Top 10 đáp án tự luận môn hoạt động trải nghiệm mô đun 4 Tiểu học đầy đủ nhất
Có 9 mô đun bồi dưỡng thực hiện Chương trình GDPT mới cho giáo viên mỗi cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) để phát triển năng lực nghề nghiệp,...xem thêm ...
Các phương thức tổ chức hoạt động trải nghiệm bao gồm: Phương thức Khám phá, Phương thức thể nghiệm, Phương thức Cống hiến, Phương thức Nghiên cứu. thầy cô hãy trình bày một ý tưởng tổ chức hoạt động cho học sinh tiểu học áp dụng đồng thời cả bốn phương thức trên.
Trả lời:
Phương thức khám phá: tổ chức các hoạt động tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm thế giớ tự nhiên, thực tế của cuộc sống và công việc., giúp học sinh khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu phát hiện vấn đề môi trường xung quanh, bồi dưỡng những cảm xúc tích cực và tình yêu quê hương đất nước.
Phương thức thể nghiệm tương tác: tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh giao lưu tác nghiệm và thể nghiệm ý tưởng như diễn đàn đóng kịch hội thảo hội thi trò chơi và các phương thức tương tự khác.
Phương thức cống hiến là tạo cơ hội cho học sinh mang lại những giá trị xã hội bằng những đóng góp và cống hiến thực tế của mình thông qua các hoạt động tình nguyện nhân đạo lao động công ích tuyền truyền và các phương thức tương tự khác.
Phương thức nghiên cứu là cách tổ chức tạo cơ hội cho học sinh tham gia đề tài dự án nghiên cứu khoa học nhờ cảm hứng từ những trải nghiệm thực tế qua đó đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề.
Dựa vào Chương trình môn học và những hiểu biết của thầy/cô sau khi tìm hiểu Mô-đun 3, thầy/cô rút ra những kinh nghiệm gì cho mình khi kiểm tra, đánh giá Hoạt động trải nghiệm ở cấp Tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
Trả lời
Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh đánh giá của cha mẹ học sinh và đánh giá của cộng đồng, giáo viên tổng hợp kết quả đánh giá. Cứ liệu đánh giá dựa trên thông tin thu thập được từ quan sát của giáo viên, từ ý kiến tự đánh giá của học sinh, đánh giá đồng đẳng của các học sinh trong lớp,ý kiến nhận xét của cha mẹ học sinh và cộng đồng; thông tin về số giờ (số lần) tham gia hoạt động trải nghiệm (hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm thường xuyên, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, hoạt động hướng nghiệp,
Kết quả đánh giá đối với mỗi học sinh là kết quả tổng hợp đánh giá thường xuyên và định kì về phẩm chất và năng lực và có thể phân ra làm một số mức để xếp loại. Kết quả đánh giá Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được ghi vào hồ sơ học tập của học sinh (tương đương một môn học).
Theo thầy/cô Hoạt động trải nghiệm có mối quan hệ như thế nào với Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018? Hãy đưa ra lí giải cụ thể cho câu trả lời của mình.
Trả lời:
Chương trình HĐTN là một bộ phận của chương GDPT tổng thể 2018, có tính thống nhất về mục tiêu giáo dục, về phương pháp giáo dục, về đánh giá.
Thầy/ Cô hiểu thế nào là kế hoạch giáo dục hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học? Thầy/ Cô nhận thấy những thuận lợi và khó khăn nào khi xây dựng kế hoạch giáo dục hoạt động trải nghiệm ở đơn vị mà Thầy/ Cô đang công tác?
Trả lời:
Là bản dự kiến tất cả các chủ đề, chủ điểm, HĐTN triển khai trong một năm học.Gồm các nội dung như: đặc điểm tình hình, các mục tiêu năm học, các nhiệm vụ, chỉ tiêu và biện pháp thực hiện, những đề xuất.Do chương trình có tính mở nên trong quá trình hướng dẫn xây dựng Kế hoạch giáo dục HĐTN, kĩ năng phân tích mục tiêu, nội dung cần tổ chức cho học sinh trải nghiệm từ các yêu cầu cần đạt là rất quan trọng.Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu và của lãnh đạo địa phương.Khó khăn: Lựa chọn địa điểm và phương thức khi tổ chức hoạt động ngoài trường.
Thầy/ Cô xác định vai trò của bản thân trong việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch giáo dục hoạt động trải nghiệm tại trường tiểu học mình đang công tác?
Trả lời: Góp phần xây dựng kế hoạch giáo dục HĐTN của tổ khối mình.Vừa thực hiện các kế hoạch đặt ra vừa các nhân hóa các nhiệm vụ phù hợp với bản thân giáo viên trong năm học.
Dựa vào quy trình xây dựng Kế hoạch giáo dục hoạt động trải nghiệm đã tìm hiểu và mẫu cấu trúc nội dung của Kế hoạch giáo dục hoạt động trải nghiệm, Thầy/ Cô hãy xây dựng một Kế hoạch giáo dục hoạt động trải nghiệm trong tháng 10 cho khối lớp mình đang phụ trách.
Trả lời: Tháng 10: Phát động phong trào "Tìm kiếm tài năng nhí: Ai cũng có điểm đáng yêu": Nêu được mỗi người đều có những đặc điểm bên ngoài và các nét tính cách riêng cần được tôn trọng. (SHL )Tài năng của em: nhận biết và thể hiện được khả năng của mình trước các bạn và ủng hộ các bạn khác tham gia cuộc thi. (SHL + SHDC)Lời hay ý đẹp: Biết được nội dung và hồ hởi tham gia, sau đó biết thể hiện lời hay ý đẹp vào tình huống thực tế. (SHL + SHDC)Em là người lịch sự: Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp ở nơi công cộng. (SHNGLL)
Theo Thầy/ Cô, khi xây dựng Kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề cần đạt được những yêu cầu chung nào? Tại sao?
Trả lời: Đảm bảo các yêu cầu cần đạt mà chương trình HĐTN đã ban hànhChủ đề cần đảm bảo các chuỗi HĐTN của HSChuỗi hoạt động cần phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương thứcMỗi nhiệm vụ học tập cần đảm bảo rõ ràng về mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạtĐảm bảo sự phù hợp của thiết bị dạy học và học liệuĐảm bảo môi trường để HS trải nghiệm và sáng tạoĐảm bảo tính hiện thực và khả thi.
Theo Thầy/ Cô, tại sao cần lập Kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề?
Giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong tổ chức, điều chỉnh thời gian và ứng phó kịp thời với các tình huống ngoài dự kiến.
Tại đơn vị trường học mình đang công tác, Thầy/ Cô có đang thực hiện Quy trình xây dựng kế hoạch tổ chức chủ đề hoạt động trải nghiệm theo các bước như đã trình bày phía trên hay không? Hãy chia sẻ những khó khăn mà Thầy/ Cô thường gặp trong quá trình xây dựng kế hoạch tổ chức chủ đề hoạt động trải nghiệm.
Trả lời: Khó khăn khi xác định loại hình các hoạt động tương ứng trong chủ đề và xác định thời gian thực hiện.
Dựa trên cơ sở so sánh, phân tích Kế hoạch giáo dục hoạt động trải nghiệm cho chủ đề thầy/cô đã tạo ở bài tập 10 và trong ví dụ mẫu, thầy cô rút ra được kinh nghiệm gì cho mình? Hãy chia sẻ cùng đồng nghiệp cả nước.
Giáo viên khi nhận xét cần lưu ý:
- Nhận xét đánh giá về năng lực tự chủ tự học, giao tiếp hợp tác, giải quyết và sáng tạo để học sinh tự giới thiệu được những cảnh đẹp và sản vật quê hương.
- Nhận xét về các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm để đánh giá nhận xét đúng về những hành vi, việc làm thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .