Top 11 Bài văn chứng minh: "Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên" (lớp 7) hay nhất

11685

Bài văn mẫu mà Alltop tổng hợp dưới đây chứng minh về bài thơ của Bác, cũng là việc tìm ra thông điệp mà Bác gửi gắm cho thế hệ trẻ Việt Nam. Để làm...xem thêm ...

Top 0
(có 2 lượt vote)

Bài văn chứng minh: "Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên" - mẫu 1

Có người từng ví thanh niên là tương lai của tổ quốc. Bởi lẽ họ chính là thế hệ sẽ kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, mở ra cánh cửa hội nhập với thế giới sau này. Vì vậy là trách nhiệm của thanh niên là vô cùng lớn, thấu rõ điều này, sinh thời Bác Hồ đã từng nhắc nhở:


"Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên."


Những câu thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh chính là những lời nhắc nhở dành cho thế hệ trẻ ở bất kì thời đại nào. "Đào núi","lấp biển" là những việc làm tưởng chừng như không thể thực hiện được, tượng trưng cho những việc lớn, việc vĩ đại. Thế nhưng mượn cách nói hình ảnh và lối nói quá, Bác đã nêu ra cho lớp lớp thế hệ trẻ nói riêng và toàn bộ dân tộc Việt Nam nói chung rằng: Trên đời này không có việc gì khó, những việc lớn lao, phi thường hoàn toàn có thể thực hiện được nếu chúng ta đủ ý chí và quyết tâm.


Trong cuộc đời này, ai cũng có khả năng làm nên những điều phi thường. Rõ ràng trên bước đường đời ta luôn khao khát bản thân mình có thể làm được điều gì đó vĩ đại, tô điểm cho cuộc sống của chính mình. Để làm được điều đó, không có cách nào khác là ta phải vượt qua mọi khó khăn thử thách để có thể đạt được mục tiêu mà mình đã chọn. Nelson Mandela đã từng phải ra khám vào lao, đã chịu bao nhiêu miệt thị rồi cả những trận đòn roi để có thể đứng lên chống nạn phân biệt chủng tộc. Đó chẳng phải là một minh chứng hùng hồn hay sao?


Những gian lao thử thách, chỉ cần chúng ta bền chí bền lòng ắt sẽ thành công. Cuộc đời không hề phụ lòng người, thành công sẽ đến với những ai đam mê và quyết tâm thật sự để đạt được nó. Dẫu biết rằng trong cuộc đời này, để khiến mình thành công là một điều không mấy dễ dàng, khi đó chính lòng quyết tâm sẽ là chiếc chìa khóa hữu ích giúp ta mở ra con đường đến với tương lai. Ý chí kiên cường là cánh tay nâng bước con người qua những vực sâu thử thách. Dù bước đường có nhiều chông gai thử thách đến đâu thì những quyết tâm và ý chí sắt đá có thể đẩy lui mọi thử thách và hướng con người ta tới một tương lai tràn đầy ánh sắc và tỏa hương. Hồ Chí Minh khi còn trẻ cũng đã từng ra đi với hai bàn tay trắng để trở về giải phóng dân tộc, để làm những việc "đào núi" và "lấp biển" mà không phải ai cũng sẵn sàng đảm đương.


Sở dĩ ta không dám làm những việc lớn lao vì tâm lí e ngại, tự ti mình không làm được. Thế nhưng nên nhớ rằng thành công được tạo nên từ những quyết tâm và sự cần cù cố gắng. Chỉ cần bản thân ta có đam mê, có quyết tâm, có năng lực thì việc "đào núi" hay "lấp biển" đâu có xá gì.


Hiện nay, lớp trẻ đang rơi vào tư thế thụ động, không dám đứng lên để khẳng định mình. Có những người nghĩ rằng bản thân mình không làm được cho nên chưa từng có một ước mơ. Đó đều là những biểu hiện không đáng có trong cuộc sống hiện này. Mỗi chúng ta hãy là một ngọn lửa cháy, phải tự đốt cháy mình rồi mới có thể tỉa sáng trước cuộc đời. Câu nói của Hồ chủ tịch đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 2 lượt vote)

Bài văn chứng minh: "Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên" - mẫu 2

La Bruyere đã từng triết lí rất đúng đắn rằng: "Không có con đường nào quá dài đối với người đi thong thả. Không có thành công nào quá xa đối với người kiên nhẫn làm việc". Thế mới thấy, lòng kiên trì, sự bền bỉ là yếu tố tiên quyết giúp con người vượt qua công việc, khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Bàn về vấn đề này, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng dayh các thế hệ sau rằng:


"Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên"


Hai câu thơ đầu tiên với cách nói mạch lạc, hàm súc, hai vế câu có quan hệ mật thiết chỉ điều kiện- kết quả, tác giả đã đưa đến khẳng định mọi thái độ, mọi công việc có khó khăn hay dễ dàng đều phụ thuộc vào thái độ của con người, chỉ cần lòng bền bỉ, kiên trì thì sẽ đạt thành quả. Những việc khó chính là những việc khi làm đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, nghị lực và tâm trí rất lớn thì mới có thể hoàn thành. Tuy nhiên Bác Hồ đã đưa phủ định từ không lên đầu câu để khẳng định rằng không phải tính chất công việc khó mà ở chính tinh thần của con người. Việc gì cũng có thể làm được miễn là có lòng kiên trì, bền bỉ và ý chí quyết tâm.


Bền lòng mà Bác đề cập ở đây là lòng kiên trì, không bao giờ nản chí, đầu hàng, không thay đổi lập trường mà dành hết tâm sức để "mài sắt thành kim" dẫu có khó khăn, chông gai tới đâu. Thầy giáo Nguyễn Bá Học cũng có một câu nói rất nổi tiếng rằng:" đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Như vậy, hai câu thơ thơ đầu Bác đã đề cao vai trò của tinh thần, ý chí, sự vượt khó và lòng kiên trì, bền bỉ. Và khi con người đã có được tinh thần kiên trì, bền bỉ, quuyết tâm vượt khó thì công việc dù có khó khăn, to lớn bằng trời, biển thì chúng ta cũng có thể hoàn thành một cách tốt đẹp:


"Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên"


"Đào núi"; "lấp biển" là những công việc lớn lao, phi thường, khó khăn song Bác khẳng định một cách chắc nịch rằng thành quả sẽ đến nếu ta biết kiên trì, quyết tâm. Thực tế đã chứng minh người thợ rèn có thể mài một tảng đá to thành cây kim nhỏ, Ngu Công có thể  rời cả một ngọn núi to thì cớ sao ta lại không. Lòng kiên trì, bền bỉ sẽ làm cho la quyết tâm theo đuổi công việc tới cùng còn sự quyết chí lại như một chất xúc tác đẩy nhanh quá trình đến với thành công, tiếp thêm chi con người nội lực ngay từ bên trong. Con người chiến thắng khó khăn là nhờ tinh thần. Sức mạnh tinh thần là một vũ khí lợi hại và hiệu quả. Nhờ sức mạnh ấy mà ta không chịu đầu hàng trước số phận và nghịch cảnh, nhờ sức mạnh ấy mà nhiều người đã biến những điều không thể thành có thể bởi lẽ "Tôi là một điều kì diệu và bạn cũng là một điều kì diệu" (Nick Vuijic).


Bên cạnh ý chí kiên nhẫn, lòng quyết tâm thì để thàng công, ta cần hội tụ nhiều yếu tố khác như ước mơ, khát vong, sự sáng tạo, không ngừng trau dồi kinh nghiệm... song ta không thể phủ nhận rằng ý chí, sự kiên trì và nhẫn nại đóng vai trò quan trọng trên hành trình mỗi cuộc đời. Đến đây ta lại càng thêm thấm thía lời dạy của Hồ chủ tịch

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 1 lượt vote)

Bài văn chứng minh: "Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên" - mẫu 3

Để có được ngày hôm nay ông cha ta đã phải vượt qua vô vàn khó khăn gian khổ. Để có được thành công con người phải bền gan, vững chí, phải có lòng quyết tâm, kiên trì, tinh thần vượt khó. Nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ về phẩm chất tinh thần đặc biệt ấy, trong một lần nói chuyện với thanh niên, Bác Hồ đã ân cần khuyên bảo:


"Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên."


Chỉ với vài câu thơ ngắn ngủi, Bác Hồ đã dạy bảo chúng ta một chân lí trong cuộc sống: Nếu có ý chí, quyết tâm thì dù công việc khó khăn đến đâu cũng có thể vượt qua.Chân lí đó đã được hiện thực cuộc sống khẳng định và chứng minh. Lời thơ của Bác vô cùng giản dị, dễ hiểu, giống như những lời nói thường ngày: Không có việc gì khó khăn, chỉ sợ ta không có ý chí, lòng kiên trì, sự nhẫn nại; công việc dù gian nan đến đâu, chỉ cần ta quyết chí thì ắt sẽ thành công. Hình ảnh “đào núi và lấp biển” chỉ là hình ảnh mang tính ước lệ, khái quát tượng trưng cho những công việc phi thường tưởng chừng khó thực hiện được. Bài thơ của Bác đã phản ánh một chân lí giàu tinh thần nhân văn: nếu có ý chí, sự nỗ lực con người nhất định sẽ đạt được ước mơ. Chân lí ấy giản dị biết bao và cũng có biết bao con người trên thế gian này đã mang hết sức lực của mình để chứng minh cho điều đó.


Những tấm gương trong cuộc sống mà thế hệ trước đã để lại cho con cháu bài học về sự kiên trì bền bỉ, vượt qua khó khăn gian khổ. Hẳn nhiều người biết đến câu chuyện, vợ chồng nhà bác học người Pháp Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri, họ đã kì công trong bốn năm trời lọc đi lọc lại tám lần bã quặng để tìm được một phần mười gam chất phóng xạ Radium. Thế mới biết muốn tìm ra một nguyên tố hóa học cũng đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì mãnh liệt. Ca sĩ Ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-xu-rô từng bị thầy giáo chê là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Lúc còn học phổ thông, Lu-I Pa-xtơ chỉ là một học sinh đứng thứ 15 trong số 22 học sinh về môn Hóa…


Đó là những tấm gương của người nước ngoài còn ở Việt Nam ta, không ai không biết đến tấm gương đầy nghị lực của thầy Nguyễn Ngọc Kí. Thuở nhỏ, thầy bị liệt cả hai tay không viết được. Trải qua bao đau đớn, bao khó khăn, chật vật của những lần bị chuột rút cuối cùng thầy đã có thể viết chữ bằng chân. Không những thế, chữ của thầy còn rất đẹp. Sau này, thầy trở thành người Nhà giáo ưu tú được nhiều thế hệ học sinh yêu mến, cảm phục. Thầy thực sự là một tấm gương lớn cho thế hệthanh niên Việt Nam.


Tiếp sau thầy Nguyễn Ngọc Kí còn có nhà văn Mai Xuân Thưởng. Trong một vụ tai nạn giao thông, anh đã bị mất hai cánh tay nhưng vượt lên trên những mặc cảm, những khổ đau anh đã tự học rồi trở thành một nhà văn. Trong lao động sản xuất, ta có thể kể đến tấm gương của những bác Lương Định Của, bác sĩ Đặng Văn Ngữ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch… Bác Lương Định Của là một nhà bác học nghiên cứu về nông nghiệp. Để tạo một giống lúa mới có năng suất cao, có khả năng chống rầy tốt, bác phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hằng ngày từ tờ mờ đất bác đã ra ruộng lội bì bõm nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua nhiều vụ lúa dày công, một giống lúa mới được tạo lập đáp ứng tốt yêu cầu của tình hình đất nước đã ghi công sự kiên nhẫn, bền bỉ của bác trong nỗ lực đem lại sự no ấm cho cuộc đời…


Những trường hợp kể trên chỉ là một số trong vô vàn những tấm gương đầy nghị lực trong cuộc sống mà chúng ta không thể kể hết được. Còn nhiều hơn nữa những con người thành công, vượt qua mọi khó khăn gian khổ bằng khả năng của bản thân. Những nghị lực phi thường đó sẽđược đời sau tôn vinh. Còn với thế hệ chúng em, những tấm gương đó đã và đang động viên chúng em vượt qua khó khăn đồng thời tận dụng những thuận lợi của hoàn cảnh để cố gắng nỗ lực đạt được những thành tích tốt nhất trong học tập, sáng tạo.


Bốn câu thơ trên của Bác là một lời khuyên vô cùng quý báu. Bằng trí tuệ sắc sảo, Bác đã vạch ra chân lý đúng đắn nhất cho thế hệ trẻ, bằng trái tim tràn đầy tình yêu thanh niên, Bác đã ân cần khuyên nhủ, động viên mọi thế hệ hôm nay và mai sau có được phương pháp hành động và suy nghĩ đúng đắn để thành người có ích hơn cho xã hội, cuộc sống sẽ ấm lo hạnh phúc hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 1 lượt vote)

Bài văn chứng minh: "Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên" - mẫu 4

Hồ Chí Minh một nhà lãnh tụ tài ba một vị cha già kính yêu của dân tộc. Bác được mọi người yêu mến kính trọng và luôn nhắc nhở mọi người cũng như thế hệ trẻ rằng:


Không có việc gì khó 

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển 

Quyết chí ắt làm nên.


Những câu thơ, lời nói bài viết của Người là những chân lý được nêu ra trong cuộc sống: Con người ta nếu có ý chí nghị lực thì nhất định sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách như thế nào đi chăng nữa. Chân lý đó đã được khẳng định và chứng minh trong chính câu nói của Bác Hồ.


Lời thơ của Bác trong sáng, giản dị, dễ nhớ,dễ thuộc như những câu nói thường ngày của Người : không có bất cứ việc gì khó, chỉ sợ ta không có có lòng kiên trì nhẫn lại, công việc dù gian lao khó nhọc đến đâu chỉ cần ta cố gắng sẽ đạt tới mục đích và hướng tới sự thành công. Hình ảnh '' đào núi và lấp biển '' mang tính chất ước lệ, tượng trưng cho những công việc phi thường tưởng chừng như khó có thể vượt qua. Bài thơ của Bác tượng trưng cho một chân lý đẹp đẽ đầy tính nhân văn: có lòng kiên trì bền bỉ nhất định sẽ thành công. Chân lý ấy giản dị biết bao và cũng đã có biết bao người học tập và noi theo, họ đã dùng hết ý chí của mình để chứng minh chân lý đó.


Từ thời xa xưa ý chí nghị lực đã được tìm thấy ở mỗi người nó giúp con người vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống để tiến tới thành công. Dù phải chịu nhiều gian khổ thậm chí là hy sinh cả tính mạng của mình nhưng nhân dân ta vẫn không hề lùi bước. Chúng ta đã chiến thắng và đánh đuổi được thực dân Pháp, đế quốc Mỹ ra khỏi đất nước mang lại hòa bình cho dân tộc. Chiến thắng đó chính là chiến thắng ý chí, nghị lực. Không chỉ có vậy, ta còn thấy được ý chí, nghị lực. Không chỉ có vậy ta còn thấy được ý chí nghị lực của người Việt nam qua bao tấm gương sáng vẫn còn vang vọng cho đến ngày nay.


Trong bao tấm gương đó có anh Nguyễn Ngọc Ký. Anh là người bị liệt hai tay từ nhỏ, hai bàn tay không thể viết được. Thấy các bạn trang lứa được đi học còn anh thì ở nhà, anh rất buồn và cảm thấy mình bất hạnh. Nhưng với ý chí nghị lực của mình anh không cam chịu số phận anh đã tập viết bằng hai chân rất khó khăn. Song không nản lòng cuối cùng anh đã thành công và thực hiện được ước mơ trở thành thầy giáo. Anh chính là một tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo. Tuy nhiên trong thực tế không phải ai cũng nhận thức được vai trò của ý chí, nghị lực. Có những người chỉ biết đến mình mà không biết nghĩ đến người khác. Đặc biệt trong ngày nay những thanh niên hư hỏng thường gây ra những tệ nạn xã hội như ma túy,nghiện hút, đua xe,... do người xấu rủ rê. Dda số những người có ý chí nghị lực đều xuất phát từ những người có hoàn cảnh bất hạnh, đáng thương cũng từ đó mà vươn lên thành đạt. còn những người không có ý chí nghị lực thường là những người xuất phát từ sự ngu muội, không có lòng tin vững vàng vào chính bản thân mình. Họ bị xã hội phê phán lên án và bị mọi người ghét bỏ.


Chân lý của bài thơ trên hoàn toàn đúng. Từ đó ta hiểu rằng sống phải có ý chí nghị lực. Có như vậy thì cuộc sống mới ý nghĩa và chúng ta sẽ trở thành những người thành đạt, những người có ích, không hổ thẹn với bản thân với mọi người và đất nước.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 1 lượt vote)

Bài văn chứng minh: "Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên" - mẫu 5

Trên bước đường tiến tới thành công, con người ta cần phải có sự góp nên của rất nhiều yếu tố. Đó có thể là năng lực, môi trường, gia đình nhưng có lẽ điều cốt yếu nhất là chính là ý chí quyết tâm, lòng kiên trì bền bỉ. nói về phẩm chất đó Bác Hồ đã từng khuyên bảo rằng:


“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”


Bác đã dạy bảo chúng ta một chân lí trong cuộc sống: nếu có ý chí, quyết tâm thì dù công việc khó khăn đến đâu cũng có thể vượt qua. Chân lí đó được thể hiện trong cuộc sống khẳng định và chứng minh. Lời thơ giản dị, dễ hiểu đã để lại cho ta một triết lí sống ở đời thật bổ ích. Hình ảnh “đào núi và “lấp biển” mang tính ước lệ và khái quát tượng trưng cho những công việc phi thường tưởng chừng rất khó thực hiện. Bài thơ Bác đã phản ánh một chân lí giàu tính nhân văn: nếu có ý chí, nghị lực thì nhất định sẽ đạt được ước mơ. Chân lí giản dị biết bao và cũng có biết bao con người trên thế gian đã mang hết sức lực chứng minh điều đó


Đó là những tâm gương như Nguyễn Ngọc Kí. Thuở nhỏ thầy vị liệt cả hai tay không viết được. trải qua bao đau đớn về thể xác, nhưng bằng ý chí và tinh thần ham học nên thầy tập viết chữ bằng chân. Trở thành một học sinh ưu tú khiên ai ai cũng ngưỡng mộ. Một người thầy ưu tú mẫu mực, là hình tượng tấm gương phấn đấu cho bao người. hay bác Lương Định Của là nhà nghiên cứu về nông nghiệp. để tạo một giống lúa mới có năng suất coa hơn, bác phải làm việc vất vả cực nhọc. hằng ngày từ tờ mờ sáng đất bác đã ra ruộng lội bì bõm nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua nhiều vụ lúa dày công, một giống lúa mới được tạp lập đáp ứng tốt yêu cầu tình hình đất nước đã ghi công sự kiên nhẫn, bền bỉ trong nỗ lực đem lại sự no ấm cho cuộc đời.


Những trường hợp kể trên chỉ một trong vô vàn những tấm gương đầy nghị lực trong cuộc sống mà chúng ta không thể thống kê hết được. còn nhiều hơn nữa những con người phi thường đã được tôn vinh. Cùng thế hệ chúng em, những tấm gương đó đã và đang động viên chúng em vượt qua bao khó khăn đồng thời tận dụng những thuận lợi của hoàn cảnh để nỗ lực đạt được những thành tích tố nhất trong học tập, sáng tạo


Bốn câu thơ của Bác Hồ là một lời khuyên vô cùng quý báu. Bằng trí tuệ, Người đã vạch ra chân lí đúng đắn cho thế hệ trẻ, bằng tráu tim tràn đầy nhiệt huyết. Bác ân cần khuyên nhủ, động viên mọi thế hệ hôm nay và ngày mai có được đường hướng đúng đắn để trở thành người có ích hơn cho xã hội sau này – những chủ nhân tương lai của đất nước.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 1 lượt vote)

Bài văn chứng minh: "Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên" - mẫu 6

Sinh thời, Bác Hồ kính yêu có viết những dòng thơ dặn dò thanh niên thế hệ trẻ - mầm non của đất nước. Nhưng đó không chỉ đúng với thanh thiếu niên chúng ta mà với tất cả mọi thế hệ, lời dặn ấy vẫn còn mang ý nghĩa sâu sắc:


“Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền.
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên”
(Khuyên thanh niên)


Trước hết, “khó” mà Bác nói tới là những khó khăn, là gian khổ, là thử thách, là những giới hạn mà con người sợ hãi, chùn bước. “Không bền” là bỏ cuộc, là tự ti, là lảng tránh, là tránh né, là từ bỏ. “Đào núi và lấp biển”, một cách nói phóng đại, Bác đang nói đến những ước mơ cao xa, những khát khao chinh phục vĩ đại, những mục đích tưởng như viển vông mà lại vô cùng đáng trân trọng. “ Quyết chí ắt làm nên” là sự bền bỉ, kiên trì, không màng khó ngại khổ để tìm kiếm thành công. Với bốn câu thơ ngắn gọn, bằng cách nói hình ảnh, Bác Hồ đã khẳng định một định lý ở đời: Cuộc sống không dễ dàng, có những khó khăn nhưng nếu chúng ta kiên trì, nếu chúng ta có ý chí, nếu chúng ta có hoài bão ước mơ thì mọi việc đều không vượt qua, đều thành công.

Vì sao Bác nói: “ Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền”? Cuộc sống không trải hoa hồng cho ta bước đi. Luôn có những chông gai thử thách. Nhưng khó khăn ấy sẽ càng bế tắc nếu như lòng chúng ta không vững, nếu chúng ta sợ hãi chùn bước. Gặp khó khăn, ta vội từ bỏ, ta sẽ mãi là những kẻ thua cuộc, sợ hãi, trốn tránh. Ta sẽ là những kẻ chui đầu vào vỏ ốc, cuộn mình lại mà chẳng thể thành công. Nếu như con bướm không tự mình chịu đau đớn, tự gỡ bỏ lớp kén bao bọc bên ngoài liệu nó có thể thành con bướm xinh đẹp? Nếu làm toán gặp bài khó, ta bỏ qua, không kiên trì suy nghĩ liệu ta có tiến bộ. Việc sẽ khó nếu lòng ta không bền chí.

Nhưng khó khăn, gian khổ đến bao nhiêu, có khát khao, có ước mơ, có lý tưởng, có ý chí, có kiên trì, mọi việc đều trở thành điều giản đơn. Có ước mơ, con người có mục đích phấn đấu, có ý tưởng để hoàn thiện. Ước mơ khiến con người hoàn thiện bản thân. Nhưng nếu có ước mơ mà không phấn đấu, không có ý chí theo đuổi thì mọi điều đều tan biến. Quyết chí, kiên trì theo đuổi ước mơ, khắc phục khó khăn thử thách giúp con người rèn luyện bản thân, vững vàng trước những gian khổ, không sợ những thử thách chông gai. Khi kiên trì thực hiện những ước mơ, vượt qua gian khổ, con người có thêm cơ hội tiếp thu thêm nhiều bài học mới, học hỏi nhiều điều hay. Ê-đi-sơn kiên trì theo đuổi ước mơ sáng tạo của mình đã giúp cho thế giới nhân loại có hàng trăm phát minh lợi ích. Chính Bác Hồ vượt qua bao khó khăn, vượt qua bao gian lao để mang lại cho đất nước ánh sáng tự do. Những việc khó khăn, những điều tưởng như viển vông chỉ cần quyết chí đều thực hiện được.

Lời Bác dặn chúng ta thật ý nghĩa, nhưng chúng ta phải làm thế nào để thực hiện được đúng ý nguyện của Người ? Với thế hệ học trò, thanh niên chúng ta, mỗi bản thân là phải chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân. Không ngừng trau dồi kiến thức, giúp cho đất nước phát triển. Hơn vậy, mỗi chúng ta phải kiên trì, xây dựng cho bản thân những ước mơ, mục đích cao đẹp để chạm tới vinh quang của thành công,

“Trước bình minh luôn là đêm tối”. Có những khó khăn thì mới có những thành công. Con người luôn phải học cách kiên trì vượt qua khó khăn thử thách để chạm tới đỉnh cao của thành công. Hãy sống như lời Bác dạy, quyết chí và bền lòng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 6
(có 0 lượt vote)

Bài văn chứng minh: "Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên" - mẫu 7

Kiên trì bền bỉ và không ngừng nỗ lực sẽ luôn dẫn ta đến con đường thành công. Luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn thì đó mới là cuộc sống chân chính. Trên đời không có gì mạnh hơn ý chí có ở con người. Bởi thế, Bác Hồ đã từng khuyên rằng:


Không có việc gì khó.

Chỉ sợ lòng không bền.

Đào núi và lấp biển.

Quyết chí ắt làm nên


Bài thơ là lời căn dạy đúng đắn và đáng trân trọng của người cha già vĩ đại. Câu nói thể hiện lòng kiên trì và sự quyết tâm không ngừng cố gắng để đạt được mục đính bản thân. Không có việc gì khó có nghĩa là không có việc gì khó đến mức không thể làm được. Bền lòng là sự bền bỉ, cố gắng, sức chịu đựng khó khăn trong một thời gian dài. Đào núi và lấp biển là những hình ảnh tượng trưng cho sự khó khăn vất vả, tưởng chừng như không thể đạt được. Quyết chí là có ý chí, quyết tâm khắc phục khó khăn.


Có ý chí kiên trì và sự nhẫn nại mạnh mẽ thì mới có thể đạt được mục đích mà mình mong muốn và thành công. Con người, ai ai cũng ham muốn sự thành công, thành đạt mà ít ai có thể đạt được điều đó. Bởi vì, nếu chúng ta chỉ có ước mơ và đam mê thì vẫn không đủ, quan trọng nhất là niềm tin, ý chí, kiên nhẫn và năng lực của bản thân. Nếu không có ý chí, dù việc dễ đến mấy, ta cũng dễ dàng bỏ cuộc, đầu hàng khó khăn, trở thành người thất bại. Mỗi thất bại nhỏ trong công việc sẽ dẫn đến thất bại lớn trong cuộc đời này.


Lịch sử dân tộc ta là một minh chứng rõ ràng cho chân lí “Quyết chí ắt làm nên”. Từ một dân tộc nô lệ, nghèo khó, nhân dân ta đã biết đùm bọc lẫn nhau, rèn luyện ý chí và không ngừng mơ ước đến một ngày được tự do. Dưới ánh sáng của cách mạng và sự lãnh đạo sáng suốt của Bác hồ và Đảng cộng sản Việt Nam, dân tộc ta đã làm nên cuộc cách mạng vĩ đại lật đổ hoàn toàn nền cai trị của thực dân Pháp, mở ra một kỉ nguyên mới. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, một dân tộc thuộc địa với sự lãnh đạo của đảng cộng sản đã có thể giành lấy độc lập. Điều đó khẳng định một điều “không có việc gì khó”, nếu có đủ ý chí, có đủ niềm tin tưởng, nếu “quyết chí” thì việc khó đến mấy cũng có thể làm được.


Trong cuộc sống, rất nhiều người đã trở thành tấm gương sáng cho thế hệ sau này học tập theo bởi sự kiên trì phi thường của bản thân. Chẳng hạn như Nguyễn Ngọc Ký, ông là một nhà giáo ở Việt Nam, từ khi lên bốn tuổi, ông đã không may bị liệt hai tay. Nhưng nhờ sự kiên trì cố gắng và lòng hiếu học đã giúp ông có thể vượt qua số phận và trở thành người thầy ưu tứu đầu tiên có thể viết bằng chân. Con người chiến thắng khó khăn là nhờ tinh thần. Sức mạnh tinh thần là một vũ khí lợi hại và hiệu quả hơn những vũ khí vật chất khác. Nhờ sức mạnh tinh thần mà con người không đầu hàng trước số phận và đẩy lùi khó khăn, nhờ sức mạnh ấy mà nhiều người đã biến những điều không thể thành có thể.


Ý chí, sự kiên trì, cố gắng, kiên nhẫn và nhẫn nại đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thành bại trong cuộc sống cũng như sự nghiệp của mỗi con người. Lời khuyên của Bác Hồ đã thúc giục mọi người xây dựng cuộc sống tốt đẹp và xã hội văn minh. Cố gắng để đạt được mục đích ước mơ bản thân.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 7
(có 0 lượt vote)

Bài văn chứng minh: "Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên" - mẫu 8

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của Cách mạng Việt Nam, người Bác kính yêu của lớp lớp các thế hệ thanh niên Việt Nam từng căn dặn những người cháu thân yêu:


Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.


Những câu thơ của Người đã nêu lên một chân lí trong cuộc sống: Nếu có ý chí, quyết tâm thì dù công việc khó khăn đến đâu cũng có thể vượt qua. Chân lí đó đã được hiện thực cuộc sống khẳng định và chứng minh.


Lời thơ của Bác vô cùng giản dị, dễ hiểu, giống như những lời nói thường ngày: Không có việc gì khó khăn, chỉ sợ ta không có ý chí, lòng kiên trì, sự nhẫn nại, công việc dù gian nan đến đâu, chỉ cần ta quyết chí thì ắt sẽ thành công. Hình ảnh “đào núi và lấp biển” chỉ là hình ảnh mang tính ước lệ, khái quát tượng trưng cho những công việc phi thường tưởng chừng khó thực hiện được. Bài thơ của Bác đã phản ánh một chân lí giàu tinh thần nhân văn: nếu có ý chí, sự nỗ lực con người nhất định sẽ đạt được ước mơ. Chân lí ấy giản dị biết bao và cũng có biết bao con người trên thế gian này đã mang hết sức lực của mình để chứng minh cho điều đó.


Vợ chồng nhà bác học người Pháp Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri, họ đã kì công trong bốn năm trời lọc đi lọc lại tám lần bã quặng để tìm được một phần mười gam chất phóng xạ Radium. Thế mới biết muốn tìm ra một nguyên tố hóa học cũng đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì mãnh liệt. Ca sĩ o-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-xu-rô từng bị thầy giáo chê là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh đứng thứ 15 trong số 22 học sinh về môn Hóa... Ở Việt Nam ta, không ai không biết đến tấm gương đầy nghị lực của thầy Nguyễn Ngọc Kí. Thuở nhỏ, thầy bị liệt cả hai tay không viết được.


Trải qua bao đau đớn, bao khó khăn, chật vật của những lần bị chuột rút cuối cùng thầy đã có thể viết chữ bằng chân. Không những thế, chữ của thầy còn rất đẹp. Sau này, thầy trở thành người Nhà giáo ưu tú được nhiều thế hệ học sinh yêu mến, cảm phục. Thầy thực sự là một tấm gương lớn cho thế hệ thanh niên Việt Nam. Tiếp sau thầy Nguyễn Ngọc Kí còn có nhà nhà văn Mai Xuân Thưởng. Trong một vụ tai nạn giao thông, anh đã bị mất hai cách tay nhưng vượt lên trên những mặc cảm, những khổ đau anh đã tự học rồi trở thành một nhà văn.


Trong lao động sản xuất, ta có thể kể đến tấm gương của những bác Lương Định Của, bác sĩ Đặng Văn Ngữ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch,... Bác Lương Định Của là một nhà bác học nghiên cứu về nông nghiệp. Để tạo một giống lúa mới có năng suất cao, có khả năng chống rầy tốt, bác phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hằng ngày từ tờ mờ đất, bác đã ra ruộng lội bì bõm nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua nhiều vụ lúa dày công, một giống lúa mới được tạo lập đáp ứng tốt yêu cầu của tình hình đất nước đã ghi công sự kiên nhẫn, bền bỉ của bác trong nỗ lực đem lại sự no ấm cho cuộc đời,...


Còn nhiều hơn nữa những con người thành công, vượt qua mọi khó khăn gian khổ bằng khả năng của bản thân. Những nghị lực phi thường đó sẽ được đời sau tôn vinh. Còn với thế hệ chúng em, những tấm gương đó đã và đang động viên chúng em vượt qua khó khăn đồng thời tận dụng những thuận lợi của hoàn cảnh để cố gắng nỗ lực đạt được những thành tích tốt nhất trong học tập, sáng tạo.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 8
(có 0 lượt vote)

Bài văn chứng minh: "Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên" - mẫu 9

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người cha già của dân tộc bác là mặt trời trong tim của nhân dân Việt Nam. Bác hết đời cống hiến vì dân tộc. Bác có nhiều lời dạy quí giá cho dân ta, trong đó lời dặn của bác với thanh niên Việt Nam về lòng kiên trì, mà giờ đây nó chính là kim chỉ nam của thanh niên Việt Nam.


“Không có việc gì khó

 Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.”


Lời dạy của bác và thanh niên Việt Nam rất đúng đắn, rất đáng trân trọng. Bác muốn khuyên mọi người phải có lòng kiên trì trước bất cứ  việc gì, rồi chúng ta sẽ có được thành công . Nhớ khi xưa, trong cuộc chiến chống thực dân pháp xâm lược. Quân và dân ta gặp rất nhiều khó khăn về cả lực lượng, vũ khí, lương thực nhưng tất cả toàn  dân đồng lòng, kiên trì kháng chiến  trường kì dưới sự lãnh đọa của đảng cộng sản  Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sau nhiều năm kháng chiến chúng ta đã dành độc lập. Để ngày 2 – 9-1945 nhân dân cả nước hướng về quảng trường Ba Đình, vui mừng nghe bác đọc “ Bản tuyên ngôn độc lập” khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đây chính là thành quả của sự kiên trì, không sợ hi sinh gian khổ.


Hay nhớ lại thầy giáo “ Nguyễn Ngọc Kí, ngay từ nhỏ thầy bị mất hai tay, thầy cố gắng kiên trì viết chữ bằng chân và kết quả thầy viết chữ rất đẹp và giờ đây đang là thầy giáo, truyền dậy cái chữ cho học sinh, được mọi người nể phục. Hãy nhớ lại những em bé tật nguyền, bị khiếm khuyết về một phần thân thể họ vẫn kiên trì cố gắng để trở thành những người có ích, những vận động viên những gương mặt tiêu biểu của đất nước. Tất cả đó chính là thành quả của con người khi ta quyết tâm, kiên trì cố gắng để đạt được mục đích của mình. Giống như việc chúng ta  có một thanh sắt lớn, nếu chúng ta kiên trì. Có quyết tâm muốn có thành một cây kim, chúng ta kiên trì mài, chắc chắn sẽ được.


Bên cạnh những người có lòng kiên trì, làm đúng theo lời dặn của bác thì còn rất nhiều người không có lòng kiên trì và kết quả họ nhận lại chỉ là con số không. Giống như việc chúng ta làm một bài tập khó, bài tập này có thể khó chúng ta chưa làm ra, có môt số bạn sẽ chán nản và không muốn làm tiếp nữa, kết quả là họ không nhận lại được gì. Thay vào đó, họ kiên trì, quyết tâm làm chắc chắn sẽ ra đáp án khi đó, chắc hẳn họ sẽ cảm thấy vui sướng vô cùng, vì sự kiên trì và nỗ lực của bản thân mình đã được kết quả  mong muốn. Vì thế chúng ta hãy rèn luyền cho bản thân lòng kiên trì như lời dậy của bác vì cố công mài sắt có ngày nên kim.


Thanh niên Việt Nam đang thực hiện tốt lời dặn của bác, kiên trì, quyết trí hoàn thành tốt các nhiệm vụ của đoàn của đảng giao phó không ngại khó khăn, không ngại bất cứ hi sinh, gian khổ nào, xứng đang là lực lượng tương lai xây dựng đất nước. Xứng đáng với những gì mà bác đã tin tưởng.


Là thế hệ trẻ là những thanh niên của đất nước chúng ta hãy cố gắng tạo cho bản thân lòng kiên trì và ý trí quyết tâm để đạt được thành công. Cố gắng làm đúng những lời dạy của Bác.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 9
(có 0 lượt vote)

Bài văn chứng minh: "Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên" - mẫu 10

Tháng 9 năm 1950, trên đường công tác, Hồ Chủ tịch đã gặp một đơn vị thanh niên xung phong đang làm đường. Bác Hồ đã tặng anh, chị em một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, với nhan đề: “Khuyên thanh niên”:


“Không có việc gì khó,

Chỉ sợ lòng không bền.

Đào núi và lấp biển,

Quyết chí ắt làm nên.”


Nguồn cảm hứng của bài thơ xuất phát từ hiện thực sản xuất và chiến đấu của đơn vị thanh niên xung phong đang đào đất, đục đá mở đường cho bộ đội trùng trùng ra trận thời kháng chiến 9 năm chống Pháp (1946 – 1954) tại chiến khu Việt Bắc. Câu tục ngữ “Có chí thì nên” là hồn vía của bài thơ này. Nội dung bài thơ có 2 ý. Hai câu đầu, Bác chỉ rõ cái đáng sợ nhất trong cuộc đời là “Chỉ sợ lòng không bền”, nghĩa là hay nản lòng, nản chí, thiếu kiên nhẫn. Nếu có tinh thần kiên nhẫn, bền chí, bền lòng thì “Không có việc gì khó”, mọi thách thức sẽ vượt qua. Hai câu cuối (3, 4) bài thơ, ngôn ngữ như nén chặt lại, kết tinh bài học làm người, con người có nghị lực phi thường:


“Đào núi và lấp biển,

Quyết chí ắt làm nên.”


“Đào núi và lấp biển” là chuyện vô cùng to lớn, không thể chỉ một sớm một chiều, không thê một vài người mà làm nổi; công việc vĩ đại ấy cần có nhiều thời gian, công sức của nhiều người. Đào núi và lấp biển ghi nhớ đến chuyện cổ thần kì Ngu Công đào núi ngày xưa. Công việc vĩ đại ấy nếu có “Quyết chí ắt làm nên". Quyết chí là ý chí quyết tâm sắt đá đứng vững trước mọi khó khăn, nguy hiểm. “ắt làm nền” nghĩa là tất sẽ thành công. Đó là niềm tin mãnh liệt; tin ở sức mình, sức người nhất định giành thắng lợi.


Tóm lại bài thơ rất giản dị, dễ hiểu, nêu lên bài học cho thanh niên (và cho mọi người) là đừng nên nản lòng, thiếu bền gan, bền chí, thiếu tinh thần kiên nhẫn, mà phải có quyết chí, quyết tâm có niềm tin sắt đá khi đứng trước mọi công việc to lớn, mọi thử thách khó khăn. Đó là bài học làm người – con người chân chính, bài học sản xuất và chiến đấu, trong học hành, làm ăn, …


Thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, quân và dân ta chưa có nhiều vũ khí hiện đại, công cụ hiện đại. Các đoàn thanh niên xung phong chỉ có cuốc, thuổng, xẻng, … thô sơ, chủ yếu là dùng sức người và lòng dũng cảm, "Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng”, làm nên những con đường ra trận, “Đường lên Tây Bắc, đường lên Điện Biên — Đường cách mạng dài theo kháng chiến”, và để "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", làm nên con đường chiến lược Hồ Chí Minh thần kì. Hiện thực kháng chiến của dân tộc ta trong thời đại Hồ Chí Minh đã khẳng định một cách hùng hồn bài học sản xuất và chiến đấu: "Đào núi và lấp hiển – Quyết chí ắt làm nên" .


Tại sao ''Chỉ sợ lòng không bền?" – Lòng không bền vì thiếu kiên nhẫn, vì sợ khó, sợ khổ. Vì mang tâm lí thất bại chủ nghĩa, cổ nhân có nhắc nhở: “Gặp khó khăn mà thoái chí nản lòng. Gặp nguy nan mà sợ chết, sợ khổ. Lo buồn vì nợ áo cơm, vì sự nghèo đói. Con người ấy đang sống nhưng đã chếtr Trường đời có muôn nghìn gian khổ, có biết bao thử thách khó khăn, "núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Thiên tai, địch họa, hoạn nạn, ốm đau bệnh tật … diễn ra thường xuyên. Công việc hằng ngày chồng chất khó khăn. Mười lăm năm học phổ thông, 5 năm học đại học, học nghề, đó là một chặng đường dài với muôn ngàn gian khổ. Phải đổ mồ hôi, phải trả giá cho bát cơm ăn, bộ quần áo mặc, quyển sách đọc. Làm người khó, do vậy "chỉ sợ lòng không bền". Trái ngọt hạnh phúc không bao giờ đến tay những con người thiếu bản lĩnh, thiếu bền lòng, bền chí. Sống là phải dũng cảm chấp nhận. Chấp nhận mọi thử thách khó khăn. Chấp nhận để vươn lên trong hi vọng.


Vì sao có quyết tâm, quyết chí "ắt làm nên” dù phải đào núi và lấp biển? Đào núi, lấp biển tượng trưng cho những công việc cực kì to lớn, khó khăn. Phải có nghị lực phi thường, có quyết tâm, có quyết chí sắt đá mới có thể làm nên, làm được; mới có thể khắc phục, chiến thắng mọi trở ngại khó khăn, mọi gian nan, nguy hiểm. Các chiến sĩ Điện Biên đã ncu cao khí phách "Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi/ Vực sâu thăm thẳm, vực nào sâu bằng chí căm thù" để làm nên chiến công chấn động địa cầu.Có quyết tâm, có bản lĩnh chưa đủ mà còn phải có niềm tin, có tinh thần lạc quan, có hi vọng: "Quyết chí ắt làm nên". Niềm tin, hi vọng, lạc quan là sức mạnh để giành thắng lợi, giành chiến thắng.


"Đi thi há nhẽ trở về không!

Cái nợ cầm thi phải trả xong!" (Nguyễn Công Trứ)


Đó là quyết tâm, là niềm tin của kẻ sĩ ngày xưa trước khi lên đường ứng thí. "Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng" là niềm tin của người nông dân trải qua bao tháng ngày dầm mưa dãi nắng cấy cày. "Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi!" là niềm tin của quân và dân ta trong khói lửa chiến tranh! Đường đời dằng dặc, với muôn ngàn thử thách, khó khăn. Do vậy, chúng ta phải biết khắc phục tư tưởng ngại khó, ngại khổ, phải rèn luyện ý chí quyết tâm và niềm tin tưởng lạc quan.


Đất nước ta đang đổi mới. Khoa học kĩ thuật của nước ta đang phát triển và có nhiều thành tựu đáng tự hào. Tiến quân vào khoa học kĩ thuật, nhưng bài thơ “Khuyên thanh niên" của Bác Hồ vẫn là bài học thiết thực và bổ ích đối với tuổi trẻ chúng ta. Nó là nguồn động viên và cảm hứng để thanh niên mở rộng tâm hồn, nâng cao ý chí và niềm tin để hiến dâng và phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 10
(có 0 lượt vote)

Bài văn chứng minh: "Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên" - mẫu 11

Trên hành trình đến chân trời tương lai của sự nghiệp, con người phải đương đầu với biết bao thử thách chông gai như cuộc đi đường thường ngày "Đi đường mới biết gian lao; Núi cao rồi lại núi cao trập trùng". Chúng ta muốn leo "lên đến tận cùng" để thu vào "tầm mắt muôn trùng nước non", nghĩa là muốn thu được thắng lợi vẻ vang đòi hỏi con người phải bền gan, vững chí, phải có lòng quyết tâm, kiên trì, tinh thần vượt khó. Nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ về phẩm chất tinh thần đặc biệt ấy, trong một lần nói chuyện với thanh niên, Bác Hồ đã ân cần khuyên bảo:


"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chi ắt làm nên"


Bằng kiểu câu khẳng định với hai vế điều kiện – kết quả, ngay ở hai câu thơ đầu, Hồ Chí Minh, "tinh hoa của dân tộc, khí phách của non sông" , đã nêu bật một chân lý hiển nhiên của thực tế cuộc đời. Trên thế gian này, "không có việc gì khó" – Việc khó là việc khi làm đòi hỏi nhiều công sức, tâm trí và nghị lực mới làm được. Tuy nhiên sự quyết định của thành bại không phải là ở bản thân công việc dễ hay "khó" , mà là ở chính tinh thần con người. Việc gì cũng có thể làm được miễn là có sự kiên trì, ý chí quyết tâm, nghĩa là "bền lòng" . Bền lòng ở đây là chỉ lòng kiên trì, không bao giờ nản chí, đầu hàng, không thay đổi lập trường mà phải đem hết tâm sức "mài vào đá vào sắt" "mài vào đêm vào ngày" , quyết tâm làm bằng được mới thôi, dù cho có gặp muôn vàn khó khăn, thử thách. Ông Nguyễn Bá Học trước đây cũng đã khẳng định điều đó bằng một câu nói rất chí lý: "Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Như vậy ở hai câu thơ đầu tiên, Bác Hồ đã đặc biệt đề cao vai trò của tinh thần, ý chí, sự kiên trì, vượt khó của con người trong khi thực hiện các công việc, đặc biệt là những công việc "khó".


Khi đã "bền lòng", "quyết chí" , thì dù công việc khó đến mấy cũng có thể hoàn thành, để làm nên "sự nghiệp lớn". Nếu khi con người đã có được một tinh thần kiên trì, một ý chí, quyết tâm vượt khó thì dù công việc khó khăn, to lớn bằng trời, biển, chúng ta cũng có thể làm được và hoàn thành một cách tốt đẹp:


"Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"


Ở hai câu này, Bác đã dùng thủ pháp cường điệu và hình ảnh tượng trưng "đào núi và lấp biển" để chỉ những công việc lớn lao dường như nằm ngoài sức lực và khả năng của con người. Nhưng dù là công việc "đào núi" và "lấp biển" khó khăn lớn lao đến đâu đi nữa, nếu con người "quyết chí" , bền bỉ dồn mọi sức lực, trí tuệ quyết làm bằng được, bất chấp mọi khó khăn chủ quan và khách quan "thắng không kiêu, bại không nản" thì cũng hoàn thành, cũng "ắt làm nên". Bác dùng chữ "ắt" càng tăng thêm tính chất khẳng định. "Ắt" theo từ điển tiếng Việt nghĩa là "chắc chắn" "nhất định sẽ" (Từ điển tiếng Việt trang 59)


Lịch sử nhân loại và đất nước ta đã có biết bao câu chuyện, bao tấm gương nêu cao sức mạnh phi thường của lòng kiên trì, nghị lực và lòng quyết tâm của con người trong cuộc sống. Từ câu chuyện Ngu Công dời núi đến câu chuyện "Mài sắt nên kim" ; từ tấm gương anh hùng Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Bình Trọng…đến Võ Thị Sáu, Mạc Thị Bưởi, Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Trỗi….trong sự nghiệp cứu nước vẻ vang, tất cả họ đều đã vượt qua biết bao khó khăn thử thách tưởng chừng khó có thể vượt qua nổi bằng một sự "quyết chí" vượt bậc để hoàn thành nhiệm vụ, "làm nên" những chiến công chói lọi. Bác Hồ không chỉ răn dạy thanh niên về sự bền lòng, vững chí mà Người còn là một tấm gương sáng ngời về sự "kiên trì" "nhẫn nại" và "quyết chí" . Vào lúc vận mệnh Tổ quốc như ngàn cân treo đầu sợi tóc, Người đã nói một câu nói nổi tiếng như một lời hịch "Dù đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập". Lời hịch ấy thổi hồn và truyền sức mạnh ý chí cho toàn dân tộc để lập nên một "Điện Biên nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng". Vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, lớp lớp cháu con quyết chí mở đường Hồ Chí Minh huyền thoại trên rừng Trường Sơn và trên biển Đông để "giành độc lập" , thống nhất Tổ Quốc. Và kết quả là ngày 30/04/1975 "Bác Hồ ơi! Toàn thắng đã về ta":


"Ôi, buổi trưa nay, tuyệt trần nắng đẹp
Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta
Chúng con đến, xanh ngời ánh thép
Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa"
(Tố Hữu)


Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, cuộc sống hoà bình hôm nay, noi theo tấm gương Bác Hồ, nối tiếp các đàn anh lớp trước, hàng ngày hàng giờ, thế hệ mới của chúng ta đã xuất hiện biết bao tấm gương đẹp về lòng kiên trì, chí lớn đã làm nên "sự nghiệp lớn". Đó là bác sĩ Nguyễn Tài Thu, người đã đưa nền y học châm cứu Việt Nam thành một thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Đó còn là vận động viên wushu Thuý Hiền, vận động viên nhảy cao Bùi Thị Nhung, vận động viên cử tạ Hoàng Anh Tuấn đã giành được Huy Chương Vàng thể thao Segame để cho lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc Việt Nam kiêu hãnh tung bay trên đấu trường Đông Nam Á. Và đây là tấm gương "kiên trì", "quyết chí", "bền lòng" , vượt qua số phận hiểm nghèo của mình để làm nên sự nghiệp phi thường như là "đào núi" và "lấp biển" vậy. Đấy là anh Bạch Đình Vinh được chương trình ti vi "Người đương thời" hết lời ca ngợi: vì một tai nạn giao thông, anh Vinh bị bại liệt toàn thân, bị chấn thương nặng nội tạng, khuôn mặt bị biến dạng và mất luôn cả tiếng nói. Thế nhưng với một ý chí, nghị lực phi thường, anh đã không gục ngã, mà đứng lên viết tiếp trang cổ tích của cuộc đời mình: sinh viên ba trường Đại học: Giao thông vận tải, Thương Mại, Khoa công nghệ thông tin – Đại học Bách Khoa Hà Nội.


Lời dạy của Bác là một bài học vô cùng quý giá cho mỗi chúng ta về phương châm sống. Nó đã trở thành bí quyết quan trọng nhất giúp chúng ta thực hiện ước mơ hoài bão của bản thân. Lời dạy đó còn giúp ta có ý chí nghị lực để vượt qua những khó khăn lớn lao thường gặp, để quyết đạt cho được ước mơ của mình. Như thế cũng có nghĩa là lời dạy của Người còn đem lại cho ta lòng tự tin. Khi có được lòng tự tin, chúng ta sẽ có một sức mạnh tinh thần vô địch để làm nên tất cả.


Tuy nhiên, chúng ta nên phải hiểu lời khuyên của Bác một cách đúng đắn và thiết thực. Quyết tâm, ý chí của ta phải đi đôi với hành động, chứ không được quyết tâm suông mà có thể làm nên được sự nghiệp lớn. Và những ước mơ, khát vọng của ta phải phù hợp với điều kiện thực tế, hoàn cảnh chủ quan, khách quan, những tiền đề vật chất nhất định, nếu không chúng ta sẽ trở thành những người phiêu lưu mạo hiểm, những kẻ mơ mộng hão huyền. Hiểu như vậy, chúng ta càng thấm thía lời dạy của Bác Hồ vô cùng đúng đắn.


Tóm lại bốn câu thơ trên của Bác là một lời khuyên vô cùng quý báu. Bằng trí tuệ sắc sảo, Bác đã vạch ra chân lý, bằng trái tim tràn đầy tình yêu thanh niên, Bác đã ân cần khuyên nhủ, động viên mọi thế hệ hôm nay và mai sau có được phương pháp hành động và suy nghĩ đúng đắn nhằm chiếm lĩnh được những "đỉnh Ôlimpia" của cuộc đời và sự nghiệp.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .