Top 7 Bài soạn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Ngữ văn 6) hay nhất
Trong kho tàng truyện ngụ ngôn nước ta, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là một truyện độc đáo. Nhân vật không là loài vật, cũng không phải con người, mà là những bộ phận trên...xem thêm ...
Bài soạn tham khảo số 1
Bố cục:
- Đoạn 1 (từ đầu ... kéo nhau về): Chân, Tay, Tai, Mắt so bì, tỵ nạnh với lão Miệng.
- Đoạn 2 (tiếp ... họp nhau lại để bàn): hậu quả của suy nghĩ, quyết định sai.
- Đoạn 3 (còn lại): Cách sửa chữa hậu quả.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (Trang 116 sgk ngữ văn tập 1)
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng vì:
- Họ nhận thấy họ phải làm việc nhọc nhằn quanh năm, còn lão Miệng thì chẳng làm gì, chỉ ngồi ăn không
- Lập luận này xuất phát từ việc nhận định phiến diện bên ngoài: mắt nhìn, tay làm, chân đi, tai nghe, đều phục vụ cho lão miệng hưởng thụ.
Câu 2 (Trang 116 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người:
+ Có thể coi cả cơ thể như một tổ chức, cộng đồng, các bộ phận chính là từng cá thể riêng lẻ trong tổ chức, cộng đồng.
- Mỗi cá nhân không thể tồn tại tách biệt khỏi mối quan hệ với cộng đồng. Mỗi cộng đồng đều có tổ chức, mối quan hệ liên đới chặt chẽ, tự quy định chức năng thích hợp.
- Sống trong cộng đồng cần có tinh thần, mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.
Luyện tập
- Định nghĩa truyện ngụ ngôn: Xem chú thích (*) SGK – trang 100.
- Các truyện ngụ ngôn đã học: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Bài soạn tham khảo số 2
Bố cục
- Phần 1: Từ đầu → kéo nhau về: Chân, Tay, Tai, Mắt so bì với lão miệng.
- Phần 2: Tiếp đến → để bàn: hậu quả của việc so bì ganh tị.
- Phần 3: Còn lại: cách sửa chữa hậu quả.
Tóm tắt
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai quyết định không làm cho lão Miệng nữa vì cho rằng xưa nay lão chẳng làm gì cả. Vài ngày sau họ cảm thấy mệt mỏi uể oải và cuối cùng họ nhận ra được sai lầm của mình và sửa chữa nó.
Soạn bài
Câu 1 (trang 116 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai so bì với lão Miệng vì cho rằng:
+ Họ làm việc vất vả
+ Lão Miệng không làm mà chỉ ăn.
⇒ Suy nghĩ sai lầm, phán xét vội vàng: lập luận từ biểu hiện bên ngoài.
Câu 2 (trang 116 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng khuyên nhủ mọi người:
+ Mỗi thành viên không thể sống tách biệt trong một tập thể mà phải nương tựa, gắn bó với nhau.
+ Sống trong cộng đồng cần phải biết đoàn kết, hợp tác và tôn trọng nhau
+ Không nên phán xét vội vàng, tị nạnh, sống ích kỷ.
Luyện tập
- Định nghĩa truyện ngụ ngôn:
+ Là loại truyện kể về văn xuôi hoặc văn vần.
+ Mược chuyện loài vật, đồ vật để bóng gió nói kin đáo về chuyện con người.
- Một số truyện ngụ ngôn đã học:
+ Ếch ngồi đáy giếng; đeo nhạc cho mèo; thầy bói xem voi; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng..
Bài soạn tham khảo số 3
Bố cục:
- Đoạn 1 (từ đầu ... kéo nhau về): Chân, Tay, Tai, Mắt so bì, tỵ nạnh với lão Miệng.
- Đoạn 2 (tiếp ... họp nhau lại để bàn): hậu quả của suy nghĩ, quyết định sai.
- Đoạn 3 (còn lại): Cách sửa chữa hậu quả.
Tóm tắt
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng chỉ ăn không làm nên bàn nhau không làm gì để lão Miệng không có gì ăn. Nhưng mấy ngày sau cả thảy đều mệt mỏi rã rời vì lão Miệng không ăn thì tất cả đều bị tê liệt, công việc lão Miệng là nhai thức ăn để tiếp sức lực. Nhận ra sai lầm, Chân, Tay, Tai, Mắt đến xin lỗi và cho lão Miệng ăn và trở lại khỏe mạnh. Từ đó họ sống hòa thuận với nhau.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Vì cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai lập luận từ những biểu hiện bề ngoài: Mắt phải nhìn, Tay phải làm, Chân phải đi, Tai phải nghe. Tất cả dường như đều phải phục vụ cho Miệng, và theo họ - Miệng chỉ việc hưởng thụ, chẳng phải làm gì.
Câu 2 (trang 116 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Truyện khuyên răn, khuyên nhủ:
- Mỗi cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi mối quan hệ mật thiết với cộng đồng.
- Sống trong cộng đồng cần có tinh thần “một người vì mọi người, mọi người vì một người”.
Luyện tập
- Định nghĩa truyện ngụ ngôn: Xem chú thích (*) SGK – trang 100.
- Các truyện ngụ ngôn đã học: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Bài soạn tham khảo số 4
Bố cục
+ P1: Từ đầu..... kéo nhau về: Chân, Tay, Tai, Mắt quyết định không làm lụng, chung sống với lão Miệng.
+ P2: tiếp..... họp nhau lại để bàn: Hậu quả của quyết định này
+ P3: còn lại: Cách sửa chữa sai lầm.
Giá trị nội dung
Truyện kể về sự bât hòa giữa năm nhân vật: Chân, tay, tai mắt, miệng, từ đó gửi gắm thông điệp: Trong một tập thể, mỗi thành viên phải gắn bó, nương tựa vào nhau để cùng tồn tại, do đó phải biết hợp tác và tôn trọng công sức của nhau
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/116):
- Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng vì họ phát hiện ra mình phải làm việc mệt nhọc quanh năm còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ăn không ngồi rồi.
Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/116):
Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ, răn dạy chúng ta:
+ Mỗi thành viên trong tập thể không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết, nương tựa, gắn bó vào nhau để cùng tồn tại và phát triển
+ Không nên đánh gia sự vật hiện tượng ở vẻ bề ngoài
Luyện tập (SGK Ngữ văn 6 tập 1/116)
Truyện ngụ ngôn:
+ Là loại truyện dân gian kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.
+ Nhân vật: Mượn chuyện về loài vật, con vật hay chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người.
+ Ý nghĩa: Nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
- Những truyện ngụ ngôn đã học: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Bài soạn tham khảo số 5
Trả lời câu 1 (trang 116 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng?
Lời giải chi tiết:
- Cô Mắt, Cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng vì đến một ngày nọ, họ nhận thấy rằng họ phải "làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không'.
- Lập luận này xuất phát từ việc nhận định phiến diện bên ngoài: mắt nhìn, tay làm, chân đi, tai nghe, đều phục vụ cho lão miệng hưởng thụ.
Trả lời câu 2 (trang 116 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người, có thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng... mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng đó. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người điều gì?
Lời giải chi tiết:
Từ quan hệ không thể tách rời giữa các nhân vật - bộ phận cơ thể người, truyện đã khuyên nhủ, răn dạy ta bài học:
- Mỗi cá nhân không thể tồn tại tách biệt khỏi mối quan hệ với cộng đồng. Mỗi cộng đồng đều có tổ chức, mối quan hệ liên đới chặt chẽ, tự quy định chức năng thích hợp.
- Sống trong cộng đồng cần có tinh thần, mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.
LUYỆN TẬP
Nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và tên gọi những truyện ngụ ngôn đã học.
Trả lời:
- Định nghĩa: Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người bài học nào đó.
- Những truyện ngụ ngôn đã học:
+ Ếch ngồi đáy giếng
+ Thầy bói xem voi
+ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Tóm tắt
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng chỉ ăn không làm nên bàn nhau không làm gì để lão Miệng không có gì ăn. Nhưng mấy ngày sau cả thảy đều mệt mỏi rã rời vì lão Miệng không ăn thì tất cả đều bị tê liệt, công việc lão Miệng là nhai thức ăn để tiếp sức lực. Nhận ra sai lầm, Chân, Tay, Tai, Mắt đến xin lỗi và cho lão Miệng ăn và trở lại khỏe mạnh. Từ đó họ sống hòa thuận với nhau.
Bố cục
Video hướng dẫn giải
Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “cả bọn kéo nhau về”): Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai quyết định chống lại lão Miệng.
- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “đành họp nhau lại để bàn”): Hậu quả của việc so bì, ganh tị.
- Đoạn 3 (Còn lại): Cách sửa chữa hậu quả.
Bài soạn tham khảo số 6
Trả lời câu 1 (trang 116 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Chân, Tay, Tai, Mắt so bì tị nạnh với lão Miệng là bởi vì: họ làm việc mệt nhọc quanh năm còn lão Miệng chẳng làm việc gì cả, chỉ ngồi ăn không nên họ quyết định dừng làm để cho lão Miệng không còn gì ăn nữa. Theo cách nhìn này, bốn nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt phải phục vụ cho Miệng còn Miệng thì hưởng thụ mà không phải làm gì.
Trả lời câu 2 (trang 116 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Truyện nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người:
- Ở đời, mỗi người có một vị trí, vai trò riêng trong cộng đồng. Tuy khác nhau về nhiệm vụ nhưng tất cả đều có mối liên hệ, gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Trong cộng đồng, quan hệ giữa các thành viên vừa bổ sung vừa hỗ trợ cho nhau nên không được ghen tị hay coi thường công sức của người khác. Nếu ghen tị có thể hại mình và cả tập thể.
Luyện tập
- Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
- Một số truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo…
Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “cả bọn kéo nhau về”): Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai quyết định chống lại lão Miệng.
- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “đành họp nhau lại để bàn”): Hậu quả của việc so bì, ganh tị.
- Đoạn 3 (Còn lại): Cách sửa chữa hậu quả.
Bài soạn tham khảo số 7
Trả lời câu 1 (trang 116, SGK Ngữ văn 6, tập 1):
Chân, Tay, Tai, Mắt so bì với lão Miệng vì họ làm việc mệt nhọc quanh năm còn lão Miệng chẳng phải làm gì, chỉ ngồi ăn không hưởng thụ.
Trả lời câu 2 (trang 116, SGK Ngữ văn 6, tập 1):
Truyện nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người:
- Mỗi người có một vị trí, vai trò riêng trong cộng đồng. Tuy khác nhau về nhiệm vụ nhưng tất cả đều có mối liên hệ, gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Trong cộng đồng, quan hệ giữa các thành viên vừa bổ sung vừa hỗ trợ cho nhau nên không được ghen tị hay coi thường công sức của người khác. Nếu ghen tị có thể hại mình và cả tập thể.
Luyện tập
Trả lời câu hỏi (trang 116, SGK Ngữ văn 6, tập 1):
- Định nghĩa: Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người bài học nào đó.
- Những truyện ngụ ngôn đã học:
+ Ếch ngồi đáy giếng
+ Thầy bói xem voi
+ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Bố cục
3 đoạn
- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “cả bọn kéo nhau về”): Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai quyết định chống lại lão Miệng.
- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “đành họp nhau lại để bàn”): Hậu quả của việc so bì, ganh tị.
- Đoạn 3 (Còn lại): Cách sửa chữa hậu quả.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .