Top 5 Cách khởi động trước khi học bài mới hay nhất mà giáo viên tiểu học nên biết

514.4k

Hoạt động khởi động bài học thường chỉ chiếm một vài phút đầu giờ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của người học. Một tiết học sẽ...xem thêm ...

Top 0
(có 6 lượt vote)

Khởi động bằng một trò chơi liên quan đến bài học

Hiện nay hầu hết các tiết học, giáo viên thường chọn cho mình hình thức khởi động bằng cách tổ chức các trò chơi nhanh như  Đuổi hình bắt chữ, Giải ô chữ, Ngôi sao may mắn, Vòng quay kì diệu… Trò chơi giúp cho hoạt động dạy học trở nên sôi nổi, cuốn hút, giúp học sinh rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin, khả năng phản xạ nhanh, sự sáng tạo, nâng cao tinh thần đoàn kết và sự tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên...


Các trò chơi khởi động thường được giáo viên tổ chức liên quan đến kiến thức của các tiết học trước như học sinh sẽ được tái hiện kiến thức về tác giả, tác phẩm hay kiểm tra nhận thức của học sinh về những vấn đề liên quan đến bài học mới, làm tiền đề để giáo viên dẫn vào bài một cách hấp dẫn.


  • Chẳng hạn đối với bài mới là "Bảng nhân 7"

Khi dạy bài “Bảng nhân 7 ” Giáo viên cử hai đội chơi, mỗi đội 3 em lên bảng nối tiếp nhau viết. Đội 1 viết bảng nhân 5, đội 2 viết bảng nhân 6. Trong thời gian 2 phút đội nào viết xong và đúng đội đó thắng cuộc. Sau khi học sinh chơi xong giáo viên dùng hai bảng nhân đó để giới thiệu bài: Các em đã được học và biết cách dùng bảng nhân 5, 6 vào bài học, ngoài ra các em còn học rất thuộc bảng nhân. Để giúp các em lập được bảng nhân 7 cô và các em cùng tìm hiểu bài “ Bảng nhân 7".


  • Chẳng hạn đối với bài mới là “diện tích hình vuông”

Giáo viên chuẩn bị nhiều hình tam giác vuông cân, phát cho 2 nhóm, mỗi nhóm 4 hình tam giác. Khi giáo viên hô “ Bắt đầu “ các nhóm thi ghép hình như hình giáo viên treo ở trên bảng. Trò chơi trong thời gian 2 phút, nếu đội nào ghép đúng hình và nhanh thì sẽ thắng cuộc, được thưởng một tràng vỗ tay. Sau khi học sinh chơi xong giáo viên ghi số đo 1 cạnh của hình vuông đó và cho học sinh tính chu vi hình vuông. Sau khi học sinh tính xong giáo viên dựa vào đó để giới thiệu bài mới hôm nay các em sẽ biết cách tính diện tích hình vuông qua bài toán “Diện tích hình vuông”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 4 lượt vote)

Khởi động bài học bằng một bài hát

Mục đích khởi động bằng một bài hát

  • Giúp vào tiết học vui vẻ
  • Tạo hứng thú cho học sinh
  • Giúp các em tự tin, tích cực tham gia các hoạt động chung của tập thể
  • Qu việc múa hát giúp các em vào tiết học thoải mái hơn, phát huy óc sáng tạo nghệ thuật

Những bài hát có tiết tấu nhanh, vui tươi, có thể kết hợp cùng các động tác minh họa nhịp nhàng có thể giúp các em được thoải mái vận động thư giãn, tạo nên hứng thú trước khi vào bài mới. Bài hát khởi động có thể đi kèm với một vài động tác nhỏ hoặc vỗ tay theo nhịp.


Cách tổ chức như sau:

  • Giáo viên hay học sinh điều khiển hoạt động - Ban văn nghệ
  • Cho cả lớp đứng dạy
  • Cho 1 học sinh làm mẫu và các bạn khác làm theo
  • Học sinh sáng tạo trong động tác múa phụ họa

Chú ý:

  • Nên có file nhạc hay file hình có trình chiếu cho học sinh làm theo
  • Luôn khen ngợi các em
  • Chấp nhận mọi động tác của các em dance and chant
  • Bài hát chọn phải vui nhộn, dễ hát.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 3 lượt vote)

Sử dụng tranh ảnh, video có liên quan đến bài học

Để tiết học thêm hứng thú, giáo viên cũng có thể sử dụng những tranh ảnh, video liên quan đến nội dung bài học để học sinh được trải nghiệm, được phát huy những tri thức vốn có của mình về vấn đề của tiết học.


Cách này áp dụng cho việc giới thiệu với các môn học thông thường như tập đọc, khao học, lịch sử địa lí... và giáo viên nên sử dụng tranh ảnh, bản đồ, vật thực ở sách giáo khoa hoặc tự tay chuẩn bị thay cho tranh trong sách để gây sự chú ý, tò mò của học sinh. Làm như vậy sẽ tăng sự hấp dẫn nhiều hơn.


Ví dụ: Giới thiệu bài bằng cách dùng tranh ảnh khi dạy về an toàn giao thông. Chẳng hạn bài học về giao thông đường sắt, thay vì dùng tranh ảnh giáo viên có thể dùng đèn chiếu một số hình ảnh về giao thông đường sắt cho học sinh quan sát. Khi các em quan sát xong giáo viên cho học sinh nêu những điều mình biết về giao thông đường sắt qua các hình ảnh vừa xem. Từ đó giáo viên có thể vào bài lúc nào mà các em không biết.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 2 lượt vote)

Khởi động bằng các bài tập hay câu hỏi tình huống

Các câu hỏi trong phần khởi động có thể chỉ là một tình huống để cho học sinh phát hiện hay huy động vốn hiểu biết của mình để giải quyết tình huống ấy. Các vấn đề hay câu hỏi được đưa ra sẽ giúp học sinh phát triển tư duy, xâu chuỗi vấn đề một cách mạch lạc đồng thời tạo hứng thú cho học sinh vào tiết học mới để khám phá vấn đề còn đang bỏ ngỏ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 1 lượt vote)

Giới thiệu bài mới thông qua mẫu chuyện ngắn

Kể chuyện ngắn là cách giáo viên dẫn dắt từ một câu chuyện có liên quan đến bài đọc để làm nổi bật ý trọng tâm của bài học mới. Khi áp dụng cách này giáo viên cần lưu ý lựa chọn mẫu chuyện ngắn gọn, gần gũi, sát với nội dung bài học ,tránh lan man dài dòng.


Ví dụ giới thiệu vào bài Bài Cháu nhớ Bác Hồ (theo Thanh Hải)


Cô giáo sẽ kể:

“Trong một Hội nghị ở Pháp, Bác được thết đãi một buổi tiệc khá long trọng. Trước khi ra về, Người chọn lấy một quả táo ngon trên bàn, bỏ vào túi. Mọi người đều kinh ngạc chú ý tới việc ấy. Khi Bác bước ra khỏi phòng, rất đông bà con Việt kiều và cả người Pháp đang đứng đón Bác. Bác chào mọi người và không quên đến một bà mẹ đang bế cháu nhỏ, giơ tay bế cháu và tặng cháu bé quả táo. Cử chỉ của Bác đã làm những người có mặt ở đó từ chỗ tò mò, ngạc nhiên đến vui mừng và cảm phục về tấm lòng của Bác.

Câu chuyện kể về ai?

Tình cảm của Bác đối với thiếu nhi như thế nào? (Học sinh trả lời)


Và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác như thế nào? Thể hiện ra sao? Các em hãy tự tìm lời giải đáp qua bài thơ “Cháu nhớ Bác Hồ” của nhà thơ Thanh Hải.”

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Việc thay đổi hình thức khởi động từ việc chỉ dùng một vài câu để dẫn dắt vào bài thay bằng tổ chức một hoạt động để học sinh được tham gia trực tiếp giải quyết vấn đề là một hoạt động thiết thực. Hoạt động phải xác định rõ mục tiêu cần đạt, phương pháp và kỹ thuật tổ chức, phương tiện cần dùng; chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh một cách rõ ràng, cần kiểm kê lại kiến thức của học sinh (xem học sinh đã có được kiến thức gì liên quan đến bài học), tạo hứng thú cho học sinh, tạo ra tình huống có vấn đề để dẫn dắt học sinh vào phần hình thành kiến thức mới. Mỗi hoạt động khởi động trong giờ học cũng giống như món ăn khai vị trong một bữa tiệc, tạo tâm thể chủ động cho học sinh khi vào tiết học.

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .