Top 6 Bài soạn "Bạch tuộc" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) hay nhất

6283

"Bạch tuộc" trích tiểu thuyết "Hai vạn dặm dưới đáy biển" của tác giả Giuyn Véc-nơ. Đoạn trích "Bạch tuộc" kể lại sự kiện tàu No-ti-lớt gặp và chiến đấu với những con quái vật...xem thêm ...

Top 0
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Bạch tuộc" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 1

* Trả lời câu hỏi giữa bài: 

Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Theo em, đoạn trích sẽ là cuộc chạm trán giữa tàu ngầm No-ti-lớt với bạch tuộc khổng lồ trên biển.


Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Lời kể của nhân vật tôi nhằm dự đoán về một điều không lành sắp xảy ra và cung cấp thêm thông tin chính xác về dự đoán đó.


Câu 3 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Các số từ trong phần này:

- sâu hai, ba ngàn mét

- Khoảng 11 giờ trưa

- một con vật gì đó rất đáng sợ

- sáu mét

- hai hàm

-…

Câu 4 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Qua miêu tả của nhân vật tôi, đó là một con quái vật, một con bạch tuộc khổng lồ dài chừng tám mét. Mắt nó màu xám, nhìn thẳng không động đậy. Tám chân mọc ra từ đầu dài gấp đôi thân và luôn luôn uốn cong. Hai trăm rưỡi cái giác ở phía trong vòi. Hai hàm răng giống cái mỏ vẹt bằng sừng, luôn luôn mở ra, khép lại. Lưỡi nó cũng bằng chất sừng, hàm răng nhọn, rung lên bần bật mỗi khi thò ra khỏi mồm. Thân nó hình thoi phình ở giữa, là một khối thịt nặng chừng hai mươi, hai mươi lăm tán. Màu sắc của nó thay đổi rất nhanh từ xám sang màu nâu đỏ.


Câu 5 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Tàu đứng yên, không nhúc nhích, chân vịt không quay nữa ở chỗ nước trong. Họ đang chuẩn bị cho một cuộc giao chiến với con bạch tuộc khổng lồ.


Câu 6 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- “giáp chiến” có thể hiểu là đánh nhau ở khoảng cách gần. 


Câu 7 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Nê-mô nói: “Vâng, thưa nhà tự nhiên học, giờ đây chúng ta sắp giáp chiến với chúng.”

- Giáo sư A-rôn-nác hoang mang nhìn Nê-mô, không hiểu ý ông ta.

- Nê-mô bình tĩnh giải thích tình hình cho mọi người.

- Mọi người cùng góp sức cho công cuộc tiêu diệt bạch tuộc khổng lồ.


Câu 8 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Kết thúc: lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị thương, cuối cùng phải bỏ chiến trường và lẩn xuống biển sâu.


Câu 9 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Mắt Nê-mô ứa lệ, nhìn xuống biển vì dù đã chiến thắng lũ quỷ biển nhưng một người đồng hương xấu số của ông đã bị con quái vật nuốt mất. Trước sự hy sinh của người đồng hương đã khiến Nê-mô cảm thấy buồn.


* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

Câu 1 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện thuyền No-ti-lác gặp phải bạch tuộc khổng lồ và giao chiến với chúng.

- Theo em, tình huống truyện hấp dẫn nhất được mô tả trong văn bản là tình huống gặp phải con bạch tuộc khổng lồ.


Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Một số chi tiết trong văn bản cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc:

- Đó là một con bạch tuộc dài chừng tám mét.

- Tám cánh tay, hay đúng hơn là tám cái chân mọc ra từ đầu dài gấp đôi thân và luôn uốn cong.

- hai trăm rưỡi cái giác ở phía trong vòi.

- Hai hàm răng bạch tuộc giống cái mỏ vẹt bằng sừng, luôn luôn mở ra, khép lại.

- Lưỡi cũng bằng chất sừng, hàm răng nhọn.

- Màu sắc nó thay đổi rất nhanh từ màu xám chì sang màu nâu đỏ.


Câu 3 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Những chi tiết trong đoạn trích Bạch tuộc cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu của khoa học:

- “Dù có vấp phải cái gì, ta cũng không ngại vì tàu đang đỗ ở chỗ nước trong.”

- Chân vịt ngừng quay. Tôi đoán rằng hàm răng bằng sừng của một con bạch tuộc đã mắc vào cánh chân vịt làm tàu không chạy được nữa.

- “Cho tàu nổi lên mặt nước rồi tiêu diệt sạch lũ quỷ này.”

- Những viên đạn có điện khi xuyên vào thân bạch tuộc mềm không thể nổ được vì không gặp đủ sức cản. Nhưng ta sẽ tấn công bằng rìu.


Câu 4 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội được thể hiện trong văn bản:

- Qua cuộc hội thoại giữa Nê-mô và nhóm người giáo sư A-rô-nác.

- Sự nhiệt tình giúp đỡ của Nét

- Hai mươi người cầm rìu sẵn sàng chiến đấu.

- Khi người thủy thủy bị vòi của bạch tuộc quấn lấy, Nê-mô đã tiến lên và chặt đứt cái vòi.

- Nét bị đánh trúng, giáo sư A-rô-nác lao tới cứu Nét.

- “Tôi có bổn phận trả ơn ông!” – Nê-mô bảo Nét.

- Mọi người buồn vì có một vài người xấu số đã bị con bạch tuộc nuốt.


Câu 5 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Nhân vật để lại trong em nhiều ấn tượng nhất là nhân vật thuyền trưởng Nê-mô. Đó là một người tuy lạnh lùng nhưng hiệp nghĩa và rõ ràng. Ngay khi xác định rõ tình hình, ông báo với nhóm người giáo sư A-rô-nắc để chuẩn bị chiến đấu với con quái vật. Khi chiến đấu với nó, hình ảnh ông hiện lên là một người quả cảm, gạn dạ, luôn giúp đỡ đồng đội và dứt khoát chiến đấu sống chết với con quái vật. Dù vậy, ông vẫn là một người giàu tình thương thể hiện qua chi tiết ông khóc khi một người đồng hương bị hy sinh vì con quái vật. 


Câu 6 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Câu chuyện trên đã để lại cho em một bài học sâu sắc khi gặp khó khăn, thử thách nguy hiểm trong cuộc sống. Đó là bài học về sự quan sát, đánh giá mức độ của khó khăn, thử thách. Sau đó, từ những gì quan sát được đưa ra được cách giải quyết hợp lí, rõ ràng. Đặc biệt, khi gặp tình huống khó khăn hay thử thách nguy hiểm cùng nhiều người, chúng ta phải đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn, thử thách đó. Đây là một bài học quý giá, giúp em có thể vượt qua được những thử thách nguy hiểm, khó khăn trong cuộc sống.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bạch tuộc" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 2

I. Tác giả

- Giuyn Véc-nơ (1828- 1905), Pháp.

- Người đi tiên phong trong thể loại văn học Khoa học viễn tưởng và được coi là một trong những "cha đẻ" của thể loại này.

- Ông là người có tác phẩm được dịch nhiều thứ ba trên thế giới, những tác phẩm của ông cũng được chuyển thể thành phim nhiều lần.


II. Tác phẩm Bạch tuộc

  • Thể loại: Truyện khoa học viễn tưởng.
  • Xuất xứ: Trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển.
  • Phương thức biểu đạt: Tự sự
  • Tóm tắt tác phẩm Bạch tuộc

Đoạn trích kể về cuộc chiến đấu mãnh mẽ dũng cảm giữa giáo sư A- rôn- nác và những người đồng hành trên con tàu No -ti -lớt và lũ quái vật “bạch tuộc”.

  • Bố cục tác phẩm Bạch tuộc

3 phần:

- Phần 1: Từ đầu .... đến "Đèn trên trần bật sáng".

- Phần 2: Còn lại.

  • Giá trị nội dung tác phẩm Bạch tuộc

- Văn bản kể về cuộc chiến đấu dũng cảm của đoàn thủy thủ trên tàu No-ti-lớt với quái vật của biển cả - những con bạch tuộc khổng lồ, hung dữ.

→→ Qua đó, độc giả thấy được lòng dũng cảm, kiên cường, trách nhiệm, tinh yêu thương và tinh thần đồng đội của những người thủy thủ.

  • Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bạch tuộc

- Ngôi kể thứ nhất làm câu chuyện chân thực, bộc lộ cảm xúc của người kể chuyện.

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, thú vị.

- Từ ngữ giàu gợi hình gợi cảm.

- Sử dụng nhiều từ ngữ bộc lộ cảm xúc, những câu cảm thán.


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bạch tuộc

  • Tình huống truyện

- Hoàn cảnh: Đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện chiến đấu của những người trên tàu ngầm No-ti-lớt với những con bạch tuộc.

- Tình huống hấp dẫn nhất được mô tả trong văn bản là tình huống Nét Len bị một con bạch tuộc quật ngã, trong gang tấc anh đã được Nê-mô giải cứu.

  • Con quái vật Bạch tuộc

- Hoàn cảnh xuất hiện: Tàu No-ti-lớt lặn xuống biển, cách mặt biển một ngàn năm trăm mét.

- Cuộc nói chuyện của Nét với Giáo sư A-rôn-nác về những con bạch tuộc.

→→ Qua cuộc nói chuyện giữa Nét và Giáo sư A-rôn-nác, độc giả có những hình dung ban đầu về con bạch tuộc. Đó là một con vật to lớn, khổng lồ, rất đáng sợ, bí ẩn dưới đại dương.

- Con bạch tuộc khổng lồ xuất hiện:

+ Con bạch tuộc dài chừng tám mét.

+ Nó bơi lùi rất nhanh.

+ Mát nó màu xanh xám, nhìn thẳng không động đậy.

+ Tám chân từ đầu mọc ra, dài gấp đôi thân và luôn luôn uốn cong.

+ Có hai trăm rưỡi cái giác ở trong vòi.

+ Hàm răng giống cái mỏ vẹt bằng sừng, luôn luôn mở ra, khép lại.

+ Lưỡi nó cũng bằng chất sừng, hàm răng nhọn, rung lên bần bật mỗi khi thò ra khỏi mồm.

+ Thân hình thoi.

+ Nặng chừng hai mươi, hai lăm tấn.

+ Màu sắc thay đổi từ xám chỉ sang nâu đỏ.

+ Vòi bạch tuộc có khả năng mọc lại.

→→ Con bạch tuộc được miêu tả rất cụ thể, chi tiết, rõ ràng. Đây là một con vật rất to lớn, như một con quái vật dưới biển sâu. Trong miêu tả của tác giả, có những chi tiết giống với đặc điểm thực tế của loài bạch tuộc, có những chi tiết mang tính tưởng tượng. Khi tác phẩm ra đời, chỉ một số người đi biển mới từng gặp bạch tuộc. Bằng trí tưởng tượng rất phong phú, tác giả đã giúp độc giả hình dung được một loài vật đáng sợ.

  • Tinh thần đoàn kết, đồng đội của mọi người

- Mọi người dùng rìu và dao nhọn để chiến đấu với bạch tuộc.

- Khi một thủy thủ bị bạch tuộc quấn, mọi người đã lao vào chặt các vòi của nó.

- Nê-mô cứu thoát Nét Len trong gang tấc. Giáo sư A-rôn-nác cũng lao vào cứu Nét Len.

- Nê-mô ứa lệ khi thủy thủ bị bạch tuộc quấn mãi mãi ở dưới lòng đại dương.


Chuẩn bị

Câu 1 trang 60 SGK Ngữ văn 7 Tập 1

Trả lời:

Tác giả viết về cuộc chiến giữa những người trên tàu No-ti-lớt và bạch tuộc dưới đáy đại dương


Câu 2 trang 60 SGK Ngữ văn 7 Tập 1

Trả lời:

Yếu tố của văn bản cho biết tính chất tưởng tượng về một tương lai rất xa so với thời điểm tác phẩm ra đời là con tàu No-ti-lớt có khả năng lặn sâu tới đáy biển và những tiện nghi có trong con tàu.


Câu 3 trang 60 SGK Ngữ văn 7 Tập 1

Trả lời:

Yếu tố cho thấy người viết có những hiểu biết và dựa vào thành tựu của khoa học, không có các yếu tố thần kì, siêu nhiên như truyện truyền thuyết, cổ tích là những dẫn chứng có thật trong thực tế và căn cứ logic về cách mà con tàu hoạt động cùng các thiết bị có trên tàu.


Câu 4 trang 60 SGK Ngữ văn 7 Tập 1

Trả lời:

- Giuyn Véc-nơ (8/2/1828 - 24/3/1905), là nhà văn người Pháp nổi tiếng.

- Phong cách sáng tác: đi tiên phong trong thể loại văn học Khoa học viễn tưởng và được coi là một trong những “Cha đẻ” của thể loại này

- Tác phẩm tiêu biểu: Hành trình vào tâm Trái Đất (1864), Hai vạn dặm dưới biển (1870), Vòng quanh thế giới trong 80 ngày (1873)


Đọc hiểu

Câu 1 trang 61 SGK Ngữ văn 7 Tập 1

Trả lời:

Từ nhan đề Bạch tuộc, em dự đoán nội dung chính của văn bản viết về loài bạch tuộc sống dưới biển


Câu 2 trang 61 SGK Ngữ văn 7 Tập 1

Trả lời:

Lời kể của nhân vật “tôi” ở đây có tác dụng kể lại sự kiện từng diễn ra tại quần đảo Lu-cai


Câu 3 trang 62 SGK Ngữ văn 7 Tập 1

Trả lời:

Con tàu bỗng dừng lại, toàn thân rung lên, đứng yên không nhúc nhích, chân vịt không quay nữa


Câu 4 trang 62 SGK Ngữ văn 7 Tập 1

Trả lời:

Giáp chiến nghĩa là tiến gần đến để giao tranh.


Câu 5 trang 64 SGK Ngữ văn 7 Tập 1

Trả lời:

Cuộc giáp chiến kết thúc khi lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị chết, phần bị thương lặn xuống biển sâu


Câu 6 trang 64 SGK Ngữ văn 7 Tập 1

Trả lời:

Mắt Nê-mô ứa lệ vì ông vừa mất một người đồng hương của mình trong trận chiến với lũ quái vật bạch tuộc


CH cuối bài

Câu 1 trang 64 SGK Ngữ văn 7 Tập 1

Trả lời:

- Đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện tàu No-ti-lớt gặp và chiến đấu với những con quái vật bạch tuộc khổng lồ ở quần đảo Lu-cai.

- Theo em, tình huống hấp dẫn nhất được mô tả trong văn bản là tình huống giáp chiến của thủy thủ tàu No-ti-lớt với những con quái vật bạch tuộc


Câu 2 trang 64 SGK Ngữ văn 7 Tập 1

Trả lời:

Một số chi tiết trong văn bản cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc:

- Bạch tuộc dài tám mét, mắt màu xanh xám nhìn thẳng không động đậy với tám chân mọc dài gấp đôi thân và luôn uốn cong.

- Hai hàm răng bạch tuộc cứng cáp, giống cái mỏ vẹt bằng sừng, nhọn và rung lên bần bật mỗi khi thò ra khỏi mồm.

- Thân hình đồ sộ nặng hai mươi, hai lăm tấn, màu sắc thay đổi từ xám chỉ sang nâu đỏ.

→ Có thể thấy, đây là một con bạch tuộc khổng lồ với các bộ phận đáng sợ, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người trên tàu cũng như các sinh vật khác dưới đáy đại dương


Câu 3 trang 64 SGK Ngữ văn 7 Tập 1

Trả lời:

Những chi tiết trong đoạn trích Bạch tuộc cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu của khoa học:

- Tác giả đưa ra những miêu tả về thiên nhiên như: từ đáy biển nổi lên những mỏm đá lớn dựng đứng, phủ đầy những loài tảo khổng lồ.

- Kể ra một số thiết bị trên tàu với đặc điểm và chức năng phù hợp logic, là thành tựu của các môn khoa học như: các loại súng bắn, tàu chạy bằng chân vịt, khả năng lặn sâu và chiến đấu của con tàu,...


Câu 4 trang 64 SGK Ngữ văn 7 Tập 1

Trả lời:

Lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội được thể hiện qua việc mọi người cùng nhau dùng vũ khí chiến đấu với con quái vật, không ai nề hà run sợ hay lùi bước. Tình yêu thương còn thể hiện qua thái độ nuối tiếc, xót thương khi có người bị mất tích sau cuộc chiến khốc liệt.


Câu 5 trang 64 SGK Ngữ văn 7 Tập 1

Trả lời:

Nhân vật mà em ấn tượng nhất trong văn bản là thuyền trưởng Nemo. Trong tưởng tượng của em, Nemo là một người đàn ông cao lớn, khỏe mạnh với vầng trán cao và ánh mắt sáng. Ông đã điều khiển cả con tàu, yêu thương gắn bó từng con người và bộ phận của chiếc tàu kỳ diệu đã giúp họ khám phá vô số những bí mật dưới đáy đại dương.


Câu 6 trang 64 SGK Ngữ văn 7 Tập 1

Trả lời:

Câu chuyện tiếp thêm dũng khí, dạy em bài học về lòng dũng cảm, kiên cường và tinh thần đồng đội khi gặp những tình huống khó khăn thử thách trong cuộc sống. Chỉ cần kiên trì và đoàn kết cùng chiến đấu, chúng ta sẽ có sức mạnh phi thường để vượt qua hoạn nạn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bạch tuộc" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 3

Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 60 Sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Xem lại khái niệm truyện khoa học viễn tưởng trong phân Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc truyện khoa học viễn tưởng, các em cần chú ý:

+Tác giả viết về ai, về sự kiện (đề tài) gì?

+ Những yếu tố nào của văn bản cho biết tính chất tưởng tượng về một tương lai rất xa so với thời điểm tác phẩm ra đời?

+ Những yếu tố nào cho thấy người viết có những hiểu biết và dựa vào thành tựu của khoa học, không có các yếu tố thần kì, siêu nhiên như truyền truyền thuyết, cổ tích?

- Đọc trước đoạn trích Bạch thuộc và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Giuy Véc-nơ, một trong những người được coi là “cha đẻ” của thể loại truyện khoa học viễn tưởng.

- Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển của Véc-nơ ra đời năm 1870. Khi đó, tàu ngầm mới đang được thử nghiệm ở mức độ sơ khai, bạch tuộc cũng chỉ mới được một số người đi biển bắt gặp. Nội dung sau đây tóm tắt bối cảnh của đoạn trích:

Giáo sư A-rôn-nác cùng anh bạn giúp việc vui tính Công-xây (Conseil) là những người say mê khám phá sinh vật biển. Họ đã quyết định khám phá bí mật của quái vật biển. Được sự giúp đỡ của anh chàng thợ săn cá voi siêu hạng Nét Len (Ned Land), họ đã sẵn sàng cho một cuộc đi săn mà không biết có bao điều nguy hiểm đang chờ đợi mình ở phía trước. Rồi bất ngờ, ba người bị bắt làm tù binh trên chiếc tàu của thuyền trưởng Nê-mô. Bất đắc dĩ, họ phải tham gia chuyển hành trình trên biển dài ngày. Một thế giới kì thủ của đại dương đã hiện ra cùng cuộc phiêu lưu của đoàn thám hiểm và thuyền trưởng Nê-mô: tham gia chuyến đi săn dưới đáy biển, thoát khỏi cá mập nguy hiểm, chạy trốn những người thổ dân, khai thác kim cương dưới đáy biển, khám phá nhiều vùng đất mới và cuối cùng là mắc kẹt trong núi băng ở Bắc Cực,... Chiến đấu với những con bạch tuộc khổng lồ là một trong những cuộc phiêu lưu đó.

Trả lời:

- Tác giả viết về cuộc chiến giữa những người trên tàu No – ti - lớt và bạch tuộc dưới đáy đại dương.

- Tính chất tưởng tượng về một tương lai rất xa so với thời điểm tác phẩm ra đời: đó là con tàu No – ti - lớt có khả năng lặn sâu tới tận đáy biển và những tiện nghi có trong con tàu.

- Những yếu tố cho thấy sự hiểu biết của người viết: đó là những dẫn chứng có thật trong thực tế và căn cứ logic về cách mà con tàu hoạt động cùng các thiết bị có trên tàu.


Đọc hiểu

* Nội dung chính Bạch tuộc: Tác phẩm viết về trận chiến quyết liệt của đoàn thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ.


* Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Từ nhan đề Bạch tuộc, em hãy dự đoán nội dung chính của văn bản.

Trả lời:

- Nội dung chính có thể là con người lần đầu tiên được gặp những con bạch tuộc.


Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Lời kể của nhân vật “tôi" ở đây có tác dụng gì?

Trả lời:

- Lời kể của nhân vật “tôi” có tác dụng: kể lại sự việc diễn ra ở quần đảo Lu – cai.


Câu 3 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý các số từ trong phần này.

Trả lời:

- Các số từ: sáu mét, tám vòi, một bầy rắn, hai hàm -> miêu tả chi tiết, tỉ mỉ.


Câu 4 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hình dung con Bạch tuộc qua miêu tả của nhân vật tôi.

Trả lời:

- Đó là một con bạch tuộc dài tám mét, bơi lùi rất nhanh, tám chân mọc từ đầu ra dài gấp đôi thân luôn luôn uốn cong, , hai trăm rưỡi cái giác, hai hàm răng giống như cái mỏ vẹt sừng,… Tác giả miêu tả rất chi tiết con bạch tuộc.


Câu 5 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chuyện gì xảy ra với con tàu?

Trả lời:

- Con tàu bỗng dừng lại, toàn thân tàu rung lên, đứng yên không nhúc nhích, chân vịt không quay nữa.


Câu 6 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm hiểu nghĩa của từ “giáp chiến”.

Trả lời:

- Từ “giáp chiến” nghĩa là: tiến gần đến để giao tranh.


Câu 7 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý hành động của các nhân vật

Trả lời:

Các thủy thủ sẵn sang vào tư thế chiến đấu mỗi người một việc để đánh lại con quái vật bạch tuộc.


Câu 8 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Cuộc giáp chiến kết thúc thế nào?

Trả lời:

- Cuộc giáp chiến kết thúc khi lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị chết, phần bị thương lặn xuống biển sâu.


Câu 9 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tại sao mắt Nê-mô ứa lệ?

Trả lời:

- Mắt Nê – mô ứa lệ vì ông vừa mất một người đồng hương của mình trong trận chiến với quái vật bạch tuộc.


* Trả lời câu hỏi cuối bài 

Câu 1 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện gì? Theo em, tình huống hấp dẫn nhất được mô tả trong văn bản là tình huống nào?

Trả lời:

- Đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện tàu No – ti - lớt chiến đấu với con quái vật bạch tuộc khổng lồ ở quần đảo Lu – cai.

- Tình huống hấp dẫn nhất được miêu tả trong văn bản là tình huống giáp chiến của thủy thủ tàu No-ti-ớt với con quái vật bạch tuộc.


Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu ra một số chi tiết trong văn bản cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc.

Trả lời:

- Một số chi tiết cho thấy tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc: “Bạch tuộc dài tám mét, mắt màu xanh xám nhìn thẳng không động đậy với tám chân mọc dài gấpđôi thân và luôn uốn cong.” “Hai hàm răng bạch tuộc cứng cáp, giống cái mỏ vẹt bằng sừng, nhọn và rung lên bần bật mỗi khi thò ra khỏi mồm.” “Thân hình đồ sộ nặng hai mươi, hai lăm tấn, màu sắc thay đổi từ xám chỉ sang nâu đỏ”.


Câu 3 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Những chi tiết nào trong đoạn trích Bạch tuộc cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu của khoa học?

Trả lời:

- Chi tiết trong đoạn trích cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu khoa học: “Từ đáy biển nổi lên những mỏm đá lớn dựng đứng, phủ đầy những loài tảo khổng lồ.” “Các loại súng bắn, tàu chạy bằng chân vịt, khả năng lặn sâu và chiến đấu của con tàu,...”


Câu 4 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội được thể hiện trong văn bản như thế nào?

Trả lời:

- Lòng dũng cảm thể hiện qua việc mọi người cùng nhau dùng vũ khí chiến đấu với con quái vật, không ai nề hà run sợ hay lùi bước.

- Tình yêu thương và tinh thần đồng đội thể hiện qua thái độ nuối tiếc, xót thương khi có người bị mất tích sau cuộc chiến khốc liệt.


Câu 5 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nhân vật nào trong văn bản Bạch tuộc để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? Hãy miêu tả (khoảng 4 – 5 dòng) hoặc vẽ trên giấy chân dung nhân vật này.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

- Nhân vật em ấn tượng nhất trong đoạn trích là Nê – mô. Ông là người thuyền trưởng dũng mãnh, giàu tình cảm, ông quan tâm đến từng thành viên trên thuyền và đau lòng khi thấy một người đồng hương của mình vừa bị biển cả nuốt mất. Ông cũng rất thông minh khi chân vịt ngừng quay đã phán đoán rằng sừng của bạch tuộc đang mắc vào tàu, cả đoàn phải sẵn sang chuẩn bị cho một trận giáp chiến với bạch tuộc.


Câu 6 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học gì khi gặp những tình huống khó khăn và thử thách nguy hiểm trong cuộc sống?

Trả lời:

Bài học em rút ra sau khi học xong tác phẩm này đó là phải luôn dũng cảm đối mặt với những khó khăn nguy hiểm trước mắt. Và trong cuộc sống tinh thần đồng đội cũng hết sức quan trọng, chúng ta cần luôn đoàn kết với mọi người để tạo nên sức mạnh cộng đồng.


Chuẩn bị 1

Câu 1 (trang 60, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tác giả viết về ai, về sự kiện (đề tài) gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, xác định lời kể của nhân vật, sự kiện chính được nhắc đến

Lời giải chi tiết:

Tác giả viết về cuộc chiến giữa những người trên tàu No-ti-lớt và bạch tuộc dưới đáy đại dương


Câu 2 (trang 60, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Những yếu tố nào của văn bản cho biết tính chất tưởng tượng về một tương lai rất xa so với thời điểm tác phẩm ra đời?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản và tìm những chi tiết không có thật trong thời điểm tác phẩm ra đời.

Lời giải chi tiết:

Yếu tố của văn bản cho biết tính chất tưởng tượng về một tương lai rất xa so với thời điểm tác phẩm ra đời là con tàu No-ti-lớt có khả năng lặn sâu tới đáy biển và những tiện nghi có trong con tàu.


Câu 3 (trang 60, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Những yếu tố nào cho thấy người viết có những hiểu biết và dựa vào thành tựu của khoa học, không có các yếu tố thần kì, siêu nhiên như truyện truyền thuyết, cổ tích?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để tìm ra các chi tiết cho thấy hiểu biết của người viết

Lời giải chi tiết:

Yếu tố cho thấy người viết có những hiểu biết và dựa vào thành tựu của khoa học, không có các yếu tố thần kì, siêu nhiên như truyện truyền thuyết, cổ tích là những dẫn chứng có thật trong thực tế và căn cứ logic về cách mà con tàu hoạt động cùng các thiết bị có trên tàu.


Câu 4 (trang 60, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Đọc trước văn bản Bạch tuộc và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Giuyn Véc-nơ, một trong những người được coi là “cha đẻ” của thể loại truyện khoa học viễn tưởng.

Phương pháp giải:

Tham khảo sách báo, internet

Lời giải chi tiết:

- Giuyn Véc-nơ (8/2/1828 - 24/3/1905), là nhà văn người Pháp nổi tiếng.

- Phong cách sáng tác: đi tiên phong trong thể loại văn học Khoa học viễn tưởng và được coi là một trong những “Cha đẻ” của thể loại này

- Tác phẩm tiêu biểu: Hành trình vào tâm Trái Đất (1864), Hai vạn dặm dưới biển (1870), Vòng quanh thế giới trong 80 ngày (1873)


Câu 1 (trang 61, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Từ nhan đề Bạch tuộc, em hãy dự đoán nội dung chính của văn bản

Phương pháp giải:

Đọc nhan đề và dự đoán nội dung chính

Lời giải chi tiết:

Từ nhan đề Bạch tuộc, em dự đoán nội dung chính của văn bản viết về loài bạch tuộc sống dưới biển


Câu 2 (trang 61, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Lời kể của nhân vật “tôi” ở đây có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản từ đầu đến “… biến mất

Lời giải chi tiết:

Lời kể của nhân vật “tôi” ở đây có tác dụng kể lại sự kiện từng diễn ra tại quần đảo Lu-cai


Câu 3 (trang 62, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Chuyện gì xảy ra với con tàu?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích từ “Tàu No-ti-lớt bỗng dừng lại…Đèn trần bật sáng

Lời giải chi tiết:

Con tàu bỗng dừng lại, toàn thân rung lên, đứng yên không nhúc nhích, chân vịt không quay nữa


Câu 4 (trang 62, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tìm hiểu nghĩa của từ “giáp chiến”

Phương pháp giải:

Giải nghĩa từ “giáp chiến”

Lời giải chi tiết:

Giáp chiến nghĩa là tiến gần đến để giao tranh.


Câu 5 (trang 64, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Cuộc giáp chiến kết thúc thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn từ “Cuộc chiến đấu kéo dài mười lăm phút…ứa lệ

Lời giải chi tiết:

Cuộc giáp chiến kết thúc khi lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị chết, phần bị thương lặn xuống biển sâu


Câu 6 (trang 64, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tại sao mắt Nê-mô ứa lệ?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn từ “Cuộc chiến đấu kéo dài mười lăm phút…ứa lệ

Lời giải chi tiết:

Mắt Nê-mô ứa lệ vì ông vừa mất một người đồng hương của mình trong trận chiến với lũ quái vật bạch tuộc


Câu 1 (trang 64, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện gì? Theo em, tình huống nào trong văn bản được mô tả hấp dẫn nhất?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích, chú ý phần mở đầu văn bản

Lời giải chi tiết:

- Đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện tàu No-ti-lớt gặp và chiến đấu với những con quái vật bạch tuộc khổng lồ ở quần đảo Lu-cai.

- Theo em, tình huống hấp dẫn nhất được mô tả trong văn bản là tình huống giáp chiến của thủy thủ tàu No-ti-lớt với những con quái vật bạch tuộc


Câu 2 (trang 64, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Nêu ra một số chi tiết cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý các chi tiết miêu tả bạch tuộc ở đoạn (2)

Lời giải chi tiết:

Một số chi tiết trong văn bản cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc:

- Bạch tuộc dài tám mét, mắt màu xanh xám nhìn thẳng không động đậy với tám chân mọc dài gấp đôi thân và luôn uốn cong.

- Hai hàm răng bạch tuộc cứng cáp, giống cái mỏ vẹt bằng sừng, nhọn và rung lên bần bật mỗi khi thò ra khỏi mồm.

- Thân hình đồ sộ nặng hai mươi, hai lăm tấn, màu sắc thay đổi từ xám chỉ sang nâu đỏ.

→ Có thể thấy, đây là một con bạch tuộc khổng lồ với các bộ phận đáng sợ, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người trên tàu cũng như các sinh vật khác dưới đáy đại dương


Câu 3 (trang 64, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Những chi tiết nào trong đoạn trích Bạch tuộc cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu của khoa học?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản và tìm các chi tiết phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết trong đoạn trích Bạch tuộc cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu của khoa học:

- Tác giả đưa ra những miêu tả về thiên nhiên như: từ đáy biển nổi lên những mỏm đá lớn dựng đứng, phủ đầy những loài tảo khổng lồ.

- Kể ra một số thiết bị trên tàu với đặc điểm và chức năng phù hợp logic, là thành tựu của các môn khoa học như: các loại súng bắn, tàu chạy bằng chân vịt, khả năng lặn sâu và chiến đấu của con tàu,...


Câu 4 (trang 64, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội được thể hiện trong câu chuyện như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và tìm câu trả lời

Lời giải chi tiết:

Lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội được thể hiện qua việc mọi người cùng nhau dùng vũ khí chiến đấu với con quái vật, không ai nề hà run sợ hay lùi bước. Tình yêu thương còn thể hiện qua thái độ nuối tiếc, xót thương khi có người bị mất tích sau cuộc chiến khốc liệt.


Câu 5 (trang 64, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Nhân vật nào trong văn bản Bạch tuộc để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? Hãy miêu tả (khoảng 4-5 dòng) hoặc vẽ trên giấy chân dung nhân vật này

Phương pháp giải:

Miêu tả về nhân vật mà em ấn tượng nhất.

Lời giải chi tiết:

Nhân vật mà em ấn tượng nhất trong văn bản là thuyền trưởng Nemo. Trong tưởng tượng của em, Nemo là một người đàn ông cao lớn, khỏe mạnh với vầng trán cao và ánh mắt sáng. Ông đã điều khiển cả con tàu, yêu thương gắn bó từng con người và bộ phận của chiếc tàu kỳ diệu đã giúp họ khám phá vô số những bí mật dưới đáy đại dương.


Câu 6 (trang 64, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học gì khi gặp những tình huống khó khăn và thử thách nguy hiểm trong cuộc sống?

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ của em sau khi đọc xong câu chuyện

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện tiếp thêm dũng khí, dạy em bài học về lòng dũng cảm, kiên cường và tinh thần đồng đội khi gặp những tình huống khó khăn thử thách trong cuộc sống. Chỉ cần kiên trì và đoàn kết cùng chiến đấu, chúng ta sẽ có sức mạnh phi thường để vượt qua hoạn nạn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bạch tuộc" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 4

1. Chuẩn bị

  • Tác giả viết về ai, về sự kiện (đề tài) gì?
    • Trả lời: Tác giả viết về trận chiến giữa người trên tàu No-ti-lớt và những con bạch tuộc.
  • Những yếu tố nào của văn bản cho biết tính chất tưởng tượng về một tương lai rất xa so với thời điểm tác phẩm ra đời?
    • Trả lời: Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đấy biển của Véc-nơ ra đời năm 1870. Khi đó, tàu ngầm mới đang được thử nghiệm ở mức độ sơ khai; bạch tuộc cũng chỉ mới được một số người đi biển bắt gặp. 

2. Đọc hiểu

Câu 1.  Những yếu tố nào cho thấy người viết có những hiểu biết và dựa vào thành tựu của khoa học, không có các yếu tố thần kì, siêu nhiên như truyện truyền thuyết, cổ tích?

 Trả lời: Những yếu tố cho thấy người viết có những hiểu biết và dựa vào thành tựu của khoa học, không có các yếu tố thần kì, siêu nhiên như truyện truyền thuyết, cổ tích:

  • Dựa vào những hiểu biết và thành tựu khoa học:
    • Tàu ngầm mới đang được thử nghiệm.
    • Bạch tuộc đã được phát hiện.
  • Không có các yếu tố thần kì, siêu nhiên:
    • Cuộc thám hiểm bằng tàu ngầm mà không phải bằng một phương tiện thần kì.
    • Giao chiến với bạch tuộc bằng vũ khí và sức lực của con người, không có sự trợ giúp của thần linh.

Câu 2.  Từ nhan đề Bạch tuộc, em hãy dự đoán nội dung chính của văn bản.

Trả lời:  Từ nhan đề Bạch tuộc, em dự đoán nội dung chính của văn bản sẽ có liên quan đến con bạch tuộc. Đó có thể là trận chiến với bạch tuộc, hoặc là sự phát hiện ra loài bạch tuộc,...


Câu 3.  Lời kể của nhân vật "tôi" ở đây có tác dụng gì?

Trả lời:  Lời kể của nhân vật "tôi" ở đây là để giới thiệu về bạch tuộc và kinh nghiệm chiến đấu với bạch tuộc.


Câu 4. Chuyện gì xảy ra với con tàu?

Trả lời: 

Con tàu bị mắc kẹt, chân vịt không thể quay được nữa, có lẽ là vì bầy bạch tuộc quấn quanh.


Câu 5.  Cuộc giáp chiến kết thúc thế nào?

Trả lời:

Cuộc giáp chiến kéo dài mười lăm phút. Lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị chết, phần bị thương, cuối cùng phải bỏ chiến trường mà lặn xuống biển sâu.


Câu 6.  Tại sao mắt Nê-mô ứa lệ?

Trả lời: Mắt Nê-mô ứa lệ vì một con bạch tuộc đã dùng vòi quấn chặt lấy một thủy thủ. Sau khi chỉ còn một chiếc vòi quấn chặt lấy người thủy thủ ấy, nó đã lặn xuống biển sâu và người thủy thủ đã vĩnh viễn ra đi.


CÂU HỎI

Câu 1. Đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện gì? Theo em, tình huống hấp dẫn nhất được mô tả trong văn bản là tình huống nào?

Trả lời: 

  • Đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện chiến đấu của những người trên tàu và đoàn thủy thủ trên tàu ngầm No-ti-lớt với những con bạch tuộc.
  •  Theo em, tình huống hấp dẫn nhất được mô tả trong văn bản là tình huống Nét Len bị một con bạch tuộc quật ngã, trong gang tấc anh đã được Nê-mô giải cứu.

Câu 2. Nêu ra một số chi tiết trong văn bản cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc.

Trả lời:  Một số chi tiết trong văn bản cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc:

  • Bạch tuộc có đuôi và đuôi có thể mọc lại.
  •  Khối thịt của bạch tuộc nặng chừng hai mươi, hai lăm tấn.
  • Mực đen của bạch tuộc không gây hại cho con người.

Câu 3. Những chi tiết nào trong đoạn trích Bạch tuộc cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu khoa học?

Trả lời: Những chi tiết  cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu khoa học:

  •  Đi biển bằng tàu ngầm.
  •  Đèn trên boong tàu phát sáng.

Câu 4. Lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội được thể hiện trong văn bản như thế nào?

Trả lời:  Lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội:

  • Mọi người dùng rìu và dao nhọn để chiến đấu với bạch tuộc.
  • Khi một thủy thủ bị bạch tuộc quấn, mọi người đã lao vào chặt các vòi của nó.
  • Nê-mô cứu thoát Nét Len trong gang tấc. Giáo sư A-rôn-nác cũng lao vào cứu Nét Len.
  • Nê-mô ứa lệ khi thủy thủ bị bạch tuộc quấn mãi mãi ở dưới lòng đại dương.

Câu 5. Nhân vật nào trong đoạn trích Bạch tuộc để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? Hãy miêu tả (khoảng 4 - 5 dòng) hoặc vẽ trên giấy chân dung nhân vật này.

Trả lời: 

  • Nhân vật nào trong đoạn trích Bạch tuộc để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là nhân vật thuyền trưởng Nê-mô.
  •  Miêu tả chân dung nhân vật này: Thuyền trưởng Nê-mô hiện lên với hình tượng tiêu biểu của những người đứng đầu chuyến tàu. Mặc bộ trang phục thuyền trưởng với khuôn mặt nghiêm nghị nhưng đầy phúc hậu. Tuy nghiêm túc và lạnh lùng nhưng lại mang trong mình tinh thần trách nhiệm cao và sự quan tâm mọi người trên tàu. Ông dũng cảm và gan dạ không ngại khó khắn nguy hiểm để đối mặt với bầy bạch tuộc để bảo vệ mọi người.

Câu 6. Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học gì khi gặp những tình huống khó khăn và thử thách nguy hiểm trong cuộc sống?

Trả lời:  Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học trong những tình huống khó khăn và thử thách nguy hiểm trong cuộc sống cần phải hiểu và dũng cảm sẵn sàng đối đầu với chúng và nên nhờ cậy người khác khi thực sự cần sự trợ giúp.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bạch tuộc" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 5

I. Tác giả văn bản Bạch tuộc

- Jules Gabriel Verne, thường được biết đến với tên Jules Verne (sinh ngày 8 tháng 2 năm 1828, mất ngày 24 tháng 3 năm 1905), là nhà văn người Pháp nổi tiếng, người đi tiên phong trong thể loại văn học Khoa học viễn tưởng và được coi là một trong những "Cha đẻ" của thể loại này.

- Với những tác phẩm nổi tiếng như Hành trình vào tâm Trái Đất (1864), Hai vạn dặm dưới biển (1870), Vòng quanh thế giới trong 80 ngày (1873), Jules Verne đã đề cập đến những cuộc phiêu lưu bằng máy bay, tàu ngầm hay những chuyến du hành vào vũ trụ trước khi những phương tiện này được con người phát minh trong thực tế. Theo tổ chức Index Translationum, ông là người có tác phẩm được dịch nhiều thứ ba trên thế giới, những tác phẩm của ông cũng được chuyển thể thành phim nhiều lần.


II. Tìm hiểu tác phẩm Bạch tuộc

  • Thể loại: Tiểu thuyết
  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Đoạn trích “Bạch tuộc” được trích từ cuốn tiểu thuyết cổ điển về khoa học viễn tưởng Hai vạn dặm dưới biển năm 1870.

  • Phương thức biểu đạt: Tự sự
  • Tóm tắt: Đoạn trích kể về cuộc chiến đấu mãnh mẽ dũng cảm giữa giáo sư A- rôn- nác và những người đồng hành trên con tàu No -ti -lớt và lũ quái vật “bạch tuộc”. Trong trận chiến đó bằng sự thông minh, mưu trí, dũng cảm những con người đã chiến thắng được bọn “bạch tuộc” nhưng cũng thật buồn vì lũ bạch tuộc đã cướp đi người thủy thủ xấu số vào đại dương mênh mông.
  • Bố cục:

Chia văn bản thành 2 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “Nét la lên”: Cuộc trò chuyện của A- rôn- nát, Công – xây và Nét – Len về con quái vật biển “bạch tuộc”

- Đoạn 2: Còn lại: Trận “giáp chiến” giữa những người trên tàu ngầm và quái vật biển “bạch tuộc”

  • Giá trị nội dung:

- Văn bản ca ngợi sự say mê tìm tòi nghiên cứu khoa học của Giáo sư A- rôn- nát, Công – xây và Nét – Len. Họ là những người không ngại hiểm nguy đe dọa để tìm hiểu về các loài sinh vật biển và những điều thú vị nơi đây.

- Đồng thời ca ngợi, tự hào về sự thông minh mưu trí của con người. Với sức mạnh và trí tuệ con người sẽ chiến thắng bất kì loại quái vật nào.

  • Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật dựng cảnh độc đáo, thu hút hấp dẫn người đọc.

- Tình huống truyện đặc biệt.


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bạch tuộc

  • Quái vật “bạch tuộc”

Ngoại hình:

- Dài chừng 8 mét

- Mắt màu xanh xám, nhìn thẳng không động đậy.

- Tám cánh tay, hay đúng hơn, tám chân từ đầu mọc ra gấp đôi thân và luôn uốn cong

- Hai hàm răng bạch tuộc giống cái mỏ vẹt bằng sừng, luôn luôn mở ra

- Lưỡi nó cũng bằng chất sừng, hàm răng nhọn, rung lên bần bật mỗi khi thò ra khỏi mồm

- Thân nó hình thoi ở giữa, là một khối thịt nặng chừng hai hai mươi, hai lăm tấn.

- Màu sắc nó thay đổi rất nhanh từ màu xám chỉ sang màu đỏ nâu

Nguy hiểm đe dọa con người

- Dùng các loại sung bắn nhưng vô hiệu vì lao nhọn và đạn đều xuyên qua thân bạch tuộc như qua một khối thịt đông

- Dùng thọng lòng để bắt. Thòng lọng mắc vào thân bạch tuộc nhưng tới vây đuôi mới thắt lại được. Lúc đó người ta cố kéo con vật lên nhưng nặng quá đến nỗi đuôi bị đứt ra

- Vòi và đuôi có thể mọc lại được.

→ Hình ảnh con bạch tuộc trong văn bản thật đáng sợ, là mối nguy hiểm đe dọa con người, cũng là để tài nghiên cứu của các nhà khoa học say mê nghiên cứu.

  • Tình huống truyện – cuộc “giáp chiến” với bạch tuộc.

Hoàn cảnh

- Chân vịt ngừng quay, vì hàm răng bằng sừng của một con bạch tuộc đã mắc vào cánh chân vịt làm tàu không chạy được nữa

- Đạn có điện khi xuyên vào thân bạch tuộc mềm không thể nổ được vì không gặp đủ sức cản

→ Hoàn cảnh bắt buộc những người trên đầu phải chiến đấu với con quái vật khổng lồ này bằng những vũ khí là rìu và dao nhọn

Trận “giáp chiến”

- Mọi người cầm sẵn rìu, Nét cầm lấy dao nhọn, giáo sư A-rôn-nác và Công -xây thì dùng rìu

- Cuộc vật lộn với con bạch tuộc diễn ra cam go, mọi người cầm theo vũ khí chặt đứt từng chiếc vòi của con quái vật

- Thật không may con quái vật đã cướp đi mạng sống của một thùy thủ

- Sau 15 phút cuộc chiến đấu kết thúc, lũ bạch tuộc chiến bại, còn chúng tôi mất đi một người thùy thủ

Ý nghĩa

Cuộc đấu tranh sinh tồn với tự nhiên, từ đó thấy được sự dũng cảm, mạnh mẽ của con người. Với sức mạnh và trí tuệ con người sẽ chiến thắng được thiên nhiên.


Chuẩn bị

- Tác giả viết về cuộc chiến giữa những người trên tàu No-ti-lớt và con bạch tuộc.

- Những yếu tố của văn bản cho biết tính chất tưởng tượng về một tương lai rất xa so với thời điểm tác phẩm ra đời: Tác phẩm viết trong hoàn cảnh tàu ngầm đang được thử nghiệm, bạch tuộc chỉ có một vài người thấy.

- Những yếu tố cho thấy người viết có những hiểu biết và dựa vào thành tựu của khoa học, không có các yếu tố thần kì, siêu nhiên như truyện truyền thuyết, cổ tích:

  • Tàu ngầm đang được thử nghiệm, bạch tuộc đã được phát hiện.
  • Cuộc thám hiểm bằng tàu ngầm - một sản phẩm của khoa học - công nghệ.
  • Giao chiến với bạch tuộc bằng vũ khí, sức lực của con người (không phải thế lực siêu nhiên).

Đọc hiểu

Câu 1. Từ nhan đề Bạch tuộc, em hãy dự đoán nội dung chính của văn bản.

Dự đoán: Giới thiệu về loài bạch tuộc, Cuộc chiến với bạch tuộc,…


Câu 2. Lời kể của nhân vật “tôi” ở đây có tác dụng gì?

Lời kể của nhân vật “tôi” có tác dụng: Giới thiệu về sự xuất hiện của bạch tuộc.


Câu 3. Chuyện gì xảy ra với con tàu?

Tàu đang đỗ ở chỗ nước trong, nhưng đứng yên không nhúc nhích, chân vịt không quay nữa.


Câu 4. Tìm hiểu nghĩa của từ “giáp chiến”.

Nghĩa của “giáp chiến”: đến gần để đánh nhau.


Câu 5. Cuộc giáp chiến kết thúc thế nào?

Cuộc giáp chiến kết thúc: Cuộc giáp chiến kéo dài mười lăm phút. Lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị chết, phần bị thương, cuối cùng phải bỏ chiến trường mà lặn xuống biển sâu.


Câu 6. Tại sao mắt Nê-mô ứa lệ?

Một người đồng hương của Nê-mô bị con bạch tuộc nuốt khiến ông đau lòng và buồn bã.


Trả lời câu hỏi

Câu 1. Đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện gì? Theo em, tình huống hấp dẫn nhất được mô tả trong văn bản là tình huống nào?

- Đoạn trích kể về cuộc chiến giữa những người trên tàu No-ti-lớt và con bạch tuộc.

- Tình huống hấp dẫn nhất được mô tả trong văn bản: Nét Len bị con bạch tuộc quật ngã, nhưng Nê-mô đã kịp thời đến cứu.


Câu 2. Nêu ra một số chi tiết trong văn bản cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc.

Một số chi tiết trong văn bản cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc:

  • Bạch tuộc dài chừng tám mét.
  • Mắt màu xanh xám, nhìn thẳng không động đậy.
  • Tám chân từ đầu mọc ra, dài gấp đôi thân và luôn luôn uốn cong.
  • Hai hàm răng giống cái mỏ vẹt bằng sừng.
  • Lưỡi cũng bằng chất sừng, hàm răng nhọn.
  • Bạch tuộc nặng chừng hai mươi, hai lăm tấn.
  • Màu sắc thay đổi rất nhanh từ xám chì sang nâu đỏ.
  • Lao nhọn và súng xuyên qua thân bạch tuộc như qua một khối thịt đông.

Câu 3. Những chi tiết nào trong đoạn trích Bạch tuộc cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu khoa học?

Nêu ra một số thiết bị trên tàu: các loại súng bắn, tàu chạy bằng chân vịt, khả năng lặn sâu và chiến đấu của con tàu…


Câu 4. Lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội được thể hiện trong văn bản như thế nào?

  • Mọi người trên thuyền cùng nhau chiến đấu với bạch tuộc.
  • Một thủy thủ bị bạch tuộc quấn, Nê-mô xông đến, chặt đứt luôn cái vòi.
  • Nê-mô cứu thoát Nét Len trong gang tấc.
  • Nê-mô ứa lệ khi thủy thủ bị bạch tuộc quấn mãi mãi ở dưới lòng đại dương.

Câu 5. Nhân vật nào trong đoạn trích Bạch tuộc để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? Hãy miêu tả (khoảng 4 - 5 dòng) hoặc vẽ trên giấy chân dung nhân vật này.

Nhân vật Nê-mô để lại cho em nhiều ấn tượng nhất. Ông là một thuyền trưởng rất kinh nghiệm và bản lĩnh. Khi phải đối mặt với bạch tuộc, ông luôn bình tĩnh để có thể đưa ra giải pháp phù hợp. Trong cuộc chiến, ông hiện lên thật dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ đồng đội mà không sợ nguy hiểm. Không chỉ vậy, ông còn là một người sống tình cảm, ông đã khóc khi chứng kiến một người đồng hương đã hy sinh vì con quái vật.


Câu 6. Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học gì khi gặp những tình huống khó khăn và thử thách nguy hiểm trong cuộc sống?

Khi gặp những tình huống khó khăn và thử thách nguy hiểm trong cuộc sống, con người cần có lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết để vượt qua.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bạch tuộc" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 6

I. Giới thiệu tác giả Giuyn Véc-nơ

Jules Verne sinh năm 1828 tại thành phố Nantes, Pháp. Verne là anh cả trong số năm người con của ông Pierre Verne, một luật sư và bà Sophie Allote de la Fuÿe Verne, con gái của một gia đình tư sản chuyên làm chủ tàu buôn. Ông có bốn người em là Paul (sinh năm 1829), Anna (1836), Mathilde (1839) và Marie (1842). Jules trải qua thời niên thiếu tại nhà với bố mẹ tại thành phố cảng náo nhiệt Nantes. Vào mùa hè, cả nhà sống ở căn nhà miền quê ở miền ngoại ô thành phố, bên bờ Sông Loire. Cảnh thuyền bè đi lại tấp nập đã gợi mở cho Jules Verne một trí tưởng tượng phong phú như ông đã ghi lại trong truyện ngắn "Souvenirs d'enfance et de jeunesse" (Kỷ niệm thời niên thiếu).

Jules Verne sau đó theo học luật ở Trường Đại học Tổng hợp Paris để trở thành một luật sư giống như cha. Song với tâm hồn bay bổng cộng với trí tưởng tượng phong phú, ông vẫn giành nhiều thời gian để tập tành sáng tác các tác phẩm kịch, thơ văn và dùng ngòi bút của mình để viết lên những chuyến phiêu lưu để thỏa mãn đam mê.

Từ năm 1900, Jules Verne còn mắc thêm chứng đục thủy tinh thể và sau đó là bệnh tiểu đường. Ngày 24 tháng 3 năm 1905, Jules Verne qua đời ở tuổi 77 tại ngôi nhà số 44, đại lộ Longueville (ngày nay được đổi tên thành đại lộ Jules-Verne). Ông được mai táng tại Nghĩa trang La Madeleine ở Amiens.


II. Khái quát tác phẩm Bạch tuộc

1. Hoàn cảnh sáng tác

Trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới biển (1868), ông tin rằng ước mơ chinh phục đại dương của con người sớm muộn sẽ được thực hiện, và chiếc tài ngầm lí tưởng của ông hoàn toàn không phải là ý tưởng viển vông.
- Một vài nét về tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới biển

Tác phẩm gồm 2 phần và 47 chương. Câu chuyện kể về 3 nhân vật: Giáo sư Arorak, trợ lý của ông Kongsai và Net Len, người Canada, một người săn cá voi trên con tàu Lincoln và vô tình xuất hiện trên con tàu Nauti-Lux. Cảnh sát trưởng Nemo. Nauti-Lux là một ngọn đèn mờ giữa biển khơi, là hình ảnh bí ẩn trên bìa sách. Đây là loại tàu ngầm hình cá voi siêu hiện đại từng gây xôn xao dư luận lúc bấy giờ. NautiLux có thể lặn xuống đáy biển rất nhanh và ở đó rất lâu, nó cũng có thể trồi lên mặt nước với tốc độ lớn để bổ sung không khí trong tàu. Thuyền trưởng Nemo là một người bí ẩn, nhưng vô cùng tài năng, có tầm nhìn rộng và hiểu biết rộng. Bằng chứng là anh ấy nói được tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Latinh, anh ấy có một thư viện 20.000 cuốn sách quý, một phòng trưng bày các bức tranh mà anh ấy đã vẽ và một cây đàn piano để chơi. Những lúc mệt mỏi vào bếp có thể tạo ra hàng nghìn món ăn độc đáo, thơm ngon từ sinh vật biển,… đặc biệt, anh đã sáng chế ra con tàu xuất sắc Nauti-Lux. Mọi thứ trong tàu đều chạy bằng động cơ điện, tàu được thiết kế rất hiện đại đáp ứng mọi nhu cầu của người bình thường. Nemo chắc hẳn là một người có đầu óc vô cùng nhạy bén, anh đã tận dụng sự ban tặng của thiên nhiên biển cả để chế biến ra những món ăn ngon nhất chưa từng có ở bất kỳ nơi nào khác, để làm ra những bộ quần áo không đâu vào đó, những món đồ trang sức lấp lánh. , anh ta đang sở hữu một bảo vật quý giá, vô giá. Mỗi lần đi và cả ba nhân vật đều để lại những cảm xúc riêng, con tàu chở người đi khắp các đại dương, chứng kiến bao điều kỳ lạ, thú vị.


2. Thể loại: Truyện khoa học viễn tưởng

Khoa học viễn tưởng là một thể loại tiểu thuyết hư cấu mang các yếu tố khoa học. Nó còn được gọi là "văn học về ý tưởng" và thường khám phá hoặc dự đoán những hệ quả, hậu quả tiềm tàng của những đổi mới trong khoa học, xã hội và công nghệ. 


3. Bố cục

Truyện được chia thành 2 phần : 

- Phần 1 (từ đầu đến "Đèn trên trần bật sáng"): Hình ảnh con bạch tuộc khổng lồ

- Phần 2 (còn lại): Cuộc chiến với bạch tuộc khổng lồ


4. Giá trị nội dung

Đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện tàu No-ti-lớt gặp và chiến đấu với những con quái vật bạch tuộc khổng lồ ở quần đảo Lu-cai. Đồng thời câu chuyện tiếp thêm dũng khí, bài học về lòng dũng cảm, kiên cường và tinh thần đồng đội khi gặp những tình huống khó khăn thử thách trong cuộc sống. Chỉ cần kiên trì và đoàn kết cùng chiến đấu, chúng ta sẽ có sức mạnh phi thường để vượt qua hoạn nạn.


5. Đặc sắc nghệ thuật 

- Lối kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn

- Yếu tố viễn tưởng thú vị, thể hiện sự am hiểu khoa học của tác giả


Trước khi đọc bài Bạch tuộc

Câu 1 (Trang 60, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Xem lại khái niệm truyện khoa học viễn tưởng trong phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

Lời giải 

Truyện khoa học viễn tưởng là những tác phẩm văn học mà ở đó, tác giả tưởng tượng, hư cấu dựa trên thành tự của khoa học và công nghệ. Truyện khoa học viễn tưởng rất ít khi chứa các yếu tố thần kì, siêu nhiên mà luôn dựa trên những kiến thức hoặc lí thuyết khoa học tại thời điểm tác phẩm ra đời.


Câu 2 (Trang 60, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Khi đọc truyện khoa học viễn tưởng, các em cần chú ý:

(Trang 60, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tác giả viết về ai, về sự kiện (đề tài) gì?

Lời giải 

Tác giả viết về cuộc chiến giữa những người trên tàu No-ti-lớt và bạch tuộc dưới đáy đại dương.


(Trang 60, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Những yếu tố nào của văn bản cho biết tính chất tưởng tượng về một tương lai rất xa so với thời điểm tác phẩm ra đời?

Lời giải 

Yếu tố của văn bản cho biết tính chất tưởng tượng về một tương lai rất xa so với thời điểm tác phẩm ra đời là: bạch tuộc có đuôi; những tiện nghi có trong con tàu No-ti-lớt và khả năng lặn sâu tới đáy biển.

Dựa theo hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, vào năm 1870, tàu ngầm đang được thử nghiệm ở mức độ sơ khai. Đồng thời, bạch tuộc cũng chỉ mới được một số người đi biển bắt gặp.


(Trang 60, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Những yếu tố nào cho thấy người viết có những hiểu biết và dựa vào thành tựu của khoa học, không có các yếu tố thần kì, siêu nhiên như truyện truyền thuyết, cổ tích?

Lời giải

Yếu tố cho thấy người viết có những hiểu biết và dựa vào thành tựu của khoa học, không có các yếu tố thần kì, siêu nhiên như truyện truyền thuyết, cổ tích là: hoạt động của con tàu No-ti-lớt.


Câu 3 (Trang 60, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Đọc trước đoạn trích Bạch tuộc và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Giuyn Véc-nơ, một trong những người được coi là “cha đẻ” của thể loại truyện khoa học viễn tưởng

Lời giải 

  • Là một trong những nhà văn Pháp nổi tiếng, Giuyn Véc-nơ (sinh ngày 08/02/1828, mất ngày 24/03/1905), ông là người đi tiên phong trong thể loại văn học Khoa học viễn tưởng và được coi là một trong những “Cha đẻ” của thể loại này.
  • Với lối viết hấp dẫn, sâu sắc, miêu tả con người và sự vật hết sức tinh tế; Giuyn Véc-nơ đã thể hiện được kiến thức uyên bác, tư tưởng tiến bộ và trí tưởng tượng phong phú của một nhà khoa học.
  • Giuyn Véc-nơ – người khởi xướng loại truyện khoa học viễn tưởng. Bên cạnh đó, ông còn là nhà văn nổi tiếng về những cuốn tiểu thuyết phiêu lưu, mạo hiểm được bạn đọc đón nhận cuồng nhiệt.
  • Có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu để lại dấu ấn trong sự nghiệp sáng tác của ông như: Hành trình vào tâm Trái Đất (1864), Hai vạn dặm dưới biển (1870), Vòng quanh thế giới trong 80 ngày (1873).

Đọc hiểu bài Bạch tuộc

Câu 1 (Trang 61, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Từ nhan đề Bạch tuộc, em hãy dự đoán nội dung chính của văn bản.

Lời giải 

Từ nhan đề Bạch tuộc, em dự đoán nội dung chính của văn bản viết về loài bạch tuộc sống dưới biển.


Câu 2 (Trang 61, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Lời kể của nhân vật “tôi” ở đây có tác dụng gì?

Lời giải 

Lời kể của nhân vật “tôi” trong đoạn trên đang kể lại sự kiện từng diễn ra tại quần đảo Lu-cai.

Tác dụng:

  • Làm tăng tính khách quan, chân thật cho câu chuyện vì nhân vật “tôi” là một trong những người từng được chứng kiến sự kiện diễn ra tại quần đảo Lu-cai.
  • Bộc lộ được cảm xúc trong lời kể, làm tăng sự thuyết phục.

Câu 3 (Trang 62, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Chuyện gì xảy ra với con tàu?

Lời giải 

Con tàu No-ti-lớt bỗng dừng lại, toàn thân rung lên. Nó đứng yên không nhúc nhích, chân vịt không quay nữa.


Câu 4 (Trang 62, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tìm hiểu nghĩa của từ “giáp chiến”?

Lời giải 

Theo từ điển Tiếng việt, giáp chiến nghĩ là giáp trận. Ý nói quân hai bên lại gần nhau mà đánh nhau.


Câu 5 (Trang 64, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Cuộc giáp chiến kết thúc thế nào?

Lời giải

Cuộc giáp chiến kết thúc khi lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị chết, phần bị thương, cuối cùng phải bỏ lại chiến trường mà lặn xuống biển sâu.


Câu 6 (Trang 64, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tại sao mắt Nê-mô ứa lệ?

Lời giải 

Mắt Nê-mô ứa lệ vì ông vừa mất một người đồng hương của mình trong trận chiến với lũ quái vật bạch tuộc.


Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (Trang 64, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện gì? Theo em, tình huống hấp dẫn nhất được mô tả trong văn bản là tình huống nào?

Lời giải 

  • Đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện tàu No-ti-lớt gặp và chiến đấu với những con quái vật bạch tuộc khổng lồ ở quần đảo Lu-cai.
  • Theo em, tình huống hấp dẫn nhất được mô tả trong văn bản là tình huống giáp chiến của thủy thủ tàu No-ti-lớt với những con quái vật bạch tuộc.

Câu 2 (Trang 64, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Nêu ra một số chi tiết trong văn bản cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc.

Lời giải 

Một số chi tiết trong văn bản cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc:

  • Bạch tuộc dài tám mét.
  • Mắt nó màu xanh xám, nhìn thẳng không động đậy.
  • Tám cánh tay, hay đúng hơn, tám chân từ đầu mọc ra dài gấp đôi thân và luôn uốn cong.
  • Hai hàm răng giống cái mỏ vẹt bằng sừng, luôn luôn mở ra, khép lại.
  • Lưỡi bạch tuộc bằng chất sừng, hàm răng nhọn, rung lên bần bật mỗi khi thò ra khỏi mồm.
  • Thân bạch tuộc hình thoi ở giữa, là một khối thịt nặng chừng hai mươi, hai lăm tấn.
  • Bạch tuộc thay đổi màu sắc rất nhanh từ màu xám sang nâu đỏ.

Dưới mắt nhìn của nhà văn Giuyn Véc-nơ, bạch tuộc hiện lên như con quái vật khổng lồ với những chi tiết quái dị, có phần đáng sợ và nguy hiểm.


Câu 3 (Trang 64, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Những chi tiết nào trong đoạn trích Bạch tuộc cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu của khoa học?

Lời giải 

Những chi tiết trong đoạn trích Bạch tuộc cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu của khoa học:

  • Từ đáy biển nổi lên những mỏm đá lớn dựng đứng, phủ đầy những loài tảo khổng lồ.
  • Tàu No-ti-lớt lặn xuống sâu, tàu chạy bằng chân vịt, sức chiến đấu của con tàu, súng bắn…

Câu 4 (Trang 64, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội được thể hiện trong văn bản như thế nào?

Lời giải 

  • Lòng dũng cảm, tinh thần đồng đội được thể hiện qua ý chí chiến đấu của mọi người trước con quái vật khổng lồ mang tên “Bạch tuộc”.
  • Tình yêu thương được thể hiện qua thái độ thương xót của nhân vật khi có người mất tích sau cuộc giáp chiến.

Câu 5 (Trang 64, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Nhân vật nào trong văn bản Bạch tuộc để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? Hãy miêu tả (khoảng 4-5 dòng) hoặc vẽ trên giấy chân dung nhân vật này?

Lời giải 

Trong văn bản “Bạch tuộc”, em ấn tượng nhất là nhân vật thuyền trưởng Nê-mô. Thuyền trưởng Nê-mô hiện lên trong suy nghĩ của em là một người đàn ông cao lớn, cường tráng. Ở ông có sự hiểu biết về chuyên môn và kinh nghiệm nhất định trong lĩnh vực này. Bằng khối óc và con tim, thuyền trưởng đã điều khiển con tàu vượt qua hiểm nguy, để rồi, sau tất cả, tất cả mọi người trên chuyến tàu ấy có được những khám phá và trải nghiệm thú vị về đại dương bao la.


Câu 6 (Trang 64, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học gì khi gặp những tình huống khó khăn và thử thách nguy hiểm trong cuộc sống?

Lời giải 

Từ câu chuyện trên, khi gặp những tình huống khó khăn và thử thách nguy hiểm trong cuộc sống, em rút ra bài học rằng, phải dũng cảm đối mặt và vượt qua. Bằng ý chí, niềm tin, và sức mạnh đồng đội (nếu có), thì mọi khó khăn, đều có thể vượt qua.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .