Top 5 điều phụ huynh học sinh mong muốn nhất ở giáo viên chủ nhiệm
Là cha là mẹ, ai chẳng muốn con cái mình có một tương lai tốt đẹp, được giáo dục trong môi trường tốt nhất. Một trong những khâu then chốt để thực hiện công tác...xem thêm ...
Quan tâm đến học sinh, giữ liên lạc với phụ huynh
"Em mong các thầy cô luôn trao đổi thông tin 2 chiều cho gia đình biết. Con em 2 đứa đều cấp 1. Học 2 trường khác nhau. Cô giáo của đứa em thì dặn dò, dán ghi chú, nhắn tin cho phụ huynh đủ các thông tin nên gia đình có biện pháp giáo dục thêm. Còn cô giáo đứa đầu thì mất hút, không quan tâm gì. Em gọi hỏi mấy lần thì nói chung chung, qua loa. Con em học dốt, không viết bài cô cũng chả thèm gọi, nhắn tin gì. Gần thi học kỳ thì dặn học trò nói với ba mẹ, điện thoại cô hư không liên lạc được. Về ôn bài cho con muốn gọi hỏi cô mấy chỗ không rõ. Không gọi được. Ức chế lắm luôn. Chồng em định viết thư góp ý mà e can lại. Sợ con lại được cô cho vô sổ đen thì tội" Ý kiến của một phụ huynh.
Công bằng với các em
Phụ huynh luôn mong muốn giáo viên công bằng, không ưu ái bất cứ bạn nào (đi học thêm, con giáo viên- đồng nghiệp của mình). Vì các bạn học sinh còn quá nhỏ cần được iu thương, che chở như lời bài hát: “Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền. Em bây giờ cứ nghĩ cô giáo là cô tiên”. Khi ra đề đi ra theo giáo án của bộ (không ra đề theo giáo án của cô khi dạy thêm các bạn ở nhà).
"Năm ngoái con mình học lớp 1- được cô giáo chủ nhiệm rất tâm lý, thường xuyên trao đổi với mình kết quả học tập của con (Thông qua cuối buổi mình đi đón con, hoặc tin nhắn điện thoại)." - Một phụ huynh cho ý kiến.
Đánh giá khách quan với tất cả học sinh
Dù học sinh được đánh giá ở hình thức nào, truyền thống (thông qua các bài kiểm tra trên lớp) hay đổi mới (quá trình làm việc nhóm, dự án, thuyết trình…) thì vai trò người thầy vẫn là quan trọng nhất!
Khi thay đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá thông qua bài thuyết trình, sản phẩm học tập, tiết học trải nghiệm… điều quan trọng là tiêu chí đánh giá phải được thông tin đến học sinh ngay từ khi triển khai. Tiêu chí đánh giá đó phải được xây dựng thật cụ thể dựa trên kế hoạch dạy học mà giáo viên tổ chức cho học sinh. Khi có tiêu chí, học sinh sẽ định hướng được hoạt động của mình để xây dựng bài thuyết trình, làm sản phẩm.
Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:
- Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
- Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
- Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi - đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
- Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương tình dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức độ đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá
Trong đánh giá thường xuyên đối với học sinh tiểu học, quy định mới cũng nghiêng về đánh giá bằng lời nói, nhận xét, không cho điểm. Việc đánh giá sẽ kết hợp giữa đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
Đừng vì thành tích, có lòng bao dung, độ lượng, hiểu tâm lí trẻ em
"Mong giáo viên hãy bằng lương tâm và trách nhiệm của mình để dạy, dỗ, bảo ban các con. Hiểu được những ưu điểm và hạn chế của con mình để cùng gia đình uốn nắn".
"Nếu là phụ huynh mong giáo viên có trách nhiệm cao trong giảng dạy và quản lí học sinh. Trong coi chấm chữa bài thật nghiêm khắc. Con ở lớp học thế nào. Các mặt khác ra sao liên lạc chân thành với phụ huynh. Không vì thành tích. Đối sử công bằng với học sinh. Bản thân giáo viên phải trau dồi nghiệp vụ. Đối với giáo viên mới ra trường hoặc giáo viên có trình độ chuyên môn khá trở xuống phải tăng cường tự học hỏi và học hỏi đồng nghiệp. Kiến thức phải vững vàng. Phải dạy đảm bảo mục tiéu của mỗi giờ dạy. Hướng dẫn học sinh, vận dụng đúng vào bài tập. Phối hợp với phụ huynh để kèm cặp học sinh..."
"Mỗi người 1 công việc, được học và đào tạo khác nhau, nghề nào kiếm tiền chân chính đều vất vả, đều cao quý nếu các thầy cô ước phụ huynh đứng lớp 1 ngày thì ngược lại giáo viên có thể làm công nhân mỏ 1 ngày không hay làm thợ hồ thợ sơn hay thợ cơ khí 1 buổi không? Còn tôi chỉ ước giáo viên hãy dạy học sinh bằng cái tâm của mình, coi tất cả học sinh như con của mình."
Nhiệt tình, kinh nghiệm, hết lòng vì học sinh
Giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt được tính cách từng em, trao đổi kịp thời với phụ huynh học sinh khi các em vi phạm về học tập hay đạo đức.
"Mình là giáo viên cũng là phụ huynh, đứng ở vị trí nào thì mình cũng có 1 suy nghĩ: trước tiên hãy dạy cho học sinh có nề nếp, biết cảm ơn, xin lỗi, biết chào hỏi. Có nề nếp thì việc học sẽ tốt nhất có thể. Đi vào việc học thì phải dùng từ giải thích cặn kẽ, tránh làm tổn thương trẻ dù là vô tình, có như vậy trẻ mới cảm nhận được tình yêu thương và sẽ đáp trả bằng sự học...."
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .