Top 6 Bài soạn "Bánh chưng, bánh giầy" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

676

Mỗi khi Tết đến, xuân về nhà nhà đều quây quần bên nồi bánh chưng thơm mùi khói bếp với cánh đào phai khoe sắc thắm, những cặp bánh giầy trắng trong cùng câu đối...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bánh chưng, bánh giầy" số 1

1. Đôi nét về tác phẩm

  • Tóm tắt

Hùng Vương thứ sáu muốn truyền ngôi cho một trong số những người con trai nên đã đưa ra điều kiện: “Không nhất định phải là con trưởng, chỉ cần làm vừa ý vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi cho”. Các hoàng tử thi nhau chuẩn bị mọi của ngon vật lạ đem lên dâng vua, riêng Lang Liêu chỉ quen với việc “chăm lo đồng áng, trồng khoai trồng lúa” nên không biết phải chuẩn bị lễ vật gì. Một đêm nọ, Lang Liêu nằm mơ được thần báo mộng: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo”. Chàng bèn lấy thứ gạo nếp vốn quen thuộc, làm ra hai loại bánh hình vuông hình tròn để dâng lên vua cha. Bánh hình vuông tượng trưng cho Trời đặt tên là bánh chưng, còn bánh hình tròn tượng trưng cho Đất đặt tên là bánh giầy. Vua rất vừa ý và quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu. Ngày nay, bánh chưng bánh giầy là hai món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

  • Bố cục

Gồm ba phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “... chứng giám”. Vua Hùng đưa ra điều kiện để truyền ngôi.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “... hình tròn”. Lang Liêu và các hoàng tử thi nhau tìm kiếm lễ vật để dâng lên vua cha.
  • Phần 3: Còn lại. Ý nghĩa và phong tục làm bánh chưng bánh giầy của người Việt.

2. Đọc - hiểu văn bản

  • Vua Hùng đưa ra điều kiện để truyền ngôi

- Hoàn cảnh để vua hùng truyền người nối ngôi: "Nhà vua tuổi đã cao nhưng lại có tới hai mươi người con trai nên không biết chọn ai".

- Điều kiện: Người nối ngôi phải phù hợp với trí hướng của vua: “... người nối ngôi ta phải nối được trí ta, không nhất thiết phải là con trưởng.”

- Hình thức: Thông qua việc làm lễ cùng Tiên vương.

  • Lang Liêu và các hoàng tử thi nhau tìm kiếm lễ vật

- Các hoàng tử cho người đi đến khắp nơi tìm kiếm những của ngon vật lạ để đem về dâng lên vua cha.

- Mẹ của Lang Liêu trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, sau đó mất đi để lại một mình chàng. So với các anh em, chỉ có Lang Liêu là thiệt thòi nhất.

- Lang Liêu là con vua, nhưng lại sống giản dị quen với việc “ chăm lo đồng áng, trồng lúa trồng khoai.”

- Một đêm nọ, Lang Liêu nằm mơ, được thần mách bảo hãy dùng thứ gạo nếp quen thuộc làm thành lễ vật dâng vua cha.

Chàng lấy gạo nếp vo sạch, lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân, gói bằng lá dong thành hình vuông, đem luộc một ngày một đêm.

Cũng thứ gạo nếp ấy đồ lên, đem giã nhuyễn rồi nặn thành hình tròn.

  • Ý nghĩa và phong tục làm bánh chưng bánh giầy

- Lang Liêu đem hai loại bánh dâng lên cúng Tiên vương. Vua Hùng rất hài lòng và quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.

- Ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy:

  • Bánh hình tròn tượng trưng cho trời, được đặt tên là bánh giầy.
  • Bánh hình vuông tượng trưng cho đất nên được đặt tên là bánh chưng
  • Lá bọc bên ngoài ngụ ý đùm bọc lẫn nhau giống với truyền thống thương người như thể thương thân của dân tộc ta.

- Tục lệ của dân tộc ta: Hàng năm, mỗi khi Tết đến, bánh chưng bánh giầy là món ăn không thể thiếu.


3. Những vấn đề cần chú ý

  • Hoàn cảnh và sự kiện được kể

- Hoàn cảnh: Hùng Vương thứ sáu muốn truyền ngôi cho một trong số những người con trai nên đã đưa ra điều kiện: “Không nhất định phải là con trưởng, chỉ cần làm vừa ý vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi cho”.

- Sự kiện: Lang Liêu được thần báo mộng, làm ra bánh chưng bánh giầy dâng lên vua cha để cúng tiên vương.

  • Những đặc điểm chính của nhân vật Lang Liêu

Mẹ của Lang Liêu trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, sau đó mất đi để lại một mình chàng. So với các anh em, chỉ có Lang Liêu là thiệt thòi nhất.

Lang Liêu là con vua, nhưng lại sống giản dị quen với việc “ chăm lo đồng áng, trồng lúa trồng khoai.”

  • Những truyền thống tốt đẹp của người Việt được câu chuyện ca ngợi:

Truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam.

Đề cao phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bánh chưng, bánh giầy" số 2

Tìm hiểu chung

- Thể loại: truyền thuyết.

- Phương thức biểu đạt (PTBĐ) chính: Tự sự.

- Nội dung chính: 

Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

- Nghệ thuật

Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian.

- Tóm tắt các sự việc chính:

Vua Hùng về già muốn chon người nối ngôi. → Vua có 20 người con, không biết chọn ai cho xứng đáng liền ra lời thách đố. → Các lang đua nhau làm cỗ thật ngon mong làm vừa ý vua. → Lang Liêu - con thứ 18 là người thiệt thòi nhất, làm nghề trồng lúa, buồn vì không biết lấy gì để lễ cúng Tiên Vương. → Thần mách bảo Lang Liêu lấy gạo làm bánh. → Bánh của Lang Liêu được chọn tế trời đất cùng Tiên Vương. Lang Liêu được chọn nối ngôi vua.

- Bố cục:

Bố cục truyện Bánh chưng, bánh giầy gồm 3 phần:

+ Phần 1 (Từ đầu đến chứng giám): Vua Hùng chọn người nối ngôi.

+ Phần 2 (Tiếp đến giã nhuyễn, nặn hình tròn): Cuộc đua tài, dâng lễ của các Lang.

+ Phần 3 (Còn lại): Kết quả cuộc đua tài.


Soạn bài Bánh chưng, bánh giầy - Kết nối tri thức Đọc hiểu văn bản

  • Hoàn cảnh và sự việc được kể.

Gợi ý

- Hoàn cảnh:

+ Vua đã già muốn truyền ngôi.

+ Vua có 20 người con trai.

+ Giặc ngoài đã yên, đất nước thái bình, nhân dân no ấm.

- Ý của vua: Người nối ngôi vua phải nối được chí vua, không nhất thiết là con trưởng.

- Hình thức: Vua ra một câu đố - nhân lễ Tiên Vương, các Lang dâng lễ vật sao cho vừa ý vua sẽ được nối ngôi.

→ Vua chú trọng tài trí, tấm lòng hơn trưởng thứ.

- Các Lang thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon. Sai người đi tìm của quý trên rừng dưới biển, làm sơn hào hải vị, nem công chả phượng.

- Kết quả cuộc thi : Lang Liêu được chọn làm người nối ngôi.

  • Những đặc điểm chính của nhân vật Lang Liêu.

Gợi ý

Khi soạn bài Bánh chưng, bánh giầy Kết nối tri thức em thấy nhân vật Lang Liêu có những đặc điểm chính là:

+ Trong các con vua, chàng là người thiệt thòi nhất.

+ Tuy là Lang nhưng từ khi lớn lên chàng ra ở riêng, chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. → Thân là con vua nhưng phận thì gần gũi với dân thường.

+ Chàng được thần báo mộng gợi ý lấy gạo làm bánh. Từ gợi ý, Lang Liêu đã làm ra hai loại bánh rất ngon và ý nghĩa.

  • Những truyền thống tốt đẹp của người Việt được câu chuyện ca ngợi.

Gợi ý

- Giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền.

- Giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy và tục thờ cúng tổ tiên của người Việt.

- Đề cao nghề nông trồng lúa nước.

- Quan niệm duy vật thô sơ về Trời, Đất.

- Ước mơ vua sáng, tôi hiền, đất nước thái bình, nhân dân no ấm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bánh chưng, bánh giầy" số 3

I. Tìm hiểu tác phẩm Bánh chưng bánh giầy sách Kết nối tri thức để soạn bài Bánh chưng bánh giầy 

  • Bố cục bài Bánh chưng bánh giầy

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “chứng giám”): Vua chọn người nối ngôi.

- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “nặn hình tròn”): Cuộc đua tài.

- Đoạn 3 (Còn lại): Kết quả thi tài.

  • Tóm tắt bài Bánh chưng bánh giầy

   Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.

   Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy tế Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.


II. Hướng dẫn soạn Bánh chưng bánh giầy sách Kết nối tri thức

1. Đọc văn bản

  • Hoàn cảnh và sự việc được kể.  

- Hoàn cảnh:

+ Vua đã già muốn truyền ngôi.

+ Vua có 20 người con trai.

+ Giặc ngoài đã yên, đất nước thái bình, nhân dân no ấm.

- Ý của vua: Người nối ngôi vua phải nối được chí vua, không nhất thiết là con trưởng.

- Hình thức: Vua ra một câu đố - nhân lễ Tiên Vương, các Lang dâng lễ vật sao cho vừa ý vua sẽ được nối ngôi. 

→ Vua chú trọng tài trí, tấm lòng hơn trưởng thứ.

- Các Lang thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon. Sai người đi tìm của quý trên rừng dưới biển, làm sơn hào hải vị, nem công chả phượng.

- Kết quả cuộc thi : Lang Liêu được chọn làm người nối ngôi.

  • Những đặc điểm chính của nhân vật Lang Liêu.   

- Lang Liêu:

+ Trong các con vua, chàng là người thiệt thòi nhất.

+ Tuy là Lang nhưng từ khi lớn lên chàng ra ở riêng, chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. → Thân là con vua nhưng phận thì gần gũi với dân thường.

+ Chàng được thần báo mộng gợi ý lấy gạo làm bánh. Từ gợi ý, Lang Liêu đã làm ra hai loại bánh rất ngon và ý nghĩa.

  • Những truyền thống tốt đẹp của người Việt được câu chuyện ca ngợi.  

- Giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền.

- Giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy và tục thờ cúng tổ tiên của người Việt.

- Đề cao nghề nông trồng lúa nước.

- Quan niệm duy vật thô sơ về Trời, Đất.

- Ước mơ vua sáng, tôi hiền, đất nước thái bình, nhân dân no ấm.


2. Sau khi đọc – Trả lời văn bản

Câu 1

- Vua Hùng chọn người nối ngôi khi đất nước thanh bình và nhà vua đã già

- Ý định của vua: Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng

- Hình thức: thử tài (nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được nối ngôi


Câu 2

Trong các con vua, chỉ Lang Liêu được giúp đỡ vì:

- Mẹ chàng trước kia bị vua ghẻ lạnh, Lang Liêu chịu nhiều thiệt thòi nhất

- Tuy là hoàng tử nhưng chàng ra khỏi cung vua, sống cuộc đời lương thiện bằng lao động.

- Lang Liêu hiểu được ý của thần, và tự sáng tạo thành hình của bánh.


Câu 3

    Hai thứ bánh đó thể hiện công sức lao động chăm chỉ, cần cù và thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra; hai thứ bánh đó thể hiện ý tưởng sáng tạo sâu xa: bánh tròn tượng hình Trời, bánh vuông tượng hình Đất, với cách thức gói "các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài" và "lá bọc ngoài, mĩ vị để trong" thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên trong lối sống và trong nhận thức truyền thống của người Việt Nam; đồng thời thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dân đất Việt vốn là anh em sinh từ một bọc trứng Lạc Long - Âu Cơ.

- Việc vua Hùng chọn Lang Liêu nối ngôi chứng tỏ vua trọng người vừa có tài có đức vừa có lòng hiếu thảo; đồng thời qua đó cũng đề cao lao động và phẩm chất sáng tạo trong lao động của nhân dân.


Câu 4

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy:

- Giải thích nguồn gốc của bánh chứng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu

- Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước

- Đề cao lao động, đề cao nghề nông

- Thể hiện sự thành tâm thờ kính Trời Đất, tổ tiên của nhân dân ta.


III. Tổng kết bài soạn Bánh chưng bánh giầy sách Kết nối tri thức

  • Giá trị nội dung bài Bánh chưng bánh giầy

   Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

  • Đặc sắc nghệ thuật bài Bánh chưng bánh giầy

-  Sử dụng chi tiết tưởng tượng kì ảo.

-  Lối kể chuyện dân gian: Theo trình tự thời gian.


IV. Dàn ý bài Bánh chưng bánh giầy sách Kết nối tri thức

  • Mở bài

- Bánh chưng, bánh giày vốn là loại bánh xuất hiện từ rất lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Việt, đặc biệt trong dịp tết Nguyên Đán thì lại càng không thể thiếu.
- Truyền thuyết Bánh chưng bánh giày là câu chuyện giải thích cho sự ra đời của hai thứ bánh với nhiều ý nghĩa tốt đẹp.

  • Thân bài

* Bối cảnh:
- Đời vua Hùng thứ 6, đất nước đã yên bình, nhiệm vụ mới là làm sao duy trì được cảnh thịnh trị, nhân dân ấm no.
- Vua Hùng tuổi cao sức yếu, cần một người tài giỏi nối ngôi.
- Vua nghĩ ra cuộc thi tài làm cỗ cúng, với dụng ý mà không ai đoán được.

* Lang Liêu:
- Hoàn cảnh: Con thứ 18, mẹ mất sớm, bị ghẻ lạnh, quanh năm với ruộng đồng, nhà không có gì ngoài khoai sắn.
- Phẩm chất:
+ Sống giản dị, gần gũi với nhân dân, gắn bó với đồng ruộng, cần cù, chăm chỉ và biết quý trọng những thành quả lao động mình làm ra.
+ Biết tôn kính tổ tiên, kính trọng cha mẹ.
+ Được thần tiên giúp đỡ, thông minh, kiên nhẫn, cần cù tạo ra hai thứ bánh ngon và nhiều ý nghĩa dâng lên tổ tiên.

* Ý nghĩa bánh chưng bánh giày:
- Biểu trưng cho trời và đất song hành, là lòng tôn kính của con cháu với ông bà
- Tượng trưng cho những sản phẩm của nghề trồng trọt và chăn nuôi, là biểu tượng cho những sản vật của nghề nông, là sự đề cao nghề nông nghiệp truyền thống của nước ta
- Thể hiện những phẩm chất cao đẹp của người Việt ta, biết đùm bọc chở che, sống khiêm nhường giản dị.
=> Bánh chưng, bánh giày không chỉ quý ở chỗ ngon mà còn quý phần nhiều ở ý nghĩa và công sức sáng tạo của người làm, chứng tỏ được cả cái chí, cái tài và cái nhân phẩm đạo đức đáng quý của Lang Liêu, ngoài chàng ra chẳng ai có thể xứng đáng với ngôi vua hơn cả.

  • Kết bài
    - Bánh chưng, bánh giày là một truyền thuyết hấp dẫn vừa giải thích được sự ra đời đặc biệt của hai thứ bánh truyền thống.
    - Phản ánh những thành tựu trong nền nông nghiệp của đất nước ta vào những năm đầu dựng nước, ca ngợi tinh thần lao động miệt mài, sự sáng tạo trong công việc, đề cao những đức tính tốt đẹp của con người trong cuộc sống và tục lệ thờ cúng tổ tiên, trời đất.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bánh chưng, bánh giầy" số 4

Tóm tắt

Hùng Vương đời thứ 6 có 20 người con trai ai cũng giỏi giang, tài giỏi. Khi vua về già không biết chọn ai nối ngôi bèn nghĩ ra cách dâng lễ vật trong lễ Tiên vương, lễ vật nào ý nghĩa và hợp ý vừa nhất sẽ được truyền ngôi. Lang Liêu là người con thứ 18 của vua, trong khi các anh em lên rừng xuống biển tìm lễ vật thì Lang Liêu vẫn đang lo lắng chưa tìm ra lễ vật. Trong cơn mơ chàng được vị thần mách cho cách làm một loại bánh sử dụng nguyên liệu sẵn có. Hai chiếc bánh với hình vuông tượng trưng cho đất và hình tròn tượng trưng cho trời. Đến lễ Tiên vương, chàng dâng lên cho vua, vừa khen ngợi và rất hài lòng, vua Hùng quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.


Bố cục

Có thể chia văn bản thành 3 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...có Tiên vương chứng giám): Nhà vua ra quyết định truyền ngôi

- Phần 2 (Tiếp theo đến ...nặn hình tròn): Lang Liêu và các hoàng tử tìm kiếm và làm lễ vật

- Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa và tục lệ làm bánh chưng bánh giầy


Nội dung chính

Truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” vừa giải thích nguồn gốc của hai loại bánh: bánh chưng và bánh giầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta. Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian (nhân vật chính – Lang Liêu – trải qua cuộc thi tài, được thần giúp đỡ và được nối ngôi vua,…)


Những vấn đề cần chú ý: 

* Nội dung chính: 

Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

  • Hoàn cảnh và sự việc được kể.  

- Hoàn cảnh:

+ Vua đã già muốn truyền ngôi.

+ Vua có 20 người con trai.

+ Giặc ngoài đã yên, đất nước thái bình, nhân dân no ấm.

- Ý của vua: Người nối ngôi vua phải nối được chí vua, không nhất thiết là con trưởng.

- Hình thức: Vua ra một câu đố - nhân lễ Tiên Vương, các Lang dâng lễ vật sao cho vừa ý vua sẽ được nối ngôi. 

→ Vua chú trọng tài trí, tấm lòng hơn trưởng thứ.

- Các Lang thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon. Sai người đi tìm của quý trên rừng dưới biển, làm sơn hào hải vị, nem công chả phượng.

- Kết quả cuộc thi : Lang Liêu được chọn làm người nối ngôi.

  • Những đặc điểm chính của nhân vật Lang Liêu.   

- Lang Liêu:

+ Trong các con vua, chàng là người thiệt thòi nhất.

+ Tuy là Lang nhưng từ khi lớn lên chàng ra ở riêng, chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. → Thân là con vua nhưng phận thì gần gũi với dân thường.

+ Chàng được thần báo mộng gợi ý lấy gạo làm bánh. Từ gợi ý, Lang Liêu đã làm ra hai loại bánh rất ngon và ý nghĩa.

  • Những truyền thống tốt đẹp của người Việt được câu chuyện ca ngợi.  

- Giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền.

- Giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy và tục thờ cúng tổ tiên của người Việt.

- Đề cao nghề nông trồng lúa nước.

- Quan niệm duy vật thô sơ về Trời, Đất.

- Ước mơ vua sáng, tôi hiền, đất nước thái bình, nhân dân no ấm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bánh chưng, bánh giầy" số 5

I. Truyền thuyết

  • Khái niệm:

- Là loại truyện dân gian kể về các sự kiện và nhân vật ít nhiều có liên quan đến lịch sử, thông qua sự tưởng tượng, hư cấu.

  • Một số yếu tố của truyền thuyết

- Truyền thuyết thường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian.

- Truyền thuyết được kể theo mạch tuyến tính (có tính chất nối tiếp, theo trình tự thời gian). Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính: hoàn cảnh xuất hiện và thân thể; chiến công phi thường; kết cục.

- Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng. Họ thường phải đối mặt với những thử thách to lớn, cũng là thử thách của cả cộng đồng. Họ lập nên những chiến công phi thường nhờ có tài năng xuất chúng và sự hỗ trợ của cộng đồng.

- Lời kể của truyền thuyết cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện.

- Yếu tố kì ảo (lạ và không có thật) xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hóa nhân vật và chiến công của họ.


II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

  1. Thể loại: Truyện truyền thuyết.
  2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Theo Chương Trính, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập I – Văn học dan gian, NXB văn học, Hà Nội, 1977, tr.548-550.

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba


5. Tóm tắt:

Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi. Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.


6. Bố cục:

Gồm 3 phần:

+ Phần 1 (Từ đầu đến ...có Tiên vương chứng giám): Nhà vua ra quyết định truyền ngôi

+ Phần 2 (Tiếp theo đến ...nặn hình tròn): Lang Liêu và các hoàng tử tìm kiếm và làm lễ vật.

+ Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa và tục lệ làm bánh chưng bánh giầy


7. Giá trị nội dung:

Truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta.


8. Giá trị nghệ thuật:

+ Sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảo.

+ Lối kể chuyện dân gian: theo trình tự thời gian.


III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

  • Nhà vua ra quyết định truyền ngôi

- Hoàn cảnh truyền ngôi: giặc ngoài đã dẹp yên, vua đã già, muốn truyền ngôi

- Người nối ngôi vua phải là người nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng

- Cách thức: một câu đố để thử tài – “ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho”

→ Cách chọn người nối ngôi của vua Hùng khác với các đời vua trong lịch sử

  • Lang Liêu và các hoàng tử tìm kiếm, làm lễ vật

- Các hoàng tử đua nhau làm lễ thật hậu, thật ngon đem về lễ Tiên vương, họ đi tìm của quý trên rừng xuống biển

- Lang Liêu là người thiệt thòi nhất, từ khi lớn lên, chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa trồng khoai, trong nhà chỉ có khoai, lúa là nhiều

- Lang Liêu nằm mộng thấy thần, được thần mách bảo, Lang Liêu nghe lời thần làm lễ vật dâng vua cha:

+ Chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, đem vo sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành bánh hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ.

+ Thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyền, nặn hình tròn

  • Ý nghĩa và tục lệ bánh chưng, bánh giầy

- Bánh của Lang Liêu được chọn để tế Trời, Đất cùng Tiên vương

- Sau khi lễ xong, vua cùng quần thần ăn bánh, ai cũng tấm tắc khen ngon

- Lang Liêu là người hiểu ý nhà vua nên được truyền ngôi cho. Ý nghĩa món bánh của Lang Liêu:

+ Bánh hình tròn tượng trưng cho trời nên gọi là bánh giầy

+ Bánh hình vuông tượng trưng là đất, thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ, muôn loài, đặt tên là bánh chưng

+ Lá bọc ngoài, mĩ vị ở trong là ngụ ý đùm bọc nhau

- Tục lệ ở nước ta: chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy, thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bánh chưng, bánh giầy" số 6

1. Khái quát chung

1.1. Bố cục bài học

– Phần 1: Từ đầu đến “… chứng giám” -> Vua Hùng đưa ra điều kiện để truyền ngôi.

– Phần 2: Tiếp theo đến “… hình tròn” -> Lang Liêu và các hoàng tử thi nhau tìm kiếm lễ vật để dâng lên vua cha.

– Phần 3: Còn lại -> Ý nghĩa và phong tục làm bánh chưng, bánh giầy của người Việt.

1.2. Nghệ thuật

– Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian.

– Có yếu tố tưởng tượng thần kì độc đáo.

2. Hướng dẫn soạn bài Bánh chưng, Bánh giầy

Câu hỏi: Khi đọc văn bản Bánh trưng, Bánh giầy cần lưu ý những gì?

Gợi ý:

  • Hoàn cảnh và sự kiện được kể:

– Đời vua Hùng thứ 6, đất nước đã yên bình, nhiệm vụ mới là làm sao duy trì được cảnh thịnh trị, nhân dân ấm no.

– Vua Hùng tuổi cao sức yếu, cần một người tài giỏi nối ngôi.

– Vua nghĩ ra cuộc thi tài làm cỗ cúng

– Sự kiện: Lang Liêu làm ra hai thứ bánh để lễ Tiên Vương: Bánh chưng, bánh giầy.

  • Những đặc điểm chính của nhân vật Lang Liêu:

– Khác với các hoàng tử khác, người người săn tìm của ngon vật lạ thì Lang Liêu lại có số phận hẩm hiu và kém may mắn, bởi chàng tuy là hoàng tử thứ 18, nhưng mẹ lại thất sủng, mất sớm, không được vua cha để ý.

– Lang Liêu có cuộc sống hết sức bình dị, tựa như một người nông dân chân chính, chàng quên đi thân phận hoàng tử, suốt ngày chàng chỉ chăm lo đồng áng, tài sản lớn nhất chàng có cũng chỉ toàn khoai, sắn, lấy đâu ra châu báu ngọc ngà mà so với huynh đệ. 

  • Những truyền thống tốt đẹp của người Việt được câu chuyện ca ngợi:

– Bánh chưng, bánh giày là một truyền thuyết hấp dẫn vừa giải thích được sự ra đời đặc biệt của hai thứ bánh truyền thống, đồng thời phản ánh những thành tựu trong nền nông nghiệp của đất nước ta vào những năm đầu dựng nước, ca ngợi tinh thần lao động miệt mài, sự sáng tạo trong công việc, đề cao những đức tính tốt đẹp của con người trong cuộc sống và tục lệ thờ cúng, tổ tiên trời đất với một lòng thành kính sâu sắc của nhân dân ta từ xưa tới nay.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .