Top 5 Giáo án dự thi giáo viên giỏi mầm non chi tiết nhất

511.6k

Hội thi giáo viên dạy giỏi là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên...xem thêm ...

Top 0
(có 10 lượt vote)

Giáo án KPKH: Một số đồ dùng trong gia đình

2.1. Mục đích - yêu cầu


* Kiến thức:

- Trẻ biết sử dụng các giác quan để xem xét, tìm hiểu đối tượng: Nhìn, nghe, sờ để nhận ra đặc điểm nổi bật của một số đồ dung trong gia đình

- Trẻ nhận biết, gọi tên một số đồ dùng trong gia đình.

- Trẻ biết đặc điểm, công dụng của một số đồ dùng đó.

- tăng cường tiếng việt cho trẻ qua từ: đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống

* Kỹ năng:

- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ và trả lời mạch lạc cho trẻ.

* Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động học.

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn cẩn thận đồ dùng trong gia đình


2.2. Chuẩn bị:

- Tranh ảnh về một số đồ dùng trong gia đình, lô tô đồ dùng gia đình

- Một số đồ dùng trong gia đình: Bát, thìa, đũa, đĩa, ấm chén, cốc

* Ổn định tổ chức, gây hứng thú

- Cho trẻ hát bài: Nhà của tôi

- Trò chuyện về nội dung bài hát

* Hoạt động 1: Đồ dùng trong gia đình

- Hôm qua về cô giáo đi siêu thị mua được một số đồ dùng trong gia đình và cô giáo để trong chiếc túi bí mật này các con có muốn xem cô mua được những gì không?

- Cô mời một số trẻ lên sờ và đoán sau đó lấy đồ trong túi ra

- Hỏi trẻ bạn đoán đúng không?

- Cho trẻ nói tên đồ dùng đó là gì?

- Hôm nay cô con mình sẽ cùng tìm hiểu về những đồ dùng trong gia đình chúng ta nhé

+ Cho trẻ quan sát đồ dùng để ăn:

* Quan sát cái bát:

- Đây là cái gì?

- Cho trẻ chuyền tay nhau sờ cái bát

- Cho trẻ nêu nhận xét

- Đây là bát to hay bát nhỏ?

- Bát này dùng để làm gì?

- Miệng bát có dạng hình gì?

- Lòng bát như thế nào?

- cái bát còn có gì đây?

- Bát được làm bằng gì?

- Các con sờ cái bát thấy nó thế nào? ( Nhẵn hay sần sùi?)

- Bát được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như bằng phíp, nhựa, inox, thủy tinh, bằng sứ.. chiếc bát mà các con vừa cầm là có chất liệu bằng gốm sứ rất dễ vỡ nên khi dùng các con phải cẩn thận để tránh làm rơi vỡ sẽ gây thương tích chảy máu cho bản thân, khi dùng xong các con nhớ rửa thật sạch sau đó cất vào nơi qui định nhé.

=> Cô khái quát, mở rộng: đây là bát để đựng cơm để ăn cơm ngoài ra còn có bát to để đựng canh và bát nhỏ xíu để đựng nước chấm


*  Quan sát cái đĩa :

- Cô lại có gì đây?

- Cho trẻ chuyền tay nhau sờ cái đĩa

- Cho trẻ nêu nhận xét

- Cái đĩa có dạng hình gì?

- Đĩa dùng để làm gì?

- Cái đĩa này được làm bằng chất liệu gì?

- Giáo dục trẻ

=> Cô khái quát, mở rộng: Đồ dùng để ăn ngoài bát đĩa ra còn có: thìa, đũa, muôi, âu.. và được gọi chung là đồ dùng để ăn

- Cho trẻ nhắc lại từ: đồ dùng để ăn


Đồ dùng để uống:

* Quan sát cái ấm:

- Cô có gì đây?

- Cho trẻ chuyền tay nhau sờ cái ấm

- Cho trẻ nêu nhận xét

- Cái ấm có những đặc điểm gì?

- Có những bộ phận gì?

- Cái ấm dùng để làm gì?

- Cái ấm được làm bằng gì?

- Cô khái quát

* Quan sát cái chén:

- Cô có gì đây?

- Cho trẻ chuyền tay nhau sờ cái chén

- Cho trẻ nêu nhận xét

- Cái nhén có những đặc điểm gì?

- Cái chén dùng để làm gì?

- Miệng chén có dạng hình gì?

- Cái chén được làm bằng gì?

- Ngoài ấm và chén ra còn có cái cốc, ca để đựng nước và được gọi là đồ dùng để uống.

- Cho trẻ nhắc lại: Đồ dùng để uống

* Khái quát, mở rộng: Ngoài đồ dùng để ăn, uống ra còn có nhiều đồ dùng sinh hoạt khác cần thiết trong gia đình như: Ti vi, tủ lạnh, bếp ga, giường, tủ, bàn ghế...các con về nhà quan sát thêm xem nhà mình có những đồ dùng gì ngày mai đi học kể cho cô nghe nhé.

- Giáo dục trẻ giữ gìn, bảo vệ đồ dùng trong gia đình.


* Hoạt động 2: Trò chơi: Thi xem ai nhanh

- Cô phát rổ tranh lô tô đồ dung trong gia đình cho trẻ sau đó cô nói tên đồ dùng nào, trẻ sẽ tìm trong rổ và gơ đồ dùng đó lên ví dụ: cô nói đồ dùng để ăn trẻ sẽ giơ tranh lô tô bát thìa...

- Cô tổ chức cho trẻ chơi vài lần.

- Nhận xét sau khi chơi

- Hỏi lại nội dung bài học

- Nhận xét giờ, tuyên dương trẻ

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 1 lượt vote)

Đề tài: Chắp ghép các hình tạo thành bức tranh

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

- Ôn nhận biết các hình, màu sắc.

- Trẻ biết chắp ghép các hình học, sắp xếp, bố cục hài hòa các chi tiết để tạo thành bức tranh.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng sắp xếp, dán các họa tiết, bố cục hợp lý để trang trí.

- Phát triển trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của trẻ.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.

- Giáo dục trẻ yêu quý cái đẹp, giữ gìn sản phẩm do chính mình tạo ra.

- Trẻ biết thể hiện lòng biết ơn cô giáo.


II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô:

- Máy tính, máy chiếu. que chỉ, giáo án điện tử.

-  Nhạc bài hát “ Bông hồng tặng mẹ và cô”, “ Bông hoa mừng cô”,  “Nhạc không lời”.

- Một số dây hoa, dây hình treo quanh lớp.

- Hộp quà.

- 4 bức tranh khác nhau:

+Tranh 1: Ngôi nhà của bé

+ Tranh 2: Vườn hoa nhà bé

+ Tranh 3: Vườn cây, ao cá nhà bé

+ Tranh 4: Đồ dùng gia đình bé

- Giá để tranh mẫu

- Giá trưng bày sản phẩm.

- Trang phục áo dài.

2. Đồ dùng của trẻ

- Bìa màu, giấy, xốp, cúc áo hình tròn, các hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình trái tim, hình ngôi sao....và một số họa tiết khác nhau cắt rời, keo dán, bút sáp, khăn lau tay.

- 4 khối hộp làm bàn cho trẻ thực hiện.

- Thảm đủ cho trẻ ngồi.

3. Địa điểm - đội hình:

- Trong lớp học, Trẻ ngồi theo hình chữ U, ngồi 4 nhóm.


III- Hướng dẫn:

1. Gây hứng thú:  (1- 2 phút)

- Giới thiệu các cô về dự giờ

- Cho trẻ khám phá hộp quà.

- Hỏi trẻ: + Xung quanh lớp mình có gì đặc biệt? (Được trang trí bằng các dây hoa, dây hình, dây cờ, ngôi sao......)

+ Các dây trang trí đó được làm từ những hình gì?

- Cô khái quát: Lớp mình được trang trí từ các hình như hình hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình ngôi sao, hình trái tim.....làm cho lớp thêm lung linh.


2. Nội dung: (22 - 23 phút)

* Hoạt động 1: Cho trẻ quan sát tranh mẫu (7 - 8 phút):

- Quan sát tranh 1: Tranh ngôi nhà của bé.

+ Đây là bức tranh gì?

+ Ai có nhận xét gì về bức tranh này của cô?

+ Các hình trên tranh được làm bằng cách nào?

- Cô khái quát: Bức tranh ngôi nhà được chắp ghép từ những hình như hình tam giác làm mái nhà, hình chữ nhật làm khung nhà và cửa ra vào, hình vuông làm cửa sổ. Ngoài ra cô còn dùng hình chữ nhật dài làm thân cây, hình tròn to làm tán cây, hình tròn nhỏ gắn thành các quả cho cây. Cô còn trang trí ông mặt trời bằng hình tròn... Cô xếp các hình lại với nhau khi được bức tranh cân đối cô bôi keo vào mặt trắng của tờ giấy sau đó cô dán .

- Quan sát tranh 2: Vườn hoa nhà bé.

+ Đây là bức tranh gì?

+ Các con thấy bức tranh này có gì đặc biệt?

- Cô khái quát: Đây là bức tranh vườn hoa với rất nhiều bông hoa khác nhau. Cô đã dùng các hình tròn làm nhụy hoa, cánh hoa; Ngoài ra  cô còn dùng hình trái tim, hình chữ nhật, để làm cánh hoa, cành hoa; hình ô van làm lá hoa,khi dán cô dán bố cục cân đối màu sắc hài hòa nên bức tranh của cô đẹp đấy.

-  Quan sát tranh 3: Vườn cây, ao các nhà bé.

+ Bức tranh gì đây nhỉ?

+ Chúng mình có nhận xét gì về bức tranh này?

+ Con cá được chắp ghép từ những hình gì?

+ Màu sắc như thế nào?

- Cô khái quát: Đây là bức tranh vườn cây ao cá nhà bạn bé. Cá cô đã dùng những hình tròn, hình vuông, hình tam giác để tạo thành. Cô đã dùng hình chữ nhật dài làm thân cây, hình tròn to làm tán cây, hình tròn nhỏ làm quả cho cây. Cô trang trí bố cục cân đối màu sắc hài hòa tạo nên bức tranh đẹp đấy.

-  Quan sát tranh 4: Đồ dùng gia đình nhà bé.

- Cô đố chúng mình biết đây là bức tranh gì?

+ Nhìn lên bức tranh con thấy hình gì?

+ Đây là những đồ vật gì?

- Cô khái quát: Đây là bức tranh đồ dùng trong gia đình. các đồ vật này đều có dạng hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật....đấy. Các hình được cô chắp ghép lại sau đó cô dùng keo dán vào tờ bìa. Cô dặt các hình cân đối kết hợp màu sắc hài hòa tạo thành bức tranh đẹp đấy.

- Cô tổng hợp: Tất cả những bức tranh này cô đã dùng các hình cơ bản như hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình ô van, hình trái tim...để chắp ghép, dán trang trí tạo thành.


* Hoạt động 2: Trẻ thực hiện (10 - 11 phút).

a. Hỏi ý định của trẻ

- Vừa rồi các con đã được quan sát những bức tranh xinh xắn, vậy các con hãy suy nghĩ xem:

+ Con sẽ lựa chọn nguyện liệu, kỹ năng gì để làm tranh?

+ Để trang trí được bức tranh đẹp con sẽ làm như thế nào?

+ Cô mời thêm 1-2 bạn khác nêu ý tưởng.

- Sắp đến ngày 20/11 trường mình có tổ chức cuộc thi trang trí lớp đẹp và triển lãm tranh bây giờ chúng mình hãy cùng thi đua làm tranh thật đẹp để trang trí lớp và mang đi triển lãm nhé.

b. Trẻ thực hiện

- Trẻ thực hiện, cô nhẹ nhàng bao quát lớp động viên, khuyến khích và nhắc nhở trẻ thực hiện, nhận xét trẻ, gợi mở để trẻ sáng tạo. (Cô mở nhạc cho trẻ nghe bài hát: “Bông hồng tặng mẹ và cô”.

+ Với trẻ khá cô khuyến khích để trẻ biết kết hợp nhiều hình khác nhau để làm tranh.

+ Trẻ yếu cô hướng dẫn trẻ chọn hình, cách xắp xếp, cách dán để làm tranh.

+ Động viên tuyên dương, khuyến khích trẻ.

* Hoạt động 3: Triển lãm tranh (4-5 phút)

- Cô nhận xét chung, tuyên dương trẻ đã làm được những bức tranh đẹp, sáng tạo.

- Chắc chắn rằng lớp chúng ta sẽ được giải trong cuộc thi triển lãm tranh sắp tới. Xin chúc mừng các con!

3. Kết thúc:

- Cho trẻ chào Ban giám khảo. Và hát bài: “ Bông hoa mừng cô”  ra ngoài.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 4 lượt vote)

Hoạt động làm quen vói chữ cái

I/MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1.Kiến thức

- Trẻ nhận biết đúng chữ cái n, m, phát âm đúng chữ cái n ,m.

2. Kỹ năng

- So sánh điểm khác nhau giữa chữ cái n, m

- Nhận biết nhanh các chữ cái n, m qua các trò chơi

- 98% trẻ nắm được yêu cầu bài học

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học


II/CHUẨN BỊ

1.Đồ dùng của cô

- Bài giảng powerpoin, máy tính, ti vi.

- Nhạc nền, bài hát về mùa xuân ở miền núi

- Thẻ chữ cái n ,m, hình ảnh “múa khèn” “mèn mén”

- Trang phục dân tộc, anh xúc xắc, tranh ảnh có chữ n m

2. Đồ dùng của trẻ

+ Các nét chữ n, m bằng đề can cắt rời

+ Tấm thảm để gắn chữ, con xúc xắc gắn chữ n, m

+ Con ngựa, lục lạc mang chữ m, n.

3.Nội dung tích hợp

- Khám phá xã hội: Nét đặc trưng của người vùng cao

- Trò chơi vận động


III/CÁCH TIẾN HÀNH

1.Gây hứng thú: ( 1- 2 phút )

- Cô giới thiệu chương trình “Du xuân Tây Bắc”  số ra lần thứ nhất năm 2018

- Cô biểu diễn màn múa khèn đặc trưng của miền Tây Bắc

2.Hướng dẫn ( 26 - 28 phút )

* Hoạt động 1: Làm quen chữ cái n, m

- Làm quen chữ cái n

Cô cho trẻ xem hình ảnh “múa khèn” trên máy và dưới hình ảnh múa khèn có cụm từ “múa khèn”

+ Cho trẻ đọc cụm từ “múa khèn”  2 lần

+ Trong cụm từ “múa khèn” có bao nhiêu chữ cái?

Trong cụm từ “múa khèn” có chứa rất nhiều chữ cái mới hôm nay cô cho các con làm quen với một chữ cái mới nữa. Đó là chữ cái “n”.Cô sẽ đổi chữ cái “n” thành thẻ chữ cái to để các con nhìn rõ hơn.

- Cô giới thiệu với các con đây là chữ cái n in thường, các con nghe cô phát âm

Cô phát âm 2 lần chữ cái n : “nờ”

Khi phát âm chữ cái n, miệng mở, lưỡi áp xát hàm trên rồi bật ra “nờ”. Cô phát âm lại : “nờ”

+ Xin mời các con phát âm cùng cô

- Cô giới thiệu thẻ chữ cái n, cô sẽ phát cho lần lượt mỗi bạn hãy cầm thẻ chữ cái n trên tay nhìn và phát âm cho đúng

+ Cho cả lớp phát âm 2 lần

+ Cô cầm thẻ chữ n phát âm 1 lần

+ Cho từng trẻ cầm thẻ chữ cái n phát âm

+ Cho cả lớp phát âm

+ Cho từng nhóm 2-3 trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ

- Nhìn vào chữ cái n, bạn nào cho cô biết:

+ Chữ n gồm có mấy nét , là những nét nào?

Cô giới thiệu: Chữ n gồm có 2 nét, 1 nét thẳng và 1 nét móc xuống

Cho trẻ phát âm “nờ”

- Cô giới thiệu chữ cái n có nhiều cách viết khác nhau: n in hoa, n in thường, n viết thường nhưng đều được phát âm là “nờ”

- Cho trẻ phát âm

*Làm quen chữ cái m

Miền Tây Bắc còn có những món ăn rất đặc trưng, các con cùng xem một video về món ăn đó nhé

- Món ăn này được làm từ thực phẩm gì?

- Trên màn hình có hình ảnh món mèn mé, dưới hình ảnh có từ “mèn mén”

- Cho trẻ đọc cụm từ “mèn mén” 2 lần

- Cho 1 trẻ lên tìm chữ cái đã học ( 2 chữ e, 2 chữ n ), trẻ ngồi dưới phát âm

- Còn chữ cái gì mới ? (2 chữ m)

- Hôm nay cô sẽ cho các con làm quen với chữ cái m

Cô sẽ đổi chữ cái “m” thành thẻ chữ cái to để các con nhìn rõ hơn.

- Cô giới thiệu với các con đây là chữ cái m in thường, các con nghe cô phát âm

Cô phát âm 2 lần chữ cái m : “mờ”

Khi phát âm chữ cái m, 2 môi khép lại rồi bật ra “mờ”. Cô phát âm lại : “mờ”

+ Xin mời các con phát âm cùng cô

- Cô giới thiệu thẻ chữ cái m

+ Cho cả lớp phát âm 2 lần

+ Cho từng nhóm 2-3 trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ

- Nhìn vào chữ cái m, bạn nào cho cô biết:

+ Chữ m gồm có mấy nét , là những nét nào?

Cô giới thiệu: Chữ m gồm có 3 nét, 1 nét thẳng và 2 nét móc xuống

Cho trẻ phát âm

- Cô giới thiệu chữ cái m có nhiều cách viết khác nhau : m in hoa, m in thường, m viết thường nhưng đều được phát âm là “mờ”

+ Cho trẻ phát âm

- Trò chơi: Vui cùng xúc xắc

Đến với chương trình hôm nay còn có một vị khách rất đặc biệt, chúng ta cùng chào đón vị khách đó là ai

1 cô đóng làm anh xúc xắc đi vào

Anh xúc xắc: Xin chào tất cả các em. Đến với chương trình này a dành tặng các e một trò chơi  đặc biệt có tên gọi “Vui cùng xúc xắc”. Anh đã mang dành tặng các e rất nhiều con xúc xắc ở phía sau.

Cô: Để chơi được trò chơi này, cô mời các con cất hộp quà và tấm thảm rồi đi lấy con xúc xắc về 3 nhóm chơi .

Cách chơi: Khi anh xúc xắc lắc lư người, phía trước  anh xuất hiện chữ cái gì các con nhanh tay tìm con xúc xắc có chứa chữ cái đó và phát âm

+ Cô cho trẻ chơi 2 lần

- Anh xúc xắc:

Hôm nay đến chơi với các e anh thấy rất vui, nhưng ở Tây Bắc còn rất nhiều trò chơi hấp dẫn, a sẽ gặp lại các e ở những trò chơi lần sau. Tạm biệt các e

Hoạt động 2. So sánh n, m

Cho trẻ phát âm chữ cái n, m

+ Giống nhau: Chữ m, chữ n đều có nét sổ thẳng và nét móc xuống

+ Khác nhau:

Chữ n có 1 nét móc xuống

Chữ m có 2 nét móc xuống

Đến với chương trình ru xuânTây Bắc hôm nay còn có rất nhiều trò chơi hấp dẫn và thú vị đang chờ chúng mình.

- Cô cho trẻ khám phá hộp quà có chứa các nét chữ m, n cắt rời

*Hoạt động 3: Luyện tập

Mùa xuân trên Tây Bắc, hoa mận nở trắng tô điểm cho một góc trời Tây Bắc. Đến với chương trình “Du xuân Tây Bắc” ngày hôm nay, xin mời các bé cùng cô du xuân từ những cánh rừng bạt ngàn hoa mận trắng.

- Cô cho trẻ đi chơi ru xuân ngắm cảnh

- Ban tổ chức có dành tặng mỗi bạn 1 hộp quà và 1 tấm thảm. Các con hãy nhận phần quà rồi về chỗ ngồi.

- Các con đã nhận được quà và tấm thảm chưa ?

- Trò chơi 1 : “Chơi chữ đầu xuân”

+ Cách chơi : Trẻ ghép các nét chữ cắt rời thành chữ cái m, n theo yêu cầu

+ Cho trẻ chơi và phát âm chữ cái vừa ghép được

-Trò chơi 3: Đua ngựa tìm lục lạc

Cách chơi: Mỗi bạn sẽ chọn cho mình một chú ngựa mang chữ cái m, n rồi về 4 hàng dọc. Nhiệm vụ của các con sẽ phi cùng chú ngựa đi tìm lục lạc mang chữ cái giống chữ cái trên mình ngựa rồi về 2 hàng. Cho trẻ chơi 1 lần

Cô khen ngợi trẻ

3. Kết Thúc (1 phút )

Đến với chương trình “Du xuân Tây Bắc” hôm nay, cô và các con cùng được khám phá và trải nghiệm những điều thú vị về núi rừng Tây Bắc.Thay cho lời cảm ơn, lời chào tạm biệt núi Rừng Tây Bắc, cô mời các con cùng phi ngựa dạo chơi quanh núi rừng Tây Bắc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 2 lượt vote)

Giáo án dự thi: Đếm đến 8, nhận biết các nhóm có 8 đối tượng, nhận biết số 8

I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
- Trẻ biết đếm đến 8, nhận biết các nhóm có 8 đối tượng và biết tạo nhóm có 8 đối tượng.
- Trẻ hiểu và biết cách chơi trò chơi tạo nhóm có số lượng là 8, trò chơi tìm đúng số lượng theo yêu cầu của cô.
2. Kĩ năng:
- Trẻ đếm thành thạo từ 1 – 8 đếm từ trái sang phải
- Trẻ tìm và tạo được các nhóm có số lượng là 8 theo yêu cầu của cô.
- Xếp tương ứng 1 -1 giữa 2 nhóm từ trái sang phải.
- Chơi thành thạo trò chơi tạo nhóm có số lượng là 8 và trò chơi tìm đúng số lượng theo yêu cầu của cô.
3.Thái độ:     
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động.           
- Biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh.
II. CHUẨN BỊ
+ Đồ dùng của cô: 
- Máy tính, máy chiếu, màn chiếu, loa nhạc.
- Bài giảng PowerPoin, thiết lập trò chơi ôn luyện trên phần mềm prosenter.
- Các nhóm hoa quả có số lượng là 8
- Mô hình vườn hoa quả cho trẻ tham quan.
+ Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ 8 bông hoa mai vàng, 8 bông hoa đào, rổ, bảng con, thẻ số 8
- Mũ hoa mai, hoa đào, hoa hồng đủ cho 3 tổ.


III. CÁCH TIẾN HÀNH


* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Các con ơi! Ngày hôm nay lớp mình rất vinh dự vì có các cô giáo đến dự giờ đấy, chúng mình hãy dành một tràng pháo tay thật lớn để chào đón các cô nào!
- Để cho không khí thêm vui nhộn, chúng mình hãy cùng nhau chơi một trò chơi, các con có thích không?
- Cô cho cả lớp chơi trò chơi “Gieo hạt”
+ Chúng mình vừa chơi trò chơi gì?
+ Chúng mình đã gieo hạt bao giờ chưa?
+ Các con gieo hạt gì?
+ Vậy để cho cây luôn xanh tốt chúng mình phải làm gì?
=> Muốn cây xanh tốt chúng mình phải thường xuyên bắt sâu, nhổ cỏ, tưới nước, không được dẫm lên cây,…)


* Hoạt động 2: Ôn số lượng trong phạm vi 7
- Các con ơi! Cô biết cô Tiên mùa xuân đã trồng được rất nhiều loài hoa quả đấy, các con có muốn cùng cô đến tham quan vườn hoa quả của cô Tiên mùa xuân không?
- Cô cho trẻ tham quan mô hình vườn hoa quả (Mở nhạc “Vườn cây của ba”)
- Các con hãy nhìn xem, vườn hoa quả của cô Tiên mùa xuân có đẹp không?
- Chúng mình hãy xem trong vườn hoa quả có những loài cây gì nhé! (Cây đào, cây mai, cây táo, cây khế, … )
+ Các con hãy nhìn xem cây gì đây mà đẹp vậy nhĩ?
+ Chúng mình hãy đếm xem có bao nhiêu quả Khế nào?
- Cho 1 trẻ đếm
- Cho cả lớp đếm một lần nữa
- Vậy 5 quả khế tương ứng với thẻ số mấy?
- Cô cho trẻ gắn thẻ số 5 vào
+ Còn đây là cây gì các con?
+ Cô mời một bạn đếm xem có tất cả bao nhiêu quả táo nhé!
- Cho 1 trẻ đếm
- Cho cả lớp đếm một lần nữa.
- Vậy 6 quả táo tương ứng với thẻ số mấy?
- Cô cho trẻ gắn thẻ số 6 vào.
- Đây là cây hoa gì các con?
+ Chúng mình hãy nhìn và đếm xem cây hoa mai này đã nở ra được bao nhiêu bông hoa nhé?
- Cho 1 trẻ đếm
- Cho cả lớp đếm một lần nữa
- Vậy 7 bông hoa mai tương ứng với thẻ số mấy?
- Cô cho trẻ gắn thẻ số vào.
+ Đây còn có cây gì nữa?
+ Chúng mình hãy đếm xem cây hoa đào đã nở ra được bao nhiêu bông hoa nhé?
- Cho 1 trẻ đếm
- Cho cả lớp đếm một lần nữa
- Vậy 7 bông hoa đào tương ứng với thẻ số mấy?
- Cô cho trẻ gắn thẻ số vào.
- Các con thấy vườn hoa quả của cô Tiên mùa xuân có đẹp không?
- Các con ơi! Biết lớp mình học rất ngoan rất giỏi cho nên cô Tiên mùa xuân đã mang đến cho lớp mình một món quà đấy, các con có muốn cùng cô khám phá xem đó là món quà gì không nào?
- Cho trẻ đi về chỗ ngồi theo hình chữ U (Cô mở nhạc)


* Hoạt động 3: Đếm đến 8, nhận biết các nhóm có 8 đối tượng.
- Các con hãy nhìn xem cô Tiên mùa xuân đã tặng cho lớp chúng mình món quà gì đây nhé!
- Cô trình chiếu lần lượt slile 7 bông hoa mai lên cho trẻ quan sát và đếm.
- 7 bông hoa, cô thêm vào 1 bông hoa nữa là mấy bông hoa?  (Cô thêm vào 1 bông hoa mai)
- Cô chiếu tiếp slile 7 bông hoa đào, cho trẻ đếm số hoa đào
- Số hoa mai so với số hoa đào như thế nào với nhau?
- Số hoa nào nhiều hơn và nhiều hơn là mấy?
- Số hoa nào ít hơn và ít hơn là mấy
- Cô nói: Số hoa mai và số hoa đào không bằng nhau vì số hoa mai nhiều hơn số hoa đào và nhiều hơn là 1, còn số hoa đào ít hơn số hoa mai và ít hơn là 1.
- Vậy muốn số hoa đào và số hoa mai bằng nhau thì chúng ta phải làm gì?
- Cô thêm một bông hoa đào.
- 7 hoa đào thêm một hoa đào là mấy bông hoa đào?
- Cô nói: 7 hoa đào thêm 1 hoa đào là 8 hoa đào.
- Số hoa mai và số hoa đào lúc này như thế nào với nhau?
- Và cùng bằng mấy?
- Cho trẻ đếm lại số hoa đào và số hoa mai và nhận xét.
- Cả 2 nhóm hoa đều bằng nhau và đều bằng 8, chúng mình sẽ gắn thẻ số mấy các con?
- Cô chiếu slile số 8, giới thiệu và đọc to: Số 8
- Cô cho cả lớp đọc -  tổ đọc - cá nhân trẻ đọc.
- Ngày tết sắp đến rồi và bây giờ cô muốn đưa những bông hoa này về trang trí cho lớp học của mình đấy!
- Cô cất lần lượt số hoa mai
- Cô cất lần lượt số hoa đào
* Các con ơi! hôm nay cô cũng đã chuẩn bị cho các con một món quà nữa đấy! Chúng mình hãy cùng nhận món quà của cô nào! (Cô mở nhạc)
- Các con đã nhận được món quà của mình cả chưa?
- Các con hãy nhìn xem, trong rổ của mình có gì nào?
- Các con hãy tìm trong rổ của mình và xếp tất cả số hoa mai trong rổ ra cho cô từ trái qua phải nào! (Trẻ xếp cô đi kiểm tra giúp đỡ trẻ)
- Các con hãy đếm xem có tất cả bao nhiêu hoa mai?
- Các con hãy xếp tiếp 7 bông hoa đào trong rổ ra xếp từ trái qua phải, và tương ứng với mỗi bông hoa mai là một bông hoa đào nào!
- Các con có nhận xét gì về nhóm hoa đào và hoa mai nào?
- Nhóm hoa nào nhiều hơn, và nhiều hơn là mấy?
- Nhóm hoa nào ít hơn và ít hơn là mấy?
- Vậy chúng mình làm thế nào để số hoa đào và số hoa mai bằng nhau và đều bằng 8?
- Cho trẻ xếp ra thêm một bông hoa đào.
- Số hoa mai và số hoa đào lúc này như thế nào với nhau?
- Và cùng bằng mấy?
- Các con ạ! Cả 2 nhóm hoa đều bằng nhau và đều có số lượng là 8, chúng mình sẽ gắn thẻ số mấy các con?
- Cô cho trẻ gắn thẻ số 8 bên cạnh số hoa đào và hoa mai.
- Cho trẻ đếm lại số hoa đào và hoa mai.
- Bây giờ chúng mình hãy cùng nhau đem những bông hoa này về để trang trí ngày tết nhé!
- Cho trẻ cất số bông hoa mai, vừa cất vừa đếm ngược từ phải qua trái.
- Tương tự cho trẻ cất số hoa đào và cất thẻ số.  


* Củng cố các nhóm số lượng 8
- Cô đặt các nhóm đồ chơi có số lượng là 8 ở xung quanh lớp, cho 2- 3 trẻ tìm những nhóm đồ chơi đó và nói lên kết quả của từng nhóm. (Trẻ tìm xong cho cả lớp kiểm tra kết quả)
- Cô cho cả lớp đếm quả rơi (Từ 1 đến 8)
- Cho trẻ đứng dậy vận động:
+ Lần 1: Cô cho cả lớp đứng dậy vận động vỗ tay theo nhịp đếm từ 1 – 8 (Bên trái, bên phải)
+ Lần 2: Cho trẻ dẫm chân theo nhịp từ 1 – 8 (Bên trái, bên phải).
* Hoạt động 4: Luyện tập
+ Trò chơi 1: “Đoàn kết”
- Cách chơi: Cho trẻ đi nhún nhảy theo nhạc, khi cô nói “Đoàn kết đoàn kết” trẻ đáp lại: “Kết mấy kết mấy”? cô nói kết 8 thì trẻ phải tìm đúng 8 bạn và cầm tay nhau đứng thành hình tròn rồi ngồi xuống.
- Luật chơi: Trẻ nào không tìm đúng nhóm hoặc kết không đúng 8 bạn sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
+ Trò chơi 2: “Xem ai thông minh”
- Cô trình chiếu sile 8 bông hoa hồng, cho trẻ tự đếm, sau đó cô cho trẻ lên kích chuột vào đáp án đúng và kích vào ô màu đỏ để kiểm tra kết quả.
Câu 1: Các con hãy nhìn xem, có bao nhiêu bông hoa hồng? hãy kích chuột vào đáp án đúng nhé!
a.     7
b.     6
c.      8 (Đúng)
Câu 2: Các con hãy nhìn xem, có bao nhiêu bông hoa cúc? Hãy kích chuột vào đáp án đúng nhé!
a. 5
b.     8 (Đúng)
c.     7
- Cô trình chiếu slile một số nhóm hình ảnh về các loài quả với số lượng khác nhau 6,7,8,… Cho trẻ lên kích chuột vào nhóm có số lượng 8.
Câu 3: Con hãy đếm những nhóm quả sau đây và kích chuột vào nhóm quả có số lượng là 8.
      a. Cam   (7 quả)
      b. Chuối (4 quả)
      c. Táo     (8 quả)
Câu 4: Con hãy đếm những nhóm quả sau đây và kích chuột vào nhóm quả có số lượng là 8
      a. Dâu tây  (8 quả)
      b. Xoài      (5 quả)
      c. Bơ         (6 quả)
Câu 5: Con hãy đếm những nhóm quả sau đây và kích chuột vàonhững nhóm quả có số lượng là 8
a.     Ổi               (8 quả)
b.     Thanh long (3 quả)
c.      Táo             (7 quả)
d.     Cam            (8 quả)
- Trẻ thực hiện xong cô nhận xét sau mỗi lần chơi.


* Giáo dục trẻ: Biết đươc lợi ích của việc ăn rau củ quả:
Rau củ quả cung cấp cho cơ thể chúng ta nhiều vitamin và muối khoáng, giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn, cao lớn hơn và thông minh hơn. Cho nên hàng ngày chúng mình phải ăn nhiều rau, củ, quả các con nhé!
Và để có được vườn rau xanh tốt chúng mình phải làm gì các con? (Chăm sóc bảo vệ cây xanh, bắt sâu nhỏ cỏ tưới nước cho cây, không dẫm lên cây, các con đã nhớ chưa nào?


* Kết thúc tiết học: Cô nhận xét  tuyên dương trẻ cho trẻ làm chim bay và nhẹ nhàng ra sân chơi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Chủ đề: hiện tượng thiên nhiên - Hoạt động làm quen với toán

I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Kiến thức

- Trẻ biết ghép hai đối tượng như 2 chiếc giày, 2 chiếc dép, 2 chiếc găng tay…để tạo thành một đôi.

2. Kỹ năng

- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, so sánh để tìm, chọn ( ghép đôi) 2 đối tượng giống nhau hoặc gần giống nhau theo các dấu hiệu về màu sắc, kích thước, kiểu dáng, trái, phải.

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

3. Giáo dục

- Hình tành cho trẻ ý thức mang giày, dép đúng đôi và xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định ở nhà cũng như ở trường.

II. CHUẨN BỊ

- Khay đựng đồ dùng cho mỗi trẻ và hình rời để trẻ tham gia các hoạt động.

- Túi quà của Cô Tiên.

- Mỗi trẻ một tấm bìa có in các đôi giày, dép, găng tay,các chấm tròn để trẻ gắn nhận biết 1 đôi.


III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG

1. Hoạt động mở đầu

- Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “Cô Tiên Mùa Đông”

- Cô và trẻ hát múa để đón chào cô Tiên mùa đông.


2. Hoạt động nhận thức

- Cô giới thiệu cô tiên mùa đông với trẻ và gợi ý quan sát, phát hiện cô Tiên chỉ mang 1 chiếc găng tay và một chiếc giày.

- Cô Tiên nhờ các cháu tìm hộ cô thêm một chiếc găng tay giống chiếc găng tay của cô Tiên và thêm một chiếc giày giống chiếc giày của cô để cô mang cho ấm.(Cô để chiếc găng tay,chiếc giày trong 2 chiếc túi xanh và tím, cô giáo giúp cô tiên chia các cháu thành 2 nhóm để tìm)

- Cô định hướng trẻ ngồi xuống và xem cô tiên mang giày, găng tay.

- Cô Tiên cảm ơn trẻ: Cô có 1 chiếc găng tay,các bạn giúp cô tiên tìm thêm 1 chiếc nữa nên cô có 1 đôi găng tay rồi đấy. Cô có 1 chiếc giày, các bạn giúp cô tìm thêm 1 chiếc nữa nên cô có 1 đôi giày rồi. Ồ! 1 đôi giày và 1 đôi găng tay đẹp quá . Cô tiên cảm ơn các cháu!

Cô Tiên tặng quà cho trẻ và gợi ý trẻ tự chọn 1 cặp đồ dùng hoặc 1 đôi giày, dép, găng tay…lưu ý trẻ chỉ được chọn 1 đôi hoặc 1 cặp đồ chơi.

- Cô Tiên chào tạm biệt trẻ.


* Hoạt động 2: Dạy trẻ ghép 2 đối tượng tạo thành đôi giày, đôi dép, đôi tất, đôi găng tay.

- Cô cho trẻ ngồi trước bảng học toán.

- Cô gắn 1 chiếc găng tay lên bảng và hỏi trẻ:

+ Chiếc găng tay có màu gì? Thêm 1 chiếc găng tay màu đỏ như vậy có bao nhiêu chiếc găng tay?


+ 2 chiếc găng tay này người ta gọi là đôi găng tay. Cô cho cả lớp phát âm từ “ đôi găng tay” và giải thích: Hai chiếc găng tay này có cùng màu sắc, kiểu dáng, kích thước, có chiếc trái, chiếc phải nên người ta gọi là đôi găng tay và cách ghép này người ta còn gọi là cách ghép đôi. Cô cho trẻ phát âm từ “ ghép đôi”


- Tương tự cô gắng 1 chiếc giày lên bảng và hỏi trẻ:

+ Cô có 1 chiếc giày, cô gắng thêm 1 chiếc giày nữa như vậy 2 chiếc giày này đã tạo thành 1 đôi chưa? Vì sao?

+ Cô giải thích: Để có được 1 đôi giày thì các con phải chọn 2 chiếc giày có cùng kích cỡ, kiểu dáng, màu sắc và đặc biệt với đôi giày, dép thì ta cần chọn chiếc phải và chiếc trái thì mới tạo thành đôi giày, đôi dép.

- Cô lần lượt gắn các đôi tất, đôi dép… cho trẻ xem và nhận xét.

- Như vậy vừa rồi cô đã dạy cho các con cách ghép 2 đối tượng giống nhau để tạo thành đôi như đôi giày, đôi dép, đôi găng tay, đôi tất…


* Hoạt động 3: Luyện tập

- Cô cho mỗi trẻ 1 tấm bìa đã in hình các đôi giày, dép, găng tay, tất và ở dưới bức tranh có chấm tròn màu sắc khác nhau. Định hướng trẻ tìm 2 chiếc giày tạo thành đôi giày và chọn 2 chấm tròn có cùng màu sắc gắn vào 2 chiếc giày đã chọn, tìm 2 chiếc dép, 2 chiếc găng tay và chọn chấm tròn để gắn vào từng đôi.

- Cô cho trẻ về nhóm lấy đồ dùng và ngồi hình chữ U để thực hiện ( trong khi trẻ thực hiện, cô kiểm tra, hướng dẫn và tuyên dương kịp thời)


* Hoạt động 4: Trò chơi: Lập bảng theo kích cỡ giày, dép, găng tay.


- Cách chơi: Cô có 3 bảng giấy dành cho 3 đội, mỗi bảng cô có gắn các đôi giày, dép, găng tay với kích cỡ to, nhỏ khác nhau. Cô yêu cầu trẻ ở mỗi đội hãy chọn những đôi giày, đôi dép, đôi găng tay có cùng kích cỡ to hoặc nhỏ để gắn vào bảng theo mẫu của cô. Ở trò chơi này đội nào gắn nhanh, gắn đúng thì đội đó sẽ chiến thắng.

- Cô chia thành 3 đội đứng thành 3 hàng dọc và tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần.

- Cô nhận xét kết quả chơi và lồng ghép giáo dục trẻ: Các con ơi mang giày, dép giúp cho đôi chân chúng ta sạch đẹp phải không nào. Như vậy khi mang giày, dép thì các con phải mang đúng đôi, phải xếp giày dép gọn gàng và để đúng nơi quy định ở nhà cũng như ở trường các con nhé.


3. Hoạt động kết thúc

- Cả lớp cùng cô đọc bài “ đôi hình”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Trên đây là danh sách các giáo án dự thi giáo viên giỏi mầm non chi tiết nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích gì đó cho bạn!

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .

0/
Top 4
Chủ đề: hiện tượng thiên nhiên - Hoạt động làm quen với toán