Top 7 Đội tuyển vô địch AFF Cup nhiều lần nhất

72.1k

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á, gọi tắt là AFF Championship, là giải đấu bóng đá giữa các đội tuyển bóng đá nam quốc gia đại diện các quốc gia thuộc khu vực...xem thêm ...

Top 0
(có 3 lượt vote)

Thái Lan

  • Vô địch: 7 lần (1996, 2000, 2002, 2014, 2016, 2020, 2022)
  • Á quân: 3 lần (2007, 2008, 2012)

Đội tuyển quốc gia Thái Lan đang là đội tuyển giành được nhiều chiếc cúp vô địch giải đấu nhiều lần nhất. Đội tuyển xứ chùa Vàng đã 7 lần bước lên ngôi vị cao nhất, trong đó có 3 lần bảo vệ thành công chiếc cúp vô địch.


Thái Lan chính là đội tuyển vô địch AFF Championship lần đầu tiên vào năm 1996 khi giải đấu được tổ chức ở Singapore và giải đấu khi đó còn có tên là Tiger Cup. Kiatisuk Senamuang chính là người hùng của Thái Lan khi là người ghi bàn thắng duy nhất trong trận chung kết để đánh bại Malaysia mang về chức cúp vô địch cho người Thái.


Cũng chính "Zico Thái" là người dẫn dắt đội bóng quê hương vô địch vào năm 2016, qua đó vượt qua thành tích của Singapore để vươn lên dẫn đầu về số lần vô địch giải đấu số một khu vực Đông Nam Á giành cho cấp độ đội tuyển.


Năm 2022, mặc dù thiếu vắng nhiều trụ cột quan trọng nhưng với sự tỏa sáng của ngôi sao từng thi đấu ở J1-League là Theerathon Bunmathan, Thái Lan tiếp tục đánh bại Việt Nam trong trận chung kết để mang về chiếc cúp thứ 7 qua đó khẳng định vị thế số 1 của giải đấu này.

Thái Lan là đội bóng giàu thành tích nhất tại giải đấu này ảnh 1
Thái Lan là đội bóng giàu thành tích nhất tại giải đấu này
Top 1
(có 1 lượt vote)

Singapore

  • Vô địch: 4 lần (1998, 2004, 2007, 2012)

Đứng thứ hai trong danh sách này là đội tuyển quốc gia Singapore. Đội tuyển xứ đảo quốc Sử tử đã 4 lần lên ngôi cao nhất tại giải đấu. Singapore đã toàn thắng cả 4 lần khi được tham gia các trận chung kết, trong đó có 2 chiếc cúp vô địch liên tiếp vào các năm 2004 và năm 2007.


Đội bóng đến từ đảo quốc Sư tử là đội bóng đi đầu trong phong trào nhập tịch cho các cầu thủ ngoại để đem về vinh quang cho nước nhà. Khán giả hâm mộ AFF cup chắc hẳn vẫn còn nhớ đến các "ngoại binh" của đội tuyển Singapore như Daniel Bennett, Agu Casmir, Aleksandar Đuric hay Itimi Dickson. Chính những viện binh với thể hình, thể lực vượt trội so với các cầu thủ Đông Nam Á này đã giúp người Sing đang ung dung đứng ở vị trí thứ 2 trong danh sách này.

Singapore lên ngôi vô địch gần nhất vào năm 2012 ảnh 1
Singapore lên ngôi vô địch gần nhất vào năm 2012
Top 2
(có 9 lượt vote)

Việt Nam

  • Vô địch: 2 lần (2008, 2018)
  • Á quân: 1 lần (1998, 2022)

Đội tuyển quốc gia Việt Nam cũng đã có 2 lần vô địch giải đấu số một Đông Nam Á vào các năm 2008 và năm 2018.


Người hâm mộ bóng đá Việt Nam không thể nào quên được bàn thắng từ pha đánh đầu ngược của tiền đạo Lê Công Vinh vào lưới Thái Lan trong trận chung kết lượt về năm 2008 diễn ra tại chảo lữa Mỹ Đình. Bàn thắng quý hơn vàng đó đã giúp đội quân Sao vàng lần đầu tiên bước lên ngôi vị cao nhất của bóng đá Đông Nam Á sau bao năm chờ đợi. HLV Calisto chính là thuyền trưởng dẫn dắt các học trò mang về niềm tự hào, niềm hạnh phúc vô bờ cho bóng đá Việt Nam.


Đúng 10 năm sau đó, lần này là một HLV đến từ Hàn Quốc, HLV Park Hang-seo đã minh chứng cho vị thế số 1 bóng đá khu vực của Việt Nam bằng chức cúp vô địch AFF lần thứ 2. Đội hình năm đó là sự kết hợp giữa lứa cầu thủ đã gắn bó với nhau rất lâu như Công Phượng, Xuân Trường, Quang Hải, Văn Đức cùng các "đàn anh" dày dạn kinh nghiệm trận mạc như Quế Ngọc Hải hay lão tướng Anh Đức. Một tập thể không thể bị đánh bại đã băng băng về đích giúp người dân yêu bóng đá Việt Nam có lần thứ hai được ăn mừng chiếc vô địch.

Việt Nam vô địch giải đấu lần đầu tiên năm 2008 ảnh 1
Việt Nam vô địch giải đấu lần đầu tiên năm 2008
10 năm sau đó, Việt Nam được nâng cao chiếc cúp vô địch lần thứ 2 ảnh 2
10 năm sau đó, Việt Nam được nâng cao chiếc cúp vô địch lần thứ 2
Top 3
(có 1 lượt vote)

Malaysia

  • Vô địch: 1 lần (2010)
  • Á quân: 3 lần (1996, 2014, 2018)

Chiếc cúp vô địch năm 2010 là danh hiệu vô địch duy nhất của đội tuyển quốc gia Malaysia giúp họ đứng thứ 4 trong danh sách này.


Đội bóng đến từ bán đảo Malai này đã tham dự trận chung kết đầu tiên năm 1996 nhưng đã phải nhận thất bại trước Thái Lan và đành ngậm ngùi với vị trí á quân.


Năm 2010, với dàn cầu thủ đồng đều, đang ở độ chín như Safee Sali, Norshahrul Idlan Talaha hay Mohd Amri, đội bóng với biệt danh những chú Hổ đã xuất sắc lên ngôi vô địch trong sự ngỡ ngàng của người hâm mộ. Trong trận chung kết, Malaysia đã vượt qua Indonesia sau 2 lượt trận với tổng tỉ số 4-2. Điều đáng nói là khi 2 đội bóng này gặp nhau ở vòng bảng, Indo đã dễ dàng đánh bại đối thủ với tỉ số 5-1.


Năm 2010 là năm của đội tuyển Malaysia ảnh 1
Năm 2010 là năm của đội tuyển Malaysia
Top 4
(có 1 lượt vote)

Indonesia

  • Á quân: 6 lần (2000, 2002, 2004, 2010, 2016, 2020)

Đội tuyển quốc gia Indonesia đã từng 6 lần lọt vào các trận chung kết, nhưng thật đáng tiếc khi họ chưa thể giành được bất kỳ chiếc cúp vô địch nào. Đội bóng xứ sở vạn đảo thi đấu rất máu lửa và luôn cống hiến hết mình cho khán giả.


Thất bại để lại nhiều nuối tiếc nhất của Indo là giải đấu mà họ được đăng cai tổ chức vào năm 2002. Dưới sự cổ động của hàng trăm nghìn khán giả nhà trên sân vận động Gelora Bung Karno, đội tuyển Indonesia đã chịu thua Thái Lan trong trận chung kết sau loạt đá penalty đầy may rủi. Bambang Pamungkas sau đó giành danh hiệu Chiếc giày vàng, nhưng sẽ là đáng nhớ hơn với anh nếu đội nhà được nâng cao chiếc cúp vô địch.

Indonesia đã 6 lần vào đến chung kết nhưng chưa lần nào đoạt cúp ảnh 1
Indonesia đã 6 lần vào đến chung kết nhưng chưa lần nào đoạt cúp
Top 5
(có 1 lượt vote)

Philippines

  • Bán kết: 4 lần (2010, 2012, 2014, 2018)

Những năm gần đây, đội tuyển quốc gia Philippines đã trở thành một đối thủ khó chơi hơn đối với các "ông lớn" trong khu vực Đông Nam Á. Đội bóng biệt danh The Azkals đã chú trọng hơn đến bóng đá bằng việc kêu gọi các cầu thủ có nguồn gốc Philippines đang chơi bóng ở nước ngoài về thi đấu cho đội tuyển nước nhà.


Các cầu thủ đáng chú ý như anh em nhà Younghusband, Patrick Reichelt hay thủ môn đã từng chơi ở Premier League là Neil Etheridge luôn là những trụ cột của đội tuyển quốc gia nước này trong các giải đấu lớn.

Philippines là đội bóng khó chịu ở Đông Nam Á ảnh 1
Philippines là đội bóng khó chịu ở Đông Nam Á
Top 6
(có 1 lượt vote)

Myanmar

  • Bán kết: 2 lần (2004, 2016)

Thành tích của đội tuyển quốc gia Myanmar ở sân chơi này khá khiêm tốn khi họ mới chỉ có 2 lần lọt vào đến bán kết các năm 2004 và 2016.


Năm 2004 là giải đấu nhận được nhiều sự kỳ vọng nhất của người hâm mộ Myanmar với lứa cầu thủ được coi là thế hệ vàng của bóng đá nước này. Đội hình gồm các hào thủ như Soe Myat Min, Min Thu hay Aung Kyaw Moe chỉ chịu khuất phục trước nhà vô địch giải đấu năm đó là Singapore. Cả hai đội đã cống hiến cho người hâm mộ lượt trận bán kết đầy kịch tính với nhiều bàn thắng được ghi, Myanmar chỉ bị khuất phục ở hiệp phụ ở trận lượt về và đành chịu thua với tỉ số 8-5 sau 2 lượt trận.

Myanmar có thành tích khiêm tốn ở giải đấu này ảnh 1
Myanmar có thành tích khiêm tốn ở giải đấu này
Thái Lan đang là đội bóng giàu thành tích nhất ở sân chơi này. Phải rất lâu nữa mới có quốc gia bắt kíp được thành tích này khi đội tuyển có thành tích gần với Thái Lan nhất là Singapore hiện không còn được đánh giá cao như các năm trước và đang có dấu hiệu tụt lùi so với các quốc gia tiềm năng như Việt Nam, Malaysia hay Indonesia.

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .