Top 3 Giáo án bài thơ xe chữa cháy cho trẻ mầm non hay nhất

35.8k

Bài thơ xe chữa cháy là một trong những bài thơ thiếu nhi vui nhộn mang đến sự hứng thú cho các bé. Bài thơ Xe Chữa Cháy của nhà thơ Phạm Hổ với lối...xem thêm ...

Top 0
(có 7 lượt vote)

Giáo án bài thơ xe chữa cháy (số 1)

I. Mục đích, yêu cầu

- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ.

- Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ đích cho trẻ, kĩ năng đọc thơ diễn cảm.

- Trẻ có thái độ hào hứng và yêu thích đọc thơ.


II. Chuẩn bị

- Nội dung bài thơ

- Hình ảnh minh họa bài thơ

- Hệ thống câu hỏi đàm thoại

- Trang phục cô và trẻ gọn gàng


III. Tổ chức hoạt động

1. Ổn định tổ chức,gây hứng thú

2. Nội dung chính

* Gây hứng thú

- Cô trò chuyện với trẻ, cho trẻ quan sát hình ảnh xe chữa cháy dẫn dắt trẻ vào hoạt động

- Cô có xe gì đây?

- Xe chữa chay đang làm gì?

- Có 1 bài thơ rất hay nói về chiếc xe chữa cháy, để biết bài thơ hay như thế nào các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ nhé.


HĐ 2: Thơ “ Xe chữa cháy”

- Cô giới thiệu tên bài thơ “ Xe chữa cháy” của tác giả Phạm Hổ

- Cô đọc bài thơ lần 1 diễn cảm

- Lần 2 cho trẻ nghe bài thơ kết hợp hình ảnh minh họa

* Đàm thoại, trích dẫn

- Cô vừa đọc bài thơ gì?

- Bài thơ nói về điều gì?

- Cái mình của xe chữa cháy như thế nào ?

- Bụng thì chứa gì?

- Xe chạy như thế naò?

- Còi xe như thế nào?

- Xe chữa cháy dùng để làm gì?

(Sau mỗi câu trả lời của trẻ cô chốt lại ý đúng và đọc đoạn thơ tương ứng.)

- Các con thấy xe chữa cháy có ích không?

- Gd ngoan ngoãn, không nghịch lửa, tránh xa những nơi nguy hiểm.

Dạy trẻ đọc thơ:

- Cả lớp đọc cùng cô 2- 3 lần

- Trẻ đọc thơ

- Tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc thơ

- Cô chú ý sửa sai cho trẻ

- Động viên khuyến khích trẻ đọc thơ

- Nhận xét trẻ đọc thơ

* Củng cố: Tc “giọng đọc to, giọng đọc nhỏ”

- Cô cho trẻ đọc thơ theo yêu cầu của cô: Cô phổ biến cách chơi cho trẻ


3. Kết thúc

- Cho trẻ chơi Cùng cô

- Nhận xét trẻ

- Nhận xét trẻ cuối hoạt động

-Trẻ hát: Em tập lái ô tô và chuyển hoạt động

 ảnh 1
Top 1
(có 2 lượt vote)

Giáo án bài thơ xe chữa cháy (số 2)

I. Mục đích, yêu cầu

1.Kiến thức:

-Trẻ biết tên bài thơ: “Xe chữa cháy”, tên tác giả: “Phạm Hổ”.

– Trẻ biết nội dung bài thơ: “Xe chữa cháy” nói về xe chữa cháy chở rất nhiều nước khi có đám cháy xe chạy nhanh đến để dập tắt lửa ngay.


2. Kỹ năng:

-Trẻ đọc diễn cảm bài thơ.

– Trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.

– Phát triển vốn từ cho trẻ: chạy như bay là chạy rất nhanh.


3.Thái độ:

– Trẻ hứng thú đọc bài thơ.

– Giáo dục trẻ khi tham gia giao thông chấp hành 1 số luật lệ giao thông đường bộ: đèn đỏ dừng lại, đèn xanh đi, đèn vàng đi chậm lại.

– Giáo dục trẻ không chơi đồ chơi, những nơi dễ xảy ra cháy, nổ: điện, ga, bật lửa…


II. Chuẩn bị:

– Cô đọc thơ nhấn giọng ở các từ: như lửa, nước đầy, như bay, bốc lửa, chữa cháy.


1.Đồ dùng.

* Đồ dùng của cô:
– Tranh bài thơ “ Xe chữa cháy”.
+ Tranh 1: Chiếc xe chữa cháy màu đỏ.
+ Tranh 2: Xe chữa cháy đang chạy trên đường.

+ Tranh 3: Xe chữa cháy đang phun nước dập lửa.

– Tranh một số phương tiện giao thông: xe máy, ô tô, xe đạp.

– Que chỉ.

* Đồ dùng của trẻ:
+ Trẻ quần áo gọn gàng
+ Ghế cho trẻ ngồi.


2. Địa điểm, đội hình.

– Trong lớp, trẻ ngồi trên ghế hình chữ U quanh cô.


III. Tiến trình hoạt động:

1.Ổn định tổ chức, gây hứng thú.

– Cô cho trẻ quan sát một số phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy, ô tô. Vừa cho trẻ xem vừa hỏi trẻ: đây là những phương tiện giao thông gì?

– Dẫn dắt: Cô cũng có một bài thơ rất hay, kể về một phương tiện giao thông, nhưng phương tiện giao thông này có một nhiệm vụ rất đặc biệt. Không biết bài thơ nói về phương tiện giao thông nào và phương tiện giao thông đó có gì đặc biệt các con nhỉ? Muốn biết chúng mình hãy chú ý lắng nghe cô đọc bài thơ: “Xe chữa cháy” nhé!.


2. Bài mới.

*Cô đọc thơ cho trẻ nghe

– Cô đọc diễn cảm lần 1: + Cô vừa đọc bài thơ có tên là gì? (Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ: “Xe chữa cháy”của nhà thơ Phạm Hổ sáng tác đấy các con ạ!)

– Cô đọc diễn cảm lần 2: Kết hợp tranh minh họa + Cô vừa đọc bài thơ có tên là gì? (Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ: “Xe chữa cháy”) + Của nhà thơ nào sáng tác nhỉ? (Bài thơ “Xe chữa cháy” của nhà thơ Phạm Hổ sáng tác đấy các con ạ!)


*Đàm thoại, trích dẫn.

– Trong bài thơ có nhắc tới chiếc xe gì? (Bài thơ nhắc tới chiếc xe chữa cháy đấy các con ạ!)

– Xe chữa cháy có màu gì? (À! Xe chữa cháy có màu đỏ)

– Bụng xe chữa cháy có chứa rất là nhiều gì? (Bụng xe chứa rất nhiều nước)


Trích:

Mình đỏ như lửa

Bụng chứa nước đầy


– Xe chữa cháy chạy như thế nào? Xe chữa cháy khi đang chạy kêu có to không nhỉ? (Xe chữa cháy chạy như bay là đang chạy rất là nhanh, hét vang đường phố để mọi người nghe thấy nhường đường giúp xe đến chữa cháy kịp thời)


Trích:

Tôi chạy như bay                                      

Hét vang đường phố


+ Khi nhà nào bốc lửa xe chữa cháy làm gì? (Khi nhà nào bốc lửa xe chữa cháy liền đến ngay để chữa cháy đấy!)


Trích:

Nhà nào bốc lửa                                        

Tôi dập liền tay                                        

Ai gọi chữa cháy                                         

Có ngay! Có ngay!


Xe chữa cháy là chiếc xe chở rất nhiều nước khi có đám cháy xe chữa cháy có nhiệm vụ chạy nhanh đến để dập tắt lửa ngay và số điện thoại khẩn cấp của xe chữa cháy là 114.


Giáo dục: Các con còn nhỏ, không được đến gần những nơi, đồ vật nguy hiểm: điện, bếp ga, bật lửa…. Vì những thứ này rất dễ cháy đấy.Khi thấy cháy các con phải biết tránh xa và phải bảo cho người lớn biết để chữa cháy kịp thời các con nhớ chưa?


*Dạy trẻ đọc thơ

– Cô và cả cả lớp đọc bài thơ 2-3 lần.

– Cho trẻ đọc lần lượt theo tổ, nhóm, cá nhân. (Cô sửa sai cho trẻ khuyến khích động viên trẻ).

– Cả lớp đọc bài thơ lại 1 lần.

– Cô hỏi trẻ lại tên bài thơ vừa được học là gì?


3. Kết thúc – Cô cùng trẻ thu dọn đồ dùng và chuyển hoạt động.

 ảnh 1
Top 2
(có 1 lượt vote)

Giáo án bài thơ xe chữa cháy (số 3)

1. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ biết tên gọi, lợi ích, mô tả được một số đặc điểm nổi bật của một số PTGT đường bộ, đường sắt.

- Trẻ biết được lợi ích của các PTGT là phương tiện vận chuyển hàng hóa, chở người.

- Trẻ có kỹ năng quan sát, kỹ năng so sánh.

- Phát triển ngôn ngữ, cung cấp vốn từ cho trẻ.

- Giáo dục trẻ biết tuân thủ luật giao thông khi tham gia giao thông. Biết giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp.


2. Chuẩn bị:

- Đồ dùng của cô: PP bài dạy

-  Đồ dung của trẻ: Mô hình các phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt: tảu hỏa, xe đạp, xe ô tô, xe máy. Nhạc bài hát: lái ô tô


3. Tiến hành

1.Gây hứng thú

- Cho trẻ hát bài “ lái ô tô”

- Các con vừa hát xong bài gì?

- Bài hát nói đến gì? Có phương tiện giao thông gì trong bài hát?

- Ngoài ra còn có loại PTGT đường bộ nào nữa? Cho trẻ kể tên các phương tiện.

À có rất nhiều PTGT đúng không? Để biết được những phương tiện giao thông đường bộ như thế nào thì giờ học ngày hôm nay cô sẽ dạy các con tìm hiểu 1 số PTGT đường bộ, đường sắt.


2. Nội dung

2.1.Trò chơi Bé nhanh trí


- Cách chơi: Cô chia lớp thành 4 đội, mỗi đội sẽ nhận được 1 món quà là 1 ptgt, các đội sẽ mở quà và khám phá về ptgt đó.

- Luật chơi: Đội nào rung xắc xô trước sẽ trả lời trước. trả lời đúng theo đáp án của cô thì sẽ chiến thắng.

- Cho các đội quan sát: tàu hỏa, ô tô, xe đạp, xe máy.

- Trong khi trẻ quan sát cô đến để trò chuyện, gợi ý trẻ tìm hiểu về các đặc điểm của chúng.

- Cho trẻ rung xắc xô, lần lượt từng đội nói lên đáp án của mình

- Cô cho trẻ nghe đáp án của cô:

* Tàu hỏa: là ptgt đường sắt, chạy trên đườn ray riêng. Cấu tạo gồm có đầu tàu và than tàu. Trên đầu tàu có ống khói và phòng điều khiển dành cho người lái tàu. Thân tàu có nhiều toa tàu và bánh xe. Tàu hỏa là ptgt dung để trở người và trở hang hóa.Khi đi trên tàu chúng ta cần ngồi 1 chỗ, tránh chạy nhảy và thò đầu, thò tay ra cửa.

* Ô tô: Là ptgt đường bộ. Cấu tạo gồm phần đầu xe, thân xe, đuôi xe.Phần đầu xe là nơi để các động cơ điều khiển ô tô, phần thân xe bên trong có choc ngồi cho mọi người., phân đuôi xe là nơi chứa hang hóa. Ô tô dung để trở hàng và trở người

*Xe đạp: Là ptgt đường bộ. Cấu tạo gồm phần đầu xe, thân xe, đuôi xe. Phần đầu xe có bánh trước, tay lái, phần thân xe có yên xe, bàn đạp, phân đuôi xe có bánh sau, ghế xe. Xe đạp dùng để trở hàng và trở người

*Xe máy: Là ptgt đường bộ. Cấu tạo gồm phần đầu xe, thân xe, đuôi xe. Phần đầu xe có bánh trước, tay lái, phần thân xe có yên xe, bàn đạp,nơi để chân, phân đuôi xe có bánh sau, ghế xe. Xe máy dùng để trở hàng và trở người

- Nhận xét câu trả lười của các đội

- Khen trẻ


2.2. Trò chơi

* Trò chơi: “Ai nhanh nhất ”

- Luật chơi và cách chơi: Cô phát cho các trẻ các lô tô. Khi cô nói đặc điếm của loại xe nào thì tìm và dơ nhanh phương tiện đó lên. Bạn nào dơ sai sẽ bị nhảy là cò.

- Cho trẻ chơi 3-4 lần.

- Cô nhận xét, khen trẻ


*Trò chơi : “ Về đúng bến”

- Cách chơi:Mỗi trẻ chọn 1 ptgt trẻ thích, vừa đi vừa hát “ lái ô tô” khi cô rung xắc xô, trẻ cầm ptgt nào thì về đúng bến có ptgt đó

- Luật chơi:Trẻ nào về đúng bến thì thắng, về sia bến thì thua và phải nhảy lò cò

- Cô cho trẻ chơi : 3 – 4 l

- Cô nhận xét, khen trẻ


3. Kết thúc: Cho trẻ hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố” và chuyển hoạt động

 ảnh 1
Trên đây là các giáo án bài thơ xe chữa cháy cho trẻ mầm non hay nhất, hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn!

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .

0/
Top 2
Giáo án bài thơ xe chữa cháy (số 3)