Top 6 Bài soạn "Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) hay nhất

626

Văn bản "Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân" thuộc thể loại truyện ngụ ngôn của Ê-dốp. Với nghệ thuật xây dựng tình huống đặc sắc và hình tượng nhân vật ấn tượng, văn bản mang...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 1

Nội dung chính

Từ câu chuyện của Bụng, Răng, Miệng, Tay, Chân, truyện nêu ra bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải tôn trọng công sức, nương tựa, gắn bó với nhau để cùng tồn tại


Chuẩn bị 1

Câu 1 (trang 11, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Đọc trước truyện Bụng vả Răng, Miệng, Tay, Chân, tìm hiểu thêm về tác giả Ê-dốp (Aesop).

Phương pháp giải:

Đọc trước văn bản và tìm hiểu thêm về tác giả Ê-dốp.

Lời giải chi tiết:

Aesop là một nhà văn Hy Lạp. Ông sinh ra là một người nô lệ. Aesop là nô lệ cho một người có tên là Xanthus, sống tại đảo Samos.

Tư liệu về cuộc đời của ông không rõ ràng lắm và không có bản viết tay nào của ông còn tồn tại đến ngày nay Nhưng ông được xem là tác giả của rất nhiều câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng trên thế giới và đã được truyền miệng và được sưu tập qua nhiều thế kỷ và bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau theo truyền thống kể chuyện vẫn tiếp tục đến ngày nay.

Aesop đã để lại cho nhân loại một kho tàng truyện ngụ ngôn đồ sộ cả về mặt số lượng lẫn giá trị. Với đa số nhân vật là những con vật đã được nhân cách hóa, truyện ngụ ngôn Aesop hàm chứa những thông điệp sâu sắc mà giản dị, được chuyển tải đến người đọc bằng giọng văn nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Cuối một số chuyện còn là những thông điệp ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa nhằm nhắn nhủ bạn đọc những chân lý giản dị trong cuộc sống.


Chuẩn bị 2

Câu 2 (trang 11, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Trong thực tế cuộc sống, em đã từng ghen tị, so bì với người khác tương tự các nhân vật ở truyện ngụ ngôn này chưa? Hãy chia sẻ về câu chuyện ấy

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân và kể lại.

Lời giải chi tiết:

Trong thực tế cuộc sống, em đã từng ghen tị, so bì với người khác tương tự các nhân vật ở truyện ngụ ngôn này. Em hay so bì với chị gái về những công việc nhà mẹ giao cho hàng ngày. Chị lớn nên thường không so đo với em, luôn cố gắng hoàn thành mọi việc mẹ giao. Đến giờ, sau khi hiểu ra tấm lòng của chị và trách nhiệm của chính mình, em đã chăm chỉ và tự giác hơn, không so bì tị nạnh với chị để mẹ phải buồn lòng nữa.


Đọc hiểu 1

Câu 1 (trang 11, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Lí do gì khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản trong SGK, chú ý khổ 1 của văn bản

Lời giải chi tiết:

Lí do khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn là vào một ngày đẹp trời họ thấy mình phải cong lưng làm lụng trong khi anh Bụng chỉ việc ung dung chén tràn mà không mất công sức gì.


Đọc hiểu 2

Câu 2 (trang 12, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Kết quả cuối cùng thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản trong SGK, chú ý khổ thứ 4 của văn bản

Lời giải chi tiết:

Kết quả là người thì rã rời, Tay oặt ẹo, Miệng khô đắng ngắt, Chân mệt mỏi không mang nổi thân gầy.


Đọc hiểu 3

Câu 3 (trang 12, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Khổ thơ cuối có phải là bài học của truyện hay không?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản trong SGK, chú ý khổ cuối của văn bản

Lời giải chi tiết:

Khổ thơ cuối chính là bài học nhắc nhở về tinh thần đoàn kết đồng lòng, chung sức để đời bình yên.


CH cuối bài 1

Câu 1 (trang 12, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản trong SGK

Lời giải chi tiết:

Một ngày đẹp trời, các bộ phận trên cơ thể gồm Tay, Miệng, Răng, Chân ghen tị với Bụng rằng mình phải làm việc cực nhọc nên đã đình công không chịu làm gì để trừng phạt Bụng. Nhưng được mấy ngày thì thấy mệt mỏi rã rời, oặt ẹo, tất cả đều hiểu ra và quay trở lại đoàn kêt với nhau.


CH cuối bài 2

Câu 2 (trang 12, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Đối chiếu với khái niệm truyện ngụ ngôn ở phần Kiến thức ngữ văn để nêu ra sự giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn này với các truyện ngụ ngôn đã học (Gợi ý: tìm sự giống và khác nhau về đề tài, cách kế, nhân vật, nội dung, bài học,...).

Phương pháp giải:

Đọc kỹ phần Kiến thức ngữ văn và văn bản trong SGK.

Lời giải chi tiết:

* Giống:

- Mượn chuyện về đồ vật, loài vật, cây cỏ,…để gián tiếp nói chuyện con người, nêu lên triết lý nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.

* Khác:

- Được kể bằng văn vần.

- Thay vì dùng hình ảnh con vật, câu chuyện lấy nhân vật là các bộ phận trên cơ thể người để nêu lên bài học về lòng đoàn kết.


CH cuối bài 3

Câu 3 (trang 12, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Theo em, có thể rút ra được bài học gì từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản trong SGK.

Lời giải chi tiết:

Từ câu chuyện của Bụng, Răng, Miệng, Tay, Chân, truyện nêu ra bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải tôn trọng công sức, nương tựa, gắn bó với nhau để cùng tồn tại.


CH cuối bài 4

Câu 4 (trang 12, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Tìm đọc truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng của Việt Nam, so sánh với truyện ngụ ngôn trên của Ê-dốp và nêu nhận xét của em.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản trong SGK.

Lời giải chi tiết:

Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam) và truyện ngụ ngôn trên của Ê-dốp đều mượn các nhân vật là bộ phận trên cơ thể người để truyền tải thông điệp, bài học về tinh thần đoàn kết: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải tôn trọng công sức, nương tựa, gắn bó với nhau để cùng tồn tại.

Tuy nhiên, trong khi Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam) được viết dưới dạng văn xuôi thì Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân được viết dưới dạng thơ song thất lục bát.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 2

Chuẩn bị

Hiển thị nội dung

Yêu cầu (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Đọc trước truyện Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân, tìm hiểu thêm về tác giả Ê-dốp (Aesop).

- Trong thực tế cuộc sống, em đã từng ghen tị, so bì với người khác tương tự các nhân vật ở truyện ngụ ngôn này chưa? Hãy chia sẻ về câu chuyện ấy.

Trả lời: 

- Tác giả Ê-dốp (khoảng 620-564 TCN) là một nhà văn Hy Lạp. Ông sinh ra là một người nô lệ, sống tại đảo Samos vào giữa thế kỷ 6 trước Công nguyên thuộc giai đoạn Hy Lạp cổ đại. Ông được xem là tác giả của rất nhiều câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng trên thế giới và đã được truyền miệng và được sưu tập qua nhiều thế kỷ và bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau theo truyền thống kể chuyện vẫn tiếp tục đến ngày nay. Trong những câu chuyện này, động vật có thể trò chuyện và có tính cách con người, chẳng hạn như Thỏ và rùa, Kiến và châu chấu. Đặc điểm sáng tác của ông: Với đa số nhân vật là những con vật đã được nhân cách hóa, truyện ngụ ngôn Aesop hàm chứa những thông điệp sâu sắc mà giản dị, được chuyển tải đến người đọc bằng giọng văn nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Cuối một số chuyện còn là những thông điệp ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa nhằm nhắn nhủ bạn đọc những chân lý giản dị trong cuộc sống.

- Các em sẽ tự liên hệ với bản thân chia sẻ câu chuyện của mình với bạn bè và thầy/ cô.


Đọc hiểu

* Nội dung chính: Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người: Bụng, Răng Miệng, Tay Chân họp bàn nhau cùng “đình công” chống lại Bụng Bụng chỉ ngồi không, nhưng sau đó họ đã nhận ra sai lầm, lại thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả. Từ đó, truyện nêu lên bài học nhân sinh sâu sắc: trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt, mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó, phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.


* Trả lời câu hỏi giữa bài: 

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Lí do gì khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn?

Trả lời: 

- Lí do gì khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn: Các thành viên phải làm việc vất vả còn anh Bụng thì nhàn rỗi.


Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý cách phản ứng của các thành viên cơ thể.

Trả lời: 

- Phản ứng của các thành viên cơ thể:

+ Tay – bỏ hẳn gắp thịt 

+ Miệng- nhất quyết không xơi

+ Răng – ngồi chơi


Câu 3 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Kết quả cuối cùng thế nào?

Trả lời: 

Kết quả cuối cùng:

+ Tay- oặt ẹo 

+ Miệng- khô, đắng ngắt

+ Chân- không mang nổi cơ thể 


Câu 4 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Khổ thơ cuối có phải là bài học của truyện hay không?

Trả lời: 

- Khổ thơ cuối có phải là bài học của truyện, đó là mỗi thành viên không thể sống tách biệt, mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó, phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.


* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):  Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.

Trả lời: 

Tóm tắt câu chuyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân bằng văn xuôi: Vào một ngày đẹp trời, các thành viên trên cơ thể họp nhau lại và đình công bởi lí do là Bụng nhàn nhã không phải làm việc còn các thành viên khác phải làm việc vất vả.  Hành động cụ thể của các nhân vật là Tay bỏ hẳn gắp thịt, Miệng nhất quyết không xơi, Răng ngồi chơi. Và kết quả là các thành viên đều mệt mỏi rã rời và nhận ra hành động sai trái của mình và cùng nhau đoàn kết để có cơ thể khỏe mạnh.


Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Đối chiếu với khái niệm truyện ngụ ngôn ở phần Kiến thức ngữ văn để nêu ra sự giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn này với các truyện ngụ ngôn đã học (Gợi ý: tìm sự giống và khác nhau về đề tài, cách kể, nhân vật, nội dung, bài học,...).

Trả lời: 

Khái niệm truyện ngụ ngôn

Truyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

Giống nhau

- Nội dung: mượn chuyện loài vật, đồ vật… để nói chuyện con người.

- Bài học: rút ra bài học nhân sinh sâu sắc, kinh nghiệm sống

- Thể loại: văn xuôi hoặc văn vần

Khác nhau

- Thể loại: văn xuôi hoặc văn vần

- Nhân vật: loài vật, đồ vật -> Lấy loài vật, đồ vật để nói con người.

- Thể loại thơ

- Nhân vật: bộ phận trên cơ thể người-> Lấy bộ phận con người để nói chính con người


Câu 3 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, có thể rút ra được bài học gì từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân?

Trả lời: 

- Bài học được rút ra từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân: mỗi thành viên không thể sống tách biệt, mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó, phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.


Câu 4 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm đọc truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam), so sánh với truyện ngụ ngôn trên của Ê- dốp và nêu nhận xét của em.

Trả lời: 

- So sánh: 


Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam)

Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân (Hi Lạp)

Thể loại

Văn xuôi

Văn vần

Nhân vật

Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

Nội dung

Sự đố kị giữa các thành viên trên cơ thể

Sự đố kị giữa các thành viên trên cơ thể

Bài học

Phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.

Phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.

- Nhận xét: Truyện ngụ ngôn Việt Nam và truyện Ê- dốp có nhiều điểm giống nhau (nội dung, bài học), chỉ khác nhau chủ yếu về thể loại và một số nhân vật trong truyện.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 3

Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Ê-dốp (620-564 TCN), là một nhà văn Hy Lạp. Ông có cuộc đời đầy bất hạnh khi sinh ra là một nô lệ. Ông được coi là tác giả cố nhiều câu chuyện ngụ ngôn nhất trên thế giới. Câu chuyện của ông, qua hình ảnh những loài động vật nói chuyện với nhau, mang tính cách con người nhằm đưa ra nhiều bài học quý giá. Truyện của ông đã được xuất bản thành nhiều thứ tiếng trên thế giới.

- Trong cuộc sống, em chưa từng ghen tị, so bì với người khác. Nhưng em đã từng chứng kiến người bạn của em làm như vậy. Đó là một lần cô giáo treo phần thưởng là được điểm cao sẽ không phải trực nhật. Đúng lần đó em được điểm cao và không phải trực nhật. Hôm đến lượt em trực thì được phép chuyển tiếp cho bạn dưới. Thấy vậy, bạn được chuyển tiếp ấy tỏ rõ thái độ khinh bỉ, than phiền với các bạn xung quanh về việc em không trực nhật.


Đọc hiểu

* Nội dung chính: Truyện kể về Răng, Tay, Chân, Miệng vì ghen tị với Bụng mà rủ nhau không ăn uống gì, kết quả là các bộ phận đều bị mệt mỏi, không có sức để hoạt động.


* Trả lời câu hỏi giữa bài: 

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Lí do khiến các thành viên cơ thể họp bản là vì họ phải làm việc nhièu, trong khi đó, lão Bụng lại ung dung chén trán mà không làm gì.


Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Cách phản ứng của các thành viên: Tay bỏ gắp thịt, miệng từ chối nhai, răng không làm việc.


Câu 3 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Kết quả cuối cùng là các thành viên cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng để hoạt động.


Câu 4 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Khổ thơ cuối có phải bài học của truyện bởi nó nêu ra được bài học quý giá: trong tập thể, mỗi cá nhân đều rất quan trọng vì vậy chúng ta cần phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, không nên đố kị hay ghen ghét người khác.


* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Đó là một hôm Răng, Miệng, Tay và Chân thấy mình phải làm việc vất vả mà Bụng chỉ có việc xơi nên họ rủ nhau không làm gì để  Bụng phải cùng chung tay làm. Kết quả là các thành viên trong cơ thể đều cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không làm gì được. Lúc này họ mới hiểu ra Bụng không hề chơi mà anh ấy cũng có việc khác phải làm. Từ đó, họ hiểu ra phải chung tay đoàn kết với nhau, cùng làm việc thì thân kia mới không bị ra rời.


Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

* Giống nhau

- Đều cùng thuộc thể loại truyện ngụ ngôn

- Đều sử dụng các danh từ chung

- Đều đưa ra bài học triết lí nhân sinh sâu sắc.

* Khác nhau


Câu 3 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Theo em, có thể rút ra bài học từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân là trong một tập thể, mỗi người đều có trách nhiệm và nhiệm vụ khác nhau, chúng ta nên tôn trong họ và tránh ghen ghét, đố kị.


Câu 4 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam) và truyện ngụ ngôn trên của Ê-díp có nội dung tương tự nhau, đều nói về con người trong một tập thể. Khác nhau ở chỗ trong truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, đối tượng bị ghen tị ở đây là lão Miệng và được kể dưới dạng văn xuôi, còn trong truyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân thì là Bụng và được kể dưới dạng thơ. Dù vậy, cả hai truyện đều đem đến cho ta bài học sâu sắc về cách cư xử của con người trong một tập thể nhất định. Ở đó, mọi người phải biết tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 4

Chuẩn bị 1

Câu 1 trang 11 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Đọc trước truyện Bụng vả Răng, Miệng, Tay, Chân, tìm hiểu thêm về tác giả Ê-dốp (Aesop).

Trả lời:

Aesop là một nhà văn Hy Lạp. Ông sinh ra là một người nô lệ. Aesop là nô lệ cho một người có tên là Xanthus, sống tại đảo Samos.

Tư liệu về cuộc đời của ông không rõ ràng lắm và không có bản viết tay nào của ông còn tồn tại đến ngày nay Nhưng ông được xem là tác giả của rất nhiều câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng trên thế giới và đã được truyền miệng và được sưu tập qua nhiều thế kỷ và bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau theo truyền thống kể chuyện vẫn tiếp tục đến ngày nay.

Aesop đã để lại cho nhân loại một kho tàng truyện ngụ ngôn đồ sộ cả về mặt số lượng lẫn giá trị. Với đa số nhân vật là những con vật đã được nhân cách hóa, truyện ngụ ngôn Aesop hàm chứa những thông điệp sâu sắc mà giản dị, được chuyển tải đến người đọc bằng giọng văn nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Cuối một số chuyện còn là những thông điệp ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa nhằm nhắn nhủ bạn đọc những chân lý giản dị trong cuộc sống.


Chuẩn bị 2

Câu 2 trang 11 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Trong thực tế cuộc sống, em đã từng ghen tị, so bì với người khác tương tự các nhân vật ở truyện ngụ ngôn này chưa? Hãy chia sẻ về câu chuyện ấy

Trả lời:

Trong thực tế cuộc sống, em đã từng ghen tị, so bì với người khác tương tự các nhân vật ở truyện ngụ ngôn này. Em hay so bì với chị gái về những công việc nhà mẹ giao cho hàng ngày. Chị lớn nên thường không so đo với em, luôn cố gắng hoàn thành mọi việc mẹ giao. Đến giờ, sau khi hiểu ra tấm lòng của chị và trách nhiệm của chính mình, em đã chăm chỉ và tự giác hơn, không so bì tị nạnh với chị để mẹ phải buồn lòng nữa.


Đọc hiểu 1

Câu 1 trang 11 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Lí do gì khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn.

Trả lời:

Lí do khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn là vào một ngày đẹp trời họ thấy mình phải cong lưng làm lụng trong khi anh Bụng chỉ việc ung dung chén tràn mà không mất công sức gì.


Đọc hiểu 2

Câu 2 trang 12 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Kết quả cuối cùng thế nào?

Trả lời:

Kết quả là người thì rã rời, Tay oặt ẹo, Miệng khô đắng ngắt, Chân mệt mỏi không mang nổi thân gầy.


Đọc hiểu 3

Câu 3 trang 12 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Khổ thơ cuối có phải là bài học của truyện hay không?

Trả lời:

Khổ thơ cuối chính là bài học nhắc nhở về tinh thần đoàn kết đồng lòng, chung sức để đời bình yên.


CH cuối bài 1

Câu 1 trang 12 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.

Trả lời:

Một ngày đẹp trời, các bộ phận trên cơ thể gồm Tay, Miệng, Răng, Chân ghen tị với Bụng rằng mình phải làm việc cực nhọc nên đã đình công không chịu làm gì để trừng phạt Bụng. Nhưng được mấy ngày thì thấy mệt mỏi rã rời, oặt ẹo, tất cả đều hiểu ra và quay trở lại đoàn kêt với nhau.


CH cuối bài 2

Câu 2 trang 12 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Đối chiếu với khái niệm truyện ngụ ngôn ở phần Kiến thức ngữ văn để nêu ra sự giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn này với các truyện ngụ ngôn đã học (Gợi ý: tìm sự giống và khác nhau về đề tài, cách kế, nhân vật, nội dung, bài học,...).

Trả lời:

* Giống:

- Mượn chuyện về đồ vật, loài vật, cây cỏ,…để gián tiếp nói chuyện con người, nêu lên triết lý nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.

* Khác:

- Được kể bằng văn vần.

- Thay vì dùng hình ảnh con vật, câu chuyện lấy nhân vật là các bộ phận trên cơ thể người để nêu lên bài học về lòng đoàn kết.


CH cuối bài 3

Câu 3 trang 12 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Theo em, có thể rút ra được bài học gì từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân?

Trả lời:

Từ câu chuyện của Bụng, Răng, Miệng, Tay, Chân, truyện nêu ra bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải tôn trọng công sức, nương tựa, gắn bó với nhau để cùng tồn tại.


CH cuối bài 4

Câu 4 trang 12 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Tìm đọc truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng của Việt Nam, so sánh với truyện ngụ ngôn trên của Ê-dốp và nêu nhận xét của em.

Trả lời:

Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam) và truyện ngụ ngôn trên của Ê-dốp đều mượn các nhân vật là bộ phận trên cơ thể người để truyền tải thông điệp, bài học về tinh thần đoàn kết: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải tôn trọng công sức, nương tựa, gắn bó với nhau để cùng tồn tại.

Tuy nhiên, trong khi Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam) được viết dưới dạng văn xuôi thì Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân được viết dưới dạng thơ song thất lục bát.


Nội dung chính Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

Từ câu chuyện của Bụng, Răng, Miệng, Tay, Chân, truyện nêu ra bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải tôn trọng công sức, nương tựa, gắn bó với nhau để cùng tồn tại

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 5

I. Tác phẩm Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

  • Thể loại: Truyện ngụ ngôn
  • Phương thức biểu đạt: Tự sự
  • Tóm tắt tác phẩm Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

Tay, Miệng, Răng đều cho rằng mình phải làm việc vất vả còn Bụng chỉ việc ăn không ngồi rồi nên họ đã quyết định đình công không làm gì nữa. Nhưng chỉ sau mấy ngày, họ nhận ra tầm quan trọng của Bụng và quyết định tiếp tục sống hòa thuận và thân mật, không ai tị ai cả.

  • Bố cục tác phẩm Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

Chia bài thơ làm 3 đoạn

- Đoạn 1: 3 khổ thơ đầu: Các thành viên Chân, Tay, Miệng, Răng họp bàn nhau “đình công” vì anh Bụng chẳng làm gì.

- Đoạn 2: 2 khổ thơ tiếp: Các thanh viên mệt mỏi, không còn sức lực

- Đoạn 4: Khổ cuối: Mọi người hiểu ra và đoàn kết trở lại

  • Giá trị nội dung tác phẩm Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

- Bài học về lối sống tập thể mỗi người cần phải có trách nhiệm với mọi người, cộng sinh để cùng tồn tại, phải biết tôn trọng và cùng nhau xây dựng cuộc sống chung.

  • Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

- Xây dựng tình huống đặc sắc và hình tượng nhân vật ấn tượng.


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

  • Tay, Chân, Miệng, Răng so bì, tị nạnh với Bụng

- Tay, Chân, Miệng, Răng cho rằng họ phải “làm việc mệt nhọc quanh năm còn anh Bụng không làm gì cả, chỉ ngủ”

- Họ rủ nhau “đình công” và quyết không làm gì nữa để anh Bụng phải chung tay cùng làm

  • Hậu quả về hành động của Chân, Tay, Tai, Mắt

- Đôi tay: rã rời, oặt ẹo

- Miệng: Khô, đắng ngắt cả người

- Chân: không mang nổi thân gầy, đói ăn

→ Cả hội lừ đừ, mệt mỏi

  • Cách sửa chữa hậu quả

- Mọi người nhân ra đã trách nhầm anh Bụng, anh Bụng không lười, anh Bụng cũng phải làm việc và không được chơi lúc nào

- Tất cả lại chung sống hòa thuận, mỗi người một việc như trước, không ai tị nạnh ai cả


1. Chuẩn bị

- Ê-dốp (khoảng 620 - 564 trước công nguyên) là một người Hy Lạp.

- Trong cuộc sống, mỗi người đều đã từng ghen tị, so bì với người khác


2. Đọc hiểu

Câu 1. Lí do gì khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn?

Bụng không làm gì, chỉ biết hưởng thụ.


Câu 2. Kết quả cuối cùng thế nào?

Người thì rã rời, Tay oặt ẹo, Miệng khô đắng ngắt, Chân mệt mỏi không mang nổi thân gầy.


Câu 3. Khổ thơ cuối có phải là bài học của truyện hay không?

Bài học: Tinh thần đoàn kết, đồng lòng trong cuộc sống.


3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.

Một ngày, mấy thành viên cơ thể bỗng thấy mình phải cong lưng làm việc cho anh Bụng đánh chén. Họ bàn bạc rồi quyết định đình công để anh Bụng phải cùng làm. Nhưng chỉ mấy hôm sau, n gười thì rã rời, Tay oặt ẹo, Miệng khô đắng ngắt, Chân mệt mỏi không mang nổi thân gầy. Cuối cùng họ nhận ra Bụng cũng chẳng được nghỉ ngơi và quay trở lại đoàn kết với nhau.


Câu 2. Đối chiếu với khái niệm truyện ngụ ngôn ở phần Kiến thức ngữ văn để nêu sự giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn này với các truyện ngụ ngôn đã học (Gợi ý: có thể dựa vào các yếu tố đề tài, cách kể, nhân vật, nội dung, bài học...).

- Giống nhau:

  • Mượn chuyện đồ vật, loài vật… để nói chuyện con người.
  • Gửi gắm một bài học, kinh nghiệm về cuộc sống.

- Khác nhau: Truyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân được kể bằng văn vần.


Câu 3. Theo em, có thể rút ra bài học gì từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân?

Truyện nêu ra bài học rằng trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau gắn bó với nhau để cùng tồn tại.


Câu 4. Tìm đọc truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng của Việt Nam, so sánh với truyện ngụ ngôn trên của Ê-dốp và nêu nhận xét của em.

- Giống nhau:

  • Đều mượn bộ phận trên cơ thể để nói về con người.
  • Bài học rút ra về tinh thần đoàn kết.

- Khác nhau:

  • Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng được viết dưới dạng văn xuôi
  • Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân được viết dưới văn vần
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 6

I. Giới thiệu tác giả Aesop 

Aesop là một nhà văn Hy Lạp. Ông sinh ra là một người nô lệ. Aesop là nô lệ cho một người có tên là Xanthus, sống tại đảo Samos.

Tư liệu về cuộc đời của ông không rõ ràng lắm và không có bản viết tay nào của ông còn tồn tại đến ngày nay Nhưng ông được xem là tác giả của rất nhiều câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng trên thế giới và đã được truyền miệng và được sưu tập qua nhiều thế kỷ và bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau theo truyền thống kể chuyện vẫn tiếp tục đến ngày nay.

Aesop đã để lại cho nhân loại một kho tàng truyện ngụ ngôn đồ sộ cả về mặt số lượng lẫn giá trị. Với đa số nhân vật là những con vật đã được nhân cách hóa, truyện ngụ ngôn Aesop hàm chứa những thông điệp sâu sắc mà giản dị, được chuyển tải đến người đọc bằng giọng văn nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Cuối một số chuyện còn là những thông điệp ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa nhằm nhắn nhủ bạn đọc những chân lý giản dị trong cuộc sống.


II. Khái quát tác phẩm Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Theo Ngọc Châu, 200 truyện ngụ ngôn Ê-dốp dịch thành thơ song thất lục bát., NXB Thế giới, Hà Nội, 2019

2. Thể loại

Thể thơ song thất lục bát, cũng được gọi là lục bát gián thất hay thể ngâm là một thể văn vần đặc thù của Việt Nam. Một số tác phẩm lớn trong văn chương Việt Nam như bản dịch Chinh Phụ Ngâm ra quốc âm đã được viết theo thể thơ này. Thơ song thất lục bát gồm có 2 câu 7 chữ và 1 câu 6 chữ, 1 câu 8 chữ.

3. Tóm tắt

Một ngày đẹp trời, các bộ phận trên cơ thể gồm Tay, Miệng, Răng, Chân ghen tị với Bụng rằng mình phải làm việc cực nhọc nên đã đình công không chịu làm gì để trừng phạt Bụng. Nhưng được mấy ngày thì thấy mệt mỏi rã rời, oặt ẹo

4. Giá trị nội dung

Từ câu chuyện của Bụng, Răng, Miệng, Tay, Chân, truyện nêu ra bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải tôn trọng công sức, nương tựa, gắn bó với nhau để cùng tồn tại.

5. Đặc sắc nghệ thuật 

- Cách kể chuyện ý vị với ngụ ý sâu sắc

- Mượn chuyện các bộ phận cơ thể con người để khuyên nhủ, răn dạy con người


CHUẨN BỊ

Câu 1. Đọc trước truyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Ê-dốp (Aesop).

Trả lời:

    Các học giả từ lâu đã tranh luận về danh tính của Aesop và trên thực tế, liệu rằng ông ta có từng tồn tại hay không. Ngay cả đối với người xưa, Aesop cũng là một điều bí ẩn. Một số người nghĩ ông ấy là một nô lệ, những người khác xem ông ấy như là một cố vấn của Vua Croesus, và vẫn còn những người khác lại xem ông ấy là một người Hy Lạp, một người Thracia, một người Ethiopia, hoặc một người đến từ đảo Samos chuyên tìm ra giải pháp hay câu trả lời cho những điều bí ẩn khó hiểu, người mà đã trở thành cố vấn cho vua Babylon.

  Mặc dù chúng ta có thể không bao giờ biết liệu rằng đã từng có một người đàn ông được gọi là Aesop từng đi bộ trên trái đất, sáng tác hoặc thu thập các câu chuyện ngụ ngôn, và sau đó truyền lại chúng cho những người cùng thời của mình hay không, nhưng chúng ta biết chắc chắn rằng những câu chuyện đạo đức được thu thập lại dưới tên của ông ấy từ lâu đã ảnh hưởng đến nền văn hóa của chúng ta và góp phần vào việc giáo dục những người trẻ tuổi của chúng ta.


Câu 2. Trong thực tế cuộc sống, em đã từng ghen tị, so bì với người khác tương tự các nhân vật ở truyện ngụ ngôn này chưa? Hãy chia sẻ về câu chuyện ấy (nếu có).

Trả lời:

Trong thực tế cuộc sống, em chưa từng ghen tị, so bì với người khác tương tự các nhân vật ở truyện ngụ ngôn này.


ĐỌC HIỂU

Câu 1.  Lí do gì khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn?

Trả lời:  Lí do khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn vì họ cho rằng Bụng không làm việc gì, chỉ việc hưởng thụ.

Câu 2.  Chú ý cách phản ứng của các thành viên cơ thể.

Trả lời:  Cách phản ứng của các cơ thể là đình công bằng cách tuyệt thực.

Câu 3.  Kết quả cuối cùng thế nào?

Trả lời:  Kết quả khi các thành viên cơ thể đình công, tất cả đều trở nên xác xơ, mệt mỏi, rã rời.

Câu 4. Khổ thơ cuối có phải là bài học của truyện hay không?

Trả lời: Khổ thơ cuối chính là bài học rút ra của truyện.


CÂU HỎI

Câu 1. Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.

Trả lời: Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi:

  Các bộ phận trên cơ thể gồm Răng, Miệng, Tay, Chân phải làm việc suốt ngày. Họ thây Bụng chẳng phải làm việc gì cả mà chỉ cần hưởng thụ. Do thấy không công bằng, họ đã quyết định đình công cho Bụng phải biết góp sức vào làm việc. Nhưng khi họ đình công bằng cách tuyệt thực, không chỉ Bụng mà tất cả các bộ phận của cơ thể đều rã rời, không có sức sống. Đến lúc này, tất cả mới hiểu Bụng không phải chỉ biết hưởng thụ thành quả từ công sức lao động của các bộ phận khác mà chính nó cũng chẳng được ngơi phút nào.


Câu 2. Đối chiếu với khái niệm truyện ngụ ngôn ở phần Kiến thức ngữ văn để nêu sự giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn này với các truyện ngụ ngôn đã học (Gợi ý: có thể dựa vào các yếu tố đề tài, cách kể, nhân vật, nội dung, bài học,...).

Trả lời:

Bụng và Răng, Miệng, Tay, ChânẾch ngồi đáy giếngĐẽo cày giữa đường
Giống nhau - Đều là truyện ngụ ngôn, nói lên những triết lí nhân sinh và bài học trong cuộc sống.

Khác nhau

Đề tài Sự đoàn kết của tập thểSự thiếu hiểu biết và thói hống hách của con người Chính kiến của bản thân

Cách kể Văn vầnVăn xuôi Văn xuôi

Nhân vật Các bộ phận của con người Động vật Con người

Nội dung Răng, Miệng, Chân, Tay cho rằng Bụng chỉ biết hưởng thụ, không làm việc nên đã đình công bằng cách tuyệt thực. Sau đó tất cả đều mệt mỏi, rã rời. Các bộ phận cơ thể mới biết chúng đã nghĩ sai về Bụng vì Bụng vẫn phải làm việc, chẳng được nghỉ ngơi.Con ếch ở trong giếng nghĩ mình là to lớn nhất, kêu ộp ộp làm các con vật khác trong giếng sợ hãi. Nó cũng cứ tưởng bầu trời chỉ bé bằng miệng giếng. Một hôm trời mưa, nước cao, ếch được ra khỏi giếng. Ra ngoài, vẫn giữ thói nghênh ngang nên nó đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.Một người thợ mộc bỏ hết vốn liếng để mua gỗ làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh ta ở đường lớn, người qua kẻ lại nhiều. Tất cả bọn họ đều góp ý cho thợ mộc. Mỗi khi có ai góp ý anh ta liền nghe theo. Cuối cùng số gỗ đẽo ra không dùng được. Tài sản của anh ta đi đời nhà ma. Khi đó anh ta mới biết cả tin người là dại.

Bài học Bài học về sự đoàn kết. Bài học về sự khiêm tốn và trau dồi hiểu biết của bản thân.Bài học về việc phải có chính kiến.


Câu 3. Theo em, có thể rút ra bài học gì từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân?

Trả lời:  Theo em, có thể rút ra bài học từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân: Trong một tập thể, cần phải có sự yêu thương, đoàn kết, thấu hiểu với những người trong một tập thể.


Câu 4. Tìm đọc truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng của Việt Nam, so sánh với truyện ngụ ngôn trên của Ê-dốp và nêu nhận xét của em

Trả lời: 

Chân, Tay, Tai, Mắt, MiệngBụng và Răng, Miệng, Tay, ChânGiống nhau

- Các nhân vật đều là bộ phận cơ thể người.

- Cùng mang thông điệp về sự đoàn kết.

Khác nhau

- Là truyện ngụ ngôn của Việt Nam.

- Các nhân vật gồm: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

- Được kể bằng hình thức văn xuôi.

- Là truyện ngụ ngôn của Ê-dốp.

- Các nhân vật gồm: Bụng, Răng, Miệng, Tay, Chân.

- Được kể bằng văn vần

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .