Top 3 Bài thuyết trình chủ đề: "Biện pháp xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non" dự thi giáo viên giỏi mầm non

31.7k

Hội thi giáo viên dạy giỏi là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên...xem thêm ...

Top 0
(có 1 lượt vote)

Bài thuyết trình số 1

Kính thưa:

  • Ban tổ chức!
  • Thưa Ban giám khảo!

Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp Huyện năm học ..., với “Biện pháp xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non.


Kính thưa ban giám khảo!


Trẻ em là nguồn nhân lực mới cho tương lai. Việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em ngày càng được toàn cộng đồng đặt biệt quan tâm. Trẻ em bị bệnh không những ảnh hưởng tới tính mạnh, tới sự phát triển thể ch ất mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần và trí tuệ của trẻ. Đảm bảo cho trẻ được phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần thì nhiệm vụ cần thiết đối với giáo viên mầm non, các nhà chuyên môn và c ả các bậc cha mẹ, phải hiểu biết về các đặc điểm sinh lí, bệnh lí và tâm vận động của các thời kì phát triển cơ thể của trẻ em để ứng dụng vào vi ệc chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái, đầy đủ của con ngư ời về thể chất, tinh thần và xã hội. Khoẻ về thể chất là liên quan đ ến bệnh tật, di truyền, dinh dư ỡng, luyện tập. Tinh thần thể hiện sự thoải mái trong cuộc sống, sự yêu thương, sự an toàn tâm lý, có niềm tin. Chúng ta cần coi trọng sức khoẻ, vì mọi người có sức khoẻ thì công tác sẽ tốt, trẻ có khoẻ thì học hành mới tốt, bố mẹ mới yên tâm gởi các cháu để công tác và làm việc. Trường học cần có một môi trường an toàn để trẻ sống, vui chơi mà không có các nguy cơ xảy ra tai nạn, nơi đó trẻ khoẻ mạnh, có sức đề kháng cao giúp trẻ phòng tránh được mọi bệnh tật, vui ch ơi học tập một cách thoải mái. Hiện nay trong điều kiện cuộc sống hiện đại, môi trường ô nhiễm vì khói bụi, hoá chất, con người phải đối mặt với nhiều bệnh tật, với vi khuẩn, vi rút biến dị…Đặc biệt là các đợt dịch bệnh: tay chân miệng , cúm AH5N1, H1N1, Tả, sốt xuất huyết. Tình hình bệnh dịch diễn biến rất phức tạp, lây lan trong cả cộng đồng. Xuất phát từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non”.


Các giải pháp thực hiện


1.Ban Giám Hiệu kịp thời chỉ đạo, đầu tư cơ sở vật chất: mua sắm trang thiết bị, đồ dùng cho bếp và cho các lớp đảm bảo an toàn ,có lợi cho sức khoẻ. Mua sắm đầy đủ trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu, thuốc sát trùng, thuốc xịt muỗi và xà phòng rửa tay phục vụ cho việc phòng ch ống bệnh dịch trong toàn trường.


Ví dụ: hằng ngày nhà trường kiểm tra thống kê số liệu các đồ dùng ngoài trời cũng như trong các lớp đồ dùng nào hư hại ảnh hư ởng đến sức khỏe của trẻ cần phải tư sửa kịp thời (đu quay, bập bênh…) nhằm tránh tình trạnh xảy ra thương tích cho trẻ. Luôm trang bị tủ thuốc ở trường đầy đủ trong khả năng của mình như bông gòn, thuốc sát trùng, băng keo cá nhân, các loại thuốc thông thường…. và luôn kiểm tra các loại thuốc quá hạn sử dụng thì mang đi hủy có vào sổ kiểm tra cập nhập.


2.Xây dựng môi trường thân thiện: An toàn mọi lúc mọi nơi cho trẻ, thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng đồ dùng đồ chơi, vệ sinh sạch đẹp, thông thoáng, nhiều cây xanh. Tạo môi trường phù hợp, gần gũi với trẻ từ ở lớp học, nhà vệ sinh, bếp, đến môi trường xung quanh: đồ dùng, đồ chơi tự tạo, trang trí lớp và các góc sắp xếp theo từng chủ đề.


Một số nguyên tắc: Theo yêu cầu của sở giáo dục- đào tạo v à sở y tế về công tác y tế học đường. Thực hiện quy chế nuôi dạy trẻ mầm non, để làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng và phòng ch ống dịch bệnh. Chúng tôi đã thực hiện một số nguyên tắc sau:


I. Công tác chăm sóc sức khoẻ của trẻ:

1.Hàng ngày theo dõi sức khoẻ của trẻ từ khi trẻ đến lớp đến khi trả trẻ. Khi chuyển mùa, khí hậu thay đổi phải chú ý để có biện pháp phòng ngừa và cấp cứu kịp thời. Ghi sổ nhật ký sức khoẻ hàng ngày, có diễn biến gì đặc biệt không.

Ví dụ: khi những trẻ có diễn biến đặt biệt giáo viên đưa trẻ đến nhà và trao đổi phụ huynh về tình học tập cũng như tình hình sức khỏe của trẻ để có những xử lí kịp thời.

2.Kiểm tra sổ nhật ký hàng ngày theo dõi sức khoẻ của trẻ ở các lớp, tủ thuốc của lớp để ngoài tầm với của trẻ chưa và ch ỉ có các thuốc phụ huynh gửi ghi các loại thuốc phụ huynh gửi cho con uống: tên thuốc, giờ uống, liều lượng, hạn sử dụng, chữ ký của phụ huynh. Chú ý theo d õi các cháu vừa khỏi ốm đi học. Kiểm tra sĩ số học sinh hàng ngày, tỉ lệ chuyên cần hàng tháng. Kiểm tra, đôn đốc công tác vệ sinh các lớp, các bộ phận và môi trường xung quanh trường.

3.Trang bị cấp cứu - Tủ thuốc của trường gồm có: Dụng cụ cấp cứu và thuốc thiết yếu. Định kỳ kiểm tra và mua bổ xung cơ sở vật chất, phương tiện, dụng cụ, thuốc men cho phòng y tế. Mua tài liệu về chăm sóc sức khoẻ và tham gia các lớp tập huấn học tập về chăm sóc sức khoẻ của trẻ do sở tổ chức.


Trong môi trường an toàn cho trẻ từ đó trẻ có sức khỏe tốt thì sự học của trẻ cũng sôi động và trẻ rất hứng thú, tích cực tư duy tìm tòi, sáng tạo từ đó trẻ lĩnh hội được nhiều kiến thức theo một hệ thống khoa học hiện đại. Trẻ có thể vận dụng những kiến thức ở trường mầm non vào trong thực tiễn đời sống hằng ngày của trẻ, ngoài ra trong việc xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non là rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ và phù hợp với chương trình giáo dục mầm non mới. Từ đó làm cơ sở để hình thành nhân cách, phát triển các quá trình tâm lí: Tư duy, trí nhớ, tưởng tượng, ngôn ngữ... Giúp trẻ phát triển toàn diện.

Kính thưa Ban tổ chức, ban giám khảo!

Tôi vừa trình bày xong bài thuyết trình: "Một số biện pháp xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non".

Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!

Trân trọng cảm ơn!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài thuyết trình số 2

Kính thưa:

  • Ban tổ chức!
  • Thưa Ban giám khảo!

Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp Huyện năm học ..., với “

Một số kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch Covid- 19 tại trường mầm non.


Dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) gây ra đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Đại dịch này được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Đến nay dịch bệnh đã lan ra nhiều thành phố của Trung Quốc và 27 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngày 01/02/2020 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức ký quyết định công bố dịch viêm phổi Vũ Hán (hay còn gọi là dịch viêm đường hô hấp cấp) do chủng mới của virus Corona gây ra và yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, các cơ sở y tế, tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện nghiêm. 


Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO) đã công bố tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới (từng được tạm gọi là 2019-nCoV) là Covid-19. Đến nay chưa có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh, do đó trong giai đoạn này việc phòng ngừa căn bệnh này là vô cùng quan trọng và cần thiết.



Trong thời điểm thế giới bùng phát dịch Covid- 19 và lan truyền vào Việt Nam, tôi đã rất trăn trở tìm mọi cách để giữ vững, không cho dịch bệnh xảy ra. Tôi đã suy nghĩ, phối hợp với các cơ quan, ban ngành và chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường thực hiện các biện pháp để phòng chống bệnh Covid-19 đạt hiệu quả cao nhất.


Sau một quá trình nghiêm túc tìm hiểu và triển khai thực hiện, tôi đã tìm ra một số cách làm hay, khoa học và đạt hiệu quả cao. Từ thực tế trên và căn cứ vào kết quả thực hiện cho đến nay, tôi đã nung nấu ý tưởng và lựa chọn cho mình đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid- 19 tại trường mầm non” để các đồng chí và các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.


Các biện pháp đã tiến hành:


Với những diễn biến phức tạp và sự nguy hiểm của dịch này, ngay từ những ngày đầu, khi các cơ quan chức năng phát hiện và công bố có dịch, tôi đã chỉ đạo CBGVNV trường Mầm non Hoa Sen luôn làm tốt công tác phòng tránh với những biện pháp nghiêm ngặt mang tính chủ đạo để ngăn ngừa như:

  1. Biện pháp: Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 tại trường mầm non
  2. Biện pháp: Thành lập Ban chỉ đạo công tác phòng chống dịch Covid-19
  3. Biện pháp: Tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19
  4. Biện pháp: Đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19
  5. Biện pháp: Theo dõi, cập nhật thông tin chính thống về Covid- 19 để nắm được tình hình và diễn biến của dịch bệnh
  6. Biện pháp: Triển khai tới  cán bộ,  giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh và cộng đồng thực hiện theo khuyến cáo
  7. Biện pháp: Làm tốt công tác tuyên truyền phòng chống dịch trong nhà trường và cộng đồng

Để thực hiện tốt công tác quản lý phòng chống trong giai đoạn dịch Covid- 19 bùng phát, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự phối hợp, sự ủng hộ nhiệt tình của CB,GV,NV và toàn thể phụ huynh nhà trường của. Tôi và Ban giám hiệu luôn quan tâm chỉ đạo công tác chăm sóc sức khoẻ và phòng chống dịch bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ trong nhà trường, thường xuyên đôn đốc các lớp, các bộ phận trong trường thực hiện tốt nhiệm vụ. Cho tới thời điểm hiện tại, dịch Cocid-19 đã có những dấu hiệu khả quan và công tác phòng chống dịch của nước nhà bước đầu đã đi vào kiểm soát. Tuy nhiên nguy cơ tiềm ẩn vẫn còn nên tôi vẫn luôn chỉ đạo nhà trường phải thực hiện thật tốt công tác phòng tránh, không được lơ là, chủ quan để luôn có biện pháp ứng phó kịp thời.  


Kính thưa Ban tổ chức, ban giám khảo!

Tôi vừa trình bày xong bài thuyết trình: "Một số biện pháp xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non".

Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!

Trân trọng cảm ơn!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài thuyết trình số 3

Kính thưa:

  • Ban tổ chức!
  • Thưa Ban giám khảo!

Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp Huyện năm học ..., với “Biện pháp xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non.


Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái, đầy đủ của con người về thể chất, tinh thần và xã hội. Khoẻ về thể chất là liên quan đến bệnh tật, di truyền, dinh dưỡng, luyện tập. Tinh thần thể hiện sự thoải mái trong cuộc sống, sự yêu thương, sự an toàn tâm lý, có niềm tin. Chúng ta cần coi trọng sức khoẻ, vì mọi người có sức khoẻ thì công tác sẽ tốt, trẻ có khoẻ thì học hành mới tốt, bố mẹ mới yên tâm gửi các cháu để công tác. Trường học cần có một môi trường an toàn – trẻ sống, vui chơi mà không có các nguy cơ xảy ra tai nạn, nơi đó trẻ khoẻ mạnh, sức đề kháng cao giúp trẻ phòng tránh được mọi bệnh tật. Xuất phát từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non”.


* Biện pháp 1: Tuyên truyền :


Việc bảo đảm cho các cháu được an toàn, khỏe mạnh là rất quan trọng. Đồng thời chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng, cân đối các chất, đủ vitamin và khoáng chất ( đặc biệt là canxi ,B1) cũng rất cần thiết để trẻ phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần. Do đó phải hướng dẫn cho các lớp lồng ghép vào chương trình giáo dục trẻ và tuyên truyền với phụ huynh học sinh nội dung việc chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng.Tư vấn cho phụ huynh về cách lựa chọn thực phẩm, lên thực đơn phù hợp với trẻ - đảm bảo cân đối, đủ chất, đủ lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).

Ví dụ: Lồng gép các nội dung về chế độ dinh dưỡng cho trẻ ,giáo viên cần hỏi hôm nay con ăn món  gì? Ăn các loại rau củ nào? Các loại thực phẩm này có những lợi ích gì?.... không những thế giáo viên và ban giám hiệu còn treo những hình ảnh tuyên truyền ở các góc phụ huynh nhóm lớp và ở bảng thông báo của trường nhằm giúp cho phụ huynh theo dõi các chế độ ăn và chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ để phụ huynh phối hợp với nhà trường chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo một thể thống nhất.


Bệnh dịch có ảnh hưởng lớn đến tính mạng con người và cả cộng đồng, đặc biệt là trẻ em sức đề kháng còn rất yếu nên dễ mắc. Trong trường học số người tập trung đông, nhiều thành phần phức tạp do đó việc tuyên truyền giáo dục ý thức phòng bệnh là cần thiết. Đặc biệt là với phụ huynh học sinh: Có các bảng tuyên truyền ở lớp, ở những nơi mọi người hay qua lại trong trường, hoặc trao đổi trực tiếp với phụ huynh.


Ban Giám Hiệu đã kịp thời chỉ đạo, đầu tư cơ sở vật chất : mua sắm trang thiết bị, đồ dùng cho bếp và cho các lớp đảm bảo an toàn, có lợi cho sức khoẻ. Mua sắm đầy đủ trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu, thuốc sát trùng, thuốc xịt muỗi và xà phòng rửa tay phục vụ cho việc phòng chống bệnh dịch trong toàn trường.


Ví dụ: Hằng ngày nhà trường kiểm tra thống kê số liệu các đồ dùng ngoài trời cũng như trong các lớp đồ dùng nào hư hại ảnh hưởng đến sự an toàn  của trẻ cần phải tu sửa kịp thời (đu quay, bập bênh…) nhằm tránh tình trạnh xảy ra thương tích cho trẻ. Luôn trang bị tủ thuốc ở trường đầy đủ trong khả năng của mình như bông gòn, thuốc sát rùng, băng keo cá nhân, các loại thuốc thông thường và luôn kiểm tra các loại thuốc quá hạn sử dụng thì mang đi hủy có vào sổ kiểm tra cập nhập.


Xây dựng môi trường thân thiện: An toàn mọi lúc mọi nơi cho trẻ, thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng đồ dùng đồ chơi, vệ sinh sạch đẹp, thông thoáng, nhiều cây xanh. Tạo môi trường phù hợp, gần gũi với trẻ từ ở lớp học, nhà vệ sinh, bếp, đến môi trường xung quanh: đồ dùng, đồ chơi tự tạo, trang trí lớp và các góc sắp xếp theo từng chủ đề .


Một số nguyên tắc : Theo yêu cầu của sở giáo dục- đào tạo và sở y tế về công tác y tế học đường. Thực hiện quy chế nuôi dạy trẻ mầm non, để làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng và phòng chống dịch bệnh. Chúng tôi đã thực hiện một số nguyên tắc sau:


Biện pháp 2: Công tác chăm sóc sức khoẻ của trẻ :


Hàng ngày theo dõi sức khoẻ của trẻ từ khi trẻ đến lớp đến khi trả trẻ. Khi chuyển mùa, khí hậu thay đổi phải chú ý để có biện pháp phòng ngừa và cấp cứu kịp thời. Ghi sổ nhật ký sức khoẻ hàng ngày, có diễn biến gì đặc biệt không.


Ví dụ: khi những trẻ có diễn biến đặt biệt giáo viên đưa trẻ đến nhà và trao đổi phụ huynh về tình học tập cũng như tình hình sức khỏe của trẻ để có những xử lí kịp thời.

Kiểm tra sổ nhật ký hàng ngày theo dõi sức khoẻ của trẻ ở các lớp, tủ thuốc của lớp để ngoài tầm với của trẻ chưa và chỉ có các thuốc phụ huynh gửi ghi các loại thuốc phụ huynh gửi cho con uống: tên thuốc, giờ uống, liều lượng, hạn sử dụng, chữ ký của phụ huynh .Chú ý theo dõi các cháu vừa khỏi ốm đi học. Kiểm tra sĩ số học sinh hàng ngày, tỉ lệ chuyên cần hàng tháng. Kiểm tra, đôn đốc công tác vệ sinh các lớp, các bộ phận và môi trường xung quanh trường.

Trang bị cấp cứu - Tủ thuốc của trường gồm có : Dụng cụ cấp cứu và thuốc thiết yếu theo quy định của Bộ y tế . Định kỳ kiểm tra và mua bổ xung cơ sở vật chất, phương tiện, dụng cụ, thuốc men cho phòng y tế. Mua tài liệu về chăm sóc sức khoẻ và tham gia các lớp tập huấn học tập về chăm sóc sức khoẻ của trẻ do sở tổ chức.

Đầu năm nhà trường  đều tổ chức khám sức khoẻ cho trẻ, qua đó nắm được các cháu mắc bệnh mãn tính : sau khi khám sức khoẻ, nếu cháu nào mắc bệnh thì phải nhắc nhở, hướng dẫn phụ huynh cho trẻ đi điều trị sớm. ( Bệnh tự kỷ, bệnh động kinh, bệnh hen…).


Ví dụ: Nếu trẻ suy dinh dưỡng thì nhà trường và gia đình phải phối hợp có chế độ ăn bổ xung cho trẻ : uống thêm sữa, tăng thêm bữa. Trẻ béo phì phải hạn chế đồ ngọt, chất bột đường, tăng cường vận động.

Theo quy định chung của sở sổ sách y tế gồm có:  

Sổ nhật ký sức khoẻ toàn trường : ghi rõ từng ngày, nếu có gì đặc biệt phải ghi ngày, giờ, tên trẻ, lớp, diễn biến, chẩn đoán, xử trí, đến khi trả trẻ về và kết quả.

Sổ sức khoẻ của từng cháu : Biểu đồ sức khoẻ theo dõi cân nặng và chiều cao định kỳ (tháng 8,12,4).Lên lịch cân đo cho từng nhóm lớp, nếu cháu nào nghỉ học sẽ cân bù vào ngày sau khi cháu đi học, theo dõi sự cân đo của từng nhóm lớp.

Sổ theo dõi sức khoẻ của trẻ toàn trường : số cháu kênh bình thường, tỉ lệ suy dinh dưỡng, béo phì , tỉ lệ bệnh tật và tăng, giảm cân.


Sổ theo dõi trẻ suy dinh dưỡng , béo phì và mắc các bệnh mãn :tim, hen, động kinh, tự kỷ…

Biện pháp 3: Công tác phòng chống bệnh dịch:

Để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh trong trường, trước tiên mỗi người phải hiểu được quá trình dịch bệnh. Nắm vững nguyên tắc phòng chống dịch,  vệ sinh trường học và  thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh như sau:   

   + Xây dựng tiêu  chuẩn vệ sinh trường học theo yêu cầu chung, phù  hợp với tình hình đặc điểm của nhà trường :

          - Địa điểm xây dựng: ở nơi cao ráo sạch sẽ, sáng sủa yên tĩnh. Thuận tiện cho việc đi lại, xa nơi phát sinh ra các khí độc, khói bụi, tiếng ồn. Sân trường bằng phẳng rộng rãi có đường thoát nước.

          - Các công trình:

         + Cung cấp nước sạch: Có đủ nước sạch đã đun sôi hoặc nước tinh khiết cho học sinh uống. Nước sinh hoạt, tắm rửa phải là nước máy đảm bảo vệ sinh cho trẻ.

         + Nhà vệ sinh xây dựng đảm bảo các điều kiện vệ sinh của giáo viên riêng và của học sinh riêng, nam riêng, nữ riêng.

         + Hàng ngày thu gom rác ở các lớp, các phòng và sân trường về một chỗ, phải có thùng chứa rác theo quy định và có xe chở rác đi hủy hằng ngày.

         + Có hệ thống cống rãnh kín để dẫn thoát nước mưa, nước thải từ trường vào hệ thống cống chung.

        + Nhà bếp: Đảm bảo trật tự vệ sinh thực hiện theo thông tư 04/1998/TT/BYT của Bộ Y Tế ban hành ngày 23 tháng 3 năm 1998 hướng dẫn thực hiện quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

         - Vệ sinh lớp học: Đảm bảo không khí thông thoáng : Nhắc các cô giáo mở quạt vừa phải, mát về mùa hè, ấm về mùa đông.

        + Đảm bảo đủ ánh sáng: Thường xuyên kiểm tra hệ thống đèn điện, mở hết cửa sổ khi trẻ hoạt động và học tập.

        + Về độ ẩm: Đảm bảo thoáng, khô ráo.

        + Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn nắp.                           

        + Tổng vệ sinh chung: Cọ rửa nền nhà, hành lang bằng xà phòng  và nước lau rửa sàn nhà hàng ngày và hàng tuần. Phòng ăn, ngủ, học, chơi đảm bảo thông gió thoáng khí đủ ánh sáng, đảm bảo yên tĩnh và lau dọn thường xuyên.


Ví dụ: theo quy định của trường giáo viên cần phải đi sớm lau chùi phòng học mở cửa sổ cho thoáng, sau mỗi bữa ăn của trẻ 1 giáo viên vệ sinh cho trẻ 1 giáo viên dọc dẹp lau chùi phòng ăn bằng nước lau sàn nhà, đến cuối ngày giáo viên cũng lau chùi... để nhằm đảm bảo môi trường vệ sinh cho trẻ.

Môi trường xung quanh.

       + Trồng cây xanh, bố trí cây cảnh theo nhiều dáng kiểu để tạo bóng mát, vẻ đẹp xanh sạch cho cảnh quan môi trường sư phạm.

        + Thường xuyên quét dọn vệ sinh khu vực trong và ngoài trường

         * Xây dựng kế hoạch đối với công tác y tế học đường trong trường mầm non Lĩnh Nam:

         - Tổ chức tốt việc chăm sóc sức khoẻ của trẻ trong trường theo kế hoạch.

        - Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm :

        - Ngoài những biện pháp qui định trong các chương trình, tôi đã ký hợp đồng cam kết đảm bảo mua thực phẩm sạch đồng thời liên tục kiểm tra thực phẩm theo định kỳ: thường xuyên giám sát kiểm tra gửi mẫu thực phẩm đi kiểm tra tại trung tâm y tế quận; thường xuyên lưu và hủy thực phẩm theo đúng quy định.

         - Thực hiện mua thức ăn tươi, ngon đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ.

         - Phải thực hiện ký hợp đồng mua thực phẩm sạch với các nhà cung cấp tin cậy, có địa chỉ rõ ràng.

        - Chế biến đúng quy trình, thực hiện đúng thực đơn của trường. Đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng cho trẻ.

        - Bảo quản thức ăn nước uống cho trẻ an toàn.

        - Thực hiện lưu nghiệm thức ăn, nước uống 24 giờ: có sổ theo dõi ghi rõ ngày giờ.

        - Vận hành bếp một chiều, hợp vệ sinh. Các dụng cụ chế biến sống và chín phải riêng biệt.

        - Diệt khuẩn, diệt côn trùng, diệt chuột:

        - Nhằm mục đích đề phòng bệnh lây lan rộng phải diệt khuẩn hàng ngày, thường làm ở nơi có người mắc bệnh. Nếu có bệnh nhân mắc, sau khi chuyển đi thì phải diệt khuẩn lần cuối để  thanh toán hoàn toàn mầm bệnh. Diệt khuẩn dự phòng để ngăn chặn bệnh truyền nhiễm nảy sinh và lan rộng. Đặc biệt chú ý khủ khuẩn nước, sử lý phân, rác thực hiện các quy tắc về vệ sinh cá nhân.


Ví dụ: Như dịch bệnh “tay chân miệng, dịch tả…” khi có 1 trẻ mắc bệnh thì giáo viên phải thông báo cho ban giám hiệu và phụ huynh biết để có những biện pháp khắc phục như đưa trẻ đến bệnh viện điều trị tránh tình trạng lây lan cho những trẻ khác, về phía nhóm lớp có trẻ bị bệnh thì phải trà rửa đồ dùng đồ chơi, giặt chiếu mùm mềm và phơi nắng, phòng ốc nhờ y tế xịt thuốc diệt khuẩn… sau đó lau chùi lớp bằng nước lau sàn nhà.

         + Nhà trường thường xuyên phun thuốc muỗi và chống côn trùng 6 tháng một lần theo lịch của trạm y tế thị trấn không diệt trước mùa truyền bệnh của chúng.


Ví dụ: khi xịt thuốc diệt côn trùng, để đảm bảo không độc hại với trẻ, vào chiều tối ngày thứ sáu khi trẻ về hết mới phun thuốc và sáng thứ 2 giáo viên cần phải đi sớm hơn mọi ngày để lau chùi và rửa đồ chơi.

         + Tổ chức diệt chuột: Được tiến hành vào đầu mùa xuân. Có đặt thuốc đảm bảo khoa học đúng yêu cầu và không gây nguy hiểm với trẻ.

         + Thường xuyên kiểm tra định kỳ các khu vực vệ sinh và cống rãnh thoát nước một tháng một lần . Đồng thời cho khơi, nạo vét cống, hố ga, đường thoát nước...

* Công tác phối kết hợp giữa các bộ phận trong nhà trường và cộng đồng :

         - Cùng tổ chức, tham gia các lớp tập huấn công tác phòng chống dịch bệnh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.

          - Phối hợp với các cô giáo lồng ghép giáo dục cho học sinh về những hiểu biết tối thiểu trong việc phòng chống dịch bệnh: Dạy trẻ cách giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh thân thể, cách nhận biết những con côn trùng có hại gây nguy hiểm tới cuộc sống...

Ví dụ: trong các hoạt động học về chủ đề “bản thân” về lĩnh vực phát triển kĩ năng sống cho trẻ ở các lứa tuổi từ 24 tháng đến 5 tuổi, giáo viên lồng gép dạy trẻ cách giữ vệ sinh cá nhân như rửa sạch tay theo đúng cách, cách bảo vệ thân thể tránh bị tai nạn như khi tiếp xúc với các đồ dùng đồ chơi sắc nhọn, khi chơi tránh những nơi không an toàn như nơi có muỗi nhiều, những bụi cây rậm rạm…

         - Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để cùng thực hiện tốt những nội dung phòng bệnh ở gia đình góp phần nâng cao hiệu quả của những biện pháp đã thực hiện ở trường.

         - Trường có các góc tuyên truyền với cha mẹ học sinh: Những hình ảnh và thông tin về phòng chống bệnh dịch.

         - Gặp gỡ , tư vấn cho cha mẹ học sinh  trao đổi khi cần thiết về tình hình sức khoẻ của trẻ.

Ví dụ: đối với những cháu suy dinh dưỡng hay những cháu hay bệnh giáo viên chủ nhiệm bán trú 2 cô trên 1 lớp thì cuối giờ 1 giáo viên ở lại dọn lớp còn 1 giáo viên đến gặp phu huynh trao đổi về tình hình sức khỏe của bé ở trên trường để tìm ra những hướng khắc phục nhằm giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

        - Phối hợp chặt chẽ với y tế thị trấn để có kế hoạch chủ động đối phó, không để bệnh dịch xảy ra. Định kỳ tiêm phòng vác xin cho trẻ theo quy định.

Ví dụ: đầu năm ban giám hiệu có phối hợp với y tế thị trấn lên lịch cụ thể khám sức khỏe định kì cho trẻ 2 lần/ năm, cho trẻ uống vacxin, vitamim, tiêm ngừa các bệnh như “diêm màng não mũ, diêm não nhật bản….” xịt các thuốc phòng bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng…. khi những trẻ được tiêm ngừa giáo viên vào sổ và phiếu khám sức khỏe cho từng trẻ dưới sự chỉ đạo và kiểm tra của ban giám hiệu.


Biện pháp 4: Thường xuyên kiểm tra vệ sinh y tế học đường:

Thường xuyên kiểm tra vệ sinh, công tác an toàn phòng dịch bệnh, theo dõi sức khoẻ của trẻ hàng ngày, báo cáo kết quả kịp thời để xin ý kiến chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường trong công tác phòng chống dịch.


Ví dụ: ban giám hiệu lên lịch và kiểm tra đột xuất về công tác vệ sinh trường lớp và nhà bếp, khen ngợi và nhắc nhỡ kịp thời trước hội đồng nhà trường. Khi kiểm tra có phiếu đánh giá xếp loại rõ ràng, nêu rõ những mặc hạn chế và yêu cầu khắc phục trong ngày hôm sau. Khi những nhóm lớp nào vệ sinh chưa tốt ngày tiếp theo ban giàm hiệu kiểm tra tiếp tục.


Biện pháp 5: Nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác.

Để tham mưu với nhà trường về công tác phòng chống dịch khi ngoài cộng đồng có dấu hiệu dịch bệnh xuất hiện .

Nhận và thực hiện tốt các công văn chỉ đạo của cấp trên đưa xuống, đặc biệt là các đợt dịch lớn như tả, cúm H5N1, H1N1, sốt xuất huyết, tay chân miệng.



Kính thưa Ban tổ chức, ban giám khảo!

Tôi vừa trình bày xong bài thuyết trình: "Một số biện pháp xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non".

Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!

Trân trọng cảm ơn!



Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Trên đây là danh sách các bài thuyết trình về một số Biện pháp xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non" dự thi giáo viên giỏi mầm non. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích gì đó cho bạn!

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .

0/
Top 2
Bài thuyết trình số 3