Top 14 Ngày lễ quan trọng trong năm theo âm lịch ở Việt Nam

142

Có một điều đặc biệt là chỉ Việt Nam và các quốc gia khác ở Đông Nam Á sử dụng âm lịch. Bên cạnh các ngày lễ trong lịch dương được nhiều người biết đến,...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán của dân tộc ta là truyền thống tốt đẹp được gìn giữ và phát huy qua bao đời nay. Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày đầu năm mới (tức ngày 1 đến ngày 7 Âm lịch). Tết Nguyên Đán là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam.


Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất trong năm, là dịp để mọi người trong gia đình trở về đoàn tụ cùng nhau. Con cháu trong nhà sẽ đoàn tụ trở về để bày tỏ lòng biết ơn với ông bà tổ tiên. Quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa, niềm hạnh phúc không ở đâu có được.


Vào dịp Tết, mọi người luôn gửi đến nhau những lời chúc may mắn, hy vọng sẽ có một năm mới tốt đẹp hơn. Người lớn sẽ mừng tuổi cho ông bà và trẻ nhỏ để mong các cụ được mạnh khoẻ, sống lâu với con cháu, còn các cháu nhỏ thêm tuổi mới sẽ lớn nhanh, học giỏi.

Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Lễ Khai hạ

Lễ Khai hạ còn được biết đến với tên gọi khác như lễ hạ cây nêu, lễ tạ năm mới, lễ hóa vàng. Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, người ta tổ chức lễ Khai hạ như một nghi thức tiễn gia tiên về trời sau những ngày ăn Tết cùng con cháu để mọi người quay trở lại công việc làm ăn buôn bán hằng ngày. Lễ cúng Khai hạ sẽ diễn ra vào mùng 7 âm lịch.


Trong phong tục xưa, từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày 30 Tết, người ta dựng cây nêu với ý nghĩa là nghênh đón những điều may mắn trong năm mới, tiễn đi những thứ xui xẻo, diệt trừ, không cho ma quỷ tới quấy phá để có một cái Tết thật bình an với gia đình. Và khi kết thúc Tết con cháu sẽ làm lễ hóa vàng để cáo lễ tiễn đưa tổ tiên trở về âm cảnh và hạ cây nêu xuống, mở đầu ngày vui để chào mùa xuân mới, mong cầu may mắn cho cả năm.

Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Ngày vía ngọc hoàng

Lễ vía Ngọc Hoàng, hay còn có cách gọi khác là cúng vía trời mùng 9 Tết, được thực hiện vào ngày mùng 9 tháng giêng hàng năm. Phong tục cúng vía Ngọc Hoàng này xuất phát từ văn hoá tín ngưỡng của người Việt gốc Hoa.


Lễ cúng vía Ngọc Hoàng không chỉ là một nghi lễ đơn giản mà còn mang trong đó nhiều ý nghĩa quan trọng, thiêng liêng. Năm mới là thời khắc khởi đầu của vạn vật, cũng là khởi đầu cho hy vọng. Người ta thường mong cầu nhiều phước lành, sức khỏe, may mắn, thuận lợi trong công việc và cuộc sống. Đối với những người nông dân, đây cũng là dịp để họ cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Ngày vía Thần Tài

Dịp mùng 10 tháng giêng hằng năm được xem là ngày vía Thần Tài đã đi vào đời sống người dân nhiều năm nay. Người đời ai cũng quý trọng tiền bạc vì vậy cũng rất quý trọng thần tài, nhiều gia đình đặc biệt là những gia đình kinh doanh buôn bán đều lập bàn thờ thần tài. Đặc biệt đến ngày vía Thần Tài thì họ sửa soạn mâm cỗ rất thịnh soạn để cầu cúng nhằm cầu tài lộc, may mắn cả năm.


Vào ngày vía Thần Tài nhiều nhà lau dọn bàn thờ thần tài, chuẩn bị lễ cúng chu đáo hơn, gia chủ tắm rửa sạch sẽ, mở hết các cửa nhất là cửa phía tây đây là hướng tài lộc để đón lộc vào nhà đồng thời trong ngày luôn giữ tâm trạng vui vẻ không cãi cọ, xô xát.


Quan niệm xưa cho rằng mua vàng vào ngày vía Thần Tài sẽ được may mắn tài lộc cả năm vì vậy cứ đến ngày vía Thần Tài là nhiều nhà lại đi mua vàng vừa là để tích trữ trong nhà vừa là để cầu cả năm tiền bạc được rủng rỉnh.

Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu hay còn được gọi là Rằm tháng Giêng là một ngày lễ bắt nguồn từ Trung Quốc kéo dài từ ngày 14 - 15 tháng Giêng âm lịch. Vốn bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng Tết Nguyên Tiêu của Việt Nam mang đậm bản sắc riêng. Tết Nguyên Tiêu là một ngày lễ quan trọng với người Phật giáo hằng năm, vì vậy có câu nói rằng “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng giêng”.


Vào ngày lễ này mỗi gia đình thường sẽ bày một mâm cỗ cúng để thể hiện lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với Phật, ông bà tổ tiên câu mong năm mới an lành và nhiều tài lộc. Vào ngày này, người Việt thường đến đền chùa để cầu nguyện an lành cho các thành viên trong gia đình, mong một năm thuận buồm xuôi gió trong làm ăn và mọi việc đều được hanh thông.

Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Tết Hàn Thực

Tết Hàn Thực là một ngày tết truyền thống diễn ra vào tháng 3 hàng năm, được xuất hiện phổ biến tại khu vực miền Bắc Việt Nam. Về ý nghĩa mặt chữ thì "Hàn Thực" có nghĩa là "thức ăn lạnh", theo đó mọi người sẽ dùng thức ăn lạnh, nguội như một cách tưởng nhớ đến những người thân đã khuất. Tết Hàn Thực diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, là dịp gia đình có thể tụ họp để cùng nhau làm bánh đậu, bánh trôi nước cúng gia tiên.


Tại Việt Nam, lễ Hàn Thực mang nét riêng biệt rõ ràng khi người dân không cần phải kiêng lửa, họ đặc biệt chuẩn bị bánh trôi - đại diện cho thức ăn nguội và dâng lên tổ tiên, thể hiện sự biết ơn trước công dưỡng dục, ơn sinh thành. Sau khi dâng lên tổ tiên, mọi người sẽ cùng với nhau thưởng thức những viên bánh trôi tròn đầy cùng với hương vị ngọt ngào, tận hưởng không khí gia đình viên mãn.

Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Top 6
(có 0 lượt vote)

Giỗ Tổ Hùng Vương

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”


Giỗ tổ Hùng Vương hay còn được gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ diễn ra vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hằng năm. Đây được xem là ngày hội truyền thống của người Việt trong và ngoài nước, nhằm tưởng nhớ công lao lập nước của các vị vua Hùng.


Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ công ơn của 18 đời Vua Hùng đã có công xây dựng và giữ gìn đất nước chúng ta. Bên cạnh đề cao tinh thần dân tộc, ngày Giỗ tổ Hùng Vương còn nhắc nhở chúng ta phải không ngừng học tập và rèn luyện đạo đức, nâng cao tri thức giúp nước dựng nhà. Trong Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động Việt Nam được nghỉ làm việc 1 ngày để tưởng nhớ Vua Hùng. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ cũng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 6/12/2012.

Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Top 7
(có 0 lượt vote)

Lễ Phật Đản

Lễ Phật Đản là một trong những lễ hội văn hóa, tâm linh lớn của Phật tử. Đây là ngày kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được sinh ra đời. Lễ Phật Đản được tổ chức vào ngày Rằm tháng Tư Âm lịch hằng năm để tín đồ Phật tử tưởng nhớ lại cuộc hành trình 80 năm nơi trần thế của Đức Phật.


Ngoài ý nghĩa tưởng nhớ, ngày này có mang một thông điệp gửi đến cho toàn thế giới và nhân loại để hiểu giá trị của cuộc sống, sống chân thật, mọi người nên biết yêu thương, quý trọng, giúp đỡ nhau để có cuộc sống hoan hỉ. Mong sao cho thế giới hòa bình, an vui, cuộc sống ấm no hạnh phúc.


Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng cho tâm hồn thanh tịnh, ăn chay, không sát sanh, làm việc từ thiện giúp đỡ những người nghèo khó.

Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Top 8
(có 0 lượt vote)

Tết Đoan Ngọ

Một ngày lễ quan trọng diễn ra ngày 5 tháng năm Âm lịch ở một số nước Đông Á, trong đó có Việt Nam chính là Tết Đoan Ngọ, nó còn được gọi dưới cái tên dân dã là "Tết giết sâu bọ". Dịp này thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.


Đối với người Việt Nam, cái tên “Tết giết sâu bọ” được hình thành vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, sâu bọ xuất hiện phá hoại mùa màng nên để có một mùa vụ thành công và bội thu, vào ngày này người dân lập bàn cúng để diệt trừ sâu bọ. Bên cạnh ý nghĩa tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng thì người Việt còn cho rằng đây là dịp để giải trừ bệnh tật trong thời điểm giao mùa.


Tùy theo từng vùng miền thì mâm cúng sẽ được chuẩn bị khác nhau, miễn là đầy đủ và trang nghiêm. Giờ Ngọ (12h trưa) trong ngày, người dân ở các vùng quê sẽ rủ nhau đi hái lá đem về nấu nước xông để làm sạch cơ thể và giải cảm. Theo dân gian, đây là thời điểm có dương khí tốt nhất, mặt trời tỏa nắng tốt nhất trong năm.

Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Top 9
(có 0 lượt vote)

Lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan là một ngày lễ mang ý nghĩa quan trọng trong năm, giúp chúng ta có dịp đền đáp công ơn nuôi dưỡng, sinh thành của ba và mẹ. Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ chính của Phật Giáo (Đại thừa Bắc tông) và phong tục Trung Hoa. Không chỉ dành riêng cho Phật tử mà trở thành ngày lễ báo hiếu của tất cả người dân Việt Nam. Lễ diễn ra vào Rằm tháng Bảy Âm lịch hằng năm tại hầu hết các ngôi chùa trên khắp đất nước.


Chính ngày này cũng thể hiện rõ nét truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Đây là dịp để những người con báo hiếu, báo ân tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ, bày tỏ lòng thành kính với họ. Ai cũng biết cha mẹ vì con cái mà hy sinh rất nhiều, bỏ ra bao công sức nuôi dưỡng ta nên người mà không mong đổi lại gì cả.


Vào ngày lễ Vu Lan, người ta sẽ tham gia nghi thức bông hồng cài áo để bày tỏ lòng thành với cha mẹ tổ tiên. Chúng ta sẽ được cài trên ngực một bông hồng, ai còn mẹ thì được cài bông hoa đỏ, ai mất mẹ thì cài hoa trắng.

Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Top 10
(có 0 lượt vote)

Tết Trung Thu

Tết trung thu diễn ra vào ngày Rằm tháng Tám Âm lịch. Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cho rằng có mối liên hệ giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên.


Vào ngày Tết trung thu, nhiều địa phương, đường xa, đặc biệt là các trung tâm thương mại, quán cafe trang trí làm không khí trung thu rực rỡ vô cùng. Cứ gần đến trung thu, nhà nhà đều nô nức mua bánh trung thu để ăn hay biếu tặng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Lũ trẻ sẽ được nghe về sự tích chú cuội cây đa của Việt Nam, nô nức vui đùa tham gia nhiều hoạt động trăng rằm, vui chơi như rước đèn, múa lân, nhận quà bánh...dịp Tết Trung thu còn là dịp để gia đình có thể quây quần bên nhau, trao yêu thương, cùng nhau có những phút giây hạnh phúc.


Mọi người sẽ chuẩn bị một mâm cỗ để cúng giữa tháng. Mâm cỗ truyền thống sẽ có một con chó làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh mâm cỗ là bánh trung thu, trái cây, hương đèn,...

Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Top 11
(có 0 lượt vote)

Tết Thường Tân

Tết Thường Tân là ngày chúc mừng mùa gặt lúa của người nông dân rơi vào ngày 10 tháng 10 âm lịch hàng năm. Tết Thường Tân còn gọi là Tết Song Thập, Tết của thầy thuốc, Tết Trùng Thập vào giai đoạn 10/10 thường sẽ là dịp thu hoạch của người dân. Quan niệm xưa cho rằng vào ngày này sẽ hội tụ khí âm dương của trời đất, là sự kết hợp của tứ mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông cho nên cây thuốc mới đạt được những gì tốt nhất.


Tết Thường Tân mang ý nghĩa biết ơn gia tiên, thần linh, thổ địa, đặc biệt là Tiên Nông đã mang đến mùa gặt tươi tốt bằng những món ăn từ hạt gạo mới được thu hoạch. Nhớ ơn đến công lao của người thầy thuốc đã giúp đỡ người bệnh.


Thường thì những người dân sẽ chuẩn bị bánh giầy, chè kho để cúng Tổ Tiên rồi cho những người thân trong gia đình hoặc hàng xóm xung quanh. Chọn những món này là bởi vì đây là những món làm từ hạt gạo của đất trời nên tạ ơn thần linh và ông bà đã phù hộ thì người dân chọn chính những thành phẩm quý giá nhất mà họ làm ra.

Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Top 12
(có 0 lượt vote)

Tết Hạ Nguyên

Tết Hạ Nguyên (Lễ mừng lúa mới) là dịp lễ diễn ra vào Rằm tháng Mười Âm lịch hằng năm. Sau khi gặt hái được một mùa vụ thành công, người dân sẽ dâng lên mâm cơm để biết ơn thiên địa mưa gió thuận hòa, không lũ lụt làm hư hại mùa màng. Ngày này đã trở thành một dịp không thể thiếu trong đời sống người dân và được gọi với cái tên khác là lễ tạ ơn, lễ mừng lúa mới.


Đây là dịp để mọi người đến chùa ước cầu sự an yên, vui vẻ cho những người thân trong gia đình, nhất là ông bà, cha mẹ. Sau khi lễ Phật xong, nhiều nhà còn thăm viếng thân nhân đã khuất được gửi tro cốt tại chùa và cầu siêu cho họ. Vào ngày này, nhất là các Phật Tử, họ sẽ tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính đối với công ơn của đức Phật, Bồ Tát trong việc tạo ra, giữ gìn và phát huy tính hướng thiện, trừ ác và nhớ ơn tổ tiên.

Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Top 13
(có 0 lượt vote)

Tiễn Táo Quân về trời

Theo tục lệ cổ truyền của Việt Nam, cứ đến 23 tháng Chạp (Âm lịch) hàng năm mọi nhà đều làm lễ cúng ông Công ông Táo lên trời. Mọi người đều thực hiện theo phong tục như là một cách truyền lại từ người đi trước được lưu truyền sự tích "2 ông 1 bà" - Thần Đất, Thần Nhà, Thần Bếp và người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân.


Táo quân ghi lại những công tội, tốt xấu của mọi người để đến ngày trở về trời báo cáo với Ngọc Hoàng, làm cơ sở để thưởng cho cái tốt và phạt cái xấu. Người ta quan niệm rằng làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời thể để Táo Quân tâu với Ngọc Hoàng những điều hay, ý đẹp và giảm bớt những điều không hay trong năm qua. Ngoài cúng những mâm lễ mặn, mâm ngũ quả, hoa tươi… thì những vật dụng không thể thiếu như áo mũ cho Ông Táo và cá chép vàng.

Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Tương tự lễ dương lịch, cũng có những ngày lễ âm lịch có nguồn gốc cũng như ý nghĩa đặc biệt. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được hết những ngày lễ lớn trong năm theo âm lịch của nước ta. Hy vọng Alltop có thể giúp bạn biết đến nhiều ngày lễ m lịch Việt Nam.

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .