Top 8 Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" hoặc "Ông lão đánh cá và con cá vàng" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) hay nhất

812

Mời các bạn tham khảo một số đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" hoặc "Ông lão đánh cá và con cá...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên hoặc Ông lão đánh cá và con cá vàng, trong đoạn có sử dụng chủ ngữ là cụm từ mẫu 1

Nhân vật mà tôi muốn nói đến ở đây chính là mụ vợ trong truyện ông lão đánh các và con cá vàng. Lợi dụng việc con cá mang ơn chồng mình mà mụ ta đã đưa ra những đòi hỏi quá đáng kiến chồng mình phục tùng nghe theo và khi đạt được mục đích mụ trở thành kẻ bạc tình, bạc nghĩa. Mụ vợ tham lam lần lượt đưa ra những yêu cầu có cấp độ tăng dần: máng lợn, tòa nhà, muốn làm nhất phẩm phu nhân, nữ hàng và yêu cầu quá quắt nhất là muốn trở thành Long Vương để bắt cá phục tùng. Kết cục xứng đáng cho sự tham lam vô độ và bội bạc mà mụ vợ chính là mụ ta phải trở về với túp lều rách nát và chiếc máng sứt mẻ.


Cụm chủ ngữ là cụm từ: Mụ vợ tham lam

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên hoặc Ông lão đánh cá và con cá vàng, trong đoạn có sử dụng chủ ngữ là cụm từ mẫu 2

Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên là một nhân vật có ngoại hình đẹp và ban đầu có tính cách kiêu ngạo. Sự kiêu ngạo nửa vời, nhát gan, hẹp hòi của Dế Mèn đã gây ra cái chết của Dế Choắt. Chính điều đó khiến Dế Mèn ân hận về lỗi lầm của mình và có được bài học đường đời đầu tiên. Thông qua nhân vật Dế Mèn, nhà văn Tô Hoài đã gửi gắm thông điệp con người cần phải biết suy nghĩ và khiêm nhường.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên hoặc Ông lão đánh cá và con cá vàng, trong đoạn có sử dụng chủ ngữ là cụm từ mẫu 3

Sau khi đọc xong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, tôi không nghĩ đến bà vợ mà nghĩ đến ông lão đánh cá nhiều hơn. Ông là người tốt bụng, thật thà và chiều chuộng vợ mình. Nhưng ông cũng là người nhu nhược. Trước lòng tham của vợ, ông chỉ biết nghe theo và nhờ đến sự giúp đỡ của cá vàng. Nếu bà vợ coi ông lão và cá vàng là nơi để thỏa mãn lòng tham thì ông lão lại coi cá vàng là chiếc “phao cứu sinh”, ỷ lại hết lần này đến lần khác. Bà vợ đáng trách thật đấy, nhưng ông lão cũng cần phải có chính kiến và không ỷ lại vào cá vàng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên hoặc Ông lão đánh cá và con cá vàng, trong đoạn có sử dụng chủ ngữ là cụm từ mẫu 4

Khi đọc đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, người đọc sẽ cảm thấy ấn tượng với nhân vật Dế Mèn. Chàng dế ấy rất khỏe mạnh, cường tráng. Dế Mèn sống tự lập từ lúc còn rất nhỏ. Hàng ngày, chú ta đi chu du khắp nơi, đi đến đâu cũng làm cho những con vật nhỏ bé sợ hãi. Đặc biệt là người hàng xóm của Dế Mèn - Dế Choắt. Cậu ta là một chú dế gầy gò, ốm yếu. Bởi vậy mà Dế Mèn đã luôn có thái độ trịch thượng, coi thường Choắt. Một hôm, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thương tâm của Dế Choắt. Sau đó, Dế Mèn đã nhận ra bài học đường đời đầu tiên quý giá.

Câu mở rộng: Chàng dế ấy rất khỏe mạnh, cường tráng. (Cụm danh từ: Chàng dế ấy)

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên hoặc Ông lão đánh cá và con cá vàng, trong đoạn có sử dụng chủ ngữ là cụm từ mẫu 5

Bà vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng là nhân vật phản diện, mang trong mình lòng tham không đáy. Quả thực, con người ta ai cũng có lòng tham và đều muốn có nhiều hơn nữa. Nhưng cái làm nên con người là biết đủ, biết điểm dừng. Như một câu nói: “Tri túc thường lạc” – biết đủ thì sẽ luôn có niềm vui. Bà vợ của ông lão đánh cá, có lòng tham không đáy, lúc nào cũng muốn hơn nữa, nghĩa là bà không biết đủ và cũng không có được niềm vui. Bà vợ đáng trách, đáng có được bài học, nhưng cũng thật đáng thương.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên hoặc Ông lão đánh cá và con cá vàng, trong đoạn có sử dụng chủ ngữ là cụm từ mẫu 6

Trong “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, nhân vật ông lão đánh cá đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. Con người lương thiện ấy đã sẵn sàng thả con cá vàng về biển khi nghe thấy lời cầu xin. Tuy cuộc sống nghèo khổ, nhưng ông vẫn không vì thế mà nảy sinh lòng tham muốn cá vàng đền đáp. Nhưng ông lão cũng là một con người quá nhu nhược. Dù bà vợ độc ác hết lần này đến lần khác mắng mỏ, đưa ra những yêu cầu vô lí. Ông vẫn chỉ biết lẳng lặng làm theo, không hề có chút phản kháng. Như vậy, nhà văn Puskin đã xây dựng nhân vật ông lão đánh cá trở thành một hình tượng giàu tính nhân văn, đại diện cho cái thiện, lòng tốt của con người. Tuy nhiên nhân vật này cũng là một lời nhắc nhở chúng ta về sự nhu nhược trong cuộc sống.

Câu mở rộng: Con người lương thiện ấy đã sẵn sàng thả con cá vàng về biển khi nghe thấy lời cầu xin. (Cụm danh từ: con người lương thiện ấy)

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 6
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên hoặc Ông lão đánh cá và con cá vàng, trong đoạn có sử dụng chủ ngữ là cụm từ mẫu 7

Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 7
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên hoặc Ông lão đánh cá và con cá vàng, trong đoạn có sử dụng chủ ngữ là cụm từ mẫu 8

Nhân vật mụ vợ ông lão trước hết là người hết sức tham lam. Mặc dù không có công lao gì với cá vàng nhưng mụ đã liên tục đưa ra đòi hỏi, từ những đòi hỏi về vật chất (cái máng lợn, cái nhà) cho đến đòi hỏi về cả của cải và danh vọng (nhất phẩm phu nhân). Không thoả mãn với của cải và danh vọng, mụ đòi hỏi đến quyền lực tối cao (nữ hoàng). Lòng tham của mụ đi đến tột cùng khi mụ đòi được làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ bên cạnh. Đó là một đòi hỏi quá đáng, vượt qua mọi giới hạn có thể chấp nhận trong đạo lí làm người.Không chỉ tham lam, mụ vợ ông lão còn hết sức bội bạc. Với cá vàng như thế đã đành, ngay cả với ông lão – người vừa là chồng vừa là ân nhân, mụ cũng đối xử chẳng ra gì. Cùng với lòng tham vô độ, sự bội bạc của mụ càng ngày càng tăng: - Lần thứ nhất, mụ mắng chồng là "đồ ngốc".- Lần thứ hai, mụ quát to, chửi chồng là "đồ ngu".- Lần thứ ba, mụ "mắng như tát nước vào mặt" chồng.- Lần thứ tư, mụ "nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão", sau khi được làm nữ hoàng, mụ đuổi thẳng ông lão ra ngoài.- Lần thứ năm, mụ "nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt ông lão đến" để ông đi tìm cá vàng, bắt nó phải chiều theo ý thích ngông cuồng của mụ.Rõ ràng là, lòng tham của mụ vợ càng tăng thì tình nghĩa vợ chồng càng suy giảm. Khi lòng tham lên đến đỉnh điểm, thậm chí mụ vợ còn muốn gạt hẳn ông lão ra ngoài để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .

0/

Chủ đề liên quan

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên hoặc Ông lão đánh cá và con cá vàngĐoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ "Đời cha ông với đời tôi... ông cha của mình" trong "Chuyện cổ nước mình" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhấtĐoạn văn trình bày cảm nhận về một nhân vật mà em thấy thú vị trong truyện “Gió lạnh đầu mùa" (Ngữ văn 6 - Ngữ văn 6) hay nhấtđoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao (Ngữ văn 11 - SGK Cánh diều) hay nhấtBài văn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần chiến đấu hy sinh của nhân vật Lượm trong bài thơ cùng tên của Tố Hữu (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) hay nhấtĐoạn văn nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản "Bạch tuộc" trong đó có sử dụng phó từ và số từ (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) hay nhấtbài văn cảm nhận về nhân vật cô em gái (Kiều Phương) trong truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) hay nhấtbài văn nêu cảm nghĩ của em về một chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện "Con hổ có nghĩa" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhấtĐoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Một mình trong mưa" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) hay nhấtĐoạn văn nêu cảm nhận của em về văn bản “Tuổi thơ tôi” (Ngữ văn 6 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhấtbài văn cảm nhận về bài ca dao "Con người có cố có ông..." (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) hay nhấtĐoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhấtĐoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Giôn-xi trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” (Ngữ văn 6 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhấtBài văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Giôn-xi trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” (Ngữ văn 6 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhấtĐoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật người anh trong "Bức tranh của em gái tôi" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhấtĐoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) hay nhấtBài văn nêu suy nghĩ và cảm xúc sau khi đọc hai khổ đầu bài "Sang thu" (Ngữ văn 7- SGK Cánh diều) hay nhấtĐoạn văn trình bày ý kiến về một vấn đề: Ngoại hình của con người có quan trọng không? (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) hay nhấtĐoạn văn nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam trong văn bản “Cây tre Việt Nam” (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhấtĐoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ "Đêm nay bác không ngủ" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) hay nhất