Top 8 cầu dây văng nổi tiếng nhất tại Việt Nam

80

Cầu dây văng là một loại cầu bao gồm một hoặc nhiều trụ (thường được gọi là tháp), với dây cáp neo chịu đỡ toàn bộ hệ mặt cầu và các dầm cầu. Với thiết...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Cầu Mỹ Thuận

Cầu Mỹ Thuận được khởi công xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng là một dấu mốc quan trọng trong việc phát triển giao thông đường bộ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo giao thông được thông suốt, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng trong đó có quê hương Vĩnh Long. Cầu Mỹ Thuận nằm cách trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 120 km, là cây cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam. 


Chiều dài của cầu Mỹ Thuận 1.535 mét, chiều rộng 23.6 mét, gồm 4 làn xe dành cho các loại xe, được thiết kế theo hình rẻ quạt, chiều dài phần cầu chính là 650 mét, chia thành 3 nhịp, hai nhịp bên mỗi nhịp dài 150 mét và nhịp giữa dài 350 mét. Cầu Mỹ Thuận đã tạo ra một tiền đề quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long nói riêng và vùng đồng bằng Sông Cửu Long nói chung.


Cầu Mỹ Thuận ra đời cũng phá vỡ rào cản khó khăn trong việc phát triển giao thông đường bộ. Cầu Mỹ Thuận đã và đang mang lại giá trị quan trọng về mặt giao thông và kinh tế cho các tỉnh phía Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Công trình cầu Mỹ Thuận trên dòng sông Tiền đã tạo nên một điểm nhấn trong văn hóa kiến trúc và giá trị thẩm mỹ, qua đó đã thu hút rất nhiều lượt khách du lịch từ nhiều tỉnh, thành phố khác nhau đến tham quan, trải nhiệm.


Địa chỉ: Đầu cầu phía Bắc thuộc xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang; đầu cầu phía Nam thuộc phường Tân Hòa, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

Khánh thành: 21/05/2000

Chiều cao: 120 m

Tổng chiều dài: 1.535 m

Khoảng hở bên dưới: 38 m

Chiều rộng: 24 m


Cầu Mỹ Thuận ảnh 1
Cầu Mỹ Thuận
Cầu Mỹ Thuận ảnh 2
Cầu Mỹ Thuận
Top 1
(có 0 lượt vote)

Cầu Nhật Tân

Cầu Nhật Tân được mệnh danh là cây cầu thép dây văng lớn nhất Việt Nam là biểu tượng độc đáo của thủ đô Hà Nội. Bên cạnh cầu Long Biên nổi tiếng là biểu tượng lịch sử, văn hóa của thủ đô, Hà Nội còn nhiều cây cầu với kiến trúc độc đáo. Trong đó, cầu Nhật Tân bắc qua dòng sông Hồng, nối liền phường Phú Thượng, quận Tây Hồ với xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh chính là 1 trong 6 cây cầu huyết mạch quan trọng trong giao thông và kinh tế của Hà Nội.


Cầu Nhật Tân được xây dựng vào ngày 04/1/2015, sau 6 năm khởi công dưới sự hướng dẫn và thiết kế từ các kiến trúc sư Nhật Bản. Được xây dựng với tổng số vốn lên đến 13.500 tỷ đồng, cầu Nhật Tân được xem như là biểu tượng cho tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản trong mối quan hệ kinh tế - ngoại giao. Từ sau khi hoàn thành, cầu Nhật Tân đã đóng góp một phần rất quan trọng trong nền kinh tế cũng như giao thông vận tải của thủ đô. Cụ thể, cầu Nhật Tân đã rút ngắn quãng đường di chuyển từ trung tâm thành phố đến Sân bay Nội Bài. Bên cạnh đó, cây cầu này cũng làm giảm áp lực giao thông cho nhiều tuyến đường, hạn chế sự ùn tắc vào giờ cao điểm cho cầu Thăng Long.


Cầu Nhật Tân được xây dựng với tổng chiều dài 9.17km.. Trong đó, đoạn vượt sông Hồng chiếm khoảng 1.5km so với tổng 3.9km phần cầu chính. Phần cầu dẫn dài 5.27m. Đường lên cầu luôn thông thoáng, tốn khoảng 10 - 15 phút là bạn đã qua được đầu cầu bên kia. Mặt cầu được thiết kế với chiều rộng 43.2m bao gồm 8 làn xe, chia thành 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, 1 làn xe máy và phần đường dành cho người đi bộ ở mỗi chiều.


Cây cầu được các nhà thầu Nhật Bản xây dựng với 5 trụ tháp chính hình thoi, kết nối với nhau bằng 6 nhịp dây văng, giúp nâng đỡ toàn bộ phần chính của cầu Nhật Tân. Cầu Nhật Tân được thiết kế hệ thống đèn led chiếu sáng hiện đại lên tới 1280 chiếc, giúp điểm đến này càng thêm nổi bật vào buổi tối. Khi đêm về, cầu Nhật Tân rực rỡ, lung linh thu hút mọi ánh nhìn. Ánh sáng trên cầu cứ nhịp nhàng chuyển động, thay đổi mượt mà khiến cả một khúc sông như khoác lên mình tấm áo mới. Vào những dịp lễ trọng đại của thủ đô, nếu đến cầu Nhật Tân, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bữa tiệc ánh sáng đẹp mắt, siêu hoành tráng.


Địa chỉ: điểm đầu từ phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đến điểm cuối giao với quốc lộ 3 tại km7+ 100, thuộc xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh.

Tổng chiều dài: 8.927 m

Chiều cao: 110 m

Khởi công: 7 tháng 3 năm 2009

Cầu Nhật Tân ảnh 1
Cầu Nhật Tân
Cầu Nhật Tân ảnh 2
Cầu Nhật Tân
Top 2
(có 0 lượt vote)

Cầu Cần Thơ

Bắt đầu được đi vào xây dựng từ năm 2004 và chính thức khánh thành năm 2010, nằm vắt ngang con sông Hậu để nối liền hai đầu quận Cái Răng (Cần Thơ) và thị xã Bình Minh (Vĩnh Long), có nhiệm vụ chính là đảm bảo giao thông cũng như giao thương giữa hai bờ. Đây là công trình cầu dây văng nhận được hỗ trợ về vốn từ phía Nhật Bản với tổng số vốn lên đến gần 5000 tỷ.


Cầu Cần Thơ nắm giữ kỉ lục là cây cầu có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á. Toàn tuyến cầu ngoài nhịp cầu chính dài 2,75km còn có các đường dẫn vào cầu với tổng chiều dài đạt 15.85km, chiều cao 175.3m. Cầu Cần Thơ có chiều ngang rộng 23.1m với 4 làn xe, mỗi làn rộng 3,5m cùng với 2 lề bộ hành, mỗi lề rộng 2.75m. Cầu Cần Thơ không chỉ đẩy mạnh hoạt động trao đổi buôn bán cũng như vận chuyển hàng hóa giữa thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long mà còn góp phần vào phát triển kinh tế vùng miền, cải thiện đời sống, hỗ trợ nhu cầu di chuyển, đi lại của người dân. Cây cầu này cũng góp phần xây dựng hình ảnh thành phố Cần Thơ năng động, hiện đại, ngày càng đổi mới. Đặc biệt hơn, hệ thống đèn chiếu sáng rực rỡ về đêm cùng thiết kế uyển chuyển cũng giúp cho cầu Cần Thơ ghi danh mình vào danh sách những cây cầu đẹp nhất Việt Nam.


Địa chỉ: Điểm đầu là quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ và điểm cuối là thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Tổng chiều dài: 2.750 m

Khoảng hở bên dưới: 39 m

Chiều cao: 175 m

Mở cửa: 24 tháng 4, 2010

Cầu Cần Thơ ảnh 1
Cầu Cần Thơ
Cầu Cần Thơ ảnh 2
Cầu Cần Thơ
Top 3
(có 0 lượt vote)

Cầu Phú Mỹ

Cầu Phú Mỹ chính là cây cầu dây văng lớn nhất thuộc Sài Gòn, với tổng chiều dài hơn 2km, chiều ngang là 27,5m. Với bề ngang rộng nên thiết kế cây cầu có 4 làn đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ có 2 làn đường. Vì vậy, đáp ứng nhu cầu lưu thông, di chuyển của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh được thuận lợi nhất. Cây cầu hiện nay, cho phép lượt xe di chuyển hàng ngày là khoảng 100.000 lượt. Cầu Phú Mỹ tạo điều kiện thuận lợi để việc kết nối giữa khu đô thị Phú Mỹ Hưng với khu đô thị mới Thủ Khiêm dễ dàng, mau lẹ hơn. Bên cạnh đó, nối quận 7 với quận 2 và quận 9, tạo nên sự thuận lợi cho người dân.


Từ khi cầu Phú Mỹ đi vào hoạt động đã giúp rút ngắn khoảng cách di chuyển từ miền Bắc và miền Trung đi Đồng bằng sông Cửu Long trên tuyến quốc lộ 1A. Bên cạnh đó, các vành đai nối đến cầu hoàn thành còn góp phần giúp hệ thông giao thông đường bộ ở thành phố Hồ Chí Minh giảm được sự quá tải. Nhờ đó, tạo nên sự thoáng mát cho các tuyến đường.

Cầu Phú Mỹ còn phục vụ các loại xe tải lớn, xe contaniner chạy qua, giúp cho nội thành thành phố Hồ Chí Minh không còn các loại xe này. Vì vậy, nội thành sẽ giảm ô nhiễm, bụi bẩn, khói bụi, xăng xe và hạn chế tai nạn giao thông. Hiện nay, cầu Phú Mỹ phát triển thành công trình của Việt Nam, đóng vai trò trọng điểm và đem đến rất đông ích lợi cho người dân TPHCM. Bên cạnh đó, đây cũng là 1 trong các cây cầu dây văng có phần kỹ thuật dây văng hiện đại nhất thế giới.


Địa chỉ: phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh

Tổng chiều dài: 2.031 m

Rộng: 27,5 m

Cao: 160,5 m

Khởi công: 9 tháng 9, 2005

Khánh thành: 2 tháng 9, 2009

Cầu Phú Mỹ ảnh 1
Cầu Phú Mỹ
Cầu Phú Mỹ ảnh 2
Cầu Phú Mỹ
Top 4
(có 0 lượt vote)

Cầu Bạch Đằng

Cầu Bạch Đằng nằm bắc qua sông Bạch Đằng, trên tuyến Đường cao tốc Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái, nối liền Quảng Ninh và Hải Phòng. Đây là một trong những cây cầu giữ vị trí vô cùng quan trọng trong toàn bộ mạng lưới đường cao tốc tại Việt Nam. Cầu sở hữu chiều dài 3.054km, rộng 25m, được chia thành 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn. Điểm đầu của cầu thuộc địa phận đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và điểm cuối cầu thuộc quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Thiết kế cầu với 3 trụ tháp cầu hình chữ H lớn, tượng trưng cho 3 chữ cái đầu của các thành phố Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long, đây là 3 thành phố kinh tế trọng điểm phía Bắc của nước ta. Tượng trưng cho sự gắn kết của tam giác kinh tế Hà-Hải-Hạ, thúc đẩy sự phát triển của khu vực trong tương lai.


Cầu Bạch Đằng có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện huyết mạch giao thông quan trọng, kết nối tam giác kinh tế Quảng Ninh – Hải Phòng – Hà Nội. Đồng thời, rút ngắn quãng đường từ Hà Nội đi Quảng Ninh từ 180km xuống còn 130km với thời gian di chuyển chỉ mất 1.5 giờ. Và quãng đường từ Hạ Long tới Hải Phòng giảm từ 75km xuống chỉ còn 25km, vô cùng thuận lợi cho cư dân.


Bên cạnh lợi ích rút ngắn quãng đường đi cho người dân thì cầu Bạch Đằng còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội vùng trọng điểm tại khu vực Bắc Bộ, đưa Quảng Ninh trở thành cửa ngõ giao thương với các nước Đông Nam Á, khu vực Tiểu vùng Mê Kông mở rộng. Đặc biệt, cây cầu này còn kết nối các tuyến cao tốc đến các Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn. Đây được xem là nhân tố tăng sức hấp dẫn, được ví như “thỏi nam châm” thu hút các nhà đầu tư chiến lược với các dự án triệu đô.


Địa chỉ: đầu cầu tại trạm thu phí cầu Bạch Đằng thuộc địa phận xã Liên Vị, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, còn đầu cầu phía nam thuộc nút giao Bạch Đằng tại phường Đông Hải 2, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.

Tổng chiều dài: 5.410 m

Chiều cao: 135 m

Chiều rộng: 25 m

Mở cửa: 1 tháng 9, 2018


Cầu Bạch Đằng ảnh 1
Cầu Bạch Đằng
Cầu Bạch Đằng ảnh 2
Cầu Bạch Đằng
Top 5
(có 0 lượt vote)

Cầu Rạch Miễu

Cầu Rạch Miễu nằm trên quốc lộ 60 bắc qua sông Tiền, cách bến phà cũ khoảng 1 km về phía thượng lưu. Đây là cầu dây văng lớn thứ ba được xây dựng ở đồng bằng sông Cửu Long (cầu Mỹ Thuận do Úc thiết kế và thi công, cầu Cần Thơ do Nhật thiết kế và thi công) và là cây cầu đầu tiên do chính các kỹ sư Việt Nam thiết kế và thi công theo công nghệ mới.


Chiều dài: 8331 m kể cả đường nối hai đầu cầu. Riêng phần cầu chính gồm 2 cầu số 1 và số 2 có tổng chiều dài 2.868 m, trong đó có một phần là kết cấu dây văng bố trí nhịp 117m+270m+117m, chiều cao tĩnh không thông thuyền 37,5m. Ở giữa cầu là cù lao Thới Sơn. Cầu số 2 dài 990m gồm các nhịp có chiều dài tới 90m để thông thuyền với chiều cao 7m là dầm bê tông cốt thép dự ứng lực thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng. Các nhịp cầu dẫn là nhịp dầm Super T chiều dài mỗi nhịp 40m. Hai đoạn đường nối hai đầu có tổng chiều dài 5.463m và 2 cầu chính có tổng chiều dài 2.868m bắc qua hai nhánh sông Tiền và cù lao Thới Sơn. Cây cầu đã xóa bỏ thế cô lập về giao thông đường bộ giữa Bến Tre và các tỉnh lân cận, tạo điều kiện để phát triển kinh tế phía Nam và Bến Tre, tạo thuận lợi cho người dân khi lưu thông theo hướng Quốc lộ 60.


Địa chỉ: điểm đầu: Km 0+00, đầu cầu K120 thành phố Mỹ Tho, điểm cuối: Km 8+331,05 (Km11+860 Quốc lộ 60) huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

Tổng chiều dài: 2.868 m

Chiều cao: 117 m

Khoảng hở bên dưới: 38 m

Chiều rộng: 15 m

Mở cửa: 19 tháng 1, 2009

Cầu Rạch Miễu ảnh 1
Cầu Rạch Miễu
Cầu Rạch Miễu ảnh 2
Cầu Rạch Miễu
Top 6
(có 0 lượt vote)

Cầu Vàm Cống

Cầu Vàm Cống – Nhịp cầu nối đôi bờ vui chính thức thông xe và đi vào hoạt động từ ngày 19/5/2019 sau 5 năm xây dựng. Cùng với cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống sau khi được xây dựng đã gỡ bỏ nút thắt đặc biệt quan trọng giao thông ĐBSCL kết nối liên hoàn và đánh dấu bước chuyển mình trong tương lai của vùng đất Chín Rồng. Hơn nữa, người dân các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp không còn cảnh lụy phà, nhất là vào mỗi dịp Lễ Tết.


Chính thức khởi công dự án xây dựng cầu Vàm Cống ngày 10/9/2013 với tổng vốn đầu tư 271 triệu USD, bằng nguồn vốn ODA của Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Quy mô 6 làn xe (4 làn ôtô và 2 làn xe máy), vận tốc thiết kế 80 km/h. Cầu có chiều dài 2,97km, phần cầu vượt sông dài 870m và đường dẫn dài 2km. Cầu Vàm Cống được xem là mảnh ghép cuối cùng của Dự án kết nối khu vực trung tâm ĐBSCL và Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Tây. Cùng với cầu Cao Lãnh (bắc qua sông Tiền) vận hành thông suốt sẽ cùng với tuyến lộ N2, tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi hình thành một trục dọc thứ 2 bên cạnh QL 1 từ TP.HCM- các tỉnh Tây Nam Bộ.


Với sự kết nối liền kề của 2 cây cầu này sẽ rút ngắm thời gian di chuyển còn 2 giờ của người dân từ TP.HCM về các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang. Các hướng di chuyển: Một là đi đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương đến TP Tân An tỉnh Long An rẽ vào nhánh đường N2 TP.HCM. Hai là từ TP.HCM đi quốc lộ 22 qua cầu vượt Củ Chi về tỉnh lộ 8 vào nhánh N2 đi Long An về cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống.


Địa chỉ: nằm trên địa phận huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) và quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ)

Tổng chiều dài: 2.970 m

Rộng: 24,5 m

Cao: 150 m

Khánh thành: 19 tháng 5 năm 2019

Cầu Vàm Cống ảnh 1
Cầu Vàm Cống
Cầu Vàm Cống ảnh 2
Cầu Vàm Cống
Top 7
(có 0 lượt vote)

Cầu Bãi Cháy

Cầu Bãi Cháy tọa lạc trên quốc lộ số 18, tỉnh Quảng Ninh. Có thể nói đây là tuyến đường nối liền giữa Bãi Cháy và Hòn Gai chạy thẳng tiến về vịnh Hạ Long. Cây cầu này cũng được coi là con đường trọng yếu, vô cùng quan trọng cho sự phát triển của tỉnh nhà, đặc biệt là phát triển về lĩnh vực du lịch. Hơn thế, Cầu Bãi Cháy còn được xem là một trong số 5 cây cầu văng dự ứng lực một mặt phẳng lớn nhất trên thế giới tính ở thời điểm hiện tại.


Cầu Bãi Cháy được xây dựng từ năm 2003 với kinh phí lên đến hơn 2.140 tỷ đồng. Trong số đó có phần lớn được hỗ trợ từ chính phủ Nhật Bản. Kỹ sư xây dựng công trình cũng là người Nhật, nhờ đó mà chúng ta có được một công trình kiến trúc độc đáo như ngày hôm nay, sau kiến trúc “Văn hóa Lao động Việt Nhật” thì đây là dự án thứ hai mà Nhật Bản giúp đỡ chúng ta thực hiện một công trình như vậy. Cầu Bãi Cháy chính thức được đưa vào sử dụng từ ngày 02/12/2006, nhờ có cây cầu này mà nhân dân ta đã có thể thuận tiện đi qua lại hai bên sông, giao lưu buôn bán. Sự khởi đầu của cầu cũng là điểm thúc đẩy cho hệ thống chuỗi du lịch đô thị Quảng Ninh bước vào giai đoạn phát triển, phục các du khách trong và ngoài nước di chuyển đến các địa danh nhanh hơn.


Cầu Bãi Cháy mang một thiết kế với điểm nhấn chính gồm những sợi dây văng nối mặt phẳng dây thẳng đứng. Từ trên cao, Cầu Bãi Cháy như một cây đàn khổng lồ chiếm trọn một khoảng không gian to lớn. Nhờ có kỹ thuật tốt của đội ngũ kỹ sư tạo nên được độ võng đàn mà không nhiều nơi ở Việt Nam có thể tạo ra được, thậm chí cầu được lắp dây văng trong khối chiều dài lớn càng chứng tỏ nghệ thuật đỉnh cao trong khâu xây dựng. Phần cột bê tông được làm từ thép chịu lực mạnh mẽ, bộ dự ứng lực mang biến độ nhịp nhàng từng đạt kỷ lục của thế giới. Chân trụ hai bên cao đến 90 m/ tháp, là điều kiện để cầu chịu đựng được bất kể thời tiết khó chịu đến thế nào. Đây là loại công nghệ hiện đại chỉ được sử dụng tại các nước phát triển. Lần đầu tiên tại Việt Nam áp dụng hai tháp cầu thẳng trên nền móng giếng hơi chìm xuống với độ ép kích thước hạng nặng. Có thể nói, mang trong mình một thiết kế nghệ thuật đỉnh cao như vậy, cầu Bãi Cháy chính là niềm tự hào của người dân đất mỏ.


Địa chỉ: X368+369, Vịnh, Phổ Cửa Lục, Yết Kiêu, Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh
Chiều cao: 150 m

Khoảng hở bên dưới: 50 m

Tổng chiều dài: 2.487 m

Mở cửa: 2 tháng 12, 2006

Cầu Bãi Cháy ảnh 1
Cầu Bãi Cháy
Cầu Bãi Cháy ảnh 2
Cầu Bãi Cháy
Trên đây alltop.vn vừa giới thiệu đến bạn những cây cầu dây văng nổi tiếng nhất. Hi vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin bổ ích.

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .