Top 6 Bài soạn "Củng cố, mở rộng trang 21" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

611

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Củng cố, mở rộng trang 21" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop tổng hợp trong bài viết dưới đây....xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Củng cố, mở rộng trang 21" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

Câu 1 (trang 21 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

STT

Các yếu tố

Đặc điểm

1

Chủ đề

Thường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian.

2

Nhân vật

Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng. Họ thường phải đối mặt với những thử thách to lớn, cũng là thử thách của cả cộng đồng. Họ lập nên những chiến công phi thường nhờ có tài năng xuất chúng và sự hỗ trợ của cộng đồng.

3

Cốt truyện

Truyền thuyết được kể theo mạch tuyến tính (có tính chất nối tiếp, theo trình tự thời gian). Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính: hoàn cảnh xuất hiện và thân thể; chiến công phi thường; kết cục.

4

Lời kể

Lời kể của truyền thuyết cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện.

5

Yếu tố kì ảo

Yếu tố kì ảo (lạ và không có thật) xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hóa nhân vật và chiến công của họ.


Câu 2 (trang 21 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Ví dụ một số dị bản của truyền thuyết “Thánh Gióng”: 

+ Bản kể trong sách “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đổng Chi. 

+ Bản kể trong sách “Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 1 – văn học dân gian” do Phong Châu kể. 


Câu 3 (trang 21 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Tác phẩm thơ thể hiện nội dung truyện “Thánh Gióng” 

Chuyện Phù Đổng Thiên Vương

“Sáu đời Hùng vận vừa suy,

Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài.

Làng Phù Đổng có một người,

Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ.

Những ngờ oan trái bao giờ,

Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân.

Nghe vua cầu tướng ra quân,

Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang.

Lời thưa mẹ dạ cần vương,

Lấy trung làm hiếu một đường phân minh.

Sứ về tâu trước thiên đình,

Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào.

Trận mây theo ngọn cờ đào,

Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan.

Áo bào cởi lại Linh San,

Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.

Đền thiêng còn dấu cố viên,

Sử xưa còn đó lời nguyền còn đây.”

(Trích “Đại Nam quốc sử diễn ca”) 

Hay: 

“Nhớ xưa thứ sáu Hùng Vương

Hai mươi tám tướng, tướng cường nữ nhung

Xâm thượng cậy thế khoe hùng

Quân sang đóng chật một vùng Vũ Ninh.

Trời cho thánh tướng giáng sinh

Giáng về Phù Đổng ẩn hình ai hay

Mới lên ba tuổi thơ ngây

Nghe vua cầu tướng ngày rày ra quân

Gọi sứ phán bảo ân cần

Roi vàng ngựa sắt đề binh tức thì

Thánh vương khi ấy ra uy

Nửa chiều sấm sét, tức thì giặc tan.

Áo nhung cởi lại Linh San

Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.

Giúp vua dẹp nước đã yên

Quốc dân hương lửa ức niên phụng thờ.”

(Bài hát dân gian Hội Gióng)

- Tác phẩm thơ thể hiện nội dung truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” 

Chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

“Lại nghe trong thủa Lạc Hùng

Mị Châu có ả tư phong khác thường,

Gần xa nức tiếng cung trang.

Thừa long ai kẻ đông sàng sánh vai?

Bỗng đâu vừa thấy hai người,

Một Sơn Tinh với một loài Thủy Tinh,

Cầu hôn đều gửi tấc thành,

Hùng Vương mới phán sự tình một hai.

Sính nghi ước kịp ngày mai,

Ai mau chân trước, định lời hứa anh.

Trống lầu vừa mới tan canh,

Kiệu hoa đã thấy Sơn Tinh chực ngoài.

Ước sao lại cứ như lời,

Xe loan trăm cỗ đưa người nghi gia.

Cung đàn tiếng địch xa xa,

Vui về non Tản, oán ra bể Tần.

Thủy Tinh lỡ bước chậm chân,

Đùng đùng nổi giận, đem ân làm thù.

Mưa tuôn gió thổi mịt mù,

Ào ào rừng nọ, ù ù núi kia,

Sơn thần hỏa phép cũng ghê,

Lưới giăng dòng Nhị, phen che ngàn Đoài.

Núi cao sông cũng còn dài,

 Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen.

(Trích “Đại Nam quốc sử diễn ca”) 

Sơn Tinh, Thủy Tinh

I

Ngày xưa, khi rừng mây u ám

Sông núi còn vang um tiếng thần,

Con vua Hùng Vương thứ mười tám,

Mỵ Nương, xinh như tiên trên trần.

Tóc xanh viền má hây hây đỏ,

Miệng nàng hé thắm như san hô,

Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ:

Mê nàng, bao nhiêu người làm thơ.

Hùng Vương thường nhìn con yêu quá,

Chắp tay ngẩng lên giời tạ ân;

Rồi cười bảo xứng ngôi phò mã,

Trừ có ai ngang vì thần nhân.

Hay đâu thần tiên đi lấy vợ!

Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lòng tơ vương,

Không quản rừng cao, sông cách trở,

Cùng đến Phong Châu xin Mỵ Nương.

Sơn Tinh có một mắt ở trán,

Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì.

Một thần phi bạch hổ trên cạn,

Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi.

Hai thần bên cửa thành thi lễ,

Hùng Vương âu yếm nhìn con yêu.

Nhưng có một nàng mà hai rể,

Vua cho rằng thế cũng hơi nhiều!

Thuỷ Tinh khoe thần có phép lạ,

Dứt lời, tay hất chòm râu xanh,

Bắt quyết hò mây to nước cả,

Dậm chân rung khắp làng gần quanh.

Ào ào mưa đổ xuống như thác,

Cây xiêu, cầu gẫy, nước hò reo,

Lăn, cuốn, gầm, lay, tung sóng bạc,

Bò, lợn, và cột nhà trôi theo.

Mỵ Nương ôm Hùng Vương kinh hãi.

Sơn Tinh cười, xin nàng đừng lo,

Vung tay niệm chú. Núi từng dải,

Nhà lớn, đồi con lổm cổm bò

Chạy mưa. Vua tuỳ con kén chọn.

Mỵ Nương khép nép như cành hoa:

“Con đây phận đào tơ bé mọn,

Nhân duyên cúi để quyền mẹ cha!”

Vua nghĩ lâu hơn bàn việc nước,

Rồi bảo mai lửa hồng nhuốm sương,

Lễ vật thần nào mang đến trước,

Vui lòng vua gả nàng Mỵ Nương.

II

Bình minh má ửng đào phơn phớt,

Ngọc đỏ rung trên đầu lá xanh.

Ngọn liễu chim vàng ca thánh thót,

Ngự giá Hùng Vương lên mặt thành.

Mỵ Nương bên lầu son tựa cửa,

Rèm ngọc lơ thơ phủ áo hồng.

Cánh nhạn long lanh vờn ánh lửa,

Mê nàng, chim ngẩn lưng giời đông.

Rừng xanh thả mây đào man mác,

Sơn Tinh ngồi bạch hổ đi đầu

Mình phủ áo bào hồng ngọc dát,

Tay ghì cương hổ, tay cầm lau.

Theo sau năm chục con voi xám

Hục hặc, lưng cong phủ gấm điều,

Tải bạc, kim cương, vàng lấp loáng,

Sừng tê, ngà voi và sừng hươu.

Hùng Vương trên mặt thành liễu rủ,

Hớn hở thần trông, thoáng nụ cười.

Thần suốt đêm sao dài không ngủ,

Mày ngài, mắt phượng vẫn còn tươi.

Sơn Tinh đến lạy chào bên cửa,

Vua thân ngự đón nàng Mỵ Nương.

Lầu son nàng ngoái trông lần lữa,

Mi xanh lệ ngọc mờ hơi sương.

Quỳ lạy cha già lên kiệu bạc,

Thương người, thương cảnh xót lòng đau.

Nhìn quanh, khói toả buồn man mác,

Nàng kêu: “Phụ vương ôi! Phong Châu!”

Kiệu nhỏ đưa nàng đi thoăn thoắt,

Hùng Vương mơ, vịn tay bờ thành.

Trông bụi hồng tuôn xa, xa lắc,

Mắt nhoà lệ ngọc ngấn đầm quanh…

Thoảng gió vù vù như gió bể,

Thuỷ Tinh ngồi trên lưng rồng vàng.

Yên gấm tung dài bay đỏ choé,

Mình khoác bào xanh da giời quang.

Theo sau cua đỏ và tôm cá,

Chia đội năm mươi hòm ngọc trai,

Khập khiễng bò lê trên đất lạ,

Trước thành tấp tểnh đi hàng hai.

Hùng Vương mặt rồng chau ủ rũ,

Chân trời còn phảng bóng người yêu,

Thuỷ Tinh thúc rồng đau kêu rú,

Vừ uất vì thương, vừa bởi kiêu.

Co hết gân, nghiến răng, thần quát:

“Giết! Giết Sơn Tinh hả hờn ta!”

Tức thời nước sủi reo như thác,

Tôm cá quăng ngọc trai mà hoa.

III

Sơn Tinh đang kèm theo sau kiệu,

Áo bào phơ phất nụ cười bay.

(Vui nhỉ mê ai xinh, mới hiểu)

Thần trông kiệu nhỏ, hồn thêm say.

Choàng nghe sóng vỗ, reo như sấm,

Bạch hổ dừng chân, lùi, vểnh tai.

Mỵ Nương tung bức rèm đỏ thắm,

Sơn Tinh trông thấy càng dương oai.

Sóng cả gầm reo lăn như chớp,

Thuỷ Tinh cưỡi lưng rồng hung hăng.

Cá voi quác mồm to muốn đớp,

Cá mập quẫy đuôi cuồng nhe răng.

Càng cua lởm chởm giơ như mác;

Tôm kềnh chạy quắp đuôi xôn xao.

Sơn Tinh hiểu thần ghen, tức khắc

Niệm chú, đất nẩy vù lên cao.

Hoa tay thần vẫy hùm, voi, báo.

Đuôi quắp, nhe nanh, giơ vuốt đồng,

Đạp long đất núi, gầm xông xáo,

Máu vọt phì reo muôn ngấn hồng.

Mây đen hăm hở bay mù mịt,

Sấm ran, sét động nổ loè xanh.

Tôm cá xưa nay im thin thít,

Mở quác mồm to kêu thất thanh.

Mỵ Nương kinh hãi ngồi trong kiệu,

Bỗng chợt nàng kêu mắt lệ nhoà.

(Giọng kiêu hay buồn không ai hiểu,

Nhưng thật dễ thương): “Ô! Vì ta!”

Thuỷ Tinh năm năm dâng nước bể,

Đục núi hò reo đòi Mỵ Nương.

Trần gian đâu có người dai thế,

Cũng bởi thần yêu nên khác thường!

(4-1933 - Nguyễn Nhược Pháp)


Câu 4 (trang 21 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

Hội thi đặt tên là hội khỏe Phù Đổng vì:

- Hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh Gióng trong thời đại mới.

 - Hình ảnh Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, của tinh thần chiến thắng rất phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Củng cố, mở rộng trang 21" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

Câu 1: Kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian.

2

Nhân vật

Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng.

3

Cốt truyện

Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính: hoàn cảnh, xuất hiện và thân thế, chiến công phi thường, kết cục.

4

Lời kể

Cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện.

5

Yếu tố kì ảo

Xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hóa nhân vật và chiến công của họ.


Câu 2. Sưu tầm một số bản kể của các truyền thuyết đã học. So sánh và sự giống và khác nhau (sự kiện, chi tiết) giữa các bản kể.

So sánh truyền thuyết Thánh Gióng bản kể trong SGK (của Lê Trí Viễn) với bản kể của Nguyễn Đổng Chi:


“Vào thời Hùng Vương (không ghi rõ thời nào), có một người đàn bà đã nhiều tuổi nhưng sống một thân một mình. Một hôm sáng dậy bà đi thăm nương, bỗng nhìn thấy một vết chân giẫm nát cả mấy luống cà. Bà kinh ngạc kêu lên: “Ôi! Bàn chân ai mà to thế này!”. Bỗng bà cảm thấy rùng mình khi đưa bàn chân ướm thử vào dấu chân lạ. Từ đó bà mang thai. Đủ ngày tháng, bà sinh được một đứa con trai bụ bẫm đặt tên là Gióng. Nhưng thằng bé lên ba tuổi rồi mà vẫn nằm ngửa đòi ăn, không biết ngồi biết lẫy, cũng không biết nói biết cười gì cả.


Ngày ấy có giặc Ân kéo vào cướp nước ta. Giặc Ân rất hung hăng tàn ác, cầm đầu là một viên tướng tên gọi Ân vương, hình dung cổ quái dữ tợn. Chúng nó đi đến đâu là đốt phá nhà cửa, giết người cướp của đến đấy. Quân đội Hùng Vương nhiều phen xuất trận, nhưng đánh không nổi. Vua Hùng lấy làm lo lắng vội phái sứ giả đi khắp nơi trong nước tìm bậc tướng tài để giúp vua cứu nước. Một hôm sứ giả đi đến làng chú bé Gióng. Nghe tiếng loa rao nói đến việc nhà vua cầu người tài, bà mẹ Gióng đang ru con, liền bảo đùa con rằng: “Con ơi! Con của mẹ chậm đi chậm nói làm vậy, thì biết bao giờ mới đi đánh giặc giúp vua được đây!”.


Không ngờ Gióng nhìn mẹ mở miệng bật lên thành tiếng: “Mẹ cho gọi sứ giả vào đây cho con!”. Nói xong lại im bặt. Bà mẹ vừa mừng vừa sợ, vội đi kể chuyện với xóm giềng. Mọi người đổ tới, ai nấy cho là một sự lạ. Sau cùng một người nói: “Ta cứ đi mời sứ giả đến xem thử nó muốn cái gì”. Khi sứ giả của nhà vua bước vào nhà nhìn thấy chú bé Gióng liền hỏi rằng: “Mày là đứa trẻ lên ba mới học nói, mày định mời ta đến để làm gì?” Gióng trả lời rất chững chạc: “Về bảo với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một giáp sắt và một nón sắt, ta sẽ đánh đuổi giặc dữ cho!”


Ai nấy đứng nghe khôn xiết lạ lùng. Cho là thần nhân xuất hiện, sứ giả lập tức phi ngựa về tâu vua. Nghe nói, Hùng Vương mừng rỡ liền ra lệnh cho thợ rèn góp tất cả sắt lại rèn ngựa, gươm, áo giáp và nón như lời xin của chú bé. Mọi thứ rèn xong nặng không thể tưởng tượng nổi. Hàng chục người mó vào thanh gươm mà không nhúc nhích. Vua Hùng phải cho hàng ngàn quân sĩ tìm mọi cách chở đến cho chú bé Gióng. Khi được tin quân sĩ khiêng ngựa sắt sắp đến làng, mẹ Gióng sợ hãi chạy về bảo con: “Con ơi! Việc nhà vua đâu phải là chuyện chơi. Hiện quân sĩ đang kéo đến ầm ầm ngoài bãi, biết làm thế nào bây giờ?”


Nghe nói thế, Gióng vụt ngồi dậy, nói: “Việc đánh giặc thì mẹ đừng lo. Nhưng mẹ phải cho con ăn thật nhiều mới được!”

Mẹ vội thổi cơm cho con ăn, nhưng nấu lên được nồi nào Gióng ngốn hết ngay nồi ấy. Mỗi lần ăn một nồi cơm thì Gióng lại lớn thêm một ít và đòi ăn thêm. Mẹ càng cho con ăn thì con lại càng lớn như thổi, bỗng chốc đã thành một chàng thanh niên khỏe mạnh. Hết gạo, bà mẹ đi kêu gọi xóm làng. Mọi người nô nức đem gạo khoai, trâu rượu, hoa quả, bánh trái đến đầy một sân. Nhưng đưa đến bao nhiêu, Gióng ăn vợi hết bấy nhiêu, mà vẫn đòi ăn không nghỉ. Sau đó, Gióng lại bảo tiếp: “Mẹ kiếm vải cho con mặc”.


Người ta lại đua nhau mang vải lụa tới may áo quần cho Gióng mặc. Nhưng thân thể Gióng lớn vượt một cách kỳ lạ, áo quần vừa may xong đã thấy chật, thấy ngắn, lại phải mang vải lụa tới để chắp nối thêm. Không mấy chốc đầu Gióng đã chạm nóc nhà. Ai nấy chưa hết kinh ngạc thì vừa lúc quân sĩ đã hì hục khiêng được ngựa, gươm, áo giáp và nón sắt tới. Gióng bước ra khỏi nhà vươn vai một cái, người bỗng cao to sừng sững, chân dài hơn trượng, hét lên một tiếng như tiếng sấm: “Ta là tướng nhà Trời!”


Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đằng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào, rung chuyển cả trời đất. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc bấy giờ đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Ngựa thét ra lửa thiêu cháy từng dãy đồn trại, lửa thiêu luôn cả mấy khu rừng. Khói bụi mịt mù, tiếng la hét kêu khóc như ri.


Nhưng tướng giặc Ân vương vẫn cố gào thét hô quân sắp tới, Gióng càng đánh càng khỏe, thây giặc nằm ngổn ngang đầy rừng. Bỗng chốc gươm gãy. Không bối rối, Gióng thuận tay nhổ những bụi tre hai bên đường quật tới tấp vào các toán giặc đang cố gắng trụ lại theo lệnh chủ tướng. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tẩu tán khắp nơi, Ân vương bị quật chết tan xác. Bọn tàn binh giặc lạy lục xin hàng. Quân đội của Hùng Vương cũng như dân các làng chỉ còn việc xông ra trói nghiến chúng lại. Không đầy một buổi, Gióng đã trừ xong nạn nước. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Đến đây, Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời. Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong làm Phù Đổng Thiên vương.


Ngày nay chúng ta còn thấy dấu vết những dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng. Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang cái tên là làng Cháy. Những cây tre mà Gióng nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và có những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi là tre là ngà (hay đằng ngà).”


(Nguyễn Đổng Chi)

- Giống nhau: Những chi tiết chính trong truyện đều đầy đủ như Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng, Giặc Ân sang xâm lược, vua Hùng tìm người tài giúp nước, Gióng cất tiếng nói đầu tiên đòi đi đánh giặc, Nhân dân góp công nuôi Thánh Gióng, Thánh Gióng đánh bại giặc Ân, Sau khi chiến thắng, Thánh Gióng bay về trời.

- Điểm khác: Truyền thuyết Thánh Gióng của Nguyễn Đổng Chi có nhiều điểm khác như:

  • Xây dựng thêm nhân vật tướng giặc Ân.
  • Có nhiều đoạn đối thoại mẹ Gióng - Thánh Gióng, giữa sứ giả - thánh Gióng.
  • Một số chi tiết, sự kiện được miêu tả rõ ràng, chi tiết hơn. Ví dụ như đoạn Gióng đánh giặc: “Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đằng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào, rung chuyển cả trời đất…”.

Câu 3. Tìm hiểu, giới thiệu một tác phẩm thơ hoặc vở kịch thể hiện nội dung truyện Thánh Gióng và nội dung truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh.

- Một số tác phẩm thơ hoặc vở kịch về Thánh Gióng: Thánh Gióng (thơ, Nguyễn Lãm Thắng), Vịnh Đổng Thiên Vương (thơ, Nguyễn Khuyến)...

- Một số tác phẩm thơ hoặc vở kịch về Sơn Tinh, Thủy Tinh: Sơn Tinh, Thủy Tinh (thơ, Nguyễn Nhược Pháp)....


Câu 4. Theo em, vì sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông thường được đặt tên là Hội khoẻ Phù Đổng?

  • Đây là hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên - lứa tuổi của Thánh Gióng.
  • Hội thi được tổ chức với mong muốn rèn luyện sức khỏe cho học sinh, để học sinh có thể lực tốt nhất trong học tập và lao động góp phần vào sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Củng cố, mở rộng trang 21" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

A. Soạn bài Củng cố, mở rộng ngắn gọn

Câu 1 (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

STT

Các yếu tố

Đặc điểm

1

Chủ đề

Thường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian.

2

Nhân vật

Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng. Họ thường phải đối mặt với những thử thách to lớn, cũng là thử thách của cả cộng đồng. Họ lập nên những chiến công phi thường nhờ có tài năng xuất chúng và sự hỗ trợ của cộng đồng.

3

Cốt truyện

Truyền thuyết được kể theo mạch tuyến tính (có tính chất nối tiếp, theo trình tự thời gian). Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính: hoàn cảnh xuất hiện và thân thể; chiến công phi thường; kết cục.

4

Lời kể

Lời kể của truyền thuyết cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện.

5

Yếu tố kì ảo

Yếu tố kì ảo (lạ và không có thật) xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hóa nhân vật và chiến công của họ.


Câu 2 (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Hùng Vương thứ 18 (vốn là một Kiếm khách Nhân tộc) có 1 người con gái tên là Mỵ Nương (Pháp sư Nhân tộc) đã đến tuổi lấy chồng. Hùng Vương muốn gả con gái cho một tù trưởng (bang chủ) hoặc 1 lạc tướng (đường chủ) nào đó đủ sức mạnh để có thể cai quản đế chế của ông. Điều ông lo lắng là hàng năm những bộ lạc (guild) nhỏ ven sông thuộc sự cai quản của ông đều bị cướp bóc và tàn phá bởi các bộ lạc sống dưới nước (Tịch tộc). Những bộ lạc này rất giỏi thủy binh lại có sức chiến đấu mãnh liệt nên lần nào hai bên giao chiến quân của Hùng Vương cũng bj thiệt hại nặng nề. Nghe nói ở vùng núi cao có người tù trường cũng rất tài giỏi tên là Sơn tinh (Thú tộc), người này vóc dáng thấp nhỏ tính khí hài hòa dù trẻ tuổi nhưng lại có quân đội rất thiện chiến trong tay và kỹ nghệ rèn đúc vũ khí vô cùng sắc bén, bộ lạc vừa có nguồn lâm sản dồi dào quý hiếm lại đồng quản lý Vũ tộc nên Hùng Vương có ý muốn gả Mỹ Nương cho người này


Mở ngoặc một chút ở đoạn này, Sơn Tinh có bố là Vũ tộc, mẹ là Thú tộc nên chàng được thừa hưởng quyền cai quản cả Thú tộc lẫn Vũ tộc. Thời điểm này người ta chưa có cách giám định AND nên không biết, chỉ có miệng lưỡi thế gian luôn nói “Sao con của Vũ tộc vs Thú tộc lại là Thú?”


Thủy Tinh (Thích khách Tịch tộc) một mình đi do thám tình hình bất ngờ gặp gỡ Mỵ Nương trên bãi cát ven sông đem lòng yêu mến. Đúng lúc này một bộ lạc nhỏ dưới nước tấn công lên bờ, trong lúc hỗn loạn Thủy tinh úp 1 chiếc thuyền độc mộc lên người Mỵ Nương cứu nàng khỏi việc bị bộ tộc kia bắt là nô lệ. Sau đó Mỵ Nương đem lòng yêu Thủy Tinh. Hai người hẹn ước với nhau dù biết không thể nào hai bộ tộc có thể chung sống hòa bình


Hùng Vương được Sơn Tinh cử ba người tin cậy từ trên núi xuống giúp đỡ việc chuẩn bị đám cưới và chống giặc nước. Người thứ nhất là Voi Điên (Thần thú build theo đường hóa hổ) thân hình to lớn sức vóc hơn người người này có trách nhiệm huấn luyện quân binh cho Hùng Vương. Người thứ hai là Ngựa Gió (Vũ mang Vũ tộc) thân hình bé nhỏ linh hoạt có thể thoắt ẩn thoắt hiện chuyên việc do thám và ám sát. Vẻ ngoài thì là do thám các bộ lạc Tịch tộc nhưng bên trong cũng ngầm theo dõi các hoạt động của Hùng Vương. Người thứ ba là Mỹ Kê, người này là nữ nhân thạo việc múa hát lại giỏi y thuật, vẻ ngoài là giúp đỡ việc cưới xin nhưng lại ngấm ngầm quyến rũ Hùng vương và các Lạc tướng. Khi ba người này xuất hiện Hùng Vương quả thật đã rất mừng rỡ liền sắp xếp ngày cưới.


Để công bằng theo tục lệ Hùng Vương vẫn phải tổ chức hội thi võ. Thủy Tinh và Sơn tinh đều có mặt tham gia. Không ngờ cuối cùng hai người chạm trán nhau và bất phân thắng bại. Hùng Vương đành dùng kế hiến lễ vật của Mỹ Kê để gây khó khăn cho Thủy Tinh. Một mặt sai Ngựa Gió dẫn vài chục tinh binh đón đường nhằm ám sát Thủy Tinh. Thủy Tinh biết không dễ gì Hùng Vương để cho đi dễ dàng nên hết sức đền phòng tương kế tựu kế (tàng hình – móc lốp) giết chết Ngựa Gió. Rồi mau chóng về chuẩn bị lễ vật


Chưa đến hạn 3 ngày một hôm có người báo có chiếc thuyền độc mộc đầu chim trôi về doanh trại. Thủy tinh ra xem thì thấy con dao găm và chuỗi vòng san hô của mình thì biết là Mỵ Nương đã gặp chuyện. Trong cơn mưa tầm tã mặt sông sóng cuộn trào Thủy tinh cùng hàng trăm tinh binh ngược dòng đến đòi Mỵ nương.


Đến trước cổng thành Thủy tinh gào tên Mỵ Nương nhưng chỉ có tiếng những mũi tên đồng rít lên trong không trung quân thủy tinh chết vô số kể. Thấy Thủy Tinh yếu thế Hùng Vương đứng trên cổng thành nói vọng xuống " Mỵ Nương đã được Sơn tinh đưa về núi. Nhà ngươi quay về đi, từ nay đừng xâm phạm bờ cõi của ta". Thủy tinh trong lòng uất hận rút cây chủy thủ phi thẳng vào chóp mũ của Hùng Vương làm đứt chùm lông chim trên đầu xong quay ra thuyền đuổi theo Sơn Tinh. Hùng Vương sợ hãi đứng chết lặng Mỹ Kê đứng cạnh lộ vẻ thất vọng vì mũi lao không là chết Hùng Vương.


Sơn Tinh Lúc này đang ngược dòng thì thấy đằng sau có thuyền Thủy tộc đuổi theo, biết có chuyện chẳng lành liền thúc quân cho thuyền chạy nhanh hơn. Thuyền nặng lại chở nhiều người nên chẳng mấy chốc đã bj thuyền của Thủy tinh đuổi kịp. Thủy tinh cất tiếng chửi mắng Sơn tinh đã dùng gian kế. Đáp lại Sơn Tinh cho Voi Điên chỉ huy những thuyền lớn đánh chặn Thủy tinh còn mình thì tách ra thuyền nhỏ đi trước. Thủy Tinh với số quân ít ỏi nên gặp khó khăn và phải vất vả để cầm cự. Trong khi đó chiếc thuyền chở Mỵ Nương ngày càng xa dần.Thủy Tinh đang chuẩn bị thất thế thì bỗng có hơn trăm thuyền nhỏ vun vút lao tới. Các thủy tộc nhỏ biết tin đã đến ứng cứu kịp thời. Trong chốc lát những thuyền lớn của Voi Điên chìm dần xuống nước. Mặt sông rộng loang máu đỏ và xác người. Thủy Tinh cảm ơn các bộ tộc anh em rồi một mình tiếp tục đuổi theo Sơn tinh bằng 1 chiếc thuyền độc mộc.


Sơn tinh đưa Mỵ Nương về thành, lập tức làm lễ động phòng. Ấy nhưng, ngay lúc này, Mỵ Nương phát hiện ra con người thật của Sơn Tinh, chàng không phải là Thần thú mà là Tiên thú. Trời đất như cuồng quay, một thoáng nghe lòng quặn đau, nàng đã nhận ra Thủy Tinh mới là người đàn ông đích thực, người đàn ông của đời nàng. Nàng đạp con les Sơn Tinh 1 phát dính vào tường rồi ôm mặt khóc tu tu. Sơn Tinh tức điên, ả bắt quân lính đem Mỵ Nương giam vào một am núi đá có lính canh cẩn mật, mục đích sẽ chờ ngày bố vợ rời đô đi thăm con sẽ ám sát và troán ngôi.


Lúc này, Thủy tinh đột nhập vào thành của Sơn tinh tận mắt chứng kiến những công nghệ vũ khí mà Sơn Tinh có trong tay và mưu đồ thôn tính Âu Lạc. Mờ sáng hôm sau Thủy tinh tìm được nơi giam giữ Mỵ Nương. Vượt qua rất nhiều khó khăn hai người chạy ra đến bãi sông nơi giấu chiếc thuyền của Thủy Tinh thì bị Sơn tinh và kỵ binh của mình đuổi kịp. Hai người giao chiến trên bãi cát rộng cuối cùng Sơn tinh thất thế bị Thủy tinh kề gươm đồng vào cổ. Ngay lập tức thị vệ của Sơn tinh ập đến gươm giáo tua tủa vây kín lấy ba người. Thủy tinh bị đâm một nhát vào vai từ phía sau làm thanh kiếm rơi xuống đất, Sơn tinh vùng dậy thoát khỏi hiểm nguy. Mỵ nương nhặt thanh kiếm đứng làm điểm tựa cho Thủy tinh khỏi ngã ngục… Trong một khoảnh khắc, thời gian bỗng như ngừng trôi… Bất ngờ Sơn tinh ra lệnh thả hai người vì chàng nhận thấy ánh lửa trong mắt Mỵ Nương.


Hai người dìu nhau lên chiếc thuyền độc mộc trôi xuôi theo dòng nước. Lúc bấy giờ Thủy tinh mới nằm yên ngắm Mỵ nương chèo thuyền. Mỵ Nương đứng cuối thuyền đang cất tiếng hát, tiếng hát vang cả khúc sông vừa ai oán lại vừa vui mừng...


Câu 3 (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Tác phẩm thể hiện nội dung truyện Thánh Gióng: Ngẫm về Thánh Gióng (Võ Xuân Tửu)

Thánh Gióng

Ăn cơm cà của dân mà lớn

Áo giáp dân cho che chở thân mình

Cưỡi ngựa sắt rèn từ con dao, cái cuốc

Không có dân thì chỉ là cậu bé mà thôi.

Thánh Gióng

Thắng giặc Ân rồi trở về trời

Để đất nước cho nhân dân làm lụng

Không ở lại kể lể công lao và độc quyền lãnh đạo

Không thông lưng với kẻ thù để giữ cái ngai.

Thánh Gióng

Ông đánh giặc vì dân chứ không phải vì mình

Nên không ghi độc quyền cho mình vào giáp cốt

Và ruộng của dân cứ để dân cày

Không gom thành của chung rồi chia nhau hưởng lợi.

Câu 4 (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời

- Hội thi lấy tích từ Thánh Gióng - người làng Phù Đổng. Thánh Gióng vừa có công với đất nước, vừa thể hiện cho sức khỏe, sức trẻ.

- Đây là hội thi thể thao dành cho lứa tuổi thiếu niên, học sinh - lứa tuổi của Gióng, trong thời đại mới.

- Đặt tên là Hội khỏe Phù Đổng, vừa thể hiện lòng biết ơn, "uống nước nhớ nguồn". Vừa khích lệ tinh thần luyện tập thể thao, rèn luyện sức khỏe của thanh thiếu niên.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Củng cố, mở rộng trang 21" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

Câu 1 trang 21 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Thảo luận về đặc điểm của truyền thuyết và hoàn thiện bảng theo mẫu sau:

STT

Các yếu tố

Đặc điểm

1 - Chủ đề

2- Nhân vật

3- Cốt truyện

4- Lời kể

5- Yếu tố kì ảo

Trả lời

STT

Các yếu tố

Đặc điểm

1

Chủ đề

Thường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian.

2

Nhân vật

Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng. Họ thường phải đối mặt với những thử thách to lớn, cũng là thử thách của cả cộng đồng. Họ lập nên những chiến công phi thường nhờ có tài năng xuất chúng và sự hỗ trợ của cộng đồng.

3

Cốt truyện

Truyền thuyết được kể theo mạch tuyến tính (có tính chất nối tiếp, theo trình tự thời gian). Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính: hoàn cảnh xuất hiện và thân thể; chiến công phi thường; kết cục.

4

Lời kể

Lời kể của truyền thuyết cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện.

5

Yếu tố kì ảo

Yếu tố kì ảo (lạ và không có thật) xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hóa nhân vật và chiến công của họ.


Câu 2 trang 21 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Sưu tầm một số bản kể khác của các truyền thuyết đã học. So sánh và nêu nhận xét về sự giống và khác nhau (sự kiện, chi tiết...) giữa các bản kể.

Trả lời

Gợi ý: Hai phiên bản truyền thuyết Thánh Gióng do Nguyễn Đổng Chi và Phong Châu kể. Hai phiên bản có sự khác nhau ở phần 4: những dấu tích còn lại ngày nay của Thánh Gióng.

→ Điều đó cho thấy sự phong phú trong trí tưởng tượng của người kể.


Câu 3 trang 21 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Tìm hiểu, giới thiệu một tác phẩm thơ hoặc vở kịch thể hiện nội dung truyện Thánh Gióng và nội dung truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Trả lời

- Bài thơ thể hiện nội dung truyện Thánh Gióng:

THÁNH GIÓNG

Đời Hùng Vương thứ sáu
Nước nhà đang bình yên
Bỗng giặc Ân khát máu
Sang xâm lấn nước mình

Chúng đem quân bạo ngược
Đốt phá bao xóm làng
Khắp đường quê bến nước
Xác chết nằm ngổn ngang

Vua cầm lòng không được
Sai sứ giả mau mau
Tìm người tài giúp nước
Mong thoát nạn binh đao

Thuở ấy làng Phù Đổng
Có một chuyện kỳ khôi
Cậu bé tên là Gióng
Ba tuổi, chưa nói cười

Một hôm loa vang gọi
Của sứ giả: - Loa loa!
Ai là người tài giỏi
Mau ra cứu nước nhà!

Gióng đang nằm trên võng
Lắng nghe, bật dậy ngay
Vội bảo với mẹ Gióng
- Mẹ mời sứ vào đây!

Mẹ sững sờ ngạc nhiên
Nhìn con như kẻ lạ
Dù nửa ngờ nửa tin
Vẫn ra mời sứ giả

Sứ giả bước vào nhà
Gióng cất lời dõng dạc
- Hỡi sứ giả nghe ta
Về tâu vua gấp gấp

Đúc cho ta một ngựa
Một chiếc gậy cầm tay
Và thêm chiếc nón nữa
Đều bằng sắt, đem đây!

Sứ giả vội đi ngay
Trong lòng vui ra mặt
Ngựa phóng như tên bay
Về kinh thành tức khắc

Gióng cười bảo mẹ rằng:
- Bây giờ con đói lắm
Mẹ nấu cơm con ăn
Để con thêm sức mạnh

Bao nhiêu nồi cơm nếp
Cả làng thổi, đem sang
Gióng ta ăn sạch hết
Không một chút ngại ngần

Rồi vươn vai đứng dậy
Thoắt hoá thành chàng trai
Đưa tay chân vung vẫy
Oai phong không nhường ai

Các lò rèn trong nước
Bận rộn suốt ngày đêm
Đúc ngựa, nón, gậy sắt
Mang về cho Gióng xem

Gióng cầm gậy uốn thử
Gậy liền gãy làm đôi
Gióng nhảy lên lưng ngựa
Ngựa khuỵu chân tức thời

Mọi người đều kinh ngạc
Trước sức mạnh siêu nhiên
Bèn đúc ngựa gậy khác
Nặng đến trăm người khiêng

Gióng liền đội nón sắt
Tay cầm gậy vội vàng
Nhảy phốc lên lưng ngựa
Ngựa tung chân hí vang

Gióng từ biệt mẹ hiền
Và bà con làng xóm
Cùng lớp lớp thanh niên
Rầm rập xông ra trận

Giặc Ân tràn khắp lối
Cướp của rồi đốt nhà
Bức hiếp dân vô tội
Trẻ già đều không tha

Gióng cau mày giận dữ
Thúc ngựa sắt xông lên
Giặc huênh hoang chống cự
Gậy Gióng dập chết liền

Ngựa sắt càng thêm khoái
Phun lửa đốt thành tro
Bất ngờ gậy sắt gãy
Gióng không hề âu lo

Vội cúi xuống bên đường
Nhổ bụi tre làm gậy
Quất vào đầu đối phương
Giặc thua to, cút chạy.

Đánh đuổi xong giặc Ân
Cùng đoàn quân chiến thắng
Gióng cưỡi ngựa qua làng
Nhằm Sóc Sơn bay thẳng.

Người đời sau tưởng nhớ
Đến công đức của ông
Nên lập đền thờ tự
Đức Phù Đổng Thiên Vương.

Nguyễn Lãm Thắng

BÀI HÁT DÂN GIAN HỘI GIÓNG

(trích)

Nhớ xưa đang thuở triều Hùng
Vũ Ninh nổi đám bụi hồng nẻo xa
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mảng nẩy ra kỳ tài
Lên ba đang tuổi anh hài
Roi vàng ngựa sắt ra oai trận tiền
Một phen khói lửa dẹp yên
Sóc Sơn nhẹ bước thần tiên lên trời...

ĐẠI NAM QUỐC SỬ DIỄN CA

Sáu đời Hùng vận vừa suy
Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài.
Làng Phù Đổng có một người
Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ.
Những ngờ oan trái bao giờ,
Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân.
Nghe vua cầu tướng ra quân,
Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang.
Lời thưa mẹ, dạ cần vương,
Lấy trung làm hiếu một đường phân minh.
Sứ về tâu trước triều đình,
Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào.
Trận mây theo ngọn cờ đào,
Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan.
Áo nhung cởi lại Linh San,
Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.
Miếu đình còn dấu cố viên.
Chẳng hay chuyện cũ lưu truyền có không?

PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG

Tinh anh dấu được khí kiền khôn,
Thiên tướng vang lừng tám cõi đồn.
Nghe tiếng Hùng vương bẻn nảy việc,
Mảng danh, nghịch tặc đã kinh hồn.
Vợt vàng ngựa sắt hằng di để,
Làng Gióng non Trâu miếu hãy còn.
Tự điển trời nam ngôi đệ nhất,
Âm phò quốc thế vững bằng non.

Lê Thánh Tông

- Bài thơ thể hiện nội dung truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

SƠN TINH, THỦY TINH

(trích)

Ngày xưa, khi rừng mây u ám
Sông núi còn vang um tiếng thần,
Con vua Hùng Vương thứ mười tám,
Mỵ Nương, xinh như tiên trên trần.
Tóc xanh viền má hây hây đỏ,
Miệng nàng hé thắm như san hô,
Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ:
Mê nàng, bao nhiêu người làm thơ.
Hùng Vương thường nhìn con yêu quá,
Chắp tay ngẩng lên giời tạ ân;
Rồi cười bảo xứng ngôi phò mã,
Trừ có ai ngang vì thần nhân.
Hay đâu thần tiên đi lấy vợ!
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lòng tơ vương,
Không quản rừng cao, sông cách trở,
Cùng đến Phong Châu xin Mỵ Nương.

Sơn Tinh có một mắt ở trán,
Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì.
Một thần phi bạch hổ trên cạn,
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi.
Hai thần bên cửa thành thi lễ,
Hùng Vương âu yếm nhìn con yêu.
Nhưng có một nàng mà hai rể,
Vua cho rằng thế cũng hơi nhiều!
Thuỷ Tinh khoe thần có phép lạ,
Dứt lời, tay hất chòm râu xanh,
Bắt quyết hò mây to nước cả,
Dậm chân rung khắp làng gần quanh.
Ào ào mưa đổ xuống như thác,
Cây xiêu, cầu gẫy, nước hò reo,
Lăn, cuốn, gầm, lay, tung sóng bạc,
Bò, lợn, và cột nhà trôi theo.
Mỵ Nương ôm Hùng Vương kinh hãi.
Sơn Tinh cười, xin nàng đừng lo,
Vung tay niệm chú. Núi từng dải,
Nhà lớn, đồi con lổm cổm bò
Chạy mưa. Vua tuỳ con kén chọn.
Mỵ Nương khép nép như cành hoa:
“Con đây phận đào tơ bé mọn,
Nhân duyên cúi để quyền mẹ cha!”
Vua nghĩ lâu hơn bàn việc nước,
Rồi bảo mai lửa hồng nhuốm sương,
Lễ vật thần nào mang đến trước,
Vui lòng vua gả nàng Mỵ Nương.

Nguyễn Nhược Pháp


Câu 4 trang 21 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Theo em, vì sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông thường đặt tên là Hội khỏe Phù Đổng?

Trả lời

Bởi vì:

  • Đây là hội thi diễn ra vào ngày kỉ niệm sự ra đời của Thánh Gióng
  • Thể hiện niềm mong muốn dành cho các em học sinh về sức khỏe, sự phát triển và những phẩm chất tốt của Thánh Gióng
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Củng cố, mở rộng trang 21" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

Câu 1 (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Thảo luận với các bạn và tìm hiểu thêm về thể loại truyền thuyết để trả lời.

Lời giải chi tiết:

STT

Các yếu tố

Đặc điểm

1

Chủ đề

Những vấn đề lịch sử, có ý nghĩa trọng đại, to lớn

2

Nhân vật

Dựa theo các nhân vật lịch sử. Có sự kết hợp giữa các nét đời thường, thế tục với các nét phi thường kì ảo

3

Cốt truyện

Đơn giản, tình tiết ít, không cao trào, không biến động

4

Lời kể

Lời kể chưa có giá trị nghệ thuật cao

5

Yếu tố kì ảo

Các yếu tố tưởng tượng, hư cấu (con vật kì ảo, động vật kì ảo) thường được dùng để nói lên nguyện vọng, ước mơ, ý nguyện của nhân dân


Câu 2 (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Em tìm một số bản kể của truyền thuyết Thánh GióngSơn Tinh, Thủy Tinh và so sánh bản kể đó với bản đã được học về: sự kiện, chi tiết được kể.

Lời giải chi tiết:

Em tìm một số bản kể của truyền thuyết Thánh GióngSơn Tinh, Thủy Tinh và so sánh bản kể đó với bản đã được học về: sự kiện, chi tiết được kể.


Câu 3 (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Em tìm kiếm trên internet hoặc sách vở các bài thơ hoặc kịch về hai văn bản trên.

Lời giải chi tiết:

Một số tác phẩm thơ thể hiện nội dung truyện Thánh Gióng và nội dung truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh:

- Tác phẩm thể hiện nội dung truyện Thánh Gióng: Ngẫm về Thánh Gióng (Võ Xuân Tửu)

Thánh Gióng

Ăn cơm cà của dân mà lớn

Áo giáp dân cho che chở thân mình

Cưỡi ngựa sắt rèn từ con dao, cái cuốc

Không có dân thì chỉ là cậu bé mà thôi.

Thánh Gióng

Thắng giặc Ân rồi trở về trời

Để đất nước cho nhân dân làm lụng

Không ở lại kể lể công lao và độc quyền lãnh đạo

Không thông lưng với kẻ thù để giữ cái ngai.

Thánh Gióng

Ông đánh giặc vì dân chứ không phải vì mình

Nên không ghi độc quyền cho mình vào giáp cốt

Và ruộng của dân cứ để dân cày

Không gom thành của chung rồi chia nhau hưởng lợi.

Câu 4 (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Dựa vào tên gọi của hội thi và đặc điểm của Thánh Gióng để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông thường được đặt tên là Hội khoẻ Phù Đổng vì:

- Hội thi lấy tích từ Thánh Gióng - người làng Phù Đổng. Thánh Gióng vừa có công với đất nước, vừa thể hiện cho sức khỏe, sức trẻ.

- Đây là hội thi thể thao dành cho lứa tuổi thiếu niên, học sinh - lứa tuổi của Gióng, trong thời đại mới.

- Đặt tên là Hội khỏe Phù Đổng, vừa thể hiện lòng biết ơn, "uống nước nhớ nguồn". Vừa khích lệ tinh thần luyện tập thể thao, rèn luyện sức khỏe của thanh thiếu niên.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Củng cố, mở rộng trang 21" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

Câu 1: Hoàn thiện bảng theo mẫu:

STT

Các yếu tố

Đặc điểm

1- Chủ đề

Những vấn đề lịch sử, có ý nghĩa trọng đại, to lớn

2- Nhân vật 

theo các nhân vật lịch sử, có tính lịch sử. Có sự kết hợp giữa các nét đời thường, thế tục với các nét phi thường kỳ ảo.

3- Cốt truyện

Đơn giản, tình tiết ít, không cao trào, không biến động

4- Lời kể

Lời kể chưa có giá trị nghệ thuật cao

5- Yếu tố kỳ ảo

Các yếu tố tưởng tượng, hư cấu (con vật kỳ ảo, động vật kỳ ảo) thường được dùng để nói lên nguyện vọng, ước mơ, ý nguyện của nhân dân


Câu 2. Một số bản kể của truyền thuyết Thánh Gióng và Sơn Tinh Thủy Tinh học sinh sưu tầm và so sánh bản kể đó với bản đã được học.


Câu 3: Một tác phẩm thơ thể hiện nội dung truyện Thánh Gióng và nội dụng truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh:

- Tác phẩm thể hiện nội dung truyện Thánh Gióng: Ngẫm về Thánh Gióng (Võ Xuân Tửu)

Thánh Gióng

Ăn cơm cà của dân mà lớn

Áo giáp dân cho che chở thân mình

Cưỡi ngựa sắt rèn từ con dao, cái cuốc

Không có dân thì chỉ là cậu bé mà thôi.

Thánh Gióng

Thắng giặc Ân rồi trở về trời

Để đất nước cho nhân dân làm lụng

Không ở lại kể lể công lao và độc quyền lãnh đạo

Không thông lưng với kẻ thù để giữ cái ngai.

Thánh Gióng

Ông đánh giặc vì dân chứ không phải vì mình

Nên không ghi độc quyền cho mình vào giáp cốt

Và ruộng của dân cứ để dân cày

Không gom thành của chung rồi chia nhau hưởng lợi.

*

Thánh Gióng

Ông về trời đã mấy ngàn năm

Mà hồn thiêng trở thành bất tử

Tre đằng ngà như còn bốc lửa

Dân vẫn trồng gìn giữ nước non.

- Tác phẩm thể hiện nội dung truyện Sơn Tinh Thủy Tinh: Sơn Tinh Thủy Tinh (Nguyễn Nhược Pháp)

Ngày xưa, khi rừng mây u ám

Sông núi còn vang um tiếng thần,

Con vua Hùng Vương thứ mười tám,

Mỵ Nương, xinh như tiên trên trần.

Tóc xanh viền má hây hây đỏ,

Miệng nàng hé thắm như san hô,

Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ:

Mê nàng, bao nhiêu người làm thơ.

Hùng Vương thường nhìn con yêu quá,

Chắp tay ngẩng lên giời tạ ân;

Rồi cười bảo xứng ngôi phò mã,

Trừ có ai ngang vì thần nhân.

Hay đâu thần tiên đi lấy vợ!

Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lòng tơ vương,

Không quản rừng cao, sông cách trở,

Cùng đến Phong Châu xin Mỵ Nương.

Sơn Tinh có một mắt ở trán,

Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì.

Một thần phi bạch hổ trên cạn,

Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi.

Hai thần bên cửa thành thi lễ,

Hùng Vương âu yếm nhìn con yêu.

Nhưng có một nàng mà hai rể,

Vua cho rằng thế cũng hơi nhiều!

Thuỷ Tinh khoe thần có phép lạ,

Dứt lời, tay hất chòm râu xanh,

Bắt quyết hò mây to nước cả,

Dậm chân rung khắp làng gần quanh.

Ào ào mưa đổ xuống như thác,

Cây xiêu, cầu gẫy, nước hò reo,

Lăn, cuốn, gầm, lay, tung sóng bạc,

Bò, lợn, và cột nhà trôi theo.

Mỵ Nương ôm Hùng Vương kinh hãi.

Sơn Tinh cười, xin nàng đừng lo,

Vung tay niệm chú. Núi từng dải,

Nhà lớn, đồi con lổm cổm bò

Chạy mưa. Vua tuỳ con kén chọn.

Mỵ Nương khép nép như cành hoa:

"Con đây phận đào tơ bé mọn,

Nhân duyên cúi để quyền mẹ cha!"

Vua nghĩ lâu hơn bàn việc nước,

Rồi bảo mai lửa hồng nhuốm sương,

Lễ vật thần nào mang đến trước,

Vui lòng vua gả nàng Mỵ Nương.

II

Bình minh má ửng đào phơn phớt,

Ngọc đỏ rung trên đầu lá xanh.

Ngọn liễu chim vàng ca thánh thót,

Ngự giá Hùng Vương lên mặt thành.

Mỵ Nương bên lầu son tựa cửa,

Rèm ngọc lơ thơ phủ áo hồng.

Cánh nhạn long lanh vờn ánh lửa,

Mê nàng, chim ngẩn lưng giời đông.

Rừng xanh thả mây đào man mác,

Sơn Tinh ngồi bạch hổ đi đầu

Mình phủ áo bào hồng ngọc dát,

Tay ghì cương hổ, tay cầm lau.

Theo sau năm chục con voi xám

Hục hặc, lưng cong phủ gấm điều,

Tải bạc, kim cương, vàng lấp loáng,

Sừng tê, ngà voi và sừng hươu.

Hùng Vương trên mặt thành liễu rủ,

Hớn hở thần trông, thoáng nụ cười.

Thần suốt đêm sao dài không ngủ,

Mày ngài, mắt phượng vẫn còn tươi.

Sơn Tinh đến lạy chào bên cửa,

Vua thân ngự đón nàng Mỵ Nương.

Lầu son nàng ngoái trông lần lữa,

Mi xanh lệ ngọc mờ hơi sương.

Quỳ lạy cha già lên kiệu bạc,

Thương người, thương cảnh xót lòng đau.

Nhìn quanh, khói toả buồn man mác,

Nàng kêu: "Phụ vương ôi! Phong Châu!"

Kiệu nhỏ đưa nàng đi thoăn thoắt,

Hùng Vương mơ, vịn tay bờ thành.

Trông bụi hồng tuôn xa, xa lắc,

Mắt nhoà lệ ngọc ngấn đầm quanh...

Thoảng gió vù vù như gió bể,

Thuỷ Tinh ngồi trên lưng rồng vàng.

Yên gấm tung dài bay đỏ choé,

Mình khoác bào xanh da giời quang.

Theo sau cua đỏ và tôm cá,

Chia đội năm mươi hòm ngọc trai,

Khập khiễng bò lê trên đất lạ,

Trước thành tấp tểnh đi hàng hai.

Hùng Vương mặt rồng chau ủ rũ,

Chân trời còn phảng bóng người yêu,

Thuỷ Tinh thúc rồng đau kêu rú,

Vừ uất vì thương, vừa bởi kiêu.

Co hết gân, nghiến răng, thần quát:

"Giết! Giết Sơn Tinh hả hờn ta!"

Tức thời nước sủi reo như thác,

Tôm cá quăng ngọc trai mà hoa.

III

Sơn Tinh đang kèm theo sau kiệu,

Áo bào phơ phất nụ cười bay.

(Vui nhỉ mê ai xinh, mới hiểu)

Thần trông kiệu nhỏ, hồn thêm say.

Choàng nghe sóng vỗ, reo như sấm,

Bạch hổ dừng chân, lùi, vểnh tai.

Mỵ Nương tung bức rèm đỏ thắm,

Sơn Tinh trông thấy càng dương oai.

Sóng cả gầm reo lăn như chớp,

Thuỷ Tinh cưỡi lưng rồng hung hăng.

Cá voi quác mồm to muốn đớp,

Cá mập quẫy đuôi cuồng nhe răng.

Càng cua lởm chởm giơ như mác;

Tôm kềnh chạy quắp đuôi xôn xao.

Sơn Tinh hiểu thần ghen, tức khắc

Niệm chú, đất nẩy vù lên cao.

Hoa tay thần vẫy hùm, voi, báo.

Đuôi quắp, nhe nanh, giơ vuốt đồng,

Đạp long đất núi, gầm xông xáo,

Máu vọt phì reo muôn ngấn hồng.

Mây đen hăm hở bay mù mịt,

Sấm ran, sét động nổ loè xanh.

Tôm cá xưa nay im thin thít,

Mở quác mồm to kêu thất thanh.

Mỵ Nương kinh hãi ngồi trong kiệu,

Bỗng chợt nàng kêu mắt lệ nhoà.

(Giọng kiêu hay buồn không ai hiểu,

Nhưng thật dễ thương): "Ô! Vì ta!"

Thuỷ Tinh năm năm dâng nước bể,

Đục núi hò reo đòi Mỵ Nương.

Trần gian đâu có người dai thế,

Cũng bởi thần yêu nên khác thường!


Câu 4: Hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông thường được đặt tên là Hội khoẻ Phù Đổng vì:

  • Hội thi lấy tích từ Thánh Gióng - người làng Phù Đổng. Thánh Gióng vừa có công với đất nước, vừa thể hiện cho sức khỏe, sức trẻ.
  • Đây là hội thi thể thao dành cho lứa tuổi thiếu niên, học sinh - lứa tuổi của Gióng, trong thời đại mới.
  • Đặt tên là Hội khỏe Phù Đổng, vừa thể hiện lòng biết ơn, "uống nước nhớ nguồn". Vừa khích lệ tinh thần luyện tập thể thao, rèn luyện sức khỏe của thanh thiếu niên. Để mai sau có thể giúp cho nước nhà,...
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .