Top 6 Bài soạn "Đổi tên cho xã" (Ngữ văn 8 - SGK Cánh diều) hay nhất

61

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Đổi tên cho xã" (Ngữ văn 8 - SGK Cánh diều) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc các bạn...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Đổi tên cho xã" (Ngữ văn 8 - SGK Cánh diều) - mẫu 1

Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 85 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

- Xem lại khái niệm hài kịch ở phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc hiểu văn bản hài kịch, các em cần chú ý:

+ Tóm tắt nội dung văn bản (Văn bản kể lại sự việc gì? Sự việc ấy xảy ra trong bối cảnh nào? Cốt truyện có gì đặc biệt?…)

+ Đặc điểm của hài kịch được thể hiện trong văn bản ở những phương diện nào (xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng,…)?

+ Liên hệ, kết nối với cuộc sống và bản thân để hiểu sâu hơn về nội dung văn bản và hiểu thêm chính mình.

- Đọc trước văn bản Đổi tên cho xã, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Lưu Quang Vũ.

- Đọc nội dung giới thiệu vở kịch Bệnh sĩ sau đây để hiểu bối cảnh của đoạn trích:

Vở kịch Bệnh sĩ nói về một làng quê nghèo mang tên Cà Hạ. Người dân ở đây hiền lành, chân chất nhưng ông Toàn Nha, chủ tịch xã lại háo danh, thích “sĩ diện”. Lẽ ra, phải đổi mới cách làm ăn để cuộc sống no đủ thì ông Nha chỉ quan tâm đến việc đặt ra những cái tên sang trọng. Dưới sự chỉ đạo của ông, xã Cà Hạ và tất cả các tổ đội, ngành nghề lâu nay đều được đổi tên. Mọi người đều ảo tưởng với những cái tên rất đẹp nhưng không hề mang lại cho họ ấm no khi ruộng vườn bỏ không, chăn nuôi đình đốn,…Sau gần một năm phát động ồn ào, cái làm được của xã Hùng Tâm (tên mới của xã Cà Hạ) chỉ là một khu văn phòng với kiến trúc lộn xộn. Người dân Hùng Tâm đói nhưng không được phép nói là mình đói, vì sĩ diện, vì sợ bị quy kết tội làm “mất uy tín địa phương”. Nhiều điều dối trá được gọi là “sáng tạo, bứt phá”. Nhưng rồi, sau hàng loạt trớ trêu, bi hài, mọi người cũng nhận ra: “Tại sao không yêu quý những điều thật thà, mà lại ưa những thứ giả dối?”. Đoạn trích Đổi tên cho xã là cảnh mở đầu, tái hiện lễ đổi tên cho xã Cà Hạ thành xã Hùng Tâm.

Trả lời:

- Văn bản kể lại sự kiện đổi tên của xã Cà Hạ, đồng thời thông báo tới tất cả mọi người trong xã những điều đổi mới của xã.

- Sự việc ấy xảy ra trong bối cảnh mọi người trong làng đang gặp phải khó khăn về kinh tế, tiền bạc, ruộng vườn bỏ không, chăn nuôi đình đốn.

- Đặc điểm của hài kịch được thể hiện trong văn bản ở những phương diện:

+ Xung đột: Ông Nha – chủ tịch xã với những ảo tưởng, ông đổi tên xã, phong các chức danh cho mọi người trong xã để sĩ diện, khoe khoang, mong muốn sẽ giúp xã ngày càng trở nên giàu có và phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, chính những việc làm đó đã khiến xã rơi vào hoàn cảnh nghèo đói.

+ Nhân vật: ông Đốp, ông Thình,…

+ Lời thoại: lời thoại đã bộc lộ được rõ nét tính cách, đặc điểm nhân vật của họ.

+ Thủ pháp trào phúng: ông Nha ảo tưởng sẽ xây dựng xã văn minh giàu mạnh, phát triển nhưng lại đẩy xã vào tình cảnh nghèo đói, lộn xộn và đầy lố bịch.

- HS liên hệ bản thân.


Đọc hiểu

* Nội dung chính: văn bản đã nêu lên và phê phán một hiện tượng nhức nhối trong xã hội Việt Nam, đó là thích sĩ diện, háo danh. 


* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Đoạn chữ in nghiêng mở đầu này có nhiệm vụ gì?

Trả lời:

- Đoạn chữ in nghiêng mở đầu này có nhiệm vụ giới thiệu bối cảnh, không gian tổ chức sự kiện đổi tên cho xã.


Câu 2 (trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Chú ý địa danh và tên các nhân vật.

Trả lời:

- Địa danh: tại trụ sở Ủy ban xã, trong một căn phòng rộng được trang trí bởi nhiều đồ: áp phích, bản đồ,…

- Tên các nhân vật: ông Nha, anh Văn Sửu, ông Thình, ông bà Độp, anh Tý, ông Ruộng, cô Xoan, bà Thủ.


Câu 3 (trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Mục đích của cuộc họp là gì?

Trả lời:

- Mục đích của cuộc họp: thông bảo việc xã đổi tên từ xã Cà Hạ thành xã Hùng Tâm, phố Cà, thủ phủ của xã, sẽ thành thị trấn Hùng Tâm.


Câu 4 (trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tên mới của xã khác gì tên cũ?

Trả lời:

- Tên mới của xã là Hùng Tâm, nghe có vẻ hay hơn tên cũ (Cà Hạ) nhưng cũng không có ý nghĩa gì đặc biệt.


Câu 5 (trang 87 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Vì sao một số dòng chữ được in nghiêng và để trong ngoặc đơn?

Trả lời:

- Một số dòng chữ được in nghiêng và để trong ngoặc đơn được dùng để giải thích cho các động tác mà diễn viên sẽ biểu diễn.


Câu 6 (trang 87 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tên các chức vụ được thay đổi ra sao?

Trả lời:

- Đồng chí Bạch Bá Thình thôi giữ chức Đội trưởng đội Sáu để giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ kiêm Trưởng ban Ngoại vụ của Liên hợp xã.

- Đồng chí Lê Khắc Tự thôi giữ chức Tổ trưởng Tổ nề mộc để nhận chức Chủ nhiệm Trung tâm Xây dựng và kiến thiết cơ bản.

- Đồng chí Hà Thị Thủ thôi giữ chức Cửa hàng trưởng Cửa hàng mua bán xã để giữ chức Chủ nhiệm Công ty dịch vụ Thương nghiệp Hùng Tâm.

- Đồng chí Hà Văn Ruộng thôi giữ chức Đội trưởng đội Hai để giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Điều phối nhân lực và sản xuất nông nghiệp.

- Bà Độp – nguyên Trưởng trại lợn được giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Chăn nuôi gia súc.


Câu 7 (trang 88 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Ngôn ngữ hài hước được thể hiện ở chi tiết nào?

Trả lời:

- Ngôn ngữ hài hước được thể hiện ở chi tiết: Người hoạn lợn được mở một Trụ sở Hoạn lợn và được lấy với cái tên bớt thô là “Trung tâm Triệt sản gia súc Hùng Tâm”.


Câu 8 (trang 89 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Chú ý cách ví von, so sánh của ông Nha.

Trả lời:

- Cách ví von, so sánh của ông Nha: Nguyễn Trãi phò Lê Lợi, Cà Hạ đổi thành Hùng Tâm.


Câu 9 (trang 89 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Ngôn ngữ của ông Nha ở đoạn này có gì gây cười?

Trả lời:

- Ngôn ngữ của ông Nha gây cười ở chỗ: dùng nhiều từ ngữ không có ý nghĩa “bung ra, ta bung ra,…ta bung ra pháo”.


Câu 10 (trang 90 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Dự đoán kết quả đổi mới của ông Nha.

Trả lời:

- Dự đoán: kế hoạch phát triển xã của ông Nha thất bại, cuộc sống của người dân trong làng ngày càng nghèo khổ, cơ cực hơn nữa.


* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nội dung chính của văn bản Đổi tên cho xã là gì? Nội dung đoạn trích này liên quan như thế nào với tên vở kịch Bệnh sĩ?

Trả lời:

- Nội dung chính: kể về việc đổi tên xã từ Cà Hạ thành Hùng Tâm. Đồng thời, ông Nha – chủ tịch xã thông báo thay đổi một số điều mới về xã: tổ chức các bộ phận của xã và phong chức vụ cho một số người.

- Đoạn trích là phần mở đầu của vở kịch “Bệnh sĩ”. Trong đoạn trích cũng nói lên vấn đề “bệnh sĩ” trong cuộc sống hằng ngày. Những người có chức quyền thì ham thành tích, thích sĩ diện mà thay đổi một cách không khoa học, thay đổi linh tinh, lấy những cái tên mĩ miều thay cho những cái tầm phào. Kết quả chẳng thay đổi được gì lại làm cuộc sống nhân dân càng thêm khó khăn.


Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Quan sát văn bản và chỉ ra cách trình bày kịch bản có gì khác với cách trình bày một truyện ngắn, bài kí hoặc thơ. Nhận biết các chỉ dẫn sân khấu (các dòng chữ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn) và chức năng của các chỉ dẫn ấy.

Trả lời:

- Điểm khác giữa cách trình bày kịch bản và cách trình bày một truyện ngắn, bài kí:

+ Trong cách trình bày kịch bản, nội dung được thể hiện qua các lời đối thoại của các nhân vật, lồng vào sử dụng những từ ngữ mang tính hài hước, gây cười.

+ Trong cách trình một truyện ngắn, bài kí, nội dung chủ yếu sẽ được thể hiện qua các lời văn.


Câu 3 (trang 90 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Hãy phân tích một số đặc điểm hài kịch được  thể hiện rõ ở văn bản Đổi tên cho xã.

Trả lời:                   

- Một số đặc điểm hài kịch được  thể hiện rõ ở văn bản Đổi tên cho xã:

+ Xung đột: Ông Nha – chủ tịch xã với những ảo tưởng, ông đổi tên xã, phong các chức danh cho mọi người trong xã để sĩ diện, khoe khoang, mong muốn sẽ giúp xã ngày càng trở nên giàu có và phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, chính những việc làm đó đã khiến xã rơi vào hoàn cảnh nghèo đói.

+ Nhân vật: ông Đốp, ông Thình,…=> những tên gọi gần gũi.

+ Lời thoại: lời thoại đã bộc lộ được rõ nét tính cách, đặc điểm nhân vật của họ.

+ Thủ pháp trào phúng: ông Nha ảo tưởng sẽ xây dựng xã văn minh giàu mạnh, phát triển nhưng lại đẩy xã vào tình cảnh nghèo đói, lộn xộn và đầy lố bịch.


Câu 4 (trang 90 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nhân vật ông chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người nào trong xã hội? Hãy phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật này.

Trả lời:

- Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người sĩ diện hão, háo danh, háo chức, giả dối và không có năng lực trong xã hội.

- Đặc điểm tính cách của ông Toàn Nha:

+ Ông là một người ưa sĩ diện, giả dối và không biết lượng sức mình.

+ Ông Nha có khát vọng sẽ đổi tên xã và các chức danh sao cho thật nhiều, thật kêu, thật hay, rồi từ đó đổi mới xã theo những nơi phát triển khác mà ông tìm hiểu qua quýt, giúp cho xã giàu mạnh để ông được nở mày nở mặt với các xã khác và được cấp trên chú ý.

+ Bên cạnh đó, mặc dù chưa làm ra được thành tựu nào cho xã nhưng ông Nha đã có những phát biểu rất hùng hồn, hoa mỹ, đầy tự tin. Rồi thực tế đã chứng minh rằng những điều đó chỉ là sáo rỗng, khiến tới dẫn đến kết quả cuộc sống nhân dân xã rơi vào nghèo đói, không còn được yên bình như trước.


Câu 5 (trang 90 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Theo em, văn bản Đổi tên cho xã đã nêu lên và phê phán hiện tượng gì? Điều đó còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không?

Trả lời:

- Theo em, văn bản đã nêu và phê phán hiện tượng ưa sĩ diện, mắc căn bệnh “háo danh” của rất nhiều người trong xã hội. Điều đó còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay. Bởi ngày nay, vẫn còn tồn tại rất nhiều người có tính sĩ diện, không chỉ gây ảnh hưởng tới bản thân họ mà còn làm ảnh hưởng tới mọi người, gây ra nhiều hậu quả khó lường và các tác động tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cả cộng đồng.


Câu 6 (trang 90 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Bằng trải nghiệm của bản thân, em hãy nêu một số ý nói về tác hại của “bệnh sĩ” trong cuộc sống.

Trả lời:

- Nhiều người sẵn sàng nói dối, làm sai, mặc kệ ảnh hưởng tới người xung quanh và chỉ quan tâm đến kết quả, nhằm mong muốn khoe khoang bản thân mình tài giỏi hơn người khác.

- Trong cuộc sống ngày nay, rất nhiều bạn trẻ đua đòi, sĩ diện, luôn đua theo phong trào, sẵn sàng ăn cắp, ăn trộm chỉ để có tiền mùa đồ hiệu, quần áo sang chảnh,…

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Đổi tên cho xã" (Ngữ văn 8 - SGK Cánh diều) - mẫu 2

Câu 1 (trang 85, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tóm tắt nội dung văn bản (Văn bản kể lại sự việc gì? Sự việc ấy xảy ra trong bối cảnh nào? Cốt truyện có gì đặc biệt?...)

Phương pháp giải:

Đọc và tóm tắt nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

- Văn bản kể về sự việc xã Cà Hạ sắp được đổi tên.

- Việc đổi tên xã khiến chính quyền xã phải phân công lại nhiệm vụ cho từng người.

- Chưa ai hiểu rõ được nhiệm vụ mình được giao là gì, mọi người bàn tán rất nhiều.


Câu 2 (trang 85, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Đặc điểm của hài kịch được thể hiện trong văn bản ở những phương diện nào (xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng,…)?

Phương pháp giải:

Xem kĩ Kiến thức ngữ văn đầu bài

Lời giải chi tiết:

- Xung đột kịch: thật thà >< bệnh ảo tưởng.

- Nhân vật: không tương xứng giữa bên trong và bên ngoài

- Hành động: mâu thuẫn với phẩm chất.

- Thủ pháp trào phúng: những lời phát biểu của ông chủ tịch xã được phóng đại đến mức khoa trương.


Câu 3 (trang 85, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Liên hệ, kết nối với kinh nghiệm của bản thân để hiểu sâu hơn về nội dung văn bản và hiểu thêm chính mình.

Phương pháp giải:

Trả lời theo kinh nghiệm của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Cần đồng nhất giữa bên trong và bên ngoài.


Câu 4 (trang 85, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Đọc trước văn bản Đổi tên cho xã và tìm hiểu thêm thông tin về nhà viết kịch Lưu Quang Vũ.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu thông tin về Lưu Quang Vũ

Lời giải chi tiết:

- Lưu Quang Vũ sinh tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, quê gốc ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, sau chuyền về sống tại Hà Nội (1954).

- Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm bộc lộ từ nhỏ


Câu 1 (trang 86, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Đoạn chữ in nghiêng mở đầu này có nhiệm vụ gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn in nghiêng

Lời giải chi tiết:

Giới thiệu về bối cảnh xảy ra câu chuyện.


Câu 2 (trang 86, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Mục đích của cuộc họp là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn

Lời giải chi tiết:

Mục đích: thông báo việc đổi tên thành xã Hùng Tâm, phố Cà


Câu 3 (trang 87, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tên mới của xã khác gì tên cũ?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn

Lời giải chi tiết:

Tên mới của xã là Hùng Tâm hay hơn và có ý nghĩa hơn cái tên cũ không có ý nghĩa gì đặc biệt.


Câu 4 (trang 87, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Vì sao một số dòng chữ được in nghiêng và để trong ngoặc đơn?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các dòng in nghiêng trong ngoặc đơn

Lời giải chi tiết:

Vì dùng để miêu tả động tác mà diễn viên sẽ làm.


Câu 5 (trang 87, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tên các chức vụ được thay đổi ra sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn

Lời giải chi tiết:

Nhân vật

Chức vụ cũ

Chức vụ mới

Bạch Bá Thình

Đội trưởng đội Sáu

Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ kiêm Trưởng ban Ngoại vụ của Liên hợp xã

Lê Khắc Tự

Tổ trưởng Tổ nề mộc

Chủ nhiệm Trung tâm Xây dựng và kiến thiết cơ bản

Hà Thị Thủ

Cửa hàng trưởng Cửa hàng mua bán xã

Chủ nhiệm Công ty dịch vụ Thương nghiệp Hùng Tâm

Hà Văn Ruộng

Đội trưởng đội Hai

Chủ nhiệm Trung tâm Điều phối nhân lực và sản xuất nông nghiệp

Bà Độp

Trưởng trại lợn

Chủ nhiệm Trung tâm Chăn nuôi gia súc


Câu 6 (trang 87, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Ngôn ngữ hài hước được thể hiện ở chi tiết nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn trang 88

Lời giải chi tiết:

Chi tiết: Người hoạn lợn được mở một Trụ sở Hoạn lợn và được lấy với cái tên bớt thô là Trung tâm Triệt sản gia súc Hùng Tâm.


Câu 7 (trang 89, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Ngôn ngữ của ông Nha ở đoạn này có gì gây cười?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn cuối trang 89

Lời giải chi tiết:

Ngôn ngữ của ông Nha không phù hợp với một cuộc họp có tính trang trọng, ông càng cố nói những từ khoa học, thì càng lộ ra nhiều sự thiếu hiểu biết của mình.


Câu 8 (trang 90, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Dự đoán kết quả đổi mới xã của ông Nha.

Phương pháp giải:

Dự đoán theo suy nghĩ của mình

Lời giải chi tiết:

Kết quả đổi mới xã của ông Nha sẽ thất bại và không đi tới đâu


CH cuối bài 1

Câu 1 (trang 90, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nội dung chính của văn bản Đổi tên cho xã là gì? Nội dung đoạn trích này liên quan như thế nào với tên vở kịch Bệnh sĩ?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

- Nội dung chính: cuộc họp thông báo những đổi mới của xã Hùng Tâm.

- Mối liên quan: là đoạn mở đầu


CH cuối bài 2

Câu 2 (trang 90, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Quan sát văn bản và chỉ ra cách trình bày kịch bản có gì khác với cách trình bày một truyện ngắn, bài kí hoặc thơ. Nhận biết các chỉ dẫn sân khấu (các dòng chữ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn) và chức năng của các chỉ dẫn ấy.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và phần Kiến thức ngữ văn đầu bài

Lời giải chi tiết:

- Văn bản hài kịch chủ yếu là lời đối thoại giữa các nhân vật với nhau

- Chỉ dẫn sân khấu: in nghiêng hoặc trong ngoặc đơn

- Chức năng: miêu tả hành động mà các nhân vật sẽ làm.


CH cuối bài 3

Câu 3 (trang 90, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Hãy phân tích một số đặc điểm hài kịch được thể hiện rõ ở văn bản Đổi tên cho xã.

Phương pháp giải:

Đọc và chọn lựa, phân tích

Lời giải chi tiết:

- Mâu thuẫn: giữa cái xấu và cái tốt.

- Nhân vật: không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động

- Lời thoại: bộc lộ được đặc điểm, tính cách, có yếu tố hài hước, gây cười.

- Thủ pháp trào phúng, phóng đại.

Ví dụ: Ông Nha vẽ lên những viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển khoa học, giàu mạnh những thực tế nhưng thực tế


CH cuối bài 4

Câu 4 (trang 90, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người nào trong xã hội?

Phương pháp giải:

Đọc và liên hệ

Lời giải chi tiết:

Kiểu người thích sống giả dối, ảo tưởng trong xã hội.


CH cuối bài 5

Câu 5 (trang 90, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Theo em, văn bản Đổi tên cho xã đã nêu lên và phê phán hiện tượng gì? Điều đó còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Phê phán hiện tượng: thích sĩ diện => tồn tại từ rất lâu trước đây mà đến nay vẫn là một hiện tượng phổ biến trong xã hội.


CH cuối bài 6

Câu 6 (trang 90, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Bằng trải nghiệm của bản thân, em hãy nêu một số ý nói về tác hại của “bệnh sĩ” trong cuộc sống.

Phương pháp giải:

Trả lời theo trải nghiệm cá nhân

Lời giải chi tiết:

Tác hại của bệnh sĩ:

- Mệt mỏi vì luôn chạy đua với thành tích

- Dễ ảo tưởng về thành tựu mình đạt được.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Đổi tên cho xã" (Ngữ văn 8 - SGK Cánh diều) - mẫu 3

1. Chuẩn bị

- Văn bản kể về lễ đổi tên xã Cà Hạ thành xã Hùng Tâm. S ự việc diễn ra trong buổi công bố tên xã mới. Việc đổi tên xã khiến chính quyền xã phải phân công lại nhiệm vụ cho từng người. Sau khi nghe phân công nhiệm vụ, ông Sửu thắc mắc về nhiệm vụ của mình và được giao cho vị trí chủ nhiệm trung tâm Triệt sản gia súc. Chưa ai hiểu rõ được nhiệm vụ mình được giao là gì, mọi người bàn tán rất nhiều. Kết thúc văn bản là cuộc nói chuyện của ông Nha, ông Thỉnh và Văn Sửa.

- Đặc điểm của hài kịch được thể hiện ở:

  • Xung đột kịch: xung đột giữa sự thật thà và bệnh ảo tưởng.
  • Nhân vật: các nhân vật có sự không tương xứng giữa bên trong và bên ngoài (Ông Nha tỏ ra hiểu biết nhưng thực chất là người ảo tưởng)
  • Hành động: mâu thuẫn với phẩm chất.
  • Thủ pháp trào phúng: những lời phát biểu của ông chủ tịch xã được phóng đại đến mức khoa trương.

- Liên hệ, kết nối với kinh nghiệm của bản thân để hiểu sâu hơn về nội dung văn bản và hiểu thêm chính mình: Đồng nhất giữa bên trong và bên ngoài.

- Tác giả Lưu Quang Vũ:

  • Quê gốc ở Đà Nẵng, sinh ra ở Phú Thọ trong một gia đình trí thức.
  • Cha của ông là nhà viết kịch Lê Quang Thuận, chính vì vậy từ nhỏ Lưu Quang Vũ đã sớm bộc lộ tài năng.
  • Từ năm 1965 - 1970, ông vào bộ đội và phục vụ trong quân chủng Phòng không - Không quân.
  • Từ 1970 - 1978, ông xuất ngũ rồi làm nhiều nghề để kiếm sống.
  • Từ 1978 - 1988, ông là biên tập viên của tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch nói.
  • Trước khi đến với kịch nói, ông từng làm thơ, sáng tác truyện ngắn, vẽ tranh.
  • Vở kịch đầu tay là Sống mãi với thủ đô (viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ).
  • Lưu Quang Vũ là một hiện tượng của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX, là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam.
  • Ngày 29 tháng 8 năm 1988, ông qua đời giữa lúc tài năng đang nở rộ nhất trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ 5 cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ.
  • Năm 2000, Lưu Quang Vũ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
  • Một số tác phẩm: Thơ: Hương cây (1968, in chung trong tập Hương cây - Bếp lửa với Bằng Việt), Mây trắng của đời tôi (1989), Bầy ong trong đêm sâu (1993)...; Kịch: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-ta, Chết cho điều chưa có, Nếu anh không đốt lửa, Lời thề thứ 9, Khoảnh khắc vô và vô tận, Tôi và chúng ta…

2. Đọc hiểu

Câu 1. Đoạn chữ in nghiêng mở đầu này có nhiệm vụ gì?

Giới thiệu bối cảnh.


Câu 2. Mục đích của cuộc họp là gì?

Thông báo việc xã đổi tên thành xã Hùng Tâm.


Câu 3. Tên mới của xã khác gì tên cũ?

Tên mới dài hơn, hay và ý nghĩa hơn.


Câu 4. Vì sao một số dòng chữ được in nghiêng và để trong ngoặc đơn?

Một số dòng chữ được in nghiêng để trong ngoặc đơn dùng để miêu tả hành động của diễn viên.


Câu 5. Tên các chức vụ được thay đổi ra sao?

- Bạch Bá Thình từ chức Đội trưởng đội Sáu thành người giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ kiêm Trưởng ban Ngoại vụ của Liên hợp xã.

- Lê Khắc Tự từ chức Tổ trưởng Tổ nề mộc thành người giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Xây dựng và kiến thiết cơ bản.

- Hà Thị Thủ từ chức Cửa hàng trưởng Cửa hàng mua bán xã thành người giữ chức Chủ nhiệm Công ty dịch vụ Thương nghiệp Hùng Tâm.

- Hà Văn Ruộng từ chức Đội trưởng đội Hai thành người giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Điều phối nhân lực và sản xuất nông nghiệp.

- Bà Độp từ chức Trưởng trại lợn thành người giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Chăn nuôi gia súc.


Câu 6. Ngôn ngữ hài hước được thể hiện ở chi tiết nào?

Người hoạn lợn được mở một Trụ sở Hoạn lợn riêng, có tên là Trung tâm Triệt sản gia súc Hùng Tâm.


Câu 7. Ngôn ngữ của ông Nha ở đoạn này có gì gây cười?

Sử dụng những từ ngữ vô nghĩa, bộc lộ sự thiếu hiểu biết.


Câu 8. Dự đoán kết quả đổi mới xã ông Nha.

Dự đoán: Thất bại


3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Nội dung chính của văn bản Đổi tên cho xã là gì? Nội dung đoạn trích này liên quan như thế nào với tên vở kịch Bệnh sĩ?

- Nội dung chính của văn bản Đổi tên cho xã: thông báo việc xã đổi tên thành xã Hùng Tâm và thay đổi chức vụ của một số người.

- Nội dung có liên quan với tên vở kịch: văn bản Đổi tên cho xã là phần đầu của vở kịch, qua câu chuyện đổi tên cho xã nói về bệnh sĩ của con người. Người có chức quyền ham thành tích, thích sĩ diện mà thay đổi một cách không khoa học, đặt tên mĩ miều. Kết quả chẳng thay đổi được gì lại làm cuộc sống nhân dân càng thêm khó khăn.


Câu 2. Quan sát văn bản và chỉ ra cách trình bày kịch bản có gì khác với cách trình bày một truyện ngắn, bài kí hoặc thơ. Nhận biết các chỉ dẫn sân khấu (các dòng chữ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn) và chức năng của các chỉ dẫn ấy.

- Cách trình bày kịch bản: nội dung được thể hiện qua lời thoại của nhân vật.

- Các chỉ dẫn sân khấu xuất hiện khá nhiều, nhằm giúp diễn viên nắm được các hành động sẽ thực hiện.


Câu 3. Hãy phân tích một số đặc điểm hài kịch được thể hiện rõ ở văn bản Đổi tên cho xã.

- Hình thức: các lời đối thoại, có chỉ dẫn sân khấu

- Nhân vật: sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động khiến việc làm trở nên lố bịch hài hước

- Nội dung: ông Nha vẽ ra một viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển, giàu mạnh nhưng thực tế thì những gì ông làm đều chỉ đẩy người dân vào cái nghèo đói.

- Sử dụng thủ pháp trào phúng, phóng đại.


Câu 4. Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người nào trong xã hội? Hãy phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật này.

- Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người thích sống giả dối, ảo tưởng trong xã hội.

- Đặc điểm tính cách:

  • Ưa sĩ diện, vẻ bề ngoài
  • Mong muốn đổi tên xã và các chức danh sao cho thật nhiều, thật kêu, thật hay
  • Lời phát biểu hùng hồn nhưng sáo rỗng

Câu 5. Theo em, văn bản Đổi tên cho xã đã nêu lên và phê phán hiện tượng gì? Điều đó còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không?

Văn bản Đổi tên cho xã đã nêu lên và phê phán hiện tượng: háo danh, thích khoe khoang, sĩ diện. Điều này vẫn còn ý nghĩa trong cuộc sống, vì hiện nay vẫn còn nhiều người có lối sống như vậy.


Câu 6. Bằng trải nghiệm của bản thân, em hãy nêu một số ý nói về tác hại của “bệnh sĩ” trong cuộc sống.

  • Mất đi sự trung thực của bản thân, đánh mất niềm tin của mọi người xung quanh
  • Chỉ xem trọng lượng mà không có chất
  • Đánh mất đi những giá trị đạo đức tốt đẹp của bản thân
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Đổi tên cho xã" (Ngữ văn 8 - SGK Cánh diều) - mẫu 4

Câu 1. Nội dung chính của văn bản Đổi tên cho xã là gì? Nội dung đoạn trích này liên quan như thế nào với tên vở kịch Bệnh sĩ?

- Nội dung chính của văn bản Đổi tên cho xã là kể lại lễ đổi tên xã Cà Hạ thành xã Hùng Tâm, thêm vào đó là thông báo tới tất cả xã những điều mới của xã Hùng Tâm như tổ chức các bộ phận của xã và tên chức vụ của một số người.

- Nội dung đoạn trích liên quan mật thiết với tên vở kịch “Bệnh sĩ” vì đây là phần đầu của vở kịch.


Câu 2. Quan sát văn bản và chỉ ra cách trình bày kịch bản có gì khác với cách trình bày một truyện ngắn, bài kí hoặc thơ. Nhận biết các chỉ dẫn sân khấu (các dòng chữ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn) và chức năng của các chỉ dẫn ấy.

- Cách trình bày văn bản khác so với cách trình bày một truyện ngắn, bài kí hoặc thơ là: Nếu ở văn bản này, nội dung chủ yếu được thể hiện qua những lời thoại của các nhân vật trong truyện mang tính hài hước, gây cười thì ở truyện ngắn, bài kí hoặc thơ thì nội dung sẽ được thể hiện qua lời văn nhiều hơn là lời thoại của các nhân vật.

- Các chỉ dẫn sân khấu là các dòng chữ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn có chức năng là: Giúp cho người đọc có thể hình dung được chi tiết và cụ thể vở kịch hơn.


Câu 3. Hãy phân tích một số đặc điểm hài kịch được thể hiện rõ ở văn bản Đổi tên cho xã.

Một số đặc điểm hài kịch được thể hiện rõ ở văn bản Đổi tên cho xã là:

- Ông Nha chủ tịch xã với ảo tưởng đổi tên xã và các chức danh trong xã hay để sĩ diện sẽ giúp xã ngày càng giàu có, phát triển, nhưng thực tế lại ngược lại, chính điều đó đã làm cho xã bị rơi vào hoàn cảnh nghèo đói, tiêu điều.

- Các nhân vật trong vở kịch trước và sau khi xã đổi tên đã thể hiện sự không cân xứng, lố bịch như Ông Đốp trước là hoạn lợn giờ lại thành Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản gia súc xã Hùng Tâm. Rồi cả ông Thình hay làm nghề phụ cho xã lại được cho chức Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ.

- Lời thoại của từng nhân vật trong văn bản đã bộc lộ được tính cách của nhân vật và gây ra sự hài hước mà không cần những lời văn miêu tả nhân vật đó.

- Văn bản được tác giả sử dụng điêu luyện biện pháp trào phúng, phóng đại trong văn bản. Như việc ông Nha ảo tưởng sẽ xây dựng xã mình giàu mạnh, phát triển nhưng rồi lại đẩy xã vào cảnh nghèo đói, lộn xộn và lố bịch.


Câu 4. Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người nào trong xã hội? Hãy phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật này.

- Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người sĩ diện hão, giả dối và không có năng lực trong xã hội.

- Đặc điểm tính cách của ông Toàn Nha được thể hiện rất rõ ngay từ đầu văn bản. Ông là một người ưa sĩ diện, giả dối và không biết lượng sức mình. Ông Nha có khát vọng sẽ đổi tên xã và các chức danh sao cho thật nhiều, thật kêu, thật hay, rồi từ đó đổi mới xã theo những nơi phát triển khác mà ông tìm hiểu qua quýt, giúp cho xã giàu mạnh để ông được nở mày nở mặt với các xã khác và được cấp trên chú ý. Không những vậy, dù chưa làm ra được thành tựu đổi mới nào cho xã nhưng ông Nha phát biểu rất hùng hồn, hoa mỹ. Rồi thực tế chứng minh, những điều ông Nha làm và nói chỉ là sáo rỗng, kết quả còn làm cho cuộc sống nhân dân xã rơi vào nghèo đói, không còn được yên bình như trước.


Câu 5. Theo em, văn bản Đổi tên cho xã đã nêu lên và phê phán hiện tượng gì? Điều đó còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không?

- Theo em, văn bản Đổi tên cho xã đã nêu và phê phán hiện tượng rất xấu là ưa sĩ diện của nhiều người trong xã hội

- Điều đó còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay. Bởi vì cho đến nay, vẫn còn tồn tại rất nhiều người có tính sĩ diện, không chỉ gây ảnh hưởng tới họ mà còn là ảnh hưởng tới những người xung quanh họ. Ví dụ như ở một số trường học, giáo viên bị nặng thành tích với các lớp và các trường khác nên gây áp lực học tập nên học sinh, làm cho nhiều em sợ đi học, về nhà cũng sợ điểm kém bị trách mắng mà không có thời gian phát triển kĩ năng xã hội, chỉ cắm đầu vào làm bài tập thầy cô giao.


Câu 6. Bằng trải nghiệm của bản thân, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng) nói về tác hại của “bệnh sĩ” trong cuộc sống

Bệnh sĩ là một căn bệnh nguy hiểm của tâm hồn tồn tại trong xã hội từ xưa đến nay. Nó sẽ gây ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của toàn xã hội. Bệnh sĩ không chỉ tác động xấu tới chính người mang bệnh mà còn là cả tới những người xung quanh người đó. Người thích sĩ diện sẽ dẫn đến hay nói dối để tâng bốc mình lên, họ luôn muốn họ hơn người khác nên sẽ không ngần ngại làm điều sai trái để đạt được điều mình muốn. Còn những người xung quanh sẽ bị lừa dối bởi những người sĩ diện, không thấy thoải mái khi ở cạnh người có bệnh sĩ và thậm chí còn bị những người đó lợi dụng để đạt được mục đích. Có thể thấy rõ tác hại của bệnh sĩ qua những người ưa sống ảo trên mạng. Ở ngoài họ không có điều kiện nhưng sẵn sàng chi tiền, vay tiền, trộm cắp để có được những đồ hiệu đăng lên mạng sĩ diện. Tác hại của bệnh sĩ thật ghê gớm, vậy nên chúng ta phải tự tu thân dưỡng tính, tránh xa căn bệnh nguy hiểm này.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Đổi tên cho xã" (Ngữ văn 8 - SGK Cánh diều) - mẫu 5

CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Đoạn chữ in nghiêng mở đầu này có nhiệm vụ gì?

Trả lời:

Đoạn chữ in nghiêng ở phần mở đầu có nhiêm vụ giới thiệu về bối cảnh xảy ra câu chuyện, cụ thể, ở đây là bối cảnh của vở kịch.


Câu 2: Mục đích của cuộc họp là gì?

Trả lời:

Cuộc họp có mục đích là để thông báo cho mọi người về việc thay đổi tên gọi cho xã. Xã Hùng Tâm, phố Cà, thủ phủ sẽ được thay đổi thành thị trấn Hùng Tâm.


Câu 3: Tên mới của xã khác gì tên cũ?

Trả lời:

Tên mới của xã cho thấy sự phát triển của nơi đây, hứa hẹn sẽ đem lại cho bà con một cuộc sống mới đầy đủ và ấm no hơn. 


Câu 4: Vì sao một số dòng chữ được in nghiêng và để trong ngoặc đơn?

Trả lời:

Các dòng chữ in nghiêng và để trong ngoặc đơn được sử dụng để chú thích về động tác mà các diễn vai sẽ thực hiện trong vở kịch. 


Câu 5. Tên các chức vụ được thay đổi ra sao?

Trả lời:

Các chức vụ được thay đổi, cụ thể như sau: 

  • Bạch Bá Thình: Đội trưởng đội Sáu => Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ kiêm Trưởng ban Ngoại vụ của Liên hợp xã. 
  • Lê Khắc Tự: Tổ trưởng Tổ nề mộc => Chủ nhiệm Trung tâm Xây dựng và kiến thiết cơ bản.
  • Hà Thị Thủ: Cửa hàng trưởng Cửa hàng mua bán xã => Chủ nhiệm Công ty dịch vụ Thương nghiệp Hùng Tâm. 
  • Hà Văn Ruộng: Đội trưởng đội Hai => Chủ nhiệm Trung tâm Điều phối nhân lực và sản xuất nông nghiệp.
  • Bà Độp: Trưởng trại lợn => Chủ nhiệm Trung tâm Chăn nuôi gia súc 

Câu 6: Ngôn ngữ hài hước được thể hiện ở chi tiết nào?

Trả lời:

Ngôn ngữ hài hước được thể hiện ở việc những chức danh mọi ngày vẫn được gọi bằng những cái tên rất đời thường, dễ hiểu nhưng có phần thô tục giờ đây đã được chuyển thành những cái tên bớt thô tục nhưng có phần phức tạp hơn. 


Câu 7: Ngôn ngữ của ông Nha ở đoạn này có gì gây cười?

Trả lời:

Ngôn từ của ông không phù hợp với sự trang trọng của cuộc họp. Ông sử dụng nhiều từ ngữ không rõ nghĩa, ví dụ như "ta bung ra" và "ta bung ra pháo." Có điều hài hước là ông muốn thúc đẩy phát triển kinh tế, nhưng đồng thời lại loại bỏ hoàn toàn những công việc có lợi ích tại cấp xã và thay vào đó chuyển sang sản xuất pháo, một lĩnh vực mà thậm chí cả những người được giao quản lý cũng không hiểu rõ. Ông Nha càng cố gắng sử dụng các thuật ngữ khoa học, thì càng làm lộ ra sự thiếu hiểu biết của mình, ví dụ như việc Trung tâm Công nghệ chỉ sản xuất pháo.


Câu 8: Dự đoán kết quả đổi mới xã ông Nha.

Trả lời:

Trong quan điểm của em, nếu không có sự cải tiến trong tổ chức, không có tính khoa học trong việc phân công chức vụ và giao trọng trách cho những người không đủ chuyên môn, thì mọi việc sẽ thất bại nhanh chóng và cuộc sống của nhân dân sẽ ngày càng khó khăn hơn so với trước.


CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Nội dung chính của văn bản Đổi tên cho xã là gì? Nội dung đoạn trích này liên quan như thế nào với tên vở kịch Bệnh sĩ?

Trả lời:

  • Nội dung chính của văn bản "Đổi tên cho xã" là việc thông báo về các thay đổi trong xã Hùng Tâm, từ việc đổi tên xã đến thay đổi chức vụ của một số người.
  • Đoạn trích "Đổi tên cho xã" đặt làm mở đầu cho vở kịch "Bệnh sĩ" và nó cũng phản ánh vấn đề của "bệnh sĩ" trong cuộc sống hàng ngày. Các người có quyền lực thường tìm cách vươn lên, thích sự hoàn thiện bản thân mình mà không tuân thủ nguyên tắc khoa học, thay đổi các yếu tố không quan trọng, thay đổi tên gọi mà không có lý do cụ thể, và kết quả cuối cùng là không đem lại lợi ích gì cả mà chỉ làm gia tăng khó khăn cho cuộc sống của nhân dân.

Câu 2: Quan sát văn bản và chỉ ra cách trình bày kịch bản có gì khác với cách trình bày một truyện ngắn, bài kí hoặc thơ. Nhận biết các chỉ dẫn sân khấu (các dòng chữ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn) và chức năng của các chỉ dẫn ấy. 

Trả lời:

Cách trình bày trong kịch bản khác hoàn toàn so với cách trình bày trong truyện ngắn, kí, hoặc thơ. Trong văn bản hài kịch, tập trung chủ yếu vào lời đối thoại giữa các nhân vật, đi kèm với một số đoạn miêu tả về hành động mà các nhân vật thực hiện. Sử dụng ngôn ngữ hài hước là một đặc điểm thường thấy trong văn bản hài kịch, nhằm tạo ra tình huống gây cười.


Câu 3: Hãy phân tích một số đặc điểm hài kịch được thể hiện rõ ở văn bản Đổi tên cho xã.

Trả lời:

  • Trong đoạn trích này, chúng ta thấy sự xung đột giữa cái tốt và cái xấu. Ông Nha mơ tưởng về một tương lai tươi đẹp cho xã, với sự phát triển và thịnh vượng, nhưng thực tế lại phản ánh mọi nỗ lực của ông đều đẩy người dân vào cảnh khốn khó và đói nghèo. Điều này tạo ra sự tương phản mạnh mẽ giữa ước mơ và hiện thực.
  • Những nhân vật trong đoạn trích có sự không cân xứng giữa bản chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động, tạo nên một tình huống hài hước và lố bịch. Ví dụ như ông Đốp, một người có thái độ không tốt lại được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản gia súc xã Hung Tâm, hoặc ông Thình, người từng làm công việc phụ lại trở thành Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ.
  • Trong đoạn trích, lời thoại giữa các nhân vật chiếm phần lớn, và chúng thể hiện đặc điểm, tính cách của từng nhân vật, với yếu tố hài hước và tạo nên tiết tấu gây cười.
  • Đoạn trích cũng sử dụng thủ pháp trào phúng và phóng đại, ví dụ như việc ông Nha tạo ra một hình ảnh hoàn mỹ về xã với sự phát triển khoa học và giàu mạnh, nhưng thực tế lại chỉ là những lời nói rỗng tuếch và giả dối, tạo nên sự lố bịch.

Câu 4: Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người nào trong xã hội? Hãy phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật này.

Trả lời:

  • Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha được xem là biểu tượng cho kiểu người thích sống giả dối trong xã hội.
  • Ông khao khát phát triển xã thành một xã khoa học để tỏ ra xuất sắc trước các xã khác và cấp trên.
  • Ông thiếu sự tìm hiểu kỹ lưỡng về tình hình thực tế của xã mình và thực hiện các đổi mới một cách vội vàng, bỏ qua cơm áo của người dân địa phương.
  • Ông sử dụng ngôn ngữ phô trương và khoa học, nhưng thực tế không phù hợp với lời nói của mình.
  • Ông thăng chức nhanh chóng và tràn lan, nhưng hiệu quả thực tế lại không đáng kể, và ngay cả những người giữ chức vụ đó cũng không hiểu rõ nhiệm vụ của họ.

Câu 5: Theo em, văn bản Đổi tên cho xã đã nêu lên và phê phán hiện tượng gì? Điều đó còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không?

Trả lời:

  • Văn bản "Đổi tên cho xã" đề cập và phê phán một vấn đề đáng lo ngại trong xã hội Việt Nam, đó là thái độ thích sĩ diện.
  • Hiện tượng này tồn tại từ lâu và vẫn còn phổ biến trong xã hội.
  • Nhiều cá nhân, tổ chức và cơ quan thường đưa ra nhiều hướng tiếp cận và biện pháp khác nhau để đạt thành tích mà không tìm hiểu kỹ tình hình cơ bản.
  • Kết quả là gây ra nhiều sai phạm và tác động tiêu cực đến sự phát triển của xã hội.

Câu 6: Bằng trải nghiệm của bản thân, em hãy nêu một số ý nói về tác hại của “bệnh sĩ” trong cuộc sống.

Gợi ý:

  • "Bệnh sĩ" là một hiện tượng phổ biến và đáng lo ngại trong xã hội hiện nay.
  • Nó xuất hiện ở nhiều hình thức khác nhau nhưng chung điểm là gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của xã hội.
  • "Bệnh sĩ" thúc đẩy cuộc đua về thành tích và sự nổi bật, thường dùng sự dối trá, vi phạm đạo đức và luộm thuộm để tỏ ra xuất sắc hơn người khác.
  • Ví dụ như một số người sẵn sàng tạo nên cuộc sống ảo trên mạng để khoe khoang, thậm chí mắc nợ và rơi vào khủng hoảng tài chính để duy trì hình ảnh này.
  • Hậu quả của hiện tượng này có thể là việc phạm tội, tăng cường xã hội không ổn định, và thậm chí tự tử, gây mất trật tự xã hội.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Đổi tên cho xã" (Ngữ văn 8 - SGK Cánh diều) - mẫu 6

I. Tác giả văn bản Đổi tên cho xã

- Lưu Quang Vũ (1948 – 1988), ông sinh ra ở Phú Thọ, là con trai của nhà viết kịch Lưu Quang Thuận.

- Năm 1954, gia đình ông chuyển về sống tại Hà Nội.

- Năm 1965 đến 1970, ông nhập ngũ và gia nhập Quân chủng phòng không – không quân.

- Năm 1970 – 1978, ông xuất ngũ là làm nhiều nghề để kiếm sống: làm ở Xưởng Cao su Đường sắt do Tạ Đình Đề làm Giám đốc, làm hợp đồng cho nhà xuất bản Giải phóng, chấm công trong một đội cầu đường, vẽ pa-nô, áp phích,...

- Năm 1978 – 1988, ông làm biên tập viên “Tạp chí sân khấu”.

- Giữa lúc tài năng đang vào độ chín, Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương, cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ.

- Ông để lại di sản văn học đồ sộ gồm kịch, thơ và tiểu luận, với các tác phẩm như Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Hương cây, Tôi và chúng ta, Sống mãi tuổi 17, Nàng Xita, Ngọc Hân công chúa,...

- Lưu Quang Vũ là hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX, và cũng là nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.

- Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật sân khấu năm 2000.


II. Tìm hiểu tác phẩm Đổi tên cho xã

Thể loại:

- Văn bản thuộc thể loại: hài kịch.

Xuất xứ và hoàn cảnh:

- Văn bản trích từ vở kịch Bệnh sĩ, trong Tuyển tập kịch, NXB Sân khấu Hà Nội, 1994.

Phương thức biểu đạt:

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

Bố cục văn bản Đổi tên cho xã

- Phần 1 (Từ đầu đến…tiếng trống ngừng): Bối cảnh diễn ra cuộc họp.

- Phần 2 (tiếp theo đến…anh Văn Sửu và Ông Thìn): tuyên bố, phong các chức danh mới cho từng người trong xã.

- Phần 3 (phần còn lại): Tiếng cười của truyện.

Giá trị nội dung

- Văn bản đã nêu lên và phê phán một hiện tượng nhức nhối trong xã hội Việt Nam, đó là thích sĩ diện. Qua đó, phản ảnh thực trạng xảy ra ở nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức,…

Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng từ ngữ giản đơn, gần gũi với người đọc, người xem giúp thể hiện yếu tố hài hước và nội dung vở kịch trọn vẹn.


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đổi tên cho xã

Đặc điểm hài kịch trong văn bản

- Nội dung: cuộc họp thông báo những đổi mới của xã Hùng Tâm từ tên xã đến chức vụ của một số người.

- Trong văn bản hài kịch:

+ Lời đối thoại giữa các nhân vật với nhau, đan xen vào đó là một số câu văn miêu tả hành động của các nhân vật.

+ Ngôn ngữ: hài hước, gây cười.

- Đặc điểm hài kịch thể hiện trong văn bản:

+ Trong đoạn trích có sự mâu thuẫn giữa cái xấu và cái tốt (Ông Nha vẽ ra một viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển, giàu mạnh nhưng thực tế thì những gì ông làm đều chỉ đẩy người dân vào cái nghèo đói) à sự tương phản giữa áo tưởng và thực tế.

+ Nhân vật có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động khiến việc làm trở nên lố bịch hài hước.


Bối cảnh, sự việc trong vở kịch

- Địa điểm: trụ sở Ủy ban xã.

- Thành phần tham gia:

+ Ông Nha – chủ tịch xã.

+ Văn Sửu – thư kí của ông Nha.

+ Các cán bộ, xã viên và đại diện những người dân của xã: ông Thình, ông bà Độp, anh Tỵ, ông Ruộng, cô Xoan, bà Thù,…

- Mục đích cuộc họp: thông báo việc xã đổi tên thành xã Hùng Tâm, phố Cà, thủ phủ của sẽ thành thị trấn Hùng Tâm.

- Sự việc: đổi tên mới của xã là Hùng Tâm hay hơn và có ý nghĩa hơn cái tên Cà và Cà Hạ, tên cũ không có ý nghĩa gì đặc biệt.

- Ngôn ngữ hài hước:

+ Người hoạn lợn được mở một Trụ sở Hoạn lợn và được lấy với cái tên bớt thô là Trung tâm Triệt sản gia súc Hùng Tâm.

+ Ngôn ngữ của ông Nha: “ta bung ra, ta bung ra pháo” à ông muốn phát triển kinh tế nhưng những công việc vốn là lợi thế ở xã lại triệt để vứt bỏ, chuyển sang sản xuất pháo, thứ mà chính những người nhận nhiệm vụ quản lí cũng không hiểu rõ à lộ ra nhiều sự thiếu hiểu biết của mình.


Các nhân vật trong vở hài kịch

Nhân vật ông chủ tịch xã

- Nhân vật tiêu biểu cho kiểu người thích sống giả dối trong xã hội.

- Ông Nha là một người sống giả dối và tham vọng một cách mù quáng.

- Ông mong ước xây dựng và phát triển một xã khoa học để ông vẻ vang với các xã khác và với cấp trên.

- Ông tìm hiểu những nơi khác nhưng chỉ tìm hiểu một cách hời hợt, chưa có sự phân tích tình hình thực tế của xã mình đã vội vàng đổi mới.

- Ông muốn phát triển kinh tế nhưng lại vứt bỏ những thứ vốn là cần câu cơm của người dân nơi đây.

- Ông nói những từ ngữ khoa chương, lố bịch như “Bây giờ làm ăn mới rồi, quy mô khoa học....Đâu muốn hoạn phải mang lợn đến tận trụ sở”

- Lời ông nói sáo rỗng, phong chức một cách tràn lan nhưng thực tế thì chẳng ra đâu vào đâu, chính những người giữ chức đó còn chẳng hiểu mình sẽ làm gì.

à Mắc bệnh sĩ, gắn mác oai, sang trọng nhưng thực chất lại không có gì.

Các nhân vật còn lại

- Những người thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm à dễ dàng nghe, làm theo, không hiểu cụ thể tình hình.

=> Làm nổi bật lên sự hoang đường của chủ tịch xã, vừa thể hiện bản chất và hiện thực không giống nhau.


Phân tích đoạn trích Đổi tên cho xã (trích Bệnh sĩ) :

Trong đoạn trích "Đổi tên cho xã" của tác giả Lưu Quang Vũ, chúng ta được làm quen với xã Hùng Tâm, nơi diễn ra một cuộc họp quan trọng để thông báo về những thay đổi của xã. Điều này giúp ta hiểu rõ tình huống của đoạn trích. Đoạn trích này cũng giới thiệu một số nhân vật quan trọng, trong đó ông Chủ tịch xã Toàn Nha nổi bật như một biểu tượng cho kiểu người thích sống giả dối trong xã hội.


Ông Toàn Nha là một người sống giả dối và tham vọng mù quáng. Ông ta có khao khát xây dựng và phát triển một xã khoa học để tỏ vẻ vang vọng và thể hiện vị trí của mình. Tuy nhiên, ông ta lại chỉ tìm hiểu một cách hời hợt, chưa có sự phân tích tình hình thực tế của xã mình. Ông Toàn Nha muốn phát triển kinh tế nhưng lại vứt bỏ những thứ vốn là cần thiết cho cuộc sống của người dân nơi đây. Ông nói những từ ngữ khoa học, lố bịch như "Bây giờ làm ăn mới rồi, quy mô khoa học... Đâu muốn hoạn phải mang lợn đến tận trụ sở." Tuy nhiên, những lời ông nói chỉ là sáo rỗng và không có giá trị thực tế. Ông thường phong chức một cách tràn lan, nhưng thực tế thì ông không có khả năng thực hiện những gì ông nói.


Trong đoạn trích này, ta thấy sự không tương xứng giữa bề ngoài và bản chất của nhân vật ông Toàn Nha. Ông ta được phong làm Chủ tịch xã và có chức vụ quan trọng nhưng lại không hiểu rõ nhiệm vụ của mình. Có những nhân vật khác cũng có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, như ông Đốp và ông Thình. Điều này khiến cho việc làm của họ trở nên lố bịch và hài hước.


Ngoài ra, ngôn ngữ của ông Toàn Nha không phù hợp với cuộc họp mang tính chất trang nghiêm. Ông ta sử dụng nhiều từ ngữ không rõ nghĩa và cách ông nói không chỉ làm cho người khác không hiểu ý của ông mà còn tạo nên tình huống hài hước.


Tuy nhiên, đoạn trích cũng thể hiện sự mâu thuẫn trong xã hội, sự tương phản giữa cái xấu và cái tốt. Ông Toàn Nha vẽ ra một tương lai đẹp cho xã nhưng thực tế lại làm cho người dân gặp nhiều khó khăn. Điều này thể hiện một hiện tượng nhức nhối trong xã hội Việt Nam, đó là thích sĩ diện và sự không tương xứng giữa hình thức và bản chất.


Tóm lại, đoạn trích "Đổi tên cho xã" của tác giả Lưu Quang Vũ đã thành công trong việc phê phán tình huống thích sĩ diện và tạo ra những tình huống hài hước để làm nhấn mạnh sự mâu thuẫn và tương phản trong xã hội.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .