Top 30 Trò chơi chuyển tiếp giữa các hoạt động dành cho trẻ mầm non hay nhất

3015.4k

Như chúng ta đã biết vui chơi là một hoạt động luôn đi cùng và gắn bó với cuộc sống con người ngay từ thưở ấu thơ cho đến khi trưởng thành. Nội dung và...xem thêm ...

Top 0
(có 4 lượt vote)

Trò chơi “Trời nắng trời mưa”

Cách chơi: Cô là thỏ mẹ, trẻ là những chú thỏ con, các chú thỏ con cùng đi tắm nắng với thỏ mẹ. Các chú thỏ vừa đi vừa hát theo giai điệu bài hát: Trời nắng - trời mưa, khi đến câu hát “ Mưa to rồi, mưa to rồi mau mau về thôi ” thì các chú thỏ con phải chạy nhanh về ngôi nhà của mình.


- Nếu chú thỏ nào chạy chậm không kịp vào nhà sẽ bị ướt.


* Hướng dẫn trẻ chơi:

- Cô thực hiện trò chơi cho trẻ quan sát lần 1 (không giải thích )

- Lần hai vừa thực hiện vừa giải thích cho trẻ hiểu rõ hơn


Lời bài hát và Động tác tương ứng

Trời nắng trời nắng thỏ đi tắm nắng --> Hai tay để trước ngực nhảy về phía trước

Vươn vai vươn vai thỏ rung tai --> Hai tay để lên đầu, giả làm tai thỏ vẫy vẫy, nghiêng người về hai phía

Nhảy tới nhảy tới đùa trong nắng mới --> Hai tay để trước gần vai, chân bật nhảy về phía trước

Bên nhau, bên nhau, bên nhau ta cùng chơi ---> Vỗ tay và đi bước cao chân.

Mưa to rồi, mưa to rồi, mau mau mau về thôi ---> Chạy nhanh về nhà


*Tổ chức cho trẻ chơi:

  • Lần 1: Cô mời 2 trẻ lên chơi
  • Lần 2: Cô mời nhóm 5 trẻ lên chơi (hai đến ba nhóm)
  • Lần 3: Cô mời cả lớp cùng chơi

(Cô chú ý sửa sai cho trẻ)


Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Trò chơi cuốn chiếu

1. CHUẨN BỊ: Sân bải rộng rãi, bằng phẳng.

2. CÁCH CHƠI

- Cho trẻ đứng thành từng đôi rãi rác trong sân chơi. Cứ 2 trẻ đứng đối diện nhau nắm tay nhau thành từng cặp. - Trẻ đong đưa 2 tay vừa đọc:

“Giặt chiếu phơi khô Trời mưa cuốn lâi”

- Khi đọc đến câu 2, hai trẻ hai trẻ vừa đọc vừa lộn ngược người và tay. Đọc tiếp câu:

“Trời gầm nhả ra”.

- Hai trẻ lộn về tư thế ban đầu.

* Yêu cầu:

  • Lúc đầu cô có thể làm mẫu cho trẻ xem.
  • Khi trẻ chơi được vài lần cô cho trẻ dừng lại đổi cặp với nhau sau đó tiếp tục chơi.
  • Cô cho trẻ chơi liên tục trong khoảng 10 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 1 lượt vote)

Trò chơi: Nhện giăng tơ

Cách chơi:

Cô và trẻ cùng đọc

  • Nhện nhện giăng tơ giăng tơ, ta cùng leo lên nào
  • Ngoài trời thì mưa to, ôi nhà đâu mất rồi
  • Và trời không mưa nữa, ông mặt trời lên rồi
  • Nhện nhện giăng tơ, giăng tơ ta cùng leo xuống nào.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 1 lượt vote)

Trò chơi: Taxi

Cách chơi:
Cô giáo: Tay đâu, tay đâu
Trẻ: tay đây, tay đây


Và sau đó cùng hát

Taxi, taxi

Đi vòng quanh thế giới

Bao nhiêu, bao nhiêu

5 đồng thôi anh nhé

Đắt thế, đắt thế, 2 đồng thôi anh nhé

OK OK xin mời anh lên xe

Hết xăng, hết xăng

Xin mời anh xuống xe

Oh hay oh hay anh này vô duyên ghê.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 2 lượt vote)

Trò chơi: "Trời tối - trời sáng"

Luật chơi :”Trời tối”, “trời sáng” là câu lệnh của người hướng dẫn để trẻ làm động tác ngủ hoặc thức dậy.
Tất cả nhắm mắt,ngồi xuống và ngả đầu sang 1 bên làm động tác ngủ.


Cách chơi: Cho trẻ giả làm đàn gà con đi quanh sân chơi để kiếm mồi. Hai bàn tay trẻ giơ sang ngang, làm động tác nghiêng bên này rồi ngả sang bên kia, vừa vẫy tay vừ kêu “chip, chip”.


Khi nghe cô hướng dẫn ra lệnh “trời tối”’trẻ phải ngồi thụp xuống đất, nghiêng đầu áp 2 bàn tay vào má và nhắm mắt ngủ. Để cho trẻ nhắm mắt trong khỏang 30 giây. Sau đó cô ra lệnh “trời sáng”, trẻ khum 2 bàn tay đưa lên miệng và bắt chước tiếng gà trống gáy : ‘Ò ó o o ….”


Trò chơi tiếp tục: Cho trẻ giả làm mèo con đi quanh sân chơi .2 tay trẻ chống nạnh, chân nhún xuống, vừa đi vưa nghiêng đầu qua bên này rồi ngả dấu sang bên kia, vừa đi vừa kêu “meo, meo”.


Khi nghe cô ra lệnh trời tối, trẻ phải ngồi thụp xuống đất, nghiêng đầu, áp 2 bàn tay vào má và nhắm mắt ngủ .Để cho trẻ nhắm mắt trong khỏang 30 giây. Sau đó cô ra lệnh “trời sáng”, trẻ khum hai bàn tay đưa lên miệng và bắt chước tiếng mèo con kêu:” meo, meo,…meo…”


******Giáo viên hướng dẫn sáng tác thêm động tác của những con vật khác cho trẻ bắt chước.Với những động tác vươn vai, giơ tay, đứng lên, ngồi xuống sẽ giúp trẻ vận động tốt và cảm thấy vui khi bắt chước kiểu đi và tiếng kêu của những con vật quen thuộc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 1 lượt vote)

Trò chơi Nói và làm

Cách chơi: Trẻ xếp thành vòng tròn

  • Quản trò hô: "Các bạn hãy cười thật to"
  • Người chơi phải làm ngược lại là: "Khóc thật nhỏ"
  • Quản trò hô: "Các bạn hãy nhảy lên"
  • Người chơi phải làm ngược lại: "Ngồi xuống đất"
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 6
(có 3 lượt vote)

Trò chơi Cao cẳng cùng cò

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)

Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách chơi:
- Tập thể cùng hát “Con cò có cái cổ cao cao, có cái cẳng cong cong”
- Quản trò hô: Cò đâu? Cò đâu?
- Người bị phạt đáp: Cò đây! Cò đây!
- Quản trò: Cổ đâu?
- Người bị phạt: Cổ đây! (đưa cổ, đầu ra)
- Quản trò: Cẳng đâu?
- Người bị phạt: Cẳng đây! (đưa chân trái ra)


Người bị phạt tập trung thành một hàng dọc, chân phải co lên, người đứng sau cầm chân phải người đứng trước. Tập thể cùng nhảy lò cò quanh vòng tròn khi tập thể bắt đầu hát.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 7
(có 1 lượt vote)

Trò chơi: Cao và thấp

Cách chơi: Trẻ đứng trên sàn, làm động tác theo cô. Đứng thì cao (Đứng và vươn tay lên cao). Ngồi thì thấp (Ngồi xổm xuống). Vỗ tay nào. Vui thật vui (ngồi vỗ tay thật to).

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 8
(có 1 lượt vote)

Trò chơi gà đẻ trứng

Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội, mỗi đội gồm 10 bé. Khi nghe hiệu lệnh xuất phát, lần lượt từng bé sẽ đặt trứng (banh) vào giữa 2 đùi, đi lên phía trên ổ gà, sau đó quay người khom lưng, tách chân cho trứng (banh) rơi vào ổ.


Luật chơi: Trẻ không được làm rơi trứng ra khỏi ổ. Nếu hết thời gian qui định, ổ trứng của đội nào có nhiều trứng hơn thì đội đó sẽ chiến thắng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 9
(có 2 lượt vote)

Trò chơi Bắt vịt trên cạn

Cách chơi: Tất cả lớp đứng nắm tay nhau thành vòng tròn rộng làm chuồng vịt. Cô mời 2 trẻ lên làm người bắt vịt, 2 trẻ làm vịt. Người bắt vịt phải bịt mắt, trẻ làm vịt phải kêu: cạp cạp hoặc vít vít. Người bắt vịt nghe tiếng kêu ở đâu thì đến đó để bắt vịt. Vịt bị bắt sẽ phải thay làm người đi bắt vịt.


Luật chơi: Trẻ làm vịt và người bắt vịt phải ở trong vòng tròn.

Cô cho trẻ chơi 10- 12 phút. Nếu người bắt vịt không bắt được vịt cô tay trẻ khác làm người bắt vịt.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 10
(có 0 lượt vote)

Trò chơi “Bốn mùa”

Chuẩn bị: Cho cả lớp xếp 1 vòng tròn to.

Luật chơi: Cháu phải tập trung chú ý nghe hiệu lệnh của cô, ai không làm đúng thì bị phạt nhảy lò cò.

Cách chơi:

  • Cô nói mùa xuân, cháu nói hoa nở và làm động tác bướm bay.
  • Cô nói mùa thu, cháu làm động tác lá rơi.
  • Cô nói mùa đông, cháu làm động tác lạnh.
  • Mùa hè cháu làm động tác nóng nực.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 11
(có 0 lượt vote)

Trò chơi: “Tìm bạn”

Luật chơi: 

  • Mỗi bạn cần phải tìm nhanh và đúng cho mình 1 người bạn: bạn trai phải tìm cho mình 1 bạn gái, bạn gái phải tìm cho mình 1 bạn trai. 
  • Không xô đẩy nhau khi chơi. 

Cách chơi: 

Số bạn trai, gái phải bằng nhau. 

Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Tìm bạn thân”. Khi hát hết bài hoặc khi đang hát nghe cô ra hiệu lệnh: “Tìm bạn thân” thì mỗi trẻ tìm cho mình 1 người bạn. Các cháu nắm tay nhau vừa đi vừa hát, đến khi cô nói “Đổi bạn” thì trẻ phải tách và tìm cho mình 1 bạn khác theo đúng luật chơi. 
- Trò chơi tiếp tục 3 – 4 lần. 
- Mỗi lần chơi, cô khuyến khích những trẻ tìm bạn nhanh và đúng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 12
(có 1 lượt vote)

Trò chơi: Chồng nụ, chồng hoa

*Cách chơi: Trẻ chơi theo nhóm. Khi chơi, trẻ sẽ nắm tay lại và đặt chồng lên nhau. Trẻ sẽ đọc bài đồng dao cho đến khi chữ cuối của bài đồng dao rơi vào vị trí nắm tay nào thì trẻ đó bị loại ra ngoài. Sau đó, các trẻ khác còn lại sẽ tiếp tục đọc và chơi lại cho đến khi nào loại ra hết , chỉ còn lại 1 trẻ thì trẻ đó sẽ chiến thắng.


Chặt cây dừa

Chừa cây mộng

Cây tầm phộng

Cây mía lao

Cây nào cao

Cây nào thấp

Cây mía vấp

Chặt bỏ đi.


*Luật chơi: Trẻ phải đọc hết bài đồng dao, đến chữ cuối mới loại bạn ra. Trẻ chơi tiếp, nếu trẻ nào còn lại cuối cùng sẽ giành chiến thắng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 13
(có 1 lượt vote)

Trò chơi vận động: "Trời tối trời sáng"

Giải thích luật chơi: cho trẻ em đi tự do trong trong phòng giả làm đàn gà con đi kiếm mồi hai tay giang ngang vừa vẫy tay vừa kêu "chíp chíp". Khi có tín hiệu trời tối, thì tất cả chạy về chổ ngồi của mình áp tay vào má rồi nhắm mắt lại ngủ. Khi cô nói trời sáng thì các con đưa tay lên mồm và bắt chước tiếng gà gáy ò ó o.

  • Cho trẻ chơi thử
  • Cả lớp cùng chơi
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 14
(có 1 lượt vote)

Trò chơi: Bắt bướm

Cách chơi: Cho trẻ đứng xung quanh cô. Cô cầm que đính con bướm và nói: “ Các con xem này, có con bướm đang bay (cô giơ lên, hạ xuống) bây giờ các con hãy nhảy lên cao để bắt bướm”. Cô giơ lên, hạ xuống ở nhiều phía khác nhau cho trẻ vừa nhảy lên cao, vừa nhảy được xa. Ai chạm tay vào con bướm coi như đã bắt được bướm.

  • Mỗi lần chơi khoảng 1-2 phút
  • Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 15
(có 0 lượt vote)

Trò chơi Thi Xem Ai Nói Đúng

Mục đích
- Củng cố vốn từ của trẻ
- Rèn luyện trí nhớ, khả năng nhanh nhạy của trẻ.

Chuẩn bị
Một quả bóng to.

Cách chơi
- Cho trẻ đứng thành vòng tròn, cô đứng ở giữa cầm một quả bóng. Cô vừa tung bóng cho từng trẻ vừa nói tên một thứ hoa, quả hoặc con vật, đồ vật nào đó. Các cháu phải nói được từ khái quát hoặc từ cụ thể của loại quả đó.
Ví dụ:
- Cô tung bóng cho cháu A và nói: + "Cà rốt", Cháu A trả lời: "Củ cà rốt".
+ "Thược dược", trẻ trả lời: "Hoa thược dược".
+ "Gà", trẻ trả lời: "Gia cầm".
+ "Sư tử", trẻ trả lời: "Thú rừng"...
- Sau đó cô có thể yêu cầu ngược lại. Cô nói hoa, quả, trẻ phải kể được tên một số loại hoa hoặc quả.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 16
(có 0 lượt vote)

Trò chơi Thi Xem Ai Nói Nhanh

Mục đích: Trẻ trả lời nhanh các từ theo hiệu lệnh.

Cách chơi

  • Chơi tập thể cả lớp hoặc theo nhóm 5-7 trẻ.
  • Trẻ ngồi thành hình vòng cung. Cô chỉ vào bộ phận của cơ thể, trẻ nói nhanh tên của các bộ phận đó.
  • Khi trẻ đã chơi quen, cô cho trẻ thi xem ai nói đúng và nhanh nhất.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 17
(có 0 lượt vote)

Trò chơi: Thêm, bớt vật gì?

Chuẩn bị: Đồ dùng, đồ chơi có sẵn trong lớp

Luật chơi: Trẻ nói nhanh và đúng tên một số đồ dùng, đồ chơi của lớp được thêm hoặc bớt trong lúc thêm bớt đồ dùng, đồ chơi nào trẻ phải nắm lại.

Cách chơi: Giáo viên đưa từng đồ dùng, đồ chơi của lớp cho trẻ quan sát và gọi tên. Sau đó cho tất cả vào túi. Khi bắt đầu chơi, giáo viên yêu cầu trẻ nhắm mắt lại (dùng hiệu lệnh) đồng thời đưa các đồ vật sau khi đã thêm hoặc bớt ra bày trước mặt trẻ. Cho trẻ mở mắt (dùng tín hiệu) và nhận xét có đồ dùng đồ chơi nào được thêm hoặc bớt đi. Trẻ nói đúng được tất cả nhóm vỗ tay hoan hô.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 18
(có 1 lượt vote)

Chi chi chành chành.

Cách chơi Chi chi, chành chành

  • Tất cả người chơi oẳn tù tì, người thua cuộc sẽ đóng vai là người điều khiển trò.
  • Tất cả người chơi ngồi quây vòng tròn bên cạnh nhau. Người điều khiển trò chơi bắt đầu bằng việc xòe bàn tay ra giữa vòng. Những người chơi khác đặt ngón trỏ của mình vào lòng bàn tay của người điều khiển.
  • Bắt đầu trò chơi, tất cả người chơi cùng hát vang bài đồng dao. Những người chơi ngồi xung quanh sẽ gõ gõ ngón trỏ vào lòng bàn tay theo nhịp hát của bài đồng dao.
  • Khi hát đến từ “ ập”, người điều khiển nắm bàn tay lại, những người chơi khác nhanh chóng rút bàn tay ra. Người chơi nào không kịp rút ra và bị người điều khiển nắm là người thua cuộc.
  • Người thua cuộc sẽ thay thế vị trí của người quản trò và bắt đầu một lượt chơi mới.

Bài đồng dao Chi chi, chành chành có nhiều biến thể khác nhau, dưới đây là nhưng phiên bản thông dụng và phổ biến nhất.


Phiên bản 1

Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa chết trương

Ma vương bú tí

Bắt tí đi tìm

Ù à ù ập

Đóng sập cửa lại


Phiên bản 2

Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa chết trương

Ba vươn bú tí

Bắt dế đi tìm

Ù à ù ập

Đóng sập cửa vào


Phiên bản 3

Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa mất cương

Ma vương ngũ đế

Bắt dế đi tìm

Ù à ù ập

Đóng sập cửa vào

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 19
(có 0 lượt vote)

Trò chơi 5 chú vịt con

Mục đích: Ôn luyện kĩ năng đếm của trẻ

Chuẩn bị: Mũ vịt bằng giấy hoặc 5 con vịt đồ chơi

Cách chơi: Cho trẻ hát bài " Một con vịt " và chơi với con vịt đồ chơi. Hát đến câu cuối cùng cô giấy 1 con vịt đi và hỏi trẻ xem còn mấy con vịt. Hoặc cho 5 trẻ đội mũ vịt vừa hát vừa làm điệu bộ. Câu cuối 2 trẻ chạy lên trước, cả lớp quay về đàn gọi " cạc, cạc". Trẻ sẽ đếm xem trong đàn còn mấy con vịt.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 20
(có 0 lượt vote)

Trò chơi Gà mái đẻ trứng.

Luật chơi: Trẻ biết chia số sỏi theo yêu cầu của người hướng dẫn.
Cách chơi:

  • Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị một số cái chén và những hạt sỏi , hạt gấc, hạt bưởi, hạt mãng cầu...
  • Mỗi trẻ lấy một cái chén để làm ổ gà.Trẻ ngồi thành vòng tròn.Giáo viên hướng dẫn đi vòng quanh bỏ một số trứng bất kỳ vào từng ổ gà.
  • Giáo viên hỏi trẻ xem trong ổ của mình có bao nhiêu quả trứng.Khi trẻ biết chơi, giáo viên cho một đến hai trẻ làm gà mai đi đẻ trứng vào từng ổ( số trứng không quá số đếm trẻ đã học).Sau đó, để từng trẻ kiểm tra số trứng trong ổ gà của mình và giao viên kiểm tra lại, nếu đúng thì cả lớp vỗ tay khen ngợi.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 21
(có 2 lượt vote)

Trò chơi nhà em

Cách chơi:

  • Nhà em có 4 người (dưa 4 ngón tay)
  • Ba em thì cao lớn (vươn người cao lên)
  • Mẹ em thì hiền dịu (vỗ 2 tay để chéo trước ngực)
  • Chị em hay vỗ tay (vỗ tay)
  • Mỗi khi em được điểm 10 (đưa 10 ngón tay lên lắc qua lắc lại)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 22
(có 0 lượt vote)

Trò chơi Nấu ăn

Cách chơi:

  • Cái chảo cái nồi (2 tay làm hình vòng tròn to và nhỏ)
  • Cái chiên cái nấu (2 tay làm động tác cầm xạn xới)
  • Cái to cái nhỏ (2 tay đưa trước ngực xòe ra (to),chụm lại (nhỏ))
  • Giúp bé nấu cơm ( 1 tay làm động tác cầm bát, 1 tay làm động tác cầm muỗng múc cơm.)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 23
(có 0 lượt vote)

Trò chơi Chú thỏ con

Cách chơi:

  • 5 chú thỏ con mà tôi được biết (đưa 5 ngón tay phía trước và lắc qua lắc lại)
  • Thỏ nhảy qua bên phải (đưa 2 tay lên lại làm tai thỏ và nhảy qua phải)
  • Thỏ nhảy qua bên trái (đưa 2 tay lên lại làm tai thỏ và nhảy qua phải)
  • Thỏ nhặt quả rụng là thỏ nhặt quả rụng (1 tay chống hông làm giỏ, tay còn lại làm động tác bỏ quả vào giỏ)
  • Thỏ rung cây quả rụng(đọc 2 lần)
  • (2 tay đưa lên cao làm động tác rung cây)
  • Nhiều quả thỏ thích quá (đọc 2 lần) ( trẻ vỗ tay)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 24
(có 1 lượt vote)

Trò chơi: Con trâu nhỏ

Cách chơi:

  • Ông có con trâu (Đặt hai tay lên vai lắc qua lắc lại)
  • Đôi sừng cong cong (2 tay đưa cao đầu làm sừng)
  • Lúc ra cách đồng (dậm chân tại chỗ)
  • Giúp ông cày ruộng (1 tay đưa cao, 1 tay thấp làm như chèo thuyền)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 25
(có 0 lượt vote)

Trò chơi Cái ca

Cách chơi:

  • Con có cái ca (nắm 1 bàn tay đưa ra phía trước)
  • Cô cắt quả cà (2 bàn tay xòe ra và đánh lên đánh xuống)
  • Con cầm cái ca (2 tay nắm lại)
  • Cùng cười ha ha (Trẻ đọc và cười)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 26
(có 1 lượt vote)

Trò chơi Chị gà mái

Cách chơi:

  • Con gà cục tác cục ta (Dưa 2 tay ngang vai, bàn tay nắm và mở theo yêu vần)
  • Hay đỗ đầu hè hay chạy rong rong (2 tay đặt lên vai rôi xoay tròn trước bụng)
  • Má gà thì đỏ hồng hồng (2 tay chỉ 2 má, nghiêng đầu qua lại)
  • Cái mỏ thì nhọn,cái mào thì tươi (2 tay chụm trước miệng, rồi đưa lên đầu)
  • Cái chân hay đạp hay bươi (trẻ dậm 2 chân, tay chống hông)
  • Cái cánh hay vỗ lên trời gió bay (2 tay vỗ vào hai bên hông)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 27
(có 0 lượt vote)

Trò chơi: Ếch ộp

Cách chơi:

  • Chia trẻ chơi làm hai đội có số người bằng nhau. Các đội đứng theo hàng dọc theo vạch xuất phát, đích là rổ đựng các con vật cách vạch xuất phát khoảng 5m . Khi có lệnh của người điều khiển hoặc cô giáo, trẻ đứng đầu hàng của mỗi đội làm chú ếch đi kiếm thức ăn, ngồi xuống, hướng về đích, tay nắm lấy cổ chân và nhảy bật tiến về phía đích, chọn một thức ăn của ếch (là con côn trùng như muỗi, kiến...), chạy nhanh về để vào rổ của đội mình.
  • Trẻ thứ hai tiếp tục thực hiện động tác như trẻ thứ nhất và cứ thế tiếp tục thực hiện trò chơi cho đến người cuối cùng của mỗi đội, đội nào thực hiện đúng luật chơi và nhiều con côn trùng là người thắng cuộc.

Luật chơi:

  • Thực hiện đúng động tác nhảy tiến về phía trước. Khi bật nhảy tay không được rời khỏi cổ chân.
  • Chọn thức thức ăn của ếch là các con côn trùng, mỗi lượt chơi chỉ chọn một con vật
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 28
(có 1 lượt vote)

Trò chơi: “Bàn tay của em”

Cách 1: Cho trẻ vận động từng ngón tay của một bàn tay sau đó vận động nhịp nhàng hai bàn tay. Mỗi lới hát đi kèm với vận động của một ngón tay.

Cách 2: Cho trẻ xếp tương ứng một đối một: mỗi ngón tay của bàn bên này với một ngón của bàn bên kia. Hai ngón cái chụm vào khi hát câu “đây là anh cả”. Hai ngón trỏ chụm vào nhau khi hát câu “anh hai chỉ đường”. Hai ngón giữa chụm vào nhau khi hát câu “anh ba cao nhất”. Hai ngón áp út chụm vào nhau khi hát câu “anh tư thấp hơn”. Hai ngón út chụm vào nhau khi hát câu “bé nhất út con”. Hai cánh tay vung rộng ra hai bên khi hát câu cuối.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 29
(có 0 lượt vote)

Trò chơi “Cáo đi kiếm mồi”

Mục đích: Luyện vận động của các ngón cầm bút, luyện âm “r”.

Cách chơi: Ngón trỏ và ngón giữa bàn tay phải làm chân cáo, mu bàn tay trái làm con đường. Hai ngón tay chuyển động như bước đi. Vừa làm động tác vừa nói: “Con cáo đói, đi tìm mồi, nó rón rén, rón rén, rón rén…”

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Trên đây là danh sách các trò chơi ổn định và chuyển tiếp hoạt động cho trẻ mầm non hay và thú vị nhất. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn!

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .

0/
Top 29
Trò chơi “Cáo đi kiếm mồi”