Top 11 trò chơi thiếu nhi vào đêm trung thu hay nhất

111.1k

Ngoài những chiếc bánh dẻo, bánh nướng thơm ngon, những chiếc đèn ông sao lung linh, thì các trò chơi tập thể trong đêm trung thu là điều không thể thiếu mỗi đêm hội trăng...xem thêm ...

Top 0
(có 5 lượt vote)

Trò chơi: Múa lân

Múa lân hay còn gọi là múa Sư tử vào Tết trung Thu là trò chơi truyền thống đặc trưng của Tết Trung thu nước ta đã có từ lâu đời. Theo dân gian, múa lân trong đêm trung thu chính là tượng trưng cho sự xuất hiện của Kỳ Lân (một con vật thần thoại huyền bí chỉ xuất hiện khi có Thánh nhân ra đời hoặc dưới thời thái bình thịnh trị), cũng là sự cầu mong đất nước thái bình, nhà nhà đều gặp được nhiều may mắn. Dù thời đại có thay đổi như thế nào, các nét truyền thống có bị mai một ra sao thì đến đêm trung thu, người ta vẫn nghe tiếng trống rộn ràng, vẫn thấy đoàn múa lân rực rỡ đi trên phố phường.


Đối với thiếu nhi, múa lân chính là một trò chơi luôn được chờ đón mỗi khi trung thu về. Không còn gì hợp lý hơn, nếu trong đêm hội trăng rằng múa lân sẽ là một màn mở đầu trước khi bắt đầu các trò chơi cũng như các tiết mục văn nghệ. Để giúp trẻ thực hiện được những màn múa lân đẹp mắt, đúng nhịp điệu, đúng hình thức thì cha mẹ/ thầy cô hay ban tổ chức cần chuẩn bị những thứ sau: một cái trống cỡ vừa, vẽ mặt nạ lân, ông địa, thần tài. Đồng thời hướng dẫn trẻ vào vai và chạy vòng theo nhịp trống để tạo nên bầu không khí sôi động nhất có thể. Màn múa lân chính là cách tuyệt nhất để bắt đầu một đêm phá cỗ Trung thu.



Trò chơi: Múa lân ảnh 1
Trò chơi: Múa lân
Trò chơi: Múa lân ảnh 2
Trò chơi: Múa lân
Trò chơi: Múa lân ảnh 3
Trò chơi: Múa lân
Top 1
(có 4 lượt vote)

Trò chơi: Rước đèn ông sao

“Rước đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu” ắt hẳn là câu hát mà trẻ em từ thành thị đến nông thôn ai nấy đều cũng thuộc. Một ngày trung thu trọn vẹn thì làm sao có thể thiếu được màn rước đèn ông sao? Đám trẻ nhỏ rồng rắn dắt tay nhau đi rước đèn khắp đường phố, lối xóm là hình ảnh vô cùng đáng yêu và vui nhộn. Ngoài đèn ông sao 5 cánh truyền thống, giờ đây đèn trung thu còn được biến tấu nhiều hình thù khác như đèn ông sư, đèn con cá, đèn con thỏ,… đẹp hơn, hiện đại hơn, tinh tế hơn. Được cùng bạn bè đồng trang lứa đi rước đèn chắc chắn sẽ là kỷ niệm tuổi thơ tươi đẹp của các con. Cha mẹ hãy để cho các bé được tụ họp, xếp thành hàng và cùng rước đèn ông sao đi khắp phố phường nhé. Các bé sẽ rất vui và cảm thấy tết trung thu thực sự là một ngày hội đấy!


Ngày trung thu vì tiếng cười, lời ca tiếng hát của các bé thế mà luôn nhộn nhịp, đáng yêu. Trong lúc rước đèn, các bé còn cùng nhau cất tiếng hát hồn nhiên, tươi sáng làm cho bầu không khí háo hức hơn bao giờ hết. Có thể nói rước đèn đã trở thành một trong những trò chơi tập thể luôn được thiếu nhi mong đợi nhất trong đêm trung thu.

Trò chơi: Rước đèn ông sao ảnh 1
Trò chơi: Rước đèn ông sao
Trò chơi: Rước đèn ông sao ảnh 2
Trò chơi: Rước đèn ông sao
Trò chơi: Rước đèn ông sao ảnh 3
Trò chơi: Rước đèn ông sao
Top 2
(có 4 lượt vote)

Trò chơi: Mèo đuổi chuột

Mèo đuổi Chuột là một trò chơi đã gắn bó gần gũi với tuổi thơ của rất nhiều người, trò chơi tạo nên không khí tươi vui, náo nhiệt, đặc biệt cho các bạn nhỏ vào dịp tết trung thu. Sự nhanh nhẹn và khéo léo chính là yếu tố đòi hỏi người chơi cần có khi tham gia trò chơi này. Số lượng người chơi: 6 - 7 em trở lên.


Cách chơi như sau:

  • Cử ra một bé làm chuột và các bé còn lại sẽ là mèo, ngồi bệt thành vòng tròn quay mặt vào tâm, hai tay quơ ra phía sau lưng đón mồi. Bé làm chuột cầm chiếc khăn (mồi) chạy quanh ngoài vòng tròn và kín đáo thả khăn sau lưng một con “mèo” nào đó, cố gắng làm sao đừng để con ''mèo'' đó biết…
  • Chạy hết một vòng, nếu bé làm ''chuột'' phát hiện thấy mèo kia chưa biết có khăn mồi sau lưng, thì chuột có quyền cầm khăn mồi lên mà quất mạnh vào vai, vào lưng của chú mèo mất cảnh giác… Con ''mèo'' bị thua phải đứng dậy chạy quanh tránh đòn, rồi về ngồi lại chỗ cũ thì thoát.
  • Nếu mèo ranh ma hơn mà phát hiện khăn mồi sau lưng, thì cầm khăn đứng lên và lao đi đánh đuổi chuột kia quanh vòng tròn. Chuột tránh đòn phải chạy nhanh hết vòng và ngồi vào vị trí của mèo bỏ lại mới thoát. Trò chơi cứ thế liên tục với “chú chuột” mới chính là… “mèo” thắng cuộc.
Trò chơi: Mèo đuổi chuột ảnh 1
Trò chơi: Mèo đuổi chuột
Trò chơi: Mèo đuổi chuột ảnh 2
Trò chơi: Mèo đuổi chuột
Trò chơi: Mèo đuổi chuột ảnh 3
Trò chơi: Mèo đuổi chuột
Top 3
(có 4 lượt vote)

Trò chơi: Rồng rắn lên mây

​Là một trò chơi trung thu dân gian vô cùng vui nhộn, Rồng rắn lên mây luôn mang đến những tiếng cười sảng khoái, những khoảnh khắc thú vị cho các bạn nhỏ. Đây cũng là một trò chơi rất thích hợp để các em nhỏ chơi vào dịp trung thu.


Một nhóm chơi thường từ 5 em trở lên, cách chơi rất đơn giản:

  • Chọn ra một em đóng vai “ông chủ” và ngồi một chỗ.
  • Những trẻ còn lại thì nối đuôi, vừa đi vừa đọc: “Rồng rắn lên mây. Có cái cây lúc lắc. Có cái nhà điểm binh. Có ông chủ ở nhà không?” rồi dừng lại trước mặt ông chủ.
  • Ông chủ trả lời “có” hoặc “không”. Nếu nghe trả lời “không”, trẻ sẽ đi và vẫn tiếp tục đọc những câu trên.
  • Nếu trả lời “có”, trẻ sẽ hỏi: Ông xin khúc nào? Ông chủ có thể nói: Cho xin khúc giữa? Cả nhóm: “Tha hồ mà đuổi”.
  • Sau câu trả lời đó, ông chủ chạy sao cho chạm được “khúc” (người) mà mình đã xin. Những người đứng đầu nhóm dang tay che cho người được xin sao cho không bị bắt.
  • Nếu ông chủ bắt được thì người đó sẽ làm ông chủ và chơi lại từ đầu.

Nếu đang chơi giằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.

Trò chơi: Rồng rắn lên mây ảnh 1
Trò chơi: Rồng rắn lên mây
Trò chơi: Rồng rắn lên mây ảnh 2
Trò chơi: Rồng rắn lên mây
Trò chơi: Rồng rắn lên mây ảnh 3
Trò chơi: Rồng rắn lên mây
Top 4
(có 4 lượt vote)

Trò chơi: Đạp bể bong bóng

Tiếp theo là một trò chơi mang tính vận động, đòi hỏi sự nhanh nhẹn của các em, tăng thêm sự vui nhộn cho ngày tết thiếu nhi. Người quản trò sẽ chuẩn bị những quả bong bóng đã được thổi to cột vào chân phải hoặc trái của các bé. Trò chơi này sẽ cần khoảng 10 bé, để tăng thêm hào hứng và ganh đua trong một nhóm lớn, xếp các bé theo vòng tròn, đếm số từ 1 đến 10, sau đó Người quản trò sẽ gọi bất cứ số nào; những em nào mang số được gọi sẽ vào giữa vòng tròn và bắt đầu tìm cách đập bong bóng của những em khác. Nếu bong bóng của em nào bị bể, em đó bị loại ra.


Người quản trò sẽ gọi các số thay phiên nhau em nào còn bong bóng cuối cùng sẽ thắng. Phần quà cho bé chiến thắng có thể là bánh, kẹo để giúp các bé thích thú hơn với các hoạt động vui chơi.


Trò chơi: Đạp bể bong bóng ảnh 1
Trò chơi: Đạp bể bong bóng
Trò chơi: Đạp bể bong bóng ảnh 2
Trò chơi: Đạp bể bong bóng
Trò chơi: Đạp bể bong bóng ảnh 3
Trò chơi: Đạp bể bong bóng
Top 5
(có 4 lượt vote)

Trò chơi: Cướp cờ

Cướp cờ cũng là một trò chơi thú vị dành cho các bé vào đêm trung thu, cách chơi và chuẩn bị dụng cụ chơi không quá khó khăn. Người quản trò sẽ tìm khoảng 10 em tham gia (hoặc có thể nhiều hơn), và chuẩn bị một cây cờ nhỏ để có thể chơi.


Cách chơi:

  • Quản trò chia người chơi thành 2 đội có số lượng bằng nhau mỗi đội khoảng 5 bạn, đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình.
  • Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5,… các bạn phải nhớ số của mình.
  • Khi quản trò gọi đến số nào thì số đó của 2 đội nhanh chóng chạy đến vòng tròn và cướp cờ đặt trong vòng tròn.
  • Quản trò có thể gọi cùng một lúc 2,3,4,… số.

Luật chơi:

  • Khi đang cầm cờ, nếu bị bạn chạm vào người thì thua cuộc.
  • Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình mà không bị đội bạn chạm vào người thì thắng cuộc.
  • Số nào chạm vào số đó, không được chạm vào số khác. Nếu bị số khác chạm vào thì vẫn không thua.
  • Số nào thua rồi, quản trò không gọi số đó chơi nữa.
  • Người chơi không được ôm, giữ nhau khi bạn cướp cờ.
 ảnh 1
 ảnh 2
 ảnh 3
Top 6
(có 4 lượt vote)

Trò chơi: Lùa vịt

Trò chơi lùa vịt không quá xa lạ với các bạn nhỏ, do đó việc tổ chức chơi trò này không quá khó khăn. Người quản trò chọn số lượng tham gia phù hợp, sau đó vẽ một vòng tròn lớn đủ để các em đứng vào.


Cách chơi:

  • Cử 1 người chơi làm người lùa vịt đứng ở ngoài vòng tròn, những người còn lại đứng trong vòng tròn làm vịt.
  • Khi có lệnh chơi, người lùa vịt chạy quanh vòng tròn, tìm cách đập vào người trong vòng tròn.

Luật chơi: Ai bị người lùa vịt chạm vào người sẽ phải ra ngoài thế chỗ cho người lùa vịt.

Trò chơi: Lùa vịt ảnh 1
Trò chơi: Lùa vịt
Trò chơi: Lùa vịt ảnh 2
Trò chơi: Lùa vịt
Trò chơi: Lùa vịt ảnh 3
Trò chơi: Lùa vịt
Top 7
(có 4 lượt vote)

Trò chơi: Nhảy bao bố

Ở trò chơi Nhảy bao bố này, sự nhanh nhẹn, tính đồng đội sẽ được nâng cao để giành được sự chiến thắng, đây cũng là một trò chơi rất thú vị vào dịp trung thu.


Người quản trò sẽ chuẩn bị lần lượt số lượng bao tương ứng số người chơi, kẻ vạch xuất phát, chọn số người chơi ở số chẵn, số lượng người tùy thích


Cách chơi:

  • Người chơi chia thành 2 đội, mỗi đội phải có số người bằng nhau, xếp thành 1 hàng dọc. Mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và có hai lằn mức một xuất phát và một mức đích.
  • Người đứng đầu bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao. Sau khi nghe lệnh xuất phát, người đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến đích rồi lại quay trở lại mức xuất phát đưa bao cho người thứ 2.
  • Khi nào người thứ nhất nhảy về đến đích thì người thứ 2 mới bắt đầu nhảy. Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Đội nào về trước đội đó thắng

Luật chơi:

  • Người chơi nhảy trước hiệu lệnh xuất phát là phạm luật, người nhảy chưa đến mức quy định mà quay lại cũng phạm luật.
  • Nhảy chưa đến đích mà bỏ bao ra cũng phạm luật và có thể bị loại khỏi cuộc chơi.
Trò chơi: Nhảy bao bố ảnh 1
Trò chơi: Nhảy bao bố
Trò chơi: Nhảy bao bố ảnh 2
Trò chơi: Nhảy bao bố
Trò chơi: Nhảy bao bố ảnh 3
Trò chơi: Nhảy bao bố
Top 8
(có 4 lượt vote)

Trò chơi: Hóa trang các nhân vật

Trong dịp tết trung thu này, bạn cũng có thể tổ chức lễ hội hóa trang các nhân vật mang màu sắc của tết trung thu. Tổ chức sự kiện trung thu hóa trang đưa các bé hóa thân vào các nhân vật mà mình yêu thích như: Công chúa, hoàng tử, siêu nhân, chú cuội, chị hằng, thỏ trắng… Qua đó các bé có thể tìm được sự tự tin và những người bạn cho mình.


Đây là trò chơi mà bất cứ trẻ em nào đều thích đặc biệt là các bạn nữ. Mẹ hãy chuẩn bị những bộ đồ để bé có thể hóa trang thành các nhân vật mà mình yêu thích. Bé gái có thể hóa trang thành chị Hằng, thỏ ngọc, công chúa... còn bé trai thì hóa trang thành chú Cuội chẳng hạn. Người quản trò sẽ mở nhạc để các bé trình diễn phần hóa trang của mình, và tìm ra người hóa trang giống nhất.


Phần thưởng cho người hóa trang đẹp nhất và trao giải cho các bé bằng những món đồ chơi hay bánh kẹo mà các bé yêu thích. Xen kẽ với cuộc thi là các buổi "phá cỗ" với bánh ngọt và trái cây.


Trò chơi: Hóa trang các nhân vật ảnh 1
Trò chơi: Hóa trang các nhân vật
Trò chơi: Hóa trang các nhân vật ảnh 2
Trò chơi: Hóa trang các nhân vật
Top 9
(có 4 lượt vote)

Trò chơi: Làm đèn Trung thu

Có một sự thật là những chiếc đèn trung thu truyền thống đang ngày càng ít xuất hiện hơn, thay vào đó là những đèn lồng bằng pin hiện đại. Một trong những ý nghĩa quan trọng của tết trung thu là để lưu giữ truyền thống, văn hóa. Các trò chơi trong dịp tết trung thu được khuyến khích nên hướng đến truyền thống thay vì tổ chức quá nhiều trò hiện đại. Dạy và hướng dẫn trẻ nhỏ làm đèn trung thu là một hoạt động đơn giản mà ở đâu cũng tổ chức được. Những chiếc đèn làm thủ công đơn giản nhưng cũng phần nào luyện sự nhanh tay, khéo tay cho trẻ. Ngay cả khi có thể không đẹp bằng đèn mua sẵn, nhưng trẻ chắc chắn sẽ thích chiếc đèn do chính tay mình làm ra hơn.


Các mẹ/ các cô, người quản trò sẽ chuẩn bị trước những dụng cụ, nguyên vật liệu cần thiết để làm đèn lồng trung thu. Sau đó có thể chia các bé thành các đội/ nhóm nhỏ và tổ chức cuộc thi xem đội nào làm đèn đẹp hơn, nhanh hơn và nhiều hơn, cuối cùng sẽ dùng chính những sản phẩm này để tham gia lễ rước đèn. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng đây lại là trò chơi đòi hỏi các bạn nhỏ phải làm việc nhóm cùng nhau, cùng nhau cắt gián, ghép hình để tạo nên một sản phẩm cuối cùng là những chiếc đèn trung thu hay chiếc đèn lồng nhiều hình thù sặc sỡ, xinh xắn do chính tay các bạn nhỏ làm nên. Sau đó, người quản trò sẽ cùng nhau bầu chọn ra đội làm được nhiều đèn lồng đẹp nhất để nhận giải thưởng là các món đồ chơi hay những chiếc bánh kẹo mà các bạn nhỏ thích. Sản phẩm cuối cùng là chiếc đèn lồng sẽ đượctặng cho các bé làm kỉ niệm.

Lưu ý: Người quản trò hãy chuẩn bị trước các nguyên vật liệu thật đơn giản và dễ làm. Tránh trường hợp có những vật liệu sẽ làm các bé bị thương.

Trò chơi: Làm đèn Trung thu ảnh 1
Trò chơi: Làm đèn Trung thu
Trò chơi: Làm đèn Trung thu ảnh 2
Trò chơi: Làm đèn Trung thu
Trò chơi: Làm đèn Trung thu ảnh 3
Trò chơi: Làm đèn Trung thu
Top 10
(có 4 lượt vote)

Múa hát Trung thu

Trong bữa tiệc, cuộc vui nào cũng không thể thiếu được màn múa hát, thư giãn và đây là sân chơi cho các bé yêu thích âm nhạc. Người quản trò có thể tổ chức chương trình văn nghệ với chủ đề các bài hát trung thu để các bé có thể thỏa sức thể hiện năng khiếu của mình. Ngoài múa, hát, cho bé lên thi kể chuyện hay diễn kịch cũng không phải ý tưởng tồi. Các tiểu phẩm nên xoay quanh chủ đề về Trung thu để trẻ biết được ý nghĩa của ngày Tết này.


Đây cũng sẽ hoạt động cuối cùng cho các bé sau những trò chơi tập thể mệt nhòa, lúc này các bé vừa được nghe nhạc trung thu, nghe những câu chuyện về chị hằng chú cuội và ăn bánh trung thu. Người quản trò sẽ cho các bé ngồi thành hàng, để cho các bé có thể thưởng thức một buổi văn nghệ trung thu vui vẻ nhất và cũng chính các bé sẽ là giám khảo để chọn ra tiết mục văn nghệ hay nhất.



Múa hát Trung thu ảnh 1
Múa hát Trung thu
Trò chơi: Múa hát Trung thu ảnh 2
Trò chơi: Múa hát Trung thu
Trò chơi: Múa hát Trung thu ảnh 3
Trò chơi: Múa hát Trung thu
Như vậy, để có một ngày tết trung thu ý nghĩa, chuyên nghiệp, bạn nên tổ chức cho các em thiếu nhi những trò chơi tập thể vui nhộn nhất. Trên đây là những trò chơi trung thu cho thiếu nhi hay nhất mà ALLTOP đã tổng hợp lại và giới thiệu đến bạn. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn phần nào trong việc đem lại một mùa Trung Thu ý nghĩa cho các bạn nhỏ!

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .