Top 7 Bài văn phân tích câu ca dao "Làm trai cho đáng sức trai" (lớp 10) hay nhất
Ca dao tục ngữ luôn chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học dân gian nói riêng và nền văn học nghệ thuật Việt Nam nói chung. Ca dao ngắn gọn nhưng ý...xem thêm ...
Bài văn phân tích câu ca dao "Làm trai cho đáng sức trai" - mẫu 1
Làm trai cho đáng sức trai
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.
Trong kho tàng đồ sộ rất nhiều câu ca dao tục ngữ của ông cha ta về người lao động, tình yêu, nỗi nhớ,… thì có cả những câu ca dao châm biếm và một trong dố đó là bài “Làm trai co đáng sức trai”. Bài ca dao như châm biêm anh chàng chẳng được tích sự gì ra hồn cho dù đó là một việc vô cùng nhỉ nhặt.
Làm trai cho đáng sức trai,
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.
Ở trong câu ca dao trên đây là một câu ca dao châm biếm độc đáo dưới cái cười thích chí thì ẩn chứa một cái nhìn, đó cũng chính là một quan điểm sống về xã hội sâu sắc. Người đọc cũng có thể nhận thấy được với câu ca dao như đã bày tỏ thái độ là đã phản ánh những kẻ siêng ăn, những kẻ biếng làm, châm biếm một anh chàng có thể trạng yếu ớt, và cũng chẳng làm được việc gì ra hồn. Gây ra những điều không hề tốt cho chính bản thân người đó và cho cả xã hội. Người đọc cũng sẽ nhận thấy được với hai câu ca dao đặc sắc ở trên đã tái hiện, đã vẽ nên một bức chân dung thật hài hước và thú vị bằng nghệ thuật phóng đại kết hợp với thủ pháp đối lập, tương phản lẫn nhau.
Người đời xưa thường ngợi ca sức trẻ, sức trai dời non lấp bể. Hay chúng ta cũng nhớ đến câu nói về chí nam nhi 1 thời “Đã mang tiếng sinh ra trong trời đất, thì phải có công gì với núi sông”. Thực sự tất cả đều ca ngợi những vẻ đẹp của một trang nam nhi sức dài vai rộng và họ sẵn sàng hi sinh vì lẽ lớn cao cả.
Thế những trái ngược với đó là hình ảnh của chàng trai trong bài ca dao lại xuất hiện với dáng vẻ mệt mỏi, một vẻ vô cùng yếu ớt một cách bất thường không thể chấp nhận được. Đó chính là hình ảnh của một chàng trai mà lại phải khom lung uốn gối, một loạt các từ miêu tả một hình hình ảnh khó nhọc và phải vất vả lắm. Có thể thấy được chính với từ “gánh” thường được dùng khi mang một vật gì rất nặng và để đi được một quãng đường dài dường như chỉ có việc gánh mới có thể giúp người đó cùng một lúc có thể mang được nhiều đồ đi. Thật bất ngờ khi đọc đến chữ cuối thì khiến người ta bật cười vì chàng trai này chỉ gánh có hai hạt vừng mà thôi. Tiếng cười của bài ca dao dưới đây cũng mang được một thái độ mỉa mai những người dày ăn mỏng làm, lười biếng và hèn nhác.
Thông qua bài ca dao tâ nhận thấy được nghệ thuật độc đáo của câu ca dao, tạo tiếng cười nhưng cười để nhận thấy để tự phải sửa sai, cười để rút ra bài học cho chính bản thân. Thực sự cứ mỗi bài ca dao lại mở cho chúng ta biết bao điều hay lẽ phải, bài học nhìn nhận về cuộc sống về con người. Và đây cũng là một bài học mà ông cha ta đã để lại.
Bài văn phân tích câu ca dao "Làm trai cho đáng sức trai" - mẫu 2
Có thể nói trong kho tàng ca dao tục ngữ của nước ta có biết bao câu hát của người dân lao động, cả về tình yêu, tình cha mẹ, nỗi buồn thương nhớ,…Tất cả đều như được gói gém lại trong những câu ca dao đầy tình tứ ấy. Và trong số những câu ca dao đó có cả những câu ca dao hài hước nhưng lại mang một thái độ châm biếm đến quyết liệt. Câu ca dao sau chính là một câu ca dao về sự châm biếm người siêng ăn lười làm. Châm biếm anh chàng chẳng được việc gì ra hồn cho dù việc đó là một việc tưởng chừng như rất nhỏ nhặt.
Làm trai cho đáng sức trai
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.
Câu ca dao như đã bày tỏ thái độ là đã phản ánh những kẻ siêng ăn, biếng làm, châm biếm một anh chàng có thể trạng yếu ớt, chẳng làm được việc gì ra hồn. Gây ra những điều không hề tốt cho chính bản thân người đó và cả xã hội.
Câu ca dao như đã tái hiện, đã vẽ nên một bức chân dung thật hài hước và thú vị bằng nghệ thuật phóng đại kết hợp với thủ pháp đối lập. Người xưa thường ngợi ca sức trẻ, sức trai dời non lấp bể. Hay trong thời đại ngày trước có những câu văn rất khi thế khi nói về một trang nam tử “Đã mang tiếng sinh ra trong trời đất, thì phải có công gì với núi sông”. Tất cả đều ca ngợi những vẻ đẹp của một trang nam nhi sức dài vai rộng và họ sẵn sàng hi sinh vì lẽ lớn. Ta cũng đã từng nghr lũ trẻ con hay hát bài đồng dao “Gánh gánh gồng gồng, gánh sông gánh chợ”.
Cao hơn nữa, điều muốn nói ở đây chính là phận sự của các trang nam nhi là gánh nợ nước non. Vậy mà ở đây chàng trai yếu ớt một cách bất thường không thể chấp nhận được. Một chàng trai mà lại phải khom lung uốn gối, một loạt các từ miêu tả một hình hình ảnh khó nhọc và phải vất vả lắm. Từ “gánh” thường được dùng khi mang một vật gì rất nặng và để đi một quãng đường dài dường như chỉ có việc gánh mới có thể giúp người đó cùng một lúc có thể mang được nhiều đồ đi.
Nhưng đọc đến chữ cuối ta lại không khỏi ngỡ ngàng bởi thứ được “gánh” ở đây, thứ mà chàng trai kia phải ra sức “khom lung”, “uốn gối” nhưng chỉ để gách có hai hạt vừng. Và iếng cười như được bật vang lên từ những chi tiết đối lập ngoài sức tưởng tượng như thế. Và có thể nói sau tiếng cười đó chính là sự biểu lộ thái độ mỉa mai của người đời khi gặp những trường hợp dày ăn mỏng làm, lười biếng và hèn nhác.
Qua giọng điệu của câu ca dao ngắn gọn đó, ta như có thể hiểu nội dung của câu ca dao theo hai nét nghĩa. Nét nghĩa đầu tiên là thể trạng ốm yếu của anh chàng là do cha mẹ sinh ra, nhưng anh ta không chịu rèn luyện để có được một thân thể cường tráng, khỏe mạnh. Thứ hai là chàng trai này quá lười biếng, nhu nhược, không có dũng khí trong cuộc sống, không dám gánh vác những trọng trách lớn lao trong gia đình và ngoài xã hội. Hạng đàn ông như vậy chỉ là gánh nặng cho mọi người mà thôi.
Mỗi câu hát, mỗi bài ca dao lại mở cho chúng ta biết bao điều hay lẽ phải, bài học nhìn nhận về cuộc sống về con người. Đồng thời tỏ rõ thái độ chê trách của người xưa trước những hành động xấu của con người như lười biếng, dày ăn mỏng làm,…
Bài văn phân tích câu ca dao "Làm trai cho đáng sức trai" - mẫu 3
Trong kho tàng văn học dân gian nước ta, ca dao tục ngữ có vị trí vô cùng quan trọng. Nó đóng góp một gia tài khá lớn những bài thơ hay, thể hiện tâm tư tình cảm của người nông dân Việt Nam xưa. Trong đó, bài ca dao:
Làm trai cho đáng sức trai,
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.
Thể hiện tinh thần hài hước, châm biếm. mỉa mai, những chàng trai thanh niên, sức dài vai rộng nhưng lười nhác, không thích lao động, không làm được việc gì ra hồn, có ích cho gia đình và xã hội. Câu ca dao sử dụng nghệ thuật nói quá, phóng đại sự việc, kết hợp với nghệ thuật đối lập làm tăng sự hài hước, châm biếm. Ông cha ta từ xưa tới nay thường nói “Sức dài vai rộng” để nói về những người con trai đang tuổi thanh niên, xuân xanh phơi phới. Là tuổi mạnh khỏe, sung sức nhất trong đời người.
Bác Hồ cũng có câu nói về thanh niên như sau “Đâu cần thanh niên có. Đâu khó có thanh niên”. hay câu thơ
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Để thể hiện sự lực lưỡng khỏe mạnh của những người thanh niên sung sức, đang tràn đầy nhiệt huyết, giữa tuổi đôi mươi xuân xanh, gợi cho con người ta nhiều ý tưởng, ước mơ hoài bão lớn lao. Nhưng trong bài ca dao này, người xưa đã phác họa lên chân dung một chàng thanh niên vô cùng hài hước, nhiều tính mỉa mai. Thể hiện sự lười biếng của chàng trai
Thể hiện công việc nặng nhọc mà chàng trai làm không phải là đào núi, lấp biển, những việc vĩ đại phi thường gì mà chỉ là “Khom lưng, chống gối gánh hai hạt vừng”. Hình ảnh “khom lưng” “chống gối” thể hiện việc con người phải lấy sức lực, làm việc gì đó nặng nhọc lắm, như công việc gánh đất đá, đập đá vá trời gì ghê gớm lắm nhưng chỉ để gánh hai hạt vừng. Hạt vừng là loại hạt nhỏ bé, nhẹ bẫng chỉ cần một ngón tay cũng nhấc được hai hạt vừng, vậy mà chàng trai của chúng ta phải khom lưng, chống gối thể hiện việc thiếu sức khỏe, yếu ớt do lười nhác lâu ngày nên sức khỏe giảm sút giống như một người tàn phế đã lâu.
Bài ca dao mỉa mai những chàng trai lười nhác, không chịu vận động chân tay, nên sức khỏe lâu ngày thành yếu ớt, như người thực vật bị tàn phế nằm một chỗ lâu ngày, đến khi gánh hai hạt vừng cũng phải khom lưng chống gối mới có sức để làm.
Bên cạnh đó, bài ca dao cũng muốn mỉa mai, châm biếm những chàng trai nhu nhược thiếu ý chí chiến đấu, thiếu ước mơ hoài bão trong cuộc sống, chỉ biết loanh quanh xó nhà khiến cho cơ thể ươn hèn, yếu ớt, lãng phí tuổi xuân xanh của mình trong vài ba việc lặt vặt không tạo nên sự nghiệp lớn có ích cho xã hội, xứng đáng với phận làm trai.
Bài văn phân tích câu ca dao "Làm trai cho đáng sức trai" - mẫu 4
Làm trai cho đáng sức trai,
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.
Nằm trong chùm ca dao chấm biếm đó. Bài ca dao này chỉ vẻn vẹn có hai câu ngắn, nhưng đã phê phán, đả kích được về những chàng trai vốn dĩ được người đời nói là sức dài vai rộng nhưng trên thực tế lại rất lười nhác, vô dụng.
Trong quan niệm của người xưa, làm trai phải có chí lập nghiệp, phải đi đây đi đó “Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng” để học hỏi, hiểu biết nhiều, phải có khả năng: “Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài tan…”. Hay sau này trong văn học viết cũng có rất nhiều nhà thơ nói về chí làm trai:
“Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”
(Đặng Trần Côn)
Chí làm trai nam bắc đông tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể
(Nguyễn Công Trứ)
Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời
(Phan Bội Châu)
Với quan niệm nam chi là phải khác người, phải làm nên được những công trạng lớn lao. Thế nên, các anh chàng lười biếng, vô dụng, yếu ớt trở thành đối tượng đả kích, cười cợt của dân gian. Trong bài ca dao này, đối tượng cũng là một chàng trai như vậy.
Chàng ta không đáng sức trai, vì vậy đã lọt vào tầm ngắm của tác giả dân gian. Ở đây, tác giả của bài ca sử dụng thủ pháp khoa trương và đối lập thật tài tình. Chàng trai trong bài ca dao lại xuất hiện với dáng vẻ mệt mỏi, yếu ớt một cách bất thường không thể chấp nhận được. Một chàng trai mà lại phải khom lưng uốn gối, một loạt các từ miêu tả một hình hình ảnh khó nhọc và phải vất vả lắm.
Động từ “gánh” dùng để chỉ một hành động phải mang một vật gì đó rất nặng trên hai đôi vai để đi một quãng đường dài. Động từ này thể hiện sự vất vả, khó nhọc của người thực hiện nó. Thế nhưng, hãy xem chàng trai trong bài ca dao gánh cái gì, “gánh hai hạt vừng”. Người ta thường gánh những gì nặng, mà tay không thể nào cầm được, ví dụ gánh hai gánh lúa, hai xô nước,… Tức là những vật đó hay đôi tay không thể một lúc làm được hết, nên cần đôi quang gánh hỗ trợ. Thế nhưng, hạt vừng, nhẹ tựa lông hồng mà người đàn ông phải gánh. Thì quả thực, chàng ta đã yếu ớt biết nhường nào.
Hơn nữa, lời ca dao lại còn làm cho người đọc thêm ngỡ ngàng khi chàng ấy gánh hai hạt vừng mà phải “khom lưng” , “uốn gối”. Một việc tưởng chừng nhẹ nhàng là thế nhưng vào tay chàng lại hết sức vất vả, khó nhọc. Và iếng cười như được bật vang lên từ những chi tiết đối lập ngoài sức tưởng tượng như thế. Và có thể nói sau tiếng cười đó chính là sự biểu lộ thái độ mỉa mai của người đời khi gặp những trường hợp dày ăn mỏng làm, lười biếng và hèn nhác.
Câu ca dao có thể được hiểu theo hai nét nghĩa. Nét nghĩa thứ nhất, dân gian muốn miêu tả một anh chàng từ lúc cha sinh mẹ đẻ ra đã có thể trạng ốm yếu nhưng không chịu tập luyện để cải thiện, để có một thân thể cường tráng, khỏe mạnh. Nét nghĩa thứ hai là chàng trai này quá lười biếng, nhu nhược, không có dũng khí trong cuộc sống, không dám gánh vác những trọng trách lớn lao trong gia đình và ngoài xã hội. Hạng đàn ông như vậy chỉ là gánh nặng cho mọi người mà thôi.
Bài ca dao phơi bày một hiện tượng trong cuộc sống. Đó là trong xã hội, ngoài những nông dân lam lũ, quanh năm chăm chỉ làm ăn, thì còn có những chàng trai sức dài vai rộng nhưng hay ăn, lười làm. Chỉ với hai câu ca ngắn, nhưng đem lại cho người đọc nhiều bài học quý giá. Trong cuộc sống này, không có gì là cho không, là có sẵn, tất cả đều phải được tạo ra từ hai bàn tay lao động chân chính. Vì vậy, muốn được hạnh phúc, sung sướng, không còn con đường nào khác là tự mình phải lao động mà thôi.
Bài văn phân tích câu ca dao "Làm trai cho đáng sức trai" - mẫu 5
Làm trai cho đáng sức trai
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.
Có thể thấy rằng đây là câu ca dao châm biếm phản ánh những kẻ siêng ăn, biếng làm, châm biếm một anh chàng có thể trạng yếu ớt, và như chẳng làm được việc gì ra hồn cả.
Câu ca dao trên cũng như đã vẽ nên một bức chận dung thật hài hước và thú vị. Chính bằng nghệ thuật phóng đại và có cả sự kết hợp với thủ pháp đối lập. Ta như thấy được chính người xưa thường ngợi ca sức trẻ, sức trai là phải dời non lấp bể. Và những đứa trẻ con hay hát bài đồng dao: Gánh gánh gồng gồng, gánh sông gánh chợ. Cao hơn nữa, đó còn chính là những phận sự của các trang nam nhi là gánh nợ nước non. Vậy mà dường như ở đây chàng trai yếu ớt một cách bất thường đến hài hước.
Có lẽ trong cuộc đời, có thể có những chàng trai yếu đuối nhưng không ai lại yếu đến mức đến nỗi mà chỉ gánh nổi có… hai hạt vừng. Một sự hài hước được thể hiện và đáng nói ở chỗ là anh ta phải khom lưng chống gối. Những hành động của anh chàng này như có nghĩa là phải ráng hết sức mới có thể gánh được. Ta như có thể thấy chính những tiếng cười vang lên từ những chi tiết đối lập ngoài sức tưởng tượng như thế.
Với việc thông qua những giọng điệu, tngười đọc người nghe cũng như có thể hiểu nội dung của câu ca dao theo hai nét nghĩa. Hình ảnh của người con trai trong bài ca dao trên chính là một thể trạng ốm yếu của anh chàng là do cha mẹ sinh ra. Và dường như anh ta lại không chịu rèn luyện để có được một thân thể cường tráng, khỏe mạnh chút nào. Điều thứ hai ở đây chính là chàng trai này quá lười biếng, nhu nhược, không có dũng khí trong cuộc sống, và cũng như đã không dám gánh vác những trọng trách lớn lao trong gia đình và ngoài xã hội. Có thể thấy rằng chính hạng đàn ông như vậy chỉ là gánh nặng cho mọi người mà thôi.
Người con trai là một trang nam tử, theo quan niệm của người xưa nếu xét về gia đình người con trai phải là trụ cột cho gia đình. Còn đối với xã hội thì phải có những chiến công hiển hách trên trận mạnh. Đó là những hình mẫu lý tưởng và đẹp đẽ mà tất cả “phận nam nhi” hướng đến. Như có ai đó đã từng nói rằng:
Đã mang tiếng sống trong trời đất
Phải có danh gì cho núi sông
Một trong những lý tưởng của một đấng nam nhi của thời đại. Nhưng phải luôn là một hình mẫu đẹp cường tráng, ngoài lý tưởng cao đẹp thì đi song hành với đó còn chính là một thể trạng tốt, có sức khỏe thì mới có thể lập được công danh mà có thể hiên ngang sống trong trời đất. Để không phải hổ thẹn. Nhưng trong bài ca dao này người con trai lại hiện lên thật hài hước đồng thời sau sự hài hước đó chính là những lời nhắn nhủ vô giá. Câu ca dao nói về người con trai yếu ớt, lấy hình ảnh của hai hạt vùng nhỏ bé mà khiến cho chàng trai phải “khom lưng” và “uốn gối” để có thể “gánh” hai hạt vừng. Câu ca dao cũng gây nhiều suy nghĩ cho người đọc, cũng như một lời nhắn nhủ cho những trang nam nhi xưa cũng như nay. Đó là “Làm trai cho đáng sức trai”
Câu ca dao đặc sắc, hài hước nhưng lại mang một bài học như nhắc nhở những nam nhi nên phải có lý tưởng, sức khỏe để có thể làm những chuyện có ích nước nhà.
Bài văn phân tích câu ca dao "Làm trai cho đáng sức trai" - mẫu 6
Bằng ngôn ngữ trào phúng kết hợp với nghệ thuật đối lập và cách nói phóng đại, câu ca dao đã mở ra trước mắt bạn đọc một bức tranh hài hước về hình ảnh những chàng trai yếu đuối, đáng bị dè bỉu trong xã hội.
- “Làm trai cho đáng sức trai”
Nhắc đến con trai, chúng ta đều nghĩ về hình ảnh của những đấng nam nhi đầu đội trời, chân đạp đất, ăn to nói lớn, hành động trượng nghĩa trong xã hội. Đặc biệt là trong xã hội phong kiến xưa với nếp quan niệm " trọng nam khinh nữ” thì hình ảnh của đấng nam nhi càng được hiện lên cao cả, lớn lao hơn bao giờ hết. Trong những vần thơ “Đi thi tự vịnh” xưa của thi hào Nguyễn Công Trứ, ông cũng nhắc đến vai trò, bổn phận của đấng nam nhi vô cùng quả quyết trong hai câu thơ:
- “Đã mang tiếng ở trong trời đất
- Phải có danh gì với núi sông”
“Danh với núi sông” ở đây là xây dựng non sông, kiến thiết đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm góp phần xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Họ phải trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình và cả xã hội. Đó mới là việc trượng nghĩa mà bấy lâu nay chúng ta vẫn luôn nghĩ tới cho đàn ông thiên hạ.
Ấy vậy mà, câu ca dao lại vang lên giọng ca đầy dè bỉu, châm biếm “ Cong lưng khom gối gánh hai hạt vừng.” Chữ “gánh” gợi cho ta nghĩ đến một hành động đang khiêng, vác một vật gì đó rất nặng, rất khó nhọc trong một khoảng thời gian dài vất vả. Nhưng thật ra, nam nhi đang gánh “hai hạt vừng”. Hình ảnh đối lập giữa sức lớn nam nhi gánh vác trọng trách với đất nước non sông và sự bé nhỏ của hai hạt vựng tạo nên một tràng cười chỉ trích sâu cay trong lòng bạn đọc. Sức trai tráng đáng ra phải khỏe mạnh, lực lưỡng lại chỉ có thể gánh hai hạt vừng nhỏ bé, nhẹ bẫng như vậy.
Câu thơ nhằm thẳng vào những kẻ mang danh nam nhi trong thiên hạ mà yếu đuối, hèn nhát, không làm được việc gì ra hồn. Sức nam nhi như vậy chẳng lẽ ra lại thua xa cả phận nữ nhi chân yếu tay mềm. “Cong lưng, khom gối” nghe như phải làm việc gì nặng nhọc lắm nhưng thực chất chỉ là sự hèn nhác, biếng lười, dựa dẫm vao kẻ khác mà sống. Họ có thể là do không chịu lao động, tập luyện nên sức khỏe gầy yếu, nhưng cũng có thể là những kẻ chỉ suốt ngày lười nhác, phụ thuộc vào người khác không đóng góp được gì cho núi sông đất nước. Họ thật không xứng đáng với danh nghĩa của đấng nam nhi đầu đội trời chân đạp đất trong thiên hạ. Những kẻ đó đáng bị toàn xã hội chê trách, trở thành tấm gương xấu cần phải loại trừ.
Bằng ngôn ngữ trào phúng hài hước, câu ca dao đã tạo nên một tràng cười đả kích sâu sắc trong lòng mỗi bạn đọc. Từ đó, nó góp phần tạo nên cách nghĩ cho mỗi người về phận nam nhi trong cuộc sống: phải luôn mạnh mẽ, kiên cườn, làm công to việc lớn, là chỗ dựa vững chắc cho bản thân, gia đình và góp phần xây dựng xã hội ngày một phát triển tốt đẹp hơn.
Với những ý nghĩa sâu sắc ấy, câu ca dao “ Làm trai cho đáng sức trai/ Cong lưng khom gối gánh hai hạt vừng” sẽ còn được lưu truyền và sống mãi với các thế hệ mai sau.
Bài văn phân tích câu ca dao "Làm trai cho đáng sức trai" - mẫu 7
Kho tàng ca dao Việt Nam vô cùng phong phú, giàu giá trị tư tưởng và nghệ thuật bởi nó mang đến cho chúng ta bao xúc cảm vui buồn hay qua đó ma ta thêm thấu hiểu đồng cảm với nỗi lòng của người lao động xưa. Và ca dao than thân đã nhắc đến những thói hư tật xấu của người xưa đặc biệt là đấng mày râu. Dân gian xưa quan niệm về nam nhi rằng:
“Làm trai cho đáng nên trai
Xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài yên”
Hay:
“Làm trai quyết trí tam bồng
Sao cho tỏ mặt anh hùng mới cam.”
Trong thời kì văn học trung đại những nhà nho quan niệm:
“Làm trai đứng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.”
Hoặc là:
“Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây,
Cho phỉ sức vẩy vung trong bốn bể.”
Mỗi khi nhắc tới nam nhi họ đều nhắc đến lí tưởng quan niệm về anh hùng dân tộc là sức khỏe phi thường, tài năng lỗi lạc, làm nên những điều lớn lao cho người khác phải khâm phục. Nhưng trong ca dao than thân thì người lao động xưa lại nhắc đến những thói hư tật xấu của nam nhi:
“Làm trai cho đáng nên trai,
Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào.”
Bản thân hai chữ “làm trai” bao hàm sự ngợi ca kì vọng, sự khẳng định bản lĩnh và sức mạnh nam nhi mới hiểu vì sao bài ca dao trên có cấu tứ thật đặc biệt vế đi trước như một lời khẳng định về những phẩm chất lẽ ra phải có của nam nhi ở đời (lẽ ra phải có sinh ra đã phú cho họ là lẽ tự nhiên phù hợp với quy luật ở đời) thế nhưng đối tượng chuyện cười dân gian và trào lộng nói chung thường hướng đến hiện tượng trái tự nhiên để cười. Cũng giống như:
“Làm trai cho đáng sức trai,
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.”
Hay:
“Anh hùng là anh hùng rơm,
Ta cho mối lửa hết cơn anh hùng.”
Câu ca dao với sự khẳng định ở vế một là thế nhưng lại hoàn toàn trái ngược ở vế sau. Hình ảnh đấng mày râu xuất hiện hoàn toàn đối lập với quan niệm người bình dân trong phép tương phản kết hợp với lối nói ẩn dụ để tô đậm phẩm chất. Làm trai phải làm nghiệp lớn ở đời chứ đừng giống chàng trai trong bài ca dao trên chỉ thích cỗ bàn chén bát, chỉ thích uống rượu say.
Đấng nam nhi phải đối mặt với sự thật ở đời chứ đừng suốt ngày say xỉn, bỏ mặc vợ con gia đình, là gánh nặng trong xã hội. Một người như thế không xứng đáng là đấng nam nhi ở đời. Hay giống như những người anh hùng trong xã hội xưa có ước mơ, có khát vọng, có ý thức đối mặt với thực tại dù thực tại đó có tăm tối mờ mịt nhưng vẫn dũng cảm để tìm ra giải pháp. Làm trai phải có sức vóc khỏe khoắn để có thể đánh đuổi kẻ thu xâm lược mỗi khi chúng xâm chiến nước ta với tư thế chủ động sẵn sàng chiến đấu đừng khom lưng chống gối mà chỉ gánh có hai hạt vừng.
Bài ca dao đã kết hợp một cách linh hoạt những ngôn từ quen thuộc trong dân gian nhưng nó lại tạo nên cách nói mỉa mai nhẹ nhàng châm biến sâu sắc vừa chế diễu vừa là lời đề nghị thay đổi những kẻ có thái độ kiêu căng, mang danh nam nhi mà không làm được gì cho đời hoặc quá yếu đuối, những kẻ hèn nhát bất tài không có lí tưởng không có ước mơ để cuộc sống trôi qua một cách nhanh chóng, vô nghĩa. Một cuộc sống tẻ nhạt không niềm vui, không mục đích không có cái để theo đuổi và phấn đấu thì còn gì là cuộc sống nữa. Những người như thế thất đáng thất vọng và khinh thường.
Là một người trẻ khi chúng ta đang sống trong một xã hội ngày càng phát triển thì chúng ta phải không ngừng phấn đấu, vươn lên có ước mơ khát vọng để theo đuổi để làm cho cuộc sống này vui vẻ và tràn đầy ý nghĩa. Đặc biệt là đấng nam nhi phải có những suy nghĩ táo bạo, hoài bão để mang đến xây dựng đất nước, xã hội phát triển tốt hơn.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .