giáo viên:

- Chữ viết của giáo viên là rất quan trọng vì nó là mẫu để các em học tập và viết theo. Vì vậy giáo viên luôn có ý thức rèn luyện để chữ viết rõ ràng, đúng mẫu và 3 SKKN: Rèn kĩ năng Giữ vở sạch – Rèn chữ đẹp cho học sinh lớp 1 càng ngày đẹp hơn. Giáo viên luôn mẫu mực về chữ viết ở bảng, về lời nhận xét cũng như điểm số trong vở học sinh để các em học tập và noi theo.

- Một số bộ vở của học sinh đạt vở sạch, chữ đẹp của các năm học trước.

- Thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu liên quan trong dạy Tập viết lớp Một.

- Tham khảo, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp trong việc giữ vở sạch và rèn chữ viết cho học sinh.

- Chú trọng rèn chữ viết cho học sinh trong các giờ học.

- Thường xuyên động viên, khuyến khích những học sinh có tiến bộ về chữ viết, có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.


1.1.2.Đối với phụ huynh:

- Trong buổi họp Phụ huynh học sinh đầu năm, với nhiều nội dung cần triển khai, tôi chuẩn bị kĩ nội dung mà tôi đã có kế hoạch từ lâu đó là công tác giữ vở, rèn chữ cho học sinh của lớp mà cần có sự hợp tác của phụ huynh học sinh là không thể thiếu:

+ Có đủ cặp sách để đựng dụng cụ đi học, tránh ướt, nhàu, quăn góc hoặc mất.

+ Mua vở cho con em loại vở không bị lem mực, dòng kẻ rõ ràng.

+ Bút chì 2B hoặc 6B (dùng khi thi cấp Trường) được vót nhọn, gọt, bút mực bút kim hoặc bút máy “luyện chữ”.

+ Bảng con, hộp đựng phấn không bụi (hiệu ‘MIC-206’) và khăn lau bảng. Chọn bảng có kẻ ô rõ ràng, phấn có chất lượng tốt. Khăn lau bảng sạch sẽ, có độ ẩm vừa phải, giúp cho việc xoá bảng vừa đảm bảo vệ sinh và không ảnh hưởng đến chữ viết.

+ Thêm một quyển vở rèn chữ viết ở nhà (viết theo yêu cầu của cô giáo).

+ Tất cả vở sách phải được bao bìa, dán nhãn, ghi các thông tin trên nhãn đầy đủ, sạch sẽ.

+ Cố gắng tạo góc học tập hoặc một chỗ có đủ ánh sáng để không ảnh hưởng đến việc học ở nhà cũng như tránh thất lạc sách vở của con em.
+ Thường xuyên nhắc nhở học sinh chuẩn bị dụng cụ trước khi đi học, tốt nhất là sau khi học bài và làm bài xong.


1.1.3. Đối với học sinh:
- Chuẩn bị đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập trước khi đến lớp: bút chì được vót nhọn, bút mực ở học kì II (nếu bút máy thì nên bơm một nửa của sức chứa, tránh ra mực quá nhiều).
- Theo dõi GV hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở, . . .
- Nắm được dòng kẻ, đường kẻ và các kĩ thuật phục vụ cho việc viết chữ, giữ vở của học sinh.


1.2. Giải pháp 2. Rèn giữ vở sạch:


- Ngay từ đầu năm học, phải giáo dục cho học sinh để các em hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa cũng như tác dụng của giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

- Giới thiệu những bộ vở sạch, chữ đẹp mà tôi lưu của các học sinh năm trước và động viên các em hăng say rèn luyện để đạt được những bộ vở sạch - đẹp như các anh chị.

- Hướng dẫn cách bao vở, dán nhãn, ghi đầy đủ thông tin trên nhãn vở của học sinh.

- Thống nhất vở, bút chì, bút mực, màu mực, hướng dẫn cách ghi vở cho học sinh. - Tiến hành kiểm tra sách vở cũng như tất cả dụng cụ mà giáo viên đã quy định cho lớp vào đầu năm.

- Vì tình hình thực tế ở lớp 1, các em chưa viết đọc, viết. Do đó việc quy định mà việc quy định cách ghi vở cho các em phải phù hợp


1.2.1. Cách thực hiện giữ vở trong giờ học trên lớp:


- Quy định đem sách vở theo thời khóa biểu, tránh quá tải và giúp các em sắp sách vở cũng như đồ dùng trong cặp gọn gàng hơn.

- Kiểm tra để làm vệ sinh bàn ghế, đôi bàn tay trước khi sắp xếp sách vở.

- Hướng dẫn các em sắp xếp sách vở vào ngăn bàn sao cho gọn gàng, khoa học để dễ dàng lấy vở hàng ngày của học sinh (một bên để sách, một bên để vở ghi, ở giữa để dụng cụ học tập tránh nhầm lẫn giữa các bạn với nhau trong một bàn. - Hạn chế sử dụng bút máy cho học sinh đại trà, vì các em chưa thành thạo cách sử dụng viết bút mực, tính hiếu động hay tò mò dễ làm bẩn vở sách.


1.2.2. Cách ghi chép bài vào vở:


- Trước đây, giáo viên cho học sinh viết rất nhiều, có những chữ học sinh chưa được hướng dẫn, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giữ vở, rèn chữ của các em. Qua thời gian giảng dạy ở lớp và nghiên cứu đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mạnh dạn bàn bạc thống nhất trong khối về cách ghi vở, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với chương trình.


1.2.3. Cách sắp xếp sách vở và một một số biện pháp khác:


Trước giờ về, tôi luôn dành cho các em 3 đến 5 phút ổn định sách vở, đồ dùng học tập trên bàn để các em lần lượt bỏ đồ dùng vào cặp tránh sách vở nhàu, rách, quăn góc.

- Cuối mỗi buổi học tôi luôn kiểm tra nhắc nhở và chấn chỉnh kịp thời.

- Cuối mỗi tuần, vào giờ sinh hoạt đều có đánh giá tổng kết công việc này.


1.3. Giải pháp 3: Các kỹ thuật rèn chữ viết: Để học sinh có chữ viết chuẩn và đẹp, trước tiên các em phải viết đúng các nét cơ bản, có nghĩa là các em phải nắm được điểm đặt bút, điểm kết thúc trong quá trình viết chữ.

1.4. Giải pháp 4: Rèn chữ viết và giữ vở trong các giờ học, tiết học:

1.5. Giải pháp 5: Rèn chữ viết thông qua ước lượng


Qua thời gian thử nghiệm các biện pháp trên, tôi nhận thấy toàn bộ học sinh có ý thức hiểu và có kỹ năng giữ vở sạch và viết chữ đẹp, thành thạo, là tiền đề để học các lớp trên. Thông qua đó học sinh phát triển tư duy sáng tạo qua việc viết chữ trên bảng lớp, giấy không có ô li, phần nào tạo niềm tin, say mê hướng thú trong học tập cho học sinh. Từ đó góp phần tác động làm hạn chế học sinh chán nản mệt mỏi khi học các môn học khác, nâng cao chất lượng học tập, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học. Giữ vở sạch, rèn viết chữ đẹp cho học sinh lớp Một có thể xem là “bản lề” cho kỹ năng học các lớp tiếp theo của bậc Tiểu học hay các bậc học tiếp theo, nên hiệu quả của giải pháp có thể xem là chìa khóa cho niềm say mê học tập cho học sinh.


Kính thưa Ban tổ chức, ban giám khảo!

Tôi vừa trình bày xong bài thuyết trình: "Rèn kĩ năng Giữ vở sạch – Rèn chữ đẹp cho học sinh lớp 1

Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!

Trân trọng cảm ơn!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Trên đây là danh sách các bài thuyết trình giáo viên giỏi tiểu học ngắn gọn, xúc tích, đủ thời lượng 30 phút. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích gì đó cho bạn!

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .