Top 9 vườn quốc gia nổi tiếng nhất tại Việt Nam

92

Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những vùng biển đẹp được xếp hạng điểm đến biển đảo thế giới, hệ thống vườn quốc gia của Việt Nam cũng là yếu tố gây ấn tượng...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

VQG Phong Nha - Kẻ Bàng

Về vị trí địa lý, Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng Di sản thiên nhiên thế giới có tọa độ từ 17°21′ tới 17°39′ vĩ bắc và từ 105°57′ tới 106°24′ kinh đông, nằm trong địa bàn các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch và thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Cửa động Phong Nha - Kẻ Bàng có tọa độ 17°34'54.15"B và 106°16'58.83"T.”). Diện tích Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng là 123.326 ha, gồm 03 phân khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (100.296 ha), phân khu phục hồi sinh thái (19.619 ha), phân khu hành chính dịch vụ (3.411 ha). Đặc biệt phải kể đến 7 cái nhất của Phong Nha - Kẻ Bàng: Cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát đá ngầm đẹp nhất, sông ngầm đẹp nhất, hồ nước ngầm đẹp nhất, thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, hang nước dài nhất.


Vào năm 2002, UNESCO công nhận Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Phong Nha - Ke Bang National Park) là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo và vào 3/7/2015 tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ 2 là Di sản thiên nhiên thế giới dựa theo tiêu chí đa dạng sinh học.

  • Vị trí: thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình, miền Trung Việt Nam; với tọa độ địa lý: 17021’12” đến 7044’51” vĩ độ Bắc; 105046’33” đến 106023’33” kinh độ Đông.
  • Diện tích: 123.326 ha, gồm 03 phân khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (100.296 ha); phân khu phục hồi sinh thái (19.619 ha); phân khu hành chính dịch vụ (3.411 ha).
  • Vùng đệm có diện tích 219.855,34 ha thuộc 13 xã (gồm các xã Dân Hóa, Hóa Sơn, Trung Hóa, Thượng Hóa, Trọng Hóa thuộc địa bàn huyện Minh Hóa; các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Xuân Trạch, Phúc Trạch, thị trấn Phong Nha (trước là xã Sơn Trạch), xã Phú Định, xã Hưng Trạch thuộc địa bàn huyện Bố Trạch và xã Trường Sơn thuộc địa bàn huyện Quảng Ninh).
  • Xếp hạng UNESCO: Di sản Thiên nhiên Thế giới; tiêu chí (viii) địa chất, địa mạo (2003); tiêu chí (ix) hệ sinh thái và (x) Đa dạng sinh học (2015).
  • Xếp hạng quốc gia: Di tích Quốc gia đặc biệt (vào năm 2009).
  • Địa chất – địa mạo:
    Phong Nha – Kẻ Bàng được giới chuyên môn đánh giá như một bảo tàng địa chất khổng lồ có nhiều giá trị hiếm có và mang ý nghĩa toàn cầu, với đa phần diện tích là đá vôi. Vườn Quốc gia này liên kết khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Hin Namno thuộc tỉnh tỉnh Khăm Muộn, CHDCND Lào, tạo thành khối Karst rộng lớn tại khu vực Đông Nam Châu Á.
    Khu vực này ngày nay là kết quả phát triển của 5 giai đoạn kiến tạo địa chất, từ kỷ Ordovician (464 triệu năm) đến Đệ Tứ. Điều này đã được đánh giá và minh chứng thông qua các phức hệ hoá thạch cổ sinh phong phú và đa dạng, đại diện cho nhiều tuổi địa tầng khác nhau.
  • Hang động: Đã tiến hành công tác khảo sát và đo vẽ được 404 hang động với tổng chiều dài 220km; phân chia thành ba hệ thống chính: hệ thống Phong Nha, hệ thống Vòm và hệ thống Chày. Hệ thống động Phong Nha – Kẻ Bàng được đánh giá có giá trị hàng đầu thế giới vì giữ được sự nguyên vẹn các giá trị về địa chất – địa mạo, vốn được hình thành từ quá trình kiến tạo lớp vỏ Trái đất lâu dài; nổi bật là hang Sơn Đoòng, động Phong Nha, động Tiên Sơn, động Thiên Đường và Hoà Hương,…
  • Thuỷ văn: 03 con sông chính bao gồm sông Chày, sông Son và sông Troóc, được cung cấp nguồn nước chính từ hệ thống các sông suối ngầm karst đổ ra các điểm tại hang Én, hang Vòm, hang Tối và hang Phong Nha....
  • Thảm thực vật: Gồm 15 kiểu sinh cảnh rộng lớn với 21 kiểu thảm thực vật quan trọng. Rừng kín thường xanh che phủ 93,5% diện tích, trong đó trên 90% là hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên núi đá vôi lớn nhất khu vực Đông Nam Á và hầu như chưa bị tác động.
  • Thực vật: Ghi nhận 2.952 loài thực vật thuộc 1.006 chi, 198 họ, 62 bộ, 11 lớp, 6 ngành, trong đó có 112 loài được ghi vào Sách đỏ Việt Nam, 121 loài được ghi vào Sách đỏ IUCN (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế), 01 loài nằm trong các phụ lục CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp), 03 loài nằm trong Nghị định 64/2019/NĐ-CP.
  • Động vật: Ghi nhận 1.394 loài động vật thuộc 835 giống, 289 họ, 66 bộ, 12 lớp, 4 ngành, trong đó có 84 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam, 110 loài được ghi trong Sách đỏ thế giới (IUCN - Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế), 55 loài có tên trong các phụ lục CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp), 40 loài có tên trong Nghị định 64/2019/NĐ-CP. Trong đó có một số loài động vật quý hiếm, có thể kể đến như voọc Hà Tĩnh, voọc Chà vá chân nâu, vượn Đen má trắng, sao la, mang,...
  • Loài mới: Khu vực này là nơi ghi nhận nhiều loài mới cho khoa học đầu thế kỷ 21; 42 loài mới được công bố trên toàn toàn cầu, bao gồm 38 loài động vật và 04 loài thực vật.
  • Dân số vùng đệm: 68.501 người (tính đến tháng 12/2020); mật độ dân số trung bình 19,96 người/km2
  • Dân tộc: Ngoài người Kinh chiếm 83,1% tổng dân số, trong khu vực còn có nhiều tộc người khác cùng sinh sống của 2 dân tộc chính: dân tộc Chứt (chiếm 4,3%, gồm các tộc người Sách, Mày, Rục, A rem) và dân tộc Vân Kiều (chiếm 12,6%, gồm các tộc người Vân Kiều, Khùa, Ma Coong, Trì).
  • Di tích lịch sử - văn hoá: Bến phà Xuân Sơn, Đường mòn Hồ Chí Minh, đường 20 Quyết Thắng, đèo Mụ Giạ, A.T.P, Trà Ang, Cà Tang, cua Chữ A, Khe Ve, Hang Tám Cô, hang Chín Tầng, bến phà Nguyễn Văn Trỗi, đền Tiên sư tự cốc.
  • Lễ hội và Văn hóa truyền thống: Lễ hội Đập trống của người Ma Coong được tổ chức vào ngày 16 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm ( n lịch), tại xã Thượng Trạch; hát Tuồng bội của người Kinh ở Khương Hà (thuộc xã Hưng Trạch); Lễ hội Rằm Tháng 3 m lịch tại Minh Hóa; Lễ hội Đền Nghe; Lễ hội Mừng cơm mới, Lễ mở cửa rừng, Lễ xin nước tiên…
  • Di chỉ khảo cổ: Ghi nhận 33 di chỉ khảo cổ có niên đại từ 3.000 - 12.000 năm trước. Có thể kể đến một số di chỉ đặc trưng ở Phong Nha - Kẻ Bàng, như: Di chỉ hang Bi Ký trong động Phong Nha, bao gồm bàn thờ Chàm, 97 ký tự cổ được khắc trên vách đá, tượng đá, mảnh gốm và các bài vị chứa đựng các thông tin về văn hoá Chăm Pa; Di chỉ ở xã Hưng Trạch, Sơn Trạch (nay là thị trấn Phong Nha) gồm những ngôi mộ chum bằng gốm, khuyên tai, lưỡi rìu đồng chứa đựng các thông tin về văn hoá Đông Sơn và Sa Huỳnh.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Thị trấn Phong Nha, Bố Trạch, Quảng Bình, Việt Nam
Điện thoại/Fax: +84 2323677021
Email: pnkb@quangbinh.gov.vn

Website:https://phongnhakebang.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/phongnhakebang.vn

VQG Phong Nha - Kẻ Bàng ảnh 1
VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
VQG Phong Nha - Kẻ Bàng ảnh 2
VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
Top 1
(có 0 lượt vote)

Vườn quốc gia Cúc Phương

Rừng quốc gia Cúc Phương nằm giữa lòng dãy núi Tam Điệp hùng vĩ. Cách Hà Nội 120km, Cúc Phương chính thức trở thành vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam vào ngày 7 tháng 7 năm 1962. Rừng quốc gia Cúc Phương nằm ở khu vực Đông Bắc Bộ, tiếp giáp với vùng núi Tây Bắc và thuộc địa phận ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Với tổng diện tích là 22.408 ha, nơi đây có vẻ đẹp thiên nhiên thu hút và hệ sinh thái đa dạng. Ngoài ra, khu vực vườn quốc gia Cúc Phương cũng lưu lại nhiều giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo. Từ đó, biến nơi đây thành một khu du lịch nổi tiếng. Rừng quốc gia Cúc Phương được thiên nhiên ưu ái ban tặng hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Nơi đây có tới 2234 loài thực vật bậc cao và rêu, 122 loài bò sát và lưỡng cư, 66 loài cá, gần 2000 loài côn trùng, 135 loài thú, 336 loài chim cư trú. Trong đó có nhiều loài được ghi vào sách đỏ, đây là điểm đến hấp dẫn cho những người yêu thiên nhiên. 


Rừng quốc gia Cúc Phương có gì hấp dẫn?

  • Rừng quốc gia Cúc Phương là một nơi đáng để trải nghiệm. Du khách có thể khám phá rừng thực vật Cúc Phương. Với đặc trưng là rừng mưa nhiệt đới, nơi đây có thời tiết mát mẻ, hệ sinh thái độc đáo, đặc biệt là loài voọc mông đen trắng. Trong khi đó, trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật sẽ là nơi du khách chứng kiến tận mắt nhiều loài linh trưởng. Đồng thời, bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều kiến thức thú vị về các loài sinh vật. 
  • Ngoài ra, du khách có thể ghé thăm bảo tàng Cúc Phương. Đây là nơi trưng bày những mẫu sinh vật. Du khách có thể tìm hiểu thông tin về nhiều loài côn trùng ở đây. Nếu bạn yêu tự nhiên và hứng thú với sinh giới thì đây sẽ là địa điểm nên ghé thăm tại vườn quốc gia Cúc Phương. 
  • Bên cạnh hệ sinh vật thì phong cảnh thiên nhiên là điểm nhấn không thể bỏ lỡ khi đến vườn quốc gia Cúc Phương. Ngắm trọn khung cảnh Cúc Phương, Tràng An, Bái Đính, tận hưởng khung cảnh yên bình trên hồ Yên Quang, khám phá những hang động tiền sử đầy bí ẩn sẽ là trải nghiệm thú vị dành cho du khách. Đặc biệt, bản người Mường là nơi bạn có dịp tìm hiểu về văn hóa, nếp sống của người Mường tại Cúc Phương. 
  • Nếu bạn đến thăm rừng quốc gia Cúc Phương vào tháng 5 thì đừng quên săn ảnh mùa bướm đẹp lung linh tại đây. Vẻ đẹp của muôn vàn loài bướm tạo nên một khung cảnh độc đáo, lạ mắt mà hiếm nơi nào có được. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 8J85+MFX, Nho Quan, Ninh Bình

Điện thoại: 02293.848.018; Fax: 02293.848.088

Email: vqgcucphuong@gmail.com

Website: http://cucphuongtourism.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/VQGCucPhuong/?locale=vi_VN

Vườn quốc gia Cúc Phương ảnh 1
Vườn quốc gia Cúc Phương
Vườn quốc gia Cúc Phương ảnh 2
Vườn quốc gia Cúc Phương
Top 2
(có 0 lượt vote)

Vườn Quốc Gia Bạch Mã

Địa chỉ vườn quốc gia Bạch Mã nằm ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 40km, cách Đà Nẵng 65km. Vườn quốc gia Bạch Mã là một phần của dãy Trường Sơn Bắc, có nhiều dãy núi với các đỉnh cao trên 1.000m chạy ngang theo hướng từ Tây sang Đông. Rừng quốc gia Bạch Mã có tổng diện tích gần 37.500 ha, là một khu rừng nguyên sinh rộng lớn, có 2373 loài thực vật cùng 1715 loài động vật đa dạng, trong đó gồm nhiều loài quý hiếm, nằm trong sách đỏ Việt Nam. Lịch sử vườn quốc gia Bạch Mã theo lời kể của những người dân địa phương, vườn quốc gia Bạch Mã được phát hiện và khai phá bởi vị kỹ sư người Pháp tên M.Girard vào năm 1932, nơi đây trở thành khu nghỉ dưỡng nổi tiếng từ những năm 1945.


Sở dĩ có tên Bạch Mã vì ở đây mây mù bao phủ núi quanh năm và đôi lúc có những khối mây tạo thành hình con ngựa tuyệt đẹp. Một truyền thuyết được nhiều người biết đến là ngày xưa, các tiên ông thường xuyên cưỡi ngựa trắng từ trời bay xuống dãy núi này để chơi cờ. Trong khi mải mê đánh cờ thì đám ngựa đi tìm cỏ để ăn. Sau khi chơi xong, các tiên ông tìm không thấy ngựa nên đã về trời, để lại đàn ngựa trắng lang thang ở núi Bạch Mã đi tìm chủ nhân…

"Non thiêng Bạch Mã” hay "Đại ngàn ngựa trắng” rồi "Đà Lạt của miền Trung” là những cái tên được ưu ái dành tặng cho Bạch Mã.

Bạch Mã được công nhận là một trong số ít những vườn quốc gia tại khu vực Đông Dương có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật quý hiếm. Với diện tích lên đến 37.500 hecta, Vườn Quốc gia Bạch Mã là nơi sinh sống của 2373 loài thực vật cùng 1715 loài động vật, trong đó có nhiều chủng loài quý hiếm đã được nêu tên trong sách đỏ. Ngoài ra, nơi đây còn có Đỉnh Bạch Mã với độ cao 1450m so với mực nước biển. Địa điểm này được xem là nơi cao nhất của Vườn Quốc gia Bạch Mã.

Thời điểm lý tưởng để tham quan Vườn Quốc gia Bạch Mã là mùa khô hàng năm, kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4. Thời gian này, khí hậu bên trong vườn quốc gia khá khô ráo và mát mẻ, thuận tiện để khám phá du lịch theo các loại hình như trekking, bơi lội. 


THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Huyện Phú Lộc - Tỉnh Thừa Thiên Huế
Điện thoại: 0234.3871330 - Fax: 0234.3871134
Email: bachmaeco@gmail.com

Website:http://www.bachmapark.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/bachmafanpage/?ref=embed_page

Vườn Quốc Gia Bạch Mã ảnh 1
Vườn Quốc Gia Bạch Mã
Vườn Quốc Gia Bạch Mã ảnh 2
Vườn Quốc Gia Bạch Mã
Top 3
(có 0 lượt vote)

Vườn Quốc gia Ba Vì

Nằm cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 60km, vườn Quốc gia Ba Vì là điểm đến lý tưởng để bạn được hòa mình vào không gian thiên nhiên trong lành, mát mẻ cùng khung cảnh núi rừng hoang sơ, hùng vĩ. Vườn Quốc gia Ba Vì mang vẻ đẹp bí ẩn, huyền ảo, chìm đắm trong sương mây. Đây là địa điểm du lịch mà bạn không bỏ lỡ trong hành trình khám phá Hà Nội. 

Vườn quốc gia Ba Vì được thành lập theo Quyết định số 17-CT ngày 16/01/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Vườn có tổng diện tích là 108,2km2, thuộc địa giới hành chính 15 xã, 5 huyện là Thạch Thất, Ba Vì, Quốc Oai của Thành phố Hà Nội và Kỳ Sơn, Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình. Vườn quốc gia Ba Vì là nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục với nhiều con suối bắt nguồn từ núi rừng Ba Vì quanh năm nước chảy như Thiên sơn – Suối ngà, Ao Vua, Khoang Xanh, Hồ Tiên Sa. Là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa như: đền Thượng, đền Trung, đền Hạ đền thờ Bác Hồ, tháp Báo Thiên, động Ngọc Hoa.. Chính những điều kiện trên đã tạo nên cho Vườn quốc gia Ba Vì từ lâu đã thành một nơi nghỉ mát vùng núi cao lý tưởng của cả nước.


Vườn quốc gia Ba Vì với 3 kiểu rừng: Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới; rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới và kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi thấp. Núi Ba Vì với 2 đai cao nên hệ thực vật nơi đây khá phong phú và đa dạng, đã ghi nhận 2181 loài thực vật bậc cao thuộc 207 họ, 958 chi. Nhiều loài cây quý hiếm như: Bách xanh (Calocedrus marcrolepis), Thông tre (Podocarpus nerrifolius) Sến mật, giổi lá bạc, quyết thân gỗ, bát giác liên. Ở Vườn quốc gia cũng đã thống kê được 896 loài cây thuốc. Theo kết quả điều tra bổ sung mới nhất, Khu hệ động vật có xương sống (ĐVCXS) ở VQG Ba Vì thống kê được 341 loài. Trong đó, có 54 loài thú, 193 loài chim, 68 loài bò sát, 26 loài lưỡng cư. Yếu tố đặc hữu của khu hệ ĐVCXS ở Ba Vì ở 2 lớp Bò sát và Lưỡng thê. Đó là các loài Thằn lằn tai Ba Vì (Tropidophous baviensis), Ếch vạch (Chaparana delacouri). Nhóm động vật quí hiếm ở VQG Ba Vì có 66 loài, phần lớn là loài ĐVR nhỏ, hoặc trung bình. Các loài quý hiếm như Cầy vằn (Chrotogale owstoni), Cầy mực (Artictis binturong), Cầy gấm (Prionodon pardicolor); Beo lửa (Felis temmincki), Sơn Dương (Capricornis sumatraensis), Sóc bay (Petaurista petaurista)… Gà lôi trắng (Lophura nycthemera), Yểng quạ (Eurystomus orientalis), Khướu bạc má (Garrulax chinensis)… và các loài đặc hữu hẹp hiện có ở VQG Ba Vì. Theo kết quả điều tra chuyên đề của Vườn quốc gia về côn trùng, đã phát hiện được 552 loài côn trùng thuộc 364 giống, 65 họ, 14 bộ.


THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Xã Tản Lĩnh, Huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0966.173.119
ĐT: 02433.881.205 - 02433.881.082
Fax: 024.33881203
Website: vuonquocgiabavi.com.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/vuonquocgiabavi

Vườn Quốc gia Ba Vì ảnh 1
Vườn Quốc gia Ba Vì
Vườn Quốc gia Ba Vì ảnh 2
Vườn Quốc gia Ba Vì
Top 4
(có 0 lượt vote)

Vườn quốc gia Pù Mát

Vườn Quốc Gia Pù Mát nằm ở 18o46’ vĩ độ Bắc và 104o24’ độ kinh Đông thuộc tỉnh Nghệ An. Vườn Quốc Gia Pù Mát nằm trên địa giới hành chính của 3 huyện: Anh Sơn, Con Cuông, và Tương Dương, đường ranh giới phía Nam của Vườn Quốc Gia (VQG) chạy dọc theo đường biên giới Việt Lào. Vườn Quốc Gia Pù nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây là 1.800mm và nhiệt độ trung bình 23,5oC. Nằm trên dải đất miền Trung, Vườn quốc gia Pù Mát có nhiều thuận lợi trong việc phát triển du lịch: diện tích rộng lớn, tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động vật rừng, thực vật rừng mới được khám phá trong thời gian gần đây: 2.500 loài thực vật thuộc 160 họ và gần 1.000 loài động vật… Đặc biệt, một khung cảnh thiên nhiên hoang sơ như chưa hề có bàn tay của con người chạm đến: Rừng nguyên sinh thượng nguồn Khe Thơi, Khe Bu, Khe Choăng, Cao Vều… Thác Khe Kèm, suối nước Mọc, sông Giăng, rừng săng lẻ và những nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Thái, H’mông, Đan Lai – nét hoang sơ là món quà của thiên nhiên ban tặng cho VQG Pù Mát. 


Với giới khoa học, cái tên Pù Mát không có gì xa lạ bởi đây là một trong những nơi đầu tiên phát hiện loài thú quý hiếm: Sao la. Với diện tích vùng lõi rộng 94.804ha và vùng đệm rộng 86.000 ha, trải rộng trên 3 huyện Tương Dương, Con Cuông và Anh Sơn của tỉnh Nghệ An, Pù Mát chính là nơi ở của người Thái – dân tộc đã sống ở đây nhiều đời. Nét hoang sơ hùng vĩ của núi rừng Pù Mát được pha lẫn với nét văn hoá độc đáo, tinh tế của người Thái. Họ sinh sống ở hầu hết các thôn bản, trong các nhà sàn bằng gỗ với nghề trồng lúa nước. Ở những vùng đồi, họ tham gia trồng cây hoặc đốt nương làm rẫy, trồng màu hoặc các loại cây lương thực khác; chăn nuôi gia súc gia cầm; làm các sản phẩm mây tre đan và dệt vải truyền thống. Vải thổ cẩm của người Thái nổi tiếng về tính độc đáo, màu sắc sặc sỡ và bền đẹp. Giữ truyền thống lâu đời, người Thái sinh sống tập trung theo dòng họ, mỗi cộng đồng dân cư có tín ngưỡng và tập tục riêng, có những lễ hội gắn liền với các mùa bội thu và sản xuất nông nghiệp. Nhảy sạp, uống rượu cần là đặc trưng không thể trộn lẫn trong sinh hoạt thường ngày của người Thái. Chiếm số ít là dân tộc Kinh (chủ yếu sống ở thị trấn Con Cuông) và dân tộc Đan Lai. Người Đan Lai sống tập trung tại 3 bản: Cò Phạt, Bản Cồn và Bản Búng thuộc xã Môn Sơn nằm ở phía Đông Nam của Vườn quốc gia Pù Mát, họ sống và canh tác ở những nơi đất dốc, sinh sống nhờ săn bắn và hái lượm.


Đến Pù Mát du khách sẽ được chiêm ngưỡng khu rừng săng lẻ thuần loài cách khu hành chính của vườn khoảng 40km, rộng khoảng 100ha. Đây là khu rừng cổ thụ, cao khoảng 50m và toả bóng mát quanh năm, thuộc xã Tam Đình, huyện Tương Dương. Thiên nhiên ở đây thật kỳ diệu với những tán lá xanh còn đọng những giọt sương vào mỗi buổi sáng, tiếng chim hót chuyền cành khi bình minh lên. Thưởng thức sự thư giãn vào buổi sáng, du khách có thể hoà mình vào thiên nhiên dịu mát của thác Khe Kèm (hay còn gọi là thác Kèm) trong cái nắng nóng oi bức đặc trưng của miền Trung. Trên đường vào thác Kèm, ấn tượng đọng lại trong du khách về vẻ đẹp của Pù Mát là tiếng nước chảy ở đập Phà Lài (hoa của trời), ở màu đỏ như phượng vĩ trên những tán cây hai bờ sông Giăng (cách khu hành chính của vườn quốc gia khoảng 20km). Một điều kỳ lạ gần như hiếm có ở Pù Mát là trên những chiếc thuyền nhỏ rẽ sóng trên sông Giăng, du khách như được trở về với thiên nhiên đích thực, nơi con người chỉ là một phần nhỏ bé của thiên nhiên. Hai bên bờ cây cối rậm rạp, đậm vẻ hoang sơ với điểm nhấn là dãy núi đá vôi hùng vĩ, điểm xuyết những màu sắc sặc sỡ của các loài Phong lan và làn nước trong xanh dịu mát. Nếu du khách mang theo một vài loại quả, hẳn sẽ được gặp được con cháu lão Tôn không chút sợ sệt ra “nhận quà”. Chúng sẽ đu mình trên những cành cây làm nên cảnh tượng như Hoa quả sơn.

 
Từ ngã ba cầu Khe Diêm trên quốc lộ 7, đi dọc theo đường vào vùng Môn Sơn, Lục Dạ của huyện Con Cuông khoảng 3km, du khách sẽ gặp suối Mọc. Khác với những dòng suối khác, dòng nước ở đây cứ như đội lên từ lòng đất, trong veo ùn chảy làm tan biến cái nóng thiêu đốt của mùa hè. Về mùa thu, dòng suối có vẻ mát dịu hơn cùng với khí trời. Ngược lại, mùa đông, thiên nhiên ở đây lại ban tặng cho dòng suối một điều kỳ diệu: dòng nước ấm áp vô cùng trong những ngày lạnh giá.


THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Xã Chi Khê, Huyện Con Cuông, Tỉnh Nghệ An
Điện thoại/Fax: 0238.3873374
Email: pumat@nghean.gov.vn

Website:https://pumat.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/vqgpumat/?locale=vi_VN

Vườn quốc gia Pù Mát ảnh 1
Vườn quốc gia Pù Mát
Vườn quốc gia Pù Mát ảnh 2
Vườn quốc gia Pù Mát
Top 5
(có 0 lượt vote)

Vườn quốc gia Cát Bà

Vườn quốc gia Cát Bà là khu rừng đặc dụng của Việt Nam, khu dự trữ sinh quyển thế giới. Vườn quốc gia Cát Bà trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng quản lý, có trụ sơ chính đóng trên địa bàn huyện Cát Hải, Hải Phòng. Vườn Quốc gia (VQG) Cát Bà nằm trên hòn đảo lớn nhất của quần đảo, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía Đông, cách thành phố Hạ Long 25 km về phía Nam, và cách Hà Nội khoảng 150 km về phía Đông Nam. Cát Bà là cửa ngõ tiền tiêu của thành phố và là trung tâm về đa dạng sinh học, địa chất, cảnh quan thiên nhiên và cũng là trung tâm du lịch của thành phố.


Vườn Quốc Gia Cát Bà là một vườn quốc gia vô cùng độc đáo trong hệ thống các VQG của Việt Nam, là vườn quốc gia đầu tiên trong nước thành lập có đủ cả hệ sinh thái rừng và biển. Là tâm điểm của Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà và Di tích Danh thắng đặc biệt quốc gia,Vườn Quốc Gia Cát Bà là ví dụ tiêu biểu cho các hệ sinh thái biển – đảo nhiệt đới, cận nhiệt đới điển hình của Châu Á như: hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh trên đảo đá vôi, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh bãi triều, hệ sinh thái hang động, hệ sinh thái hồ nước mặn, vịnh, tùng, áng. Các hệ sinh thái này liền kề và tiếp nối nhau tạo nên cảnh quan và môi trường sống vô cùng phong phú. Vườn cũng là khu bảo tồn duy nhất của Việt Nam và Thế giới đang tồn tại các quần thể nhỏ của loài Voọc Cát Bà.


Rừng ở đây có một kiểu chính là kiểu rừng mưa nhiệt đới thường xanh, nhưng do điều kiện địa hình, đất đai và chế độ nước nên ở đây có một số kiểu rừng phụ: rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn ven đảo, rừng ngập nước ngọt trên núi. Rừng ở đây cũng có nhiều kiểu sinh thái rừng cá biệt như quần hợp Kim giao (tại khu vực gần đỉnh Ngự Lâm); đơn ưu Và nước (khu vực Ao Ếch). Thành phần thực vật có 1588 loài thực vật rừng, nhiều loại cây gỗ quý như trai lý, lát hoa, lim xẹt, dẻ hoa, kim giao, gõ trắng, chò đãi, trên thế giới chỉ có ở dãy núi Himalaya, thực vật ngập mặn 30 loài, rong biển 102 loài, thực vật phù du 400 loài.


Mặc dù không phong phú bằng các hệ động vật trong các khu rừng đặc dụng trong đất liền, nhưng quần thể động vật trên đảo Cát Bà vẫn có đến 53 loài thú với 18 họ thuộc 8 bộ; 160 loài chim với 46 họ thuộc 16 bộ; 46 loài bò sát với 16 họ thuộc 2 bộ; 21 loài lưỡng cư với 5 họ thuộc 1 bộ. Voọc cát bà (Voọc đầu vàng) là loài đặc hữu chỉ có ở Cát Bà. Giống như loài Vượn đen tuyền, riêng lông trên đầu có màu vàng trắng. Xưa kia đi thuyền ven đảo có thể thấy hàng đàn Voọc đu mình trên các vách đá. Loài này đã được đưa và sách Đỏ Việt Nam và danh lục Đỏ IUCN. Ngoài ra còn có Khỉ vàng, Chồn, Sơn Dương, Nhím, Mèo rừng, Kì đà, Trăn gấm, Rắn hổ mang…Động vật biển: Theo số liệu điều tra của Viện Hải dương học tại Hải Phòng cho biết, hiện nay có 900 loài cá, 500 loài thân mềm, 400 loài giáp xác.  Một trong những loài quý hiếm của Cát Bà là Cá heo lớn và Cá heo bé. Ngoài ra hệ động vật đáy cũng vô cùng phong phú.


THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Cát Hải, Hải Phòng

Điện thoại: (84.225) 3.688.981

Tư vấn dịch vụ du lịch:(84.225) 3.688.975; hotline: 0988809320

Email: vuonqgcatba@haiphong.gov.vn

Website: http://vuonquocgiacatba.com.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/catbanationalparkvietnam/

Vườn quốc gia Cát Bà ảnh 1
Vườn quốc gia Cát Bà
Vườn quốc gia Cát Bà ảnh 2
Vườn quốc gia Cát Bà
Top 6
(có 0 lượt vote)

Vườn quốc gia Xuân Sơn

Hiện nay, khu du lịch Xuân Sơn nằm cách trung tâm Thủ đô khoảng 120km và có diện tích tổng khoảng 33.687ha. Với con số ấn tượng này đây hiện là 12/ 15 vườn quốc gia lớn nhất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, với độ che phủ lên đến 84%, khi đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng hệ sinh thái và động thực vật đa dạng. Đối với những người yêu thích việc khám phá thiên nhiên và tìm hiểu về hệ sinh thái, chắc chắn Xuân Sơn sẽ là lựa chọn không thể bỏ qua. Sở hữu hơn 1217 loại thực vật, trong đó có 665 loại cây thuốc quý và 300 loại cây rừng khác nhau. Cùng với đó là 365 loài động vật, 46 loài thuộc sách đỏ và được bảo tồn nghiêm ngặt.


Vườn quốc gia Xuân Sơn sở hữu hệ sinh thái đa dạng. Không chỉ có thảm thực vật gồm nhiều cây xanh đầy ấn tượng, lạ mắt vườn quốc gia Xuân Sơn còn có nhiều cảnh núi cao, núi đá vôi, suối đầy thu hút và kỳ vĩ. Mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm khác biệt so với thành thị đông đúc, tấp nập. Xuân Sơn có địa hình đa dạng, nhiều cảnh đẹp và có những đặc điểm tự nhiên hoang dã (rừng, hồ, núi, thung lũng...). Địa hình này tạo sức hấp dẫn đối với khách ưa thích những nơi nhiều rừng, đồi, núi..., có địa hình và phong cảnh đa dạng, có trên 30 hang động, trong đó một số hang động có vẻ đẹp rất kỳ ảo và hấp dẫn như hang Lạng, hang Lun, hang Na, hang Thổ Thần... Xuân Sơn có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành, đặc biệt vào mùa hè là lợi thế của Vườn quốc gia Xuân Sơn trong phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng. Nằm trong thế chân kiềng của tổng thể cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ Tam Đảo - Ba Vì - Xuân Sơn. Trong trục tâm linh của truyền thuyết lịch sử Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu; Sơn Tinh - Thủy tinh; Vua Hùng, Gà chín cựa...đã tạo nên một Xuân Sơn kỹ vĩ và có nhiều lợi thế trong bảo tồn và phát triển bền vững.


THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Xã Xuân Đài - huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ
Điện thoại: 02103.609.116
Email: vuonquocgiaxuansonsnnpt@gmail.com

Website:https://vuonquocgiaxuanson.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=100057457989026

Vườn quốc gia Xuân Sơn ảnh 1
Vườn quốc gia Xuân Sơn
Vườn quốc gia Xuân Sơn ảnh 2
Vườn quốc gia Xuân Sơn
Top 7
(có 0 lượt vote)

Vườn Quốc gia Cát Tiên

Nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 160 km, Tây Cát Tiên có tổng diện tích là 71.350 heta và trải dài trên các tỉnh thành như: Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng. Hiện nay đây là một trong những vườn quốc gia quy mô lớn nhất tại Việt Nam và được UNESCO công nhận. Khi đến đây du khách không chỉ được thoải mái ngắm nhìn hệ sinh thái đa dạng, các loài động thực vật mới lạ. Đặc biệt, vườn quốc gia Cát Tiên có rất nhiều loại động vật, chim nằm trong sách đỏ và được bảo vệ nghiêm ngặt.


Đến Vườn quốc gia Cát Tiên, điều bạn muốn khám phá đầu tiên là các loài động vật hoang dã quý hiếm. Vườn được mệnh danh là “ngôi nhà của muôn thú” với 96 loài thú, 94 loài bò sát, 903 côn trùng. Hiện vườn có hơn 20 cá thể voi sinh sống. Dọc tuyến đường nội bộ, du khách có thể bắt gặp các chú voi đang đi tìm thức ăn giữa ban ngày. Vượn đen má vàng là một trong số những động vật thuộc nhóm IB - nhóm nguy cấp, quý, hiếm ở mức nguy hiểm, nằm trong sách đỏ thế giới và được bảo vệ nghiêm ngặt. Vượn đen má vàng (ảnh) sống trên những tán cây cao 30m. Con đực màu đen, túm lông ở 2 bên má màu vàng. Con cái toàn thân màu vàng, có chỏm lông màu đen ở đỉnh đầu. Chúng sống theo gia đình từ 3-5 con, gồm bố mẹ và các con. Vườn quốc gia Cát Tiên có 343 loài chim, tựa như “đất nước thu nhỏ” của loài chim rừng, chiếm hơn 40% tổng loài chim của Việt Nam.


Ngoài động vật, Vườn quốc gia Cát Tiên có hệ thực vật rất phong phú với 1.655 loài thân gỗ. Các loài gỗ quý hiếm phải kể đến như cẩm lai, gõ đỏ, căm xe, giáng hương… Trong ảnh là cây gõ đỏ cổ thụ có tuổi đời khoảng 700 năm, cao gần 40m với đường kính 2,5m rất nổi tiếng trong Vườn quốc gia Cát Tiên. Ngày 12-2-1988, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đến thăm cây gõ đỏ đại thụ này và có những lời khuyên quý giá đối với công tác bảo vệ rừng. Để kỷ niệm và nhắc nhở các thế hệ sau về trách nhiệm bảo tồn, Vườn quốc gia Cát Tiên đã đặt tên cây này là Cây gõ bác Đồng.


THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam

Điện thoại: (+84) 2513 669 228

Zalo (+84) 856 669 228

Gmail: cattienvietnam@gmail.com

Website: https://cattiennationalpark.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/cattienvietnam

Vườn Quốc gia Cát Tiên ảnh 1
Vườn Quốc gia Cát Tiên
Vườn Quốc gia Cát Tiên ảnh 2
Vườn Quốc gia Cát Tiên
Top 8
(có 0 lượt vote)

Vườn Quốc gia Phú Quốc

Vườn Quốc gia Phú Quốc là một trong những kỳ quan thiên nhiên của mảnh đất này, là khu vực có nguồn tài nguyên rừng và biển rất phong phú, đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân địa phương.Đây là một phần của Khu Dự trữ Sinh quyền Kiên Giang và là một địa điểm được UNESCO công nhậnVườn Quốc gia Phú Quốc là một trong những kỳ quan thiên nhiên của nơi này, là khu vực có nguồn tài nguyên rừng và biển rất phong phú, đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân địa phương.Đây là một phần của Khu Dự trữ Sinh quyền Kiên Giang và là một địa điểm được UNESCO công nhận.


Nằm ở phía Đông Bắc đảo Phú Quốc và ranh giới phía Bắc và phía Đông với bờ biển, Vườn quốc gia Phú Quốc có diện tích 31.422 ha, chiếm 70% diện tích của đảo Phú Quốc , được coi như một công trình quý giá của thịnh vượng của vẻ đẹp tự nhiên. Vườn Quốc Gia có địa hình đồi núi, tuy không dốc đặc biệt với đỉnh cao nhất là Núi Chúa, cao 603 m. Được thoát nước bởi rất nhiều suối, chủ yếu theo mùa, con sông lớn duy nhất trên đảo là sông Rạch Cửa Cạn, chảy phần phía nam của vườn quốc gia và đổ ra biển ở bờ biển phía tây của đảo. Với hơn 27.000 ha rừng, bao gồm 6.000 ha đất đệm và 20.000 ha diện tích đại dương xung quanh, Vườn quốc gia Phú Quốc có hệ sinh thái phong phú do sự đồng sinh của các loài Malaysia, Miến Điện và Himalaya


Về hệ thực vật, Vườn Quốc gia Phú Quốc là môi trường lý tưởng cho hơn 470 loài thực vật và một số loại rạn san hô ngoài khơi. Đảo Phú Quốc là khu rừng thường xanh đất thấp và vườn quốc gia có 12.794 ha rừng, tương đương 86% tổng diện tích. Đến nay, đã có 929 loài thực vật được ghi nhận trên đảo Phú Quốc. Ở một số khu vực có độ cao thấp hơn, vườn quốc gia có dạng cây tràm đặc biệt - một loại cây lá thường xanh, xếp xen kẽ, có màu xanh đậm và xanh xám.


Về hệ động vật, danh sách 43 loài thú thuộc 18 họ và 6 bộ đã được tổng hợp tại đây. Trong số các loài đã được ghi nhận này, có 6 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2000), 6 loài trong Danh lục đỏ IUCN năm 2005 và 11 loài trong Nghị định 32/2006 / NĐ-CP của Chính phủ. Voọc bạc, cu li chậm, cu li lùn, khỉ ăn cua, khỉ đuôi dài, rái cá vuốt nhỏ và dơi ăn quả là những loài cần được bảo tồn nhiều nhất. Bên cạnh đó, do các rạn san hô cực kỳ phong phú ở phía nam của đảo, có 125 loài cá, 132 loài nhuyễn thể và 62 loài rong biển. Điều thú vị là Phú Quốc cũng là một trong hai nơi ở Việt Nam có thể tìm thấy Bò biển, một loài sinh vật biển đang trên bờ vực tuyệt chủng.


THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ trụ sở chính: Ấp Xóm Mới, xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

Điện thoại: 02973. 846344

Email: vqgpq@kiengiang.gov.vn - vqgphuquoc@gmail.com

Website:https://vqgpq.kiengiang.gov.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/PhuQuocNationalParkk/

Vườn Quốc gia Phú Quốc ảnh 1
Vườn Quốc gia Phú Quốc
Vườn Quốc gia Phú Quốc ảnh 2
Vườn Quốc gia Phú Quốc
Trên đây alltop.vn vừa giới thiệu đến bạn những vườn quốc gia nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Hi vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .