Top 10 Kinh nghiệm làm giáo viên chủ nhiệm đối với những lớp có nhiều học sinh cá biệt

101.2k

Giáo viên chủ nhiệm là người quản lí, giáo dục toàn diện học sinh một lớp. Để làm tốt công việc đó người giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt được đặc điểm tình hình...xem thêm ...

Top 0
(có 1 lượt vote)

Nhẹ nhàng với học sinh và đúng mực với phụ huynh

Cứ từ từ, cương nhu đúng lúc, đúng thời điểm với học sinh, tuyệt đối không la hét, đánh mắng, tìm cơ hội khen tặng 1 câu dù đó là sự tiến bộ nhỏ nhất. Yêu các em bằng cả trái tim người mẹ thật sự. Với phụ huynh, bạn nên bình tĩnh, nói nhẹ nhàng và chính xác, không được chê con họ hoặc so sánh em này với em kia trước họ hoặc sau lưng họ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 1 lượt vote)

Trao sự tin tưởng và cho trẻ có cơ hội xem cô là bạn.

Đối với học sinh cá biệt thì giáo viên còn trẻ là 1 lợi thế đấy. Hãy trao cho chúng sự tin tưởng và cho trẻ có cơ hội xem cô là bạn. Hãy là bạn với các em, sau một thời gian thì cô sẽ thấy chúng nó bám cô không rời đấy, cô nói gì nghe nấy cho coi. Không chừng cuối năm học khóc bù lu vì xa cô. Còn với phụ huynh thì xây dựng mối quan hệ coi nhau như người nhà để phối hợp giáo dục trẻ. Cô không nên quát mắng, coi chúng là cá biệt nhé, như thế là thất bại ngay từ đầu. Đa số học sinh đc xem là cá biệt là những học sinh rất giàu tình cảm đấy.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Quan tâm và thương yêu các em thật lòng

Đa phần những học sinh cá biệt là những bạn thiếu sự quan tâm từ gia đình, các học sinh ấy luôn muốn bạn phải chú ý tới mình, bạn hãy thường xuyên trò chuyện với các em, chơi cùng các bạn, và động viên, khen kịp thời thì sẽ có thay đổi tích cực.


Hôm nào nhận lớp, giáo viên cho học sinh tự giới thiệu về mình... Giáo viên có thể chuẩn bị 1 số hoạt động. Tìm câu chuyện kể cho chúng nghe, hoặc hát 1 bài... Nói chung là gây ấn tượng... Sau đó nói: Bây giờ cô trò mình đã biết nhau, chúng mình cùng nhau xây dụng nội quy lớp học nha. Rồi thảo luận, gọi bạn học sinh cá biệt nhất cho ý kiến,... nếu em ấy nói sai không trách phạt mà thay vào đó là gợi mở để sửa....có thể phải lấy độc trị độc đấy. Tìm 1 việc gì đó nhờ cả lớp nhưng gọi bạn cá biệt trước.... Rồi khen....khó đấy. Nhưng bằng tình thương bạn sẽ làm được.


Hãy quan tâm yêu thương các con thật lòng, nhẹ nhàng từ lời nói đến việc làm để các con cảm nhận được tình cảm của mình giành cho chúng. Ngoài ra những lúc bức xúc quá, bạn hãy cố gắng kiếm chế cảm xúc trước khi ra hình phạt nào đó và hãy lấy ý kiến đồng lòng của cả lớp. Trước khi phạt học sinh nào hãy gọi điện trực tiếp cho phụ huynh em đó để nói chuyện trước về con họ để tránh việc phụ huynh kiện hoặc nhắn tin xúc phạm....

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Tìm hiểu kĩ hoàn cảnh của những học sinh cá biệt

Đầu năm học, giáo viên cần tìm hiểu kĩ hoàn cảnh của những học sinh cá biệt, quan tâm hơn, động viên khích lệ, khen kịp thời. Phân công công việc phù hợp với khả năng,...hạn chế dánh mắng vì những học sinh này rất dễ nhạy cảm. Với hình thức mưa dầm thầm lâu học sinh cảm nhận được tình cảm của thầy cô dành cho mình sẽ dần thay đổi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 1 lượt vote)

Không bao giờ bỏ rơi các em

Ngoài việc chọn lớp trưởng có năng lực, giáo viên cũng có thể cân nhắc xem có nên chọn học sinh hay nghịch phá đưa vào Ban cán sự lớp làm trưởng ban trật tự, giao cho bạn giữ trật tự lớp, nhắc nhở các bạn cùng giữ trật tự... Thường xuyên nhắc nhở phải làm gương cho bạn và phải thường xuyên theo dõi tuyên dương, khen trước lớp kịp thời khi bạn này làm dù là việc tốt rất nhỏ.


"Với mình không có học sinh hư, học dốt, lêu lổng, mải chơi mọi đứa trẻ đều xuất phát cùng một đích, định hướng sai của các bậc học trước, sự lơ là của bố mẹ, hoàn cảnh sống môi trường sống vô tình hình thành nên con người các em hôm nay" - ý kiến của một giáo viên chủ nhiệm -

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Ghi chép lại mọi hành vi vi phạm của học sinh

Bạn có thể làm 1 cuốn sổ theo dõi, ghi lại mọi hành vi vi phạm của học sinh đó. Đến lần thứ 3 mời phụ huynh lên trường gặp mặt trao đổi trực tiếp, ghi biên bản. Bạn đưa ra 1 số giải pháp, nếu phụ huynh nghe thì thực hiện, không nghe thì không chịu trách nhiệm vs kết quả của học sinh.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 6
(có 1 lượt vote)

Giáo dục theo cách mềm dẻo linh hoạt - nhưng lời nói phải đi đôi với việc làm

Trong công tác chủ nhiệm, các thầy cô phải kiên quyết cứng rắn, lời nói phải đi đôi với việc làm. Tuyệt đối đừng hứa suông, một khi đã nói thì phải kiên quyết thực hiện cho bằng được, biết không làm được thì kiên quyết không nói. Chúng ta hãy vận dụng một cách linh hoạt theo phương châm “lạt mềm buộc chặt”, “mềm nắn rắn buông”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 7
(có 1 lượt vote)

Thầy cô hãy cố gắng điềm tĩnh, biết tự kiềm chế

Bản thân người thầy, người cô nào trong công tác chủ nhiệm cũng cần phải biết kiềm chế những cơn nóng giận của mình khi có học sinh vi phạm. Hãy luôn bình tĩnh trong mọi tình huống cho dù xấu nhất. Chắc chắn rằng sẽ có nhiều giáo viên bị stress khi chủ nhiệm phải một lớp học mà có quá nhiều học sinh cá biệt, ngày nào cũng bị thầy cô giám thi “kể tội” học trò của mình…Trong những tình huống như thế này, các thầy cô hãy cố gắng điềm tĩnh, biết tự kiềm chế vì học sinh cá biệt thực sự là một “thử thách” lớn đối với đức tính điềm tĩnh, tự kìm chế của bất cứ giáo viên nào. Chúng ta không nên nóng vội, không nên quá khắt khe hay xử lí mạnh tay bằng những hình thức kỉ luật nặng nề, không nên thành kiến với các em học sinh cá biệt, cũng như đừng nhắc đi nhắc lại nhiều lần lỗi vi phạm của các em, vì điều này sẽ dễ dẫn đến sự chai lì.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 8
(có 0 lượt vote)

Tìm ra điểm mạnh để giúp các em phát huy nó

Là một giáo viên chủ nhiệm, chúng ta đừng bao giờ để bụng những lỗi lầm của học sinh, đừng vội nhìn thấy hiện tượng mà đánh giá học sinh của mình chưa tốt. Dù là học sinh cá biệt và có khó giáo dục đến đâu đi chăng nữa thì bên trong các em vẫn luôn tiềm ẩn những nhân tố, những phẩm chất tích cực. Chúng ta hãy cố phát hiện ra những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể là chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm đó, vậy nên nếu có phương pháp đúng chúng ta hãy khơi gợi để làm thức tỉnh, khôi phục niềm tin cho các em để các em thấy rằng mình không hề kém cỏi, không phải là “thứ bỏ đi”, để từ đó vứt bỏ được sự tự ti, mặc cảm trong các em và chủ động hội nhập với các bạn trong lớp. Ngoài ra, điều này cũng sẽ giúp các em phát huy được điểm mạnh của mình, góp phần vào xây dựng tập thể vững mạnh, dần hình thành phẩm chất tự tin, kiên định trước tập thể cũng như khẳng định được khả năng của bản thân.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 9
(có 0 lượt vote)

Tìm hiểu nguyên nhân

Cái gì cũng có lý do của nó, không phải tự dưng khi sinh ra con người ta cũng đều trở nên xấu xa cả. Và đối với trường hợp của các em học sinh cá biệt cũng vậy, chắc chắn là vì nhiều yếu tố tác động nên mới khiến các em như thế. Các thầy cô cần tìm hiểu nguyên nhân, để từ đó đưa ra cách tiếp cận phù hợp cũng như có sự quan tâm và gần gũi hơn vì thấu hiểu về những chuyện mà các em gặp phải. Để thực hiện tốt điều này, chúng ta có thể chia học sinh cá biệt thành các nhóm sau:

  • Cá biệt - học lực yếu, vì các em bị mất kiến thức căn bản ở lớp dưới
  • Cá biệt - học yếu do các em được bố mẹ nuông chiều, ham chơi, lười học, không học bài, bị bạn xấu rủ rê sa đà
  • Cá biệt - học yếu do hoàn cảnh gia đình khó khăn
  • Cá biệt - học yếu do cha mẹ li hôn, thiếu thốn tình cảm gia đình

Tóm lại, các thầy cô cần có sự quan tâm gần gũi, tìm hiểu rõ về các học sinh cá biệt. Vì đa số các em đều rất cần một điểm tựa tinh thần tin cậy để có thể bộc bạch, sẻ chia, cũng như tâm sự những khó khăn, những nỗi niềm riêng tư thầm kín. Thầy cô sẽ trở thành người bạn lớn của các em, luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu. Người GVCN nên biết lắng nghe những tâm sự của các em và cũng nên giữ kín những tâm sự đó để các em tin tưởng mà bộc bạch. Hãy nhìn các em bằng ánh mắt của người cha, sự nhân từ của người mẹ, sự gần gũi, cảm thông của những người anh người chị, sự thân thiết của những người bạn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Trên đây là những kinh nghiệm làm giáo viên chủ nhiệm đối với những lớp có nhiều học sinh cá biệt. Alltop mong rằng nếu chúng ta quan tâm đúng mức và thực hiện tốt các giải pháp trên thì sẽ hạn chế đến mức tối đa số lượng học sinh cá biệt trong lớp học cũng như trong nhà trường.

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .