Phân tích tác phẩm hay nhất

10 bài viết
1/1 trang

Top 10 Bài văn phân tích tình huống truyện độc đáo trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân

Sự hấp dẫn của truyện ngắn là nghệ thuật xây dựng được tình huống lạ, độc đáo, bất ngờ. Nếu coi tình huống là một sự kiện có ý nghĩa bộc lộ mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, đôi khi tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm trong cuộc đời con người thì Tràng – nhân vật chính trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân là một nhân vật như thế. Nhà văn đã dựng lại tình cảnh thê thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám qua tình huống nhân vật Tràng “nhặt” được một người đàn bà đói khát ngoài đường về làm vợ. Sự hấp dẫn và làm xúc động lòng người của thiên truyện chính là tình huống lạ, độc đáo đó. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích tình huống độc đáo trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân đã được Alltop tổng hợp trong bài viết dưới đây.

0
4
0

Top 10 Bài văn phân tích nhân vật anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long

Lặng Lẽ Sa Pa là một truyện ngắn vô cùng nhẹ nhàng, giàu chất thơ và tác giả đã xây dựng được hình tượng nhân vật đẹp. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được viết vào năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả Nguyễn Thành Long, có thể coi đây là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách của ông. Truyện ngắn với những nhân vật không tên đặc biệt tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên trẻ cán bộ khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Tác giả muốn giới thiệu với bạn đọc một nhân vật điển hình trong công cuộc lao động và xây dựng đất nước ở miền Bắc trên vùng cao khuất nẻo này. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích nhân vật anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long mà Alltop đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

0
12
0

Top 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân hay nhất

"Vợ nhặt" là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập "Con chó xấu xí". Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (năm 1954), ông dựa vào một phần truyện cũ để viết truyện ngắn này. Truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà còn thể hiện được bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ: ngay trên bờ vực của chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích tác phẩm mà Alltop đã tổng hợp trong bài viết sau.

0
139
0

Top 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Tràng giang" của Huy Cận hay nhất

Huy Cận là gương mặt tiêu biểu của thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lý. Bài thơ "Tràng giang" được viết vào mùa thu năm 1939 với cảm hứng sáng tác từ hình ảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, bốn bề bao la vắng lặng. Bạn đọc sẽ thấy ở đó một nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha. Mời các bạn đọc tham khảo một số bài văn phân tích bài thơ "Tràng giang" của nhà thơ Huy Cận mà Alltop đã tổng hợp trong bài viết sau để cảm nhận rõ hơn điều này.

0
42
0

Top 10 Bài văn phân tích nhân vật Huấn Cao trong "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, người nghệ sỹ suốt đời đi tìm cái đẹp. Với kho kiến thức uyên bác và phong cách độc đáo, ông đã đưa thể loại truyện ngắn và tùy bút ở Việt Nam lên một nấc thang mới. Một trong những sáng tác tiêu biểu của nguyễn Tuân là tác phẩm “Chữ người tử tù”. Đây được xem là tác phẩm thành công nhất của tập "Vang bóng một thời”. Trong đó nổi bật lên hình tượng nhân vật Huấn Cao, một con người có đủ tài hoa khí phách và thiên lương. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích nhân vật Huấn Cao trong "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân đã được Alltop tổng hợp trong bài viết dưới đây.

0
37
0

Top 10 Bài văn phân tích bài thơ "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến hay nhất

Nguyễn Khuyến (1835-1909) là người có tài năng, cốt cách thanh cao, yêu nước thương dân đồng thời cũng là một nhà thơ nôm xuất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, nhà thơ lớn của nền văn học trung đại. "Thu điếu" (Câu cá mùa thu) nằm trong chùm 3 bài thơ thu của Nguyễn Khuyến được sáng tác khi tác giả ở ẩn tại quê nhà. Bài thơ là bức tranh cảnh sắc mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước cùng tâm trạng đau xót của tác giả trước thời thế. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích bài thơ "Thu điếu" mà Alltop tổng hợp dưới bài viết sau đây để thấy rõ hơn vẻ đẹp của thi phẩm này.

0
22
0

Top 10 Bài văn phân tích bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh hay nhất

Bài thơ "Quê hương" được sáng tác năm 1939 khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương tha thiết. Tác giả đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển với những con người lao động khỏe khoắn, tràn đầy sức sống bằng giọng thơ gợi cảm, hào hùng, hình ảnh phong phú và ý nghĩa. Mời các bạn đọc tham khảo một số bài văn phân tích bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh mà Alltop tổng hợp trong bài viết sau để cảm nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm này.

0
39
0

Khách quan, đầy đủ, chính xác

Là top 3 tiêu chí mà Alltop.vn luôn luôn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích nhất cho cộng đồng