Top 14 Bài văn giải thích câu "Một cây làm chẳng lên non...." (lớp 7) hay nhất

1441

Những câu ca dao, tục ngữ chính là những kinh nghiệm, những bài học quý báu của nhân dân nêu lên những bài học nhân sinh để mọi người vận dụng, điểu đạt tư tưởng...xem thêm ...

Top 0
(có 1 lượt vote)

Bài văn giải thích câu "Một cây làm chẳng lên non...." - mẫu 1

Có ai đã từng nói rằng: “Muốn đi nhanh hãy đi một mình. Muốn đi xa phải đi cùng nhau”. Câu nói gợi cho người đọc suy nghĩ về vai trò của sự đoàn kết trong cuộc sống. Điều đó cũng được ông cha ta nhắn nhủ qua câu:


“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”


Câu nói đã sử dụng hình ảnh giàu tính biểu tượng. Theo nghĩa đen, chúng ta hiểu đơn giản rằng một cây không thể làm nên núi rừng rộng lớn, mà một khu rừng phải được tạo thành bởi nhiều cây cối. Còn theo nghĩa bóng, “một cây” chỉ số ít, thể hiện cho cá nhân. “Ba cây” chỉ số nhiều, thể hiện cho một tập thể. “Chụm lại” là hành động thể hiện của sự đoàn kết, đồng lòng. Và “nên hòn núi cao” có nghĩa là làm nên thành công. Câu tục ngữ đã khuyên nhủ con người cần biết đoàn kết.

Mỗi người đều có thể hoàn tự thành tốt công việc của bản thân.


Nhưng trong một số trường hợp, chúng ta cần nhận được sự giúp đỡ của những người xung quanh, hay biết đoàn kết với tập thể để có thể vượt qua khó khăn, thực hiện mọi việc một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đoàn kết tạo nên sự gắn bó giữa các cá nhân, từ đó tạo thành một tập thể có sức mạnh to lớn. Nhìn vào lịch sử của dân tộc Việt Nam trải qua nhiều năm chiến đấu để bảo vệ đất nước. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhân dân ta cùng đồng lòng chống lại kẻ thù, giành lại độc lập tự do. Ở hiện tại, chúng ta có thể kể đến tinh thần đoàn kết qua những việc làm ý nghĩa: chung tay bảo vệ môi trường, chống nạn phân biệt chủng tộc, giúp đỡ nhau vượt qua thiên tai hay dịch bệnh…


Hiện nay, rất nhiều người có lối sống ích kỉ, chỉ biết chạy theo lợi ích cá nhân mà sẵn sàng bán đứng lợi ích của tập thể. Nhiều người còn tìm cách chia rẽ, chống phá sự đoàn kết của quốc gia. Đó quả là những hành vi đáng lên án và xử lí nghiêm minh.


Có thể thấy rằng, bài học giá trị về sự đoàn kết vẫn còn mãi trong câu tục ngữ trên. Mỗi người cần hiểu được ý nghĩa lớn lao của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài văn giải thích câu "Một cây làm chẳng lên non...." - mẫu 2

Đoàn kết là mộ truyền thống đáng quý của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy mà ông ta đã gửi gắm lời khuyên để nhắc nhở thế hệ sau qua câu tục ngữ:


“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”


Câu tục ngữ đã sử dụng hình ảnh giàu tính biểu tượng. Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nói rằng một cây không thể làm nên núi rừng rộng lớn, mà một khu rừng phải được tạo thành bởi rất nhiều cây cối. Xét về nghĩa bóng, “một cây” chỉ sự tồn tại riêng lẻ, “ba cây” chỉ tập thể, hành động “chụm lại” nói đến sự đoàn kết, hợp nhất một lòng sẽ tạo thành “núi cao” có nghĩa là đích đến, là thành công. Như vậy, nhờ có sự chung sức, đồng lòng mà “làm nên hòn núi cao” đó là làm nên việc lớn. Qua đó, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người cần biết sống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.


Tinh thần đoàn kết có vai trò quan trọng. Trong cuộc sống, có những công việc, khi biết đoàn kết với mọi người xung quanh sẽ hoàn thành một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn. Lịch sử Việt Nam chính là một dẫn chứng thuyết về sự đoàn kết. Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân ta đã cùng đoàn kết để chống lại kẻ thù. Không phân biệt già trẻ, nam nữ hay tầng lớp địa vị, hễ cứ là người Việt Nam thì đều muốn đóng góp vào công cuộc cứu nước.


Cho đến ngày hôm nay, tinh thần đoàn kết vẫn tiếp tục được nhân dân ta phát huy. Chắc hẳn chúng ta sẽ không thể quên được những ngày tháng cả nước cùng nhau chống lại đại dịch Covid-19. Tinh thần đoàn kết được thể hiện qua sự đồng lòng của nhân dân với các biện pháp phòng chống dịch bệnh của nhà nước. Mỗi gia đình đã trở thành một pháo đài, còn mỗi người dân trở thành một chiến sĩ. Chúng ta cùng giúp đỡ nhau từ những điều nhỏ nhất với ý chí, quyết tâm đánh bại dịch bệnh, và một ngày kia đất nước sẽ chiến thắng, cuộc sống sẽ trở lại bình thường.


Có đôi khi, tinh thần đoàn kết được thể hiện ở những hành động rất đơn giản. Nhưng lại đem lại sức mạnh to lớn, giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đạt được thành công. Giống như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định rằng: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Còn với một học sinh, đoàn kết được thể hiện khi biết giúp đỡ bạn bè xung quanh hoặc cùng nhau hoàn thành tốt công việc lao động.


Tóm lại, câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non” đã đem đến cho mỗi người Việt Nam một lời khuyên quý giá. Đoàn kết sẽ tạo ra sức mạnh to lớn để giúp con người vượt qua mọi thử thách, tiến đến đích thành công.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài văn giải thích câu "Một cây làm chẳng lên non...." - mẫu 3

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Cũng đồng quan điểm đó, ông cha ta đã gửi gắm lời khuyên qua câu tục ngữ:


“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”


Đầu tiên, cần hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ trên. Nếu xét về nghĩa đen, một cây không thể làm nên núi rừng rộng lớn, mà một khu rừng được tạo thành bởi rất nhiều cây cối. Còn xét về nghĩa bóng, “một cây” chỉ sự tồn tại riêng lẻ, đơn độc, “ba cây” chỉ một tập thể to lớn, hành động “chụm lại” nói đến sự đoàn kết, hợp nhất một lòng sẽ tạo thành “núi cao” có nghĩa là đích đến, thành công hay thắng lợi. Câu tục ngữ đề cao vai trò của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống của con người.


Đôi khi, chúng ta không thể tự mình hoàn thành được mọi công việc trong cuộc sống. Chỉ có cùng nhau đoàn kết lại mới có thể hoàn thành được những việc lớn lao trong cuộc sống. Trong quá khứ, dưới sự lãnh đạo của những vị tướng lĩnh tài ba, nhân dân ta đã cùng nhau chống lại kẻ thù xâm lược. Từ cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng, bà Triệu đến Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân. Rồi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng hay cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo vương - Trần Quốc Tuấn ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông… Còn trong cuộc sống hôm nay, tinh thần đoàn kết của mỗi công dân được thể hiện từ những hành động như: chung tay đẩy lùi đại dịch Covid-19, giúp đỡ đồng bào miền Trung chịu ảnh hưởng của thiên tai, nói không với những thông tin chống phá lại nhà nước…


Không chỉ là đoàn kết trong một nước, mà ngay cả nhân loại cũng phải đoàn kết trong những vấn đề có tính toàn cầu như bảo vệ môi trường, chống lại chiến tranh hạt nhân, nạn phân biệt chủng tộc… để xây dựng một thế giới văn minh hơn. Với một học sinh, sự đoàn kết được thể hiện trong chính môi trường lớp học. Đó là sự giúp đỡ giữa các thành viên trong lớp, thực hiện tốt các nội quy của lớp, của trường, tích cực rèn luyện…


Tóm lại, câu tục ngữ chứa đựng bài học sâu sắc về cuộc sống. Bởi “Đoàn kết là sức mạnh vô địch” giống như lời khuyên của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài văn giải thích câu "Một cây làm chẳng lên non...." - mẫu 4

Đoàn kết vốn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Nhằm răn dạy con người phải giữ gìn truyền thống đó, ông cha ta có câu:


“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”


Trước hết, “một cây” chỉ số ít, thể hiện cho con người đang ở vào thế riêng lẻ và đơn độc. Còn “ba cây” chỉ số nhiều, thể hiện cho một tập thể mạnh mẽ. “Chụm lại” là hành động thể hiện của sự đoàn kết, đồng lòng. Nhờ có sự chung sức, đồng lòng mà “làm nên hòn núi cao” đó là làm nên việc lớn. Câu tục ngữ khuyên nhủ mỗi người về tinh thần đoàn kết trong cuộc sống.


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định rằng: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Bất kì công việc nào, nếu chỉ làm một mình sẽ mất rất nhiều thời gian mới hoàn thành, thậm chí là không thể hoàn thành. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có giải quyết được khó khăn, hoàn thành nhanh chóng hơn.


Từ trong quá khứ, dân tộc Việt Nam vẫn luôn đoàn kết để chống lại những kẻ thù xâm lược. Kế thừa lịch sử ở hiện tại, chúng ta đã phát huy được truyền thống đó. Các chương trình từ thiện, nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh gặp khó khăn vẫn luôn được duy trì và phát triển trong cộng đồng như chương trình “Trái tim cho em” dành cho các bệnh nhi bị tim bẩm sinh, chương trình “Lục lạc vàng” trao tặng bò cho những gia đình trong lao động sản xuất, chương trình “Cặp lá yêu thương” giúp đỡ những em nhỏ trong học tập… Ngay cả học sinh cũng được giáo dục tinh thần đoàn kết, lá lành đùm lá rách ngay từ khi còn trên ghế nhà trường qua các bài giảng cũng như những phong trào như “kế hoạch nhỏ ủng hộ các bạn học sinh nghèo vượt khó”...


Tinh thần đoàn kết không chỉ trong một quốc gia mà còn ở từng tập thể nhỏ khác. Và còn rộng lớn hơn là đối với toàn nhân loại. Con người cần phải chung tay để giải quyết các vấn đề có tính toàn cầu như: ô nhiễm môi trường, phân biệt chủng tộc, thiên tai dịch bệnh, vũ khí hạt nhân… Đó là những vấn đề vô cùng cấp thiết có ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống của toàn nhân loại.


Nhưng thật đáng buồn khi có một phận vẫn tìm cách gây rối, chống phá và tìm cách chia rẽ đoàn kết dân tộc. Trong các cuộc chiến tranh có biết bao nhiêu người dân Việt Nam vì vinh quang phú quý hay bảo toàn mạng sống mà sẵn sàng bán đứng tổ quốc, làm tay sai cho kẻ thù xâm lược. Ở xã hội hiện tại có biết bao con người lan truyền những tin đồn thất thiết nhằm chống phá cách mạng, gây hoang mang lòng dân...


Tóm lại, câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” đã đề cập đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam - đoàn kết.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài văn giải thích câu "Một cây làm chẳng lên non...." - mẫu 5

Tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh vô cùng to lớn. Điều này được thể hiện rõ trong quá trình đấu tranh và lao động sản xuất của người dân. Ông cha ta đã có câu:


“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”


Trước hết, “một cây” chỉ số ít sự đơn lẻ yếu ớt không làm thành rừng cây ngọn núi. Còn “ba cây” chỉ số nhiều tạo lên sức mạnh làm thành rừng cây. Còn “chụm lại” thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng quyết tâm. Từ ý nghĩa đó, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ nói về tinh thần đoàn kết đồng lòng của con người, của dân tộc. Cha ông ta đã đúc rút ra câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Vì trong một công việc dù đơn giản hay khó khăn mà chỉ có một người tự lo, tự làm thì sẽ mất nhiều thời gian công sức mới hoàn thành, thậm chí không thể làm nổi vì không đủ sức lực và trí tuệ để vượt qua. Nhưng ngược lại nếu một công việc dù khó khăn đến mấy mà nhiều người đồng lòng đoàn kết quyết tâm thực hiện thì chắc chắn sẽ thành công bởi nó là sức mạnh trí tuệ của tập thể phát huy cao độ nhất.


Tinh thần đoàn kết đi đến chiến thắng được thể hiện rất rõ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Từ xa xưa, nhờ có tinh thần đoàn kết mà cha ông ta đã dời non lấp biển mở mang bờ cõi làm nên những cánh đồng màu mỡ. Lịch sử đấu tranh từ thời bà Trưng, bà Triệu rồi các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập rồi đến chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết. Và sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”


Ngày nay trên con đường phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa hàng triệu con người Việt nam vẫn đang chung tay góp sức, vượt qua những khó khăn: ủng hộ người nghèo, ủng hộ miền trung gặp thiên tai lũ lụt, chúng ta chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nêu cao truyền thống đại đoàn kết dân tộc.


Tuy nhiên trong xã hội vẫn không ít những kẻ luôn gây rối, phá hoại, thành quả lao động, cách mạng gây chia rẽ bè phái cộng động dân tộc, những kẻ phản động đó cần phải trừng trị. Đoàn kết gắn bó không phải là kết bè, kết phái để chống đối tổ quốc, tập thể, bảo vệ quyền lợi cá nhân chống đối lại lợi ích tập thể.


Như vậy đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta nó được phát huy hiệu quả trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Là học sinh chúng ta cần đoàn kết bạn bè để cùng nhau vươn lên trong học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài văn giải thích câu "Một cây làm chẳng lên non...." - mẫu 6

Một trong những truyền thống quý giá của dân tộc Việt Nam là đoàn kết. Điều đó đã được thể hiện qua lời khuyên của ông cha ta:


“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”


“Một cây” chỉ số ít, thể hiện cho con người đang ở vào thế riêng lẻ và đơn độc. Còn “ba cây” chỉ số nhiều, thể hiện cho một tập thể mạnh mẽ. “Chụm lại” là hành động thể hiện của sự đoàn kết, đồng lòng. Chỉ khi có sự đoàn kết ấy, chúng ta mới “nên hòn núi cao” tức là vươn tới đích đến, vươn tới thành công. Câu tục ngữ đã khuyên nhủ con người về sức mạnh của sự đoàn kết. Nếu chúng ta có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công.


Điều đó đã được thể hiện từ trong cuộc sống của con người Việt Nam. Đất nước Việt Nam đã trả qua hàng nghìn năm dưới ách đô hộ của các cường quốc. Từ các triều đại phong kiến phương Bắc đến thực dân Pháp, đế quốc Mĩ. Nhưng khi đối đầu với bất cứ kẻ thù nào, nhân dân ta cũng đồng lòng để đánh tan kẻ thù ấy. Từ khởi nghĩa hai bà Trưng, bà Triệu đến Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân. Rồi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng hay cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt và cả Hưng Đạo vương - Trần Quốc Tuấn ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông…

Đặc biệt là tinh thần ấy trong cuộc sống hiện tại càng được thể hiện rõ hơn.


Những ngày của năm 2020 - những ngày mà đại dịch Covid-19 diễn ra. Khi nhiều cường quốc trên thế giới phải điêu đứng trước dịch bệnh, thì Việt Nam vẫn tự hào là nước kiểm soát dịch bệnh tốt. Những biện pháp kiểm soát dịch bệnh, chính sách hỗ trợ người chịu ảnh hưởng bởi đại dịch… của nhà nước. Những hành động hỗ trợ thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân. Những hành động thể hiện trách nhiệm cộng đồng của các y bác sĩ… Tất cả đều đã thể hiện được tinh thần đoàn kết. Thật tự hào khi Việt Nam là nước dám lựa chọn đánh đổi phát triển kinh tế để bảo vệ tính mạng của người dân. Tuy còn một bộ phận không nhỏ những người vì lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích dân tộc. Nhưng tựu chung lại, dân tộc Việt Nam vẫn thể hiện được một tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng chống lại dịch bệnh Covid-19. Ai cũng hiểu đây là một cuộc chiến dài ngày và cần phải có sự đoàn kết mới có thể chiến thắng được trận chiến này.


Với bản thân một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Việc ý thức được vai trò của đoàn kết là vô cùng quan trọng. Điều đó giúp tôi có thêm sức mạnh từ bạn bè để hoàn thành tốt mục tiêu của bản thân. Cũng như nhận được sự yêu thương từ những người xung quanh khi biết giúp đỡ người khác. Đoàn kết trong học tập, lao động chính là việc làm cụ thể nhất của mỗi học sinh.


Tóm lại, câu nói trên là một lời khuyên vô cùng đúng đắn. Mỗi người cần ý thức được điều đó để duy trì và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 6
(có 0 lượt vote)

Bài văn giải thích câu "Một cây làm chẳng lên non...." - mẫu 7

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đoàn kết vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ ngàn đời. Và ông cha ta cũng từng khẳng định điều đó qua câu tục ngữ:


Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao


Đầu tiên, cần phải hiểu được nghĩa đen của câu tục ngữ trên. Nếu chỉ có một cái cây nhỏ bé, đơn độc sẽ chẳng thể nào tạo nên được một khu rừng rộng lớn. Đó có lẽ là thực tế mà mỗi chúng ta đều có thể nhận biết được. Nhưng ý nghĩa sâu xa lại không chỉ có vậy. “Một cây” chỉ số ít, thể hiện cho con người đang ở vào thế riêng lẻ và đơn độc. Còn “ba cây” chỉ số nhiều, thể hiện cho một tập thể mạnh mẽ. “Chụm lại” là hành động thể hiện của sự đoàn kết, đồng lòng. Chỉ khi có sự đoàn kết ấy, chúng ta mới “nên hòn núi cao” tức là vươn tới đích đến, vươn tới thành công. Như vậy, câu tục ngữ muốn gửi gắm đến mỗi người bài học tinh thần đoàn kết đem đến cho chúng ta sức mạnh, vượt qua mọi thử thách và khó khăn để đạt được thành công.


Lịch sử của đất nước Việt Nam trải qua bao nhiêu năm là gắn với bấy nhiêu năm chiến đấu để bảo vệ đất nước. Có lẽ sẽ không ai quên trang sử vẻ vang với một nghìn năm Bắc thuộc với những cuộc đấu tranh: Từ khởi nghĩa hai bà Trưng, bà Triệu đến Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân. Rồi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng hay cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt và cả Hưng Đạo vương - Trần Quốc Tuấn ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông … Nhưng có phải kể đến cuộc chiến đấu khốc liệt nhất đó là kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ. Dù cho là cuộc chiến đấu nào, bên cạnh tài năng lãnh đạo của những con người kiệt xuất, còn có sự đoàn kết từ quân đến dân trên dưới một lòng chống lại kẻ thù. Nhờ vậy, dân tộc ta mới có được nền hòa bình và hạnh phúc như ngày hôm nay.


Đó là trang sử hào hùng và không ai mãi ngủ quên trong quá khứ. Hiện tại hôm nay, dân tộc Việt Nam cũng học tập tấm gương của ông cha. Đoàn kết cùng nhau chống lại dịch bệnh Covid-19 đang kéo dài. Tinh thần tương thân tương ái hỗ trợ giúp đỡ về vật chất dành cho những bác sĩ, y tá tại các bệnh viện. Sự giúp đỡ đến những người khó khăn: cây ATM gạo, điểm phát đồ ăn miễn phí… Đặc biệt là toàn dân tin tưởng vào phương pháp phong dịch của Đảng và Nhà nước. Điều đó cũng thể hiện được tinh thần đoàn kết một lòng của nhân dân ta.


Quả thật, đoàn kết đã tạo nên sức mạnh to lớn, nhưng nó không chỉ cần có ở một phạm vi người dân của một quốc gia. Mà cần phải tồn tại ở mọi đơn vị, từ lớn đến bé. Thậm chí, là sự đoàn kết của toàn bộ nhân loại để chống lại dịch bệnh, chiến tranh và thiên tai. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít những người trong xã hội luôn tìm cách gây rối, chống phá và tìm cách chia rẽ đoàn kết dân tộc. Trong các cuộc chiến tranh có biết bao nhiêu người dân Việt Nam vì vinh quang phú quý hay bảo toàn mạng sống mà sẵn sàng bán đứng tổ quốc, làm tay sai cho kẻ thù xâm lược. Ở xã hội hiện tại có biết bao con người lan truyền những tin đồn thất thiết nhằm chống phá cách mạng, gây hoang mang lòng dân… Đó chính là những hành vi đáng lên án và cần tránh xa.


Như vậy, câu tục ngữ đã đem đến cho con người một bài học thật ý nghĩa về tinh thần đoàn kết trong cuộc sống. Đối với mỗi học sinh cần phải biết đoàn kết với bạn bè để cùng nhau vươn lên trong học tập. Hãy luôn nhớ rằng “Đoàn kết là sức mạnh”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 7
(có 0 lượt vote)

Bài văn giải thích câu "Một cây làm chẳng lên non...." - mẫu 8

Đoàn kết là truyền thống lâu đời của nhân dân Việt Nam. Khi đề cập đến vấn đề này, ông cha ta có câu:


Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao


Tìm hiểu về câu tục ngữ này, chúng ta thấy được những nét nghĩa quen thuộc: nghĩa đen và nghĩa bóng. Nếu nghĩa đen chỉ hiểu đơn giản rằng một cái cây thật nhỏ bé không thể làm nên cả rừng xanh, chỉ khi có thật nhiều cây mới làm nên một khu rừng rộng lớn. Thì nghĩa bóng lại ẩn chứa những lời khuyên đầy sâu sắc. Một người không thể giải quyết được những việc khó khăn, to lớn. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn. Như vậy, câu nói trên nhắc nhở con người về tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc tránh lối sống cá nhân, ích kỉ.


Có lẽ không ai quên được cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hào hùng của dân tộc. Hàng nghìn con người Việt Nam đã ngã xuống vì cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Trong những năm tháng ấy, chỉ cần là người Việt Nam - không phân biệt vùng miền, tiếng nói khác nhau đều chung một lòng yêu nước giúp đỡ lẫn nhau chống lại kẻ thù. Biết bao câu chuyện cảm động về những người dân bảo nuôi giấu cán bộ cách mạng, những người lính nguyện chết bảo vệ nhân dân… Họ đã sống và chết với một tinh thần:


Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa

(Đất nước, Nguyễn Đình Thi)


Nếu không có sự đoàn kết trên dưới một lòng ấy, có lẽ, dân tộc Việt Nam đã không được hưởng sự hòa bình, ấm êm trong hiện tại. Ngày hôm nay, khi đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, con người Việt Nam cũng không quên đi truyền thống quý báu của dân tộc. Cùng nhau chung sức chung lòng đưa đất nước ngày một phát triển. Giúp đỡ nhau với tấm lòng tương thân tương ái…


Đối với một học sinh như chúng tôi, việc học và làm theo truyền thống đoàn kết cũng vô cùng quan trọng. Đoàn kết trong học tập, trong lao động sẽ giúp mỗi học sinh bỏ đi lối sống ích kỷ và biết chia sẻ giúp đỡ những người xung quanh hơn. Quả thật, mỗi người chúng ta nên ý thức được vai trò to lớn của tinh thần đoàn kết. Hãy chung tay bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy trong tương lai cũng như mãi đến mai sau.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 8
(có 0 lượt vote)

Bài văn giải thích câu "Một cây làm chẳng lên non...." - mẫu 9

Dân tộc Việt Nam trả qua hàng ngàn năm lịch sử với biết bao thăng trầm và biến động. Để có được hòa bình và hạnh phúc cho nhân dân như ngày hôm nay, có lẽ chúng ta đã phải hy sinh biết bao nhiêu xương máu. Không chỉ vậy, đó còn là nhờ vào truyền thống đoàn kết của nhân dân ta. Khi bàn về vấn đề này, tôi lại nhớ đến câu tục ngữ:


Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao


Quả thật, đây là một lời răn dạy đầy sâu sắc của ông cha ta. Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nhắn nhủ rằng một cái cây thật nhỏ bé không thể làm nên cả rừng xanh, chỉ khi có thật nhiều cây mới làm nên một khu rừng rộng lớn. Còn xét theo nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn gửi gắm đến mỗi người bài học tinh thần đoàn kết đem đến cho chúng ta sức mạnh, vượt qua mọi thử thách và khó khăn để đạt được thành công. “Một cây” chỉ số ít, thể hiện cho con người đang ở vào thế riêng lẻ và đơn độc. Còn “ba cây” chỉ số nhiều, thể hiện cho một tập thể mạnh mẽ. “Chụm lại” là hành động thể hiện của sự đoàn kết, đồng lòng. Chỉ khi có sự đoàn kết ấy, chúng ta mới “nên hòn núi cao” tức là vươn tới đích đến, vươn tới thành công.


Thực tế đã chứng minh, trong lao động hay chiến đấu, con người cần đoàn kết mới có thể giành chiến thắng. Trong chiến đấu: Nhân dân lao động thế giới cần phải đoàn kết mới có thể đánh bại được chủ nghĩa phát xít; Nhân dân Việt Nam cần phải đoàn kết mới có thể đẩy lùi quân xâm lược. Trong lao động: Người nông dân cần phải biết giúp đỡ nhau mới tạo ra một mùa màng bội thu; Doanh nghiệp Việt Nam cần hỗ trợ lẫn nhau mới có thể vươn tầm thế giới…


Đoàn kết chính là sức mạnh to lớn, đẩy lùi mọi khó khăn. Hình ảnh “góp gió thành bão” cũng chính là một biểu tượng cho sự đoàn kết, hợp tác. Câu tục ngữ trên tuy chỉ sử dụng hình ảnh giản dị nhưng lại mang tính biểu tượng cao. Gợi cho con người một bài học thật sâu sắc. Còn với những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, để có thể nối tiếp truyền thống đoàn kết của cha ông, chúng ta cần xây dựng tinh thần đoàn kết từ ngay trong tổ, trong lớp, trong trường. Chính tình đoàn kết ấy sẽ làm tăng sức mạnh cho học sinh trong học tập và trong cuộc sống.


Tóm lại, đoàn kết chính là cội nguồn của sức mạnh, cũng là yếu tố quan trọng trong cuộc đấu tranh sinh tồn và phát triển của con người. Hãy mãi ghi nhớ câu tục ngữ này như một lời răn dạy quý giá.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 9
(có 0 lượt vote)

Bài văn giải thích câu "Một cây làm chẳng lên non...." - mẫu 10

Kho tàng tục ngữ của dân tộc đã để lại nhiều bài học quý giá cho dân tộc Việt Nam. Một trong số đó là câu tục ngữ:


“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.


Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nói rằng nếu chỉ có một cái cây nhỏ bé, đơn độc sẽ chẳng thể nào tạo nên được một khu rừng rộng lớn. Nhưng xét về nghĩa bóng, “một cây” chỉ số ít, thể hiện cho con người đang ở vào thế riêng lẻ và đơn độc. Còn “ba cây” chỉ số nhiều, thể hiện cho một tập thể mạnh mẽ. “Chụm lại” là hành động thể hiện của sự đoàn kết, đồng lòng. Như vậy, ý nghĩa của cả câu tục ngữ là chỉ có một người thì không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công. Con người cần đoàn kết thì mới tạo ra sức mạnh để tiến đến thành công.


Lịch sử dân tộc là minh chứng hùng hồn của tinh thần đoàn kết. Nhân dân ta đã cùng nhau chống lại giặc phương Bắc xâm lược. Hay là những đế quốc hùng mạnh như Pháp, Mỹ. Trong ngày hôm nay, điều đó vẫn được thể hiện qua việc hỗ trợ ủng hộ đồng bào miền Trung đang phải chống chọi với cơn lũ lớn nhất trong suốt những năm qua, hay tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch Covid-19…


Tinh thần đoàn kết là rất cần thiết để xây dựng một xã hội, đất nước lớn mạnh, giàu đẹp. Vậy mà vẫn có những cá nhân, tập thể nhỏ lẻ muốn phá vỡ sự đoàn kết ấy. Cần lên án và phê phán những hành động như vậy.


Tinh thần đoàn kết thông qua câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” thật là lớn lao và ý nghĩa. Mỗi người hãy luôn ghi nhớ câu tục ngữ này như một bài học quý giá cho bản thân mình về ý thức trách nhiệm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 10
(có 0 lượt vote)

Bài văn giải thích câu "Một cây làm chẳng lên non...." - mẫu 11

Tục ngữ được coi là “chiếc túi khôn” của nhân loại. Mỗi câu tục ngữ đều chứa đựng một bài học giá trị. Và câu “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” cũng vậy.


Nếu về nghĩa đen thì ý nghĩa của câu tục ngữ trên rất đơn giản. Một cây đơn độc không thể làm nên một khu rừng mà phải cần có nhiều cây tạo thành. Còn về nghĩa bóng, “một cây” chỉ số ít, “ba cây” chỉ số nhiều, “chụm lại” là hành động thể hiện sự đồng lòng, chung sức. Một người không thể giải quyết được những việc khó khăn, to lớn. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn. Tóm lại, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người biết đoàn kết.


Tinh thần đoàn kết đã được thể hiện từ trong cuộc sống lao động hàng ngày đến những năm tháng chiến đấu bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Đó là sức mạnh tạo nên chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chiến thắng quân Nguyên - Mông, cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp… Đến ngày nay, dân tộc ta đã thể hiện tinh thần đoàn kết trong đại dịch Covid-19. Khi nhiều cường quốc trên thế giới phải điêu đứng trước dịch bệnh, thì Việt Nam vẫn tự hào là nước kiểm soát dịch bệnh tốt.


Những biện pháp kiểm soát dịch bệnh, chính sách hỗ trợ người chịu ảnh hưởng bởi đại dịch… của nhà nước. Những hành động hỗ trợ thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân. Những hành động thể hiện trách nhiệm cộng đồng của các y bác sĩ… Tất cả đều đã thể hiện được tinh thần đoàn kết. Thật tự hào khi Việt Nam là nước dám lựa chọn đánh đổi phát triển kinh tế để bảo vệ tính mạng của người dân.


Như vậy, câu tục ngữ trên là một bài học quý giá về sự đoàn kết đối với mỗi người. Cũng giống như lời răn dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 11
(có 0 lượt vote)

Bài văn giải thích câu "Một cây làm chẳng lên non...." - mẫu 12

Nhân dân ta vốn có truyền thống đoàn kết. Điều đó đã được thể hiện qua thực tế. Không chỉ vậy, ông cha ta còn gửi gắm điều đó qua câu:


“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”


Xét theo nghĩa đen, chúng ta hiểu rằng một cái cây nhỏ bé không thể tạo nên núi rừng rộng lớn. Mà rừng cây được tạo ra từ rất nhiều cây cối. Xét về nghĩa bóng, “một cây” chỉ sự tồn tại đơn độc, còn “ba cây” chỉ một tập thể. Hành động “chụm lại” nói về sự hợp nhất một lòng sẽ tạo thành “núi cao” có nghĩa là đích đến, thành công hay thắng lợi. Như vậy, câu tục ngữ đề cao tinh thần đoàn kết trong mọi hoàn cảnh mới làm nên thành công, có được kết quả tốt.


Tinh thần đoàn kết đã được thể hiện từ trong quá khứ đến hiện tại. Lịch sử của dân tộc Việt Nam trải qua những năm tháng đấu tranh để bảo vệ đất nước. Từ các triều đại phong kiến phương Bắc đến thực dân Pháp, đế quốc Mĩ. Nhưng khi đối đầu với bất cứ kẻ thù nào, nhân dân ta cũng đồng lòng để đánh tan kẻ thù ấy. Cho đến ngày hôm nay, tinh thần đoàn kết còn gắn liền với tấm lòng tương thân tương ái.


Đại dịch Covid-19 xảy ra khiến cho thế giới phải gánh chịu nhiều đau thương, trong đó có cả Việt Nam. Nhưng dù trong hoàn cảnh đó, con người Việt Nam vẫn đoàn kết một lòng để vượt qua. Đảng và Nhà nước đã ban hành các quy định để ứng phó với dịch bệnh. Các y bác sĩ xung phong lên tuyến đầu chống dịch không quản ngại cả đều đã thể hiện được tinh thần đoàn kết. Mọi người dân đều nghiêm túc chấp hành những quy định về phòng chống dịch bệnh. Tất cả đã thể hiện được sự đồng lòng của của toàn thể đất nước, với niềm tin rằng một ngày không xa chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch.


Bên cạnh đó, vẫn còn một số những cá nhân, tập thể sống vô trách nhiệm. Họ luôn xa rời với lợi ích của tập thể, sống vị kỉ và không có tinh thần đoàn kết. Những hành vi đó sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.


Như vậy, câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non” đã để lại bài học quý giá. Mỗi người hãy ghi nhớ để từ đó có được nhận thức đúng đắn cho bản thân.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 12
(có 0 lượt vote)

Bài văn giải thích câu "Một cây làm chẳng lên non...." - mẫu 13

Như ta được biết tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh vô cùng to lớn. Điều này được thể hiện rõ trong quá trình đấu tranh và lao động sản xuất của  người dân. Điều này đã được cha ông ta đúc kết qua câu tục ngữ:

  • “ Một cây làm chẳng nên non
  • Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Trước hết ta cần hiểu “ một cây” là chỉ số ít sự đơn lẻ yếu ớt không làm thành rừng cây ngọn núi. Còn ” ba cây” chỉ số nhiều tạo lên sức mạnh làm thành rừng cây, làm nên ngọn núi cao, sừng sững. “ Chụm lại” là tinh thần đồng lòng, quyết tâm làm mọi việc. "Cây" trong câu tục ngữ được nhân hóa, trở thành ẩn dụ, một biểu tượng rất sống động và thấm thía nói lên tình yêu thương, tinh thần đoàn kết của cộng đồng, của dân tộc. Như vậy, câu tục ngữ đã nêu lên sức mạnh đoàn kết của dân tộc ta trong mọi hoàn cảnh, trong mọi vấn đề của cuộc sống.


Tại sao trong cuộc sống cần phải có tinh thần đoàn kết? Vì trong một công việc dù đơn giản hay khó khăn mà chỉ có một người tự lo, tự làm thì sẽ mất nhiều thời gian công sức mới hoàn thành, thậm chí không thể làm nổi vì không đủ sức lực và trí tuệ để vượt qua. Nhưng ngược lại nếu một công việc dù khó khăn đến mấy mà nhiều người đồng lòng đoàn kết quyết tâm thực hiện thì chắc chắn sẽ thành công bởi nó là sức mạnh trí tuệ của tập thể phát huy cao độ nhất. Một con đê núng thế cần rất nhiều bao đất, cần rất nhiều bàn tay, công sức của toàn thể nhân dân. Một con bệnh ngặt nghèo cần được tập thể bác sĩ hội chẩn, tìm phương cứu chữa. Nhiều bộ óc và tài năng tập hợp lại mới có những kết quả tốt đẹp và chính xác về công trình khoa học lớn lao... Một tập thể lớp thành công chắc chắn là nhờ vào cả những học sinh trong lớp chứ không phải riêng một cá nhân nào. Ngay từ trong gia đinh, nếu ta yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, cả gia đình được thuận hòa, hạnh phúc, ở xóm làng, nếu biết một lòng đoàn kết tất cả sẽ yên vui, những tệ nạn xấu xa như ma túy, trộm cắp khó lòng xâm nhập. Nếu người dân cả nước biết phát huy tinh thần đoàn kết trong mọi lĩnh vực thì hoạn nạn nào không được khắc phục, khó khăn nào không thể vượt qua?


Ngày nay trên con đường phát triển nền nông nghiệp, công nghiệp hiện đại, văn hóa tiên tiến... phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, nhân dân ta đã và đang nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc khép lại quá khứ, hướng về tương lai. Hàng triệu con người đồng tâm, nhất trí, góp sức, góp tiền của... cùng nhau xây dựng Tổ quốc. Từ ngàn đời nhờ có tinh thần đoàn kết mà cha ông ta đã mở mang bờ cõi. Đoàn kết còn dẫn đến chiến thắng.Như chúng ta đều biết đó là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Và sinh thời Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “ Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch”. Chúng ta có thể thể hiện tinh thần đoàn kết dù chỉ bằng những việc nhỏ nhặt như trong môi trường học đường thì giúp đỡ bạn bè học tập, tham gia các phong trào do trường lớp, địa phương tổ chức như chiến dịch “Mùa hè xanh”. Ngoài xã hội thì ta có thể chung tay giúp đỡ các cụ già neo đơn, những hoàn cảnh còn khó khăn, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai lũ lụt. Những việc làm ấy dù nhỏ nhoi, ít ỏi nhưng cũng một phần nào chia sẻ, giúp đỡ được cộng đồng. Cuộc sống ngày nay vẫn còn một số người sống lẻ loi, đơn độc, sống không biết gắn bó với tập thể cộng đồng và không biết quan tâm đến những người xung quanh.


Câu tục ngữ: "Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm tại nên hòn núi cao" hàm chứa bài học đoàn kết vô cùng sâu sắc.  Là học sinh chúng ta cần đoàn kết cùng nhau, tu dưỡng đạo đức để hoàn thiện mình, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 13
(có 0 lượt vote)

Bài văn giải thích câu "Một cây làm chẳng lên non...." - mẫu 14

Tự cổ chí kim, từ những buổi hồng hoàng của lịch sử đến thời đại của xã hội văn minh, hiện đại, con người ta đã biết rằng: mỗi cá nhân luôn tồn tại trong một công đồng, và vì thế sức mạnh của tập thể có ý nghĩa vô cùng to lớn. Điều ấy cũng đã được ông cha ta đúc rút qua câu ca dao:

  • Một cây làm chẳng nên non
  • Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

“Một cây” là chỉ số lượng ít, sợ đơn lẻ, không thể tạo thành một rừng cây. “Ba cây” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện số lượng nhiều và “chụm lại” tượng trưng cho sự đồng lòng, tinh thần đoàn kết. Với lối nói ẩn dụ, dân gian đã truyền dạy cho chúng ta bài học về tinh thần đoàn kết, đồng lòng của con người.


Đây là bài học rất triết lý và sâu sắc. Bởi lẽ, trong cuộc sống, mỗi cá nhân luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách. Nhưng tầm hiểu biết của cá nhân dẫu rộng lớn cũng chỉ như một giọt nước giữa đại dương mênh mông hay như một hạt cát giữa hoang mạc rộng lớn, cùng với đó, trước những thử thách đó, mấy đó có đủ dũng khí, lòng can đảm, ý chí, nghị lực để vượt qua? Và vì thế, “Một cây làm chẳng nên non”.


Và vì thế, chúng ta cần có tinh thần đoàn kết và cần có sức mạnh của tập thể. Bởi “Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”, không ai tồn tại như một thực thể cô đơn mà luôn gắn bản thân trong các mối quan hệ với gia đình, xã hội, với cộng đồng. Như vậy, mỗi tập thể sẽ hội tụ nhiều cá nhân khác nhau trong đó mỗi cá nhân lại có ưu điểm, nhược điểm khác nhau, sẽ hỗ trợ lẫn nhau, mỗi người đóng gióp một phần công sức của mình sẽ taọ thành nguồn sức mạnh vô biên chiến thắng mọi gian lao, thử thách của cuộc đời. Nếu không có sức mạnh của tập thể thì liệu dân tộc Việt Nam ta có thể chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh, hiếu chiến như quân Nguyên- Mông.


Nếu được sống, tồn tại trong một xã hội mà ai cũng là những người với lối sống không ích kỷ, không đặt cái “tôi” của bản thân lên trên, luôn hành động vì bản thân và vì cộng đồng mình đang làm việc thì lẽ dĩ nhiên, cộng đồng ấy sẽ phát triển mạnh mẽ, tạo thành non cao mà vững chắc. Khi tập thể thành công, mỗi cá nhân sẽ luôn được tôn vinh vì cố gắng làm tốt vai trò, nhiệm vụ, hoàn thành sứ mệnh của mình. Ngược lại nếu sống trong tập thể mà các cá nhân ấy không đòn kết, luôn xảy ra mâu thuẫn nội bộ thì tập thể ấy sẽ mãi chẳng thể tìm thấy một tiếng nói chung.


Như vậy, tinh thần đoàn kết có vai trò hết sức to lớn với mỗi cá nhân, cộng đồng. Tuy nhiên, sau khi thời chiến đã đi qua, thời mà cả dân tộc đồng lòng như một để vượt qua kẻ thù vì vận mệnh đất nước, con người lại phải đối mặt với những vấn đề mới, là vấn đề ô nhiễm môi trường, là sự phân biệt giàu- nghèo trong xã hội. Nhưng ngày nay, lối sống vị kỉ đã lấn át nhiều người, chúng ta quá đề cao cái “tôi” của bản thân mà nhiều khi không nghĩ đến cộng đồng, và vì thế sự đồng lòng giữa những người trong một cộng đồng đã không còn mạnh mẽ, lớn lao như trước nữa. Bởi thế, mỗi cá nhân dù sống trong thòi đại nào hay sống trong một cộng đồng nào, hãy liên kết với các thành viên, với những đồng chí, đồng đội của mình thì mới có thể tạo thành một chuỗi mắt xích bền chặt đánh đuổi và vượt qua mọi khó khăn tồn tại trong cuộc sống.


Lời khuyên của cha ông ta mãi mãi là một bài học quý báu dành cho muôn người ở muôn thời đại. Đoàn kết- đó chính là vẻ đẹp, là sức mạnh ngoại lực giúp con người có thể vượt qua hết thẩy mọi khó khăn. Hãy dũng cảm thắp lên niềm tin và hi vọng để được bay cao, bay xa, để kiếm tìm cho bản thân một tầm vóc lớn lao hơn vì xung quanh ta luôn có những ngọn lửa giúp ta tỏa sáng, mãi mãi là thế!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .